Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN RỪNG TẠI VƯỜN QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (279.34 KB, 34 trang )

1

ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA BẤT ĐỘNG SẢN VÀ KINH TẾ TÀI NGUYÊN

ĐỀ ÁN MÔN HỌC
ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN RỪNG TẠI VƯỜN QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG
Họ tên sinh viên: Nguyễn Bích Trâm
Mã sinh viên: 11134184
Lớp: Kinh tế tài nguyên K55
Giảng viên hướng dẫn: GS.TS Hoàng Việt
Hà Nội, tháng 11 năm 2016

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU………………………………………………………………………….4
PHẦN NỘI DUNG…………………………………………………………………….5
PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TẠI
CÁC VƯỜN QUỐC GIA ……………………………………………………………..5


2

1.1. Một số khái niệm………………………………………………………………….5
a. Khái niệm quản lý rừng…………………………………………………………….5
b. Khái niệm phát triển rừng…………………………………………………………6
1.2. Nội dung quản lý rừng, phát triển rừng…………………………………………6
a. Quản lý vốn rừng và mục đích sử dụng rừng……………………………………..6
b. Quản lý chất lượng tài nguyên rừng………………………………………………8
c. Quản lý việc thực hiện chế độ, quy định về khai thác sử dụng liên quan đến chết
lượng rừng……………………………………………………………………………10
1.3. Yêu cầu của công tác quản lý rừng và phát triển rừng……………………….10


1.4. Chủ trương của Nhà nước về quản lý và phát triển rừng trên cả nước nói
chung và các Vườn quốc gia nói riêng………………………………………………11
a. Trên cả nước……………………………………………………………………….11
b. Các Vườn quốc gia………………………………………………………………...14
PHẦN 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TẠI
VƯỜN QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG………………………………………………..18
1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội khu vực Vườn quốc gia Cúc
Phương………………………………………………………………………………18
1.2.Khái quát tài nguyên rừng tại Vườn quốc gia Cúc Phương………………….23
1.3. Thực trạng quản lý tài nguyểnừng và phát triển rừng tại Vườn quốc gia Cúc
Phương………………………………………………………………………………..25
a. Công tác quản lý rừng…………………………………………………………….25
b. Công tác phát triển rừng………………………………………………………….26
1.4. Đánh giá công tácquản lý rừngvà phát triển rừng tại Vườn quốc gia Cúc
Phương………………………………………………………………………………..28
PHẦN 3: MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỪNG VÀ
PHÁT TRIỂN RỪNG TẠI VƯỜN QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG………………...28
1.1. Phương hướng hoàn thiện công tác quản lý rừng tại Vườn quốc gia Cúc
Phương………………………………………………………………………………..29
a. Phương hướng hoàn thiện công tác quản lý rừng……………………………….29
b. Phương hướng hoàn thiện công tác phát triển rừng……………………………29
1.2. Khuyến nghị biện pháp hoàn thiện quản lý rừng tại Vườn quốc gia Cúc
Phương………………………………………………………………………………..30
1.3. Khuyến nghị biện pháp phát triển rừng tại Vườn quốc gia Cúc Phương…...34
KẾT LUẬN


3

LỜI MỞ ĐẦU

Rừng là một dạng tài nguyên thiên nhiên có thể tự tái tạo (nay có một phần là tài
nguyên nhân tạo), là đối tượng tác động để tạo ra lợi ích vật chất trực tiếp như lâm
sản, lợi ích môi trường dịch vụ phục vụ con người. Rừng lại là môi trường mà con
người và nhiều sinh vật khác phát sinh, phát triển, song môi trường rừng còn có khả
năng tương tác và cải thiện các dạng môi trường khác trong cùng không gian tồn tại
như không khí, đất, nước. Ngày nay, rừng đang đóng vai trò quan trọng trong môi
trường sống, môi trường phát triển, có tác dụng lớn trong việc hấp thụ, lưu trữ CO2
hạn chế quá trình thay đổi khí hậu trên trái đất
Sự quan hệ của rừng và cuộc sống đã trở thành một mối quan hệ hữu cơ. Không có
một dân tộc, một quốc gia nào không biết rõ vai trò quan trọng của rừng trong cuộc
sống. Tuy nhiên, ngày nay, nhiều nơi con người đã không bảo vệ được rừng, còn chặt
phá bừa bãi làm cho tài nguyên rừng khó được phục hồi và ngày càng bị cạn kiệt,
nhiều nơi rừng không còn có thể tái sinh, đất trở thành đồi trọc, sa mạc, nước mưa tạo
thành những dòng lũ rửa trôi chất dinh dưỡng, gây lũ lụt, sạt lở cho vùng đồng bằng
gây thiệt hại nhiều về tài sản, tính mạng người dân.


4

Nhận thấy tầm quan trọng của tài nguyên rừng, em đã chọn đề tài nghiên cứu đề án là
Phát triển tài nguyên rừng tại Vườn Quốc Gia Cúc Phương. Rừng Cúc Phương là một
vùng đất giàu tiềm năng về động vật, đa dạng sinh học và đặc biệt là thực vật. Với
diện tích 25.000 ha, Cúc Phương là một địa điểm lý tưởng cho sự phát triển của các
loài cây lâm nghiệp.
Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng tài nguyên rừng tại Vườn Quốc Gia Cúc Phương, mục
tiêu của đề tài tập trung nghiên cứu về công tác quản lý rừng và phát triển tại Vườn
Quốc Gia Cúc Phương. Để thực hiện mục tiêu trên đề tài tập trung thực hiện các
nhiệm vụ sau:

- Nghiên cứu tổng quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực Vườn Quốc

-

Gia Cúc Phương
Nghiên cứu công tác quản lý rừng và tiềm năng phát triển rừng ở Vườn Quốc Gia

-

Cúc Phương và phát hiện những tồn tại cần giải quyết
Đề xuất kiến nghị phương hướng hoàn thiện những vấn đề nêu trên

Phạm vi nghiên cứu : Không gian nghiên cứu của đề tài giới hạn trong lãnh thổ của
Vườn Quốc Gia Cúc Phương
Trong bài em sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu trong đó có một số phương
pháp chủ yếu như sau:
- Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
- Phương pháp điều tra xã hội học
- Phương pháp xử lý thông tin
PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TẠI
CÁC VƯỜN QUỐC GIA
1.1. Một số khái niệm
a. Khái niệm quản lý rừng

Khái niệm quản lý rừng bền vững được hiểu là chủ rừng hoặc người quản lý rừng tổ
chức các hoạt động của một khu rừng xác định luôn thu được lợi ích về gỗ, lâm sản
và giá trị dịch vụ tối đa mà không làm thay đổi diện tích, trữ lượng và năng suất lâm
sản trong đó và không làm ảnh hưởng tới lợi ích lâu dài của khu rừng.


5


Tiến trình Helsinki (1995) định nghĩa như sau:” Quản lý rừng bền vững là sự quản lý
rừng và đất rừng theo cách thức và mức độ phù hợp để duy trì tính đa dạng sinh học,
năng suất, khả năng tái sinh, sức sống của rừng, và duy trì tiềm năng của rừng trong
việc thực hiện, hiện nay và trong tương lai, các chức năng sinh thái, kinh tế và xã hội
của chúng, ở cấp địa phương, quốc gia và toàn cầu, và không gây ra những tác hại đối
với các hệ sinh thái khác”
Tổ chức gỗ nhiệt đới ITTO (2004) định nghĩa là :” Quản lý rừng bền vững là quá
trình quản lý những lâm phần ổn định nhằm đạt được một hoặc nhiều hơn những mục
tiêu quản lý đã được đề ra một cách rõ ràng như đảm bảo sản xuất liên tục những sản
phẩm và dịch vụ rừng mong muốn mà không làm giảm đáng kể những giá trị di
truyền và năng suất tương lai của rừng và không gây ra những tác động không mong
muốn đối với môi trường tự nhiên và xã hội”.
Để đạt được mức độ quản lý rừng bền vững các tổ chức quốc tế hoặc các nhóm sáng
kiến (hay process) thường đề xuất các bộ tiêu chuẩn gồm 3 mặt: kinh tế, môi trường
và xã hội. mỗi mặt gồm một số tiêu chí (criteria), mỗi tiêu chí có nhiều chỉ số
(indicator), rồi đến các mức độ cuối cùng là kiểm chứng (verifier)…
Ví dụ tổ chức ITTO đưa ra bộ tiêu chuẩn 7 tiêu chí, trung tâm lâm nghiệp quốc tế
CIFOR- 8 tiêu chí, Tiến trình Montreal – 7 tiêu chí, tiến trình Pan-european- 6 tiêu
chí v..v. Riêng tổ chức FSC (Forest Stewardship Council ) có bộ tiêu chuẩn khắt khe
nhưng uy tín nhất trên thế giới có cấu trúc chặt chẽ nhất gồm 10 nguyên tắc, 56 tiêu
chí, 123 chỉ số và hàng vài ba trăm công cụ kiểm chứng.
Mọi chủ rừng đều có quyền lựa chọn áp dụng một loại tiêu chuẩn để phấn đấu đạt
được chứng chỉ quản lý rừng bền vững cho miếng đất có rừng mà họ quản lý.
b. Khái niệm phát triển rừng

