Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

Học phần đạo đức và phương pháp giảng dạy đạo đức ở tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (323.9 KB, 49 trang )

TRƯỜNG ĐH PHẠM VĂN ĐỒNG
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

BÀI GIẢNG
HỌC PHẦN: ĐẠO ĐỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DAY
ĐẠO ĐỨC Ở TIỂU HỌC
(Dùng cho bậ c CĐTH)

Giảng viên: LÊ THỊ LỆ THU
TỔ BỘ MÔN: LÝ LUẬN CƠ SỞ

1


GIỚI THIỆU CÁCH KẾT CẤU HỌC PHẦN THEO MÔĐUN DẠY HỌC
1/ Thuật ngữ môđun xuất hiện cùng với thời đại chinh phục vũ trụ với việc sáng tạo
ra các con tàu vũ trụ và lắp ráp chúng thành những trạm nghiên cứu vũ trụ.
2/ Trong giáo dục, tiếp cận môđun gắn liền với tư tưởng công nghệ dạy học, nó là
cách thức hiện đại của việc cấu trúc hay tổ chức biên soạn nội dung dạy học sao cho
chương trình đào tạo trở nên mềm dẻo hơn, dễ dàng thích hợp hơn với việc tổ chức
học tập vừa đa dạng vừa luôn biến động.
Ngày này người ta cần thiết kế ra những hệ dạy học có khả năng cung cấp cho
người học những cơ hội có thể học lên theo nhịp độ cá nhân, được cá thể hóa và phân
hóa cao độ, vừa mềm dẻo, vừa đa dạng. Những hệ dạy học này cho phép người học
có thể từ bỏ nó, rồi đến lúc có điều kiện lại quay trở lại với nó, hoặc chuyển sang một
hệ dạy học liên thông khác. Việc đào tạo ở đại học, đào tạo bồi dưỡng nghề nghiệp,
những hệ giáo dục suốt đời hoặc đào tạo liên tục đều là những hệ dạy học vừa mềm
dẻo, vừa đa dạng, dễ dàng thích nghi với những biến đổi về mục tiêu và nội dung đào
tạo. Tiếp cận môđun ra đời chính là để đáp ứng nhu cầu cho hệ dạy học như thế.
3/ Môđun dạy học là gì? Môđun dạy học là đơn vị chương trình dạy học tương đối
độc lập, được cấu trúc một cách đặc biệt, nhằm phục vụ cho người học và chứa đựng


cả mục tiêu dạy học, nội dung dạy học, phương pháp dạy học và hệ thống công cụ
đánh giá kết quả lĩnh hội, gắn bó chặt chẽ với nhau thành một thể hoàn chỉnh.
Môđun dạy học có 4 đặc trưng cơ bản sau:
3.1. Nó bao gồm một tập hợp những tình huống dạy học, được tổ chức xoay
quanh một chủ đề giáo dục được xác định.
3.2. Nó được định hướng bởi hệ thống mục tiêu dạy học được xác định cụ thể
rõ ràng và có thể đo lường được.
3.3. Nó chứa đựng hệ thống những text điều khiển quá trình dạy học, nhằm
đảm bảo thống nhất hoạt động dạy, họat động học và cả việc kiểm tra – đánh giá để
phân hóa con đường lĩnh hội tiếp theo.
3.4. Nó phải có khả năng thích nghi tốt với những hệ dạy học phân hóa - cá thể
hóa, tức là chứa đựng nhiều con đường lĩnh hội, theo những cách thức khác nhau để
chiếm lĩnh cùng một nội dung giáo dục, đảm bảo cho người học tiến lên theo nhịp độ
riêng, đi tới mục tiêu chung.
4/ Về mặt thực tiễn, mỗi môđun dạy học chiếm khoảng một số tiết không nhiều. Nó
không giống như 1 giáo trình bộ môn, cũng không phải là một bài học.
2


Một bài học thường được thiết kế như một cấu trúc mắt xích: Nó liên quan đến
cái trước nó, là bước đi tới cái kế tiếp; nghĩa là không độc lập, mà là một khâu liên
hoàn với cái trước và cái sau của nó.
Còn môđun dạy học thì tương đối độc lập, nó có một đời sống riêng; nó không
gắn với cái gì đi trước nó hay sẽ đi sau nó, về nội dung dạy học. Nhưng nó lại liên
quan chặt chẽ với cái cái trước và cái sau nó về hoạt động học tập của người học:
Muốn tiếp theo được môđun này người học phải có điều kiện tiên quyết gì về kiến
thức, kỹ năng (càng gần môđun càng tốt) và học xong môđun này, người học có khả
năng ứng dùng vào những lĩnh vực nào (Hình 1).

Tiể u môđun 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA ĐẠO ĐỨC HỌC
1.1. ĐẠO ĐỨC VÀ ĐẠO ĐỨC HỌC
1.1.1. Nguồn gốc, bản chất, chức năng của đạo đức
1.1.1.1. Nguồ n gố c
- Các quan niệ m khác nhau về nguồ n gố c củ a đạ o đứ c
+ Tâm lý học: đạo đức là hệ quả của những nhân tố có bản tính tâm lý.
+ Sinh học: đạo đức là sản phẩm của các nhân tố sinh học, đạo đức hình thành
trên cơ sở những bản năng mà con người thừa hưởng từ giới động vật.
+ Xã hội học: đạo đức được xem như một hiện tượng xã hội, bắt nguồn từ nhu
cầu tồn tại và phát triển của xã hội.
+ Các nhà triết học trước Mác đã tìm nguồn gốc, bản chất của đạo đức hoặc ở ngay
chính bản tính của con người, hoặc ở một bản thế siêu nhiên bên ngoài con người,
3


bên ngoài xã hội.
→ Các quan điểm trên chưa đúng, không đầy đủ vì chưa giải thích được vì sao cùng
trong một xã hội, những giai cấp khác nhau lại có những quan điểm đạo đức khác
nhau.
-Quan niệ m đạ o đứ c họ c Mác - Lênin:
+ Đạo đức là một trong những hình thái ý thức xuất hiện rất sớm (cộng sản
nguyên thủy). lúc đầu các quy tắc, chuẩn mực đạo đức mới chỉ tồn tại dưới hình thái
phong tục, tập quán, thói quen trong cuộc sống. cùng với sự phát triển của xã hội,
những phong tục, tập quán này được hình thành ngày càng rõ rệt dưới hình thức
những chuẩn mực hành vi mà xã hội yêu cầu đối với các cá nhân. từ những quy định
đó dần dần được khái quát lại dưới hình thái trừu tượng như: thiện, ác, danh dự…
+ Đạo đức của một xã hội là do PTSX vốn có của xã hội đó, đặc biệt là chế độ
kinh tế của xã hội đó quyết định. bên cạnh đó các nhân tố: chính trị, nghệ thuật, khoa
học, triết học, tôn giáo cũng ảnh hưởng đến sự hình thành đạo đức.
1.1.1.2. Bả n chấ t củ a đạ o đứ c

