Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH ĐƯỜNG lối đổi mới TRONG CÔNG CUỘC xây DỰNG CHỦ NGHĨA xã hội ở nước TA HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.53 KB, 10 trang )

Qu¸ tr×nh h×nh thµnh ®êng lèi ®æi míi
trong c«ng cuéc x©y dùng cnxh ë níc ta
Đường lối đổi mới do Đại hội VI (12/1986) của Đảng đề xướng, được
nghị quyết Đại hội VII, các nghị quyết Trung ương, nghị quyết giữa nhiệm kỳ
khóa VII của Đảng cụ thể hóa sửa đổi bổ sung phát triển. Đường lối đó đã
nhanh chóng đi vào cuộc sống và được thực tiễn cuộc sống kiểm nghiệm,
khẳng định là đúng đắn. Đường lối đó là kết quả của cả quá trình Đảng ta tìm
tòi, nghiên cứu tổng kết từ thực tiễn cách mạng nước ta và tiếp thu có phê
phán, chọn lọc kinh nghiệm của cách mạng thế giới, tham khảo kinh nghiệm
phát triển kinh tế xã hội của nhiều nước, đặc biệt các nước trong khu vực.
I – QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI

1. Tình hình thế giới và tư duy đổi mới của Đảng.
Sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện
đại tác động rất lớn đến sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Lý luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin đã chỉ rõ cơ sở kinh tế của chủ
nghĩa xã hội chỉ có thể nền đại công nghiệp cơ khí. Việt Nam đi lên chủ nghĩa
xã hội từ một nền kinh tế đang trong quá trình từ sản xuất nhỏ kém phát triển,
tụt hậu khá xa so với trình độ phát triển của nhiều nước trong khu vực nên vai
trò của cuộc khoa học cách mạng công nghệ có ý nghĩa rất quan trọng đối vói
nước ta trước thờ cơ và thách thức, đua cuộc “Cuộc cách mạng khoa học và
công nghệ hiện đại đang diễn ra mạnh mẽ, cuốn hút tất cả các nước ở mức độ
khác nhau. Nền sản xuất vật chất và đời sống xã hội đang trong quá trình
quốc tế hóa sâu sắc, ảnh hưởng lớn lớn tới độ phát triển lịch sử và cuộc sống
các dân tộc.
Sự phát triển của cách mạng khoa học công nghệ đưa đến quá trình
quốc tế nền kinh tế thế giới ngày càng sâu sắc. Xu thế tăng cường quan hệ
giao lưu kinh tế, khoa học kỹ thuật, xu hướng hòa bình và hợp tác trong khu
vực và trên thế giới ngày càng phát triển. Nếu chúng ta có đường lối đúng,
phù hợp thì có thể tận dụng được những nguồn lực bên ngoài to lớn về vốn,



2
thị trường, công nghệ tiên tiến và kinh nghiệm quản lý để phát triển đất nước
rút ngắn khoảng cách, đi kịp đà tiến bộ chung trong khu vực.
Trước sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học – công
nghệ hiện đại thế giới ngày nay đang lao vào cuộc chạy đua kinh tế rất sôi
động, đòi hỏi chúng ta nhập cuộc. Nhưng chúng ta là một nước nghèo, đang
trong tình trạng chưa thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội. Đế quốc Mỹ
tuy bỏ bao vây cấm vận đối với nước ta nhưng vẫn coi ta là một trọng điểm để
thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”, các thế lực thù địch đang chĩa mũi
nhọn vào chống phá cách mạng nước ta … Đứng vững và phát triển theo định
hướng xã hội chủ nghĩa thực sự trơ thành thách thưc to lớn đối với đất nước ta
trong giai đoạn cách mạng mới.
Để vượt qua thách thức và tranh thủ được cơ hội mới, trước hết đòi hỏi
Đảng ta phải có đường lối đúng đắn, sáng tạo, kiên định con đường xã hội chủ
nghĩa, giữ vững ổn định chính trị, khai thác có hiệu quả mọi nguồn lực trong
nước và bên ngoài để nhanh chóng thoát khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội, đẩy
nhanh phát triển kinh tế, cải thiện đời sống mọi mặt của nhân dân, bảo vệ
vững chắc Tổ quốc.
Từ những năm đầu của thập kỷ 80 đặc biệt là từ năm 1985, làn sóng cải
cáh cải tổ ở các nước xã hội chủ nghĩa và sau đó sự khủng hoảng ở Liên Xô
và các nước Đông Âu cũ tác động sâu sắc đến cách mạng nước ta. Ngay từ
giữa những năm 70 trước sự phát triển mạng mẽ của cuộc cách mạng khoa
học công nghệ,chủ nghĩa tư bản hiện đại do biết kịp thời tự điều chỉnh nên đã
vượt lên, thích nghi và phát triển. Trong khi đó các nước xã hội chủ nghĩa do
chậm trễ trong tận dụng những thành quả của cuộc cách mạng khoa học và
công nghệ, duy trì quá lâu cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp làm cho
chủ nghĩa xã hội lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Cải tổ, cải cách, đổi mới
trở thành yêu cầu tất yếu khách quan và có ý nghĩa sống còn đối với các nước
xã hội chủ nghĩa trong đó có nước ta.



