Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

TÍNH TỪ TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM CỦA TÔ HOÀI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.45 KB, 6 trang )

Mở đầu
1. Lí do chọn đề tài
Tô Hoài được xem là một trong những cây bút văn xuôi tiêu biểu của văn học Việt
Nam hiện đại. Là một nhà văn sớm bước vào đời, vào nghề văn, ông là nhà văn có bút
lực dồi dào, ông viết đều viết khỏe và xông xáo vào nhiều thể loại: Truyện ngắn, truyện
dài, ký, tiểu thuyết, truyện thiếu nhi, kịch bản phim và thể loại nào ông cũng đạt được
những thành công nhất định. Tô Hoài luôn có những cố gắng tìm tòi, khám phá và sáng
tạo nghệ thuật, đó là những yếu tố góp phần làm nên sức hấp dẫn, sức sống và ý nghĩa
lâu bền ở tác phẩm của ông đối với đời sống tinh thần của người đọc nhiều thế hệ.
Và sau hơn sáu mươi năm cầm bút ông đã có hàng trăm cuốn sách thuộc nhiều thể
loại. Đặc biệt là ở những tác phẩm viết về loài vật và cuộc sống con người ở miền núi
Tây Bắc tiêu biểu như truyện Dế mèn phiêu lưu kí và Vợ chồng A Phủ. Bằng sự quan
sát, cái nhìn tinh tế kết hợp với việc miêu tả sinh động, mộc mạc và gần gũi ông đã
đem đến cho người đọc những trang viết hiện thực đến tận cốt lõi của đời sống.
Trong những tác phẩm của Tô Hoài xuất hiện nhiều tính từ làm cho câu văn thêm
sinh động hấp dẫn, có thể nói tính từ có một vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống
từ loại tiếng Việt. Tô Hoài đã nhận thây được vai trò ấy và vận dụng một cách tài tình,
độc đáo trong tác phẩm của mình. Qua cách vận dụng độc đáo tính từ của Tô Hoài vào
tác phẩm của ông đã thôi thúc tôi chọn đề tài “ Tính từ trong một số tác phẩm của Tô
Hoài” để nghiên cứu sự độc đáo trong cách vận dụng và hiểu nhiều hơn tầm quan
trọng của tính từ trong đời sống văn học.
2. Lịch sử vấn đề
Tính từ có một vị trí hết sức quan trọng trong hệ thống từ loại và chiếm số lượng
khá lớn chính vì điểm này mà từ trước đến nay có rất nhiều công trình nghiên cứu ngữ
pháp có đề cập đến tính từ như:
Theo Nguyễn Chí Hòa trong Ngữ pháp tiếng Việt thực hành có cách nhận định như
sau: “ Tính từ là những từ chỉ tính chất của sự vật, nói đến tính chất của sự vật là nói
đến đặc trưng, hình khối (méo mó), màu sắc (đỏ, đen), dung lượng (ít, nhiều). Như vậy


về phương diện ý nghĩa thì tính từ thường biểu thị tính chất, trạng thái, thuộc tính” [1;


tr. 80]
Lê Biên trong Từ loại tiếng Việt hiện đại ông đã trình bày một cách chi tiết về đặc
trưng của tính từ “Tính từ là những từ chỉ tính chất, đặc trưng của sự vật, thực thể
hoặc của vận động, quá trình hoạt động” về ngữ pháp ông cho rằng “ Tính từ có thể
làm trung tâm cho một ngữ tính từ. Nó có khả năng kết hợp với những phụ từ tình thái
trước nó” [4; tr. 103]. “ Còn về chức vụ cú pháp, ở tiếng Việt, chức năng phổ biến,
thường trực của tính từ là làm định ngữ” [2; tr. 104].
Nguyễn Hữu Quỳnh trong Ngữ pháp tiếng Việt cho rằng “tính từ là những từ chỉ
tính chất, chỉ đặc trưng của sự vật như hình thể, màu sắc, dung lượng, kích thước, đặc
trưng” [3; tr. 145]. Ông cũng đưa ra cách phân loại tính từ dựa vào khả năng kết hợp
và ý nghĩa khái quát của chúng.
Các tác giả Hữu Đạt, Trần Chí Dõi, Đào Thanh Lan trong “Cơ sở tiếng Việt” cho
rằng: “Tính từ là từ loại chỉ tính chất đặc trưng”. “Tính từ có khả năng làm trung tâm
của đoản ngữ tính từ (tính ngữ) với các thành tố phụ phía trước giống như động từ”
[4; tr. 114]. Bên cạnh đó “ Tính từ có một đặc điểm nổi bậc trong chức vụ cú pháp làm
thành tố phụ hạn định cho cả danh từ ( gọi là định tố) và cho cả trạng ngữ (gọi là
trạng tố)” [4; tr. 115].
Các tác giả Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến trong Cơ sở ngôn
ngữ học và tiếng Việt quan niệm “Tính từ có ý nghĩa khái quát chỉ tính chất, có thể
đứng sau từ rất và thường làm vị ngữ hay định ngữ trong câu” [5; tr. 272]. Những đặc
điểm của tính từ, khả năng kết hợp và việc phân chia các lớp tính từ còn được các tác
giả trình bày một cách chi tiết và cụ thể.
Tác giả Đỗ Thị Kim Liên trong Ngữ pháp tiếng Việt có nhận định khá đơn giản về
tính từ : “Tính từ là những từ chỉ tính chất, màu sắc”. “Tính từ có khả năng kết hợp
với phó từ chỉ mức độ”, “có khả năng làm vị ngữ”. Tác giả còn nói thêm “Tính từ
thường làm định ngữ cho danh từ” [6; tr. 55].
Đinh Văn Đức trong quyển Ngữ pháp tiếng Việt- từ loại đã định nghĩa: “Tính từ là
từ loại quan trọng trong thực từ tiếng Việt, đứng sau danh từ và động từ” [7; tr. 157].



