Tải bản đầy đủ (.pdf) (167 trang)

Diễn xướng âm nhạc chèo giai đoạn 1951 đến 2013 - truyền thống và biến đổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.04 MB, 167 trang )

Header Page 1 of 126.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM

Nguyễn Thị Thanh Phƣơng

DIÔN X¦íNG ¢M NH¹C CHÌO GIAI §O¹N 1951 §ÕN 2013 TRUYÒN THèNG Vµ BIÕN §æI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC

Hà Nội - 2015

Footer Page 1 of 126.


Header Page 2 of 126.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM

Nguyễn Thị Thanh Phƣơng

DIÔN X¦íNG ¢M NH¹C CHÌO GIAI §O¹N 1951 §ÕN 2013 TRUYÒN THèNG Vµ BIÕN §æI
Chuyên ngành: Văn hoá dân gian


M s

6

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
GS.TSKH. PHẠM LÊ HÒA

Hà Nội - 2015

Footer Page 2 of 126.


Header Page 3 of 126.

2

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những vấn đề nêu trong luận án này là do tôi nghiên
cứu, không sao chép của ngƣời khác. Những ý kiến tham khảo, tƣ liệu của các
tác giả đều có chú thích nguồn gốc đầy đủ.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về những nội dung trong luận án./.
Hà Nội, ngày 8 tháng 5 năm 2015
Tác giả luận án

Nguyễn Thị Thanh Phương

Footer Page 3 of 126.



Header Page 4 of 126.

BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

Footer Page 4 of 126.

- GS

:

Giáo sƣ

- HDSK chèo TQ

:

Hội diễn sân khấu chèo toàn quốc

- KB

:

Kịch bản

- KHXH

:

Khoa học xã hội


- LHSK chèo TQ

:

Liên hoan sân khấu chèo toàn quốc

- NCSK- ĐA

:

Nghiên cứu Sân khấu- Điện ảnh

- NS

:

Nghệ sĩ

- NSND

:

Nghệ sĩ Nhân dân

- NSƢT

:

Nghệ sĩ ƣu tú


- NTSK

:

Nghệ thuật sân khấu

- Nxb

:

Nhà xuất bản

- PGS

:

Phó Giáo sƣ

- Pl

:

Phụ lục

- T/c

:

Tạp chí


- tr

:

Trang

- TS

:

Tiến sĩ

- VHDG

:

Văn hoá dân gian

- VHNT

:

Văn hoá nghệ thuật


Header Page 5 of 126.

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................... 0
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................................ 3

MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 5
Chƣơng 1: TÍNH DIỄN XƢỚNG CỦA NGHỆ THUẬT CHÈO, CƠ SỞ
LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ÂM NHẠC CHÈO ..............11
1.1. Nghệ thuật chèo trong văn hóa dân gian .................................................11
1.2. Cơ sở lý thuyết sử dụng trong đề tài luận án ...........................................23
1.3. Diễn xƣớng âm nhạc chèo cổ truyền .......................................................33
1.4. Tổng quan nghiên cứu âm nhạc chèo ......................................................41
Tiểu kết ...........................................................................................................51
Chƣơng 2: BIẾN ĐỔI TRONG DIỄN XƢỚNG ÂM NHẠC CHÈO
ĐƢƠNG ĐẠI .......................................................................................................52
2.1. Những cách thức diễn xƣớng âm nhạc chèo đƣơng đại ..........................52
2.2. Sự kế thừa chèo cổ truyền trong làn điệu chèo đƣơng đại ......................59
2.3. Sự biến đổi của làn điệu chèo đƣơng đại .................................................75
2.4. Biến đổi về hát trong diễn xƣớng âm nhạc chèo đƣơng đại ....................80
2.5. Biến đổi của nhạc không lời trong diễn xƣớng chèo đƣơng đại ..............87
Tiểu kết ...........................................................................................................94
Chƣơng 3: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ MỘT VÀI KHUYẾN NGHỊ
QUA TRƢỜNG HỢP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ...............................96
3.1. Những vấn đề đặt ra .................................................................................96
3.2. Một vài khuyến nghị ..............................................................................121
Tiểu kết .........................................................................................................126
KẾT LUẬN ........................................................................................................128
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ...................131
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................132
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 142

Footer Page 5 of 126.


Header Page 6 of 126.


5
MỞ ĐẦU
. Lý do chọn đề tài
Cho đến bây giờ, khó có thể hình thành thêm đƣợc một loại hình nghệ
thuật sân khấu nào vừa giàu bản sắc văn hóa Việt, ẩn chứa hồn cốt văn hoá
dân gian của vùng châu thổ Bắc Bộ, lại vừa độc đáo với những đặc trƣng
ngôn ngữ thể loại nhƣ nghệ thuật chèo. Là một thành tố trong di sản văn hoá
dân gian Việt Nam, trong quá trình hình thành và phát triển, chèo cổ truyền đã
tích tụ, sản sinh và lƣu truyền cho hậu thế nhiều tích diễn, nhiều mảnh trò, và
nhiều vở chèo, đặc biệt là kho tàng âm nhạc với gần 200 làn điệu có giá trị về
nghệ thuật.
Thời kỳ thực dân Pháp đô hộ, cùng với sự du nhập của văn hoá
phƣơng Tây, chèo đã đƣợc cách tân thành chèo văn minh, chèo cải lƣơng
diễn trên sân khấu rạp hát, nhà hát để đáp ứng thị hiếu khán giả thành thị.
Hiện tƣợng trên kéo theo sự thay đổi tiêu chí thẩm mỹ các mặt của chèo (văn
bản, âm nhạc, hội hoạ, cách diễn). Các gánh chèo quê chỉ hoạt động một
cách thoi thóp và dần dần tan rã. Nhiều nghệ nhân từ bỏ nghệ thuật, tham gia
kháng chiến cứu nƣớc.
Cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 cùng với chính sách khôi phục
văn hoá truyền thống của Đảng đã tạo điều kiện để chèo hồi sinh. Những vở
chèo đƣơng đại liên tục ra đời trong sự câu thúc chung của sự nghiệp phát
triển văn hoá nghệ thuật, và hơn hết là nhu cầu phục vụ đời sống tinh thần của
công chúng, phục vụ cách mạng. Trong quá trình ấy, bên cạnh những thành
công trong nhiều vở chèo, thì có những lúc, những thời điểm âm nhạc đã thoát
ly khỏi gốc rễ văn hóa chèo bởi sự cách tân quá đà, đẩy chèo sang một hình
thức sân khấu khác. Bên cạnh đó, lại có những vở diễn sử dụng nhiều làn điệu
chèo cổ truyền, mà vẫn đem lại sự cảm nhận không phải là vở chèo đích thực.

