Tải bản đầy đủ (.docx) (67 trang)

hân tích các yếu tố về quản trị công ty tác động đến hiệu quả hoạt động của các công ty cổ phần thuỷ sản được niêm yết trên sàn chứng khoán TP HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 67 trang )

Phân tích các yếu tố về quản trị công ty tác động đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp thuỷ sản

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt bốn năm học tập và rèn luyện tại khoa Kế Toán – Tài Chính Ngân
Hàng, trường Đại học Tây Đô, để hoàn thành chương trình học của mình ngoài sự cố
gắng và nổ lực của bản thân thì sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của quý thầy cô là vô
cùng to lớn. Quý thầy cô đã từng bước hướng dẫn, truyền đạt kinh nghiệm, kiến thức
quý báu là những hành trang vô giá giúp em vững bước trong cuộc sống, nghề nghiệp
và tương lai sau này.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu nhà trường Đại học Tây Đô,
Ban lãnh đạo khoa Kế toán – Tài chính ngân hàng đã tạo không gian, điều kiện học
tập, nghiên cứu cho em một cách tốt nhất trong thời gian qua. Em cũng xin gửi lời cảm
ơn đến tất cả các thầy cô đã giảng dạy và truyền đạt bài học vô giá em trong suốt bốn
năm qua.
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Nguyễn Đình Khôi, thầy đã
giành rất nhiều thời gian quý báu để tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành tốt
luận văn tốt nghiệp.
Sau cùng, em xin kính chúc Ban lãnh đạo và Quý thầy cô trường Đại học Tây
Đô luôn thành công trong công việc và cuộc sống, đặc biệt có thật nhiều sức khỏe để
tiếp tục công cuộc giảng dạy, truyền đạt kiến thức quý giá cho tất cả mọi người.
Trân trọng kính chào!
Sinh viên thực hiện
Võ Thị Kiều Mi

GVHD: Nguyễn Đình Khôi

1

SVTH: Võ Thị Kiều Mi



Phân tích các yếu tố về quản trị công ty tác động đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp thuỷ sản

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài “Phân tích các yếu tố về quản trị công ty tác động
đến hiệu quả hoạt động của các công ty cổ phần thuỷ sản được niêm yết trên Sàn
Chứng khoán TP.HCM” là do chính tôi thực hiện cùng với sự hướng dẫn của thầy
Nguyễn Đình Khôi. Những thông tin, dữ liệu, số liệu đưa ra trong luận văn được trích
dẫn rõ ràng về nguồn gốc, đảm bảo tính khách quan và trung thực.
Cần Thơ, ngày…. tháng…. năm 2016
Sinh viên thực hiện
Võ Thị Kiều Mi

GVHD: Nguyễn Đình Khôi

2

SVTH: Võ Thị Kiều Mi


Phân tích các yếu tố về quản trị công ty tác động đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp thuỷ sản

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên GVHD: NGUYỄN ĐÌNH KHÔI
Học vị: Nghiên cứu sinh, Thạc sỹ
Chuyên ngành: Tài Chính Ngân Hàng
Cơ quan công tác:
Họ và tên sinh viên: VÕ THỊ KIỀU MI
MSSV: 12D340201110

Chuyên ngành: Tài Chính Ngân Hàng
Tên đề tài: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY TÁC ĐỘNG
ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN THUỶ SẢN
ĐƯỢC NIÊM YẾT TRÊN SÀN CHỨNG KHOÁN TP.HCM

NỘI DUNG NHẬN XÉT
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
Xác nhận của GVHD

GVHD: Nguyễn Đình Khôi

3

SVTH: Võ Thị Kiều Mi


Phân tích các yếu tố về quản trị công ty tác động đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp thuỷ sản

MỤC LỤC
Trang

GVHD: Nguyễn Đình Khôi

4


SVTH: Võ Thị Kiều Mi


Phân tích các yếu tố về quản trị công ty tác động đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp thuỷ sản

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 3.1: Nhóm nhân tố về quyền cổ đông ..........................................................26
Bảng 3.2: So sánh kết quả nghiên cứu về quyền cổ đông với Báo cáo Thẻ điểm 2012
................................................................................................................................28
Bảng 3.3:Nhóm nhân tố về vai trò các bên liên quan...........................................29
Bảng 3.4:So sánh kết quả nghiên cúu về vai trò của các bên liên quan với Báo cáo
Thẻ điểm 2012........................................................................................................31
Bảng 3.5: Giải thích các biến và kỳ vọng............................................................32
Bảng 3.6:Kết quả phân tích mô hình hồi quy tuyến tính đối với vấn đề quyền cổ đông
(tính bằng ROE-2013)............................................................................................33
Bảng 3.7:Kết quả phân tích mô hình hồi quy tuyến tính đối với vấn đề quyền cổ đông
(tính bằng ROE-2014).........................................................................................34
Bảng 3.8:Kết quả phân tích mô hình hồi quy tuyến tính đối với vấn đề quyền cổ đông
(tính bằng ROA-2013)............................................................................................35
Bảng 3.9:Kết quả phân tích mô hình hồi quy tuyến tính đối với vấn đề quyền cổ đông
(tính bằng ROA-2014).........................................................................................36
Bảng 3.10:Kết quả phân tích mô hình hồi quy tuyến tính đối với vấn đề vai trò các bên
liên quan (tính bằng ROE-2013)............................................................................37
Bảng 3.11:Kết quả phân tích mô hình hồi quy tuyến tính đối với vấn đề vai trò các bên
liên quan (tính bằng ROE-2014).........................................................................38
Bảng 3.12:Kết quả phân tích mô hình hồi quy tuyến tính đối với vấn đề vai trò các bên
liên quan (tính bằng ROA-2013)............................................................................39
Bảng 3.13:Kết quả phân tích mô hình hồi quy tuyến tính đối với vấn đề vai trò các bên

liên quan (tính bằng ROA-2014).........................................................................40
Bảng 3.14:Kết quả phân tích mô hình hồi quy tuyến tính đối với vấn đề quyền cổ đông
và vai trò các bên liên quan (tính bằng ROE-2013).............................................41
Bảng 3.15:Kết quả phân tích mô hình hồi quy tuyến tính đối với vấn đề quyền cổ đông
và vai trò các bên liên quan (tính bằng ROE-2014)............................................42
Bảng 3.16:Kết quả phân tích mô hình hồi quy tuyến tính đối với vấn đề quyền cổ đông
và vai trò các bên liên quan (tính bằng ROA-2013)............................................43
GVHD: Nguyễn Đình Khôi

5

SVTH: Võ Thị Kiều Mi


Phân tích các yếu tố về quản trị công ty tác động đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp thuỷ sản

Bảng 3.17:Kết quả phân tích mô hình hồi quy tuyến tính đối với vấn đề quyền cổ đông
và vai trò các bên liên quan (tính bằng ROA-2014)............................................44

GVHD: Nguyễn Đình Khôi

6

SVTH: Võ Thị Kiều Mi


Phân tích các yếu tố về quản trị công ty tác động đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp thuỷ sản

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang

Hình 3.1:Nhóm nhân tố về quyền cổ đông..........................................................26
Hình 3.2:Nhóm nhân tố về vai trò các bên liên quan...........................................29

GVHD: Nguyễn Đình Khôi

7

SVTH: Võ Thị Kiều Mi


Phân tích các yếu tố về quản trị công ty tác động đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp thuỷ sản

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ROE

Lợi nhuận ròng/ Bình quân tổng vốn chủ sở hữu

ROA

Lợi nhuận ròng/Bình quân tổng tài sản

OECD

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for
Economic Cooperation and Development)

