Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

quê hương và con người tây bắc trong một số tác phẩm của tô hoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (824.56 KB, 67 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
BỘ MÔN NGỮ VĂN


TRẦN HOÀNG NHIỆM
MSSV: 6116140

QUÊ HƯƠNG VÀ CON NGƯỜI TÂY BẮC
TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM CỦA TÔ HOÀI

Luận văn tốt nghiệp đại học
Ngành Ngữ văn

Cán bộ hướng dẫn: LÊ THỊ NHIÊN

Cần Thơ, năm 2014

1


ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề
3. Mục đích nghiên cứu
4. Phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
Chương 1: Tác giả và tác phẩm
1.1 Nhà văn Tô Hoài
1.1.1 Cuộc đời


1.1.2 Sự nghiệp sáng tác
1.1.3 Phong cách nghệ thuật
1.2 Giới thiệu một số tác phẩm viết về Tây Bắc của Tô Hoài
Chương 2: Quê hương Tây Bắc trong một số tác phẩm của Tô Hoài
2.1 Bức tranh thiên nhiên Tây Bắc trong một số tác phẩm của Tô Hoài
2.1.1 Vẻ đẹp lãng mạn trữ tình của thiên nhiên Tây Bắc
2.1.2 Vẻ đẹp dữ dội của thiên nhiên Tây Bắc
2.2 Phong tục tập quán của vùng Tây Bắc trong một số tác phẩm của Tô Hoài
2.2.1 Những lễ hội đặc trưng
2.2.2 Những phong tục tập quán tích cực trong sinh hoạt, lao động
2.2.3 Những phong tục tập quán cổ hủ, lạc hậu
Chương 3: Con người Tây Bắc trong một số tác phẩm của Tô Hoài
3.1 Vẻ đẹp của con người Tây Bắc
3.1.1 Con người Tây Bắc cần cù, giỏi giang, chăm chỉ
3.1.2 Con người Tây Bắc với niềm tin và khát vọng hạnh phúc
3.1.3 Con người Tây Bắc giàu lòng yêu nước
3.2 Thân phận của con người Tây Bắc dưới sự thống trị của cường quyền và thần quyền
3.2.1 Bị tước đoạt tự do, tình yêu và hạnh phúc
3.2.2 Bị tha hoá, biến chất
2


PHẦN KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỤC LỤC

3


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Tô hoài là một cây bút văn xuôi xuất sắc, nhà văn có vị trí vô cùng đặc biệt, được ví
như một cây đại thụ trong rừng văn chương Việt Nam hiện đại. Ông được biết đến như
một tấm gương cần mẫn và miệt mài trong lao động nghệ thuật, cả một cuộc đời gắn liền
với cây bút để tạo nên những trang văn hay, đem đến cho đời những tác phẩm có giá trị
sâu sắc. Mỗi một nhà văn đều tạo cho mình một dấu ấn và phong cách riêng trong nền
văn học Việt Nam. Đối với Tô Hoài, chúng ta có thể nhận ra được tài năng quan sát, nhất
là quan sát về đời sống xã hội, phong tục tập quán và đời sống tâm lý con người. Dường
như ở mỗi đề tài, Tô hoài đều đặt hết tâm huyết của mình vào đó, lấy những cái mà ông
nhìn thấy, chứng kiến và cảm nhận được đem vào trong tác phẩm, thông qua cái nhìn
nghệ thuật của mình. Điều đó được thể hiện qua các sáng tác giai đoạn trước và sau Cách
mạng tháng Tám, tạo cho người đọc một cái nhìn đầy thú vị và ấn tượng sâu sắc khó
quên.
Có thể nói hơn 60 năm sáng tác và cầm bút. Đi bền bỉ, xuyên suốt khắp các vùng miền
của Tổ quốc, Tô Hoài đã có được một vốn sống hết sức phong phú, tích luỹ được kinh
nghiệm và nhiều bài học quý báu.
Tô Hoài có một khoảng thời gian dài viết về đề tài miền núi Tây Bắc, đây là một trong
những để tài gây ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp sáng tác của ông. Với phong cách sáng tác
độc đáo, sự am hiểu sâu rộng về đời sống của người dân đồng bào dân tộc cùng với cái
nhìn, mắt quan sát tinh tế, ông đã tái hiện một cách rõ nét, chân thực về thiên nhiên và
con người Tây Bắc qua tác phẩm.
Bằng tài năng sáng tác của mình cùng với vị trí đặc biệt trong nền văn học Việt Nam,
Tô Hoài đã có những đóng góp quan trọng trong việc thu hút sự quan tâm, chú ý của
đông đảo bạn đọc và giới phê bình văn học khi mang đến một diện mạo mới trong phong
cách sáng tác của mình. Tô Hoài tỏ ra thành công từ nghệ thuật miêu tả thiên nhiên,
phong tục tập quán về đời sống con người, đến nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật. Vì
những lẽ trên chúng tôi chọn qua đề tài nghiên cứu Quê hương và con người Tây Bắc
4



trong các tác phẩm của Tô Hoài để nghiên cứu. Chúng tôi sẽ tìm hiểu một cách cặn kẽ,
cụ thể khi đi sâu vào khai thác và nghiên cứu về đề tài này.
2. Lịch sử vấn đề
Tô Hoài là một trong những nhà văn có vai trò hết sức quan trọng cho nền văn xuôi Việt
Nam hiện đại. Ông đã cống hiến cả cuộc đời mình với tinh thần hăng say lao động không
mệt mỏi, đóng góp vào sự phát triển cho nền văn học nước nhà. Với sự bền bỉ, sáng tạo
liên tục, không ngừng trên nhiều đề tài khác nhau, Tô Hoài đã cho ra đời một khối lượng
tác phẩm đồ sộ, có quy mô, chất lượng cao, để lại những tác phẩm có giá trị sâu sắc. Các
sáng tác của ông được rất nhiều nhà nghiên cứu, phê bình văn học quan tâm, nghiên cứu.
Từ nhiều góc nhìn, từ mọi khía cạnh,. Trong đó có những công trình nghiên cứu, những
bài viết, những nhận định, đánh giá, nhận xét về đề tài mà chúng tôi đang nghiên cứu.
Đây là nguồn tài liệu cần thiết để chúng tôi phát triển và khai thác các vấn đề liên quan
đến đề tài.
Trước hết, tập truyện ngắn Núi cứu quốc ra đời năm 1948, nhận được một số nhận xét:
“Núi cứu quốc là kết quả một cuộc chuyển biến chưa xong. Tập truyện chưa dứt khoát
trong tư tưởng và tình cảm của tác giả. Tô Hoài ghi vội, chưa kịp hoà tư tưởng và tâm
hồn theo đề tài”(Tr.221-Tô Hoài về tác gia tác phẩm). Quả thật, một số tác phẩm trong
Núi cứu quốc nói về cuộc đời hay tính cách của các nhân vật chưa được Tô Hoài xây
dựng và khai thác rõ. Những vấn đề về cuộc sống của đồng bào dân tộc miền núi chưa
được tác giả suy nghĩ và lí giải một cách thấu đáo, tất cả còn rất sơ sài, đơn giản.
Mùa thu năm 1952 Tô Hoài đi với bộ đội vào giải phóng Tây Bắc, đến năm 1953 anh
đã viết xong tập truyện Tây Bắc, tác phẩm ra đời được giới phê bình đánh giá rất cao.
Trong bài viết Tô Hoài và Truyện Tây Bắc, Hoàng Trung Thông đánh giá: “Tô Hoài viết
Mường Giơn với con mắt của một nhà thơ”(Tr.228). Tuy nhiên: “tuy vậy lối văn nhẹ
nhàng kín đáo của Tô Hoài vẫn còn hạn chế anh nhiều trong khi cần dựng lên những
cảnh những việc mạnh mẽ, dào dạt sức sống. Những lúc đó ngòi bút nghệ thuật của Tô
Hoài không theo kịp nội dung thực tế mà anh có. Trong tác phẩm có lúc tối tăm (như vài
đoạn tả về làng tập trung) hoặc còn nhạt (như những đoạn ở chương cuối cùng của tác
phẩm)”(Tr.228-Tô Hoài về tác gia và tác phẩm). Xét về phương diện nghệ thuật, chúng
5