3
Trung Quốc đã khởi xướng công cuộc cải cách từ Hội nghị Trung ương
3 (tháng 12 – 1978) đến đại hội XIII Đảng Cộng sản Trung Quốc đã phát triển
công cuộc cải cách lên một bước mới. Với chiến lược “cải cách và mở cửa”
Trung Quốc đã giữ vững sự ổn định và từng bước phát triển, tuy luôn luôn
nảy sinh không ít những vấn đề gay gắt về kinh tế, chính tri, xã hội ….
Từ năm 1985, Liên Xô và một loạt các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu
bước vào công cuộc cải tổ, song do mắc phải nhưng sai lầm nghiêm trọng về
đường lối chính trị, tư tưởng, tổ chức và công tác cán bộ và hàng loạt các sai
lầm khác đặc biệt là sự lũng loạn ngày càng mạnh mẽ của chủ nghĩa cơ hội
hữu khuynh xét lại, đã làm cho đất nước ngày càng lâm vào khó khăn, khủng
hoảng trầm trọng, sa sút về kinh tế, rối loạn về chính trị xã hội, dẫn đến sự
sụp đổ nhanh chóng.
Từ mảnh đất thực tiễn Việt Nam, với tư duy độc lập sáng tạo, dựa chắc
trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tích cực tận
dụng nhũng kinh nghiệm của làn sóng cải tổ, cải cách ở các nước xã hội chủ
nghĩa Đảng ta đã từng bước hình thành, hoàn thiện đường lối đổi mới, xác
định phương hướng, mục tiêu, bước đi biện pháp thích hợp.
2 – Sự tìm tòi nghiên cứu của Đảng từ thực tiễn lãnh đạo cách
mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Xây dựng chủ nghĩa xã hội là công việc mới mẻ đối với tất cả các Đảng
Cộng sản cầm quyền, chủ nghĩa xã hội không bao giờ có một khuân mẫu sãn
chờ tất cả các nước. Vì vậy việc tìm tòi nghiên cứu, xác định mô hình, nục
tiêu, bước đi trong quá trình xây dựng chủ nghĩa là nhiệm vụ thường xuyên
đặt ra cho mỗi Đảng Cộng sản cầm quyền lãnh đạo công cuộc xây dựng chủ
nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc xã hội xã hội chủ nghĩa.
Ở Việt Nam, bước vào cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa trong cả nước,
Đảng ta có thuận lợi là cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa trên miền Bắc nước

ta đã tiến hành hơn 20 năm (1954 - 1975) có được một số kinh nghiệm. Tuy
nhiên những kinh nghiệm đó còn rất hạn chế vì miền Bắc tiến hành cách