Footer Page 6 of 126.



Header Page 7 of 126.

6
Có thể nói, trong sự tích hợp văn hóa nửa cuối thế kỷ XX đến nay, những
thay đổi từ bối cảnh xã hội, môi trƣờng diễn xƣớng, chính sách văn hóa, chủ
thể sáng tác, sự tác động từ các hình thái kinh tế, nghệ thuật của thời kỳ đổi
mới, hội nhập, toàn cầu hóa, hình thức tổ chức, và năng lực của đơn vị nghệ
thuật (năng lực quản lý của lãnh đạo, năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ của
diễn viên, nhạc công...) cùng nhu cầu khán giả là những tác động cơ bản tạo
nên sự biến đổi của nghệ thuật chèo.
Câu hỏi đặt ra là: chèo đƣơng đại (nhất là đề tài phản ánh những vấn đề
nóng bỏng, hiện thực của cuộc sống, xã hội đƣơng đại) cho đến hôm nay vẫn
lúng túng kiếm tìm ngôn ngữ biểu hiện trong sự đa dạng hóa đề tài, thể tài,
mong đáp ứng nhu cầu thƣởng thức, thẩm mỹ của các đối tƣợng khán giả, mà
vẫn chƣa thể định hình một phƣơng pháp nghệ thuật. Nhiều năm qua, những
vấn đề lý luận về âm nhạc chèo cổ truyền cơ bản đã đƣợc đúc kết, mở ra hệ
thống lý luận âm nhạc chèo, làm nền tảng cho sự kế thừa và phát triển âm
nhạc chèo. Trong khi đó, mặc dù âm nhạc chèo đƣơng đại đã đƣợc giới
nghiên cứu chèo bàn đến, nhƣng đến nay vẫn chƣa có một công trình nghiên
cứu khoa học chuyên biệt nào về vấn đề diễn xƣớng âm nhạc để thấy rõ sự
biến đổi của nó từ loại hình sân khấu dân gian sang sân khấu chuyên nghiệp.
Khi vở diễn sân khấu đã bị chi phối bởi yếu tố thời đại và đã có những
biến đổi cả về nội dung lẫn hình thức, thì âm nhạc - thành tố luôn phải tạo
đƣợc tiếng nói tƣơng thích cùng kịch bản cũng sẽ có những biến đổi... đó là
tất yếu khách quan trong quá trình phát triển nghệ thuật chèo. Nhƣng sự biến
đổi ấy diễn ra nhƣ thế nào, những yếu tố dân gian làm nên đặc trƣng cơ bản
của âm nhạc chèo còn giữ đƣợc hay đang giảm dần trong chèo đƣơng đại?.
Nếu không giữ đƣợc những yếu tố dân gian, thì âm nhạc sẽ góp phần đẩy

chèo đƣơng đại sang hình thức sân khấu khác. Đây là vấn đề khoa học dƣờng
nhƣ bị lãng quên, chƣa đƣợc giới nghiên cứu chèo quan tâm, lý giải, và nó trở

Footer Page 7 of 126.


Header Page 8 of 126.

7
thành lý do để nghiên cứu sinh nghiên cứu trong đề tài Diễn xướng âm nhạc
chèo giai đoạn 1951 đến 2013 - truyền thống và biến đổi, tạo nên tính mới
của luận án.
. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu diễn xƣớng âm nhạc chèo giai đoạn 1951 – 2013 để xem
nó có đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của khán giả đƣơng đại không, yếu tố dân
gian trong diễn xƣớng âm nhạc chèo đƣợc giữ nguyên hoặc tăng lên hay
giảm đi, trong những vở chèo mới thành công thì việc diễn xƣớng âm nhạc
diễn ra nhƣ thế nào? Nếu không giữ đƣợc những đặc trƣng cơ bản, thì âm
nhạc sẽ góp phần chuyển hóa chèo sang một hình thức sân khấu chuyên
nghiệp khác.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở văn hóa dân gian của nghệ thuật chèo nói chung, diễn
xƣớng âm nhạc chèo nói riêng.
Phân tích hiện tƣợng biến đổi của âm nhạc xuất phát từ thực tiễn phát
triển của nghệ thuật chèo, phản ánh quy luật kế thừa và phát triển của văn hóa
nghệ thuật. Sự biến đổi ấy phù hợp hay không phù hợp, có giữ đƣợc bản sắc
văn hóa chèo hay không, và nó chi phối nghệ thuật diễn xƣớng nhƣ thế nào.
Khảo sát, nghiên cứu mối quan hệ giữa âm nhạc và kịch bản chèo hiện
đại, để thấy sự gắn kết giữa các nghệ thuật đồng cấu tạo - một đặc điểm thể

hiện tính chỉnh thể nguyên hợp của văn hóa dân gian vẫn còn nguyên giá trị
khi xem xét, đánh giá hiện tƣợng biến đổi của nghệ thuật chèo.
Nghiên cứu nhằm sáng tỏ sự biến đổi của diễn xƣớng âm nhạc chèo cổ
truyền (với phƣơng thức sáng tác dân gian: truyền ngón, truyền nghề, nhập
tâm, nhập nhĩ, nhập ngôn, nghệ nhân, nhà nghề), với diễn xƣớng âm nhạc

Footer Page 8 of 126.


Header Page 9 of 126.

8
chèo đƣơng đại (với phƣơng thức sáng tác chuyên nghiệp: có tác giả kịch bản,
đạo diễn, họa sĩ, nhạc sĩ... dàn diễn viên đƣợc đào tạo chuyên nghiệp).
Nghiên cứu quá trình biến đổi của diễn xƣớng âm nhạc trong nghệ
thuật chèo đƣợc thể hiện qua những cách thức sáng tạo tác phẩm và nghệ
thuật trình diễn.
Bằng những luận điểm khoa học, nghiên cứu sinh mong muốn tìm câu
trả lời cho vấn đề: Vì sao cho đến tận hôm nay, bên cạnh những vở diễn có
phần âm nhạc đƣợc khen ngợi, thì vẫn có hàng loạt vở diễn không phát huy
đƣợc thẩm mỹ âm nhạc chèo. Âm nhạc có lỗi gì khi sử dụng, kế thừa vốn cổ
một cách khéo léo mà vở diễn vẫn đƣợc cho là “không phải chèo”. Những
điều gì còn bất cập trong sáng tác làn điệu, bản nhạc và cách hát, cách diễn
tấu các làn điệu, bản nhạc mới.
. Đ i tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Nghiên cứu về diễn xƣớng làn điệu, nhạc
không lời trong chèo giai đoạn 1951 đến 2013 - truyền thống và biến đổi. Vì
vậy, đối tƣợng nghiên cứu bao gồm nội dung diễn xƣớng và cách thức diễn
xƣớng. Do đó, nó vừa có tính đặc thù của chuyên ngành nghệ thuật chèo, vừa
có xu hƣớng rộng mở trong toàn ngành sân khấu và âm nhạc.