Phát triển rừng là tổng thể các hoạt động của tổ chức và cá nhân tác động vào rừng
nhằm phòng, chống những tác động tiêu cực đến rừng để duy trì và phát triển hệ sinh
thái rừng, sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác; bảo tồn đa dạng sinh
học và giữ gìn cảnh quan môi trường sinh thái, đồng thời thực hiện các biện pháp kỹ
thuật lâm sinh tác động vào rừng để nâng cao diện tích và chất lượng rừng, tính giá trị

đa dạng sinh học, khả năng cung cấp lâm sản, khả năng phòng hộ và các giá trị khác


6

của rừng thông qua việc trồng mới rừng, trồng lại rừng sau khi khai thác, khoanh nuôi
xúc tiến tái sinh phục hồi rừng, cải tạo rừng nghèo
1.2. Nội dung quản lý rừng, phát triển rừng

Nội dung quản lý và phát triển rừng gồm 3 nội dung cơ bản
a. Quản lý vốn rừng và mục đích sử dụng rừng
Vốn rừng là tổng thể quỹ rừng hiện có với quy mô diện tích các loại rừng và các yếu tố
chất lượng rừng của mỗi địa phương, môi quốc gia mà chúng ta huy động để phát triển
xã hội và môi trường.
 Nội dung quản lý vốn rừng.

- Điều tra, khảo sát nắm vững các thông tin về vốn rừng trên địa bàn quản lý. Điều tra
có thể định kì hoặc thường xuyên, còn khảo sát phức tạp hơn, có thể khảo sát trực diện
hoặc gián tiếp, phát hiện nghi vấn bất thường. Thông tin về vốn rừng bao gồm thông
tin về số lượng chất lượng, phân bố, quy mô diện tích rừng, địa hình địa vật, điều kiện
đất đai nước không khí... Bên cạnh đó là thông tin về độ che phủ, trữ lượng sản phẩm
chính của rừng
- Lập bản đồ vốn rừng và cơ sở dữ liệu về vốn rừng
- Định kì và đột xuất kiểm kê, kiểm tra vốn rừng
- Thường xuyên theo dõi giám sát vốn rừng: đây là công việc hàng ngày của cơ quan
quản lý chức năng và là công việc quan trọng
- Thực hiện các biện pháp nhằm bảo vệ phát triển rừng về kinh tê, kỹ thuật như: Trồng
bổ xung 1 số cây bản địa cho rừng đầu nguồn; biện pháp về tổ chức cộng đồng...
 Nội dung quản lý mục đích sử dụng rừng.


- Phải phổ biến quy hoạch và mục đích sử dụng rừng được quy định trong Quy hoạch
với tất cả các cá thể trên địa bàn ( thông tin rõ ràng, minh bạch, rộng rãi, phổ biến).
- Thống kê nắm vững thông tin về rừng theo từng mục đích sử dụng rừng: về diện tích,
phân bố trữ lượng, tình trạng an ninh tài nguyên rừng
VD: Vừng quốc gia Ba Vì mục đích chính là bảo tồn, mục đích phụ là phục vụ cho du
lịch nghỉ dưỡng. Mục đích cho du lịch nghỉ dưỡng được xác định trong phạm vi nhất
định, không làm ảnh hưởng đến môi trường rừng, được các cơ quan chức năng cấp
phép


7

- Thường xuyên theo dõi giám sát các rừng chức năng để nắm rõ tình trạng của các loại
rừng để đưa ra các biện pháp kịp thời xử lý
- Tiền hành thanh tra, kiểm tra việc sử dụng các loại rừng theo chức năng các loại rừng.
Đây là hoạt động nhắc nhở chủ thể nắm vững tình hình phát luật và thực hiện theo
đúng chủ trương của nhà nước, là một nội dung quan trọng cần được thực hiện thường
xuyên
- Xử lý các vi phạm trong việc sử dụng rừng theo mục đích sử dụng. Đây không phải
nội dung cơ bản nhưng rất cần thiết trong việc bảo vệ tài nguyên rừng
b. Quản lý chất lượng tài nguyên rừng

- Chất lượng rừng:
+ Chất lượng rừng của sinh vật hiện tượng là khái niệm phản ánh những đặc trưng của
sinh vật hiện tượng, quyết định vai trò và công dụng của sinh vật đối với xã hội và tự
nhiên.
+ Rừng có những đặc trưng, chất lượng rừng được quyết định bởi: quy mô diện tích
rừng; trữ lượng gỗ và lâm sản chính; mật độ cây rừng và độ che phủ ( rừng phải che
phủ trên 60%); các yếu tố của môi trường ( đất, nước, khí hậu,..); sự phong phú của
muôn thú của các quần thể sinh vật; hệ sinh thái; giá trị cảnh quan. Đây là những yếu

tố quan trọng quyết định vai trò của rừng đối với xã hội và tự nhiên... kinh tế, xã hội,
an ninh , quốc phòng...
Từ những điều trên ta rút ra kết luận chất lượng rừng là khái niệm phản ánh 1 cách tập
trung các yếu tố đặc trưng, bản chất của rừng, quyết định vai trò, công dụng của rừng
đối với xã hội và tự nhiên.
+ Quản lý chất lượng rừng là tổng thể các hoạt động giám sát theo dõi, bảo vệ, cải
thiện và nâng cao chất lượng rừng được thực hiện bởi các cơ quan chức năng nhà nước
và sự tham gia của toàn xã hội, nhằm không ngừng bảo vệ và nâng cao chất lượng
rừng, phục vụ nhu cầu về mọi mặt của xã hội và nâng cao vai trò tự nhiên của rừng.
- Nội dung quản lý chất lượng rừng
(1). Tuyên truyền và phổ biến chính sách pháp luật. Có tuyên truyền thì người dân và
cán bộ mới hiểu và làm đúng
+ Về chính sách tuyên truyền: thể hiện trong các tài liệu chính sách của đảng ( chiến
lược pháp triển nhà nước, Nghị quyết của Hội nghị trung ương Đảng). Tuyên truyền
về: phương hướng, nội dung, chính sách bảo vệ phát triển rừng; các biện pháp chính


8

sách để thực hiện việc bảo vệ phát triển rừng; trách nhiệm của các chủ thể; tuyên
truyền kinh nghiệm điển hình về quản lý chất lượng rừng của địa phương.
+ Về pháp luật: gồm có luật bảo vệ phát triển rừng, luật đa dạng sinh học... Phải được
biên tập khái quát thành nội dung cơ bản quan trọng nhất. Luật được cụ thể hóa thành
các nghị định, thông tư hướng dẫn thực hiện.
+ Về phương pháp tuyên truyền: do rừng phân bố rộng khắp cả nước nên gắn với rừng
là các bộ phận dân cư nhưng nhận thức về rừng của họ còn kém (coi rừng là nguồn
sống). Nên cần tuyên truyền cho họ hiểu để gắn rừng với cuộc sống của họ.
(2). Điều tra khảo sát, xây dựng cơ sở dữ liệu về chất lượng rừng: Muốn quản lý chất
lượng rừng thì phải nắm được hiện trạng cần điều tra khảo sát.
(3). Xây dựng chương trình kế hoạch bảo vệ phát triển chất lượng rừng

- Quy hoạch kế hoạch có tính chất định kì tùy theo cấp. Chương trình không có định kì
mà phụ thuộc vào thực tế tài chính và không có thời hạn. Về cơ bản phương pháp thực
hiện chương trình và quy hoạch kế hoạch là giống nhau
- Các bước xây dựng chương trình kế hoạch:
+ Nghiên cứu các căn cứ xây dựng chương trình kế hoạch Bao gồm: chiến lược phát
triển kinh tế xã hội liên quan đến lâm nghiệp, căn cứ vào bối cảnh phát triển kinh tế
của vùng, của đất nước, bối cảnh điều kiện dự kiến diễn ra trong kì nghiên cứu chương
trình, kế hoạch; căn cứ vào nhu cầu sản phẩm rừng trong kì nghiên cứu; căn cứ vào
quan điểm chính sách của đảng và nhà nước về rừng trong những năm tới; căn cứ vào
mục tiêu xây dựng chương trình
+ Nghiên cứu thực trạng chất lượng rừng: dựa vào hồ sơ, cơ sở dữ liệu chất lượng
rừng, tổ chức khảo sát để đánh giá thực đia.
+ xác định phương hướng, nội dung của chương trình, kế hoạch, phương hướng.
+các biện pháp thực hiện về kinh tế, tổ chức, kĩ thuật.
+ xây trình lộ trình thực hiện các nội dung và biện pháp.
(4). Theo dõi, giám sát sự biến động của chất lượng rừng : sinh vật , hiện tượng không
ngừng biến đổi ( các quần thể sinh sôi nảy nở hoặc giảm đi do săn bắn) => cần theo dõi
giám sát bảy chỉ tiêu quyết định chất lượng rừng.
(5). Theo dõi, giám sát, đánh giá tác động của các hiện tượng liên quan đến chất lượng
rừng.
- Hoạt động xây dựng đường giao thông qua đường rừng núi.
- Hoạt động khai thác khoáng sản : san lấp, ủi phần bên trên, chặt cây cối.
- Hoạt động xây dựng các công trình thủy lợi dẫn đến san ủi, phá rừng


9

c. Quản lí việc thực hiện chế độ, quy định về khai thác sử dụng liên quan đến

chất lượng rừng.