QTCT

Quản trị công ty


HĐQT

Hội đồng quản trị

ĐHĐCĐ

Đại hội đồng cổ đông

GVHD: Nguyễn Đình Khôi

8

SVTH: Võ Thị Kiều Mi


Phân tích các yếu tố về quản trị công ty tác động đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp thuỷ sản

TÓM TẮT KHÓA LUẬN

Các khuôn khổ quản trị công ty (QTCT) ở Việt Nam, đặc biệt là cho các công ty
niêm yết, đang trong giai đoạn đầu của phát triển. Nghiên cứu thực nghiệm này dùng
phương pháp định lượng các mối quan hệ giữa quản trị doanh nghiệp và hiệu quả
hoạt động của các doanh nghiệp thuỷ sản ở Việt Nam. Liên quan đến vấn đề quản trị
công ty, thời gian qua đã có khá nhiều nghiên cứu về vấn đề này. Tuy nhiên các
nghiên cứu về các khía cạnh như quyền cổ đông và vai trò các bên liên quan chưa
được đề cập nhiều. Đối với vấn đề quản trị công ty tại Việt Nam thì sự nhìn nhận về
quản trị công ty còn mới, nên phần lớn các nghiên cứu chưa tìm thấy mối tương quan
của các lĩnh vực quản trị công ty đến hiệu quả hoạt động. Trong nghiên cứu này, quản
trị doanh nghiệp được xem xét thông qua các yếu tố: (i) quyền cổ đông, (ii) vai trò của
các bên có liên quan. Tiến hành chấm điểm theo phương pháp chấm điểm của OECD

trên 14 doanh nghiệp thuỷ sản niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM
(HOSE) trong hai năm 2013, 2014. Sau đó, áp dụng phương pháp phân tích định
lượng để phân tích hai lĩnh vực đến hiệu quả hoạt động của các công ty. Nghiên cứu
kết luận rằng mô hình có mối tương quan nhưng không có ý nghĩa giữa vấn đề thực
hiện quyền cổ đông và vai trò các bên liên quan đến hiệu quả hoạt động của các
doanh nghiệp thuỷ sản tại Việt Nam.

GVHD: Nguyễn Đình Khôi

9

SVTH: Võ Thị Kiều Mi


Phân tích các yếu tố về quản trị công ty tác động đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp thuỷ sản

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Đặt vấn đề và lý do nghiên cứu
Ở Việt Nam gần đây, thị trường chứng khoán Việt Nam diễn biến rất phức tạp,
cùng với sự sụt giảm nhanh, mạnh của các chỉ số, việc thua lỗ của các nhà đầu tư,
những vấn đề liên quan đến QTCT như: tổ chức Đại hội cổ đông không đúng nguyên
tắc, mâu thuẫn giữa Hội đồng quản trị và Ban giám đốc, các quyền và lợi ích của cổ
đông nhất là cổ đông thiểu số bị vi phạm, công ty niêm yết không công bố thông tin,
không chú trọng đến vai trò của các bên liên quan v.v… đã hạn chế hiệu quả hoạt động
của doanh nghiệp cũng như môi trường kinh doanh.
Từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường đến nay, quy
định về quản trị doanh nghiệp ở Việt Nam là khá đơn giản nếu so sánh với các thông
lệ tốt của quốc tế. Việc hiểu và tăng cường thực hiện cũng như hoàn thiện cơ chế về
QTCT trong thị trường vốn, đúng luật pháp, hướng đến sự phù hợp với thông lệ quốc

tế tốt nhất và các quy định quản trị đã trở thành một nhu cầu cấp bách của các công ty
đại chúng, công ty niêm yết nói chung và các công ty thuỷ sản nói riêng. Những yếu tố
này đã khiến cho vấn đề QTCT càng trở nên quan trọng và được quan tâm nhiều hơn.
Đặc biệt, hiện nay ngành chế biến thủy sản phát triển thành một ngành kinh tế
mũi nhọn, ngành sản xuất hàng hóa lớn, đi đầu trong hội nhập kinh tế quốc tế.
Quá trình tăng trưởng này đã đưa Việt Nam trở thành một trong 5 quốc gia xuất
khẩu thủy sản lớn nhất thế giới cùng với Indonesia và Thái Lan. Đồng thời cũng là
nước đứng thứ 3 về nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ và
đứng thứ 13 về sản lượng đánh bắt cá. Bên cạnh những thuận lợi đó, ngành thuỷ sản
Việt Nam cũng gặp không ít khó khăn, nổi trội nhất vẫn là thiếu hụt nguồn vốn
nghiêm trọng. Có đến 92,3% số doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn khẩn cấp trong quý
II/2012, trong đó mức thấp nhất là 10 tỷ đồng và cao nhất là 500 tỷ đồng để bổ sung
vốn lưu động cho thu mua nguyên nhiên liệu sản xuất, thức ăn cho vùng nuôi và cho
hoạt động kinh doanh, xuất khẩu, nuôi cá tra, xuất khẩu bột cá, mỡ cá. 53,85% số
doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn đầu tư cho hoạt động phát triển với mức thấp nhất là
2 tỷ đồng và cao nhất là 300 tỷ đồng để bổ sung đầu tư cho vùng nuôi tôm chân trắng,
trang bị máy móc, sửa chữa, bổ sung năng lực cấp đông, đồng bộ cán cân tự động và
các thiết bị phụ trợ, vốn trung hạn cho hoạt động xuất khẩu, xây nhà máy thức ăn, phát
triển vùng nuôi, cải tạo và nâng cấp nhà xưởng, thiết bị.
Vậy câu hỏi đặt ra là giải pháp nào cho những vấn đề trên? Quản trị tốt công ty
có giúp doanh nghiệp lấy được niềm tin từ nhà đầu tư? Quản trị tốt công ty có thể giúp
GVHD: Nguyễn Đình Khôi

10

SVTH: Võ Thị Kiều Mi


Phân tích các yếu tố về quản trị công ty tác động đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp thuỷ sản


doanh nghiệp vượt qua những khó khăn đó? QTCT tốt có tỷ lệ thuận với hiệu quả hoạt
động không ?
Xuất phát từ thực tế đó nên đề tài: “Phân tích các yếu tố về quản trị công ty
tác động đến hiệu quả hoạt động của các công ty thuỷ sản được niêm yết trên Sàn
Chứng khoán TP.HCM” là cần thiết để nghiên cứu.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1.

Mục tiêu chung

Phân tích tác động của các vấn đề QTCT về quyền cổ đông và vai trò các bên
liên quan đến hiệu quả hoạt động của công ty
1.2.2.

Mục tiêu cụ thể

-

Chấm điểm đánh giá về quyền cổ đông và vai trò các bên liên quan của 14 công ty cổ
phần thuỷ sản trên HOSE qua 2 năm.

-

Kiểm định mối quan hệ giữa điểmQTCT với hiệu quả hoạt động doanh nghiệp.

-

Đề xuất các giải pháp phù hợp để nâng cao hoạt động quản trị của các công ty cổ phần
nói chung và doanh nghiệp thuỷ sản nói riêng.
1.3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu


1.3.1.
Nội dung:Tác động của các vấn đề QTCT về quyền cổ đông và vai trò các
bên liên quan đến hiệu quả hoạt động của công ty.
1.3.2.
Không gian:Công ty cổ phần chế biến thuỷ sản được niêm yết trên sàn giao
dịch chứng khoán TP.HCM.
1.3.3.

Thời gian
-

Số liệu thu thập từ năm 2013 đến năm 2014.

-

Đề tài được thực hiện từ 04/01/2016 đến 09/04/2016.