- Phạm vi nghiên cứu:
Các khảo sát chủ yếu dựa trên thực tế liên hoan, hội diễn sân khấu chèo
chuyên nghiệp toàn quốc (vở diễn, kịch bản, âm nhạc). Tuy nhiên, những vở
diễn không tham dự hội diễn, nhƣng lại là tâm điểm thể hiện một cách làm
nhạc chèo gây nhiều tranh luận thì vẫn đƣợc nghiên cứu sinh tham khảo và
nhận xét nhằm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu. Nội dung luận án chỉ nghiên cứu
những vở diễn sân khấu chèo chuyên nghiệp, mà không đề cập đến những
vở diễn sân khấu chèo không chuyên.

Footer Page 9 of 126.


Header Page 10 of 126.

9
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp tiếp cận hệ thống hay quan điểm hệ thống sẽ giúp
nghiên cứu sinh phát hiện những vấn đề cơ bản của nội dung nghiên cứu. Đây
vừa là sự tiếp cận hệ thống của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử, vừa là sự tiếp cận của nhiều phƣơng pháp của các khoa học cụ thể khác.
Nhằm kế thừa nghiên cứu và tri thức đã có, ngƣời viết tiến hành đánh giá tổng
quan, điểm luận các nghiên cứu về diễn xƣớng âm nhạc chèo.
4.2. Phương pháp nghiên cứu văn hóa dân gian
Phƣơng pháp khảo sát, điền dã, đặc biệt là phƣơng pháp phân tích, so
sánh đƣợc sử dụng trong thao tác nghiên cứu đề tài luận án nhằm minh định
đặc trƣng âm nhạc chèo cổ truyền và âm nhạc chèo đƣơng đại, là cơ sở để các
đánh giá, đề xuất có cơ sở khoa học, đáng tin cậy.
4.3. Các phương pháp thu thập và xử lý thông tin thứ cấp: bao gồm
việc thu thập, xử lý thông tin từ nguồn thứ cấp (sách báo, tạp chí, các công
trình nghiên cứu đã công bố, các băng, đĩa hình, các tổng phổ âm nhạc, các

kịch bản chèo).
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
5.1. Giả thuyết khoa học
Diễn xƣớng âm nhạc đã biến đổi trong quá trình kế thừa và biến đổi
chung của nghệ thuật chèo. Nếu không giữ đƣợc yếu tố dân gian - đặc trƣng
của chèo cổ truyền, âm nhạc sẽ góp phần làm giảm chất chèo trong những vở
diễn, thậm chí đẩy nghệ thuật chèo sang một hình thức sân khấu mới.
5.2. Ý nghĩa về mặt khoa học
- Luận án sau khi hoàn thành sẽ góp phần hệ thống những vấn đề lý
luận về diễn xƣớng âm nhạc chèo.
- Luận án có kế thừa một số thành tựu từ những nghiên cứu đi trƣớc về
chèo cổ, và tiếp tục nghiên cứu để tìm ra sự khác biệt giữa âm nhạc trong

Footer Page 10 of 126.


Header Page 11 of 126.

10
chèo cổ và âm nhạc trong chèo hiện đại, góp phần định hƣớng phát triển âm
nhạc chèo trong bối cảnh hiện nay.
- Nghiên cứu âm nhạc chèo - truyền thống và biến đổi, đặt đối tƣợng
nghiên cứu trong mối quan hệ tổng thể giữa âm nhạc với các thành tố đồng
cấu tạo để nhận diện rõ hơn bản sắc văn hóa chèo. Đồng thời nghiên cứu diễn
xƣớng trong mối liên hệ mật thiết với tác phẩm âm nhạc chèo.
- Chứng minh: Giai đoạn 1951 đến 2013, diễn xƣớng nhạc chèo đã có
nhiều biến đổi, song về cơ bản, những yếu tố dân gian vẫn đƣợc coi trọng, là
đặc trƣng giúp âm nhạc chèo khu biệt với các thể loại âm nhạc khác. Đây là
nghiên cứu mới và sẽ đƣợc xác định trong đề tài nghiên cứu Diễn xướng âm
nhạc chèo giai đoạn 1951 đến 2013 - truyền thống và biến đổi.

5.3. Ý nghĩa về mặt thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ có giá trị với những đối tƣợng muốn
tìm hiểu nghệ thuật chèo nói chung và âm nhạc sân khấu chèo nói riêng.
- Làm tài liệu phục vụ công tác học tập, nghiên cứu cho các học sinh,
sinh viên, học viên, diễn viên, nhạc công các đơn vị , các trƣờng nghệ thuật có
đào tạo bộ môn chèo.
- Luận án đề xuất hƣớng phát triển âm nhạc chèo trong bối cảnh hiện nay.
6. Kết cấu luận án
Ngoài phần Mở đầu (6 trang), Kết luận (3 trang), Tài liệu tham khảo
(11 trang) và Phụ lục (22 trang), nội dung luận án gồm ba chƣơng.
Chƣơng

Tính diễn xƣớng dân gian của nghệ thuật chèo, cơ sở lý thuyết và

tổng quan nghiên cứu âm nhạc chèo (41 trang).
Chƣơng
Chƣơng

Biến đổi trong diễn xƣớng âm nhạc chèo đƣơng đại (44 trang).
Những vấn đề đặt ra và một vài khuyến nghị qua trƣờng hợp

nghiên cứu đề tài luận án (32trang).

Footer Page 11 of 126.


Header Page 12 of 126.

