Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Tiểu luận loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống Múa rối nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (422.98 KB, 9 trang )

NÊU CẢM NGHĨ, HIỂU BIẾT CỦA MÌNH VỀ LOẠI HÌNH NGHỆ
THUẬT TRUYỀN THỐNG MÚA RỐI NƯỚC SAU CHUYẾN ĐI
THỰC TẾ.


PHẦN MỞ ĐẦU
Múa rối nước là loại hình nghệ thuật đặc sắc của văn hóa lúa nước, ra
đời hầu như cùng lúc với sự hình thành của nền văn hóa Đại Việt. Do
tính đặc sắc, nên từ nghệ thuật mang yếu tố dân gian, múa rối nước đã
nhanh chóng trở thành nghệ thuật truyền thống có thể sánh vai cùng
tuồng, chèo. Sân khấu của múa rối nước được xem là bộ môn nghệ thuật
“độc nhất vô nhị”. Tuy nhiên, do sự xuất hiện sau các môn nghệ thuật
khác nên không tránh khỏi những hạn chế cộng với mục đích thương
mại đã làm cho loại hình nghệ thuật này ngày càng mai một và bị lãng
quên. Vì thế mục đích đặt ra là làm như thế nào để khắc phục những hạn
chế, bảo tồn và phát huy múa rối nước dân gian.
Múa rối có ở nhiều dân tộc, nhiều quốc gia, nhưng múa rối nước thì vô
cùng độc đáo bởi múa rối nước trên thế giới chỉ có duy nhất ở Việt Nam.
Nghệ thuật múa rối nước là nghệ thuật dân gian tổng hợp kết hợp giữa
nghệ thuật tạo hình với kỹ xảo biểu diễn, kết hợp giữa động tác của con
rối với lời thoại, lời ca, nhạc điệu, con rối tưởng như vô tri vô giác
nhưng lại truyền cảm mạnh nhờ kịch bản, dựng được tích trò, có xung
đột, có thắt nút, có mở nút, nói chung là kết thúc có hậu thỏa mãn người
xem

(Nhà múa rối Việt Nam)


PHẦN NỘI DUNG
I.


II.



Nguồn gốc của múa rối nước ở Việt Nam:
- Theo truyền thuyết, lịch sử trò rối nước ra đời từ thời xây thành
Cổ La. Kinh An Dương Vương. Năm 225 TCN.
Theo sử sách, hình thành từ lâu đời, ra đời và tồn tại cùng với
nền văn minh lúa nước đồng bằng Sông Hồng từ thời các vua
Hùng. Cụ thể hơn múa rối nước ra đời từ thời vua Lý Nhân
Tông năm 1121 trên bia Sùng Thiên Diện Linh đặt tại Chùa
Long Đọi xã Đội Sơn huyện Duy Tiên tỉnh Hà Nam cho đến
nay múa rối đã được gần 900 tuổi.
- Múa rối nước đề cập đến:
+ Vấn đề về tâm linh: rước kiệu rời tượng, rước kiệu trâu
+ Phản ánh tinh thần đấu tranh anh dũng của dân tộc: thần thoại
tiên rồng, rước trạng về làng
+ Nhân vật lịch sử, nguồn gốc dân tộc
+ Các trò chơi dân gian: đánh vật, đua thuyền…
+ Những tác phẩm mô tả đời sống lao động sản xuất
Phân loại:
Nghệ thuật múa rối dân gian Việt Nam có: Múa rối cạn và múa
rối nước
Múa rối cạn:
Múa rối cạn có nhiều thể loại khác nhau như: rối tay, rối que, rối
dây, rối bóng, rối mặt nạ, rối nhà mồ… phần lớn các tích trò
thường sử dụng các làn điệu chèo, ca trù, tuồng… để dẫn trò, hát
đế và biểu diễn.
- Rối tay: ít dùng trên sân khấu, còn gặp nhiều trong trò nghi lễ
chùa chiền. Rối tay thường được chế tạo đầu bằng gỗ, mình