ta nhận thấy cốt truyện diễn ra không được mạch lạc những cảnh, những người trong tác
phẩm phần nhiều bị đặt trong mối quan hệ rời rạc, tâm lý nhân vật không được phát triển
và đẩy lên cao trào. Thế nên, người đọc phải tinh ý mới có thể nhận thấy được điều đó.
Chính vì vậy tác phẩm trở nên kém sinh động và hấp dẫn.
Trong Truyện Tây Bắc của Tô Hoài tác giả Huỳnh Lý không chỉ có cái nhìn toàn diện
về tác phẩm mà còn đưa ra những nhận xét về bút pháp: “Tô Hoài rất chủ động với ngòi
bút của mình, sử dụng nó một cách thành thạo. Do đó bút pháp của ông linh hoạt, thích
nghi với từng hoàn cảnh, từng trường hợp. Khi miêu tả một cảnh đẹp, một cuộc vui, một
không khí gia đình đầm ấm, ông không ngại nói nhiều, ông đưa rất đúng lúc màu sắc,
hình ảnh và nhạc điệu vào khiến cho đoạn văn vừa như một khúc nhạc, một bức tranh,
một bài thơ”(Tr.241-Tô Hoài về tác gia và tác phẩm). Bản thân Tô Hoài khi miêu tả về
người hay về cảnh sắc thiên nhiên đều không quá cầu kỳ, dài dòng, phức tạp mà hết sức
ngắn gọn. Mặc dù vậy ông vẫn đảm bảo nội dung được đề cập cũng như chất lượng vẫn
được đánh giá cao. Điều đó làm cho câu văn của ông trở nên mượt mà, dễ hiểu và dễ cảm
nhận, thể hiện cái tài trong việc miêu tả của Tô Hoài
Đọc Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài tác giả Nguyễn Văn Long cũng đưa ra một vài nhận
xét: “thành công của truyện trước hết là ở nghệ thuật xây dựng nhân vật” bên cạnh đó
“nghệ thuật truyện của Tô Hoài còn thành công ở chỗ tác giả đã nắm bắt, lựa chọn được
nhiều chi tiết chân thực, sinh động mà còn có sức khái quát cao” (Tr.256-Tô Hoài về tác
gia và tác phẩm). sở dĩ tác giả có được những thành công trong tác phẩm này đó là nhờ
vào việc khắc hoạ, miêu tả tâm lý nhân vật. Những diễn biến, tình cảm bên trong tâm hồn
nhân vật được Tô Hoài diễn tả một cách tinh tế, bên cạnh đó tác giả phác hoạ một cách
chân thực về đời sống cũng như tính cách của con người miền núi trong các nhân vật của
mình. Chính vì điều này làm cho tác phẩm Vợ chồng A Phủ trở nên chân thực và sinh
động hơn.
Tác giả Đỗ Kim Hồi cũng dành tặng những lời khen về tác giả của Truyện Tây Bắc:
“Truyện Tây Bắc là thành quả đẹp trong mùa thu hoạch đầu tiên của Tô Hoài trên quê
hương văn học mới của ông”(Tr.258). Truyện Tây Bắc tạo nên sự chuyển biến đáng kể

trong sự nghiệp sáng tác của Tô Hoài. Những tác phẩm trong Truyện Tây Bắc đã trở nên
6


có sức hút cao đối với người đọc, tác giả đã dần dần khắc phục được những mặt hạn chế
của mình trong vấn đề tư tưởng cũng như tình cảm của mình đối với nhân vật, chính
những sự thay đổi đó, tác phẩm đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong quá trình nhận
thức đúng đắn của Tô Hoài về mối quan hệ giữa nghệ thuật với cách mạng.
Về tiểu thuyết Miền Tây xuất bản năm 1967, tác phẩm vừa ra đời đã thu hút nhiều sự chú
ý, đánh giá của các nhà phê bình văn học. Trong đó tác giả Phan Cư Đệ có nhận xét:
“Tiểu thuyết Miền Tây là một bản trường ca hát lên niềm vui và lòng tự hào của nhân
dân Tây Bắc trong những năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội”(Tr.338-Tô Hoài về tác
gia và tác phẩm). Thêm vào đó ông nói: “đặc điểm của phong cách Tô Hoài là bao giờ
cũng cố gắng gắn liền chất hiện thực với màu sắc lãng mạn, trữ tình thơ mộng trong các
tác phẩm của mình”(Tr.341). Tô Hoài với sự am hiểu về miền núi, viết nhiều về miền núi
đã viết nên cuốn tiểu thuyết Miền Tây phản ánh một cách chân thực về cuộc sống của
những con người miền núi với những cảnh đời trước và sau cách mạng. Tác giả đặt ra
những vấn đề của vùng cao trong những năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội, dành những
trang viết thật đẹp để ca ngợi những con người vươn lên từ cuộc sống, hết lòng phục vụ
cho cách mạng. Dù là trong đấu tranh hay trong xây dựng, khó khăn hay vất vả thì những
con người miền núi bao giờ cũng hát lên một khúc hát tin yêu với niềm vui lạc quan và
yêu đời.
Hà Minh Đức trong bài viết Tiểu Thuyết Miền Tây của Tô Hoài có chỉ ra ưu điểm của
tác phẩm: “Tiểu thuyết Miền Tây của Tô Hoài có một ưu điểm lớn về phần miêu tả thiên
nhiên” và “vẻ đẹp của thiên nhiên và con người trong Miền Tây đã làm cho cuốn sách có
nhiều chất thơ bay bổng. Ngay trong lao động vất vả nhọc nhằn vẫn có một cái gì thật
vui tươi, đầy màu sắc và ngọt ngào phong vị riêng của dân tộc”(Tr.354- Tô Hoài về tác
gia và tác phẩm) Bên cạnh đó Hà Minh Đức cũng đưa ra những nhược điểm: “Trong khi
xây dựng các nhân vật, Tô Hoài chưa kết hợp được chặt chẽ giữa các tuyến sự kiện và
tuyến nhân vật, giữa sự miêu tả những đổi thay bên ngoài của đời sống và sự đổi thay tự

bên trong của tư tưởng, tình cảm của nhân vật”(Tr.350-Tô Hoài về tác gia và tác phẩm).
Trải dài cuốn tiểu thuyết Miền Tây là vô số những cảnh đẹp của thiên nhiên núi rừng Tây
Bắc mà chúng ta bắt gặp được trong tác phẩm. Người đọc bị hấp dẫn bởi những vẻ đẹp
7


của sự hùng vĩ, những vẻ đẹp của sự thơ mộng, trữ tình với những hình ảnh lạ mắt, độc
đáo pha lẫn màu sắc riêng biệt của núi rừng Tây Bắc. Tất cả diễn ra thật sống động và lôi
cuốn. Bên cạnh đó, vẻ đẹp của con người miền núi trong đấu tranh hay lao động cũng
được tác giả chú ý và khai thác, tuy nhiên các nhân vật không được hoạt động xoay
quanh cốt truyện, những sự kiện gắn với nhân vật chưa có sự kết hợp chặt chẽ. Đọc Miền
Tây khi miêu tả, người đọc có cảm nhận dường như các nhân vật trở nên mờ nhạt hơn
trước thiên nhiên Tây Bắc.
Đọc Miền Tây tác giả Khái Vinh kết luận: “Đọc Miền Tây, dường như người ta bị thiên
nhiên thu hút hơn con người, và khi tiếp xúc với đời sống nhân vật thì những phong tục,
tập quán lại được biểu hiện sinh động hơn là tâm trạng”(Tr.360-Tô Hoài về tác gia và
tác phẩm). Có lẽ sở trường của Tô Hoài thiên về miêu tả thiên nhiên hơn là miêu tả con
người bởi xuyên xuốt trong tác phẩm người đọc chỉ cảm nhận được nhịp sống của thiên
nhiên Tây Bắc với những hình ảnh, khung cảnh tuyệt đẹp. Ngược lại, khi miêu tả con
người tác giả chưa bộc lộ hết được khả năng miêu tả của mình, chưa miêu tả được toàn
diện, sâu sắc về tính cách cũng như nội tâm nhân vật, chưa dứt khoát được vấn đề đấu
tranh giữa cái tốt và cái xấu chính vì điều đó làm cho nhân vật của ông trở nên chung
chung, chưa rõ ràng và dễ quên trong lòng người đọc.
Nhìn một cách tổng quan, các ý kiến đánh giá về những tác phẩm của Tô Hoài viết về
đề tài miền núi, có sự thống nhất về những ưu và nhược điểm trong sáng tác. Đa phần các
bài viết chỉ dừng lại ở việc nhận xét về mặt nội dung còn giá trị nghệ thuật của tác phẩm
chỉ dừng lại ở mức đưa ra kết luận một cách ngắn gọn, chưa có sự khai thác sâu sắc, toàn
diện trong bút pháp. Nét đặc sắc nhất trong sáng tác về đề tài miền núi của Tô Hoài là
nghệ thuật miêu tả thiên nhiên và phong tục, tập quán đồng thời khắc hoạ nên hình ảnh
của những con người miền núi sau cách mạng. Tuy có nhiều nhận xét, phê bình, đánh