Với tính cách là sự phản ánh tồn tại xã hội, đạo đức mang bản chất xã hội. Thể
hiện:
- Nội dung của đạo đức là do hoạt động thực tiễn và tồn tại xã hội quyết định.
- Nhận thức xã hội đem lại các hình thức cụ thể của phản ánh đạo đức, làm cho
đạo đức tồn tại như một lĩnh vực độc lập về sản xuất tinh thần của xã hội.
- Sự hình thành, phát triển, hoàn thiện bản chất xã hội của đạo đức được quy
định bởi trình độ phát triển và hoàn thiện của thực tiễn và nhận thức xã hội của con
người.
- Đạo đức còn mang tính thời đại, tính dân tộc và tính giai cấp.
Ăngghen: “ Từ dân tộc này sang dân tộc khác, từ thời đại này sang thời đại khác,
những quan niệm về thiện và ác đã biến đổi nhiều đến mức chúng thường trái ngược
hẳn nhau”.
1.1.1.3. Chứ c năng củ a đạ o đứ c
- Chức năng điều chỉnh hành vi:
+ Nhờ nắm được những quan điểm đạo đức tiến bộ, hiểu rõ vai trò của đạo đức,
các chủ thể đạo đức luôn hướng hoạt động của mình vào những lợi ích chung. trên cơ
sở đó mà họ thỏa mãn những nhu cầu đạo đức và những lợi ích chính đáng của mình.
+ Chức năng điều chỉnh hành vi của đạo đức thực hiện bằng 2 hình thức chủ
4


yếu: xã hội và tập thể tạo dư luận để khen ngợi khuyến khích cái thiện, phê phán
mạnh mẽ cái ác, bản thân chủ thể đạo đức tự giác điều chỉnh hành vi trên cơ sở
những chuẩn mực đạo đức xã hội.
- Chức năng giáo dục:
+ Nhằm hình thành cho con người những quan điểm cơ bản nhất, những
nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực đạo đức cơ bản.
+ Đánh giá đúng đắn các hiện tượng đạo đức cũng như tự đánh giá những suy
nghĩ, hành vi của bản thân mình.
- Chức năng nhận thức:

+ Những quan điểm đạo đức tiến bộ, khoa học giúp con người nhận thức đánh
giá đúng đắn các quá trình vận động, phát triển đạo đức.
+ Con người phân biệt cái đúng, cái sai, cái xấu, cái tốt → định hướng một cách
đúng đắn hành vi của mình trong thực tiễn.
Kết luận: đạo đức có vai trò rất lớn trong đời sống xã hội, trong đời sống của
con người, đạo đức là vấn dề thường xuyên được đặt ra và giải quyết nhằm bảo đảm
cho các cá nhân và cộng đồng tồn tại, phát triển. vai trò của đạo đức được biểu hiện
qua các chức năng cơ bản của đạo đức: điều chỉnh hành vi, giáo dục, nhận thức..
1.1.2. Khái niệm, đối tượng, nhiệm vụ của đạo đức học
1.1.2.1. Khái niệ m: Đạo đức học là một hệ thống lôgic hài hòa những tư tưởng, quan
niệm, quan điểm về những chuẩn mực đạo đức.
1.1.2.2. Đố i tư ợ ng: Đạo đức học Mác - Lênin là khoa học về bản chất của đạo đức,
về các quy luật xuất hiện và phát triển lịch sử của đạo đức (Đặc biệt là của đạo đức
cộng sản), về chức năng đặc trưng của đạo đức, về các giá trị đạo đức của đời sống
xã hội.
1.1.2.3. Nhiệ m vụ
- Xác định ranh giới giữa sự khác nhau về bản chất của quan hệ đạo đức so với
các quan hệ xã hội khác. thực chất là làm rõ nội dung và yêu cầu của những quan hệ
đạo đức chứa đựng trong các quan hệ xã hội khác như quan hệ kinh tế, chính trị, dân
tộc, tập thể, gia đình.
- Đạo đức học Mác - Lênin vạch ra tính tất yếu nguồn gốc, bản chất đặc trưng
và chức năng của đạo đức trong đời sống xã hội, nêu lên con đường hình thành và
phát triển của đạo đức. đồng thời nó tái tạo lại đời sống đạo đức dưới hình thức lý
luận và đạt tới trình độ nhất định.
5


- Góp phần hình thành đạo đức mới trong đời sống xã hội, nó khẳng định những
giá trị của đạo đức cộng sản chủ nghĩa, đồng thời phê phán, đấu tranh chống lại
những khuynh hướng tàn dư đạo đức cũ, những biểu hiện đạo đức không lành mạnh,

đi ngược lại lợi ích chân chính của con người.
1.2. MỘT SỐ PHẠM TRÙ ĐẠO ĐỨC CƠ BẢN
Câu hỏi thảo luận nhóm
1. Mối quan hệ giữa đạo đức và khoa học. Vận dụng kiến thức và kinh nghiệm thực
tiễn, giải thích – chứng minh luận điểm: "Có tài mà không có đức là người vô dụng,
có đức mà không có tài thì làm gì cũng khó".
2. Thiện là gì? Ác là gì? Cho ví dụ.
3. Kể tóm tắt nội dung chuyện "Tấm Cám" hoặc "Thạch Sanh". Từ đó rút ra ý nghĩa
của cái thiện và hậu quả của cái ác?
4. Khi chị H phạt con riêng con riêng của chồng mới 7 tuổi, bỏ đói cả ngày không
cho ăn vì tội làm ngã em. Có người hàng xóm thấy vậy can thiệp, chị H cho rằng:
"Chị chỉ bênh vực quyền lợi của con chị chứ có làm gì ác đâu".
- Hãy nhận xét câu trả lời đó của chị H.
- Bày tỏ thái độ của bạn trước hành động của chị H và những việc làm tương tự.
5. Viết một đoạn văn từ 10 đến 20 dòng về ý nghĩa của cái thiện, tác hại của cái ác
trong cuộc sống?
6. Đạo đức học trước Mác và Đạo đức học Mácxít có gì giống và khác nhau trong
quan niệm lương tâm?
7. Khái niệm lương tâm?
- Vai trò của lương tâm trong đời sống đạo đức?
- Đặc trưng của lương tâm. Cho ví dụ.
- Đóng vai với tình huống: Làm điều ác bị xã hội lên án.
8. Hãy nêu các quan niệm khác nhau về phạm trù nghĩa vụ (Tôn giáo và một số nhà
triết học cổ đại, đạo đức học Mác - Lênin) về nghĩa vụ.
9. Bằng hiểu biết của mình, hãy bày tỏ ý kiến trước các quan niệm:
- "Hạnh phúc là trạng thái vui vẻ liên tục, phấn khởi vô bờ, khoái cảm triền
miên".
- "Hạnh phúc là hương thơm và trái ngọt".
- "Không có hạnh phúc tuyệt đối". Vì sao?
- Bạn có ý kiến gì về quan niệm: "Hạnh phúc là đấu tranh".

6


- Nêu khái niệm và đặc trưng của hạnh phúc
1.2.1. Thiện và ác
- Các trào lưu tư tưởng trước Mác thường xem tính thiện, ác của con người là
bản chất vốn không thaty đổi.
- Quan điểm của đạo đức học Mác- Lênin: Thiện - ác không phải là sản phẩm
của trừu tượng thuần túy, nó là kết quả phản ánh những điều kiện kinh tế - xã hội của
một thời đại và phụ thuộc vào vị trí giai cấp nhất định. không có quan niệm thiện - ác
nào là vĩnh viễn đối với loài người hoặc đúng cho nhiều thời đại.
+ Thiện: là cái tốt đẹp, là lợi ích con người phù hợp với tiêu chuẩn của sự tiến
bộ xã hội → Thiện là giải phóng con người khỏi chế độ người bóc lột người, xây
dựng một chế độ xã hội, không còn giai cấp, không còn chế độ người bóc lột người.
trong xã hội đó, con người có những điều kiện kinh tế, xã hội để phát huy mọi năng
lực, trí tuệ cống hiến cho xã hội và mang lại hạnh phúc cho mình. trong xã hội đó,
mọi giá trị của con người được đề cao, phẩm giá con người được trân trọng, quan hệ
giữa người và người là tình đồng chí, là sự chăm sóc lẫn nhau “mình vì mọi người,
mọi người vì mình”. cái thiện bản thân nó phải là sự sáng tạo, phải chứa đựng cái
chân lý. Cái thiện nằm trong tư tưởng, ý thức và trong hành động thực tiễn.
+ Cái ác là cái đáng ghê tởm. tuy nhiên cái ác không phải là cái đối lập, tuyệt
đối với cái thiện. thiện - ác có thể chuyển hóa cho nhau tùy theo tình hình kinh tế - xã
hội, tùy theo quan điểm giai cấp.
1.2.2. Nghĩa vụ
1.2.2.1. Các quan niệ m khác nhau về nghĩa vụ
- Đêmôcrit (người đầu tiên đưa phạm trù nghĩa vụ vào đạo đức học): ý thức
nghĩa vụ là động cơ sâu kín bên trong của con người.
- Tôn giáo: nghĩa vụ là ý thức trách nhiệm trước thượng đế, nghĩa vụ con người
là hy sinh mọi nguyện vọng, nhu cầu của bản thân để phụng sự thánh thần với hy
vọng được hưởng hạnh phúc ở thế giới bên kia.