11
Chƣơng

TÍNH DIỄN XƢỚNG CỦA NGHỆ THUẬT CHÈO, CƠ SỞ LÝ
THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ÂM NHẠC CHÈO
1.1. Nghệ thuật chèo trong văn hóa dân gian
Có nhiều cách hiểu về văn hóa dân gian (Folklore). Theo GS. Đinh Gia
Khánh: “ba thành tố chủ yếu của văn hóa dân gian là nghệ thuật tạo hình dân
gian, nghệ thuật biểu diễn dân gian và ngữ văn dân gian. Tất nhiên, lại còn
một số thành tố thứ yếu, phụ trợ” [50, tr.854].
Hiểu theo nghĩa rộng, văn hóa dân gian (folk culture) gồm toàn bộ văn
hóa vật chất và tinh thần, liên quan đến mọi lĩnh vực của đời sống dân chúng.
Nghệ thuật chèo chính là một thành tố góp phần tạo nên diện mạo chung của
văn hoá dân gian theo nghĩa rộng. Theo nghĩa hẹp, thì bản thân nghệ thuật chèo
cổ truyền đã mang trong mình đủ đầy những thành tố của văn hóa dân gian.
Suốt mấy chục năm nay, các nhà nghiên cứu, các học giả đã dày công
vén bức màn phủ kín rêu phong thời gian để lần tìm về quá khứ của nghệ
thuật độc đáo này.
Nói đến nguồn gốc và thời điểm hình thành nghệ thuật chèo có nhiều
thuyết khác nhau.
- Thuyết thứ nhất cho rằng chèo có nguồn gốc du nhập từ nƣớc ngoài
vào Việt Nam.
- Thuyết khác cho rằng chèo có nguồn gốc đƣợc bắt nguồn từ các hình
thức tôn giáo, tế lễ.
- Lại có thuyết khẳng định chèo phải bắt nguồn từ lao động. Có ngƣời
dự đoán thời điểm hình thành chèo sớm nhất cũng phải từ thời Đinh [16]. Có
ngƣời khẳng định chèo hình thành từ thế kỷ đời Trần [85]...
Đến nay, vẫn chƣa có quan điểm thống nhất về nguồn gốc và thời điểm
hình thành. Tuy vậy, về âm nhạc chèo thì hầu hết đều tán thành quan điểm - hát

Footer Page 12 of 126.



Header Page 13 of 126.

12
múa chèo đƣợc kế thừa, chèo hoá và phát triển từ kho tàng văn hoá nghệ thuật
cổ truyền Việt Nam, cụ thể là vùng châu thổ Bắc Bộ. Qua tìm hiểu, chỉ thấy sử
sách nhắc đến nghệ thuật hát, múa, làm trò là chính. Âm nhạc chèo của tiền
nhân dành cho hậu thế vẫn còn là mảnh đất trống vắng về mặt văn liệu. Và
cũng thật thiếu căn cứ để đoán định: liệu lối hát mà bà Huyền nữ Phạm Thị
Trân dạy cho quân đội nhà Đinh có giống hát chèo bây giờ ?
Để có nghệ thuật chèo ngày nay chúng ta đƣợc thừa hƣởng, chèo đã trải
ngót ngàn năm trong chu trình tiếp nhận, chuyển hoá, sáng tạo, chắt lọc
những tinh hoa từ kho tàng văn hoá nghệ thuật cổ truyền của dân tộc. Nhƣ
một qui luật tất yếu, sự phát triển tiến tới hoàn thiện của nghệ thuật chèo cổ
truyền nằm trong sự vận động của các hình thái xã hội nhà nƣớc phong kiến
Việt Nam.Vì thế, chèo cũng từng trải qua những lúc thăng, trầm, thịnh, suy là
lẽ tự nhiên. Trên con đƣờng tìm tòi, thể hiện các tích mới, các nhân vật mới,
các tình huống mới, các nghệ sĩ dân gian đã sử dụng kho tàng ca vũ dân gian
và chèo hoá để chúng trở thành thứ ngôn ngữ riêng của loại hình chèo. Đã có
những làn điệu tính cách thể hiện cho một số loại vai trong chèo nhƣ: chín,
lệch, hề, mụ, lão. Các làn điệu đã dùng nhƣ hát cách Quyết chí tu thân, nói sử,
nói thơ, hát Sử chuyện, múa hát Duyên phận phải chiều, hát Hoài thai, hát
múa Bình tửu và cả các bài hát sắp của hề. Làn điệu chuyên dùng nhƣ Cấm
giá, Bình thảo hay Con gà rừng ra đời cũng chính là nhằm đáp ứng, thoả mãn
nhu cầu sáng tạo, phát triển của chèo...
Với ý nghĩa trên, chèo thực sự là một nghệ thuật thuộc loại hình sân
khấu dân tộc, bởi nó vừa ẩn chứa bản sắc nghệ thuật truyền thống, tích hợp
đƣợc những thành tố chủ yếu của văn hoá dân gian, vừa là sản phẩm mang
tính xã hội, có ý nghĩa giáo dục bởi sức lan toả của nghệ thuật này trong đời
sống văn hoá tinh thần của ngƣời dân Việt. Hiện tại, chèo đƣợc xếp vào thể
loại kịch hát truyền thống.


Footer Page 13 of 126.


Header Page 14 of 126.

13
Trƣớc khi đi vào trọng tâm của luận án, để tìm hiểu xem âm nhạc - một
thành tố quan trọng của chèo đã kế thừa và phát triển những tinh hoa của văn
hoá dân gian nhƣ thế nào, chúng tôi muốn khái quát đôi nét diện mạo của văn
hoá dân gian (theo nghĩa hẹp) đã “sống” trong nghệ thuật chèo cổ truyền nhƣ
thế nào. Tuy nhiên, nhƣ đã nêu trong giới hạn đề tài, chúng tôi tập trung
nghiên cứu về âm nhạc chèo cổ truyền, và âm nhạc chèo đƣơng đại trên hai
lĩnh vực làn điệu và nhạc không lời để thấy sự biến đổi. Các thành tố khác sẽ
đƣợc đề cập với ý nghĩa góp phần làm sáng tỏ thêm vấn đề mà thôi.
1.1.1. Văn chương trong kịch bản chèo cổ truyền
Thuộc thể loại sân khấu tự sự, kể chuyện, chèo cổ truyền đã khai thác
những câu chuyện dân gian. “Tự sự của nghệ thuật chèo là tự sự Việt Nam, nó
đi song song và chịu rất nhiều ảnh hƣởng của nền văn chƣơng tự sự Việt
Nam” [7, tr.30].
Ban đầu là lối tự sự đơn giản chỉ là kể lại một cách khách quan, tuần tự
một câu chuyện. Nhƣ vở Huyết hồ - tích diễn kể lại chuyện Mục Liên có mẹ
là bà Thanh Đề khi sống ở trên trần thế, đã phạm vào điều ác, nên khi mất đi
bị đầy xuống địa ngục... Sau khi tu hành đắc đạo, Mục Liên quyết tìm xuống
địa phủ giải thoát cho mẹ đƣợc siêu sinh tịnh độ... Đây là tích diễn vào dịp lễ
Vu Lan. Lối tự sự này giống nhƣ những câu chuyện trong Lĩnh Nam chích
quái, Việt điện u linh...
Trong quá trình phát triển, những yếu tố nội sinh đã kết hợp với những
yếu tố ngoại sinh, và chèo đã không chỉ khai thác những cốt truyện cổ tích,
dân gian, truyện Nôm trong nƣớc mà còn du nhập cả tích truyện nƣớc ngoài.