4
mạng trong hoàn cảnh chiến tranh, đất nước tiến hành hai nhiệm vụ chiến
lược, cả nước dốc sức đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Điều kiện lịch sử mới
đòi hỏi Đảng ta phải tiếp tục tìm tòi đường lối và phương pháp cách mạng
phù hợp với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trong nước. Những năm
1975 – 1985, Đảng ta đã cố gắng tìm tòi đưa đất nước đi lên, nhưng rõ ràng là
những tìm tòi đó chưa đủ độ chín muồi. Đại hội lần thứ VI (1986) đã kiểm
điểm và tự phê bình: Trong cách mạng xã hội Đảng ta đã có nhiều cố gắng
nghiên cứu, tìm tòi, xây dựng đường lối, xác định đúng mục tiêu và phương
hướng xã hội chủ nghĩa song cũng phạm nhiều sai lầm khuyết điểm.
Đại hội Đảng lần thứ IV (1976), đánh dấu cả nước bước vào thời kỳ
thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ 2 (1976 - 1980). Đảng đã thừa kế những
kinh nghiệm của miềm Bắc trước đây, đề ra đường lối chung và đường lối
kinh tế. Mục tiêu được đề ra là: Xây dựng một bước cơ sở vật chất kỹ thuật
của chủ nghĩa xã hội, hình thành bước đầu cơ cấu kinh tế mới trong cả nước
và cải thiện một bước đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân lao động.
Trong thời này, Trung ương có nhiều cuộc họp bàn về nông nghiệp, công
nghiệp hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, phát hiện những thiếu xót khuyết
điểm trong công tác tổ chức quản lý kinh tế - xã hội , những nguyên nhân dẫn
đến tình trạng khó khăn trong nền kinh tế nước ta. Dưới sự lãnh đạo của Đảng
, việc thống nhất nước nhà về mặt nhà nước nhanh chóng được thực hiện,
nhân dân ta đã anh dũng chiến đấu bảo vệ tổ quốc, trên mặt trận kinh tế, văn
hóa đã đạt được một số thành tựu. Tuy nhiên những tồn tại lớn vẫn chưa được
giải quyết, đất nước còn phải đương đầu với những khó khăn chồng chất, gay
gắt về kinh tế và đời sống nhất là đời sống ngày càng chật vật của những
người ăn lương, những hiện tượng tiêu cực xuất hiện nhiều và kéo dài trên

một số mặt. Nguyên nhân khách quan của những khó khăn trên đây là nền
kinh tế nước ta phổ biến vẫn là sản xuất nhỏ, thiên tai dồn dập, hậu quả chiến
tranh nặng nề, lại phải tiếp tục cuộc đấu tranh bảo vệ tổ quốc ở biên giới Tây
– Nam và biên giới phía bắc. Song nguyên nhân chủ yếu là Đảng ta đã mắc


5
phải chủ quan duy ý chí trong đánh giá tình hình, đề ra các chỉ tiêu quá cao,
nôn nóng muốn bỏ qua những đi cần thiết, thiên về xây dựng công nghiệp
nặng và xây dựng cơ bản; không tập trung sức giải quyết căn bản vấn đề
lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng; nóng vội trong chủ trương cải tạo
xã hội chủ nghĩa; chậm xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, buông lỏng
kỷ cương, buông lỏng chuyên chính vô sản trên nhiều mặt …
Những khuyết điểm trên, vào những năm cuối thập 70 biểu hiện rõ nét.
Ngay trong nội bộ Đảng đã có nhiều ý kiến đánh giá khác nhau và có sự tìm
tòi con đường khắc phục những khuyết điểm đó. Đáng chú ý là các nghị quyết
sau đây:
Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 6 (8 - 1979) đã đề ra một
số chủ trương chính sách về sản xuất và phân phối lưu thông. Một số ngành,
địa phương, cơ sở đã mạnh dạn áp dụng cách làm mới nhằm tháo gỡ những
khó khăn vướng mắc, thúc đẩy sản xuất phát triển. Đẩy mạnh thu mua nắm
hàng, cải thiện một bước nền tài chính quốc gia, giải quyết một số vấn đề cấp
bách về giá và lương. Tuy nhiên các chính sách và biện pháp đề ra vẫn chưa
làm chuyển biến được thực trạng kinh tế - xã hội của đất nước. Vì về cơ bản
các vấn đề giá lương và các vấn đề kinh tế khác vẫn tiếp tục được duy trì
trong cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp.
Tiếp đó là nghị quyết 26 (6 - 19810) của Bộ Chính trị về lưu thông
phân phối. Nghị quyết nhận định: sản xuất phát triển chậm, thu nhập quốc dân
giảm sút, phân phối lưu thông mất cân đối nghiêm trọng, đời sống người lao
động nhất là đời sống công nhân viên chức và lực lượng vũ trang rất khó

khăn. Mục tiêu của nghị quyết đề ra cải tiến phân phối lưu thông để thúc đẩy
sản xuất, ổn định đời sống. Biện pháp đề ra là tiếp tục bảo đảm cung cấp ổn
định, giảm chi phí, giảm giá xây dựng cơ bản, điều tiết thuế, giá, lương, tăng
thu nhập ngân sách, tiết kiệm chi. Nghị quyết chỉ ra bước đi là từ 3 – 5 năm
làm chuyển biến tình hình trong đó 2 năm 1981 – 1982 là bước tạo ra sự ổn
định. Nghị quyết đã không thục hiện được vì nguyên nhân cơ bản nhất vẫn là