nhưng đó cũng chỉ là những nhận xét còn đơn giản, chưa đi sâu vào nghiên cứu, làm sáng
tỏ vấn đề trong tác phẩm. Dù sao các ý kiến đó cũng là những tài liệu thiết thực và bổ ích
trong quá trình tìm hiểu về đề tài Quê hương và con người Tây Bắc trong các tác phẩm
của Tô Hoài để từ đó có một cái nhìn chính xác hơn, sâu sắc hơn về đề tài mà chúng tôi
đang nghiên cứu.
8


3. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở khảo sát lịch sử vấn đề, chúng tôi xác định đối tượng nghiên cứu của đề tài
luận văn này là Quê hương và con người Tây Bắc trong các tác phẩm của Tô Hoài từ đó
khẳng định những nét đặc sắc mới mẻ trong phong cách sáng tác của tác giả và sự đóng
góp tích cực cho nền văn học Việt Nam. Mục đích nghiên cứu cuối cùng của bài nghiên
cứu luận văn này là khai thác toàn diện những giá trị tác phẩm viết về về quê hương và
con người Tây Bắc của nhà văn Tô Hoài.
Có rất nhiều nhà văn Việt Nam viết về đề tài miền núi nhưng không nhiều nhà văn có
thể gắn bó, am hiểu và tường tận rõ về quê hương và con người Tây Bắc như là Tô Hoài,
bởi hình ảnh đó đã ăn sâu vào tâm trí, trở thành nỗi ám ảnh trong suốt cả chặng đường
sáng tác sau này của nhà văn.
Sau khi nghiên cứu về đề tài này chúng ta sẽ có điều kiện nhìn nhận và đánh giá lại
những tác phẩm viết về miền núi Tây Bắc của Tô Hoài để tìm ra những nét độc đáo, thấy
được cái hay, cái mới, tài năng của tác giả trong việc thể hiện cái nhìn sâu sắc về cảnh và
con người miền núi.
4. Phạm vi nghiên cứu
Với đề tài Quê hương và con người Tây Bắc trong các tác phẩm của Tô Hoài thì việc
tổng hợp tác phẩm viết về đề tài miền núi cũng khá dễ dàng, đa phần là các sáng tác
thuộc về giai đoạn sau Cách mạng tháng Tám như tập truyện ngắn Núi Cứu quốc (1948),
tập truyện Tây Bắc (1953), Miền Tây (1967). Nghiên cứu và tìm hiểu các tác phẩm trên
chúng tôi sẽ tìm ra được những nét đặc sắc về cảnh sắc thiên nhiên, nghệ thuật miêu tả
phong tục tập quán và cuộc sống con người nơi núi rừng Tây Bắc.

5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài nghiên cứu, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp tiểu sử: trong quá trình tìm hiểu về đề tài, chúng tôi kết hợp với việc tìm
hiểu hoàn cảnh sống, quan điểm sáng tác của tác giả để góp phần hỗ trợ tích cực trong
việc nhìn nhận vấn đề, thông qua đó thể hiện rõ hơn cái nhìn của tác giả trong các tác
phẩm viết về đề tài miền núi. Chính những điều đó có ảnh hưởng sâu sắc đến chủ đề và là
nguyên nhân trực tiếp tác động vào tác phẩm.
9


Phương pháp thống kê, phân loại : chúng tôi sử dụng phương pháp này nhằm mục đích
tìm ra các đặc điểm đặc sắc về phong cảnh thiên nhiên và những phong tục tập quán của
con người núi rừng Tây Bắc được Tô Hoài miêu tả và thể hiện trong tác phẩm.
Phương pháp so sánh: lấy những tác phẩm viết về đề tài miền núi trong các sáng tác của
Tô Hoài, rồi sau đó đối chiếu so sánh với một số tác giả khác cũng viết về đề tài này đem
lồng ghép vào trong quá trình nghiên cứu để làm nổi bật nét độc đáo trong sáng tác của
Tô Hoài.
Phương pháp phân tích, tổng hợp: tiến hành đi sâu vào phân tích, tìm hiểu về quê
hương và cuộc sống của con người Tây Bắc. Sử dụng cơ sở lí luận cùng với những tư liệu
sẵn có để khai thác những vấn đề trọng tâm nhất, sau đó khái quát lên thành nghệ thuật
miêu tả để thấy được vai trò, ý nghĩa quan trọng của nó trong tác phẩm, làm nổi bật
phong cách sáng tác của Tô Hoài.

10


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 : TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM
1.1 Nhà văn Tô Hoài
1.1.1. Cuộc đời

Tô Hoài tên thật Nguyễn Sen, là một nhà văn Việt Nam nổi tiếng. Sinh 27/09/1920 (
tức 16/08 Canh Thân) tại quê nội huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây trong một gia đình làm
nghề thợ thủ công. Tuy sinh ra ở quê nội nhưng Tô Hoài lớn lên và gắn bó thân thiết ở
quê ngoại là làng Nghĩa Đô, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông. Cái tên Tô Hoài cũng được
gắn liền với hai địa danh sông Tô Lịch và phủ Hoài Đức. Ngoài tên thật khi viết báo, ông
còn dùng một số bút danh khác như : Mắt Biển, Mai Trang, Duy Phương, Hồng Hoa,
Phạm Hoà.
Bước vào thời thanh thiếu niên, Tô hoài đã sớm phải lao động bương chải vất vả, làm
nhiều nghề để kiếm sống. Từ thợ thủ công, dạy trẻ, bán hàng cho đến kế toán hiệu buôn.
Cuộc sống khó khăn khiến cho những nghề ông làm không nghề nào được lâu dài và
nhiều khi ông còn lâm vào tình trạng thất nghiệp.
Ông bắt đầu viết những trang văn đầu tiên trên Hà Nội Tân Văn và Tiểu thuyết Thứ
Bảy vào cuối những năm 30. Trong thời kỳ Mặt trận Dân Chủ năm 1938, Tô Hoài hăng
hái tham gia phong trào ái hữu thợ dệt làm thư ký ban trị sự Hội ái hữu thợ dệt Hà Đông,
rồi tiếp tục tham gia phong trào Thanh niên phản đế. Năm 1943 ông gia nhập hội Văn
hoá Cứu Quốc, chủ nhiệm Cứu quốc Việt Bắc. Trong kháng chiến chống Pháp, ông chủ
yếu hoạt động trong lĩnh vực báo chí, nhưng vẫn có một số thành tựu quan trọng trong
lĩnh vực văn học, đáng kể đến là Truyện Tây Bắc.
Sau Cách mạng tháng Tám ông tham gia phong trào Nam tiến sau đó lên Việt Bắc làm
báo Cứu Quốc, chủ nhiệm Việt Bắc, chủ bút tạp chí Cứu Quốc. Năm 1951 Tô Hoài về
công tác ở hội văn nghệ Việt Nam. Từ năm 1954 trở đi ông có điều kiện tập trung vào
công việc sáng tác. Tính đến nay ông đã có hơn 150 tác phẩm thuộc nhiều thể loại khác
nhau như truyện ngắn, truyện dài kỳ, hồi ký, kịch bản phim, tiểu luận.

