Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

ĐỀ CƯƠNG LỊCH sử 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.98 KB, 10 trang )

ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ 10 –NB-

2. Đặc điểm của phong trào đấu tranh chống phong kiến nửa đầu thế kỉ 19.
Nêu và phân tích ý nghĩa của nó
- Đặc điểm của phong trào :
+ Phong trào đấu tranh đã nổ ra ngay từ khi nhà Nguyễn vừa mới thành lập và kéo
dài liên tục, Chỉ tính đến riêng trong nửa đầu thế kỉ XIX, đã có gần 400 cuộc khởi
nghĩa, như vậy trung bình mỗi năm có khoảng 10 cuộc khởi nghĩa. Thời vua Minh
Mạng, thời kì phát triển của nhà Nguyễn, đã nổ ra 250 cuộc Khởi nghĩa.
+ Phong trào đấu tranh đã lôi cuốn đông đảo các tầng lớp trong xã hội tham gia,
nhiều cuộc khởi nghĩa do các quan lại của nhà Nguyễn lãnh đạo, thậm chí lực
lượng binh lính cũng chống lại triều đình.
+ Phong trào đấu tranh có quy mô lớn, khắp trong cả nước từ Bắc vào Nam, từ
miền xuôi đến miền ngược và kéo dài
+ Các cuộc khởi nghĩa diễn ra liên tục song mang nặng tư tưởng cục bộ địa phương
nên chưa tạo thành một phong trào chung, vì vậy nhà Nguyễn có điều kiện để tập
trung lực lượng đàn áp.
=> Các cuộc đấu tranh đều thất bại…
- So sánh với các triều đại trước:
+ Ở các triều đại trước đó, khởi nghĩa nông dân thường nổ ra vào thời kì cuối của
các triều đại khi các triều đại đó đã đi vào giai đoạn suy vong và số lượng không
nhiều, không có quy mô toàn quốc. Trong khi đó, ở triều Nguyễn vừa mới thành
lập đã nổ ra khởi nghĩa với quy mô lớn, thời gian kéo dài và lôi kéo đông đảo các
lực lượng xã hội tham gia.
- Ý nghĩa:
+ Thể hiện tinh thần đấu tranh anh dũng của các tầng lớp nhân dân chống lại nhà
Nguyễn
+ Giáng đòn quyết liệt, báo hiệu thời kì không ổn định của nhà Nguyễn => Báo
trước sự sụp đổ của nhà Nguyễn
+ Phong trào đấu tranh đã chứng tỏ sức mạnh của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh
chống lại ách áp bức, bóc lột.


+ Thể hiện truyền thống chống áp bức của nhân dân
+ Cổ vũ mạnh mẽ phong trào yêu nước trong nhân dân.

3.

Cách Mạng tư sản Pháp bùng nổ trong hoàn cảnh nào? Vì sao thời kì Gia cô
banh là đỉnh cao của cách mạng Pháp.
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU
LỚP 10B1


ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ 10 –NB-

-

-

4.

Hoàn cảnh:
+ Kinh tế: Nước Pháp lúc bấy giờ vẫn là một nước nông nghiệp với nền nông
nghiệp lạc hậu trong khi công thương nghiệp Pháp thời kì này đã phát triển, máy
móc được sử dụng ngày càng nhiều và ngoại thương cũng có những bước tiến mới.
+ Về chính trị, Nước Pháp vẫn theo chế độ quân chủ chuyên chế lạc hậu thối nát,
đứng đầu là vua Lu-I XVI.
+ Xã hội Pháp chia làm ba giai cấp: Tăng lữ, quý tộc và đẳng cấp thứ ba, mâu
thuẫn xã hội gay gắt giữa các đẳng cấp.
+ Trào lưu triết học ánh sáng xuất hiện, tiêu biểu là Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Rút-xô,
phê phán chế độ phong kiến và nhà thờ, đưa ra lí thuyết xây dựng nhà nước mới.
+ Sự khủng hoảng kinh tế trầm trọng khiến vua Lu-I XVI phải triệu tập hội nghị ba