khâu vãi (không tay), khi điều khiển nghệ nhân lồng bàn tay vào
trong lòng khoét rỗng của đầu hoặc cầm một đoạn cán nối dài
cổ.
- Rối que: rất phổ biến, nhỏ cỡ 30-35cm. Đầu tạc liền với mình
bằng gỗ, gồm cả tóc, tai, khăn, mũ, bàn tay bằng gỗ gọt liền cổ




tay hoặc rời. Điều khiển bằng que tre, que sắt cắm vào mình và
cổ tay luồn trong áo. Không có chân.
- Rối máy: rất thông dụng cả trong đồ chơi, trò chơi và sân khấu.
Toàn than được tạc bằng gỗ riêng từng bộ phận, nối với nhau
bằng khớp lỏng. Thường dùng sơn vẽ mầu thay trang phục vải.
- Rối dây: chỉ xuất hiện ở vùng biên giới Cao Bằng
- Rối bóng: xưa có ở tỉnh Kiên Giang. Nay không còn
- Rối mặt nạ: được làm bằng giấy bồi, xốp, gỗ
Múa rối nước:
Múa rối nước được xây đắp hình thành từ tâm tư, tình cảm của
người dân lao động, nó tái hiện cuộc sống và ước vọng của thời
đại. Trước kia rối nước chỉ diễn ngoài trời, sân khấu gắn bó, hòa
quyện với thiên nhiên, trong không gian mênh mông, trời, đất và
nước có cây xanh, mây, gió, lửa, có khói mờ vương tỏa, ẩn hiện
mái đình uốn cong và màu ngói đỏ, quả là một sự hòa quyền độc
đáo giữa thiên nhiên và con người.

Những năm gần đây, múa rối VN đã mạnh dạn thể nghiệm một số
vở diễn với hình thức kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, múa rối
nước VN được xếp hạng là nghệ thuật độc đáo của Văn hóa dân tộc.



-

Rối nước là đặc sản văn hóa Việt
Rối nước là đặc sản văn hóa của cư dân trồng lúa nước VN
Rối nước hình thành với hai thành tổ cơ bản: rối và nước.

Trong nghệ thuật biểu diễn rối nước, âm nhạc là một phần không
thể thiếu được. Nó không chỉ đóng vai trò kết nối giữa tiết mục này
với tiết mục khác , mà âm nhạc còn tác động đến không khí của cả
chương trình diễn. Dàn nhạc trong biểu diễn rối nước là dàn nhạc
của Chèo, môn nghệ thuật truyền thống đặc thù ở vùng đồng bằng
Bắc Bộ. Ngoài ra biểu diễn rối nước người ta còn sử dụng nhiều
loại pháo như pháo nổ, pháo hoa, pháo dây, pháo vịt nhằm tạo ra
không khí sôi động và sự lung linh huyền ảo cho buổi biểu diễn
thêm hấp dẫn.


(Nguồn: Điện thoại)
III.

Thực trạng và giải pháp:
1. Thực trạng:
Qua điều tra trên diện rộng ở các phường Múa rối nước dân
gian, cũng như qua các kỳ liên hoan Múa rối nước toàn quốc,
cùng việc xem xét hoạt động biểu diễn Múa rối nước của các
đơn vị, cho ta thấy rõ phong trào biểu diễn Múa rối nước dân
gian và ảnh hưởng của nó đang được duy trì ở nhiều tỉnh
thành trên miền Bắc. Những địa phương vốn không có Múa
rối nước như ở miền Trung và Nam Bộ thì giờ đây cũng tổ

chức biểu diễn Múa rối nước. Đó là một biểu hiện đáng
mừng trong việc phát huy vốn văn nghệ cổ truyền trong đông
đảo người xem. Có điều cần cảnh báo là mục đích của một số
tổ chức Múa rối nước không hẳn để nối tiếp truyền thống,
bảo tồn vốn nghệ thuật truyền thống và phục vụ cho nhân
dân, mà chủ yếu phục vụ khách du lịch nước ngoài để thu lợi.
Cũng vì mục đích thương mại đó mà vốn nghệ thuật dân gian