Những vở nhƣ Quan Âm Thị Kính, Từ Thức, Tống Trân Cúc Hoa, Chu Mãi
Thần, Thạch Sanh, Trương Viên diễn ca, Lưu Bình Dương Lễ... đã để lại
những tích trò nổi tiếng mà ngày nay chúng ta đƣợc thƣởng ngoạn. Từ chỗ chỉ

Footer Page 14 of 126.


Header Page 15 of 126.

14
mang tính tự sự đơn thuần, chèo cổ truyền đã thu nhận thêm yếu tố trữ tình,
hiện thực, có giá trị phản ánh cuộc sống và mang tính khuyến giáo đạo đức.
Phong cách dân gian trong chèo đƣợc thể hiện qua “tƣ duy huyền thoại
kết đọng ở tính kỳ, bút pháp tả thần, trò nhại và “chèo hoá” múa hát dân gian
là bốn thành tố chính kết hợp với nhau, đan chéo vào nhau trong tổ chức kết
cấu của chèo. Chính nhờ sự ổn định tƣơng đối của bốn nguyên tắc trên và kết
hợp đầy đủ bốn nguyên tắc ấy mà luôn luôn chèo vẫn là chèo qua hàng ngàn
năm lịch sử” [75, tr.48].
“Có tích mới dịch nên trò”, từ những cốt truyện dân gian (thân trò) với
những số phận ngang trái, éo le, chèo cổ truyền đã bằng ngôn ngữ nghệ thuật
của mình “kể” lại bằng những lớp trò đƣợc các nghệ nhân cùng tham gia sáng
tạo, trau chuốt theo lối ngẫu hứng, ứng diễn dựa trên thân trò. Những lớp “trò
ngoài tích” ấy tƣởng chẳng mấy ăn nhập với tình tiết của câu chuyện chèo.
Có thể nói, sự tiếp nhận những yếu tố của ngữ văn dân gian trong chèo
cổ truyền thể hiện rất rõ qua các biểu hiện sau:
- Tính tự sự, trữ tình, kể chuyện. Khai thác cốt truyện dân gian, cổ tích
và cốt truyện Nôm, thậm chí có cốt truyện nƣớc ngoài đƣợc “chèo hoá”.
- Lời trong chèo cổ truyền chủ yếu dựa trên các thể thơ ca dân gian
cùng những biến thể của nó. Trên con đƣờng phát triển để hoàn thiện ngôn
ngữ kịch chủng, chèo đã tiếp nhận những ảnh hƣởng của văn chƣơng bác học,

văn thơ chữ Nôm và chữ Hán.
- Các kiểu nói chèo chủ yếu dựa trên thể văn biền ngẫu. Có thể thấy rõ sự
đan xen giữa yếu tố dân gian và bác học luôn đầy ắp trong những lớp trò của chèo.
1.1.1.1. Nguồn ca từ trong làn điệu chèo cổ truyền
Âm nhạc chèo gắn với sân khấu kể chuyện, dùng hát, múa làm phƣơng
tiện chính nên ngoài vẻ đẹp trong thơ ca, đẹp trong đƣờng nét nhạc điệu, thì
còn phải khắc hoạ đƣợc tâm trạng, tích cách, tƣ tƣởng của nhân vật chèo.

Footer Page 15 of 126.


Header Page 16 of 126.

15
- Ca từ trong chèo hầu hết đƣợc bắt nguồn từ các thể thơ ca dân gian
nhƣ hò ví, ca dao, tục ngữ, dân ca, văn thơ chữ Nôm và chữ Hán; trích thơ
trong các truyện Nôm hoặc tự thân kịch bản chèo. Tuy nhiên, các thể thơ ấy
khi vào chèo đã có sự biến đổi để phù hợp nội dung của chèo.
Ví dụ: dân ca quan họ Bắc Ninh
Trống cơm khéo vỗ nên bông
Đàn cầm khen ai khéo gẩy nên cung Xang Xừ
Trót say huê phải tìm huê
Đã thành gia thất thì về
Ở làm chi nữa chúng chê bạn cười
Lòng tôi không giăng gió, tôi không phải người gió giăng.
Sang làn điệu Quá giang, chèo đã biến đổi một số từ và một vài câu thơ
cho phù hợp với tâm trạng bức xúc trƣớc tình duyên của Suý Vân:
Cách sông nên phải lụy đò
Bởi chưng trời tối, tôi phải luỵ cô bán hàng
Chả nên gia thất thời về

Ở làm chi nữa chúng chê bạn cười
Tôi chắp tay lạy bạn đừng cười
Lòng không giăng gió, tôi gặp người gió giăng
Gió giăng thì mặc gió giăng,
Ai ơi giữ lấy đạo hằng chớ quên.
- Nguồn từ khúc chèo đƣợc lấy từ ca dao Việt Nam rất nhiều, ở đây chỉ
nêu một ví dụ. Lời ca dao:
Lênh đênh qua cửa Thần Phù
Khéo tu thời nổi, vụng tu thời chìm.
Sang điệu Chèo Quế, lời thơ đƣợc thêm những câu sau để diễn tả tâm
trạng chú hề của Từ Thức (chèo Từ Thức).

Footer Page 16 of 126.


Header Page 17 of 126.

16
Vỉa: Lênh đênh qua cửa Thần Phù
Khéo tu thời nổi, vụng tu thời chìm.
Thênh thênh một chiếc thuyền lan
Trôi dòng Xích Bích
Nhè nhẹ có đôi con chèo quế.
Hát khúc Trương Lương
Trải Hang Dơi qua cửa Thần Phù
Qua Cánh Diều tới chùa Non Nước...
1.1.1.2. Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa văn thơ dân gian truyền miệng
và văn chương bác học trong làn điệu chèo
Trong một số điệu hát chèo, còn có sự kết hợp giữa ca dao, thơ Nôm và
thơ chữ Hán. Nhƣ ở bài Sử chuyện, sự kết hợp giữa ca dao, thơ chữ Nôm và thơ

chữ Hán cho thấy sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa văn thơ dân gian truyền miệng
và văn chƣơng bác học. Một bên là Thị Kính, đại diện cho những ngƣời phụ nữ
thời phong kiến chỉ biết tề gia nội trợ, giỏi “kim chỉ vá may”. Một bên là Thiện
Sĩ, đại diện cho đấng mày râu, giỏi chữ nghĩa văn chƣơng. Thị Kính với tƣ chất
hiền thục, chất phác thì lời hát dựa trên ca dao và thơ chữ Nôm. Còn Thiện Sỹ một chàng thƣ sinh, chỉ biết học hành, lầu thông kinh sử thì dùng chữ Hán.
Ca dao:
Khuyên chàng đèn sách văn chương
Đĩa dầu hao thiếp rót, ngọn đèn tàn thiếp khêu.
Thị Kính hát:
Thiếp tôi khuyên chàng đèn sách văn chương
Dầu hao thiếp rót,bấc non thiếp ngắt, đèn tàn thiếp khêu.
Thiện Sỹ hát:
Mộng tàn bán chẩm mê hồ điệp

Footer Page 17 of 126.


