Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Phân tích đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội và bài tập tình huống luật an sinh xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.25 KB, 11 trang )

ĐỀ BÀI
Câu 1. Phân tích đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội.(BHXH)
Trong đặc

trưng cơ bản của BHXH, đối tượng áp dụng của BHXH là mọi

đối tượng lao động trong xã hội, không phân biệt theo tiêu chí nào. Đặc trưng này
xuất phát từ căn cứ đây là quyền cơ bản của người lao động được quy định trong
Bộ luật lao động; quyền này không bị giới hạn hoặc phân biệt theo tiêu chí nào.
Tuy nhiên, tùy điều kiện của từng quốc gia, từng giai đoạn khác nhau, việc đảm bảo
quyền này được mở rộng dần với từng đối tượng người lao động. Thực hiện BHXH
là một lộ trình, từng quốc gia phải từng bước, từng bước ở rộng các đối tượng khác
nhau, khi bắt đầu thường nhắm đến đối tượng dễ bảo vệ nhất… Việt Nam cũng theo
thông lệ lựa chọn đối tượng dễ bảo vệ đầu tiên rồi lựa chọn dần với những người
lao động khác thuộc khu vực phi kết cấu,phi chính thức bằng cách tham gia BHXH
bắt buộc và tự nguyện. Cụ thể, đối tượng tham gia BHXH Việt Nam theo luật hiện
hành được quy định như sau:
Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
Người lao động
1.1 Người lao động là công dân Việt Nam

Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp
I.

1.

đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo
một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể
cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người
đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp
luật về lao động; Trong đó lưu ý, với những người lao động làm việc theo


các loại hợp đồng trên mà làm công việc giúp viêc gia đình, hoặc đang
hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng và một số trợ cấp khác
thì không thuộc đốitượng tham giaBHXH bắt buộc.1


Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới
03 tháng; Quy định này có hiệu lực thi hành từ ngà 01/1/ 2018, tức là người

1 Khỏan 4 điều 2 nghị định 115 /2015 NĐ-CP


lao động làm viêc theo loại hợp đồng này là đối tượng tham gia BHXH bắt
buộc từ ngày 01/01/2018.2


Cán bộ, công chức, viên chức;



Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong
tổ chức cơ yếu;



Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan
nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân;
người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;




Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân
phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học
được hưởng sinh hoạt phí;



Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao
động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; Trong đó, theo
khoản 2 điều 2 nghị định 115/2015, ngươi lao động đilà việc tại nước ngoài
theo các loại hợp đồng sau thì là đôi tượng thamgia BHX bắt buộc:
-

Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh
nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước
ngoài, tổ chức sự nghiệp được phép đưa người lao động đi làm việc ở
nước ngoài; Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề với doanh nghiệp đưa người

-

lao động đi làm việc theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề;
Hợp đồng cá nhân.
Trong đó, người lao động theo 3 loại hợp đồng này chỉ phải tham gia
vào quỹ hưu trí và tử tuất.

2 Khỏa 1 điều 124 luật BHXH năm 2014


-


Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh
nghiệp trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước
ngoài có đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.



Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng
tiền lương;
Theo luật doanh nghiệp năm 2014,người quản lý doanh ngiệp có hưởng tiền
lương được hiểu là: chủ tịch hội đồng thành viên, chủ tịch hội đồng quản trị
thành viên hội đồng quản trị, giám đốc/ tổng giám đốc và cá nhân có chức
danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết các giao dịch
của công ty theo quy định tại điều lệ công ty.



Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
Chức danh này không được quy định cụ thể à do UBND cấp Huyện trình
UBND cấp tỉnh phê duyệt. Những người lao động thuôc đối tượng này chỉ
tham gia với chế độ hưu trí và tử tuất.

1.2


Người lao động là công dân nước ngoài:

Vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề
hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp
được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ. Quy
định này chỉ áp dụng từ 01/01/2018.


2.

Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc:
Bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ

chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ
chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ
chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh
doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động
theo hợp đồng lao động.


3.

