Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

CÁCH MẠNG THÁNG mười NGA và CON ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN của các dân tộc TRÊN THẾ GIỚI HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.86 KB, 6 trang )

Cách mạng Tháng Mười Nga và con đường
phát triển của các dân tộc trong thế giới ngày nay
100 năm sau Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917, thế giới ngày nay
đã và đang trải qua những bước thăng trầm với nhiều sự kiện phức tạp, đan xen
giữa chiến tranh, xung đột với hòa bình, hữu nghị; liên minh hợp tác với ly khai,
tranh chấp; giàu và nghèo; tiến bộ và phản tiến bộ. Dường như xu hướng phát
triển tất yếu, khách quan của thời đại đang bị che mờ bời những khúc quanh của
lịch sử và bởi những thiên kiến chủ quan của con người. Điều đó đã làm cho
không ít người đi đến hoài nghi, dao động, phủ nhận, thậm chí thâm thù với
những giá trị, những thành quả mà cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng
Mười Nga vĩ đại đã đem lại cho các dân tộc, cho sự phát triển, tiến bộ của xã hội
loài người.
Mới đây, đầu tháng 5 năm 2007, trong khi các tầng lớp xã hội ở nhiều nơi
trên thế giới đang kỷ niệm ngày chiến thắng chủ nghĩa phát xít, thì một chiến
dịch phủ nhận quá khứ của một âm mưu chống cộng bùng phát ở các nước Đông
Âu và Liên Xô cũ. Chính quyền Extônia ra quyết định dỡ bỏ tượng đài chiến sĩ
Hồng quân ở thủ đô Ta-lin. Bỗng nhiên hình ảnh những chiến sĩ giải phóng các
dân tộc nằm trên bờ biển Ban Tích thoát khỏi họa phát xít bị người ta biến thành
“những kẻ xâm lược”. Tại Cộng hòa Séc, cũng nhân dịp này, người ta tổ chức
cái gọi là “ngày không cộng sản” với mục đích bôi nhọ chủ nghĩa cộng sản. ở
Hunggari, ở Ba Lan, người ta có những hành động xúc phạm đến danh dự thậm
chí đến cả mộ phần của những chiến sĩ đã ngã xuống trong cuộc đấu tranh để
giành độc lập, tự do cho dân tộc. Ngay ở Nga, quê hương của cách mạng Tháng
Mười, ngày 6 tháng 4 năm 2007, Đu-Ma quốc gia Nga đã thông qua dự luật “về
cờ chiến thắng” với ngôi sao trắng trên nền đỏ, không có búa liềm- Một biểu
tượng của cách mạng vô sản. Hành động này đã gây ra phản ứng gay gắt trong
xã hội Nga. Hiện nay nhiều thế lực ở các nước Đông Âu và Liên Xô cũ, dường
như rất lo sợ và muốn xóa bỏ những biểu tượng gắn với phong trào đấu tranh
của gai cấp vô sản, gắn với Đảng Công Sản, gắn với chế độ Xã hội chủ nghĩa,