6
nền kinh tế đất nước chưa thoát khỏi cơ chế tập trung quan liêu bao cấp. Thực
tiễn chứng minh rằng không thể ổn định được tình hình kinh tế và đời sống,
cân bằng được ngân sách và tiền mặt trong khi vẫn duy trì bao cấp qua giá và
lương.
Trên mặt trận nông nghiệp, để tạo thế phát triển sản xuất Ban bí thư
Trung ương ngày 22 – 10 -1980 đã thông báo số 22 về khoán thí điểm cấy lúa
tới nhóm và người lao động. Chỉ thị ra đời trong tình hình thực tiễn đã xuất
hiện những hiện tượng “khoán chui” khá phổ biến. Kết quả làm thử cho thấy:
đó là phương pháp tốt, kích thích lợi ích người lao động, sản lượng lương
thực từng bước đáng kể. Trên cơ sở thực tiễn đó, ngày 13 – 1 – 1981 Ban bí
thư ra Chỉ thị 100 mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm và nười lao động ( thực
chất là khoán hộ) tạo điều kiện cho nông dân phát huy quyền chủ động trong
sản xuất, gắn lao động của xã viên với sản phẩm cuối cùng. Cơ chế khoán
mới đã kích thích nông dân đầu tư vốn và lao động thâm canh trên mảnh
ruộng nhận khoán. Chỉ thị 100 là cái mốc đánh dấu sự chuyển đổi từ cơ chế
tập trung quan liêu bao cấp sang hạch toán tự chủ trong sản xuất nông nghiệp.
Thực hiện Chỉ thị 100 nông nghiệp có những tiến bộ rõ rệt, nhưng
những tiến bộ đó cũng chỉ được một thời gian, sang những năm 1986 – 1987,
năng suất lương thực đã có hiện tượng chững lại, vì đó chỉ là sự thay đổi hình
thức khoán trong nông nghiệp chứ chưa pahir là một cơ chế quản lý mới đồng
bộ. Điều đó chứng tỏ rằng trong nông nghiệp cũng đòi hỏi một cơ chế quản lí

mới hoàn thiện hơn nữa, không thể chỉ đổi mới cơ chế quản lý trong nông
nghiệp là nông nghiệp có thể lên mà phải có sự thay đổi mới đồng bộ trong
toàn bộ nền kinh tế.
Để khắc phục những thiếu sót của nghị quyết 26 (1980) tháng 5 – 1981
Bộ Chính trị ra chỉ thị 109 nhằm điều chỉnh hệ thống giá trị và định lại một
phần tiền lương. Song lại mắc phải khuyết điểm mới; cải tiến giá và lương
nửa vời, tính không chỉ đủ chi phí vào sản xuất vào giá thành, duy trì bù lỗ
tràn lan, hoạch toán kinh tế hình thức, duy trì giá mua và giá bán quá thấp,


7
vẫn duy trì cung cấp hiện vật là chính với giá cung cấp giả tạo và diện bao cấp
quá rộng.
Tóm lại trong thời kỳ này Đảng có nhiều cố gắng tìm tòi để đưa nước ta
thoát khỏi sự trì trệ khó khăn trong sản xuất và đời sống nhưng những cố gắng
đó không đem lại hiệu quả mong muốn. Nguyên nhân cơ bản vẫn là chưa
quán triệt để xóa bỏ cơ chế quan liêu bao cấp chuyển mạnh sang hoạch toán
kinh doanh xã hội chủ nghĩa.
Đại hội lần thứ V (3 – 1982) và thời kỳ thực hiện kế hoạch 5 năm lần
thứ 3 (1981 – 1985 ) có những chuyển biến đáng kể. Đại hội đã khẳng định
xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc là hai nhiệm vụ chiến lược có
mối quan hệ mật thiết với nhau, trong khi đặt lên hàng đầu nhiệm vụ bảo vệ
Tổ quốc. Đại hội nêu lên tư tưởng thời kỳ quá độ là thời kỳ lâu dài, phải trải
qua nhiều chặng đường và xác định rõ cách mạng nước ta đang ở chặng
đường đầu tiên, chặng đường này kéo dài đến năm 1990. Đại hội đã xác định
cụ thể nội dung và bước đi của công nghiệp hóa phù hợp với chặng đường
đầu tiên.
Quá trình chỉ đạo thực hiện kế hoạch 5 năm (1981 - 1985) là quá trình
tìm tòi khảo nghiệm với mục đích khắc phục những khuyết điểm đã qua làm
sao thoát khỏi cơ chế quan liêu bao cấp, đưa cách mạng nước ta tiến lên.