Ông đã trình bày một cách cụ thể vị trí và khả năng kết hợp của từ loại tính từ, bên
cạnh đó ông cũng chỉ ra sự khác biệt giữa tính từ và động từ, nêu lên được đặc trưng
nổi bật của tính từ.
Tác giả Diệp Quang Ban và Hoàng Văn Thung trong Ngữ pháp tiếng Việt (tập một)
các tác giả cũng trình bày khái quát chung về từ loại tính từ và cho rằng: “Lớp từ chỉ ý
nghĩa đặc trưng được biểu hiện trong tính từ thường có tính chất đối lập phân cực
(thành cặp trái nghĩa) hoặc có tính chất mức độ (so sánh và miêu tả theo thang độ) [8;
tr.101]
Theo Bùi Đức Tịnh trong Văn phạm Việt Nam nói về vị trí của tính từ ông viết “Vị
trí của tính từ Việt Nam là đứng đằng sau danh từ” [9; tr. 251]. Đó là “vị trí tự nhiên,
còn trường hợp nghịch đảo để nhấn mạnh ý nghĩa của tính từ” [9; tr. 253]. Ông cũng
đưa ra nhận định, tính từ có thể có bổ túc ngữ và dùng theo các thời hiện tại, quá khứ,
vị lai.
Qua các công trình nghiên cứu trên một phần nào cho chúng ta hình thành nên một
cái nhìn tổng quát về từ loại tính từ và còn thấy được tầm quan trọng của nó trong hệ
thống từ loại tiếng Việt.
Về tác giả Tô Hoài ông là một người bước vào đường văn học khá sớm, cầm bút và
nổi danh từ trước năm 1945. Tô Hoài là nhà văn có bút lực dồi dào, ông viết đều viết
khỏe và xông xáo trong mọi thể loại. Ông được giới phê bình văn học chú ý ngay từ
những buổi đầu cầm bút và đến nay đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về cuộc đời
cũng như sự nghiệp của ông.
Trong quyển Tô Hoài về tác gia và tác phẩm của Phong Lê (giới thiệu) Vân Thanh
(tuyển chon) Phong Lê cho rằng: “Đặc sắc của Tô Hoài trước năm 1945là truyện
ngắn gồm truyện ngắn về loài vật, truyện ngắn về cảnh và người ở một vùng quê ven
đô – quê ngoại và cũng là quê sinh – nơi tác giả đã sinh sống suốt cuộc đời cho đến
hôm nay.” [10; tr. 30]. Phong Lê đã đi vào khái quát những tác phẩm tiêu biểu của Tô
Hoài ở mỗi chặng đường để cho người đọc thấy được những đặc sắc riêng trong từng
chặng đường của Tô Hoài.



