Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

báo cáo môn dự báo nhu cầu điện năng tình hình tiêu thụ điện năng của việt nam giai đoạn 1995 đến 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (742.09 KB, 35 trang )

BÁO CÁO MƠN DỰ BÁO NHU CẦU ĐIỆN NĂNG

LỜI NĨI ĐẦU

Điện năng nguồn năng lượng đầu vào của mọi quá trình sản xuất. “Điện, đường,
trường, trạm”; Điện ln được coi là yếu tố đầu tiên, yếu tố tiên phong cho một sự phát
triển mới. Trong quá trình đổi mới của đất nước, cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa đang được đẩy mạnh kéo theo nhu cầu về điện năng cũng tăng cao.
Nhằm đánh giá và nhận định tiêu thụ điện năng của Việt Nam trong những năm
gần đây, nhóm 2 – lớp D6QLNL đã tiến hành thực hiện Đề tài “Phân tích hiện trạng tiêu
thụ điện năng của VN giai đoạn 1995 – 2014 qua” các nội dung:
- Tiêu thụ điện năng các ngành.
- Cường độ điện năng của Việt Nam, của các khu vực.
- Các chỉ tiêu biểu diễn mỗi quan hệ giữa điện năng và phát triển kinh tế.
Sau một thời gian nghiên cứu, tìm kiếm và phân tích với sự hướng dẫn của cơ giáo
Nguyễn Thị Lê và nỗ lực của các bạn thành viên trong nhóm 2, nhóm chúng em đã hồn
thành bản báo cáo đề tài trên. Với kiến thức có hạn, trong quá trình làm báo cáo khơng
thể tránh khỏi những sai sót mong Cơ giáo cho nhận xét để chúng em có thể làm tốt hơn
cho những báo cáo về sau.
Nhóm 2 chân thành cảm ơn Cơ!
Hà nội, ngày 01/03/2015
Thực hiện
Nhóm 2 – Lớp D6QLNL

1
Nhóm 2 – Lớp D6QLNL


BÁO CÁO MÔN DỰ BÁO NHU CẦU ĐIỆN NĂNG

Chương 1: TỔNG QUAN NGÀNH ĐIỆN VIỆT NAM


1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH.
Ngày 21/7/1995, Cục Điện lực được thành lập trực thuộc Bộ Công Thương. Sự
kiện này đặt dấu mốc pháp lý về hoạt động chỉ đạo, quản lý của cơ quan quản lý nhà
nước chuyên trách về lĩnh vực điện lực. Sau nhiều lần thay đổi tên, cơ quan chủ quản thì
năm 1981, Bộ Điện lực ra đời.
Ngày 19/5/1962, nhà máy nhiệt điện ng Bí được khởi cơng xây dựng, là nhà
máy nhiệt điện công suất lớn nhất thời bấy giờ ở miền Bắc. Cũng trong năm 1962, đường
dây 110 kV đầu tiên của miền Bắc cũng được xây dựng đánh dấu sự phát triển của điện
lực Việt Nam trong thời chiến. Các nhà máy điện đã được nối với nhau bằng đường dây
110 kV để tạo nên một hệ thống điện lớn và hoàn chỉnh của miền Bắc.
Năm 1979, đường dây 220 kV và đặc biệt nhất là nhà máy thủy điện Hịa Bình được
khởi cơng xây dựng, đánh dấu một bước nhảy vọt về sự phát triển hệ thống điện Việt
Nam.
Năm 1992: xây dựng đường dây siêu cao áp 500 kV.
Năm 1994: thành lập trung tâm điều độ hệ thống điện Quốc gia.
Năm 1995: thành lập tổng công ty Điện lực miền Bắc.
Năm 2005: thành lập Cục điều tiết Điện lực và khởi công nhà máy thủy điện Sơn La.
Năm 2006: thành lập Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
1.2. TỔNG QUAN NGÀNH ĐIỆN VIỆT NAM.
Đến thời điểm hiện tại, điện vẫn là ngành có tính độc quyền cao. Hiện nay Tập
đoàn điện lực Việt Nam (EVN) là người mua và người bán điện duy nhất trên thị trường.
EVN là một trong 6 tập đoàn mạnh của đất nước, giữ vai trị chính trong việc đảm bảo
cung cấp điện cho nền kinh tế. EVN có nhiệm vụ quyết định chiến lược, định hướng
2
Nhóm 2 – Lớp D6QLNL