Header Page 18 of 126.

17
Xuân tận tam canh oán tử quy
(Nửa đêm bên gối nằm mơ thấy con bƣớm, và trách con chim tử
quy làm tan giấc mộng xuân) [59, tr.475].
Ngồi tựa câu lơn cách bức rèm thưa
Thoang thoảng như có mùi sen đưa đón gió.
Thị Kính hát:
Ông tơ nguyệt ngồi xe chỉ đỏ
Xe thiếp vào làm bạn với lang quân
Đôi lứa ta duyên đẹp Tấn Tần
Dây tơ đỏ càng xe càng thắm.

Thiện Sỹ hát:
Quan quan thư cưu
Tại hà chi châu
Yểu điệu thục nữ
Quân tử hảo cầu.
(Chim thƣ cƣu trên bãi sông. Tiếng kêu êm ái du dƣơng. Ngƣời
con gái xinh xắn, nết na ấy đáng đƣợc ngƣời con trai tài đức cầu
xin đôi lứa) [59, tr.475].
1.1.2. Yếu tố của tạo hình dân gian trong chèo cổ truyền
So với những thành tố khác của văn hoá dân gian trong chèo cổ truyền,
thì tạo hình dân gian chiếm vị trí khá khiêm tốn. Tuy vậy,“Tạo hình dân gian”
trong chèo cổ truyền đã không chỉ dừng lại ở vai trò trang trí, màu sắc phục
trang, hoá trang, hay sử dụng đạo cụ là những vật dụng lâu đời trong dân gian
nhƣ chiếc chiếu, chiếc bồ, cái rổ, cái rá, tấm màn thƣa, màn hậu... mà cao hơn
thế, nghệ thuật tạo hình dân gian đã ảnh hƣởng đến nghệ thuật biểu diễn,
mang tính triết học.

Footer Page 18 of 126.


Header Page 19 of 126.

18
Trong nghệ thuật chèo cổ truyền, có thể nói hai nguyên tắc tự sự, ƣớc lệ
đã chi phối toàn bộ trò diễn, và nghệ thuật tạo hình dân gian đã ảnh huởng sâu
sắc đến những đƣờng nét, động tác ra trò của diễn viên.
Chèo cổ truyền có những mô hình nhân vật khác nhau, đại diện cho
những nhóm tính cách khác nhau, và cách thể hiện đƣờng nét ra vai cũng
hoàn toàn khác nhau. Ví dụ Thị Kính - một tính cách “chín” ra vai với những
đƣờng nét vuông vắn, ngay thẳng. Hay Thị Phƣơng, Châu Long cũng vậy.

Hình khối vuông, hay chữ nhật tạo nên cảm giác “tĩnh”, nhƣng Thị Mầu - tính
cách “lệch”, lẳng lơ, thì ra trò bằng đƣờng nét lƣợn sóng, đem lại cảm giác
“động”. Súy Vân ra vai với những đƣờng nét xoáy hình trôn ốc, tạo nên sự
chuyển động liên tục, gấp gáp, mang đến cảm giác xáo trộn, bất thƣờng.
1.1.3. Ảnh hưởng của nghệ thuật diễn xướng dân gian vào chèo
1.1.3.1. Trò diễn trong chèo cổ truyền bắt nguồn từ trò diễn dân gian
Từ thời xa xƣa, những điệu múa, bài hát, những động tác, cử chỉ, và
những nghi thức trình diễn bản năng, ngẫu hứng mô phỏng lại cuộc sống
thƣờng nhật của con ngƣời trong các lễ hội cầu mùa, đi săn... Những nghi lễ
tôn giáo, những trò chơi dân gian đã trở thành cơ sở, tiền đề cho sự ra đời của
các loại hình sân khấu sau này. Nhƣ trên đã nói, những nguyên tắc cơ bản chi
phối toàn bộ trò diễn chèo cổ truyền là tự sự, ƣớc lệ và cách điệu.
Qua tìm hiểu, hầu hết các nhà nghiên cứu chèo đều thống nhất quan
điểm: chèo bắt nguồn từ trò nhại (thế kỷ thứ X) và đƣợc sinh ra từ những lễ
hội làng xã. Suy cho cùng, trò nhại mô phỏng cuộc sống lao động của nhân
dân, mang sắc màu tự nhiên, khá thô sơ, nhƣng đạt đƣợc tính hiện thực, thời
sự. Với mục đích mua vui là chính, nên ý nghĩa xã hội của trò nhại cũng còn
rất hạn chế. Nhƣng không phải trò diễn dân gian nào cũng đƣợc du nhập vào
chèo. Chèo không chấp nhận những trò diễn mua vui tầm thƣờng, mà chỉ tích
hợp những trò diễn chứa đựng một nội dung, ý nghĩa nào đó đối với con

Footer Page 19 of 126.


Header Page 20 of 126.

19
ngƣời, có tính thẩm mỹ. Theo PGS. Hà Văn Cầu, những trò trong lễ hội có
quan hệ gần và xa với chèo:
- Trò diễn nhƣ tung còn, đua thuyền.

- Trò đấu vật, đấu võ, đấu côn, đánh phết, kéo co...
- Trò diễn nghi lễ hội chèo tàu, chèo cạn...
- Trò diễn sinh hoạt trình nghề, bách nghệ khôi hài giao duyên nam nữ.
Đặc điểm của các trò này hoạt động mang tính tập thể, thuộc phạm trù
nghe, nhìn, có tính biểu hiện về tiết tấu, nhịp điệu. Cũng theo PGS. Hà Văn
Cầu, thì một số trò đã vận dụng nghệ thuật tái hiện, đƣợc ứng khẩu tại chỗ
(ứng diễn).
Từ trò diễn dân gian đến quá trình chuyển hóa thành trò diễn của chèo
là cả một quá trình ít nhiều có tính giáo dục về nhân cách và ứng xử nhƣ còn
thấy trong trò Huyết hồ, và tiến tới sau này là các trò Lưu Bình, Quan Âm
trò... Tuy nhiên, có thể nhận thấy rằng tính thiêng đậm đặc trong các trò diễn
xƣớng dân gian khi mới vào chèo đã dần bị tính tục lấn lƣớt, trở nên mờ nhạt
trong quá trình phát triển chèo. Bên cạnh đó, yếu tố ngoại sinh “mặc dầu
không thể xác định đƣợc thời điểm cụ thể, song chúng ta cũng có thể thấy
đƣợc ảnh hƣởng của Phật giáo, Ấn Độ giáo, Bà la môn giáo, Kỳ na giáo vào
chèo sớm hơn Đạo giáo và Nho giáo” [16, tr.273-274].
Ngẫu hứng, cách điệu và tự sự là những thuộc tính rất cơ bản trong
nghệ thuật biểu diễn chèo cổ. GS. Trần Bảng viết: “Nghệ thuật biểu diễn ngẫu
hứng là nghệ thuật sân khấu thuở ban đầu, là nghệ thuật sân khấu thuần chất.
Ở nghệ thuật chèo, nó giữ một vị trí đặc biệt quan trọng” [7, tr.133]. Nghệ
thuật biểu diễn ngẫu hứng - ứng diễn của chèo đã tồn tại trong suốt quá trình
phát triển chèo cho đến tận đầu thế kỷ XX. Thậm chí, khi chèo bƣớc chân lên
sân khấu nhà hát, đánh dấu một sự biến chuyển về phƣơng thức biểu diễn