(1). Phải thực hiện quy định quản lí mục đích sử dụng rừng: sản xuất phòng hộ đặc
dụng. Ví dụ: rừng phòng hộ nghiêm cấm chuyển sang rừng sản xuất.
(2). Quản lí việc thực hiện các quy định về bảo vệ phát triển rừng và đất rừng. Các quy
định của Nhà Nước rất đầy đủ, bao gồm 2 văn bản luật và các văn bản dưới luật.
(3). Quản lí việc cấp phép và thu hồi giấy phép khai thác sử dụng tài nguyên rừng.
- Khai thác , sử dụng phải được phép của cơ quan chức năng.
- Thay giấy phép bằng các hợp đồng.
- Khai thác , sử dụng tài nguyên rừng đối với các hoạt động được thực hiện: khai thác
một số loại lâm sản ở rừng tự nhiên mà người dân ở đó mới được khai thác.
- Phải kiểm tra giấy phép 1 cách thường xuyên. Đối với người dân địa phương thì
chính quyền thông báo còn với tổ chưc khai thác rừng trồng lâu năm phải kiểm tra theo
dõi giấy cấp phép.
- Việc cấp phép phải đúng quy trình.
- Phải kịp thời thu hồi giấy phép trong các trường hợp sau:
+ Hết hạn thời gian cho phép khai thác, hết sản lượng quy định khai thác.
+ Vi phạm đến mức phải thu hồi.
+ Những trường hợp thu hồi đặc biệt : xây dựng công trình quân sự ở vùng cấp phép
khai thác...
(4). Quản lí việc thực hiện các quy định đối với việc khai thác, sử dụng 1 số loại lâm
sản cụ thể.ví dụ như khai thác động vật hoang dã thông thường ( nhím, hươu, gà rừng,
vịt trời..) được khai thác nhưng khai thác giới hạn và chỉ hộ gia đình được khai thác, sử
dụng tại chỗ, không được khai thác tổ chức chuyên nghiệp và có hoạt động thương
mại.Khi khai thác duy trì chỉ ở mức cân bằng, không làm suy giảm số lượng quần thể
cá thể này.
=> Cơ quan chức năng phối hợp chặt chẽ với cấp thôn bản để kiểm soát , theo dõi chặt
chẽ về mức độ khai thác và sử dụng tài nguyên.
1.3. Yêu cầu của công tác quản lý rừng và phát triển rừng
- Nâng cao nhận thức và hiểu biết của người dân về vai trò, giá trị tài nguyên rừng đối
với đời sống xã hội và chính sách pháp luật của nhà nước về tài nguyên rừng. Đây là
yêu cầu cao nhất trong quản lý tài nguyên rừng ở hầu hết các quốc gia do rừng liên



10

quan tới sinh kế của người dân. Ở Việt Nam thì có ½ dân liên quan đến rừng. Đây là cơ
sở để người dân hiểu được chính sách pháp luật về quản lý tài nguyên rừng
- Cùng với nhận thức của người dân, cơ quan chức năng nghiên cứu phổ biến, hướng
dẫn người dân các phương thức kết hợp trong sinh kế sản xuất của họ, vừa đảm bảo thu
nhập đời sống vừa bảo vệ phát triển rừng . Trên thực tế đã nghiên cứu được nhiều
phương thức kết hợp nông lâm nghiệp để khai thác rừng tốt nhất, góp phần bảo vệ môi
trường rừng.
- Phải có hệ thống quản lý chặt chẽ từ trung ương đến cơ sở 1 cách khoa học, tạo động
lực trách nhiệm cao
- Kết hợp hài hòa các lợi ích trong quản lý ( kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, an
ninh quốc phòng...). Quan trọng nhất là lợi ích của người dân, đặc biệt là người dân
gắn với rừng, nhưng không làm ảnh hưởng tới rừng mà họ còn bảo vệ môi trường rừng.
- Sử dụng 1 cách tổng hợp và hải hòa các công cụ quản lý, tuyên truyền giáo dục phải
được coi trọng hơn. Kết hợp phải phù hợp với đối tượng tình huống quản lý.
1.4. Chủ trương của nhà nước về quản lý và phát triển rừng trên cả nước nói
chung và các Vườn Quốc Gia nói riêng
a. Trên cả nước
• Tổ chức thực hiện ngày càng có hiệu quả chủ trương xã hội hóa công tác quản

lý bảo vệ rừng.
− Giao đất, giao rừng, khoán bảo vệ rừng, tổ chức thực hiện cơ chế hưởng lợi của
người làm rừng, sắp xếp lại lâm trường quốc doanh.
Đến nay cả nước đã giao 9,999,892 ha rừng, trong đó giao cho các doanh nghiệp nhà
nước 2,291,904 ha, Ban quản lý rừng đặc dụng và phòng hộ quản lý 3,981,858 ha; hộ
gia đình, cá nhân 2,806,357 ha; Cộng đồng dân cư 70,730 ha; các đơn vị thuộc lực
lượng vũ trang 228,512 ha. Cho thuê 75,191 ha, trong đó cho các tổ chức kinh tế thuê

69,270 ha; cho hộ gia đình, cá nhân thuê 1,709 ha; cho tổ chức nước ngoài thuê 4,212
ha. Như vậy, về cơ bản Việt Nam đã chuyển đổi căn bản cơ chế rừng tập trung vào Nhà
nước trước đây sang cơ chế quản lý mới đa dạng về chủ rừng, đặc biệt là khẳng định
chủ trương tiếp tục giao rừng tự nhiên cho các hộ gia đình, cá nhân; đã thể chế hóa quy
định pháp luật và triển khai trên thực tiễn việc công nhận hình thức quản lý rừng của
cộng đồng dân cư. Cùng với đẩy mạnh công tác giao rừng và đất lâm nghiệp, hiện nay


11

ngành lâm nghiệp đang giao khoán cho các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng và tổ chức
bảo vệ gần 2,45 triệu hécta rừng, trong đó: rừng đặc dụng 285 nghìn hécta, rừng phòng
hộ 2 triệu hécta, rừng sản xuất 215 nghìn hécta. Thực tiễn khẳng định đây là quan điểm
phát triển lâm nghiệp đúng đắn trong nền kinh tế thị trường, nhờ đó huy động được các
nguồn lực của nhiều thành phần kinh tế trong công tác quản lý bảo vệ và phát triển
rừng trong những năm qua.


Nhiều cơ chế quản lý bảo vệ rừng được ban hành nhằm đẩy mạnh thực hiện chủ
trương xã hội hóa ngày càng có hiệu quả.