1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Phương pháp thu thập số liệu
Nghiên cứu sử dụng các thông tin công bố của 14 công ty cổ phần thuỷ sản
được niêm yết trên HOSE để khảo sát. Đề tài sử dụng thông tin thứ cấp từ: Điều lệ,
Quy chế quản trị, Báo cáo thường niên, Báo cáo quản trị, các tài liệu đại hội cổ đông
thường niên và website chính thức.
1.4.2. Phương pháp chấm điểm

GVHD: Nguyễn Đình Khôi

11


SVTH: Võ Thị Kiều Mi


Phân tích các yếu tố về quản trị công ty tác động đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp thuỷ sản

Nghiên cứu sử dụng các phương pháp chấm điểm OECD do Tổ chức Hợp tác
và Phát triển Kinh tế (Organization for Economic Cooperation and Development) cung
cấp.
1.4.3. Phương pháp xây dựng mô hình
Mô hình được sử dụng là mô hình hồi quy, với biến độc lập là (i) quyền cổ
đông, (ii) vai trò các bên liên quan; biến phụ thuộc là tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở
hữu (ROE) hoặc tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA).
1.5. Cấu trúc của luận văn
Chương 1: Giới thiệu tổng quan nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu.
Chương 3: Phân tích mối quan hệ giữa QTCT và hiệu quả hoạt động của các
doanh nghiệp thuỷ sản tại Việt Nam.
Chương 4: Giải pháp nhằm nâng cao năng lực QTCT của các công ty thuỷ sản
Chương 5: Kết luận và kiến nghị

GVHD: Nguyễn Đình Khôi

12

SVTH: Võ Thị Kiều Mi


Phân tích các yếu tố về quản trị công ty tác động đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp thuỷ sản

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Quản trị công ty (Coporate Governance)
2.1.1. Khái niệm
Không có một định nghĩa duy nhất về Quản trị công ty. Theo IFC, QTCT là
“những cơ cấu và những quá trình để định hướng và kiểm soát công ty”. Tổ chức Hợp
tác và Phát triển Kinh tế (OECD – Organization for Economic Cooperation and
Development) đưa ra định nghĩa chi tiết hơn về QTCT như sau:
“QTCT là những biện pháp nội bộ để điều hành và kiểm soát công ty […], liên
quan tới các mối quan hệ giữa Ban Giám đốc, Hội đồng quản trị và các cổ đông của
một công ty với các bên có quyền lợi liên quan. QTCT cũng tạo ra một cơ cấu để đề ra
các mục tiêu của công ty, và xác định các phương tiện để đạt được những mục tiêu đó,
cũng như để giám sát kết quả hoạt động của công ty. QTCT chỉ được cho là có hiệu
quả khi khích lệ được Ban Giám đốc và Hội đồng quản trị theo đuổi các mục tiêu vì
lợi ích của công ty và của các cổ đông, cũng như phải tạo điều kiện thuận lợi cho việc
giám sát hoạt động của công ty một cách hiệu quả, từ đó khuyến khích công ty sử
dụng các nguồn lực một cách tốt hơn.”
Nhìn chung, phần lớn các định nghĩa lấy bản thân công ty làm trung tâm (góc
nhìn từ bên trong) đều có một số điểm chung và có thể được tóm lược lại như sau:
QTCT là một hệ thống các mối quan hệ, được xác định bởi các cơ cấu và quy
trình: Chẳng hạn, mối quan hệ giữa các cổ đông và Ban Giám đốc bao gồm việc các
cổ đông cung cấp vốn cho Ban Giám đốc để thu được lợi suất mong muốn từ khoản
đầu tư (cổ phần) của mình. Về phần mình, Ban Giám đốc có trách nhiệm cung cấp cho
các cổ đông các báo cáo tài chính và các báo cáo hoạt động thường kỳ một cách minh
bạch. Các cổ đông cũng bầu ra một thể chế giám sát, thường được gọi là Hội đồng
quản trị hoặc Ban Kiểm soát để đại diện cho quyền lợi của mình. Trách nhiệm chính
của thể chế này là đưa ra định hướng chiến lược cho Ban giám đốc và giám sát họ.
Ban Giám đốc chịu trách nhiệm trước thể chế này, và thể chế này lại chịu trách nhiệm
trước các cổ đông thông qua Đại hội đồng cổ đông (GMS – General Meeting of
Shareholders). Các cơ cấu và các quy trình xác định những mối quan hệ này thường
xoay quanh các cơ chế quản lý năng lực hoạt động và các cơ chế báo cáo khác nhau.

Những mối quan hệ này nhiều khi liên quan tới các bên có các lợi ích khác
nhau, đôi khi là những lợi ích xung đột: Sự khác biệt về lợi ích có thể tồn tại ngay giữa
các bộ phận quản trị chính của công ty, tức là giữa Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng
quản trị, và/hoặc Tổng giám đốc (hoặc các bộ phận điều hành khác). Điển hình là nhất
GVHD: Nguyễn Đình Khôi

13

SVTH: Võ Thị Kiều Mi


Phân tích các yếu tố về quản trị công ty tác động đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp thuỷ sản

là những xung đột lợi ích giữa các chủ sở hữu và các thành viên Ban Giám đốc,
thường được gọi là vấn đề Ông chủ và Người làm thuê (Principal – Agent Problem).
Xung đột lợi ích cũng có thể tồn tại ngay trong mỗi bộ phận quản trị, chẳng hạn giữa
các cổ đông (đa số và thiểu số, kiểm soát và không kiểm soát, cá nhân và tổ chức) và
các thành viên Hội đồng quản trị (điều hành và không điều hành, bên trong và bên
ngoài, độc lập và phụ thuộc). Các công ty cần phải xem xét và đảm bảo sự cân bằng
giữa những lợi ích xung đột này.
Tất cả các bên liên quan tới việc định hướng và kiểm soát công ty: Đại hội
đồng cổ đông, đại diện cho các cổ đông, đưa ra các quyết định quan trọng, ví dụ về
việc phân chia lãi lỗ. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm chỉ đạo và giám sát chung, đề
ra chiến lược và giám sát Ban Giám đốc. Cuối cùng, Ban Giám đốc điều hành những
hoạt động hàng ngày, chẳng hạn như thực hiện chiến lược đã đề ra, lên các kế hoạch
kinh doanh, quản trị nhân sự, xây dựng chiến lược marketing, bán hàng và quản lý tài
sản.
Tất cả những điều này đều nhằm phân chia quyền lợi và trách nhiệm một
cách phù hợp – và qua đó làm tăng giá trị lâu dài của các cổ đông . Chẳng hạn như
làm thế nào để các cổ đông nhỏ lẻ bên ngoài có thể ngăn chặn việc một cổ đông kiểm

soát nào đó tư lợi thông qua các giao dịch với các bên liên quan, giao dịch ngầm hay
các thủ đoạn tương tự.
Hệ thống QTCT cơ bản và các mối quan hệ giữa những thể chế quản trị trong
công ty được mô tả trong Hình 2.1:

Hình 2.1. Hệ thống Quản trị công ty
2.1.2. Các nguyên tắc QTCT áp dụng cho công ty niêm yết tại Việt Nam
Quyết định số 12/2007/QĐ-BTC ban hành Quy chế quản trị công ty áp dụng
cho các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán/Trung tâm Giao dịch Chứng
khoán quy định các Nguyên tắc quản trị công ty bao gồm:
GVHD: Nguyễn Đình Khôi

14

SVTH: Võ Thị Kiều Mi


Phân tích các yếu tố về quản trị công ty tác động đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp thuỷ sản

-

-

Đảm bảo một cơ cấu quản trị hiệu quả;

-

Đảm bảo quyền lợi cổ đông;

-


Đối xử công bằng giữa các cổ đông;

-

Đảm bảo vai trò của những người có quyền lợi liên quan đến công ty;

-

Minh bạch trong hoạt động của công ty;

Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát lãnh đạo và kiểm soát công ty hiệu quả.
Do tính chất thời gian bài viết này chỉ tập trung nghiên cứu 2 nguyên tắc về
quyền lợi cổ đông và đảm bảo vai trò của những người có quyền lợi liên quan đến
công ty.
2.1.3. Vai trò của QTCT hiệu quả
QTCT có hiệu quả đóng vai trò quan trọng ở nhiều cấp độ. Ở cấp độ công ty,
những công ty thực hiện tốt việc QTCT thường có khả năng tiếp cận dễ dàng hơn tới
các nguồn vốn giá rẻ, và thường đạt được hiệu quả hoạt động cao hơn so với các công
ty khác. Những công ty kiên trì theo đuổi các tiêu chuẩn cao hơn trong QTCT sẽ giảm
thiểu nhiều rủi ro luên quan tới các khoản đầu tư trong công ty. Những công ty tích
cực thực hiện các biện pháp QTCT lành mạnh cần phải có một đội ngũ nhân viên chủ
chốt nhiệt tình và có năng lực để xây dựng và thực thi các chính sách QTCT hiệu quả.
Những công ty này thường đánh giá cao công sức của những nhân viên đó và bù đắp
xứng đáng cho họ, trái với nhiều công ty khác thường không nhận thức rõ hoặc phớt lờ
lợi ích của các chính sách và những biện pháp Quản trị công ty. Các công ty thực hiện
những biện pháp QTCT hiệu quả như vậy thường hấp dẫn hơn trong con mắt của các
nhà đầu tư, những người sẵn sang cung cấp vốn cho công ty với chi phí thấp hơn.
Nói chung, những công ty thực hiện tốt việc QTCT sẽ đóng góp nhiều hơn cho
nền kinh tế quốc dân và cho xã hội. Những công ty này thường là những công ty vững

mạnh có thể tạo ra của cải vật chất và các giá trị khác cho các cổ đông, người lao
động, cộng đồng và quốc gia; trái lại, những công ty có hệ thống QTCT yếu kém sẽ
dẫn đến việc người lao động bị mất công ăn việc làm, mất tiền trợ cấp và thậm chí còn
làm giảm niềm tin trên thị trường chứng khoán.
Thúc đẩy hoạt động và nâng cao hiệu quả kinh doanh:
Việc cải tiến các cách thức QTCT sẽ mang lại một hệ thống giải trình tốt hơn,
giảm thiểu rủi ro liên quan đến các vụ gian lận hoặc các giao dịch nhằm mục đích vụ
lợi của các cán bộ quản lý. Tinh thần trách nhiệm cao kết hợp với việc quản trị rủi ro
và kiểm soát nội bộ hiệu quả có thể giúp cho công ty sớm phát hiện các vấn đề trước
khi chúng phát sinh và dẫn đến một cuộc khủng hoảng. QTCT sẽ giúp cải thiện hiệu
quả công việc quản lý và giám sát của Ban Giám đốc điều hành, chẳng hạn bằng cách
GVHD: Nguyễn Đình Khôi

15

SVTH: Võ Thị Kiều Mi


Phân tích các yếu tố về quản trị công ty tác động đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp thuỷ sản

xây dựng hệ thống lương thưởng dựa trên các kết quả tài chính của công ty. Điều này
sẽ tạo điều kiện thuận lợi không chỉ cho việc xây dựng quy hoạch bổ nhiệm cán bộ và
kế thừa một cách hiệu quả, mà còn cho việc duy trì khả năng phát triển về lâu dài của
công ty.
Việc áp dụng những cách thức QTCT hiệu quả cũng sẽ góp phần cải thiện quá
trình ra quyết định. Chẳng hạn các thành viên Ban Giám đốc, các thành viên Hội đồng
quản trị và các cổ đông sẽ có thể đưa ra những quyết định chính xác, kịp thời và có
đầy đủ thông tin hơn khi cơ cấu QTCT cho phép họ hiểu rõ vai trò và trách nhiệm của
mình, cũng như khi các quá trình liên lạc được điều chỉnh một cách hiệu quả. Điều này
sẽ giúp hiệu quả của các hoạt động tài chính và kinh doanh của công ty được nâng cao

một cách đáng kể ở mọi cấp độ. QTCT có hiệu quả sẽ giúp tổ chức tốt hơn toàn bộ các
quy trình kinh doanh của công ty, điều này sẽ dẫn đến hiệu suất hoạt động tăng cao
hơn và chi phí thấp hơn, và điều này lại sẽ góp phần nâng cao doanh số và lợi nhuận
cùng với sự giảm thiểu trong chi phí và nhu cầu về vốn.
Một hệ thống QTCT hiệu quả cần phải đảm bảo việc tuân thủ pháp luật, các tiêu
chuẩn, các quy chế, quyền lợi và nghĩa vụ của tất cả các đối tượng liên quan. Hơn nữa,
hệ thống quản trị hiệu quả cần giúp công ty tránh phát sinh chi phí cao liên quan đến
những khiếu kiện của các cổ đông và những tranh chấp khác bắt nguồn từ sự gian lận,
xung đột lợi ích, tham nhũng, hối lộ và giao dịch nội bộ. Một hệ thống QTCT hiệu quả
sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc giải quyết những xung đột liên quan tới công ty,
ví dụ xung đột giữa các cổ đông nhỏ lẻ với các cổ đông nắm quyền kiểm soát, giữa các
cán bộ quản lý với các cổ đông, và giữa các cổ đông với các bên có quyền lợi liên
quan. Đồng thời bản thân các cán bộ của công ty sẽ có thể giảm thiểu được rủi ro liên
quan đến trách nhiệm đền bù của từng cá nhân.
Nâng cao khả năng tiếp cận thị trường vốn
Các cách thức QTCT có thể quyết định việc công ty dễ dàng tiếp cận các nguồn
vốn nhiều hay ít. Những công ty được quản trị tốt thường gây được cảm tình với các
cổ đông và các nhà đầu tư, tạo dựng được niềm tin lớn hơn của công chúng vào việc
công ty có khả năng sinh lời mà không xâm phạm tới quyền lợi của các cổ đông.
Việc QTCT một cách có hiệu quả phải dựa trên những nguyên tắc về sự minh
bạch, dễ tiếp cận, kịp thời, đầy đủ, và chính xác của những thông tin ở mọi cấp độ. Với
việc nâng cao tính minh bạch trong công ty, các nhà đầu tư sẽ được hưởng lợi khi họ
có cơ hội cung cấp thông tin về hoạt động kin doanh và các số liệu tài chính của công
ty. Thậm chí dù những thông tin được công bố mang tính tiêu cực đi chăng nữa, các cổ
đông cũng sẽ được hưởng lợi do họ có cơ hội để giảm thiểu rủi ro.

GVHD: Nguyễn Đình Khôi

16


SVTH: Võ Thị Kiều Mi


Phân tích các yếu tố về quản trị công ty tác động đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp thuỷ sản