11


Sau ngày hoà bình lập lại, trong đại hội Hội nhà văn lần thứ nhất, năm 1957. Tô Hoài
được bầu làm Tổng thư ký của hội và từ 1958 đến 1980 ông tiếp tục tham gia ban chấp
hành, làm Tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam.

Từ năm 1966 đến 1996 ngoài chức vụ Chủ tịch Hội Văn nghệ Hà Nội, Tô Hoài còn
tham gia nhiều hoạt động công tác xã hội khác như: đại biểu quốc hội khoá 7, Phó chủ
tịch đoàn kết uỷ ban Á- Phi, Phó chủ tịch hữu nghị Việt-Ấn, uỷ viên Ban chấp hành Hội
hữu nghị Việt Xô.
Ở Tô Hoài hội tụ rất nhiều tính cách khác nhau: vừa hài hước, dí dỏm nhưng có khi lại
ít nói, trầm tĩnh lạ kì. Ông không bày tỏ trực tiếp lòng mình ra bên ngoài mà gói kín lại
vào bên trong. Đối với bạn bè ông có một thái độ rõ ràng, yêu ghét phân minh, thể hiện là
một con người độ lượng. Chính vì những điều đó, Tô Hoài rất được bạn bè tôn trọng và
kính nể.
1.1.2. Sự nghiệp văn chương
Tính từ lúc bắt đầu viết văn năm 1940 cho đến nay, Tô Hoài đã viết trên 150 tác phẩm và
có những đóng góp to lớn, đặc sắc cho nền văn học Việt Nam. Nội dung các tác phẩm
của ông xoay quanh 4 mảng đề tài lớn: vùng quê ngoại thành Hà Nội- hiện tại và lịch sử;
Miền núi Tây Bắc, Việt Bắc trong cách mạng, kháng chiến và xây dựng chủ nghĩa xã hội;
sáng tác cho thiếu nhi; chân dung và hồi ức.
Trước cách mạng tháng Tám, có thể nhận thấy trong các sáng tác của Tô Hoài Trong
thời gian này nội dung chủ yếu viết về những nỗi niềm tâm sự của nhà văn gửi gắm cho
lớp trẻ mai sau trong hoàn cảnh sống bế tắc. Những câu chuyện đời thường với những
con người gần gũi có tâm hồn giản dị. Bên cạnh đó mượn hình ảnh của một số con vật
nhỏ bé gắn liền với sinh hoạt con người để mô tả đời sống con người.
Có thể kể đến một số tác phẩm chính của nhà văn Tô Hoài được in thành sách trong
giai đoạn này :Nhà nghèo (tập truyện ngắn, 1942), O chuột (truyện, 1942), Giăng thề
(truyện, 1941), Xóm giếng ngày xưa (truyện, 1944, Quê người (tiểu thuyết, 1942)¸ Cỏ dại
(hồi ký, 1944). Với các tác phẩm này Tô Hoải đã xây dựng trên cơ sở tự truyện, xoay
quanh những câu chuyện về gia đình, bà con, lối xóm của mình. “Những sáng tác của tôi
đều miêu tả tâm trạng tôi, gia đình tôi, làng tôi, mọi cái của mình quanh mình. Những
12


nghèo đói, cùng túng, đau đớn. Phần nào nhẹ nhàng hay xót xa, hay nghịch ngợm và đá

chút khinh bạc là phần nào con người và tư tưởng tiểu tư sản của tôi”.
Đặc sắc nhất trong giai đoạn này phải kể đến tác phẩm Dế mèn phiêu lưu ký (truyện dài,
1941). Dế mèn phiêu lưu ký là một thiên đồng thoại xuất sắc với những câu chuyện xung
quanh về loài vật. Thông qua đó, tác giả nói lên những khát vọng chính đáng của người
lao động gắn với ước mơ một cuộc sống hoà bình yên vui.
Nhìn một cách tổng quan, các tác phẩm mà Tô Hoài viết trong giai đoạn này phần lớn
chính là sự bế tắc của ông trước cuộc đời, với những cảnh đời đen tối. lẩn quẩn không tìm
thấy được lối thoát cho riêng mình. Mặc dù trên từng trang văn của ông chưa có được cái
thật sự gọi là lôi kéo người đọc đến những ấn tượng khó quên về những vấn đề, những
câu chuyện được nói đến bên trong tác phẩm, nhưng với một niềm tin mãnh liệt, sự nỗ
lực không mệt mỏi cùng với tâm hồn mang một cái nhìn sâu sắc Tô Hoài đã vượt qua bao
khó khăn để có thể đứng vững và tồn tại tiếp tục cho sự nghiệp sáng tác, đó cũng là một
điều đáng trân trọng ở nhà văn này.
Nếu trước Cách mạng tháng Tám, Tô Hoài dường như bế tắc trước cuộc đời với các
sáng tác hầu như mang tâm trạng của chính tác giả, từ gia đình, làng xóm, đến những
cảnh đời nghèo túng, khó khăn, đau đớn. Tất cả đều được thể hiện thông qua những tư
tưởng mang tính nhân văn sâu sắc của ông. Đó là một tâm hồn yêu văn học với một vẻ
đẹp trong sáng, đáng trân trọng.
Xét về đề tài và quá trình nhận thức của người cầm bút, những tác phẩm của Tô Hoài
viết sau Cách Mạng có phần được mở rộng và phát triển hơn so với các tác phẩm trước
Cách mạng, thể hiện một bước chuyển mạnh mẽ về tư tưởng sáng tác. Ông mạnh dạn mở
rộng cả về đối tượng lẫn phạm vi sáng tác, hướng ngòi bút của mình đến nhiều nơi, trải
nghiệm, gắn bó với cuộc sống của những lớp người ở nhiều vùng đất khác nhau và đặc
biệt là vùng núi Tây Bắc. Tô Hoài đã đi sâu vào các vùng căn cứ địa Cách mạng, vừa viết
văn,vừa làm công tác tuyên truyền, cùng ăn, cùng ngủ, cùng sinh sống với bà con đồng
bào dân tộc nới đây, học tiếng địa phương, sống chan hoà với quần chúng để hiểu thêm
về con người họ. Trải nghiệm những năm tháng gắn bó gần gũi với đồng bào các dân tộc
giàu lòng yêu nước, dũng cảm, kiên cường đem đến cho Tô Hoài một thứ tình cảm thật
13



nồng nàn, sâu sắc : “Đất nước và người miền Tây đã để thương để nhớ cho tôi nhiều
quá”, “hình ảnh Tây Bắc đau thương và dũng cảm lúc nào cũng thành nét, thành người,
thành việc trong tâm trí tôi. Đó là một ám ảnh mạnh mẽ thúc đẩy tôi sáng tác”.(Tr.70-tô
hoai tac gia tac phẩm)
Có thể nói sáng tác về đề tài miền núi là một ưu thế đặc biệt của Tô Hoài khiến nhà văn
càng có vị trí vững chắc hơn trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Tây Bắc trở thành một
vùng đất mà Tô Hoài xem là quê hương thứ hai của mình sau vùng quê ngoại thành Hà
Nội nơi ông từng gắn bó. Bằng tất cả tài năng nghệ thuật cùng với vốn sống, vốn hiểu
biết phong phú của mình, Tô Hoài đã viết về Tây Bắc bằng cả tình yêu thắm thiết, hình
ảnh Tây Bắc mang nỗi ám ảnh mạnh mẽ khơi dậy một nguồn cảm hứng sáng tạo và thúc
đẩy việc sáng tác.Tô Hoài được xem là nhà văn của miền núi Tây Bắc, là một trong
những người đặt nền móng cho nền văn học viết về đề tài miền núi.
Các tác phẩm đầu tiên của Tô Hoài khi viết về miền núi là tập truyện Núi Cứu quốc
(1948) với bốn truyện ngắn : Đồng chí Hùng Vương, Nà Lộc, Tào Lường và Công tác xa.
Tiếp đến là tập Truyện Tây Bắc (1953) gồm ba truyện: Mường Giơn, Cứu đất cứu
mường và Vợ chồng A Phủ.
Sau 1955 Tô Hoài cho ra đời tiểu thuyết Miền Tây.
Thành công tiếp nối thành công, tài năng của Tô Hoài càng về sau càng được phát huy
một cách tích cực với việc sáng tác thêm nhiều tác phẩm khác như: Tuổi trẻ Hoàng Văn
Thụ (1971) Họ Giàng ở Phìn Sa (1984), Nhớ Mai Châu (1988),…tiếp tục ca ngợi những
phẩm chất tốt đẹp của các dân tộc ở miền núi Tây Bắc trong đời sống kháng chiến và xây
dựng chủ nghĩa xã hội.
Sống trong đời sống mới, Tô Hoài vẫn miệt mài, say sưa viết văn một cách khoẻ mạnh
ở tiểu thuyết Mười Năm (1958). Ông đã phát huy khả năng quan sát và bút pháp thể hiện,
hướng cái nhìn của mình lên một tầm nhận thức mới, suy ngẫm sâu sắc hơn về cuộc sống
đồng thời phản ánh quá trình giác ngộ cách mạng của quần chúng cũng như sức mạnh
của họ trong phong trào đấu tranh chống áp bức bóc lột của chế độ thực dân phong kiến,
đem lại sự đổi thay cho cuộc sống.