BÁO CÁO MÔN DỰ BÁO NHU CẦU ĐIỆN NĂNG
chiến lược phát triển ngành điện, phát triển các dự án điện, cân đối nguồn cung và nhu
cầu tiêu thụ trong nước. Với vai trị tuyệt đối trong ngành điện, EVN có quyền quyết định

gần như tất cả các vấn đề trong ngành như việc mua điện từ đâu, giá mua điện… Ngành
điện hiện nay vẫn đang là ngành có nhu cầu lớn hơn khả năng sản xuất trong nước. Tình
trạng thiếu điện Việt Nam vẫn còn tiếp tục xảy ra, đặc biệt là vào mùa khô khi các dự án
thủy điện thiếu nước. Nguyên nhân chính của hiện tượng này là do giá điện thương phẩm
hiện nay cịn thấp, khơng khuyến khích được tư nhân đầu tư mạnh vào các dự án nhiệt
điện mà tập trung chủ yếu vào các dự án thủy điện với chi phí vận hành thấp nên ngành
điện nước ta hiện nay đang lệ thuộc rất lớn vào thủy điện. Việc đầu tư trong ngành được
sự khuyến khích và hỗ trợ rất nhiều từ phía Chính phủ, gần đây nhất trong Công văn số
1465 và số 1472/TTg-QHQT, Chính Phủ có đưa ra những phương án hỗ trợ phát triển
ngành điện, thiết thực nhất, có thể nói đến là việc hỗ trợ vay vốn với lãi suất thấp từ Ngân
hàng Quốc tế về Tái thiết và Phát triển (IBRD) của WB để đầu tư các dự án điện. Các
nguồn sản xuất điện nước ta hiện nay chủ yếu là từ nhiệt điện và thủy điện. Các nguồn
năng lượng tái tạo hiện đang được ứng dụng thử nghiệm tại 1 số dự án. Trong quy hoạch
nguồn cung ứng điện trong tương lai, các nguồn năng lượng tái tạo này được cân nhắc
phát triển, tạo ra nguồn cung ứng mới, tiên tiến.
Theo số liệu báo cáo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), tổng điện thương
phẩm cả nước năm 2014 đạt 127,55 tỷ kWh, tăng 12,478% so với năm 2013, trong đó
điện cho cơng nghiệp và xây dựng tăng 14,82%, nông nghiệp và thuỷ sản tăng 29,56%,
quản lý và tiêu dùng dân cư tăng 10,31%.
Hiện nay ở nước ta có 2 nguồn sản xuất điện năng chủ yếu đó là thủy điện và nhiệt
điện. Nhiệt điện hiện nay chủ yếu là 3 nguồn: nhiệt điện than, nhiệt điện khí và nhiệt điện
dầu. Thời gian gần đây một số dự án sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo như gió và
mặt trời được ứng dụng nhiều hơn, góp phần tạo thêm nguồn cung cấp điện năng. Tổng
công suất lắp đặt nguồn điện tính đến ngày 31/12/2010 là 21.250MW, trong đó thuỷ điện
chiếm tỷ trọng là 38%, nhiệt điện là 56%, diesel và nguồn điện nhỏ khác là 2% và điện
nhập khẩu là 4%.
3
Nhóm 2 – Lớp D6QLNL



BÁO CÁO MÔN DỰ BÁO NHU CẦU ĐIỆN NĂNG
Trong các nguồn cung cấp điện chính thì thủy điện vẫn chiếm tỷ trọng cao, đóng
vai trị quan trọng trong cơ cấu. Năm 2010 tỷ trọng các nguồn điện từ thủy điện vẫn
chiếm mức cao nhất trong các nguồn sản xuất. Tuy nhiên trong kế hoạch phát triển nguồn
điện theo Quy hoạch điện VI của chính phủ thì tỷ trọng thủy điện sẽ giảm dần trong cơ
cấu tổng nguồn điện sản xuất. Điều đó được thể hiện khi từ 2006 đến 2010 tỷ trọng các
nguồn thủy điện giảm từ 46.63% xuống còn 38%, thay vào đó là sự gia tăng của các
nguồn nhiệt điện bao gồm nhiệt điện than và nhiệt điện khí.

1.3. KẾT LUẬN.
Dù rằng ngành điện Việt Nam đang trên con đường thị trường cạnh tranh hóa, tính
độc quyền của EVN vẫn cịn nặng, tính thị trường chưa cao nhưng những thành công
cũng như triển vọng phát triển trong những năm sắp tới thì chúng ta có thể hy vọng một
tương lai tươi sáng cho ngành điện Việt Nam.