- Duy vật siêu hình: việc thực hiện nhiệm vụ là gắn với lợi ích cá nhân, rằng
“nghĩa vụ đạo đức là cái tất yếu đối với tất cả mọi người thực hiện trách nhiệm của
mình… cái đó không tách rời hạnh phúc của họ”.
- Theo thuyết đạo đức học tư sản hiện đại đã giải thích ý thức nghĩa vụ như cái
gì hoàn toàn có tính chất chủ quan, không có nội dung khách quan và dẫn đến phủ
nhận bản thân khái niệm nghĩa vụ đạo đức.
7


1.2.2.2. Quan điể m củ a đạ o đứ c họ c Mác- Lênin
- Nghĩa vụ là ý thức trách nhiệm của con người trước lợi ích chung của xã hội
(giai cấp, dân tộc) và người khác, là ý thức cần phải làm vì lợi ích chung của xã hội.
- Thực hiện nghĩa vụ đạo đức phải tự giác vì cái thiện và tự do.
- Giáo dục ý thức nghĩa vụ đạo đức có ý nghĩa quan trọng đối với sự hình thành
đạo đức cá nhân. ý thức nghĩa vụ đạo đức không thể chỉ là kết quả của giáo dục lý
thuyết tách rời thực tiễn đời sống. nó cũng không thể được hình thành một cách ngẫu
nhiên, nhất thời, mà phải trải qua những hoạt động tích cực, lâu dài của cá nhân.
1.2.3. Lương tâm
1.2.3.1. Các quan niệ m khác nhau
- Platôn: Lương tâm là sự mách bảo của thượng đế →Tồn tại vĩnh viễn.
- Kantơ: Lương tâm là sự thao thức của tinh thần, nó gắn liền với con người
như bẩm sinh.
- Hêghen: Lương tâm là sản phẩm của tinh thần khách quan. theo ông có chân
lý của lương tâm và hình thức biểu hiện của lương tâm, chân lý của lương tâm phụ
thuộc vào đạo đức của mỗi xã hội khác nhau. còn hình thức của nó phụ thuộc vào các
cá nhân khác nhau → Hai cái đó có thể ăn khớp hoặc mâu thuẫn với nhau.
1.2.3.2. Quan điể m củ a đạ o đứ c họ c Mác-Lênin
- Lương tâm là cảm giác hay ý thức trách nhiệm đạo đức của con người đối với
hành vi của mình trong quan hệ với người khác, với xã hội, ý thức trách nhiệm với số
phận của những người khác, với số phận của dân tộc và nhân loại. lương tâm cũng là

sự phân xử các hoạt động của mình.
- Nguồn gốc của lương tâm là sự nhận thức nghĩa vụ đạo đức của mình. sự hình
thành của lương tâm là một quá trình phát triển lâu dài từ thấp đến cao trong quá
trình hoạt động sản xuất và hoạt động xã hội.
- Lương tâm biểu hiện ở 2 trạng thái: Khẳng định (thanh thản) hoặc Phủ định
(cắn rứt).
- Lương tâm xuất hiện trong suốt toàn bộ hành vi đạo đức từ lúc dự định đến
lúc kết thúc, có vai trò điều chỉnh và nâng cao tính tích cực của con người.
Gần giống với cảm giác lương tâm là cảm giác hổ thẹn → Mác: "Sự hổ thẹn là nỗi
tức giận quay về phía bản thân mình”.
Lương tâm là cảm giác trách nhiệm trước bản thân sự xấu hổ là cảm giác trách
nhiệm trước người khác quan sát. giá trị của sự hổ thẹn càng cao khi sự hổ thẹn
8


chuyển thành tự hổ thẹn → đây là cảm giác ban đầu của lương tâm. người có lương
tâm là người biết hổ thẹn, còn người biết hổ thẹn không phải bao giờ cũng là người
có lương tâm → hổ thẹn có vai trò tích cực trong đời sống xã hội,có ý nghĩa điều
chỉnh hành vi của các cá nhân cho phù hợp với đời sống cộng đồng. sự hổ thẹn tồn
tại rất lâu, có khi suốt cả cuộc đời “sự hổ thẹn đáng sợ hơn cái chết”.
1.2.4. Hạnh phúc
1.2.4.1.Các quan niệ m khác nhau
- Các nhà tư tưởng cổ Hy Lạp quan niệm hạnh phúc là sự yên tĩnh, thanh thản
của tâm hồn. sự yên tĩnh tuyệt đối của tâm hồn như là khả năng chế ngự nỗi đau khổ,
khả năng chế ngự nỗi đau khổ, khả năng chế ngự khát vọng của con người →
Nguyên nhân hạnh phúc và bất hạnh nằm trong tâm hồn con người.
+ Đêmôcrit: trí tuệ là cần thiết cho hạnh phúc vì trí tuệ có khả năng chế ngự
nỗi đau khổ.
+ Arixtốt: hạnh phúc của con người chỉ phụ thuộc vào những hành động hợp lý
theo quan điểm riêng của họ → Hạnh phúc và bất hạnh hoàn toàn có tính chất chủ

quan, phụ thuộc vào từng cá nhân con người.
+ Pirông (nhà triết học Hy Lạp cổ đại thế kỉ III TCN) đề xướng chủ nghĩa hoài
nghi trong đạo đức học → Ông cho rằng để có thể yên tĩnh được thì con người phải
làm sao cho không có gì là sung sướng hay đau khổ.
→ Các quan điểm này dẫn đến tư tưởng khắc kỷ, chủ trương rằng muốn có hạnh
phúc thì con người phải hạn chế đến mức tối đa mọi nhu cầu của mình vì theo họ
chính những ham muốn, những khát vọng, những nhu cầu của con người là nguyên
nhân gây ra nỗi bất hạnh và đau khổ → Họ khuyên con người hãy sống theo lối
“khắc kỷ”, “cấm dục”, “vô vị”.
- Quan điểm duy vật siêu hình:
+ Êpiquya: hạnh phúc của đời sống là sức khỏe, hoạt động vừa phải, có khả
năng vượt qua nỗi bất hạnh và không đánh giá cao những lợi ích vật chất… nhưng
theo ông, tất cả sự lựa chọn đó cũng hoàn toàn có tính chất chủ quan.
+ Kantơ: hạnh phúc là định mệnh “Hãy để cho mọi người hạnh phúc như trời
định”.
+ Phơbách: ông cho rằng hướng tới hạnh phúc là điều tự nhiên của con người.
ông coi hạnh phúc là tiêu chuẩn của đời sống nhưng ông không giải thích được
nguồn gốc thật sự của hạnh phúc và nỗi bất hạnh trong đời sống vì ông không hiểu
9


mặt xã hội của con người.
+ Xpenganxơ: hạnh phúc là phải loại trừ đau khổ → Trong đời sống hiện thực
chỉ toàn là đau khổ còn hạnh phúc chỉ có trong trí tưởng tượng.
- Tôn giáo: hạnh phúc không tồn tại ở trần thế mà chỉ có ở trên thiên giới.
→ Những nhà tư tưởng của các trường phái duy tâm hay duy vật siêu hình đều quan
niệm về hạnh phúc có tính chất thuần túy và đối lập hoàn toàn với mọi đau khổ.
1.2.4.2. Quan điể m củ a đạ o đứ c họ c Mác-Lênin
- Hạnh phúc là xúc cảm sấu sắc, lâu bền về giá trị cuộc sống, về phẩm giá và về
ý nghĩa cuộc đời.