14


Viết về ngoại thành Hà Nội, Tô Hoài cho ra đời nhiều tác phẩm hay như: Quê nhà
(1980), Những ngõ phố, Người đường phố (1982), Chuyện cũ Hà Nội (1998). Từ những
tác phẩm này người đọc có điều kiện hiểu rõ hơn về những nếp sinh hoạt, phong tục, tên
gọi phố phường của con người Hà Nội trong cuộc sống đời thường và cả trong chiến
tranh. Điều đó cho ta thấy vốn sống và nguồn cảm hứng của ông vô cùng phong phú và
đa dạng.
Bên cạnh đó, tác phẩm kí xuất hiện trong những sáng tác của Tô Hoài đã cho ta thấy
được cái tài của ông ở nhiều thể loại. Điển hình cho tác phẩm thuộc thể loại kí là: Nhật kí
vùng cao (1969), Lên Sùng Đô (1969), Tôi thăm Campuchia (1964), Thành phố LêNin
(1961), Hoa hồng vàng song cửa (1980),…Không kém gì truyện ngắn và tiểu thuyết,
nhiều tác phẩm kí của ông được khai thác theo mạch liên tưởng và đan xen bao nỗi vui
buồn cùng ước mơ của tuổi thơ, của kỉ niệm tạo nên sự hấp dẫn đối với người đọc.
Cho đến nay, Tô Hoài vẫn dành sự ưu ái của mình cho thiếu nhi. Các tác phẩm như: Con
mèo lười, Vừ A Dính, Đảo hoang, Chuyện nỏ thần,…là những tác phẩm đem đến cho
người đọc cái nhìn yêu quý hơn dành cho Tô Hoài - một con người mang vẻ đẹp trong
sáng, đem đến cho thế giới trẻ thơ những trang văn với biết bao điều kì thú, bồi đắp thêm
về nhân cách và tâm hồn, hướng các em đến một xã hội tốt đẹp hơn.
Cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp văn chương với những tác phẩm đặc sắc
mang tính lịch sử và thời đại, nhà văn Tô Hoài được nhận nhiều giải thưởng cao quý:
Giải nhất Tiểu thuyết của hội Văn nghệ Việt Nam 1956 ( Truyện Tây Bắc), Giải A giải
thưởng Hội văn nghệ Hà Nội 1970 (tiểu thuyết Quê nhà), Giải thưởng của Hội nhà văn
Á-Phi năm 1970 (tiểu thuyết Miền Tây), Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học-Nghệ
thuật (đợt 15-1996).
Tóm lại những sáng tác của Tô Hoài sau Cách mạng tháng tám đã khẳng định được vị trí
và tài năng nghệ thuật của ông trước hiện thực của cuộc đời mới. Ông xứng đáng là một
tấm gương sáng trong lao động nghệ thuật và đóng góp xây dựng bảo vệ Tổ quốc.


15


1.2 Phong cách nghệ thuật
Phong cách nghệ thuật là một trong những phạm trù cơ bản có ý nghĩa đặc biệt trong
sáng tác của một tác giả. Nghiên cứu phong cách nghệ thuật của tác giả cũng có nghĩa là
nghiên cứu những nét nổi bật, nét riêng biệt, mới lạ trong tác phẩm của họ. Tô Hoài là
một trong những nhà văn đã đi qua những thời kỳ quan trọng, trải qua những mốc lịch sử
và văn học đặc biệt: trước và sau Cách mạng tháng Tám; trong chiến tranh và trong hoà
bình; trước và sau thời kỳ đổi mới văn học. Các sáng tác của Tô Hoài đa dạng về đề tài
và thể loại: từ đề tài miền xuôi đến đề tài miền núi, từ truyện ngắn, tiểu thuyết, truyện
đồng thoại đến kịch bản phim, tiểu luận... Ở đề tài nào và thể loại nào, ông cũng ghi lại
những dấu ấn riêng mà không pha lẫn với bất kì nhà văn nào. Qua khảo sát, thống kê,
phân tích, tổng hợp một số phương diện đặc sắc của văn chương Tô Hoài, có thể khẳng
định rằng Tô Hoài là nhà văn có phong cách độc đáo.
Phong cách nghệ thuật của Tô Hoài được thể hiện qua nhiều yếu tố, liên kết chặt chẽ với
nhau tạo nên phong cách nghệ thuật. Thông qua cái nhìn hiện thực về cuộc sống đời
thường, nhà văn Tô Hoài cảm nhận và tái hiện hiện thực cuộc sống trên nhiều phương
diện: viết về con người, về xã hội, về loài vật và về thiên nhiên. Tất cả tạo nên sự phong
phú, đa dạng, hấp dẫn trong phong cách nghệ thuật của ông.
Con người trong sáng tác của Tô Hoài bao giờ cũng gắn liền với gia đình, quê hương,
nghề nghiệp, gắn bó với những mối quan hệ, cảm xúc vui, buồn, hạnh phúc và khổ đau.
Viết về con người nhà văn thể hiện hình ảnh con người bằng tất cả những gì đơn giản đời
thường nhất có thể. Trong sáng tác, Tô Hoài không lý tưởng hoá con người mà tạo lập
trường riêng trong điểm nhìn của mình, ông cảm nhận rằng trong mỗi con người, ai cũng
có những phẩm chất, những thói tật, những mặt tốt cũng như mặt xấu . Những phẩm chất
đó chính là điều kiện cơ bản tạo nên nền tảng đạo đức bền vững.
Bên cạnh đó, nhìn từ hiện thực cuộc sống, bức tranh xã hội trong cảm quan của Tô Hoài
trở nên thực hơn với những nét đẹp văn hoá truyền thống, đậm đà bản sắc dân tộc pha lẫn
những phong tục, tập quán lạc hậu (Truyện Tây Bắc, Miền Tây) là nguyên nhân dẫn đến

mọi khổ đau bất hạnh cho con người. Tô Hoài không né tránh hay biến đổi hiện thực mà
16