Footer Page 20 of 126.


Header Page 21 of 126.

20

mới, thì lối diễn ngẫu hứng - ứng diễn vẫn còn qua sự thể hiện của các nghệ
nhân chèo Sán Nhiên Đài.
1.1.3.2. Âm nhạc cổ truyền - cơ sở hình thành của làn điệu chèo
Đƣợc xem nhƣ loại hình gần gũi nhất với nhân dân lao động, nhạc chèo
tiếp nhận tinh hoa của lối hát cửa đình, hát nói trong chầu văn cùng các thể
loại ngâm, vịnh, hát ví hay âm nhạc tôn giáo, kết hợp việc chuyển hoá, chèo
hoá những âm điệu dân ca, hò, ví vùng châu thổ Bắc Bộ. Chẳng hạn nhƣ Thị
Mầu ra vai, nói lệch: Chị em ơi! nay tư mai đã là rằm, ai muốn ăn oản thì
năng lên chùa đấy chị em! Các già, lên chùa từ bao giờ nhỉ?!
Tiếng đế: Tư rằm
Thị Mầu:Ấy thế mà Mầu tôi mang tiếng lẳng lơ, đò đưa cấm giá, tôi lên
chùa từ mười ba… (âm điệu hát ví đồng bằng Bắc Bộ), rồi mới bắt vào hát làn
điệu Cấm giá.
Làn điệu chèo không chỉ dừng lại ở tính chất âm nhạc, lời ca chung
chung mà đã có tính khái quát cao. Âm nhạc trở thành một trong những
phƣơng tiện biểu hiện chính của nghệ thuật chèo nhằm khắc họa hình tƣợng,
tâm trạng, tính cách nhân vật, tình huống sân khấu khá rõ nét. Không những
thế, làn điệu chèo là những lắng đọng của tri thức văn hóa bản địa, tri thức
dân gian về thời tiết, về lao động, về sinh hoạt đời thƣờng mà nghệ nhân chèo
đã “mƣợn” nó để nói lên nỗi lòng mình: Lác đác mưa ngâu, sình sịch mưa
ngâu, lá ngâu rụng xuống, bông lau phất cờ… (điệu Sắp mưa ngâu), hay: Cô
về chẻ nứa đan lồng, lồng thưa chim nhạn lọt, chim dông về ngàn. Ngồi rồi cô
trách phận thở than… (điệu Sắp đan lồng).
Tờ vò mày nuôi con nhện. Đến sau nó lớn, nó bồng, nó bế nó quyến
quyện nhau đi…(điệu Tò vò).

Footer Page 21 of 126.


Header Page 22 of 126.


21
Làn điệu chèo còn gợi lên hình ảnh về tình yêu đôi lứa, hình ảnh của
làng xã, của cƣ dân nông nghiệp với biểu tƣợng cây đa - bến nƣớc - sân đình:
Bóng quế giãi thềm, dưới mái tranh êm đềm. Rượu đào tay anh đã rót
chén này mời em. Chén đào tiên đượm thắm mối lương duyên…(điệu Tình thư
Hà vị).
Ta đi chợ Dốc, ngồi gốc cây đa, thấy cô bán rượu, mặc áo nâu già, cô
lại thắt dây lưng xanh… (điệu Lới lơ).
Qua những điệu chèo, nổi bật lên chức năng thẩm mỹ và chức năng
giáo dục, đã trở thành những bài học về luân lý đạo đức. Ví nhƣ làn điệu Sử
bằng: Công cha mẹ càn khôn cao hậu. Chữ nan thù phái tái chi thâm ân. Sinh
con ra dưỡng dục thành thân. Phải lo trả chữ cù lao chí đức (công cha mẹ
dày nhƣ trời đất. Ơn che chở khó mà trả đƣợc. Làm con phải có hiếu, báo đáp
bậc sinh thành). [59, tr 478].
1.1.3.3. Múa trong chèo
Vì chèo bắt nguồn từ diễn xƣớng, từ dân ca, dân vũ, dân nhạc nên có
tính quần chúng, có tính tập thể, mà dân vũ thƣờng là tập thể trình diễn. Dân
vũ thƣờng phản ánh lao động, vui chơi, giải trí trong sinh hoạt văn hóa cộng
đồng. Từ đó, chèo cũng chịu sự tác động của dân vũ, mang tính du hí.
Chèo thuộc chủng loại kịch hát dân gian, diễn kịch bằng hát chèo và
múa, nên hát chèo luôn có kết hợp với múa trong toàn bài, từng đoạn, từng tổ
hợp hoặc những đoạn nối tiếp, bắc cầu của hát... Múa chèo đƣợc phân thành
những loại sau: Múa hành động, múa tính cách, múa minh hoạ, múa dư hứng,
múa trang trí...
Trong các loại múa kể trên, thì bóng dáng của sinh hoạt làng xã Việt
Nam xƣa với đặc trƣng lao động sản xuất nông nghiệp hiện lên thật đầy đặn.
Một Thị Mầu lên chùa trong dáng vẻ thôn nữ phơi phới tình xuân, áo mớ ba

Footer Page 22 of 126.



Header Page 23 of 126.