- Hạnh phúc là đấu tranh tích cực của con người vì lợi ích xã hội. chính con
người sáng tạo nên hạnh phúc của mình. đó là quá trình đấu tranh kiên trì, vượt qua
nhiều khó khăn gian khổ → Để đạt đến hạnh phúc, con người chẳng những phải vượt
qua khó khăn mà còn phải chấp nhận cả nỗi đau khổ và phải vượt qua nỗi đau khổ
đó.
- Hạnh phúc chính của mỗi cá nhân không thể tách rời hạnh phúc của toàn xã
hội, nhưng xã hội phải tạo điều kiện cho mỗi cá nhân phấn đấu đạt được hạnh phúc.

Tiểu môđun 2
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
2.1. CƠ SỞ XÁC ĐỊNH NỘI DUNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH
- Đọc thông tin SGK (tr. 37 -38).
- Thảo luận:
+ Nêu các căn cứ để xác định nội dung giáo dục đạo đức cho HS tiểu học. Nội
dung cơ bản của những căn cứ đó?
+ Đặc trưng con người Việt Nam trong thời kỳ CNH, HĐH.
+ Vì sao phải dựa trên các căn cứ đó?
- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
2.1.1. Cơ sở xác định nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh
- Yêu cầu của con người thế kỷ XXI, thế kỷ bùng nổ thông tin và khoa học –
Công nghệ hiện đại, hội nhập, phát triển.
- Yêu cầu phát triển nguồn nhân lực cho nền kinh tế thị trường.
10


- Yêu cầu giáo dục, hình thành nhân cách người lao động trong thời kỳ CNH,
HĐH đất nước.
2.1.2. Vì sao?
- Mục tiêu, nội dung giáo dục xuất phát từ thực tiến xã hội.

- Nhằm phục vụ mục tiêu kinh tế - xã hội.
2.2. CÁC QUYỀN VÀ BỔN PHẬN CỦA TRẺ EM
Tìm hiểu các nội dung sau:
1. Kết cấu nội dung của Công ước Quốc tế về quyền trẻ em? Ý nghĩa của việc
ký tham gia Công ước của Việt Nam?
2. Nội dung nhóm quyền được sống còn.
3. Nội dung nhóm quyền được bảo vệ.
4. Nội dung nhóm quyền được phát triển.
5. Nội dung nhóm quyền được tham gia.
6. Kể các chương trình hành động Quốc gia vì trẻ em của Việt Nam mà bạn
biết.
2.2.1. Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em
2.2.1.1. Nhữ ng mố c quan trọ ng
- Bản Công ước về quyền trẻ em do Liên hợp quốc cùng với đại diện của 43
nước trên toàn thế giới tiến hành chuẩn bị và soạn thảo trong 10 năm (1979 -1989).
- Công ước được Đại hội đồng Liên hợp quốc chính thức thông qua ngày 20
tháng 11 năm 1989, theo Nghị định 44/25. Công ước có hiệu lực và là luật quốc tế từ
ngày 2 tháng 9 năm 1990, khi đã có 20 nước phê chuẩn.
- Tính đến nay đã có 193 nước ký và phê chuẩn, tham gia.
- Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và thứ 2 trên thế giới đã phê chuẩn Công
ước vào ngày 20 tháng 2 năm 1990.
2.2.1.2. Nộ i dung cơ bả n củ a công ư ớ c
* BỐN NHÓM QUYỀN
- Quyền được sống còn.
- Quyền được bảo vệ.
- Quyền được phát triển.
- Quyền được tham gia.
* BA NGUYÊN TẮC
- Trẻ em được xác định là tất cả những người dưới 18 tuổi.
11



- Tất cả các quyền và nghĩa vụ được nêu trong Công ước đều được áp dụng một
cách bình đẳng cho tất cả trẻ em mà không có sự phân biệt đối xử.
- Tất cả những hoạt động được thực hiện đều cần phải tính đến các lợi ích tốt
nhất của trẻ em.
* MỘT QUÁ TRÌNH
Tất cả mọi người đều có trách nhiệm giúp Nhà nước thực hiện và theo dõi việc
thực hiện Công ước.
Kế t luậ n: Công ước là văn bản quốc tế đầu tiên đề cập đến quyền trẻ em theo
hướng tiến bộ, bình đẳng và toàn diện, mang tính pháp lý cao. Nội dung Công ước
gồm 54 điều khoản. Với nội dung quy định các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, văn
hóa. Công ước thực sự là một văn bản hoàn chỉnh cho công tác bảo vệ, chăm sóc và
giáo dục trẻ em ở tất cả các nước, nếu nó được thực thi và áp dụng một cách nghiêm
túc và phù hợp.
Trên thực tế những năm qua, Công ước đã trở thành cơ sở cho chương trình
hành động cho nhiều quốc gia trên thế giới trong công tác về trẻ em.
Việc Liên hợp quốc chuẩn Công ước đã khẳng định địa vị của trẻ em trong gia
đình và xã hội. Trẻ em không chỉ là đối tượng được quan tâm, chăm sóc, được hưởng
thụ một cách thụ động, mà chính trẻ em là chủ thể của các quyền đã nêu trong Công
ước.
2.2.2. Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam (Tự nghiên cứu)
- Tìm hiểu luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam, 1991.
- Nghị định của Hội đồng Bộ trưởng nước CHXHCN Việt Nam, ngày 14 tháng
11 năm 1991.
- Thảo luận:
1. Liệt kê các quyền và bổn phận cơ bản của trẻ em Việt Nam, xếp theo 4 nhóm
quyền: được sóng còn; được bảo vệ; được phát triển; được tham gia.
2. Ý nghĩa của việc ban hành luật.
3. Sau khi ra giảng dạy, bạn sẽ làm gì để góp phần thực hiện Luật?

2.3. GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM
2.3.1. Tầm quan trọng của giáo dục đạo đức đối với sự phát triển nhân cách của
trẻ em
- Giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ không chỉ là vấn đề của một quốc gia, mà là
vấn đề mang tính toàn cầu của thời đại, là điều kiện quan trọng đẻ bảo vệ sự sống
12


còn và tương lai của loài người.
Elisse Pari (18/11/1989): "…Chúng ta quan tâm các vấn đề vũ trụ nhiều hơn việc
tìm kiếm đạo đức hay việc tìm kiếm nền đạo đức. Con người đã đi lên mặt trăng
nhưng không bước lại gần đồng loại hơn. Con người thăm dò đáy biển và giới hạn
của vũ trụ trong khi người láng giềng liền cửa với mình là kẻ xa lạ. Chúng ta sống
đến tuổi già, nhưng tuổi già lại trở thành gánh nặng và một điều nguyền rủa".
- Việc chuyển từ nền kinh tế tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường cũng
đòi hỏi một nền giáo dục tiến bộ, nhân đạo, dân chủ. → Coi trọng việc bồi dưỡng,
giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ trở thành người công dân có ý thức trách nhiệm, tinh
thần, tác phong khoa học và công nghệ, tự chủ, năng động, sáng tạo.
2.3.2. Vai trò của giáo dục đạo đức đối với sự phát triển của trẻ
- Giáo dục đạo đức góp phần hình thành, phát triển nhân cách toàn diện → Rèn
luyện ý thức, trách nhiệm, hành vi công dân ngay từ nhỏ.
- Nhiệm vụ hàng đầu của nhà trường tiểu học là cung cấp, rèn luyện, hình thành
cho học sinh những kỹ năng cơ bản như: giao tiếp, đọc, viết, tính toán…Giáo dục
đạo đức là một trong các con đường quan trọng để hình thành kỹ năng giao tiếp có
văn hóa, đạo đức, thẩm mỹ. Trang bị cho học sinh kiến thức, kinh nghiệm, thái độ
đúng mực trong lựa chọn hành vi ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức của xã hội.
2.4. NHIỆM VU VÀ NỘI DUNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH
TIỂU HỌC
2.4.1. Nhiệm vụ, nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học
2.4.1.1. Nhiệ m vụ