2
Có thể thấy rằng, một làn sóng của chủ nghĩa dân tộc cực đoan được kích động
và nằm trong âm mưu chống cộng đang trỗi dậy ở khá nhiều nước Đông Âu cũ.
Điều này làm cho nhận loại không thể không cảnh giác1.
Tuy nhiên, với sự thật lịch sử thì không một ai, không một thế lực nào có
thể dễ dàng bác bỏ được. Những thành quả và giá trị của cách mạng Tháng
Mười Nga vẫn được các lực lượng cách mạng trên thế giới và nhân loại tiến bộ
trân trọng bảo vệ và phát huy. Cũng trong tháng 5 năm 2007, tại thành phố Brúc
xen, thủ độ nước Bỉ, Đảng Lao động Bỉ (PTB) đã tổ chức hội thảo quốc tế cộng
sản lần thứ 16 với chủ đề “khẳng định giá trị của Cách mạng Tháng Mười Nga
năm 1917 trong thế kỷ XXI ” nhân kỷ niệm 90 năm cách mạng Tháng Mười
Nga. Tham dự Hội thảo có hơn 50 đại diện các đảng Cộng sản và các đảng
chính trị theo xu hướng chủ nghĩa xã hội đến từ khắp nơi trên thế giới. Các tham
luận tại cuộc Hội thảo này đều đã khẳng định giá trị vĩnh cửu của Cách mạng
Tháng Mười Nga đối với phong trào cách mạng của giai cấp vô sản trên toàn thế
giới, coi Việt Nam, Trung Quốc là tấm gương tiêu biểu của việc xây dựng Đảng
Cộng Sản trong điều kiện mới. Đồng thời Hội thảo quốc tế Cộng Sản cũng đã
nêu ra các vấn đề về tổ chức xây dựng Đảng và phương pháp hoạt động của các
Đảng Cộng sản trước những thách thức của thời cuộc, ra thông báo ủng hộ Đảng
Cộng Sản Cu Ba và các đảng cánh tả đang nắm chính quyền ở các nước khu vực
Mỹ Latinh2.
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 đã đi vào lịch sử nhân loại như là
cuộc cách mạng xã hội vĩ đại nhất, triệt để nhất của sự nghiệp giải phóng giai
cấp, giải phóng dân tộc và giải phóng con người khỏi áp bức, bóc lột, bất công.
Tầm vóc và giá trị của cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga do giai cấp công nhân
và nhân dân lao động Nga thực hiện thắng lợi dưới sự lãnh đạo của VI. Lê-Nin
và Đảng Bôn-sê-vích đã vượt ra khỏi phạm vi nước Nga, trở thành sự kiện có
tầm ảnh hưởng sâu rộng nhất đến toàn bộ tiến trình phát triển của xã hội loài
người suốt từ những năm đầu thế kỷ 20 cho đến ngày nay.


1
2

B¸o Q§ND, sè ra ngµy 9/5/2007, tr 8
B¸o Q§ND, sè ra ngµy 12/5/2007, tr 8


3
Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga đã dẫn đến sự ra đời một kiểu
nhà nước mới, một chế độ xã hội mới. Đó là kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa và
chế độ xã hội chủ nghĩa không có áp bức, bất công, do nhân dân lao động làm
chủ dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản. Lịch sử thực tiễn của Chủ nghĩa xã
hội hiện thực từ sau Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 đến nay với những
thành tựu, khuyết tật và khủng hoảng của nó là sự thật lịch sử mà không ai có
thể bóp méo, xuyên tạc hoặc phủ nhận được.
Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 đã làm thay đổi
tính chất của vấn đề dân tộc và mở ra con đường giải phóng các dân tộc bị áp
bức khỏi ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc; khẳng định một xu thế mới cho
các dân tộc chậm phát triển có thể lựa chọn con đường tiến lên Chủ nghĩa xã
hội, không qua chế độ tư bản chủ nghĩa.
90 năm sau Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917, từng quốc gia, dân
tộc và toàn nhân loại đã bước vào một thiên niên kỷ mới, hướng tới một trật tự
thế giới mới. Song con đường phát triển của các dân tộc, của nhân loại mà Cách
mạng Tháng Mười đã mở ra dù rất quanh co, phức tạp, song hợp quy luật vẫn là
xu hướng phát triển tất yếu, khách quan trong thời đại ngày nay.
Những thành tựu to lớn mà nhân dân Việt Nam, nhân dân Trung Quốc đã
giành được trong công cuộc đổi mới, cải cách đất nước theo định hướng xã hội
chủ nghĩa hơn 20 năm qua là những minh chứng hiện thực cho sức sống mới của
Chủ nghĩa xã hội. Thành công và kinh nghiệm của mô hình Chủ nghĩa xã hội mà
Việt Nam và Trung Quốc xây dựng đã góp phàn làm phong phú và sâu sắc lý

luận và thực tiễn của Chủ nghĩa xã hội hiện thực. Sự phát triển năng động về
kinh tế- xã hội của Việt Nam, Trung Quốc trong công cuộc đổi mới, cải cách do
Đảng Cộng Sản khởi xướng và lãnh đạo đã nâng cao vị thế uy tín của các nước
trên trường quốc tế; trở thành tấm gương cho phong trào đấu tranh vì sự phát
triển, tiến bộ và công bằng của các quốc gia, dân tộc đang phát triển trong thế
giới ngày nay.
Những năm gần đây, phong trào cánh tả ở khu vực Mỹ La-tinh đã có
những chuyển biến tích cực, các lực lượng cánh tả liên tiếp giành được thắng lợi