4
Nhóm 2 – Lớp D6QLNL


BÁO CÁO MÔN DỰ BÁO NHU CẦU ĐIỆN NĂNG

Chương 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ
2.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT:
Các chỉ tiêu phân tích theo cách tiếp cận kinh tế:
a. Tốc độ tăng trưởng:
Tốc độ tăng trưởng nhu cầu điện năng được biểu diễn như sau:
Ag = dE/E
Trong đó:
Ag: Tốc độ tăng trưởng.
dE: Biến thiên nhu cầu điện năng.

E: Nhu cầu điện năng.
Nếu tính cho hai năm kế tiếp




-

Agt+1/t =
Agt+1/t: Tốc độ tăng trưởng hàng năm.
Et và Et+1: Tiêu thụ năng lượng năm t và t+1.
t: chỉ số thời gian.
Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm trong giai đoạn (t0, t1)
Agtn/to =( )(1/(tn-to)) – 1
Trong đó:
• Agtn/to: là tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm.
• Etn và Eto: Tiêu thụ năng lượng năm tn và to.
• t: Chỉ số thời gian.




-

b. Cường độ năng lượng:
Cường độ năng lượng là tỷ số giữa tổng năng lượng tiêu thụ của một quốc gia và
tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Cường độ năng lượng của một ngành cụ thể nào đó là tỷ
số giữa năng lượng tiêu thụ của ngành đó và giá trị tăng của ngành (VA):
EI =
Trong đó:




EI: cường độ năng lượng
E: năng lượng tiêu thụ
5

Nhóm 2 – Lớp D6QLNL


BÁO CÁO MƠN DỰ BÁO NHU CẦU ĐIỆN NĂNG
• I: GDP hay VA
Cường độ năng lượng là một chỉ số biểu hiện mối quan hệ giữa nhu cầu năng

lượng và các hoạt động kinh tế, mức sống và các thiết bị sử dụng năng lượng.
Sự thay đổi của đại lượng này theo thời gian có thể được giải thích bằng sự thay
đổi của cấu trúc tiêu thụ năng lượng cúng như cấu trúc kinh tế.
c. Hệ số đàn hồi thu nhập:
Là tỉ số giữa mức biến động của tiêu thụ năng lượng với mức biến động về thu
nhập (GDP,VA).
• QE: Mức tiêu thụ năng lượng
• R: Mức thu nhập
• α: Hệ số đàn hôi thu nhập
α=
Ý nghĩa của hệ số đàn hồi: Thể hiện khi GDP thay đổi 1% thì nhu cầu năng lượng
tăng hoặc giảm đi bao nhiêu phần trăm.

2.2 TÌNH HÌNH TIÊU THỤ ĐIỆN NĂNG:
Điện là một nguồn năng lượng không thể thiếu cho mỗi quốc gia. Dân số tăng lên,
máy móc thiết bị… cũng một tăng lên kéo theo lượng điện năng tiêu thụ cũng ngày một

tăng lên. Điều này được thể hiện rõ qua bảng số liệu bảng 1 phụ lục 1.
Lượng tiêu thụ điện năng mỗi năm một tăng lên, điều này được thể hiện qua bảng số liệu
1.1 Phụ lục 1.
Trong giai đoạn 1995 - 2014 tiêu
thụ điện năng khơng ngừng tăng lên
nhanh chóng. Chỉ trong vòng 19 năm
tiêu thụ điện tăng từ 11,199 tỷ Kwh lên
đến 127,55 tỷ Kwh, tăng gấp hơn 10 lần.

6
Nhóm 2 – Lớp D6QLNL


BÁO CÁO MÔN DỰ BÁO NHU CẦU ĐIỆN NĂNG
Biểu đồ 1: Tiêu thụ điện năng
Tiêu thụ điện liên tục tăng từ năm

Từ năm 2000-2014: tiêu thụ điện

1995 đến 2014, tuy nhiên lượng tiêu thụ

năng tăng nhanh, tốc độ tăng trung bình

điện năng tăng khơng đồng đều theo các

là 7,51 tỷ kWh/năm, gấp 7 lần giai đoạn

năm. Điều này được thể hiện qua biểu đổ

1995-1999. Thời gian này, Việt Nam tiến


2.2

hành cơng nghiệp hóa đất nước, các
Từ năm 1995 - 1999: Điện năng tiêu

thụ còn ở mức thấp. Chênh lệch tiêu thụ
điện năng với các năm với nhau không
lớn như 11,2 tỷ kWh (1995), 13,4% tỷ
kWh (1996), tăng 2,2 tỷ kWh, tốc độ
tăng trung bình 1,67 tỷ kWh/năm. Do
năm 1995, Mỹ bắt đầu dỡ bỏ cấm vận tại
Việt Nam làm tăng trưởng kinh tế GDP
tăng 8,5%. Tuy nhiên cơng nghiệp vẫn
cịn lạc hậu, vẫn dựa vào nông nghiệp là