- Giáo dục ý thức đạo đức: Cung cấp tri thức, giúp học sinh hiểu được một số
nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức ở mức sơ giản, cụ thể, gần gũi với đời sống của học
sinh → Có nhận thức đúng về sự phù hợp giữa hành vi ứng xử của mình với lợi ích
xã hội, tích lũy kinh nghiệm đạo đức ứng xử đúng.
- Giáo dục thái độ, tình cảm đạo đức: Bồi dưỡng, giúp học sinh hình thành xúc
cảm đạo đức tích cực, bền vững để đảm bảo cho hành vi đạo đức luôn nhất quán với
yêu cầu đạo đức, hình thành niềm tin đạo đức → Tạo ra động lực đạo đức trong sáng
trong việc thực hiện bổn phận, trách nhiệm đạo đức của mình.
- Giáo dục hành vi, thói quen đạo đức: Giúp học sinh rèn luyện thói quen hành
vi đúng chuẩn mực, biết hành động phù hợp với yêu cầu đạo đức của xã hội, kế thừa
và phát triển truyền thống đạo đức của dân tộc trong thời kỳ CNH, HĐH, góp phần
13


giáo dục văn hóa ứng xử, hành vi văn minh trong giao tiếp, thực hiện "Sống và làm
việc theo hiến pháp và pháp luật".
→ Ba nhiệm vụ này có quan hệ mật thiết với nhau.
2.4.1.2. Nội dung
* Giáo dụ c ý thứ c đạ o đứ c
- Cung cấp cho học sinh những tri thức đạo đức cơ bản, sơ đẳng về các chuẩn
mực hành vi, trên cơ sở đó bước đầu hình thành niềm tin đạo đức.
- Các chuẩn mực hành vi thể hiện trong các quan hệ:
+ Quan hệ của cá nhân đối với xã hội.
+ Quan hệ của cá nhân đối với công việc, lao động.
+ Quan hệ của cá nhân đối với người xung quanh.
+ Quan hệ của cá nhân đối với tài sản xã hội, tài sản của người khác.
+ Quan hệ của cá nhân đối với thiên nhiên.
+ Quan hệ của cá nhân đối với bản thân.
- Giáo dục các chuẩn mực cần làm cho học sinh hiểu:
+ Yêu cầu của chuẩn mực?

+ Ý nghĩa, tác dụng của chuẩn mực (Lợi – hại của việc thực hiện chuẩn mực).
+ Làm gì, làm như thế nào?
* Giáo dụ c thái độ , tình cả m đạ o đứ c
- Giáo dục thái độ, tình cảm cho học sinh là hình thành trong học sinh những
rung động, cảm xúc đối với hiện thực xung quanh, làm cho các em biết yêu, biết ghét
rõ ràng, qua đó có thái độ đúng đắn đối với cuộc sống xung quanh.
- Tình cảm đạo đức cần giáo dục cho học sinh tiểu học: Kinh yêu Bác Hồ, ông
bà, cha mẹ, anh chị em, yêu lao động, có thái độ đòng tình với những hành vi đạo
đức tốt, phê phán những hành vi xấu…
* Giáo dụ c hành vi, thói quen đạ o đứ c
- Tổ chức cho học sinh lập đi lập lại nhiều lần những thao tác, hành vi đạo đức
trong học tập, sinh hoạt, cuộc sống, nhằm có được hành vi đạo đức đúng đắn, từ đó
có thói quen đạo đức bền vững.
- Những thói quen cần hình thành: Giúp đỡ ông bà, thầy cô giáo, hàng xóm láng
giềng; Lễ phép với người lớn; Có những việc làm nhân đạo…
- Cần giáo dục hành vi văn hóa ngay từ nhỏ, đúng về đạo đức và đẹp về thẩm
mỹ.
14


Kế t luậ n: Các nội dung giáo dục này nhằm hình thành cho học sinh những
phẩm chất đạo đức:
- Trong quan hệ cá nhân –xã hội: Yêu nước, tự hào dân tộc, yêu hòa bình, tôn
trọng các dân tộc khác…
- Trong quan hệ cá nhân –lao động: Yêu lao động, cần cù, tiết kiệm, quý trọng
người lao động và thành quả lao động…
- Quan hệ cá nhân với người khác: Yêu thương con người, hợp tác tương trợ
lẫn nhau, lịch sự tôn trọng người khác…
- Quan hệ cá nhân - môi trường tự nhiên: Bảo vệ môi trường
- Quan hệ cá nhân - bản thân: Thật thà, giản dị, kiên trì, vượt khó, khiêm tốn,

dũng cảm…
2.4.2. Con đường và phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học
- Đọc kiến thức đã học trong môn Giáo dục học về con đường và phương pháp.
giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học.
- Sinh viên trình bày những nội dung đã chuẩn bị.
2.4.2.1. Các con đư ờ ng cơ bả n củ a giáo dụ c đạ o đứ c cho họ c sinh tiể u họ c
* Con đư ờ ng dạ y họ c trên lớ p
Thông qua các môn học: Đạo đức, Tiếng Việt, Tự nhiên – xã hội, Sức khỏe,
Thủ công, Hát nhạc.
- Môn Đạo đức:
+ Cung cấp kiến thức đạo đức.
+ Ý nghĩa, tác dụng của việc thực hiện hành vi đạo đức.
+ Luyện tập kỹ năng, thói quen hành vi.
- Các môn học khác:
+ Cùng với môn Đạo đức thực hiện nội dung giáo dục đạo đức.
+ Bổ sung kiến thức cho môn Đạo đức.
+ Củng cố, vận dụng kiến thức đạo đức.
* Thông qua hoạ t độ ng giáo dụ c ngoài giờ lên lớ p
- Một số hình thức hoạt động giáo dục ngoài giờ:
+ Hoạt động giáo dục theo chủ điểm.
+ Tiết chào cờ đầu tuần.
+ Tiết hoạt động tập thể.
+ Các hoạt động chính trị - xã hội.
15


- Các hoạt động theo chủ đề, chủ điểm, các hoạt động chính trị - xã hội, hoạt
động Đội - Sao nhi đồng…
- Tác dụng:
+ Dễ cuốn hút nhiều học sinh tham gia.

+ Giáo dục tinh thần tập thể, ý thức đoàn kết tương trợ.
+ Củng cố, mở rộng kiến thức đạo đức.
+ Tạo cơ hội để học sinh giao lưu hợp tác, tự khẳng định mình.
+ Có điều kiện thường xuyên rèn luyện hành vi, thói quen hành vi tốt.
Thả o luậ n: Để vận dụng tốt các con đường giáo dục đạo đức cho học sinh, người
giáo viên tiểu học cần rèn luyện những kỹ năng gì?
2.4.2.2. Phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học
- Nhóm các phư ơ ng pháp hình thành ý thứ c cá nhân: Đàm thoại; Kể chuyện;
Giảng giải; Nêu gương.
- Nhóm các phư ơ ng pháp tổ chứ c hoạ t đọ ng xã hộ i, tích lũy kinh nghiệ m
ứ ng xử cho họ c sinh: Nêu yêu cầu sư phạm; Tập luyện; Rèn luyện.
- Nhóm các phư ơ ng pháp kích thích hoạ t độ ng và điề u chỉ nh hành vi ứ ng xử
củ a họ c sinh: Phương pháp khuyển khích; Trách phạt.
- Nhóm các phư ơ ng pháp kiể m tra, đánh giá kế t quả giáo dụ c đạ o đứ c:
Phương pháp quan sát; Thực nghiệm tự nhiên; Đàm thoại; Anket.
Tiểu Môđun 3
VỊ TRÍ, NHIỆM VỤ, NỘI DUNG
MÔN ĐẠO ĐỨC Ở TIỂU HỌC
3.1. VỊ TRÍ MÔN ĐẠO ĐỨC Ở TIỂU HỌC
Thảo luận:
1. Phân biệt môn Đạo đức với các môn học khác?
2. Tại sao nói, môn Đạo đức có mối quan hệ qua lại với các môn học khác và với
việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp ở tiểu học?
3. Có ý kiến cho rằng "Môn Đạo đức là nền móng của môn GDCD ở THCS". Anh
(chị) hãy cho biết ý kiến.
4. Các nhóm trình bày
Kế t luậ n
- Môn Đạo đức có khả năng giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học một cách
16