Hội nghị Trung ương 6 ( 7 – 1984 ) bàn về đổi mới cơ cấu kinh tế và cơ
chế quản lý kinh tế. Trong hội nghị này đã xuất hiện những quan điểm tư
tưởng mới về cơ cấu kinh tế và cơ chế quản lý kinh tế. Đồng chí Trường
Chinh đã trình bày nêu bật yêu cầu phải xóa bỏ cơ chế hành chính tập trung
quan liêu bao cấp, chuyển sang cơ chế hạch toán kinh doanh xã hội chủ
nghĩa ; mở rộng quyền chủ động sản xuất kinh doanh của cơ sở. Đồng chí yêu
cầu phải giải quyết đồng bộ, vấn đề giá cả và tiền lương, nhấn mạnh hai vấn
đề này đang là mắt xích chủ yếu cần phải đổi mới cách nghĩ cách làm thì sản
xuất mới phát triển được.


8
Tuy nhiên trong hội nghị đã diễn ra cuộc đấu tranh giữa các quan điểm
khác nhau, sự nhất trí chưa cao, những quan điểm mới chưa được chấp nhận
và chưa được thể hiện trong thực tiễn.
Từ sau hội nghị trung ương 6, tình hình kinh tế xã hội vẫn trong tình
trạng rất khó khăn. Ban chấp hành Trung ương họp hội nghị lần thứ 8 (6 –
1985) quyết định giải quyết vấn đề giá, lương tiền với mục tiêu là thúc đẩy
sản xuất phát triển theo cơ cấu hợp lý đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn; ổn
định đời sống nhân dân lao động trước hết là đời sống công nhân, viên chức
và lực lượng vũ trang; góp phần tạo dần nguồn tích lũy từ nội bộ nền kinh tế
quốc dân để công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa thúc đẩy hoàn thành cải tạo xã
hội chủ nghĩa, tăng cường kinh tế quốc doanh, tập thể, phát huy kinh tế gia
đình góp phần tăng cường quốc phòng và an ninh. Nghị quyết nhấn mạnh:
“xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp trong giá và lương là yêu cầu cấp
bách, là khâu đột phá có tính chất quyết định để chuyển hẳn nền kinh tế sang
hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa trên cơ sở kế hoạch hóa”. Mục tiêu,
phương hướng giải quyết về giá - lương – tiền của hội nghị đề ra là đúng đắn,
đánh dấu một bước chuyển biến quan trọng trong tư duy kinh tế của Đảng.
Nhưng khi tổ chức đã mắc nhiều khuyết điểm là không tiến hành đồng bộ xóa

bỏ bao cấp gắn với xóa bỏ tập trung quan liêu ngay trong từng bước, không
đồng bộ trong việc thực hiện chủ trương mới với bộ máy tổ chức phù hợp:
việc xử lý cụ thể giá – lương – tiền trong thế bị động; giá tăng đột ngột, lương
mới không hợp lý …. Từ sau đổi tiền giá cả diễn biến phức tạp. Bọn đầu cơ
buôn lậu, lợi dụng cơ hội tăng cường hoạt động phá rối thị trường. Kẻ địch lợi
dụng chính sáh mới về giá – tiền – lương hòng phá hoại kinh tế của ta. Chúng
tuyên truyền phá rối gây tâm lý không lành mạnh trong nhân dân. Tình hình
kinh tế - xã hội từ sau tổng điều chỉnh giá – lương và đổi tiền năm 1985 hết
sức khó khăn phức tạp.
Quá trình lãnh đạo nhân dân cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội (1981 –
1986) là một quá trình vừa làm, vừa tìm tòi, thể nghiệm. Đảng đã cố gắng