Người hưởng chế độ phu quân hoặc phu nhân tại cơ quan đại diện Việt Nam ở
nước ngoài:
Đây là đối tượng tham gia BHXH bắt buộc với hai chế độ hưu trí và tử tuất.
II.
Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
Với đặc trưng của BHXH như đã trình bày ở trên thì chúng ta mong muốn hệ

thống BHXH đến được với toàn thể người lao động.Tuy nhiên theo lộ trình, tại thời
điểm hiện tại, đối tượng tham gia BHXH bắt buộc chưa bao quát được hết nên pháp
luật Việt Nam quy định đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân
Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
Theo đó, những người tham gia BHXH tự nguyện thường là những lao động có
quan hệ lao động thiếu ổn định, lao động tự do, lao động trong nông nghiệp, diêm
nghiệp, thủ công nghiệp…Đối với đối tượng này, nghĩa vụ đóng góp tài chính cho
quỹ BHXH thuộc về người lao động mà không có sự chia sẻ của giới chủ, tuy nhiên

nhà nước sẽ hỗ trợ cho một số đối tượng.
Câu 2. Giải quyết tình huống
Anh P là công dân Việt Nam, là người lao động làm việc theo hợp đồng lao
động không xác định thời hạn nên là đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo quy
định tại điểm a khoản 1 điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 (Luật BHXH).
Quyền lợi về an sinh xã hội của anh P được xác định như sau:
1.

Từ tháng 2 năm 2016 đến tháng 4/2016 anh B được hưởng quyền
lợi ASXH về BHYT

* Căn cứ hưởng:
- Anh P là người lao động thuộc đối tượng bắt buộc tham gia BHYT theo quy
định tại khoản 1 Điều 12 Luật BHYT. Do vậy, có thể hiểu rằng trong thời gian điều
trị, anh B đang tham gia BHYT.


* Phạm vi hưởng
- Theo quy định tại điểm a Khoản 1 điều 21 Luật BHYT thì phạm vi người
bệnh được quỹ BHYT chi trả là “khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám
thai định kỳ, sinh con”. Trường hợp của anh P là khám, chữa bệnh (do tai nạn) và
có thể có phục hồi chức năng (nếu cần thiết).
* Mức hưởng:
Anh P bị tai nạn lao động phải đi cấp cứu nên khi chữa trị ở bất kỳ cơ sở y tế
nào có hợpđồng với cơ quan bảo hiểm thì đều được xác định là khám chữa bệnh
đúng tuyến. Theo quy định tại khoản 1 điều 22 Luật BHYT, anh P được hưởng 80%
chi phí khám chữa bệnh đối với những loại thuốc và dịch vụ thuộc danh mục chi trả
của BHYT theo quy định của pháp luật.
2.


Tháng 4/2016 được hưởng chế độ trợ cấp tai nạn lao động hàng
tháng, có thể được hưởng thêm chế độ dưỡng sức, phục hồi sức
khỏe.

a) Chế độ trợ cáp tai nạn lao động hàng tháng.
* Căn cứ hưởng:
- Theo dữ liệu đề bài thì :anh P bị tai nạn trên đường đi công tác. Việc đi
công tác này của anh P là do công ty cử đi nên thuộc trường hợp bị tai nạn “ngoài
nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của
người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng
văn bản trực tiếp quản lý lao động;”- là một trong các trường hợp tai nạn lao động
theo quy định tại điều 45 – Luật ATVSLĐ.
Như vậy, anh P bị tai nạn lao động mà không thuộc các trường hợp do người
lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân hoặc do sử dụng ma túy, chất gây
nghiện khác trái với quy định của pháp luật đồng thời bị suy giảm khả năng lao
động 45% (trên 31%) nên căn cứ Điều 45 và Khoản 1 Điều 49Luật ATVSLĐ anh B


đủ điều kiện hưởng trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng và các quyền lợi khác quy
định tại điều 47, 51, 52 luật ATVSLĐ.
* Thời điểm hưởng:
Theo điều 50 Luật ATVSLĐthì thời điểm hưởng trợ cấp tai nạn lao động
hàng tháng là thời điểm điều trị xong ra viện hoặc có kết luận giám định của Hội
đồng y khoa, theo đó, thời điểm hưởng trợ cấp của anh P được xác định là vào
tháng 2/2016 + 2 tháng điều trị và có kết luận giám định tức là tháng 4/2016.
* Mức hưởng:
Tính đến thời điểm hưởng trợ cấp (tháng 4/2016) anh B đã tham gia BHXH
được 26 năm. Theo đó, căn cứ Khoản 2 Điều 49 Luật ATVSLĐ ta có mức trợ cấp
tai nạn lao động hàng tháng anh B được hưởng bằng:
[30%+( 45-31) x 2%]x mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng trợ cấp