4
trên chính trường. Hiện nay, phong trào cánh tả đã giành được chính quyền ở
các nước như: Vê-nê-duê-la, Chi-lê, Ác-hen-ti-na, Bô-li-vi-a, Bra-xin... và con
số này có thể sẽ còn tăng lên trong những năm tới. Các chính phủ cách tả ở Mỹ
La-Tinh đã tiến hành các cuộc cải cách kinh tế- xã hội theo hướng coi trọng lợi
ích dân tộc và lợi ích của các tầng lớp nhân dân lao động. Trong chính sách đối
ngoại, các chính phủ cách tả đã chủ trương thiết lập quan hệ với tất cả các nước
trên thế giới theo nguyên tắc tôn trọng quyền lợi hòa bình, tăng cường hợp tác
với Cu-Ba, phản đối chính sách bao vây, cấm vận của Mỹ, ủng hộ quá trình dân
chủ hóa trong quan hệ quốc tế và cải tổ Liên hợp quốc; ủng hộ cuộc đấu tranh
chống khủng bố; phấn dấu vì một trật tự thế giới mới. Tuy còn nhiều khó khăn
trong việc lãnh đạo để đưa đất nước phát triển theo con đường dân chủ, tiến bộ,
song thắng lợi của phong trào cánh tả khu vực Mỹ La-Tinh đã tạo niềm tin cho
nhân loại tiến bộ về một thế giới tốt đẹp hơn nhất định sẽ trở thành hiện thực.
Một trong những xu thế lớn của thế giới ngày nay là hòa bình, hợp tác và
phát triển. Toàn cầu hóa kinh tế và cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện
đại đang mở ra những thời cơ thuận lợi cho các quốc gia, dân tộc, nhất là các
nước nghèo, chậm phát triển có thể rút ngắn khoảng cách chênh lệch về kinh tếxã hội với các nước khác. Song các nước đang phát triển, nhất là các nước ở
Châu Á, Châu Phi và Mỹ La-tinh cũng đang phải đối mặt với không ít khó khăn,
thánh thức, bất bình đẳng, thậm chí áp đặt, can thiệp từ phía các nước lớn, nhất

là các nước tư bản phát triển ở phương Tây.
Những ngày gần đây, dư luận Chây Âu đang phản đối mạnh mẽ quy chế
dành cho Kô-Xô-Vô do nhóm tiếp xúc gồm các nước Anh, Đức, Italya, Pháp và
Mỹ đề xuất. Chính phủ Nga ra tuyên bố phản đối việc Nga bị gạt ra ngoài cuộc
họp của nhóm tiếp xúc và cáo buộc phương Tây đang chuẩn bị “những kịch bản
đơn phương” về quy chế độc lập cho tỉnh Kô-xô-vô, thuộc chủ quyền nước
Cộng hòa Xéc-bi-a. Chính phủ Nga cho rằng, việc làm đó sẽ tạo tiền lệ nguy
hiểm cho những khu vực đang đòi ly khai trên thế giới. Chính quyền Xéc-bi-a