tái hiện hiện thực một cách chân thật nhất tạo nên sự chính xác và cụ thể trong tác phẩm
gây cuốn hút, hấp dẫn người đọc. Chính những điều đó đã làm cho bức tranh xã hội trong
điểm nhìn của nhà văn luôn trở nên sống động hơn, tự nhiên hơn. Ngoài ra, bức tranh
thiên nhiên trong sáng tác của Tô Hoài cũng được cảm nhận ở dáng vẻ tự nhiên. Thiên
nhiên trong nhãn quan của nhà văn không chỉ tồn tại ở dáng vẻ dữ dội khắc nghiệt in đậm
dấu ấn từng vùng quê, mà còn mang vẻ đẹp tự thân, vốn có của nó tạo chất thơ cho đời
sống.
Thế giới loài vật trong tác phẩm của Tô Hoài chủ yếu là những con vật nhỏ bé, hiền lành
rất gần gũi trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Thân hình tuy nhỏ bé nhưng chúng lại có
nét tính cách, có tâm trạng, có số phận và hoàn cảnh y như con người (Dế mèn phiêu lưu
ký, O chuột, Gã chuột bạch, Tuổi trẻ, Đôi ghi đá, Một cuộc bể dâu, Mụ ngan, Đực,…).
Với tài năng quan sát và lối viết tinh tế, hóm hỉnh, thế giới loài vật trong các tác phẩm
của Tô Hoài luôn hiện lên vô cùng sinh động, độc đáo. Những câu chuyện về loài vật
khiến người đọc liên tưởng đến những vấn đề trong cuộc sống xã hội. Có thể nói các
nhân vật là loài vật chính là sự ẩn dụ cho hình ảnh con người.
Nhân vật của Tô Hoài được xây dựng theo bút pháp nghệ thuật riêng. Khi xây dựng nhân
vật của mình, nhà văn thường đặt nhân vật vào trong môi trường sinh hoạt, lao động nhất
định gắn với mối quan hệ bình thường. Từ phẩm chất, tính cách, đến ngôn ngữ, hành
động của nhân vật, tất cả được nhà văn mô tả, chú trọng khắc hoạ rõ nét. Khi miêu tả,
ông lựa chọn những hình ảnh, chi tiết cụ thể, tiêu biểu có tính sát thực kết hợp sử dụng
bút pháp nghệ thuật tạo nên những hình ảnh gần gũi trong cuộc sống sinh hoạt khiến
người đọc cảm nhận được nguyên gốc của đời sống hiện thực.
Ngôn ngữ trong sáng tác Tô Hoài cũng mang một vẻ đẹp của giản dị và mộc mạc. Hệ
thống ngôn ngữ của Tô Hoài khi viết rất tự nhiên, đậm tính khẩu ngữ làm cho từ ngữ khi
nhà văn sử dụng trở nên dung dị hơn, mang lại giá trị thẩm mỹ đặc sắc là từ ngữ thông
tục có tính chất nghề nghiệp. Hệ thống ngôn ngữ này vừa góp phần thể hiện môi trường

sinh sống, lao động và phẩm chất, tính cách của nhân vật, vừa tạo sắc thái giọng điệu
nghệ thuật chủ đạo của Tô Hoài vừa làm nổi bật nhân vật.

17


Nhà văn rất chú trọng ngữ điệu lời nói cho nên lời đối thoại trong văn chương Tô Hoài
thường được lược bỏ thành phần câu, câu nói trở nên ngắn gọn và đơn giản mang đậm
phong cách khẩu ngữ tự nhiên, giúp người đọc cảm nhận rõ từng hơi thở của cuộc sống.

18


Tô Hoài bày tỏ lòng mình trước cuộc sống sinh hoạt muôn màu muôn vẻ bằng một giọng
điệu nghệ thuật đặc sắc. Giọng điệu nghệ thuật chủ đạo của Tô Hoài là giọng điệu dí dỏm
và giọng điệu trữ tình. Giọng điệu chủ đạo này góp phần quan trọng nhận diện được văn
chương Tô Hoài. Giọng điệu dí dỏm được nhà văn khai thác tối đa khi nó trở thành
phương tiện để tác giả bày tỏ thái độ hài hước, xót xa, phê phán trước mọi biểu hiện của
con người và cuộc sống sinh hoạt (O chuột, Chóp bể mưa nguồn, Cát bụi chân ai, Vợ
chồng trẻ con, Quê nhà, Quê Người,…). làm phương tiện truyền tải mọi vui - buồn lên
trang sách, vừa thể hiện bản lĩnh cứng cỏi, bày tỏ thái độ, trách nhiệm với con người và
cuộc sống của nhà văn.
Giọng điệu chủ đạo của Tô Hoài trở nên trọn vẹn hơn khi có sự tham gia của chất giọng
trữ tình. Những vẻ đẹp sinh hoạt phong tục ở mọi miền quê, những cuộc sống nên thơ,
mộc mạc và phong cảnh thiên nhiên bao la tươi đẹp của đất nước mang những sắc màu
riêng biệt, giọng điệu trữ tình trở thành một trong những giọng điệu hiếm có của Tô Hoài.
Giọng điệu trữ tình của Tô Hoài trong tác phẩm bàng bạc chất thơ - chất thơ của đời sống
thực. Chỉ có một tấm lòng gắn bó thiết tha với con người và quê hương đất nước, Tô
Hoài mới có thể cảm nhận vẻ đẹp của đời sống và bày tỏ lòng mình trên nhiều cung bậc
cảm xúc như thế.

Tóm lại phong cách nghệ thuật Tô Hoài đã tạo nên một màu sắc mới trong nền văn học
hiện đại Việt Nam, đóng góp cho sự phát triển nền văn học hiện đại dân tộc. Với một
khối lượng văn chương đồ sộ của ông, có thể nghĩ rằng, những sáng tác của tác giả vẫn
luôn thu hút được sự quan tâm của độc giả và giới nghiên cứu phê bình văn học tiếp tục
khai thác.
1.3 Giới thiệu một số tác phẩm viết về Tây Bắc của Tô Hoài
Như đã trình bày, tập truyện Núi Cứu quốc là tác phẩm đầu tiên của Tô Hoài khi viết về
đề tài miền núi (1948) với bốn truyện ngắn : Đồng chí Hùng Vương, Nà Lộc, Tào Lường
và Công tác xa. Đây là những tác phẩm thể hiện cảnh sống khó khăn, vất vả, túng thiếu
về mọi mặt “mỗi năm thường thiếu ăn đến ba bốn tháng”.(Tr.216-Tô Hoài về tác gia và
tác phẩm) của đồng bào dân tộc miền núi nhưng giàu nghĩa tình, có ý chí và lòng quyết
19


tâm, tin tưởng vào cách mạng. Nhưng khúc dạo đầu của Tô Hoài trên con đường chinh
phục miền núi Tây Bắc không được mấy suôn sẻ, các tác phẩm của ông nặng về thể hiện,
miêu tả bề mặt vấn đề mà chưa đi sâu và khám phá bề sâu của bản chất, chưa dứt khoát
trong tư tưởng và tình cảm, chưa hoà nhịp tư tưởng và tâm hồn theo đề tài. Vì thế, tác
phẩm trở nên thiếu linh động, kém sức hấp dẫn với người đọc.
Không dừng ở tập truyện Núi Cứu quốc, Tô Hoài đã cho mọi người thấy được việc chọn
đề tài miền núi làm nguồn cảm hứng sáng tác của mình là không sai, bằng chứng là ông
viết tiếp tập Truyện Tây Bắc. Đây là một tác phẩm thể hiện sinh động và chân thật những
nỗi đau đớn, khổ nhục của đồng bào dưới ách thống trị của bọn thực dân phong kiến và
bè lũ tay sai.
Truyện Tây Bắc gồm ba truyện: Mường Giơn, Cứu đất cứu mường và Vợ chồng A Phủ.
Cả ba truyện họp lại là hình ảnh của các dân tộc Tây Bắc (chủ yếu là Thái, Mường,
HMông) đã chịu nhiều cực khổ trong những năm giặc chiếm với một lòng luôn hướng về
kháng chiến, ý chí quật cường, tinh thần bất khuất mong ngày hoàn toàn giải phóng. Tác
phẩm đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong quá trình nhận thức đúng đắn của Tô
Hoài giữa nghệ thuật với cách mạng.

Mường Giơn là một truyện viết về tinh thần kháng chiến của các dân tộc trong những
năm tháng đấu tranh chống giặc. Truyện mở đầu là cảnh gia đình ông Mờng gồm ông
Mờng, ba chị em Mát, Ính, An và người con rễ, Sạ. Cuộc sống đang êm đềm hạnh phúc,
thì bất ngờ giặc đem quan đến chiếm đóng, dân làng tản cư, Sạ mất tích. Giặc Tây đóng
đồn ở Mường Giơn, buộc mọi người phải trở về làng, bắt trai làng đi phu, đi lính, chúng
cướp bóc, hãm hiếp gây ra biết bao đau khổ cho dân làng. Mát bị bang Kỳ cướp về hầu
hạ rồi đem đi mất tích, Chị Yên, hàng xóm cũng bị cưỡng bức. Ính luôn phải trốn tránh
một cách khôn khéo đồng thời chủ động đấu tranh làm địch vận. Nhân dân làng Mường
Giơn không khuất phục trước kẻ thù, người Mường Giơn bắt đầu có những hành động
phản kháng, Sạ trước kia bị thương được bộ đội cứu sống giờ trở về làng bí mật giúp đỡ
đồng bào, đoàn kết với các dân tộc anh em cùng nhau đứng lên đấu tranh giải phóng
Mường Giơn. Cuộc sống tự do của đồng bào trở lại.