có hệ thống theo một chương trình khá chặt chẽ, giúp cho các em hình thành được ý
thức đạo đức (tri thức và niềm tin đạo đức) ở mức độ sơ giản.
- Định hướng cho học sinh tiểu học rèn luyện một cách tự giác những hành vi
và thói quen hành vi đạo đức.
- Nó định hướng cho các môn học về nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh
tiểu học có thể tích hợp qua các môn học này.
- Giúp học sinh tiểu học có cơ sở cần thiết để học môn GDCD ở THCS.
3.2. NHIỆM VỤ MÔN ĐẠO ĐỨC
3.2.1. Nhiệm vụ giáo dục ý thức đạo đức của môn Đạo đức cho học sinh tiểu học
- Giúp học sinh có hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi đạo đức và
pháp luật cơ bản, phù hợp với lứa tuổi trong mối quan hệ giữa các em với bản thân,
với gia đình, nhà trường, với cộng đồng, xã hội, môi trường tự nhiên và ý nghĩa của
việc thực hiện theo các chuẩn mực đó.
- Tri thức đạo đức là cơ sở cho việc hình thành niềm tin và nhờ đó học sinh
mới có đuọc ý thức đạo đức tự giác.
- Tri thức đạo đức ở mỗi bài gồm:
+ Yêu cầu của chuẩn mực hành vi.
+ Sự cần thiết thực hiện chuẩn mực hành vi (Ý nghĩa, tác dụng, tác hại).
+ Cách thực hiện chuẩn mực đó bao gồm những việc cần làm và những việc
cần tránh.
3.2.2. Nhiệm vụ giáo dục hành vi, thói quen đạo đức cho học sinh
- Từng bước hình thành kĩ năng nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và
những người xung quanh theo chuẩn mực đã học; kỹ năng lựa chọn và thực hiện các
hành vi ứng xử phù hợp chuẩn mực trong các mối quan hệ và tình huống đơn giản,
cụ thể của cuộc sống; biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.
- Kỹ năng, hành vi thường bao gồm:
+ Biết nhận xét hành vi của bản thân.
+ Biết nhận xét, đánh giá hành vi của người khác.
+ Biết xử lý những tình huống đạo đức trong cuộc sống.

+ Biết đánh giá những vấn đề liên quan đến bài đạo đức.
+ Thực hiện được những hành vi tích cực trong cuộc sống hàng ngày của mình
phù hợp với các chuẩn mực hành vi…
3.2.3. Nhiệm vu giáo dục thái độ, tình cảm đạo đức cho học sinh
17


- Từng bước hình thành thái độ tự trọng, tự tin vào khả năng của bản thân, có
trách nhiệm với hành động của mình; yêu thương, tôn trọng con người; mong muốn
đem lại niềm vui, hạnh phúc cho con người.
- Thái độ, tình cảm đạo đức là "chất men" kích thích từ bên trong nội tâm, giúp
con người vượt qua những khó khăn trở ngại, làm điều thiện, làm cho cuộc sống trở
nên nhân ái hơn, giàu tình người hơn.
- Những thái độ, tình cảm cần giáo dục:
+ Kính trọng, yêu quý ông bà, cha mẹ, anh chị em, thầy cô giáo, bạn bè, thiên
nhiên, môi trường…
+ Tự giác, chăm chỉ thực hiện hành vi theo chuẩn mực quy định.
+ Yêu cái thiện, cái đúng, cái tốt; không đồng tình với cái ác, cái sai, cái xấu.
BÀI TẬP VẬN DỤNG:
1. Dựa vào nhiệm vụ giáo dục đạo đức, hãy xác định nhiệm vụ của bài " Bảo vệ
môi trường" ở Lớp 4.
2. Mối quan hệ giữa ba nhiệm vụ của môn Đạo đức ở tiểu học?
Kế t luậ n: Ba nhiệm vụ trên của môn Đạo đức có mối quan hệ mật thiết với
nhau – Tác động lẫn nhau, hỗ trợ cho nhau:
- Tri thức, niềm tin đạo đức có tác dụng định hướng cho việc thể hiện thái độ,
tình cảm đạo đức đúng đắn và việc hình thành kỹ năng, thực hiện hành vi và thói
quen đạo đức tích cực.
- Qua việc hình thành kỹ năng, thực hiện hành vi, học sinh sẽ củng cố, khắc sâu
tri thức đạo đức, đồng thời các em cũng thể hiện, khẳng định thái độ và nảy nở tình
cảm đạo đức của mình.

- Thái độ, tình cảm đạo đức đúng đắn có tác dụng kích thích, làm cho quá trình
nhận thức diễn ra thuận lợi hơn, có hiệu quả hơn (từ đó các em có được tri thức cần
thiết và niềm tin tự giác), thúc đẩy việc hình thành kỹ năng, rèn luyện hành vi và
thói quen đạo đức tích cực.
3.3. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH MÔN ĐẠO ĐỨC
Tìm hiểu các nội dung sau:
- Đặc điểm của môn đạo đức?
- Liệt kê các bài đạo đức có trong chương trình từ lớp 1 đến lớp 5 theo mối quan hệ
với gia đình (nhà trường). Anh (chị) có nhận xét gì về cấu trúc này? Vì sao?
3.3.1. Chương trình môn đạo đức ở tiểu học
18


3.3.1.1. Nguyên tắ c lự a chọ n và sắ p sế p các chuẩ n mự c hành vi đạ o đứ c
- Phù hợp với mục tiêu giáo dục tiểu học.
- Đảm bảo cho học sinh nắm được những hành vi ứng xử trong các quan hệ.
- Đảm bảo tính truyền thống và tính hiện đại, tính dân tộc và tính nhân loại
trong hành vi ứng xử.
- Đảm bảo tính cụ thể và vừa sức của các chuẩn mực hành vi.
- Đảm bảo tính đồng tâm của các chuẩn mực hành vi giữa các lớp dưới và các
lớp trên.
3.3.1.2. Nộ i dung chư ơ ng trình
- Mỗi lớp có 14 bài được dạy trong cả 1 năm học.
- Mỗi bài dạy 2 tiết (30 phút - 35 phút).
- Để thực hiện chương trình đạo đức tiểu học → dựa vào SGK cho học sinh và
sách giáo viên.
3.3.2. Một số chủ đề, loại bài
3.3.2.1. Lớ p 1 (1 tiết/tuần x 35 tuần = 35 tiết)
* Quan hệ vớ i bả n thân
- Phấn khởi, tự hào đã trở thành học sinh lớp 1.