5
chỉ trích Tổng thống Mỹ Gióc-Bu-sơ đã làm ngưòi Xéc-bi-a phẫn nộ và ông sẽ
không được tha thứ3.
Bên cạnh xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển, thế giới ngày nay cũng
đang phải đối mặt với những thảm họa thiên nhiên mang tính chất toàn cầu như
nạn đói nghèo, dịch bệnh, môi trường tự nhiên bị hủy hoại, khí hậu nóng lên...
Mặt khác, những cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, tôn giáo, dân tộc,
chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp, lật đổ, khủng bố, ly khai, tranh chấp về
lãnh thổ và tài nguyên đang diễn ra ở nhiều khu vực, tạo những nhân tố gây bất
ổn định rất khó lường cho hòa bình, phát triển, thịnh vượng của các nước, các
khu vực trên thế giới. Hơn lúc nào hết, trong quan hệ quốc tế hiện nay, đòi hỏi
bất cứ quốc gia, dân tộc nào cũng phải tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền
tự quyết của các dân tộc trong việc lựa chọn con đường phát triển của mình.
Quyền tự quyết của các dân tộc là thành quả của cuộc Cách mạng Tháng Mười
Nga năm 1917 đã mang lại cho các dân tộc. Nó còn là một giá trị, một chuẩn
mực quốc tế trong quan hệ giữa các dân tộc và các quốc gia có chủ quyền trong
thời đại ngày nay.
Một trong những nhân tố đang cản trở con đường phát triển của các dân
tộc theo mục tiêu hòa bình, hợp tác và thịnh vượng là sự trỗi dậy của chủ nghĩa
ly khai, chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Tính chất nguy hiểm của nhân tố này càng

gia tăng khi nó lại được kích động và lợi dụng cho âm mưu chống cộng, chống
sự tiến bộ của xã hội loài người. Các cuộc xung đột dân tộc, sắc tộc, tôn giáo,
khủng bố ở các nước khu vực Đông Âu, Châu Phi, Tây Nam Á. Sự can thiệp của
Mỹ và các nước đồng minh phương tây vào khu vực Trung Đông đang gây ra sự
bất ổn định ở nhiều khu vực trên thế giới, đang làm xuất hiện nguy cơ đẩy các
nước lớn trên thế giới nhất là Mỹ, Nga vào một cuộc chạy đua vũ trang mới. Bài
học về một cuộc cách mạng phải có khả năng tự bảo vệ mà Cách mạng Tháng
Mười Nga năm 1917 đã trải nghiệm vẫn còn nguyên giá trị đối với các lực
lượng, các phong trào đang đấu tranh vì một thế giới hòa bình, hữu nghị, dân
chủ, công bằng và phát triển tiến bộ hiện nay.
3

B¸o Nh©n d©n, sè ra ngµy 15/6/2007, tr 8.


6
Đi theo con đường cách mạng Tháng Mười Nga mà Lê-nin đã vạch ra,
cách mạng Việt Nam do Đảng Cộng Sản Việt Nam và chủ tich Hồ Chí Minh
lãnh đạo đã đi từ thắng lợi này tới thắng lợi khác. Thắng lợi của cách mạng
Tháng Tám năm 1945 đã lập ra nhà nước công nông đầu tiên ở khu vực Đông
Nam Á. Thắng lợi của hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc
Mỹ xâm lược đã giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của chủ nghia đế quốc,
thu giang sơn về một mối, đưa đất nước phát triển theo con đường xã hội chủ
nghĩa. Trong thế kỷ 20, nhân dân thế giới biết đến Việt Nam như một dân tộc đi
tiên phong trong phong trào giải phóng dân tộc, là tấm gương cổ vũ cho các dân
tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh chống đế quốc xâm lược, giành độc lập, tự do,
tự quyết định con đường phát triển của dân tộc mình phù hợp với xu thế chung
của thời đại.
Những thành tựu mà nhân dân ta đã đạt được trong hơn 20 năm đổi mới
đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng là hiện thực sinh động khẳng định con

đường phát triển của dân tộc mà chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta, nhân dân ta đã
lựa chọn là đúng đắn. Dẫu biết rằng, sự nghiệp công nhiệp hóa, hiện đại hóa,
xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa đã và đang đứng trước nhiều khó
khăn, thử thách phải vượt qua, nhất là khi các thế lực thù địch vẫn đang đẩy
mạnh chiến lược diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ hòng xóa bỏ chế độ xã hội
chủ nghĩa, thủ tiêu con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Song với con đường phát
triển hợp quy luật, đó là con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội
mà cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 đã mở ra và đặt nền móng, dân tộc
Việt Nam nhất định sẽ vươn lên sánh vai cùng các cường quốc năm châu, góp
phần xứng đáng vào sự nghiệp đấu tranh của các lực lượng cách mạng và tiến bộ
trên thế giới vì một tương lai tốt đẹp hơn cho các dân tộc và toàn nhân loại.



×