Chính sách về quyền hưởng lợi của chủ rừng và người nhận khoán bảo vệ rừng theo
Quyết định 178/2001/QĐ-TTg ngày 12/11/ 2001 của Thủ tướng Chính phủ bước đầu
kích thích chủ rừng và người nhận khoán đầu tư bảo vệ và phát triển rừng cần tổng kết
thực tiễn để sớm sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn.
Việc đổi mới tổ chức và cơ chế quản lý lâm trường quốc doanh đã được triển khai thực
hiện theo tinh thần Nghị quyết 28 của Bộ Chính trị và Quyết định số 187/1999/QĐTTg, Nghị định số 200/2004/NĐ–CP. Tuy còn những khó khăn và vướng mắc về cơ
chế hoạt động, nhưng về cơ bản các lâm trường sau khi được sắp xếp lại đã được định
hướng rõ nét hơn về cơ chế tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh, nhiều lâm
trường đã điều chỉnh giảm về quy mô diện tích (theo kiểu bao chiếm đất, sử dụng hiệu

quả thấp) để dành quỹ đất lâm nghiệp giao cho các tổ chức, cá nhân khác quản lý bảo
vệ tốt hơn.
Các biện pháp quản lý rừng cộng đồng được thực hiện, trong đó việc hỗ trợ và hướng
dẫn gần 40.000 cộng đồng dân cư thôn, bản xây dựng và thực hiện quy chế bảo vệ rừng
đã góp phần quan trọng nhằm nâng cao nhận thức, phát huy tính tự quản và sự cố kết
của cộng đồng trong bảo vệ rừng.
Thực hiện Quyết định số 245/1998/QĐ-TTg ngày 25/11/ 1998 của Thủ tướng Chính
phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước của các cấp về rừng và đất lâm nghiệp. Uỷ
ban nhân dân các tỉnh đã và đang tổ chức rà soát chiến lược phát triển lâm nghiệp, chỉ
đạo Uỷ ban nhân dân cấp huyện, xã thực hiện các biện pháp tăng cường trách nhiệm
quản lý, bảo vệ rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn, tổ chức theo dõi diễn biến rừng và
đất lâm nghiệp. Nhìn chung, trong thời gian qua các cấp chính quyền địa phương đã
nâng cao vai trò trách nhiệm trong bảo vệ rừng, tuy nhiên ở một số địa phương, nhất là


12

chính quyền cơ sở vẫn chưa coi trọng, quan tâm đúng mức đến công tác này, rừng vẫn
tiếp tục bị phá, bị cháy...
Lực lượng kiểm lâm được đổi mới theo định hướng kiểm lâm phải bám rừng, bám dân,
gắn với chính quyền cơ sở, đẩy mạnh tuyên truyền vận động nhân dân, huy động sức
mạnh của toàn xã hội cho sự nghiệp bảo vệ rừng. Thời gian qua Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn đã ban hành nhiều văn bản quy định tăng cường đào tạo nghiệp vụ
và rèn luyện phẩm chất chính trị đối với lực lượng kiểm lâm. Tổ chức đưa trên 4.000
công chức kiểm lâm về phụ trách địa bàn cấp xã để giúp chính quyền cơ sở nắm vững
tình hình tài nguyên rừng và thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng tại gốc. Việc tuyển
dụng được thực hiện theo quy trình chặt chẽ hơn. Đối với những cán bộ kiểm lâm có vi
phạm, dấu hiệu thoái hóa biến chất, kiên quyết xử lý kỷ luật, đưa ra khỏi ngành. Kiểm
lâm đang từng bước nhận được sự tin tưởng, ủng hộ của nhân dân, của chính quyền các
cấp trong cuộc đấu tranh bảo vệ rừng.

Những năm qua công tác bảo vệ rừng đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, nhận
thức về rừng được nâng cao, quan điểm đổi mới xã hội hóa về lâm nghiệp đã được
triển khai thực hiện có hiệu quả; hệ thống pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng ngày
càng hoàn thiện; chế độ chính sách lâm nghiệp, nhất là chính sách về đa dạng hóa các
thành phần kinh tế trong lâm nghiệp, giao đất, giao rừng, khoán bảo vệ rừng và quyền
hưởng lợi từ rừng được ban hành và bước đầu đi vào cuộc sống. Nhà nước đã tăng
cường đầu tư thông qua nhiều chương trình, dự án đã tác động tích cực vào bảo vệ
rừng. Vai trò trách nhiệm quản lý Nhà nước về rừng của các ngành và chính quyền các
cấp được nâng cao hơn, các tổ chức xã hội đã có những nỗ lực tham gia vào công tác
bảo vệ và phát triển rừng...
Nhiều biện pháp cương quyết như tổ chức các đợt truy quét lâm tặc, giải tỏa các tụ
điểm phá rừng trái phép, ngăn chặn chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp ngoài
quy hoạch, xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng được thực
hiện quyết liệt hơn. Nhờ đó tình hình vi phạm các quy định của Nhà nước về bảo vệ và
phát triển rừng, tình trạng phá rừng trên quy mô lớn được kiềm chế, giảm thiệt hại so
với những năm 1990. Nhiều mô hình bảo vệ và phát triển rừng đã hình thành ở các địa
phương, góp phần quan trọng vào việc khôi phục lại diện tích rừng, phát triển kinh tế
xã hội và cải thiện chất lượng môi trường ở địa phương.


13

Mặc dù trong thời gian qua đã có những nỗ lực không ngừng của các ngành các cấp
trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng, nhưng nhìn chung kết quả đạt được chưa toàn
diện, chuyển biến chưa căn bản, thiếu vững chắc. Tình trạng phá rừng, khai thác, sử
dụng đất lâm nghiệp trái phép vẫn diễn ra ở nhiều nơi, đặc biệt ở các địa phương còn
nhiều rừng tự nhiên, khu vực Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. Nhiều băng
nhóm phá rừng chuyên nghiệp, đường dây buôn bán lâm sản trái phép chưa được theo
dõi, phát hiện và bóc gỡ kịp thời. Nhiều điểm nóng về phá rừng nghiêm trọng, kéo dài
chưa được giải quyết triệt để.

b. Các Vườn Quốc Gia

Theo Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 quy định rừng đặc dụng bao gồm:
Vườn quốc gia; Khu bảo tồn thiên nhiên gồm có khu dự trữ thiên nhiên và khu bảo tồn
loài – sinh cảnh; Khu bảo vệ cảnh quan gồm khu rừng di tích lịch sử, văn hóa, danh
lam thắng cảnh; Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học. Hiện nay tổng số khu
rừng đặc dụng là 128, trong đó có 30 Vườn quốc gia, 48 khu dự trữ thiên nhiên, 12 khu
bảo tồn loài, 38 khu bảo vệ cảnh quan. Tổng diện tích các khu rừng đặc dụng trên 2
triệu ha và tổng diện tích rừng của cả nước gần 13,4 triệu ha, độ che phủ rừng toàn
quốc 39,5 % (tính đến 31/12/2010 theo QĐ số 1828/QĐ-BNN-TCLN, ngày
11/8/2011), tỷ lệ giữa diện tích rừng đặc dụng và diện tích rừng cả nước là 15 % (tiêu
chuẩn của thế giới 10 %), tuy nhiên nó còn phụ thuộc vào chất lượng của rừng, sự phân
bố đều trên toàn bộ diện tích tự nhiên và tính đa dạng sinh học mới có thể duy trì bảo
tồn rừng.
Hiện nay chúng ta đã thiết lập được hệ thống các khu rừng đặc dụng chung cho toàn
quốc, xây dựng các tiêu chí để thành các rừng đặc dụng (Vườn quốc gia, khu bảo tồn,
…), các khu rừng đặc dụng được thành lập trải dài trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, hầu
hết các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng có các loài đặc hữu, nguy cấp, quý hiếm đã
được bảo tồn và nằm trong rừng đặc dụng.
Hệ thống quản lý các rừng đặc dụng này phụ thuộc vào từng loại rừng đặc dụng, như ở
cấp Trung ương quản lý 06 Vườn quốc gia, còn lại trực thuộc tỉnh, việc xây dựng và
quản lý chúng dựa trên Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004; QĐ số 62/2005/QĐBNN, ngày 12/10/2005 về việc ban hành tiêu chí phân loại rừng đặc dụng; QĐ số


14

186/QĐ-TTg, ngày 14/8/2006 về quy chế quản lý rừng; Nghị định số 32/2006/NĐ-CP,
ngày 30/3/2006 về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và mới
đây là Nghị định số 117/2010/NĐ-CP, ngày 24/12/2010 về tổ chức quản lý hệ thống
rừng đặc dụng, đây là nghị định được xây dựng tương đối hoàn chỉnh nhất từ trước đến