- Biết giữ gìn vệ sinh thân thể và ăn mặc; giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập.
* Quan hệ vớ i gia đinh
- Yêu quý những người thân trong gia đình.
- Lễ phép, vâng lời người trên; nhường nhịn em nhỏ.
* Quan hệ vớ i nhà trư ờ ng
- Yêu quý thầy giáo, cô giáo, bạn bè, trường lớp.
- Lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo.
- Đoàn kết với bạn bè. thực hiện tốt nội quy nhà trường.
* Quan hệ vớ i cộ ng đồ ng, xã hộ i
- Yêu mến quê hương, đất nước. biết tên nước việt nam, quốc kì, quốc huy,
ngày quốc khánh. biết hát quốc ca. nghiêm trang khi chào cờ.
- Đi bộ đúng quy định.
- Mạnh dạn, tự tin khi giao tiếp. biết chào hỏi, tạm biệt, cảm ơn, xin lỗi.
* Quan hệ vớ i môi trư ờ ng tự nhiế n
Gần gũi, yêu quí thiên nhiên. biết bảo vệ các loài cây và hoa.
3.3.2.2. Lớ p 2 (1 tiết/tuần x 35 tuần = 35 tiết)
19


* Quan hệ bả n thân
- Biết sống gọn gàng, ngăn nắp, đúng giờ giấc.
- Biết tự đánh giá hành vi của bản thân. khi có lỗi, biết dũng cảm nhận và sửa
lỗi.
- Có ý kiến riêng về những vấn đề có liên quan đến bản thân, tập thể và biết
trình bày ý kiến của mình.
* Quan hệ vớ i gia đình
- Yêu quý những người thân trong gia đình.
- Biết tham gia làm những công việc nhà phù hợp với khả năng để giúp đỡ ông
bà, cha mẹ.
* Quan hệ vớ i nhà trư ờ ng

Chăm chỉ học tập. đoàn kết, giúp đỡ bạn bè. biết giữ gìn vệ sinh trường lớp.
* Quan hệ vớ i cộ ng đồ ng, xã hộ i
- Tôn trọng quy định về trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
- Thật thà, không tham của rơi.
- Sống hòa hợp. biết cư xử chân thành, lễ độ, lịch sự với mọi người.
- Biết cảm thông với những người có hoàn cảnh khó khăn.
* Quan hệ vớ i môi trư ờ ng tự nhiên
Biết yêu quý và bảo vệ loài vật có ích.
3.3.2.3. Lớ p 3 (1 tiết/tuần x 35 tuần = 35 tiết
* Quan hệ vớ i bả n thân
- Sống vui vẻ, lạc quan.
- Có ý kiến riêng về những vấn đề có liên quan đến bản thân, tập thể và biết
trình bày, bảo vệ ý kiến của mình.
- Có ý thức tự làm lấy việc của mình, không dựa vào người khác.
* Quan hệ vớ i gia đình
Yêu quý và có trách nhiệm với những người thân trong gia đình.
*Quan hệ vớ i nhà trư ờ ng
- Kính trọng thầy giáo, cô giáo.
- Tin cậy, chia sẻ với bạn bè.
- Tích cực tham gia các hoạt động tập thể và hoàn thành tốt nhiệm vụ được
giao.
*Quan hệ vớ i cộ ng đồ ng, xã hộ i
20


- Kính trọng, biết ơn Bác Hồ và những người có công với đất nước, với dân tộc.
- Có tinh thần đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi quốc tế.
- Tôn trọng và sẵn lòng giúp đỡ những người xung quanh.
- Biết giữ lời hứa với mọi người.
- Biết lắng nghe.

- Tôn trọng quyền tự do cá nhân của người khác và của bản thân.
- Biết cảm thông, chia sẻ với những đau thương, mất mát của người khác.
* Quan hệ vớ i môi trư ờ ng tự nhiên
- Biết sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước sạch.
- Biết bảo vệ, chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
3.3.2.4. Lớ p 4 (1 tiết/tuần x 35 tuần = 35 tiết)
* Quan hệ vớ i bả n thân
- Trung thực và biết vượt khó khăn trong học tập, trong công việc.
- Có ý kiến riêng về những vấn đề có liên quan đến trẻ em và biết trình bày, bảo
vệ ý kiến của mình.
- Biết đặt ra các mục tiêu cho mình và cố gắng hoàn thành các mục tiêu đó.
- Biết sử dụng tiết kiệm tiền của, thời giờ.
* Quan hệ vớ i gia đình
- Biết về tổ tiên, cội nguồn của mình.
- Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
* Quan hệ vớ i nhà trư ờ ng
- Kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo.
- Tích cực tham gia xây dựng trường, lớp.
* Quan hệ vớ i cộ ng đồ ng, xã hộ i
- Hiểu được giá trị của lao động. yêu lao động, sẵn sàng tham gia lao động. kình
tròn, biết ơn người lao động.
- Biết cư xử chân thành, lịch sự, nhã nhặn với mọi người.
- Có ý thức bảo vệ của công, bảo vệ các di sản văn hóa.
- Tôn trọng luật lệ an toàn giao thông.
* Quan hệ vớ i môi trư ờ ng tự nhiên
- Có ý thức bảo vệ môi trường sống.
- Biết bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
3.3.2.5. Lớ p 5 (1 tiết/tuần x 35 tuần = 35 tiết)
21



* Quan hệ vớ i bả n thân
- Tự ý thức được về mình; biết phát huy những điểm mạnh, khắc phục những
điểm yếu của bản thân.
- Biết tự giải quyết vấn đề theo cách của mình. có trách nhiệm về hành động
của bản thân.
- Ham học hỏi. có ý chí vượt khó, vươn lên.
- Biết bảo vệ lẽ phải.
* Quan hệ vớ i gia đình
Nhớ ơn tổ tiên, tự hào giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống của gia đình,
dòng họ.
*Quan hệ vớ i nhà trư ờ ng
Biết tin cậy và xây dựng tình bạn, tôn trọng, hòa hợp với bạn khác giới.
*Quan hệ vớ i cộ ng đồ ng, xã hộ i
- Sống hòa hợp và biết hợp tác với mọi người trong công việc chung.
- Kính già, yêu trẻ, tôn trọng phụ nữ.
- Yêu mến, tự hào về truyền thống quê hương, đất nước.
- Tích cực tham gia các hoạt động phù hợp với khả năng để xây dựng và bảo vệ
quê hương.
- Tôn trọng các cơ quan chính quyền địa phương và ủng hộ các nhà chức trách
thi hành công vụ.
- Yêu hòa bình. tôn trọng nền văn hóa và con người của các quốc gia khác.
- Có hiểu biết về tổ chức LHQ.
*Quan hệ vớ i môi trư ờ ng tự nhiên
Biết bảo vệ môi trường xung quanh.
3.3.3. Đặc điểm chương trình môn đạo đức
- Chương trình môn đạo đức gồm một hệ thống các chuẩn mực hành vi đạo đức
và pháp luật cơ bản nhất, phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học trong các mối quan
hệ của các em với bản thân, gia đình, nhà trường, cộng đồng và môi trường tự nhiên.
- Các chuẩn mực hành vi đạo đức và pháp luật trong chương trình thể hiện

những giá trị tốt đẹp của dân tộc Việt Nam trong sự hòa nhập với tinh hoa văn hóa
của nhân loại, thể hiện sự thống nhất giữa tính truyền thống với tính hiện đại, nhằm
giáo dục cho học sinh ý thức tự trọng, tự tin, có ý chí vươn lên, yêu thương, tôn trọng
con người, yêu nước, yêu CNXH, giữ gìn bản sắc dân tộc, tôn trọng các dân tộc khác
22