20


Cứu đất cứu mường là một truyện ngắn kể về cuộc đời của bà Ảng. Khi còn trẻ, Ảng là
một cô gái người Thái xinh đẹp nổi tiếng nhất đất Mường Cơi, trải qua những tháng ngày
đen tối gây nên bởi những quy định tập tục lạc hậu ở miền núi. Tri Châu Né bắt cô về hầu
hạ , khi hắn chết cô trở về làng mà không có gì cả, bố mẹ thì đã mất, từ đó như một món
hàng cô lần lượt trải qua từ quan này đến quan khác, thay phiên nhau bắt cô hầu hạ trong
những cuộc vui chơi của chúng. Kết quả cô Ảng có hai con, không biết là con của ai,
càng trớ trêu thay cô bị phạt vạ là chửa hoang, phải bán đứa con trai lớn là Nhấn cho một
người Dao trên núi để lấy tiền nộp phạt. Phép làng không chia ruộng những nhà không có
đàn ông nên cô Ảng không có đất ruộng để làm, phải ôm con đi xin ăn. Cách mạng đến,
khu du kích được thành lập trên núi, Nhấn xin bố nuôi về đón mẹ lên. Bà Ảng về khu du
kích trông nương rẫy. Cuộc sống những tưởng đã bình yên thì trong một cuộc đánh cướp
nương rẫy, tên Cầm Vàng đã đánh chết bà. Kết thúc tác phẩm là quan cảnh Nhấn cùng du
kích Dao chặn đánh địch.
Dựa vào một câu chuyện có thật, Tô Hoài viết truyện Vợ Chồng A Phủ. Truyện kể lại

cuộc đời của đôi vợ chồng người Hmông là Mỵ và A Phủ. Mỵ là cô gái xinh đẹp, nhà
nghèo sống ở Hồng Ngài. Cô bị A Sử bắt cóc về làm dâu gạt nợ cho nhà thống lý Pá Tra.
Cuộc sống những tháng ngày như một người nô lệ không hơn không kém. Khi mùa xuân
đến, trong lòng Mỵ khát khao muốn đi chơi nhưng bị A Sử bắt trói đứng trong buồng.
Đến khi A Sử bị đánh, cô mới được cởi trói để đi lấy lá thuốc, xoa dầu cho chồng. A Phủ
là một chàng trai nghèo, mồ côi nhưng khỏe mạnh, gan góc, giỏi lao động. Vì đánh A Sử
nên bị bắt, bị đánh đập, bị phạt vạ, phải vay vốn thống lí để nộp phạt, rồi trở thành người
ở đợ trừ nợ trong nhà thống lí. Một lần đi giữ bò A Phủ để hổ ăn mất một con bò, A Phủ
bị bắt trói đứng, bị bỏ đói suốt mấy ngày đêm. Một đêm, khi trở dậy thổi lửa để sưởi, Mị
bắt gặp dòng nước mắt chảy trên gò má đen sạm của A Phủ. Mị nghĩ về thân phận mình,
đồng cảm về cảnh ngộ của A Phủ. Cô đã cắt dây trói giải thoát cho A Phủ, hai người
cùng bỏ trốn khỏi nhà thống lí Pá Tra. Hai người chạy đến Phiềng Sa, trở thành vợ chồng,
tạo dựng một cuộc sống mới. A Phủ được sự giác ngộ của cán bộ cách mạng A Châu trở
thành tiểu đội trưởng du kích. Họ cùng mọi người cầm súng để gìn giữ bản làng.

21


Sau 1955 Tô Hoài vẫn bám vào đề tài miền núi như một sở trường của mình và cho ra đời
tiểu thuyết Miền Tây. Nội dung tác phẩm chủ yếu miêu tả công cuộc xây dựng chủ nghĩa
xã hội với tất cả những đặc điểm và khó khăn của vùng cao. Mở đầu là cảnh đoàn ngựa
thồ của ông khách Sìn lên Phiềng Sa trên những ngọn núi trập trùng với đồi tranh bát
ngát. Tiếp đến tác giả đã miêu tả hình ảnh phiên chợ vùng cao, tái hiện và phơi bày một
cách rõ rệt nhất bộ mặt của xã hội cũ, xen lẫn vào đó là cuộc đời của gia đình bà Giàng
Súa nạn nhân của những hủ tục lạc hậu. Bị nghi là có ma và bị xóm làng hắt hủi, đuổi
xua. bà Giàng Súa cùng 3 đứa con là Thào Nhìa, Thào Khay và Thào Mỵ phải trốn vào
trong rừng sâu tăm tối sống tách biệt với mọi người, bọn người ông thống lí đến bắt Thào
Nhìa đi phu ngựa khiến mẹ con xa nhau. Đến khi Phiềng Sa được giải phóng thì gia đình
bà Giàng Súa mới thoát khỏi cảnh đời đắng cay tủi nhục. Cách mạng đến tạo nên sự thay
đổi lớn lao về mọi mặt và sự trưởng thành nhanh chóng của người dân Tây Bắc. Tác giả

phản ánh cuộc sống mới với những trang văn miêu tả không khí lao động và sinh hoạt
của người dân miền núi trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa vùng cao, những
nhân vật như y sĩ Thào Khay, chủ tịch Tỏa hay người cán bộ miền xuôi, Nghĩa đóng góp
một thành công không nhỏ vào sự thay đổi cái nhìn cũng như tư tưởng lạc hậu của con
người miền núi, tất cả tạo nên cuốn tiểu thuyết Miền Tây thật sống động và hấp dẫn.
Nếu Truyện Tây Bắc trực tiếp viết về tinh thần đấu tranh của các dân tôc Tây Bắc chống
lại những thế lực phá hoại và phản động của bọn thực dân phong kiến thì tiểu thuyết
Miền Tây đi vào miêu tả công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội còn nhiều khó khăn ở
vùng núi cao mà hiểm trở. Ở đây ta thấy được cả một nguồn sống tươi mới, chan hoà trên
mọi nẻo đường, một nguồn ánh sáng chiếu vào những cảnh tăm tối của người dân miền
núi sau cách mạng.

22


Chương 2: QUÊ HƯƠNG TÂY BẮC TRONG MỘT SỐ TÁC
PHẨM CỦA TÔ HOÀI
2.1 Bức tranh thiên nhiên Tây Bắc trong một số tác phẩm của Tô Hoài
2.1.1 Vẻ đẹp lãng mạn trữ tình của thiên nhiên Tây Bắc
Không biết thiên nhiên có từ bao giờ, chỉ biết rằng thiên nhiên là một phần của cuộc
sống. Thiên nhiên chính là người bạn, thân thiết, gần gũi với con người. Chúng ta có thể
bắt gặp hình ảnh thiên nhiên ở bất kì mọi nơi chính vì thiên nhiên luôn có mặt trong từng
nhịp sống của chúng ta. Tây Bắc trong kháng chiến gắn liền với thiên nhiên bởi đó là nơi
che chắn cho biết bao con người sinh sống và hoạt động trong những năm tháng chiến
đấu với rừng núi mênh mang mà chỗ nào cũng có lối đi, lối đi chằng chịt như mạch máu
trên thân người. (Tr.14- Tào Lường)
Trong sáng tác của Tô Hoài, thiên nhiên luôn đóng một vai trò quan trọng. Đó không
phải là những khung cảnh thiên nhiên âm u, rùng rợn, hãi hùng hay bí hiểm như trong
văn của các nhà văn lãng mạn mà là cả một vùng trời thiên nhiên bao la, thơ mộng, hùng
vĩ của đất trời. Có thể thấy, thiên nhiên trong văn Tô Hoài được mô tả bằng những hình