= 58% x mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng trợ cấp.
Ngoài ra, tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội, hàng tháng anh B được
hưởng thêm khoản trợ cấp bằng:
[0.5% + (26năm – 1năm) x 0.3%] x mức tiền lương đóng BHXH của tháng
liền trước tháng bị tai nạn lao động .
= 8% x mức lương đóng BHXH tháng liền trước tháng bị tai nạn lao động .
Tại thời điểm bắt đầu được hưởng trợ cấp cấp của anh B (tháng 4/2016) mức
lương cơ sở là 1.150 nghìn đồng (Quy định tại nghị định 66/2013/NĐ-CP).
=> Trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng của anh B bằng: 58% x 1.150 nghìn
đồng+ mức trợ cấp thêm theo số năm đóng BHXH.
= 667 nghìn đồng + 6.5% x mức lương đóng BHXH tháng liền trước tháng
bị tai nạn lao động .
* Thời gian hưởng:


Từ tháng 3/2016 đến tháng 11/2016 (thời điểm được thay đổi mức trợ cấp
mới)
b) Chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe (có thể được hưởng):
* Căn cứ hưởng:
Theo quy định tại điều 54 luật ATVSLĐ, anh B có thể được hưởng chế độ
nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe nếu sức khỏe chưa được phục hồi, cụ thể:
- Phải được sự đồng ý của chủ sử dụng lao động và ban chấp hành công đoàn
cơ sở, trường hợp chưa có công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết
định.
- Thời gian nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe phải trong khoảng thời gian
30 ngày sau khi ra viện.
* Thời gian hưởng:
- Anh B bị suy giảm 45% khả năng lao động nên thời gian hưởng tối đa là 7
ngày. Số ngày được hưởng trợ thấp cụ thể do người sử dụng lao động và công đoàn
quyết định nhưng không vượt quá 7 ngày (Theo quy định tại điểm Điều 54 luật

ATVSLĐ).
* Mức hưởng:
Căn cứ Khoản 3 Điều 54 Luật ATVSLĐ ta có mức hưởng như sau:
1 ngày nghỉ = 30% x mức lương cơ sở= 30% x (1 tháng tiền lương cơ sở)/(26 ngày)
= 30% x 1.150000/26
=13.300 đồng/ ngày
3.

Từ tháng 10/2016 được hưởng quyền lợi về BHYT và chế độ nghỉ
ốm đau.

a) Quyền lợi về BHYT


Về quyền lợi BHYT anh P được hưởng tương tự với trường hợp trên.
b) Chế độ ốm đau
* Căn cứ hưởng:
Anh P nhập viện điều trị do vết thương tái phát, trường hợp này không được
coi là tai nạn lao động. Đồng thời anh P cũng không thuộc trường hợp tự hủy hoại
sức khỏe, say rượu, sử dụng ma túy nên theo Khoản 1 Điều 25 Luật BHXH anh P
đủ điều kiện hưởng chế độ ốm đau.
Anh P phải nghỉ việc để điều trị 1 tháng. Như vậy, trong 1 tháng điều trị này
anh P nghỉ việc không hưởng lương.
* Thời gian hưởng:
Tính đến tháng 10/2016, anh P tham gia BHXH được 21 năm, thuộc khung
từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm, đồng thời anh P làm việc trong điều kiện bình
thường, không thuộc khu vực có phụ cấp từ 0,7 trở nên căn cứ điểm a Khoản 1
Điều 26 Luật BHXH thời gian nghỉ tối đa của anh P là 40 ngày. Trong trường hợp
này, anh B đã nghỉ 1 tháng nên được hưởng chế độ ốm đau trong toàn bộ số ngày
nghỉ.( số ngày nghỉ này không kể thời gian nghỉ lễ, tết ngày nghỉ hàng tuần…)

* Mức hưởng:
Căn cứ Khoản 1 Điều 28 Luật BHXH, Điều 6 Thông tư 59/2015/TTBLĐTBXH anh P có mức hưởng trợ cấp ốm đau như sau:
= 75% x tiền lương đóng bảo hiểm của tháng liền kề trước khi nghỉ việc
4.