trong chung sống hòa bình và cùng phát triển.
- Chương trình được xây dựng dựa trên nguyên tắc phát triển từ thấp đến cao về
nhận thức và tư dưỡng đạo đức của học sinh trong quá trình học tập ở trường phổ
thông. cụ thể là: Các chuẩn mực hành vi cơ bản học sinh được học ở tiểu học sẽ được
phát triển thành các phẩm chất, bổn phận đạo đức (ở THCS) và các nguyên tắc, phạm
trù đạo đức (ở THPT).
- Chương trình được cấu trúc đồng tâm và các mối quan hệ giữa các lớp, đồng
thời được phân chia thành hai giai đoạn cho phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa
tuổi của học sinh theo từng nhóm lớp:
+ Giai đoạn thứ nhất (lớp 1, 2 và 3): chủ yếu giáo dục các hành vi ứng xử có
tính luận lý trong giao tiếp ở gia đình và nhà trường. nội dung dạy học được thể hiện
trên kênh hình và kênh chữ, ngôn ngữ diễn đạt rõ ràng, dễ hiểu.
+ Giai đoạn thứ hai (lớp 4, 5): nội dung các chuẩn mực được mở rộng về phạm
vi (quê hương, đất nước, nhân loại), tăng cường giáo dục cho học sinh ý thức, hành
vi của người công dân, các giá trị quốc tế (hòa bình, hữu nghị, hợp tác với các dân
tộc, các quốc gia trên thế giới; hiểu biết về LHQ, bảo vệ môi trường, phòng chống
ma túy, phòng chống HIV/S), các phẩm chất đạo đức đặc trưng của người lao động
mới (cần cù, năng động, sáng tạo, biết hợp tác, ham học hỏi, có ý chí vươn lên…)
phù hợp với lứa tuổi.
Tính đồng tâm được thể hiện ở chỗ một số loại chuẩn mực hành vi đạo đức
được lập đi lập lại nhiều lần từ lớp dưới lên lớp trên nhưng lên lớp trên thì yêu cầu
của các chuẩn mực hành vi được nâng lên cao hơn, tổng hợp hơn, khái quát hơn.
Chương trình phải cấu trúc đồng tâm vì: do năng lực nhận thức và kinh nghiệm

sống còn ở trình độ thấp, học sinh chưa thể nắm ngay được những khái niệm đạo
đức một cách đầy đủ, trọn vẹn với bản chất vốn có của nó, mà mới có khả năng nắm
dần dần những dấu hiệu khái niệm và những dấu hiệu khái niệm đó dần dần được
khái quát ở mức độ nhất định từ lớp này sang lớp khác. cuối cùng ở học sinh hình
thành được những khái quát sơ đẳng đầu tiên về chuẩn mực hành vi đạo đức.
Cấu trúc đồng tâm có ý nghĩa? khi dạy các lớp trên một loại chuẩn mực hành
vi đạo đức nào đó, cần tận dụng những điều đã học từ các lớp dưới và ngược lại, khi
dạy loại chuẩn mực đó ở các lớp dưới thì cần chuẩn bị cho học sinh có khả năng tiếp
thu tiếp tục loại chuẩn mực đó ở các lớp trên. tránh tình trạng dạy lớp nào biết lớp
ấy.
23


- Chương trình dành phần mềm khoảng 6% số tiết/năm/lớp để các trường giải
quyết những vấn đề đạo đức cần quan tâm ở địa phương.
3.4. SÁCH HỌC SINH VÀ SÁCH GIÁO VIÊN MÔN ĐẠO ĐỨC
Tìm hiểu các nội dung sau:
- Cấu trúc của SGK và vở bài tập đạo đức?
- Cấu trúc từng bài đạo đức trong SGK và vở bài tập có những điểm gì giống
nhau, khác nhau?
- Mục đích biên soạn soạn sách giáo viên. Cấu trúc và cách sử dụng sách giáo
viên?
3.4.1. Sách học sinh môn Đạo đức
3.4.1.1. Sách giáo khoa
Sách giáo khoa môn Đạo đức có ở lớp 4 và 5, giúp học sinh học các bài đạo
đức theo quy định của chương trình → SGK mỗi lớp gồm 14 bài theo chương tình
bắt buộc.
Cấu trúc mỗi bài trong SGK bao gồm:
* Giớ i thiệ u mẫ u hành vi đạ o đứ c
- Mẫu hành vi đạo đức như là một biểu tượng cụ thể của chuẩn mực hành vi

đạo đức được đưa ra để học sinh tiểu học làm theo, bắt chước (hoặc tránh, đối với
hiện tượng xấu).
- Mẫu hành vio đạo đức được giới thiệu qua nhiều hình thức.
+ Truyện kể đạo đức: đưa ra một tình huống đạo đức liên quan đến bài đạo đức
để các nhân vật ứng xử theo cách của mình và dẫn đến kết quả nào đó. Truyện kể
được sưu tầm từ truyện nước ngoài và truyện người tốt việc tốt.
Mỗi truyện kể đạo đức thường được minh họa bằng một tranh có tác dụng giúp
học sinh nắm được nội dung một cách trực quan, sinh động → khắc sâu được mẫu
hành vi này.
Cuối mỗi truyện kể có một số câu hỏi nhằm giúp học sinh phân tích truyện kể
và rút ra kết luận phù hợp.
+ Tình huống đạo đức: Tình huống liên quan đến bài đạo đức, trong đó các
nhân vật chưa đưa ra hành vi ứng xử của mình. Giáo viên đặt học sinh vào tình
huống, trên cơ sở vận dụng hiểu biết, kinh nghiệm bản thân, học sinh đưa ra cách
ứng xử và lựa chọn cách ứng xử đúng nhất.
Ở mỗi tình huống thường có tranh minh họa.
24


Sau tình huống, sách giáo khoa đưa ra câu hỏi để yêu cầu học sinh giải quyết.
+ Thông tin, tư liệu, sự kiện: là những thông tin, tư liệu, sự kiện có liên quan
chặt chẽ với chuẩn mực hành vi được giáo dục cho học sinh. Chúng được nêu ra để
các em phân tích và rút ra kết luận cần thiết. Tiếp sau là một số câu hỏi phân tích
những thông tin, tư liệu, sự kiện trên.
+ Tranh, ảnh: Có một số ít bài đưa ra những tranh, ảnh liên quan đến bài đạo
đức để học sinh phân tích và từ đó rút ra kết luận cần thiết. Sau những tranh, ảnh này
là các câu hỏi phân tích chung.
*Ghi nhớ : Tóm tắt nội dung cần ghi nhớ, nêu nội dung chuẩn mực hành vi và ý
nghĩa đạo đức, thẩm mỹ của hành vi. Nội dung ghi nhớ thường được diễn đạt một
cách ngắn gọn để học sinh dẽ nhớ, dễ vận dụng và dễ thực hiện. Đó là đoạn văn

ngắn, câu thơ, cac dao, tục ngữ… phù hợp.
*Bài tậ p
- Những bài tập đạo đức nhằm giúp học sinh phát hiện ra tri thức mới, bày tỏ
thái độ và vận dụng bài học để hình thành kỹ năng, hành vi tương ứng.
- Ở mỗi bài tập đạo đức có khoảng 4 - 6 bài tập, chúng có thẻ gồm những dạng
+ Loại bài tập để phát hiện nội dung bài học.
+ Loại bài tập để củng cố, khắc sâu kiến thức, hình thành thái độ tích cực và rèn
luyện kỹ năng hành vi cho học sinh.
+ Loại bài tập để hướng dẫn học sinh thực hành chuẩn mực hành vi đạo đức
trong thực tiễn.
Ngoài ra, các bài tập còn được sắp xếp theo nguyên tắc từ dễ đến khó, từ đơn
giản đến phức tạp, từ quen thuộc đến mới lạ. các dạng bài tập phong phú, đa dạng
như:
+ Xử lý tình huống.
+ Kể chuyện theo tranh.
+ Đánh giá các quan điểm, ý kiến, thái độ, hành vi, động cơ của hành vi.
+ Tự đánh giá hành vi, động cơ hành vi của bản thân.
+ Nối tương ứng hai cột: tình huống và cách ứng xử.
+ Điền từ phù hợp vào chỗ trống.
+…
*Thự c hành: nêu lên những việc mà học sinh cần thực hiện sau giờ học, chủ yếu
nhằm giúp các em củng cố tri thức, thái độ và hành vi đạo đức như: trả lời câu hỏi,
25


×