Một xu thế mới xuất hiện gần đây mà ta có thể quan sát thấy ở các nhà đầu tư là
họ đã xem các biện pháp QTCT như là một tiêu chí quan trọng trong việc đưa ra quyết
định đầu tư. Cơ cấu và các cách thức QTCT càng hiệu quả thig ta càng có thể tin chắc
rằng các tài sản của công ty sẽ được sử dụng để phục vụ cho lợi ích của các cổ đông
chứ không phải để phục vụ cho lợi ích riêng của các bộ phận quản lý.
Giảm chi phí vốn và tăng giá trị tài sản
Những công ty cam kết áp dụng những tiêu chuẩn cao trong QTCT thường huy
động được những nguồn vốn giá rẻ khi cần nguồn tài chính cho các hoạt động của
mình. Chi phí vốn phụ thuộc vào mức độ rủi ro của công ty theo cảm nhận của các nhà
đầu tư: rủi ro càng cao thì chi phí vốn càng cao. Những rủi ro này bao gồm cả rủi ro
liên quan đến việc quyền lợi của nhà đầu tư bị xâm phạm. Nếu quyền lợi của nhà đầu
tư được bảo vệ một cách thích hợp, cả chi phí vốn chủ sở hữu và chi phí vay đều sẽ
giảm. Cần phải lưu ý rằng những nhà đầu tư cung cấp các khoản vay, tức là các chủ
nợ, gần đây có xu hướng xem các cách thức QTCT (ví dụ việc minh bạch hoá cơ cấu
chủ sở hữu và báo cáo tài chính đầy đủ) như là một tiêu chí quan trọng trong quá trình
đưa ra quyết định đầu tư của mình. Chính vì vậy, việc áp dụng một hệ thống QTCT
hiệu quả cuối cùng sẽ giúp công ty trả lãi suất thấp hơn và có được những khoản tín
dụng có kỳ hạn dài hơn.
Mức độ rủi ro và chi phí vốn còn phụ thuộc vào tình hình kinh tế và chính trị
của mỗi quốc gia, khuôn khổ thể chế, và các cơ cấu thực thi pháp luật. Việc quản trị ở
mỗi một công ty có ảnh hưởng khá quan trọng đối với các nhà đầu tư trong các thị
trường mới nổi, bởi vì các thị trường này thường không có được một hệ thống pháp lý
đảm bào quyền lợi của nhà đầu tư một cách có hiệu quả như tại các quốc gia phát triển
khác.
Điều này đặc biệt chính xác ở Việt Nam, nơi mà khuôn khổ pháp lý cho vấn đề

quản trị còn tương đối mới mẻ và vẫn còn đang trong giai đoạn thử nghiệm, và nơi mà
các toà án thường không phải lúc nào cũng có thể bảo vệ được các nhà đầu tư khi
quyền lợi của họ bị xâm phạm. Điều này có nghĩa là ngay cả một sự cải thiện khiêm
tốn nhất trong vấn đề quản trị mà công ty áp dụng so với các đối thủ khác cũng có thể
tạo nên một sự khác biệt to lớn đối với các nhà đầu tư và nhờ đó giảm bớt chi phí vốn.
Nâng cao uy tín
Trong môi trường kinh doanh ngày nay, uy tín là một phần quan trọng làm nên
giá trị thương hiệu của một công ty. Uy tín và hình ảnh của một công ty là một tài sản
vô hình không thể tách rời của công ty. Những biện pháp QTCT hiệu quả sẽ góp phần
làm nên và nâng cao uy tín của công ty. Như vậy, những công ty tôn trọng quyền lợi
của các cổ đông và các chủ nợ và đảm bảo tính minh bạch về tài chính sẽ được xem
GVHD: Nguyễn Đình Khôi

17

SVTH: Võ Thị Kiều Mi


Phân tích các yếu tố về quản trị công ty tác động đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp thuỷ sản

như là một người phục vụ nhiệt thành cho các lợi ích của công chúng đầu tư. Kết quả
là những công tu đó dành được niềm tin lớn hơn của công chúng và từ đó nâng cao
được giá trị thương hiệu.
Niềm tin của công chúng và giá trị thương hiệu có thể khiến người ta tin tưởng
hơn vào các sản phẩm của công ty, điều này sẽ dẫn đến việc nâng cao doanh số, từ đó
dẫn đến việc gia tăng lợi nhuận. Hình ảnh tích cực và uy tín của một công ty đóng vai
trò quan trọng việc định giá công ty. Giá trị thương hiệu dưới góc độ kế toán là một
khoản tiền phải trả thêm bên cạnh giá trị tài sản thực tế của công ty nếu công ty bị thâu
tóm. Đó chính là một khoản phí phụ trội mà một công ty này phải trả khi muốn mua
một công ty khác.

2.2. Quyền cổ đông
Theo Cẩm nang Quản trị công ty do IFC phát hành quy định:
 Các quyền cơ bản của cổ đông bao gồm quyền được:
 Đảm bảo các phương thức đăng ký quyền sở hữu;
 Chuyển nhượng cổ phần;
 Tiếp cận các thông tin liên quan và quan trọng về công ty một cách kịp thời
và thời xuyên;
 Tham gia biểu quyết tại Đại hội đồng cổ đông;
 Bầu và bãi miễn các thành viên Hội đồng quản trị;
 Hưởng lợi nhuận của công ty.
Cổ đông có quyền tham gia và được cung cấp đầy đủ thông tin về các quyết
định liên quan tới những thay đổi cơ bản của công ty ví dụ:
 Sửa đổi các quy định, điều lệ của công ty hay các văn bản quản trị tương
đương của công ty;
 Cho phép phát hành thêm cổ phiếu;
 Các giao dịch bất thường, bao gồm việc chuyển nhượng tất cả hay một phần
lớn tài sản của công ty, dẫn đến việc bán công ty;
 Cổ đông phải cơ hội tham gia một cách hiệu quả và biểu quyết tại Đại hội
đồng cổ đông, và phải được thông tin về quy định họp Đại hội đồng cổ đông, bao gồm
cả thủ tục biểu quyết:
 Cổ đông cần được thông tin đầy đủ và kịp thời về thời gian, địa điểm và
chương trình của các Đại hội đồng cổ đông cũng như thông tin đầy đủ và kịp thời về
các vấn đề cần được thông qua tại các đại hội này.
GVHD: Nguyễn Đình Khôi

18

SVTH: Võ Thị Kiều Mi



Phân tích các yếu tố về quản trị công ty tác động đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp thuỷ sản

 Cổ đông phải có cơ hội đặt câu hỏi cho Hội đồng Quản trị, kể cả câu hỏi liên
quan tới kiểm toán độc lập hàng năm, kiến nghị các vấn đề đưa vào chương trình nghị
sự của Đại hội đồng cổ đông, và đề xuất các giải pháp trong giới hạn hợp lý.
 Phải tạo điều kiện cho cổ đông tham gia hiệu quả vào việc ra quyết định quản
trị công ty, ví dụ việc đề cử và bầu chọn thành viên Hội đồng quản trị. Cổ đông có thể
đưa ra quan điểm của mình đối với chính sách thù lao cho thành viên Hội đồng quản
trị và cán bộ quản lý chủ chốt. Thưởng cổ phiếu hoặc quyền mua cổ phiếu trong kế
hoạch thù lao cho thành viên Hội đồng quản trị và người lao động phải được sự chấp
thuận của cổ đông.
 Cổ đông có thể biểu quyết trực tiếp hay vắng mặt và việc biểu quyết trực tiếp
hay vắng mặt đều có lực ngang nhau.
 Cơ cấu vốn và các thoả ước cho phép một số cổ đông nắm giữ quyền kiểm
soát không tương ứng với tỷ lệ cổ phần mà họ sở hữu phải được công khai.
 Thị trường giao dịch thâu tóm công ty phải được phép hoạt động một cách
hiệu quả và minh bạch.
 Các quy định và thủ tục đối với việc thâu tóm quyền kiểm soát công ty trong
thị trường vốn và các giao dịch bất thường như sáp nhập và bán phần lớn tài sản của
công ty phải được quy định công bố rõ ràng để các nhà đầu tư hiểu được quyền và sự
trợ giúp đối với mình. Các giao dịch diễn ra với mức giá minh bạch và trong điều kiện
công bằng, bảo vệ quyền lợi của tất cả các cổ đông theo loại của họ.
 Không được sử dụng các công cụ chống thâu tóm để bảo vệ Ban Giám đốc
và Hội đồng quản trị khỏi trách nhiệm của họ.
 Cần tạo điều kiện thực hiện quyền sở hữu cho mọi cổ đông, bao gồm cả các
nhà đầu tư tổ chức.
Các nhàđầu tư tổ chức hoạt động ủy thác cần công bố thông tin vềQTCT và
chính sách biểu quyết đối với các khoản đầu tư của họ, bao gồm các thủ tục quyết định
việc sử dụng quyền biểu quyết của họ.
Các nhàđầu tư tổ chức hoạt động ủy thác cần công bố cách thức quản lý các

xung đột lợi ích quan trọng có thểảnh hưởng tới việc thực hiện các quyền sở hữu cơ
bản liên quan tới các khoản đầu tư của họ.
 Cổđông, bao gồm cả cổđông tổ chức, phải được trao đổi với nhau về các vấn
đề liên quan tới quyền cổđông cơ bản như nêu trong bộ Nguyên tắc QTCT này, trừ
trường hợp ngoại lệ nhằm ngăn ngừa lạm dụng.
2.3. Vai trò các bên liên quan
GVHD: Nguyễn Đình Khôi