Tháng 11/2016 anh B có thể được hưởng chế độ dưỡng sức, phục
hồi sức khỏe, thay đổi mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động hàng
tháng.

a) có thể được hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe
* Căn cứ hưởng:


Phải được sự đồng ý của chủ sử dụng lao động và ban chấp hành công đoàn
cơ sở, trường hợp chưa có công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết
định.
Người lao động đã được hưởng chế độ ốm đau từ 30 ngày trở lên trong năm
(hướng dẫn tại khoản 1 điều 7 thông tư 59/2015). Ở đây, anh B nghỉ việc 1 tháng để
điều trị.
Thời gian nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe phải trong khoảng thời gian 30
ngày sau khi ra viện.
* Thời gian hưởng:
Anh B không thuộc các trường hợp đặc biệt nên thời gian hưởng tối đa là 5
ngày theo quy định tại khoản 2 điều 29 Luật BHXH. (Trường hợp anh B phải phẫu
thuật thì tối đa là 7 ngày)
* Mức hưởng:
Căn cứ Khoản 3 Điều 29 Luật BHXH ta có mức hưởng được xác định như
sau:
1 ngày nghỉ = 30% x mức lương cơ sở = 30% x (30% 1.210 nghìn/26)
=14.000 đồng.

b) Thay đổi mức hưởng trợ cấp hàng tháng do tai nạn lao động
* Căn cứ hưởng:
Theo quy định tại điểm b điều 47 luật ATVSLĐ, người lao động bị tai nạn
lao động được giám định lại “sau khi thương tật, bệnh tật tái phát đã được điều
trị ổn định”.
Đồng thời, khoản 3 điều này cũng quy định trường hợp này được giám định
lại trong vòng 24 tháng từ ngày có kết quả giám định liền kề trước đó.


Trong trường hợp này, thời gian anh B giám định lại cách lần giám định
trước đó là 8 tháng, phù hợp với quy định của pháp luật.
- Kết quả giám định mới là tỷ lệ suy giảm khả năng lao động là 81% nên anh
B được điều chỉnh lại mức trợ cấp tương ứng với mức suy giảm mới.
* Thời điểm hưởng
Theo quy định tại Khoản 2 điều 50 luật ATVSLĐ, thời điểm được hưởng trợ
cấp tai nạn lao động của anh B là từ tháng có kết quả giám định y khoa (hoặc tháng
điều trị ổn định, ra viện) tức là vào tháng 11/2016.
* Mức hưởng:
Căn cứ Khoản 2 Điều 49 Luật ATVSLĐ ta có mức trợ cấp tai nạn lao động
mới mà anh P được hưởng bằng:
[30%+ ( 81-31) x2%)] x mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng trợ cấp
= 130% x 1.210 nghìn= 1.573.000 đồng.
Ngoài ra, tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội, hàng tháng anh P được
hưởng thêm khoản trợ cấp bằng:
[0.5%+(26-1) x 0.3% x lương đóng BHXH của tháng liền trước tháng bị tai
nạn lao động
= 8 % x mức lương đóng BHXH tháng liền trước khi nghỉ ốm đau.
* Thời gian hưởng
Từ tháng 11/2016 đến khi chết tức là vào tháng 12/2016
5.


Chế độ hưu trí

*Căn cứ hưởng:
- Tại tời điểm xin nghỉ hưu anh P được 50 tuổi.


- anh P bị suy giảm 81% khả năng lao động. Theo quy định tại điểm b khoản
1 điều 55luật BHXH thì độ tuổi nghỉ hưu đủ điều kiện hưởng lương hưu đối với lao
động nam bị suy giảm 81% là đủ 50 tuổi.
Như vậy anh P đủ điều kiện nhận lương hưu hàng tháng.
*Mức hưởng:
Do anh P nghỉ hưunăm 50 tuổi nghĩa là nghỉ hưu trước tuổi 10 năm ( anh P
làm việc trong điều kiện bình thường nên độ tuổi nghỉ hưu đúng là 60 tuổi.) nên tỷ
lệ lương hưu anh P được hưởng như sau:
- Số năm đóng bảo hiểm xã hội của anh P là 26 năm.
- 15 năm đầu tính bằng 45%;
- Từ năm thứ 16 đến năm thứ 26 là 11 năm, tính thêm: 11 x 2% = 21%;
- Tổng 2 tỷ lệ trên là: 45% + 221% = 67%.
- anh Pnghỉ hưu trước 10 năm nên tỷ lệ giảm trừ do nghỉ hưu trước tuổi là 10 x2%
= 20%;
Như vậy, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của anhP sẽ là 67% - 20% =
47%.
=> mức lương hưu hàng tháng anh P nhận được bằng 47% x tiền lương
trung bình đóng bảo hiểm xã hội.



×