Truyện ngắn Việt Nam lịch sử- thi pháp-chân dung do Phan Cự Đệ làm chủ biên
người viết đã nhấn mạnh một số đặc trưng nghệ thuật trong truyện ngắn của Tô Hoài
như “Lối viết thông minh, hóm hỉnh, thậm chí tinh quái, một đôi nét tâm lý và triết lý
đượm sắc thái buồn và pha chút mùi chua chát kiểu Nam Cao” [11; tr. 309].
Phan Cự Đệ còn nói thêm trong quyển Tô Hoài - nhà văn Việt Nam hiện đại rằng:
“Tô Hoài có một lối viết rất gần gũi với truyền thống, một phong cách kể chuyện đậm
đà màu sắc dân tộc” [12; tr. 98]. Khi nghiên cứu về Tô Hoài, Phan Cự Đệ có nhận xét:
“Tô Hoài có một khả năng quan sát đặc biệt, rất thông minh, hóm hỉnh và tinh tế. khả
năng này giúp anh thành công khi miêu tả những hiện tượng bên ngoài, eec trực tiếp
quan sát và cảm thụ; cảnh vật thiên nhiên, sinh hoạt hằng ngày, phong tục lễ nghi, thế
giới loài vật…Nhưng khả năng này không đủ khi nói về đời sống tâm lý bên trong, biện
chứng tâm hồn, những quy luật bản chất xã hội. Mặt khác giống như một số nhà văn
hiện thực phê phán chuyển mình sang phương pháp hiện thực chủ nghĩa. Tô Hoài miêu
tả khá thành công các quan hệ gia đình, láng xóm, bạn bè, trai gái…”.
Trong bài viết Quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn Tô Hoài về
miền núi tác giả Nguyễn Long đã đưa ra những dẫn chứng để chứng minh sự thay đổi
quan niệm về con người trong tác phẩm của Tô Hoài trước và sau năm 1945 “Quan
niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn của Tô Hoài về đề tài miền núi có một
chất lượng mới so với quan niệm nghệ thuật về con người ở giai đoạn trước” [13; tr.
415].
Hay trong quyển Tô Hoài muôn mặt nghề văn Vương Trí Nhàn co viết: “Tô Hoài
có lẽ là một trong số ít ỏi các cây bút đã sống với nghề với tất cả sự chăm chú, sự tận
tụy của một người làm nghề chuyên nghiệp” [14; tr. 553].
Như vậy những bài viết nghiên cứu trên chủ yếu viết về cuộc đời, tác phẩm của nhà
văn Tô Hoài và những giá trị mà Tô Hoài đã đem lại cho sự phát triển nền văn học Việt
Nam chưa có công trình nghiên cứu nào đi sâu vào việc tìm hiểu tính từ trong tác phẩm
của Tô Hoài. Chính vì thế tôi quyết định chon đề tài “Tính từ trong một số tác phẩm
của Tô Hoài”.



3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài “Tính từ trong một số tác phẩm của Tô Hoài” nhằm phân tích
làm nổi bật vai trò của tính từ trong một số tác phẩm của Tô Hoài. Qua việc tìm hiểu và
phân tích có thể giúp tôi hiểu rõ hơn về ý nghĩa giá trị của từ loại này và từ đó có thể
khai thác hiệu quả nghệ thuật cũng như giá trị thẩm mĩ của lớp từ này trong đời sống
văn học.
Tô Hoài là một nhà văn có vốn sống phong phú, có khả năng quan sát, năng lực
nắm bắt nhạy bén và diễn tả chính xác những đặc điểm chân dung các nhân vật, phong
cảnh thiên nhiên và những phong tục tập quán của những vùng cư dân khác nhau. Vì
vậy khi đi sâu vào khảo sát những tác phẩm của ông có thể giúp tôi thu thập được
nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý báu để sử dụng sau này.
4. Phạm vi nghiên cứu
Thực hiện đề tài Tính từ trong một số tác phẩm của Tô Hoài chủ yếu đi vào khai
thác đặc trưng, vai trò của tính từ và nghệ thuật sử dụng tính từ của Tô Hoài trong các
tác phẩm.
Tô Hoài là một cây bút tài hoa với số lượng tác phẩm dồi dào nhưng do hạn định về
thời gian nghiên cứu cũng như khó khăn trong việc tim kiếm thu thập tài liệu chúng tôi
chỉ khảo sát 8 tác phẩm: Vợ chồng A Phủ (in trong Tập truyện Tây bắc), O chuột, Quê
người, Dế mèn phiêu lưu kí, Một cuộc bể dâu, Mụ Ngan, Cu Lặc (in trong tập O
chuột), Truyện gã Chuột Bạch.
Ngoài ra để thực hiện đề tài này tôi đã tham khảo thêm những công trình nghiên
cứu về ngữ pháp có liên quan đến tính từ và những bài viết, bài báo phê bình văn học
về tác phẩm của Tô Hoài.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp tổng hợp: phương pháp này chúng tôi có thể khái quát một số vấn đề
chung về lý thuyết tính từ và những vấn đề liên quan đến tác giả Tô Hoài.


Phương pháp thống kê: phương pháp này tôi tiến hành khảo sát từ loại tính từ, sau

đó thống kê và phân loại lớp tính từ sử dụng trong tác phẩm để đưa ra những nhận
định, đánh giá khái quát về cách sử dụng tính từ trong tác phẩm của Tô Hoài.
Phương pháp phân tích: để làm sáng tỏ vai trò của tính từ trong các trang viết của
Tô Hoài, cũng như nghệ thuật sử dụng tính từ của ông.



×