-

-

tiềm ẩn trong nhân dân ngày bị mai một, bị lãng quên, bị sử
dụng sai mục đích dẫn đến tình trạng ngày một nghèo đi.
Điều này rất dễ thấy là gần như hầu hết các phường Múa rối
nước trên toàn miền Bắc đều diễn một chương trình gần
giống nhau.
Thực tế, Múa rối nước dân gian Việt Nam đang có xu hướng
hiện đại hóa và đang mờ dần bản sắc, vì nó bị tác động bởi cơ
chế thị trường, đồng thời không được quản lý có định hướng
rõ ràng. Cũng cần nhận thức rằng, không có nghệ thuật
truyền thống nào không được cải tiến và nâng cao mà có tác
động trong thời hiện đại, nhưng mọi cải tiến và nâng cao phải
đảm bảo đặc tính tinh hoa của nó trong mối quan hệ với bản
sắc dân tộc, theo định hướng văn hóa của ta.
2. Giải pháp:
Giải pháp đầu tiên là giải pháp phải tiến hành việc sưu tầm sân
khấu Múa rối nước. Công tác sưu tầm sân khấu Múa rối nước đã
được quan tâm hơn, nhưng thực chất vẫn chưa đáp ứng được

tầm quan trọng của nó. Sưu tầm còn mang tính tự phát của một
số cá nhân hay của một vài cơ quan chức năng mang tính hình
thức chủ nghĩa.
Giải pháp thứ hai là công tác đào tạo:

+ Đào tạo theo lối truyền nghề, đó là cách đào tạo truyền
thống. Tất cả các phường Rối cạn cũng như Rối nước tồn tại như
một hình thức văn nghệ dân gian. Nó có nhiều ưu điểm là người
học nghề có khả năng bắt chước nhanh, thuần thục những gì được
học, nhưng khả năng tư duy, sáng tạo độc lập lại hạn chế, bởi chỉ
được truyền những kinh nghiệm và thủ thuật diễn một cách máy
móc và dập khuôn.


+ Hình thức đào tạo theo trường lớp, học theo khung chương
trình, có giáo án, giáo trình, ngoài môn chuyên ngành còn phải học
nhiều môn kiến thức cơ bản và liên ngành khác.
Để nghệ thuật Múa rối nước dân gian có thể tồn tại và phát triển theo
định hướng mà Nghị quyết 05 về xây dựng và phát triển nền văn hóa
Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, Nhà nước cần quan tâm và
đầu tư thêm tài chính để nghệ thuật Múa rối nước có sức tồn tại tự thân
ngay ở trong làng, xã. Cuộc sống của những người hoạt động Múa rối
nước dân gian ở tình trạng bấp bênh thì họ không thể yên tâm ngồi cạnh
những cái ao làng lạnh lẽo với những con rối vô hồn mà họ phải bươn
chải, phải tự vận động theo cơ chế thị trường để tồn tại.


PHẦN KẾT
Tóm lại, múa rối nước không những là một bộ môn nghệ thuật mang
tính tập thể cao, mà còn thể hiện cái độc đáo trong cái độc đáo của bản

sắc dân tộc. Nó là sản phẩm của văn hóa nước vùng châu thổ Bắc Bộ,
không thể lẫn vào đâu được. Nó đã trải qua các khâu tìm tòi, cải tiến và
điều chỉnh để nâng cao và đạt tới hiệu quả thẩm mỹ cao nhất. Đến lượt
hậu sinh tiếp nhận các di sản ấy, chúng ta lại vẫn tìm tòi, cải tiến, điều
chỉnh và nâng cao, để nghệ thuật thích nghi với thời đại, với định hướng
văn hóa của đất nước. Nguyên tắc đó đã trở thành nguyên lý xây dựng
và phát triển bộ môn nghệ thuật mà ta đang toàn tâm toàn ý trong việc
bảo tồn và phát huy. Việc bảo tồn và phát triển Múa rối nước dân gian
đòi hỏi sự chung tay góp sức của toàn xã hội. Có như vậy Múa rối nước
mới thực sự xứng đáng là một loại hình nghệ thuật đặc sắc có tuổi đời
hàng ngàn năm, hội nhập và hòa vào sinh hoạt văn hóa cộng đồng trong
giai đoạn hiện nay.



×