19

SVTH: Võ Thị Kiều Mi


Phân tích các yếu tố về quản trị công ty tác động đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp thuỷ sản

Một khía cạnh quan trọng trong QTCT liên quan tới việc đảm bảo dòng vốn từ
bên ngoài vào công ty, cả vốn cổ phần lẫn vốn vay. QTCT cũng liên quan đến việc tìm
cách khuyến khích các bên có quyền lợi liên quan trong công ty thực hiện đầu tư kinh
tế tối ưu vào nguồn nhân lực và tài sản của công ty. Năng lực cạnh tranh và thành công
lớn nhất của công ty là kết quả của nỗ lực chung trong đó có những đóng góp từ nhiều
nguồn cung cấp nguồn lực khác nhau như nhà đầu tư, người lao động, chủ nợ và nhà
cung cấp. Các công ty cần công nhận sự đóng góp của các bên có quyền lợi liên quan
là nguồn lực quý giá để xây dựng khả năng cạnh trang và tăng lợi nhuận cho công ty.
Vì vậy mối quan tâm lâu dài của các công ty là đẩy mạnh sự hợp tác giữa các bên có
quyền lợi liên quan. Khuôn khổ QTCT phải phản ánh nguyên tắc công ty chỉ có thể đạt
được lợi ích tối ưu khi tôn trọng lợi ích của các bên có quyền lợi liên quan và sự đóng
góp của họ đối với thành công lâu dài của công ty.
Nhiều bộ quy tắc về Quản trị quốc tế, kể cả Các Nguyên tắc QTCT của OECD,
đã thảo luận về vai trò của các bên có quyền lợi liên quan trong quy trình Quản trị
công ty. Vai trò của các bên có quyền lợi liên quan trong QTCT đã được bàn đến

nhiều từ trước tới nay. Một số người cho rằng các bên có quyền lợi liên quan không có
quyền đòi hỏi đối với công ty giống như những đối tượng được quy định rõ trong luật
hoặc trong hợp đồng. Một số người khác lại cho rằng các công ty thực hiện một số
chức năng xã hội quan trọng, có ảnh hưởng đến xã hội, và vì vậy phải hoạt động vì lợi
ích chung của xã hội. Quan điểm này thừa nhận rằng các công ty đôi khi cần phải đặt
gạt lợi ích của các cổ đông sang một bên. Điều thú vị là người ta đều nhất trí cho rằng
các công ty ngày nay không thể hoạt động một cách có hiệu quả nếu bỏ qua lợi ích của
các nhóm có quyền lợi liên quan. Tuy nhiên, người ta cũng nhất trí cho rằng các công
ty luôn đặt lợi ích của các bên có quyền lợi liên quan lên trên lợi ích của các cổ đông
không thể duy trì được khả năng cạnh tranh về lâu dài.
2.4. Hiệu quả hoạt động (Firm Performance) và phương pháp đo lường
 Hiệu quả hoạt động là chỉ tiêu rất quan trọng đối với các bên liên quan như
cổ đông, Ban Giám đốc, chủ nợ, nhà cung cấp, người tiêu thụ… trong việc ra quyết
định kinh doanh hoặc đầu tư. Hiệu quả hoạt động của công ty được đo lường bằng
nhiều chỉ tiêu khác nhau trong các nghiên cứu khoa học. Nghiên cứu của Hult và các
cộng sự (2008) cho thấy có ba tiêu chí đo lường hiệu quả hoạt động được sử dụng là
hiệu quả tài chính (financial performance), hiệu quả kinh doanh (operation
performance) hoặc hiệu quả tổng hợp (overall performance)
 Hiệu quả tài chính trong nhiều nghiên cứu bao gồm tỷ suất lợi nhuận trên vốn
đầu tư, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), tỷ
suất lợi nhuận trên vốn chủ sỡ hữu (ROE), lợi nhuận biên, thu nhập cổ phần thường,
thị giá cổ phiếu, tăng trưởng doanh thu và Tobin’s Q
GVHD: Nguyễn Đình Khôi

20

SVTH: Võ Thị Kiều Mi


Phân tích các yếu tố về quản trị công ty tác động đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp thuỷ sản


 Hiệu quả kinh doanh được đo lường bởi thị phần, tần suất giới thiệu sản
phẩm mới và sang chế, chất lượng hàng hoá/ dịch vụ, năng suất lao động, mức độ hài
lòng và duy trì lực lượng lao động.
 Hiệu quả tổng hợp bao gồm uy tín, khả năng tồn tại, mức độ đạt được mục
tiêu, so sánh với đối thủ cạnh tranh…
Kết quả nghiên cứu của Hult và các cộng sự (2008) cho thấy hiệu quả tài chính
được đo lường phổ biến nhất là chỉ tiêu doanh thu (44%), tỷ suất lợi nhuận trên tổng
tài sản (40%); hiệu quả kinh doanh được đo lường phổ biến nhất là thị phần (47%);
hiệu quả tổng hợp được đo lường phổ biến nhất là uy tín (30%). Tuy nhiên, đa số
nghiên cứu (44,8%) tập trung khảo sát số liệu ở cấp độ công ty và sử dụng chỉ tiêu tài
chính để đo lường hiệu quả.
Hiệu quả tài chính trong các nghiên cứu khoa học thường được đo lường thông
qua các tiếp cận sau: tiếp cận thị trường, tiếp cận từ báo cáo tài chính và tiếp cận kết
hợp.
Tiếp cận thị trường xem hiệu quả tài chính là tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư
(ROI) vào cổ phiếu của công ty đang xem xét. Chỉ tiêu này được tínhbằng tỷ số giữa
tổng cổ tức và chênh lệch giá nhận được trong một khoảngthời gian so với vốn đầu tư
ban đầu. Cách tiếp cận này cóưu điểm là dựa trênthu nhập thực tế bằng tiền của
nhàđầu tư, nên có tính thuyết phục cao. Tuynhiên, thị giá cổphiếu chịu ảnh hưởng
nhiều bởi tâm lý của nhàđầu tư (lạcquan hoặc bi quan về thị trường); đặc biệt trên
những thị trường chứng khoánmới phát triển (emerging market), việc giám sát tuân thủ
quy định pháp luậtchưa chặt chẽ và thị trường kém hiệu quả về mặt thông tin, nên giá
chứngkhoán dễ bị thao túng bởi hoạt động đầu cơ bất hợp pháp, do đó ROI chưaphải
là chỉ tiêu tốt đểđo lường hiệu quả hoạt động của công ty. Mặc khác, khi công ty thực
hiện các nghiệp vụ tách, gộp cổ phiếu, phát hành quyền mua cổ phẩn, cổ phiếu thưởng,
trả cổ tức bằng cổ phiếu… sẽ làm thị giá cổ phiếu điều chỉnh tương ứng và làm công
thức tính toán ROI trở nên rất phức tạp.
Cách tiếp cận thứ hai là dựa vào thông tin do công ty cung cấp, mà chủ yếu từ
báo cáo tài chính. Theo cách tiếp cận này, những chỉ tiêu đo lường hiệu quả tài chính

chủ yếu là các tỷ suất lợi nhuận như tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), tỷ suất
lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)... Hai chỉ tiêu này có quan hệ với nhau vì ROE
khuếch đại ROA thông qua đòn bẩy tài chính. Tuy nhiên, đểđo lường hiệu quả hoạt
động trong nghiên cứu thì chỉ tiêu ROA toàn diện hơn do tính đến khả năng khai thác
toàn bộ tài sản của công ty. Ưuđiểm của cách tiếp cận này là dễ tính toán chỉ tiêu,
nhưng nhược điểm lại nằmở tính sẵn có và tính chính xác, trung thực của thông tin từ
báo cáo tài chính.
GVHD: Nguyễn Đình Khôi