nay, thể hiện sự thông suốt về tổ chức và quản lý rừng.
Hệ thống các khu rừng đặc dụng đã trở thành những nơi để nghiên cứu khoa học, thực
tập, tham quan du lịch, nghỉ dưỡng, bảo vệ nguồn nước, bảo tồn những văn hóa, kiến
thực bản địa, bảo tồn đa dạng sinh học,…Tuy nhiên hệ thống tổ chức, quản lý rừng đặc
dụng sau một thời gian thực hiện vẫn còn một số những bất cập sau:
Theo luật đa dạng sinh học năm 2008 thì phân cấp khu bảo tồn có 4 dạng sau: Vườn
quốc gia, Khu dự trữ thiên nhiên, Khu bảo tồn loài - sinh cảnh, Khu bảo vệ cảnh quan
và không có khu nghiên cứu, thực nghiệm khoa học. Như vậy giữa Luật bảo vệ và phát
triển rừng năm 2004 và Luật đa dạng sinh học năm 2008 có sự khác nhau về phân chia
và dùng từ, một bên sử dụng “rừng đặc dụng”, bên kia dùng “ Khu bảo tồn”. Trong khi
theo Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 thì “Khu bảo tồn” nằm trong rừng đặc
dụng và dưới Vườn quốc gia. Do đó tạo ra sự không thống nhất về cách sử dụng, gây
khó khăn cho công tác quản lý.
Trong bảng phân hạng của IUCN thì khu vực được bảo vệ chia làm 6 hạng, không có
khu vực dành cho thực nghiệm khoa học; đối chiếu với phân hạng của Việt Nam tương
đương từ I – V, không có phân hạng VI (điều hành để sử dụng hiệu quả tài nguyên môi
trường), đối chiếu với các quy định về quản lý rừng đặc dụng thì không có loại rừng
đặc dụng nào cho phép khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên thực tế
hiện tượng này vẫn thường xuyên xảy ra, người dân vẫn khai thác và sử dụng tài
nguyên thiên nhiên trong rừng đặc dụng bởi từ lâu người dân sống gắn bó với rừng, coi
rừng là nhà. Do đó cần phải sửa đổi và bổ xung trong việc phân hạng rừng đặc dụng
cho phù hợp với thực tế nhưng vẫn đảm bảo việc quản lý rừng tốt.
Hệ thống quản lý các khu rừng đặc dụng chưa có một cơ chế rõ ràng và việc quản lý
cũng chưa thông nhất. Cả nước có 30 Vườn quốc gia thì chỉ có 06 Vườn là thuộc Bộ,
còn lại trực thuộc UBND tỉnh và sở NN&PTNT tỉnh; còn 98 khu rừng đặc dụng khác
do Sở NN&PTNT và Chi cục kiểm lâm quản lý. Chính sự không thống nhất này đã dẫn
đến việc quản lý và bảo tồn các khu rừng đặc dụng này không hiệu quả, mỗi nơi có


15


cách làm riêng, phá vỡ kết cấu rừng chung của cả nước, ảnh hưởng đến chất lượng
rừng và đa dạng sinh học.
Theo Nghị định số 117/2010/NĐ-CP, ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về tổ
chức và quản lý rừng đặc dụng thì Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tổ chức lập
quy hoạch các khu rừng đặc dụng trên địa bàn tỉnh và UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch
các khu rừng đặc dụng đó hoặc có quyền điều chỉnh, chuyển mục đích sử dụng rừng
đặc dụng đó. Đứng trên quan điểm bảo tồn và phát triển: Sở Nông nghiệp & Phát triển
nông thôn sẽ lập quy hoạch cho các khu rừng đặc dụng trên địa bàn tỉnh là rất khó, bởi
lập quy hoạch cho rừng đặc dụng cần phải có kiến thức sâu về bảo tồn, nó khác với quy
hoạch sử dụng đất. Việc UBND tỉnh được phê duyệt, điều chỉnh, chuyển mục đích sử
dụng rừng đặc dụng trên địa bàn tỉnh ảnh hưởng không nhỏ đến quy hoạch rừng đặc
dụng của cả nước bởi quan điểm bảo tồn chưa được chú trọng trong chiến lược phát
triển kinh tế của địa phương. Không tạo ra hành lang đa dạng sinh học đối với những
vùng giáp ranh.
Hiện nay quan điểm về bảo tồn còn nhiều bất cập: Bảo tồn không có nghĩa là bảo vệ và
duy trì tự nhiên của loài, quan điểm này bị bó hẹp, sớm muộn loài sẽ bị tuyệt chủng;
cần phải có cái nhìn tích cực hơn: Bảo tồn bao gồm bảo vệ, sử dụng hợp lý và sử dụng
biện pháp kỹ thuật phù hợp ví dụ như Pơ mu tái sinh chỉ gặp ở nơi có độ tàn che phù
hợp – có ánh sáng (cần phải xúc tiến tái sinh).
Kinh phí phục vụ cho rừng đặc dụng rất thấp, ngân sách có thể rót trực tiếp từ Trung
ương hoặc tỉnh nhưng kinh phí này chỉ đủ cho chi phí hoạt động bộ máy ban quản lý
hoặc nếu có đầu tư chủ yếu cho xây dựng cơ bản, còn kinh phí dành cho bảo tồn rất ít
và chưa được chú ý. Phần lớn các nguồn ngân sách này được cấp theo kế hoạch hàng
năm và dựa trên cân đối giữa ngân sách Trung ương và tỉnh, do đó nguồn tài chính này
không ổn định ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý bảo tồn rừng đặc dụng.
Một số Vườn quốc gia trực thuộc Bộ thì ngoài ngân sách Trung ương còn được tiếp
cận rất dễ các nguồn kinh phí từ các tổ chức quốc tế đầu tư; còn Vườn quốc gia, khu
bảo tồn thuộc tỉnh phụ thuộc lớn vào tiềm năng kinh tế của tỉnh, nguồn kinh phí được
tiếp cận từ các tổ chức quốc tế rất hạn chế, phụ thuộc vào cơ chế quản lý hành chính

của tỉnh. Do đó trong hệ thống quản lý rừng đặc dụng bị mất cân đối, có những rừng
được đầu tư nhiều và ngược lại, ảnh hưởng không nhỏ đến đa dạng sinh học trong công
tác bảo tồn rừng. Một số dự án được đầu tư từ các tổ chức quốc tế chưa thật sự có hiệu


16

quả, chưa tận dụng được các lợi thế và kinh nghiệm có được, do đó ảnh hưởng rất lớn
đến các dự án quốc tế sau này.
Hầu hết các Vườn quốc gia, khu bảo tồn chưa có cán bộ được đào tạo chuyên về bảo
tồn mà chỉ thông qua các lớp tập huấn ít ngày, do đó kiến thức về bảo tồn còn hạn chế
ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý và bảo tồn rừng
Hiện nay vùng đệm của khu rừng đặc dụng thuộc quyền quản lý của chính quyền địa
phương, các ban quản lý rừng đặc dụng chỉ có quyền quản lý trong phạm vi rừng quản
lý của mình, trong khi đó việc thành lập vùng đệm rừng đặc dụng là để hỗ trợ cho công
tác bảo tồn, quản lý và bảo vệ rừng đặc dụng, do đó dẫn đến sự không hợp nhất về mặt
quản lý và xây dựng kế hoạch phát triển cho vùng. Trong quy hoạch bảo tồn và phát
triển rừng ít được địa phương quan tâm và đưa vào kế hoạch, nghị quyết phát triển
chung của địa phương. Khi xây dựng phát triển rừng đặc dụng chưa gắn kết giữa phát
triển vùng lõi với vùng đệm, chưa có sự phát triển hài hòa giữa 2 vùng.
Quy mô về diện tích các khu rừng đặc dụng hầu hết giới hạn trong phạm vi hành chính
của tỉnh, mà chưa chú trọng đến diện tích vùng sinh thái đặc trưng, diện tích vùng có
các loài đặc hữu, nguy cấp, quý, hiếm,… (nghĩa là chưa chú trọng đến việc thành lập
khu bảo tồn liên danh giới), chính điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sự tồn tại của
loài, của hệ sinh thái. Đối với Vườn quốc gia, khu bảo tồn chưa xác định được rõ khu
vực cho bảo tồn và khu vực dành cho phát triển, do đó đã tạo ra sự lúng túng trong
quản lý chỗ nào cũng bảo tồn và bảo vệ nghiêm ngặt.
PHẦN 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TẠI
VƯỜN QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG
1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội khu vực Vườn Quốc Gia Cúc


Phương
 Vị trí địa lý
Vườn Quốc Gia Cúc Phương nằm ở phía Tây tỉnh Ninh BÌnh, cách quốc lộ 1A 40km
và cách thủ đô Hà Nội 130km về phía Nam. Vườn Quốc Gia Cúc Phương nằm ở phía
tận cùng phía Đông Nam cả dãy núi đá vôi chạy theo hướng Tây Bắc- Đông Nam.
Vườn Quốc Gia Cúc Phương có tọa độ địa lý như sau: 20°14’-20°24’ vĩ độ Bắc,
105°29’-105°44’ kinh độ Đông


17

Vườn Quốc Gia Cúc Phương nằm trong khối núi đá vôi mà ranh giới bao gồm đường
ven chân núi đá vôi
-

Chạy dọc theo hướng Tây Bắc Đông Nam là các xã thuộc huyện Lạc Sơn và các
xã thuộc huyện Yên Thùy của tỉnh Hòa Bình
Phía đông Nam giáp xã Yên Quang huyện Nho Quan tỉnh Ninh BÌnh
Phía Tây Nam giáp xã Kì Phú, huyện Nho Quan, tỉnh NInh BÌnh
Phía Tây Nam và Tây Bắc giáp các xã Thành lâm, Thành mỹ, Thành Yên thuộc
huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa

Diện tích Vườn Quốc Gia Cúc Phương nằm trong phần đất thuộc 14 xã, trong đó có 7
xã của 2 huyện Lạc Sơn và Yên Thùy, tỉnh Hòa Bình, 4 xã của huyện Nho Quan tỉnh
Ninh Bình và 3 xã của huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hóa
Tổng diện tích tự nhiên của Vườn Quốc Gia là 22.200 ha, trong đó:
-

Huyện Lạc Sơn và Yên Thùy của tỉnh Hòa Bình là 5.850 ha

Huyện NHo Quan tỉnh Ninh Bình là 11.300 ha
Huyện Thạch Thành tỉnh Thanh HÓa là 5.000 ha

 Địa chất – địa hình
Khu vực Cúc Phương được hình thành bởi chuyển động tạo sơn Kimeri ( vào cuối kỷ
Jura ,đầu kỷ Kreta ), trong đầu nguyên đại trung sinh kỷ Trias cách ngày nay khoảng
260 triệu năm. Khu vực được tạo thành bởi các loại mẫu chất sau:

-

Đá vôi sét, thuộc hệ tầng Tân Lạc tuổi Trias sớm.
Đá vôi thuộc hệ tầng Đồng Giao tuổi Trias giữa.
Đá vôi sét, thuộc hệ tầng Nậm Thẳm tuổi Trias giữa.
Trầm tích biển thuộc hệ tầng Vĩnh Phúc.
Thành tạo Humit thuộc hệ tầng Hải Hưng.

Vườn quốc gia Cúc Phương nằm ở phía Đông Nam của dãy núi Tam Điệp, một dãy núi
đá vôi chạy từ tỉnh Sơn La ở hướng Tây Bắc. Dãy núi vôi này với ưu thế là kiểu Karst
tự nhiên, hình thành trong lòng đại dương cách đây khoảng 200 triệu năm. Dãy núi này
nhô lên đến độ cao 636m tạo thành một nét địa hình nổi bật giữa một vùng đồng bằng.
Phần dãy núi đá vôi bao quanh VQG có chiều dài khoảng 25km và rộng đến 10km, ở
giữa có một thung lũng chạy dọc gần hết chiều dài của dãy núi.


18

Thuộc dạng địa hình kartst nửa che phủ, Cúc Phương nằm trọn vẹn trong cảnh địa lý
đồi kartst xâm thực, tạo nên các hang động đẹp. Các hang động này đều có thể khai
thác cho tham quan, nghiên cứu như: Động người xưa, Hang Con Moong, Động Phò
Mã giáng, Động Trăng Khuyết…

Cúc Phương có 3 dạng địa hình chính liên quan đến hai loại sản phẩm cấu tạo đất chủ
yếu với các loại đá mẹ khác nhau:
- Địa hình núi cao, dốc đứng: Sản phẩm đá vôi.
- Địa hình bãi bằng, thung lũng đẹp: Sản phẩm bồi tụ.
- Địa hình núi thấp và ít dốc: Sản phẩm đất sét
 Khí hậu

Theo số liệu thu thập tại trạm khí tượng Cúc Phương từ năm 1992-2002 nhiệt độ bình
quân của Cúc Phương là 22,5°C. Biến thiên độ trung bình năm từ 13- 15°C. Độ ẩm
không khí cao với độ ẩm tương đối trung bình năm gần 85%.
Lượng mưa trung bình năm đo được là 1681mm với mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến
tháng 10. Mùa khô lạnh bắt đầu tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
 Chế độ gió:

Vườn quốc gia nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa chịu ảnh hưởng bởi gió
mùa đông bắc về mùa đông và gió mùa đông nam về mùa hè. Ngoài ra khu vực còn
chịu ảnh hưởng của gió mùa tây nam khô nóng thổi mạnh từ tháng 4 đến tháng 7. Tuy
vậy do điều kiện địa hình, gió sau khi vượt qua các yên ngựa và hẻm núi đi sâu vào
rừng đã bị thay đổi hướng rất nhiều, tốc độ gió khoảng 1 – 2 m/s.


Thủy văn:

Do ở Cúc Phương là địa hình Karst nên ở đây có ít dòng chảy, ngoại trừ sông Bưởi và
sông Ngang ở phía Bắc có nước quanh năm, còn lại các khe suối cạn có nước theo
mùa. Sau cơn mưa khe khô dẫn nước vào lỗ hút, chảy ngầm rồi phun ra ở một số mó
nước. Chỗ nào nước không thoát kịp thì ứ đọng lại gây ngập úng tạm thời.
 Địa chất thổ nhưỡng



19

Nền địa chất Cúc Phương được tạo thành bởi chuyển động tạo sơn kỉ Mê ri đầu nguyên
đại trung sinh kỷ Triat trung, bậc Ca-do-ni tầng Đồng Giao.
Đất Cúc Phương có 2 nhóm với 7 loại đất chính:
Bốn loại đất phân bố ở nơi cao nhất đến nơi thấp nhất của núi đá vôi. Ba loại đất phân
bố ở nơi đồi cao dốc xuống nơi thấp không có đá vôi. Đá mẹ có cấu tạo khối phiến đá
dày đến đá mẹ có khối phiến đá mỏng, từ đá mẹ thô đến đá mẹ mịn hơn, từ đá mẹ
không hay ít biến chất đến đá mẹ biến chất.
 Các quần xã thực vật chủ yếu

Thảm thực vật vườn quốc gia Cúc Phương có những kiểu chính và những kiểu phụ như
sau:
-

Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới chủ yếu là cây lá rộng trên núi đá
vôi có độ cao dưới 500m.
Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới chủ yếu là cây lá rộng trên núi đá
vôi có độ cao trên 500m.
Kiểu rừng phụ thứ sinh nhân tác trên núi đá vôi.
Quần lạc cây bụi, cây gỗ rải rác trên núi đá vôi.
Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới chủ yếu cây lá rộng, đất phong hóa
từ đá phiến có độ cao dưới 500m.
Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới chủ yếu cây lá rộng, đất phong hóa
từ đá phiến có độ cao trên 500m.
Rừng thứ sinh nhân tác trên núi đát vùng thấp phong hóa từ đá sét.
Rừng thứ sinh nhân tác tre nứa nhiệt đới.
Quần lạc cây bụi cây gỗ rải rác trên núi đát phong hóa từ đá sét.
Quần lạc tràng cỏ nhiệt đới.
Đất canh tác nông nghiệp.


 Tài nguyên đa dạng sinh học của Vườn quốc gia

Cúc Phương có hệ thực vật, động vật phong phú. Cúc Phương có hệ sinh thái khá
phong phú và đa dạng , gồm 2406 loài thực vật, 608 loài động vật có xương sống trong
đó có 125 loài thú, 308 loài chim, 76 loài bò sát, 46 loài lưỡng cư, 65 loài cá và hàng
nghìn loại côn trùng. Có 108 loài động thực vật được ghi trong Sách đỏ Việt Nam.


20

Thảm thực vật Vườn quốc gia Cúc Phương ưu thế bởi rừng trên núi đá vôi. Ở một đôi
chỗ, rừng hình thành nên nhiều tầng tán có thể đến 5 tầng rõ rệt, trong đó tầng vượt tán
đạt đến độ cao trên 40m. Do địa hình dốc, tầng tán thường không liên tục và đôi khi sự
phân tầng không rõ rệt. Nhiều cây rất phát triển hệ rễ bạnh vè để đáp ứng với tầng đất
mặt thường mỏng.
Cúc Phương là nơi sinh sống của một vài quần thể thú quan trọng về mặt bảo tồn, trong
đó có phân loài linh trưởng đang bị đe dọa trên mức toàn cầu. Nhiều nhóm sinh vật
khác cũng đã được nghiên cứu ở Cúc Phương.
 Điều kiện kinh tế xã hội, dân cư của khu vực

Về dân số, khi Vườn Quốc Gia Cúc Phương thành lập, có khoảng 500 người sống
trong các xóm thuộc vùng lõi của vườn quốc gia này. Trong giai đoạn di dời đầu
tiên,kết thúc vào cuối năm 1990, 6 xóm với 650 người đã được chuyển đến định cư ở
vùng bán sơn địa ngoài cửa vườn. tuy nhiên, hiện vẫn còn khoảng 2.000 người sống
dọc theo bờ song Bưởi bên trong vườn. số dân này cũng đang được lên kế hoạch để di
dời. khoảng trên 62.000 dân sống ở vùng đệm của vườn quốc gia, rất nhiều người trong
số họ có cuộc sống phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên bên trong vườn.
Dân số ở đây chủ yếu là dân tộc Kinh và Mường, mật độ của toàn vùng là 138
người/km2, nhưng dân số phân bố không đều như Cúc Phương 23 người/km 2, Yên Trị