ngành công nghiệp nặng như luyện gang,
thép…rất phát triển tiêu thụ nhiều năng
lượng, cùng với đó là phát triển dịch vụ.
Tuy vậy tốc độ tiêu thụ thay đổi không
đáng kể do nước ta đã biết ứng dụng các
công nghệ hiên đại hơn, tiết kiệm điện
năng, mặt khác do luật sử dụng tiết kiệm
năng lượng và hiệu quả được thi hành
vào năm 2010 làm cho tốc độ tiêu thụ
điện năng giảm rõ rệt.

chủ yếu nên tiêu thụ điện năng vẫn chưa
cao.Bên cạnh đó năm 1997-1998 tốc độ
tiêu thụ điện giảm do ảnh hưởng của


Biểu đồ 2. Cường độ tiêu thụ điện
năng

khủng hoảng kinh tế châu Á.

7
Nhóm 2 – Lớp D6QLNL


Xét đến cường độ điện năng, lượng điện tiêu thụ để tạo ra một 1 USD/GDP. Từ năm
1995 đến 2003, cường độ điện năng không ngừng tăng từ 0,53 đến 0,81. Những năm còn
lại 2003 - 2014, cường độ điện năng có xu hướng giảm nhẹ.

Biểu đồ 3: Tiêu thụ điện và cường độ điện năng
Giai đoạn 1995 – 2000: mặc dù chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế khu vực, nền kinh tế vẫn giữ được mức tăng trưởng kinh tế 7%/năm, kinh tế tăng
trưởng đồng nghĩa với việc tiêu thụ năng lượng tăng. Trong những năm tiếp theo Việt
Nam chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa, tỉ trọng các ngành Nơng,
lâm nghiệp và thủy sản trong GDP giảm từ 38,7% năm 1990 xuống còn 27,2% năm
1995, 24,5% năm 2000, 21% năm 2005 và 20,66% năm 2009; Công nghiệp và xây dựng
từ 22,7% năm 1990 tăng lên 28,8% năm 1995, 36,7% năm 2000, 41% năm 2005 và
40,24% năm 2009; Dịch vụ biến chuyển từ 38,6% năm 1990 lên 44% năm 1995, 38,7%
năm 2000, 38% năm 2005 và 39,10% năm 2009. Bên cạnh đó ngành cơng nghiệp đã đạt
được mức độ tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm qua với tốc độ trung bình 11,3%


giai đoạn 1991 - 1995, 10,6% giai đoạn 1996 - 2000, 10,2% giai đoạn 2001 - 2005,
7,94% giai đoạn 2006 - 2010. Do vậy lượng tiệu thụ điện của Việt Nam tăng liên tục qua
các năm. Đặc biệt năm bắt đầu từ năm 2000, thị trường chứng khoán Việt Nam đi vào
hoạt động, nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn này phát triển vượt bậc.

Cường độ điện năng có nhiều biến động, liên tục thay đổi qua các năm. Cường độ
điện năng thấp nhất vào năm 1995 với 0,54 KWh/USD và cao nhất vào năm 2003 với
0,82 KWh/USD. Bắt đầu từ 2004 cường độ năng lượng có xu hướng giảm và giảm mạnh
nhất vào năm 2008 (xuống còn 0,68 KWh/USD). Đến năm 2014 cường độ điện năng có
dấu hiệu tăng trở lại.
Để thấy rõ mỗi quan hệ giữa tiêu thụ điện và GDP ta sử dụng phần mềm SPSS.
Model Summary and Parameter Estimates
Dependent Variable: Tiêu_thụ_điện
Model Summary
Equation
Cubic

R Square
,997

F
1997,025

The independent variable is GDP.

df1

Parameter Estimates
df2

3

Sig.
16


,000

Constant
-15,411

b1
1,385

b2
-,007

b3
1,912E-5


Từ kết quả phân tích thu được hàm:
E = -15,411 + 1,385.GDP – 0,07.GDP2 + 1,912.10-5.GDP3
Trong đó: E là tiêu thụ điện
Qua hàm trên ta thấy