21

SVTH: Võ Thị Kiều Mi


Phân tích các yếu tố về quản trị công ty tác động đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp thuỷ sản

Cách tiếp cận thứ ba kết hợp cả hai khía cạnh thị trường và công ty, các nhà
nghiên cứu thường sử dụng chỉ tiêu Tobin’s Q hoặc tỷ số thị giá/giá sổ sách (PBV –
price to book value ratio). Tobin’s Q được tính bằng tỷ số giữa giá thị trường của tài
sản với giá trị thay thế của tài sản. R. Bauer và các cộng sựđã đề xuất cách tính
Tobin’s Q: giá thị trường của tài sản được tính bằng cách cộng giá sổ sách của tài sản
với giá thị trường của cổ phiếu đang lưuhành, sau đó trừđi giá sổ sách của cổ phiếu lưu
hành, còn giá trị thay thế của tài sản được tính bằng giá sổ sách của tài sản. Chỉ tiêu
PBV tương tự nhưTobin’s Q, nhưng không tính trên tổng tài sản, mà chỉ so sánh giá
thị trường và giá sổ sách của vốn chủ sở hữu, do đó PBV chưa được toàn diện bằng
Tobin’s Q. Chỉ tiêu Tobin’s Q phụ thuộc vào các giá trị vô hình của công ty, niềm tin
của thị trường đối với tương lai của công ty và phương pháp hạch toán giá trị sổ sách
của tài sản. Ưu điểm của chỉ tiêu này là dễ tính toán, giúp nhận dạng vàước lượng giá
trị vô hình không được ghi nhận trong báo cáo tài chính, nhưng nhược điểm của nó
nằm ở tâm lý nhàđầu tư và khả năng tuânthủ chuẩn mực kế toán. Như vậy, hiệu quả

hoạt động của công ty cổ phần được đo lường bằngnhiều chỉ tiêu khác nhau, tùy thuộc
vào đối tượng khảo sát và nguồn dữ liệu. Mỗi chỉ tiêu tính toán đều cóưu điểm và
nhược điểm của nó.
Bài nghiên cứu này tiếp cận vấn đề theo cách thứ hai là đo lường hiệu quả hoạt
động công ty qua hệ số ROA và ROE do số liệu có thể dễ dàng thu thập được qua báo
cáo tài chính của các công ty niêm yết. Hai chỉ số này được tính như sau:
 Lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA – Return On Assets)

Tỷ số này dùng để đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của doanh
nghiệp
 Lợi nhuận ròng trên tổng vốn chủ sở hữu (ROE – Return On Equity)

Tỷ số này cho biết 1 đồng lợi nhuận ròng đạt được từ bao nhiêu đồng vốn kinh
doanh bỏ ra.
2.5. Các lý thuyết nghiên cứu liên quan
2.5.1. Lý thuyết đại diện (Agency Theory)
GVHD: Nguyễn Đình Khôi

22

SVTH: Võ Thị Kiều Mi


Phân tích các yếu tố về quản trị công ty tác động đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp thuỷ sản

Lý thuyết đại diện có nguồn gốc từ lý thuyết kinh tế, được phát triển bởi
Alchian và Demsetz năm 1972, sau đó được Jensen và Meckling phát triển thêm vào
năm 1976. Theo lý thuyết đại diện, QTCT được định nghĩa là “mối quan hệ giữa
những người đứng đầu, chẳng hạn như các cổ đông và các đại diện như các giám đốc
điều hành công ty hay quản lý công ty” (Mallin, 2004). Trong lý thuyết này, các cổ

đông là các chủ sở hữu hoặc là người đứng đầu công ty, thuê những người khác thực
hiện công việc. Những người đứng đầu uỷ quyền hoạt động của công ty cho các giám
đốc hoặc những người quản lý, họ là các đại diện cho các cổ đông.
Các cổ đông lý thuyết đại diện kỳ vọng các đại diện hành động và ra các quyết
định vì lợi ích của những người đứng đầu. Ngược lại, các đại diện không nhất thiết
phải ra quyết định vì lợi ích của những người đứng đầu. Ngược lại, các đại diện không
nhất thiết phải ra quyết định vì các lợi ích lớn nhất của cổ đông (Padilla, 2000). Vấn đề
hay chính sự xung đột lợi ích này lần đầu được Adam Smith nhấn mạnh trong thế kỷ
XVIII và sau đó được khám phá bởi Ross (1973), còn sự mô tả chi tiết lý thuyết đại
diện lần đầu được trình bày bởi Jensen và Meckling (1976). Khái niệm về vấn đề phát
sinh từ việc tách quyền sở hữu và kiểm soát trong lý thuyết đại diện đã được xác nhận
bởi Davis, Schoorman và Donaldson (1997). Xung đột lợi ích cũng có thể tồn tại ngay
trong mỗi bộ phận quản trị, chẳng hạn giữa các cổ đông (đa số và thiểu số, kiểm soát
và không kiểm soát, cá nhân và tổ chức) và các thành viên HĐQT (điều hành và không
điều hành, bên trong và bên ngoài, độc lập và phụ thuộc) (IFC, 2010).
Như vậy một trong những vấn đề mà lý thuyết đại diện đặt ra đó là thiết lập cấu
trúc HĐQT nhằm đảm bảo lợi ích của các cổ đông, những người chủ sở hữu của công
ty. HĐQT có thể được thiết lập theo nhiều cách thức khác nhau nhằm đạt được mục
tiêu chung của tổ chức. Sự khác nhau trong cấu trúc hội đồng quản trị xuất pháu từ hai
quan điểm đối lập. Quan điểm thứ nhất cho rằng, Hội đồng quản trị được thiết lập để
hỗ trợ sự kiểm soát của đội ngũ quản lý, tạo ra kết quả hoạt động vượt trội dựa trên sự
hiểu biết tường tận tình hình công ty của Ban Giám đốc điều hành hơn là các thành
viên Hội đồng quản trị độc lập bên ngoài (Berle và Means, 1932; Mace, 1971). Quan
điểm thứ hai cho rằng, Hội đồng quản trị được thiết lập để tối thiểu hoá các “chi phí
đại diện” thông qua các cấu trúc cho phép thành viên Hội đồng quản trị bên ngoài phê
chuẩn và giám sát các hành vi của đội ngũ quản lý, vì vậy cũng giảm thiểu được sự
khác nhau vè mặt lợi ích giữa cổ đông và nhà quản lý (Fama, Eugene F., 1980; Fama
và Jensen, 1983).
Một cơ chế quan trọng của cấu trúc Hội đồng quản trị chính là cấu trúc lãnh
đạo, nó phản ánh vị trí, vai trò của chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc điều hành.