ảnh hết sức quen thuộc của núi rừng với từng con dốc, con suối, rừng cây giăng lối,
sương phủ mây mù, tiếng chim hót, tiếng sơn dương, tiếng mưa, tiếng gió… Tất cả tạo
nên một cảnh sắc thiên nhiên tuyệt mỹ. Mặc dù chất liệu miêu tả có giống nhau, song Tô
Hoài đã vận dụng óc sáng tạo của mình cùng với nhiều góc độ quan sát khác nhau tạo nên
sức hấp dẫn, hứng thú cho người đọc, không gây cảm giác nhàm chán. Khi tiếp xúc với
tác phẩm, người đọc sẽ cảm thấy được những điều mới mẻ hoàn toàn. Mỗi lần tác giả
miêu tả là mỗi lần tác giả đem đến cho người đọc một khung cảnh miền núi mới lạ mặc
dù tác giả vẫn sử dụng những chất liệu cũ. Đó thật sự là một tài năng của Tô Hoài.
Đi vào cụ thể, chúng ta càng thấy rõ hơn được tài năng miêu tả thiên nhiên của Tô Hoài
bằng những nét khắc hoạ thiên nhiên miền núi một cách rõ nét mang đầy đủ âm thanh,
màu sắc sống động của thiên nhiên vừa thơ mộng, trữ tình, vừa dữ dội, uy phong.
Trước hết, thiên nhiên được Tô Hoài miêu tả theo những thời khắc khác nhau trong ngày.
Dù là buổi sáng, buổi trưa hay đêm, Tô Hoài đều có thể miêu tả một cách tài tình.
23


Buổi sáng mùa đông giá rét trong Tào Lường với một khung cảnh thiên nhiên mờ mờ ảo
ảo: “Bây giờ vào khoảng tháng Mười. Buổi sáng, từ trong hóc núi cuối thung, mây trắng
trôi cuồn cuộn bập bềnh như sóng trên làng mạc và cánh đồng. Các chỏm núi trên triền
núi Cứu Quốc xanh rì nhô lên như những cù lao chơi vơi giữa bể tuyết.”(Tr.16- Tào
Lường). Hình ảnh “mây trắng trôi cuồn cuộn bập bềnh” được so sánh như “sóng trên làng
mạc và cánh đồng”, cách miêu tả này mang lại cho người đọc khung cảnh của một buổi
sáng sớm trên miền núi với sự hối hả, lướt vụt qua nhanh chóng của ngày mới. Hay buổi
sáng đầy sương mù ở làng Phàng Chải của người Dao trong Mường Giơn: “buổi sáng rét
ngọt, hơi núi ngùn ngụt phả xuống cánh đồng, đọng trên đầu người đi, trên mái nhà,
trong các làng người Thái. Có khi ở trong làng mà hàng tháng mịt mù, nhà nọ không
trông thấy nhà kia”(trang 101-Mường Giơn). Hình ảnh sương mù phủ khắp miền núi, hơi
núi ngùn ngụt toả khắp mọi nơi tạo nên một khung cảnh huyền bí, kì ảo giữa bầu trời Tây
Bắc.
Buổi sáng trong chốn rừng sâu lại được miêu tả theo một hướng khác, tác giả dùng chất

liệu là gam màu xanh rồi biến đổi linh hoạt qua từng câu chữ, từ “xanh thẫm”, “xanh
nhợt” cho tới “xanh lơ” tất cả tạo nên một sự nhẹ nhàng, êm ả cho một buổi sáng đầy ánh
nắng tuyệt đẹp: “Trời sáng. Nắng sớm cuồn cuộn lồng lên từng tảng sương xanh thẫm,
xanh nhợt rồi tan xanh lơ. Mép núi long lánh sáng. Những triền đá, những cánh đồi tranh
xám mờ chiều qua đi ngủ bây giờ lại miên man rướn lên một làn sóng chàm biếc vượt xa
quá tầm mắt.Trời quang quẻ nắng, những u uất và bí mật khó hiểu cũng rũ xuống đâu
mất”.(Tr.796-Miền Tây)
Khi miêu tả thiên nhiên vào một buổi sáng mùa đông, bằng cách phóng tầm mắt của mình
ra xa, Tô Hoài vận dụng thành công nghệ thuật không gian vào trong tác phẩm để thể
hiện cái nhìn, điểm nhìn, hướng quan sát của tác giả đối với khách thể được nhìn. Không
gian ấy có thể được hướng ra xa, mở rộng bao la hay thu hẹp khoảng cách lại tuỳ thuộc
vào điểm nhìn nghệ thuật của tác giả. Trong Mường Giơn Tô Hoài miêu tả thiên nhiên
của một buổi sáng mùa đông ở miền núi với một góc nhìn độc đáo, hướng tầm mắt từ gần
đến xa, từ thấp lên cao, bao quát lên toàn bộ cảnh vật xung quanh miền núi Tây Bắc tạo
nên một bức tranh miền núi tuyệt đẹp: “một buổi sáng mùa đông khô ráo. Từ mặt đất,
24


mây mù cất cao như cái mành sương dần dần cuộn lên, đầu tiên trông thấy đồng lúa
chín, rồi nước suối Nậm Giơn óng ánh sáng, rồi nóc nhà trong làng nhấp nhô, rồi đến
ngang lưng quả núi xanh ngắt” (Tr.192)
Miêu tả thời gian vào buổi trưa trong Mường Giơn, tác giả đem đến cho người đọc một
khung cảnh tĩnh lặng mang màu sắc ấm áp, gắn với thứ âm thanh êm ả cùng với hương
thơm dịu nhẹ toả ra từ cây lá: “Giữa trưa, nắng hanh đọng từng vũng trong rừng trám
cao vút, im lặng. Một chiếc cuống lá gãy cũng nghe tiếng. Bó hương nhu để trên tảng đá,
bốc mùi thơm dìu dịu trong nắng” (Tr.109). Khung cảnh mang đến một cảm giác thật dễ
chịu, bình yên, nhẹ nhàng và sâu lắng.
Miền núi về đêm khoác lên mình một vẻ đẹp lung linh, huyền ảo đặc biệt là những đêm
trăng sáng mùa hè: “những đêm đầu mùa hè, mây dày từng mớ, từng lớp vàng đẫm ánh
trăng ủ trên những cánh rừng tít tắt chân mây, những thung lũng làng mạc xa lạ, những

cánh đồng rải rác đâu trong hóc núi không ai biết”(trang 804-Miền Tây). Theo nhịp
bước thời gian, hình ảnh mây cũng dần thay đổi theo màu sắc. Nếu buổi sáng Tô Hoài
miêu tả mây với sắc màu “trắng” thì về đêm màu sắc của mây lại được tác giả miêu tả với
“từng lớp vàng đẫm ánh trăng” gợi lên một vẻ đẹp rực rỡ. Chỉ riêng việc tả màu mây thôi
chúng ta cũng có thể thấy được tài năng quan sát tinh tường của tác giả.
Màn đêm dần buông xuống, khung cảnh dần trở nên tối tăm toả khắp bầu trời: “bóng tối
trĩu nặng từng quãng, nhanh và dữ tợn. các mỏm núi đương vàng rực, bỗng xanh rợn.
Gió chồm lên rồi chết đứng từng đợt ngay giữa các triền đồi tranh im lặng”. (Tr.732Miền Tây). Người đọc như bị hút vào không gian ấy, cảm nhận được sự thay đổi, chuyển
biến đột ngột, chớp nhoáng, bất thình lình ở miền núi Tây Bắc.
Nếu như không có sự quan sát tỉ mĩ, đầu óc tinh tường thì không thể nào có thể miêu tả
được một bức tranh thiên nhiên với những đặc trưng của từng thời khắc khác nhau trong
ngày như vậy. Tô Hoài đã làm cho người đọc cảm thấy được mãn nhãn và khâm phục
trước tài năng miêu tả của ông.
Chưa dừng lại ở đó, bằng tài năng của mình Tô Hoài còn miêu tả thiên nhiên miền núi
Tây Bắc qua từng mùa cụ thể. Mổi mùa mang một vẻ đẹp khác nhau.

25


×