354 người/km2, Yên Quang 559 người/km2.
Cúc Phương là một trong 2 xã miền núi của huyện Nho Quan. Trung tâm vườn có 9
bản trong đó địa phận tỉnh Thanh Hóa 2 bản, Hòa Bình 1 bản, Ninh Bình 6 bản. số bản
trên đất Ninh BÌnh đều nằm gần đường ô tô từ cửa rừng đến trung tâm. Đó là bản Mạc,
bản Đang, bản Mền, bản Đồng cơn, bản Đăng và sâu nhất là bản Bống
Do đặc điểm dân cư chủ yếu tập trung ở các vùng thấp gần cá trục đường giao thông
nên phân bố lao động sản xuất cũng chủ yếu tập trung ở đây.
Lực lượng sản xuất đông đảo nhưng cơ cấu ngành nghề đơn giản. Hoạt động sản xuất
chủ yếu là nghề nông, chăn nuôi gia sú, gia cầm. Một số ít người làm về y tế, giáo dục,
dịch vụ, sản xuất thủ công nghiệp. Vấn đề này đã một phần tạo sức ép đối với tài
nguyên của vườn quốc gia Cúc Phương
Về kinh tế, sản xuất nông nghiệp là ngành sản xuất chủ đạo chủ yếu là trồng lúa và cá
loại hoa màu. Tuy nhiên do diện tích còn hạn hẹp nên hiệu quả kinh tế chưa cao.


21

Chăn nuôi chiếm vị trí khá quan trọng khá phát triển trong vùng chủ yếu là trâu, bò.
Sản xuất công nghiệp có một số cơ sở sản xuất với quy mô nhỏ và sản xuất thủ công
nghiệp như khai thác đá, nung gạch, sản xuất các dụng cụ gia đình.
Hệ thống giao thông vận tải tương đối hoàn chỉnh. Hệ thống đường cấp phối giữa các
xã trong huyện cũng hình thành nên giao thông khá thuận lợi. Trong vườn đoạn đường
từ khu văn phòng tới trung tâm Bông đã được cải tạo và nâng cấp…
Đường điện đã có đường dây tải điện và các trạm biến thế đã đến được với các xã vùng
đệm của vườn quốc gia.
Các xã trong khu vực đều có trạm xá nhưng chưa có bác sĩ chỉ có y tá người có tay
nghề và kỹ thuật cao nhất.
Giáo dục phát triển tương đối tốt. Số trường lớp các cấp phát triển khá đồng đều ở các
xã. Tuy nhiên ở các bản vùng sâu vùng xa vẫn còn hiện tượng mù chữ và tái mù chữ.
 Những người dân sống ở vùng đệm của quốc gia có nhiều người có cuộc sống


phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên bên trong vườn. Lâm sản bị
khai thác mạnh nhất là gỗ và củi. Việc thu hoạch ốc, nấm, măng làm thức ăn
cũng như việc đi lấy than chuối làm thức ăn gia súc diễn ra thường xuyên. Hoạt
động săn bắn để lấy thức ăn và bán cho dân kinh doanh động vật hoang dã làm
suy giảm nghiêm trọng số lượng các loài thú, chim và bò sát trong vườn. Rừng
ở vùng rìa tiếp giáp với dân cư đang bị suy thoái nghiêm trọng do việc lấy củi
và chăn thả gia súc bừa bãi cũng như phát quang đất làm nương rẫy ở một số
khu vực
 Lượng lớn khách tham quan du lịch đến Cúc Phương hàng năm cũng tạo ra vấn
đề đặc biệt đối với việc quản lý vườn. Rác thải, thu hái cây cành và ô nhiễm
tiếng ồn từ những nhóm khách là vấn đề chưa kiểm soát được. Kế hoạch quản lý
của vườn chưa thực sự có các biện pháp ngăn chặn những việc này, làm giảm
hiệu quả của công tác bảo tồn đa dạng sinh học. Điều này cũng có thể dẫn đến
sự phát triển cơ sở hạ tầng du lịch nhưng lại gây ra tác động tiêu cực về môi
trường
1.2. Khái quát tài nguyên rừng tại Vườn Quốc Gia Cúc Phương

Về thực vật, Vườn Quốc Gia Cúc Phương có sự phát triển hệ thực vật rất phong phú và
đa dạng, là nơi tậptrung của 4 luồng thực vật khác nhau. Một luồng là á nhiệt đới (long


22

não, mộc lan, máu chó…). Hai là luồng nhiệt đới nóng ẩm (các cây họ thầu dầu, chò
chi). Ba là luồng ôn đới (dè, ngát…). Bốn là luồng Tây Nam (họ bàng, họ gạo, họ bồ
hòn).
Theo số liệu gần đây, Cúc Phương có 1983 loài thực vật bậc cao thuộc 912 chi trong
219 họ, 86 bộ của 7 ngành, trong đó có 433 loài cây làm thuốc, 229 loài cây ăn được,
nhiều loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam. Về mặt số lượng loài, các họ giàu loài

nhất trong hệ thực vật Cúc Phương là Euphorbiaceae, Poaceae, Fabaceae, Rubiaceae,
Asteraceae, Moraceae, Lauraceae, Cyperaceae, Orchidaceae và Acanthaceae. Khu hệ
thực vật ở Cúc Phương là tập hợp yếu tố địa lý thực vật bao gồm Trung Quốc Himalaya, ấn Độ - Miến điện và Malêsia. Tính đa dạng của khu hệ thực vật Cúc
Phương rất cao đã phản ánh mức độ điều tra nghiên cứu rất chi tiết trong thời gian rất
dài trước đây. Đến nay, đã có ba loài thực vật có mạch đặc hữu được xác định cho hệ
thực vật Cúc Phương là Pistacia cucphuongensis, Melastoma trungii và Heritiera
cucphuongensis
Thảm thực vật VQG Cúc Phương ưu thế bởi rừng trên núi đá vôi, 92% đất có thực vật
che phủ, rất phong phú về loài. Ở một đôi chỗ, rừng hình thành nên nhiều tầng tán có
thể lên đến 5 tầng rõ rệt, trong đó tầng vượt tán đạt đến độ cao trên 40 m. Do địa hình
dốc, tầng tán thường không liên tục và đôi khi sự phân tầng không rõ ràng. Nhiều cây
rất phát triển hệ rễ bạnh vè để đáp ứng với tầng đất mặt thường mỏng. Do địa hình dốc,
tầng tán thường không liên tục và đôi khi sự phân tầng không rõ ràng. Nhiều cây rất
phát triển hệ rễ bạnh vè để đáp ứng với tầng đất mặt thường mỏng. Vườn quốc gia
hiện là nơi có nhiều loại cây gỗ ớn như: chò xanh, chò chi, đăng… Với diện tích bằng
1/1700 diện tích miền Bắc, 1/1500 diện tích lãnh thổ cả nước nhưng hệ thực vật Vườn
Quốc Gia Cúc Phương chiếm tỷ lệ 76% số họ, 48,6$ số chi, 30% số loài của miền Bắc
và chiếm 68,9% số họ, 43,6% số chi, 24,6% số loài hiện có ở Việt Nam. Những con số
đó cho thấy tầm quan trọng của rừng Cúc Phương và bảo tồn đa dạng sinh học. Song
Vuwòn Quốc Gia Cúc Phương còn nổi tiếng ở chỗ tồn tại những cây cổ thụ khổng lồ,
như cây chò chì (Parashorea chinensis) sống trên 1000 năm tuổi, có phần thân dưới
cành tới 70m, đường kính ngang ngực 2,4m ; cây chò xanh ( Terminalia balansae) cao
48m, đường kính 2,5m ….. Riêng hoa phong lan có tới 50 loài, có loài cho hoa và
hương thơm quanh năm.


23

VQG Cúc Phương cũng được xác định là một trong bảy Trung tâm Đa dạng Thực vật
của Việt Nam.