Cấu trúc lãnh đạo hợp nhất diễn ra khi Giám đốc đảm nhiệm cùng lúc hai vai trò là
Giám đốc hành và chủ tịch Hội đồng quản trị. Mặt khác, cấu trúc lãnh đạo phân tách
GVHD: Nguyễn Đình Khôi

23

SVTH: Võ Thị Kiều Mi


Phân tích các yếu tố về quản trị công ty tác động đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp thuỷ sản

diễn ra khi vị trí chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc điều hành được đảm nhiệm
bởi hai người khác nhau. Sự tách biệt vai trò Giám đốc điều hành và chủ tịch Hội đồng
quản trị được đề cập rất nhiều trong lý thuyết đại diện (Dalton, 1998), bởi vì vai trò
của Hội đồng quản trị chính là giám sát đội ngũ quản lý để bảo vệ lợi ích của các cổ
đông (Fama và Jensen, 1983). Hơn nữa, việc hợp nhất vai trò của Giám đốc điều hành
với chủ tích Hội đồng quản trị sẽ tạo ra một Giám đốc đièu hành có quyền lực tuyệt
đối và có thể dẫn tới sự giám sát kém hiệu quả đội ngũ quản lý của Hội đồng quản trị
(Lam và Lee, 2008).
Một cơ chế quan trọng khác của cấu trúc Hội đồng quản trị chính là thành phần
của Hội đồng quản trị, đề cập tới thành viên Hội đồng quản trị điều hành và không
điều hành trong Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị với đa số thành viên không điều
hành được củng cố và đề cập nhiều trong lý thuyết đại diện. Theo lý thuyết đại diện,
một Hội đồng quản trị hiệu quả nên bao gồm đa số thành viên Hội đồng quản trị không
điều hành, những người được tin rằng sẽ tạo ra kết quả hoạt động vượt trội bởi tính
độc lập của họ đối với hoạt động quản lý của công ty (Dalton, 1998). Bởi vì các thành
viên Hội đồng quản trị điều hành có trách nhiệm thực hiện hoạt động hàng hàng ngày
cuả công tu như tài chính, marketing… Với vai trò hỗ trợ cho giám đốc điều hành, họ
sẽ không thể thực hiện một cách trọn vẹn vai trò giám sát hay kỷ luật Giám đốc điều
hành (Daily và Dalton, 1993). Do đó, xây dựng một cơ chế để giám sát các hành động

của Giám đốc điều hành và các thành viên Hội đồng quản trị điều hành là rất quan
trọng (Weir, Liang, David, 2001).
Cadbury (1992) đã xác định vai trò giám sát là một trong những nhiệm vụ chính
yếu của thành viên Hội đồng quản trị không điều hành. Họ có thể trở thành những
người giám sát kém hiệu quả khi thời gian làm việc tại Hội đồng quản trị càng dài, khi
mà họ xây dựng những mối quan hệ thân thiết với các thành viên Hội đồng quản trị
điều hành (O’Sullivan và Wong, 1999). Điều này đã củng cố cho những tuyên bố của
Cadbury rằng tính độc lập của các thành viên Hội đồng quản trị không điều hành có
thể sẽ giảm dần khi thời gian làm việc tại Hội đồng quản trị càng dài (Bhagat và Black,
1998; Dalton, 1998; Yarmack, 1996).
Nếu sự đại diện trong Hội đồng quản trị của các thành viên Hội đồng quản trị
không điều hành thúc đẩy hiệu quả của việc giám sát, thì kết quả hoạt động của công
ty sẽ được cải thiện. Các nghiên cứu của Fama và Eugene (1980), Fama và Jensen
(1983) đã chỉ ra rằng thành viên Hội đồng quản trị không điều hành có nhiều động lực
hơn trong việc bảo vệ lợi ích của các cổ đông, bởi vì tầm quan trọng của việc bảo vệ
dan tiếng của họ trên thị trường. Beasely (1996) đã chỉ ra rằng các Hội đồng quản trị
với đa số thành viên bên ngoài thực hiện rất tốt vai trò giám sát của họ, đặc biệt là
trong báo cáo tài chính. Các uỷ ban trong Hội đồng quản trị cũng là cơ chế quan trọng
GVHD: Nguyễn Đình Khôi

24

SVTH: Võ Thị Kiều Mi


Phân tích các yếu tố về quản trị công ty tác động đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp thuỷ sản

của cấu trúc Hội đồng quản trị, cung cấp sự giám sát chuyên môn độc lập cho các hoạt
động của công ty nhằm bảo vệ lợi ích của các cổ đông (Harrisown, 1987). Nguyên tắc
phân tách chức năng giám sát và thực thi của lý thuyết đại diện được thiết lập cũng

nhằm mục đích giám sát các chức năng thực thi như kiểm toán, tiền lương và bổ nhiệm
(Roche, 2005). Sự thất bại của các công ty trước đây thường bắt nguồn từ những chỉ
trích về cấu trúc quản trị không đầy đủ dẫn tới việc đưa ra những quyết sách không
hợp lý của Hội đồng quản trị của những công ty đó. Tầm quan trọng của các uỷ ban
này đã được công nhận trong mọi môi trường kinh doanh (Petra, 2007). Do đó năm
1992, Uỷ ban Cadbury đã khuyến nghị rằng các Hội đồng quản trị nên bổ nhiệm các
tiểu ban đảm nhận các chức năng sau:
-

Uỷ ban kiểm toán có trách nhiệm giám sát quy trình kế toán và kiểm toán độc lập.

-

Uỷ ban tiền lương quy định chế độ tiền lương cho thành viên Hội đồng quản trị, đội
ngũ quản lý điều hành công ty.

-

Uỷ ban bổ nhiệm có trách nhiệm giới thiệu, chỉ định thành viên Hội đồng quản trị tới
Hội đồng quản trị.
Các uỷ ban trên có thể sẽ chỉ mang tính hình thức chỉ trừ khi chúng độc lập, có
khả năng tiếp cận tới thông tin và các nghiệp vụ chuyên môn, và có các thành viên có
nghiệp vụ về tài chính (Keong, 2002). Vì vậy, Uỷ ban Cadbury và tổ chức OECD đã
khuyến nghị các uỷ ban này chỉ nên bao gồm các thành viên Hội đồng quản trị không
điều hành để nâng cao khả năng kiểm soát nội bộ của công ty (Davis, 2002). Các
nghiên cứu khác của Lorsch và Maclver (1989), Daily (1994, 1996) và Kesner (1988)
cũng đã chỉ ra rằng các quy trình, quy định quan trọng đều được soạn thảo từ các tiểu
ban kiểm toán, tiền lương, bổ nhiệm chứ không phải từ Hội đồng quản trị nói chung.
Các uỷ ban này sẽ giúp cho Hội đồng quản trị đương đầu với vấn đề giới hạn về mặt
thời gian cũng như sự phức tạp của thông tin mà họ cần giải quyết (Dalton, 1998).

2.5.2. Lý thuyết bên liên quan (Stakeholder Theory)
Lý thuyết các bên liên quan, ban đầu được định nghĩa bởi Freeman (1984), là
một trong những lý thuyết về tổ chức quản lý và giá trị đạo đức kinh doanh trong một
tổ chức. Trong lý thuyết này đề cập đến khái niệm “các bên liên quan” là bất kỳ cá
nhân hay nhóm người bị ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp bởi những hoạt động của
công ty. Theo quan điểm truyền thống của công ty, các cổ đông là chủ sở hữu của
công ty và các công ty cần đáp ứng các nhu cầu và mong muốn của chủ sở hữu. Tuy
nhiên, lý thuyết bên liên quan lập luận rằng các bên liên quan bao gồm cả chính phủ,
cộng đồng, đối tác, nhân viên, khách hàng và các đối tượng khác liên quan đến công
ty. Từ quan điểm đạo đức này, các tổ chức có nghĩa vụ đối xử công bằng giữa các bên
liên quan (Deegan, 2009) có nghĩa là tổ chức không nên chỉ quan tâm đến cổ đông mà
GVHD: Nguyễn Đình Khôi

25

SVTH: Võ Thị Kiều Mi


×