9
trong việc cải cách, đổi mới và điều chỉnh một số chủ trương chính sách nhằm
tháo gỡ những khó khăn đưa đất nước đi lên. Song trong quá trình đó Đảng và
nhà nước ta đã mắc những “sai lầm nghiêm trọng và kéo dài về chủ trương,
chính sách lớn, sai lầm về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện”. Đó là sự
nóng vội trong cải tạo xã hội chủ nghĩa, muốn xóa bỏ ngay nền kinh tế nhiều
thành phần, đẩy mạnh công nghiệp hóa trong khi chưa có những tiền đề cần
thiết; duy trì lâu cơ chế hành chính quan liêu bao cấp , cộng với sai lầm
khuyết điểm trong việc tổng điều chỉnh giá 1981 và 1985 đã gây ra và làm
trầm trọng thêm những khó khăn về kinh tế xã hội. Vào cuối thời kỳ này
(1985 - 1986) đất nước ta thực sự lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội
gay gắt. Thục trạng đất nước nổi lên một yêu cầu khách quan là phải đổi mới
sự lãnh đạo của Đảng, phải có những quyết sách đúng đắn để ổn định tình
hình kinh tế xã hội.
Đại hôi VII (12- 1986) là đại hội đổi mới của Đảng, thực sự là một
bước ngoặt lịch sử trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật. Đại

hội đã phân tích làm rõ những nguyên nhân dẫn đến sai lầm khuyết điểm của
Đảng ta trong quá trình lãnh đạo quản lý xã hội. Trên cơ sở đó, đại hôi khẳng
định:
Đổi mới là tất yếu khách quan, là yêu cầu bức thiết của nước ta. Để làm
chuyển biến tình hình, Đảng phải đổi mới tư duy phong cách, tổ chức và cán
bộ. Đó là đòi hỏi bức thiết của đất nước, là xu thế tất yếu của thời đại. “chỉ có
đổi mới thì mới thấy đúng và thấy hết sự thật, thấy những nhân tố mới để phát
huy, những sai lầm để sửa chữa”.
Đổi mới không phải là sự phủ định sạch trơn, đổi mới phải kế thừa
những yếu tố tích cực đã phát triển, “Đổi mới tư duy không có nghĩa là phủ
nhận những quy luật phổ biến của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, phủ
nhận đường lối đúng đắn đã được xác định, trái lại, chính là bổ sung và phát
triển những thành tựu ấy”


10
Đổi mới toàn diện đồng bộ và triệt để trên tất cả các lĩnh vực của đời
sống xã hội, nhưng phải có hình thức và bước đi thích hợp, “Đảng phải đổi
mới về nhiều mặt; đổi mới tư duy, trước hết là tư duy kinh tế; đổi mới tổ
chức; đổi mới đội ngũ cán bộ’ đổi mới phong cách lãnh đạo và công tác”.
Cùng với việc xác định những tư tưởng cơ bản có ý nghĩa chỉ đạo công
cuộc đổi mới. Đại hội VI đã xác định phương hướng nhiệm vụ, mục tiêu của
cách mạng nước ta trong giai đoạn cách mạng mới, đồng thời chỉ ra những
giải pháp lớn bảo đảm thực hiện thắng lợi những mục tiêu kinh tế - xã hội
trong 5 năm 1986 – 1991. Các văn kiện của Đại hội VI thể hiện bước đầu sự
đổi mới tư duy của Đảng. Các văn kiện đó đã đề cập đổi mới một cách toàn
diện trên các lĩnh vực của đời sống xã hội: Đổi mới kinh tế, đổi mới tổ chức
và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị, đổi mới về chính sách xã
hội, đổi mới về chính sách đối ngoại, đổi mới về quốc phòng - an ninh….
Tuy nhiên đường lối đổi mới do Đại hội VI nêu ra mới chỉ là sự hình

thành bước đầu. Đổi mới là một cuộc cách mạng sâu sắc toàn diện và triệt để
quy mô rộng lớn toàn xã hội. Nhiều vấn đề mới mẻ đặt ra cho Đảng ta phải
vừa làm vừa tổng kết kinh nghiệm để phát triển hoàn thiện từng bước đường
lối xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta phù hợp với những điều kiện lịch sử
mới trong nước và trên thế giới.



×