22
mớ bảy, yếm điều, tóc vấn đuôi gà, với những động tác múa hành động, biểu
hiện tính cách toát ra từ đôi tay bàn chân xiến gấp gáp, sự kết hợp những động
tác điêu luyện của cổ tay, ngón tay, ánh mắt... và chiếc quạt (đạo cụ chính của
chèo - một vật dụng vô cùng quan thiết gắn bó lâu đời trong dân gian).
Hay nhƣ múa hành động của Súy Vân với một hệ thống động tác nhuần
nhuyễn, kết hợp với bộ gõ, không cần sự hỗ trợ của đạo cụ, những động tác
cách điệu đƣợc phát huy cao độ từ ngôn ngữ hình thể, ngôn ngữ đôi tay, bàn
chân đã “mỹ lệ hoá” cảnh lao động, sinh hoạt thƣờng nhật của ngƣời phụ nữ
Việt Nam trong bức tranh văn hoá làng xã xƣa: chăn tằm, rắc dâu, xe tơ, dệt
vải, xe chỉ, xâu kim, may vá, kéo sợi... trên sân khấu chèo. Những hình ảnh
quen thuộc: cây đa, bến nƣớc, con thuyền... trong cuộc sống của cƣ dân nông
nghiệp đã đƣợc đƣa vào chèo cổ truyền thật sinh động. Tính chất ƣớc lệ, cách
điệu của chèo qua hệ thống động tác chèo đò của nhân vật Tuần Ty, Đào Huế
là một ví dụ rất điển hình.
Múa chèo chứa đựng tƣ duy, thẩm mỹ của ngƣời Việt Nam xƣa, lấy sự
hài hoà, cân đối làm trọng. Theo GS.TS. Lê Ngọc Canh, “khái niệm hài hoà
và chuẩn mực đã đƣợc coi là một trong những quy luật thẩm mỹ lớn của ông
cha ta thuở trƣớc. Những quy luật ấy còn đƣợc thể hiện trong cấu trúc múa
truyền thống Việt Nam” [13, tr.135]. Từ những động tác có nguồn gốc dân
vũ, múa chèo cũng tiếp nhận thêm những yếu tố ngoại sinh, sáng tạo và cách
điệu hoá, mỹ lệ hoá nên những hệ thống động tác với đặc điểm nổi trội là
uyển chuyển, ƣớc lệ và cách điệu, luôn có mối quan hệ gắn bó và chi phối lẫn
nhau, góp phần làm nên giá trị thẩm mỹ chèo.
Với những “mã gien” văn hoá mà chèo mang trong mình - nhƣ trên
chúng tôi vừa trình bày một cách tổng quát, thì chèo cổ truyền chính là một

thành tố của văn hoá dân gian, hay nói cách khác, những thành tố của văn hoá

Footer Page 23 of 126.


Header Page 24 of 126.

23
dân gian đã làm nên bản sắc văn hoá trong nghệ thuật chèo cổ truyền, là nền
tảng cho sự kế thừa và phát triển nghệ thuật chèo đƣơng đại.
1.2. Cơ sở lý thuyết sử dụng trong đề tài luận án
1.2.1. Khái niệm truyền thống và biến đổi
Một: Về khái niệm“truyền thống”
- “Truyền thống là thói quen hình thành đã lâu trong lối sống và nếp
nghĩ, đƣợc truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Truyền thống đoàn kết
chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam”[141, tr.1053].
- “Có tính chất truyền thống: đƣợc truyền lại từ các đời trƣớc. Nghề thủ
công truyền thống của làng [141, tr.1053].
Một cách định nghĩa rõ hơn về truyền thống:
Quá trình chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác những yếu tố
xã hội và văn hóa, những tƣ tƣởng, chuẩn mực xã hội, phong tục,
tập quán, lễ nghi... và đƣợc duy trì trong các tầng lớp xã hội và
giai cấp trong một thời gian dài. Truyền thống là cốt lõi, là bộ
phận bền vững nhất của văn hóa tộc ngƣời. Truyền thống xấu có
tác dụng duy trì chế độ xã hội và nền văn hóa lỗi thời. Truyền
thống tốt đẹp (trong lao động, sản xuất, trong chiến đấu, trong
quan hệ giữa ngƣời với ngƣời...) góp phần tích cực xây dựng xã
hội mới, con ngƣời mới. Tuy nhiên, sự đối lập nói trên là tƣơng
đối. Trong quá trình phát triển của lịch sử, những truyền thống cũ,
không phù hợp với tình hình mới, mất dần, một số thay đổi hình

dạng, những yếu tố mới nảy sinh và dần dần trở thành truyền
thống. Tính bền vững của truyền thống cũng là tƣơng đối. Dù sao
nó cũng là một bộ phận ổn định nhất của văn hóa... làm cho văn
hóa có tính kế thừa [43, tr.630].

Footer Page 24 of 126.


Header Page 25 of 126.

24
Với nội hàm của cả hai cách định nghĩa trên, danh xƣng chèo cổ, chèo
cổ truyền, hay chèo truyền thống, chèo sân đình (theo cách gọi chƣa thống
nhất hiện nay) trong chừng mực nào đó, có điểm chung là: đều dùng để chỉ
nghệ thuật chèo vốn có từ xƣa và đƣợc truyền lại.
Sử dụng thuật ngữ “truyền thống” ở tên đề tài luận án này, chúng tôi
muốn nói về âm nhạc chèo đã có từ xa xƣa, đƣợc tiếp nối đến hiện nay. Trong
“truyền thống” mặc nhiên đã có sự biến đổi do nhu cầu khách quan của nghệ
thuật chèo trên con đƣờng phát triển. Nhƣng tựu trung, nó vẫn là sản phẩm
của văn hóa dân gian, khác với chèo đƣơng đại cũng có sự kế thừa từ truyền
thống, song đã chuyển đổi từ loại hình sân khấu dân gian sang sân khấu
chuyên nghiệp.
Hai : Khái niệm và lý thuyết biến đổi văn hóa trong nghiên cứu diễn
xướng âm nhạc chèo
Biến đổi: là thay đổi thành khác trƣớc [141, tr.64].
Một khái niệm khác về thuật ngữ “biến đổi” cũng rất gần với nội hàm
“biến đổi” mà đề tài luận án muốn nói, đó là thuật ngữ biến đổi xã hội.
Khái niệm chỉ những thay đổi chuyển biến trong các điều kiện,
phƣơng thức sinh hoạt hoặc trong cơ cấu của một nhóm, một tổ
chức xã hội, một tập thể, thậm chí trong toàn bộ xã hội. Biến đổi xã

hội có những cấp độ khác nhau, có thể xảy ra trong từng mặt riêng
biệt của đời sống xã hội, dẫn đến những thay đổi dần (biến đổi theo
lối tiến hóa). Nó cũng có thể xảy ra trên tất cả các mặt của xã hội,
làm cho xã hội thay đổi dần đến một giai đoạn nào đó thì có bƣớc
nhảy vọt, biến động sâu xa, chuyển hóa về chất từ một trạng thái
này sang một trạng thái khác [41, tr.221].

Footer Page 25 of 126.


×