đẳng cấp vào ngày 5-5-1789 để đề xuất vay tiền và ban hành thuế mới. Bất bình
trước hành động đó ngày 14-7-1289 tự vũ trang nổi dậy tấn công các cơ quan trụ
sở và chiếm ngục Ba-xti => Cách mạng pháp bùng nổ
Thời kì chuyên chính Giacobanh là đỉnh cao của cách mạng Pháp vì: Trước
những thử thách, khó khăn nghiêm trọng, chính quyền Giacobanh đã đưa ra những
biện pháp kịp thời và hiệu quả:
+ Phái Giacobanh đã đáp ứng được đòi hỏi cơ bản của nông dân đó là giải quyết
vấn đề ruộng đất: tịch thu ruộng đất của phong kiến, chia nhỏ, bán cho nông dân
theo lối trả dần trong vòng 10 năm; thủ tiêu đặc quyền phong kiến, đốt khế ước,
văn tự phong kiến..
=> chăm lo cho đời sống nhân dân.
+ Ban hành luật giá tối đa đối với lương thực phẩm để chống nạn đầu cơ tích trữ
+ Ban hành luật về mức lương tối đa của công nhân
+ Xóa bỏ tàn dư phong kiến còn xót lại, thông qua hiến pháp mới, tuyên bố chế độ
cộng hòa, ban bố quyền dân chủ rộng rãi và xóa bỏ mọi sự bất bình đẳng cấp.
+ Thông qua sắc lệnh “Tổng động viên toàn quốc” để huy động sức mạnh nhân dân
chống thù trong giặc ngoài.
` Tăng cường trấn áp bọn phản cách mạng, lập lại trật tự kỉ cương, tổ chức lại toà
án cách mạng.....
=> Nhờ thế nước Pháp có một đội quân hùng mạnh và đã dập tắt được các cuộc nổi
loạn và giành được nhiều thắng lợi trên chiến trường, đuổi quân xâm lược ra khỏi
biên giới => hoàn thành nhiệm vụ chống thù trong, giặc ngoài.
+ Đặc biệt, chính quyền gia cô banh có tinh thần cách mạng triệt để và tích cực bảo
vệ quyền lợi của nhân dân.
Cho biết những tiền đề và hệ quả của cách mạng công nghiệp ở châu Âu.
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU
LỚP 10B1


ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ 10 –NB-


* Tiền đề của cách mạng công nghiệp
+CMTS nổ ra sớm do kinh tế TBCN phát triển mạnh đã đưa GCTS lên nắm chính
quyền, mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển.
+Có đầy đủ các điều kiện để tiến hành CMCN: nguồn vốn lớn (tư bản), nhân công
dồi dào và điều kiện kĩ thuật sớm phát triển ở châu Âu
*Hệ quả của cách mạng công nghiệp ở châu Âu:
Về kinh tế:
- Nâng cao năng suất lao động, làm sức sản xuất của xã hội phát triển lớn lao=>
Tạo ra khối lượng lớn sản phẩm.
- Làm thay đổi bộ mặt của các nước tư bản: nhiều trung tâm công nghiệp và thành
thị đông dân xuất hiện. Sản xuất bằng máy móc đã nâng cao năng suất lao động và
ngày càng xã hội hóa quá trình lao động của chủ nghĩa tư bản.
- CMCN đã thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, đặc biệt là GTVT và nông
nghiệp. Nhu cầu công nghiệp hóa khiến nông nghiệp chuyển sang phương thức
thâm canh hoặc chuyên canh; đồng thời quá trình cơ giới hóa nông nghiệp cũng
góp phần giải phóng sức lao động của nông dân, bổ sung lực lượng cho công thành
phố.
Về xã hội:
- Cuộc CMCN đã khiến vị trí của người công nhân thay đổi: nếu trước kia họ làm
trong các công trường thủ công, duy trì mối quan hệ nông thôn, tuy bị áp bức bóc
lột nhưng họ được tư do làm việc. Đến CMCN, nó cắt đứt mối quan hệ với nông
thôn, tước đoạt quyền tư do lao động độc lập. Họ buộc phải bán sức lao động của
mình để sinh sống.
- Xã hội hình thành hai giai cấp mới: tư sản công nghiệp và vô sản công nghiệp
+ Tư sản công nghiệp nắm tư liệu sản xuất và quyền thống trị
+ Vô sản công nghiệp làm thuê, đời sống cơ cực, bị tư sản bốc lột
=> Mâu thuẫn xã hội và cuộc đấu tranh giữa giai cấp VS và TS không ngừng tăng
lên.
1.


Những nguyên nhân nào đã gây nên tình trạng khổ cực của nhân dan đầu thời
Nguyễn
- Nhà Nguyễn cố gắng hoàn chỉnh bộ máy thống trị nhằm ổn định xã hội nhưng
không ngăn chặn được sự phát triển của tệ nạn tham quan ô lại: "cướp đêm là giặc,
cướp ngày là quan". Bọn quan lại xem pháp luật như hư văn, xoay xở nhiều vành,
chỉ cốt lấy tiền, không được thì buộc tội, khiến nhân dân phải than thở: “ Muốn nói
gian làm quan mà nói”, hay “quan tha, nha bắt”…
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU
LỚP 10B1


ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ 10 –NB-

- Ở nông thôn, địa chủ cường hào ra sức hoành hành, ức hiếp nhân dân, như lời tâu
của Nguyễn Công Trứ với vua : "Cái hại quan là 1,2 phần, còn cái hại cường hào
đến 8,9 phần".
- Nhà nước chia vùng để dánh thuế, mức thuế khá nặng. Tô tức địa chủ cũng khá
cao. Mỗi năm người dân đinh phải chịu 60 ngày lao dịch. Bên cạch đó, các vua
Nguyễn còn tập trung sức dân, của cải xây dựng kinh thành cung điện ở Phú Xuân,
phá dỡ cung điện của vua Lê từ Hà Nội , điều động hàng nghìn dân đinh, binh lính
vào làm trong hàng chục năm => Lao dịch liên miên, sưu cao thuế nặng.
- Thiên tai, mất mùa, đói kém thường xuyên xảy ra. Có năm bão lụt lớn làm đổ
hàng vạn nhà dân, hàng nghìn người chết. Có năm nạn dịch lan tràn làm hàng chục
nghìn người chết.
5.
-




-

-

Nêu nguyên nhân bùng nổ chiến tranh giành độc lập ở bắc Mĩ. Kết quả và ý
nghĩa:
Nguyên nhân:
+ Sự phát triển kinh tế của các thuộc địa làm cho bắp Mỹ trở thành nơi cạnh tranh
đối với nước anh nên chính phủ anh đã cấm Bắc Mỹ sản xuất nhiều loại hàng công
nghiệp, cấm mở doanh nghiệp, cấm đem máy móc và thợ lành nghề từ Anh sang,
đồng thời ban hành chế độ thuế khóa nặng nề.
+ Bên cạnh đó, các thuộc địa Bắc Mỹ không được tự do buôn bán với các nước
khác và cư dân ở đây không được khai hoang những vùng đất ở miền Tây
Anh đã có những chính sách làm tổn hại đến quyền lợi của nhân dân thuộc địa, gây
nên sự phản ứng mạnh mẽ trong mọi từng lớp nhân dân, làm cho mâu thuẫn giưa
Anh và 13 thuộc địa trở nên gay gắt => nhiệm vụ của 13 thuộc địa là phải lật đổ
ách thống trị của Anh, giành độc lập dân tộc và các quyền tự do dân chủ, mở
đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển => cuộc chiến tranh giành độc lập bùng nổ.
Kết quả:
+ Tháng 9-1783, hòa ước được kí kết ở Vec-xai. Theo hòa ước này Anh chính thức
công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ
+ Năm 1787, hiến pháp nước Mĩ được thông qua, củng cố vị trí của nhà nước mới.
+ Năm 1789, Gioóc-giơ Oa-sinh-tơn được bầu làm tổng thống đầu tiên của nước
Mĩ.
Ý nghĩa:
+ Giải phóng Bắc Mĩ khỏi ách thống trị của thực dân Anh, thành lập một nhà nước
mới, mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển ở Bắc Mĩ.
+ Là cuộc cách mạng tư sản thực hiện hai nhiệm vụ cùng lúc: lật đổ sự thống trị
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU
LỚP 10B1



ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ 10 –NB-

của Anh và mở đường cho CNTB phát triển (tuy nhiên đây là một cuộc cách mạng
không triệt để vì chỉ có giai cấp tư sản hưởng quyền lợi còn nhân dân lao động
không được hưởng gì)
+ Góp phần thúc đẩy cách mạng chống phong kiến ở châu Âu, phong trào đấu
tranh giành độc lập ở Mĩ La-tinh cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX
6.

Vì sao kinh tế Mĩ cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20 phát triển vượt bậc.
Nguyên nhân đó là:
- Mĩ có điều kiện tự nhiên thuận lợi (đất đai rộng và màu mỡ), phương thức canh
tác hiện đại (chuyên canh, sử dụng máy móc và phân bón)
- Có nguồn tài nguyên, khoáng sản phong phú (mỏ vàng, mỏ dầu lửa)
- Có nguồn lao động dồi dào, tay nghề cao luôn được bổ sung bởi luồng nhập cư
- Tiếp thu được nhiều thành tựu KHKT mới
- Sự cạnh tranh gay gắt trong sản xuất công nghiệp và những cuộc khủng hoảng
kinh tế chu kì
- Đất nước Mỹ cách xa chiến trường, được 2 đại dương lớn là TBD và ĐTD bao
bọc nên chiến tranh không lan tới
- Mỹ lợi dụng chiến tranh để kiếm lời. 114 tỷ USD mà Mỹ có được là nhờ nguồn
lợi từ việc buôn bán vũ khí.
- Trong khi các nước đang mải mê chiến trận thì Mỹ tranh thủ để sản xuất công
nghiệp, phát triển kinh tế...

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU
LỚP 10B1



ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ 10 –NB-

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU
LỚP 10B1


ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ 10 –NB-

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU
LỚP 10B1


ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ 10 –NB-

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU
LỚP 10B1


ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ 10 –NB-

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU
LỚP 10B1


ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ 10 –NB-

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU
LỚP 10B1




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×