Chẳng thua kém thế giới thực vật, khu hệ động vật Cúc Phương cũng rất đa dạng và
phong phú. Theo số liệu điều tra mới nhất Cúc Phương có 89 loài thú, 308 loài chim
trong đó có nhiều loài thuộc nhóm gõ kiến, sáo, quạ, đớp ruồi; 43 loài lưỡng thê; 67
loài bò sát, 65 loài cá; gần 2.000 loài côn trùng và 12 loài giáp xác. Một số loài động
vật được ghi vào sách đỏ mà cả thế giới không còn, chỉ có ở Cúc Phương như: cá diếc
hang, sóc bụng đỏ, culi lùn, tê tê… Khu chăn nuôi nửa tự nhiên với các loài hươu sao,
nai vàng, khỉ vàng, voọc quần đùi, sóc bay… là nơi phục vụ công tác nghiên cứu của
các nhà khoa học. Cúc Phương còn là quê hương của hàng tram loài chim, bướm đẹp lạ
và đến nay đã xác định được 280 loài bướm, 7 loài trong số đó là các loài lần đầu tiên
được ghi nhận ở Việt Nam tại Cúc Phương vào năm 1988. Riêng một số loài không
xương sống cũng rất đặc sắc như bướm kê ly ma (hình chiếc lá khô), bọ ngựa (hình lá
xanh), hay bọ que (hình chiếc que củi khô)…. Cúc Phương là nơi sinh sống của một số
quần thể thú quan trọng về mặt bảo tồn, trong đó có loài linh trưởng đang bị đe dọa
tuyệt chủng trên toàn cầu ở mức đe dọa cực kì nguy cấp là vọọc quần đùi trắng và loài
sẽ bị nguy cấp trên toàn cầu là cầy vằn bắc. thêm vào đó, loài báo hoa mai là loài bị đe
dọa ở mức quốc gia cũng mới được ghi nhận gần đây. Cúc phương có trung tâm bảo
tồn loài linh trưởng lớn nhất Đông Nam Á về quy mô, kỹ thuật và tổ chức. ở đây nuôi
15 loài linh trưởng nằm trong danh sách Đỏ của thế giới, trong đó có 4 loài đặc hữu là
voọc mông trắng, voọc đầu trắng, voọc Hà Tĩnh và voọc ngũ sắc. ngoài ra nơi đây còn
có 17 loại rùa, trong đó có 2 loài rùa nằm trong danh sách các loài động vật sắp nguy
cấp của thế giới là rùa núi vàng và rùa núi viền
1.3. Thực trạng quản lý tài nguyên rừng và phát triển rừng tại Vườn Quốc Gia

Cúc Phương
a. Công tác quản lý rừng
Ban quản lý Vườn Quốc Gia Cúc Phương là nơi triển khai dự án sinh sản, sinh thái loài
cầy vằn bắc và chương trình sinh thái học và bảo tồn rùa. Hai chương trình nàytriển
khai nhằm thiết lập trại nhân nuôi sinh sản quần thể các loài động vật bị đe dọa trên
toàn cầu hiện nay bởi tình trạng mua bán trái phép động vật hoang dã. Trung tâm bảo



24

tồn rùa ở Cúc Phương thành lập năm 1998 là trung tâm hàng đầu của Việt Nam trong
công tác bảo tồn rùa. Diện tích của trung tâm là 2.000m2. trung tâm đã nuôi dưỡng và
bảo tồn 16/23 loài rùa nước ngọt với hơn 820 cá thể, trong đó có một số loài quan trọng
và khó sinh sản trong điều kiện nuôi nhốt như rùa cổ bự, rùa bốn mắt của Việt Nam.
Đặc biệt, trung tâm còn nghiên cứu ấp nở thành công 10 loài rùa, trong đó có những
loài quý hiếm như rùa Trung Bộ, rùa sa nhân, rùa núi vàng….
Vùng đệm của vườn hiện có tới hơn 80 nghìn dân của ba tỉnh Ninh Bình, Hòa Bình và
Thanh Hóa sinh sống, đã tạo một áp lực trách nhiệm cho công tác quản lý bảo vệ rừng
của vườn, nhất là hoạt động săn bắt động vật hoang dã.
Gắn bảo vệ với phát triển rừng Theo Phó Giám đốc VQG Cúc Phương, để không xảy
ra những vụ việc xâm hại lớn về rừng, nhiều năm qua, lực lượng kiểm lâm thuộc 13
trạm kiểm lâm của vườn thường xuyên tăng cường công tác tuần tra bảo vệ, luôn củng
cố tổ chức, thực hiện luân chuyển cán bộ; điều động bổ sung lực lượng cho các vùng
xung yếu, nhất là khu vực nơi có tuyến đường Hồ Chí Minh đi qua và những nơi là
"điểm nóng" về các hoạt động khai thác trái phép tài nguyên rừng.
Các trạm kiểm lâm được hình thành theo cụm để nâng cao hiệu quả trong quá trình
tuần tra. Hằng tháng, trên các tiểu khu đều được kiểm tra, đánh giá, thống kê mức độ bị
thiệt hại để có phương án kịp thời bổ sung lực lượng, Hạt Kiểm lâm VQG thường
xuyên tổ chức lực lượng kiểm lâm tuần tra truy quét lâm tặc, vì thế đã hạn chế được
nhiều hành vi xâm phạm tài nguyên rừng, rừng được bảo vệ tốt và ổn định. Bên cạnh
đó, công tác phòng, chống cháy rừng luôn được quan tâm. Ngay từ đầu mùa khô,
những địa bàn có nguy cơ dễ xảy ra cháy rừng, lực lượng kiểm lâm và các chủ rừng đã
tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát các hoạt động của người dân có nguy cơ dẫn
đến cháy rừng, thường xuyên theo dõi tình hình thời tiết để dự báo mức độ và nguy cơ
cháy rừng, xây dựng các phương án phòng, chống cháy rừng hiệu quả. Vì vậy, từ nhiều
năm nay đã không xảy ra vụ cháy rừng nào.
b. Công tác phát triển rừng


Vườn Quốc Gia Cúc Phương đã xây dựng được một vườn thực vật 167 ha để trồng
rừng, chăm sóc và bảo tồn hàng tram loại cây quý hiếm của Cúc Phương cũng như một
số vùng khác trong đó có: 210 loài cây gỗ bản địa, 85 loài cây thuộ họ ráy, 20 loài cây


25

ăn quả, 15 loại tre trúc, 15 loại tre dừa. Đặc biệt tất cả các loài cây lấ gỗ của Cúc
Phương như gió bầu, chò chai, chò chì, vàng anh, trường, gội, nang trứng… đều được
theo dõi cẩn thận từ khâu hạt giống đến khi cây xuất vườn ươm
Cứu hộ linh trưởng và bảo tồn thực vật hiệu quả VQG Cúc Phương đã xây dựng vườn
thực vật từ năm 1985. Tại đây đã sưu tập và gây trồng các loài thực vật quý, hiếm của
Cúc Phương và một số loài cây quý, hiếm của Việt Nam. Đến nay, đã sưu tập và bảo
tồn được 859 loài cây trên diện tích 167 ha. Các loài cây đều được chăm sóc và theo
dõi sinh trưởng để nghiên cứu quá trình sinh trưởng, phát triển.
Nhiều loài có triển vọng tốt có thể nhân rộng cho các chương trình trồng rừng bằng các
loài cây bản địa.
Công tác cứu hộ, bảo tồn động vật luôn được quan tâm.
Hiện nay, vườn đang tiếp tục thực hiện duy trì, chăm sóc, bảo tồn tám cá thể cầy vằn,
một cá thể cầy vòi mốc, ba cá thể cầy mực, 10 cá thể tê tê, 10 cá thể mèo rừng và một
cá thể cầy tai trắng trong điều kiện nuôi nhốt luôn bảo đảm sức khỏe tốt. Bên cạnh đó,
các cán bộ của vườn còn đang chăm sóc, cứu hộ và bảo tồn 653 cá thể của 20 loài rùa
cạn và rùa nước ngọt của Việt Nam.
Hiện nay, các hoạt động du lịch sinh thái, cho thuê, chi trả dịch vụ môi trường rừng,
các hoạt động giáo dục môi trường, tuyên truyền và nâng cao nhận thức bảo tồn thiên
nhiên đều đang được quan tâm, trong đó chú trọng các hoạt động giáo dục môi trường,
tuyên truyền nâng cao nhận thức bảo tồn thiên nhiên. Vườn cũng tăng cường hợp tác
quốc tế về bảo tồn thiên nhiên. Năm 2013, vườn tiếp tục hợp tác với Hội động vật
Frankfurt (CHLB Đức) triển khai dự án bảo tồn các loài thú linh trưởng quý hiếm của

Việt Nam tại đây.
Hiện nay, đã có tổng số 154 cá thể của 15 loài linh trưởng quý hiếm, đặc hữu của Việt
Nam và khu vực Đông Dương đang được dự án tiến hành chăm sóc, cứu hộ và cho sinh
sản trong điều kiện nuôi nhốt ở Trung tâm Cứu hộ thú linh trưởng của vườn.
Đánh giá những thành công của Trung tâm cứu hộ, một nhân viên của Hội động vật
Frankfurt đang làm việc tại VQG Cúc Phương cho biết, thành công lớn của trung tâm
là đã làm tăng số lượng cá thể ở đây qua chương trình cho sinh sản trong điều kiện
nuôi nhốt, cùng với đó, công tác kỹ thuật, kinh nghiệm chăm sóc các loài linh trưởng
của VQG không ngừng được nâng lên.


×