2.3 CƯỜNG ĐỘ ĐIỆN NĂNG VÀ TIÊU THỤ ĐIỆN NĂNG CỦA CÁC NGÀNH
2.3.1 Công nghiệp

Biểu đồ 4: Tiêu thụ điện và cường độ điện năng của công nghiệp
Lượng điện tiêu thụ của ngành công nghiệp tăng qua các năm từ 4,618 tỷ KWh
năm 1995 đến 68,75 tỷ KWh năm 2014. Sự tăng lên của lượng tiêu thụ điện thể hiện sự
tăng trưởng của ngành công nghiệp trong giai đoạn 1995 - 2014. Sự gia tăng một cách
nhanh chóng của năng lượng trong ngành cơng nghiệp là do sự xuất hiện của hàng loạt
các khu công nghiệp và nhà máy có nhu cầu cơng suất lớn. Cụ thể:
-


Miền Bắc:

Các khu công nghi p C u Di n, à i T
Hà N i; nhà máy cán thép Hịa
Phát, thép Sơng à , Khu cơng nghi p Nam Sách, Chí Linh H ng n, Khu cơng
nghi p ì nh V , Nhà máy thép C u Long và nhà máy ó ng tàu Phà R ng v i t ng
m c u t kho ng 3000 t n g H i Phịng, khu cơng nghi p Hồnh B , nhà máy
phôi thép Cái Lân Qu ng Ninh, nhà máy l c d u s 2
Nghi S n Thanh Hóa;


Khai thác qu ng s t t i Th ch Khê Hà T nh và m t s khu công nghi p t i các t nh
H i D ng, V nh Phúc…
-

Mi n Trung:

Khu v c kinh t à N ng – Qu ng Trung – Qu ng Ngãi: g m các khu cơng
nghi p Hịa Khánh, Liên Chi u, Hịa Kh ng
à N ng, An Hịa – Nơng S n, Chu
Lai, K Hà Qu ng Nam; các khu công nghi p Qu ng Phú, Ph Phong, T nh Phong và
nh t là khu công nghiệp Dung Quất ở Quảng Ngãi.
-

Mi n Nam:
Nhiều khu công nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh như Tân Thuận, Tân Tạo, Linh

Trung…đã phát triển nhanh, công suất yêu cầu của thành phố đến năm 2010 tăng thêm
gần 800MW; hàng chục khu công nghiệp ở Đồng Nai,Bình Dương đang được mở rộng

và đầu tư mới; ở Bà Rịa Vũng Tàu có thêm khu cơng nghiệp Ngãi Giao, Đá Bạc, Long
Sơn, cảng Bến Đình; Tây Ninh có các khu cơng nghiệp Trảng Bàng; Trâm Vàng; khu vực
Lâm Đồng dự kiến sẽ có cơng nghiệp luyện nhơm, khu vực miền Tây có các khu cơng
nghiệp mới Kiên Lương – Kiên Giang, Tân Hương- Tiền Giang, cụm cơng nghiệp khí –
điện – đạm Cà Mau…

Trong giai đoạn 1995-2000, năng lượng tiệu thụ cơng nghiệp vẫn cịn thấp (dưới 10
tỷ KWh) do trong giai đoạn này nước ta mới cải cách mở cửa, nền công nghiệp vẫn chưa
phát triển, nước ta chủ yếu vẫn là một nước nông nghiệp. Bắt đầu từ năm 2001 năng
lượng công nghiệp tăng mạnh qua các năm do nước ta thực hiện tốt cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa.
Cường độ sử dụng năng lượng của ngành cơng nghiệp có nhiều biến động, thay đổi
qua các năm. Tuy nhiên nhìn chung, cường độ năng lượng thay đổi khơng mạnh và có xu


hướng tăng nhẹ. Cường độ năng lượng thấp nhất vào năm 1997 – 0,72 KWh/USD, cao
nhất vào năm 2014 – 0,95 KWh/USD.
2.3.2 Nông nghiệp:

Biểu đồ 5: Tiêu thụ điện và cường độ điện năng của nông nghiệp
Đối với nông nghiệp, tiêu thụ điện năng tương đối ổn định vào giai đoạn 1995
-2007, tốc độ tăng trung bình hằng năm là 0,21 tỷ kWh. Trong giai đoạn này đang thực
hiện chuyển dịch cơ cấu nơng nghiệp sang cơng nghiệp hóa, xong vẫn khơng có sự
chuyển dịch đáng kể. Cụ thể năm 1995 nông nghiệp chiếm 35%GDP, năm 2000 chiếm
21% nên điện năng sử dụng cho nông nghiệp vẫn ổn định. Cường độ điện năng tiêu thụ
nhìn chung là cao do máy móc cịn lạc hậu, tiêu hao nhiều điện. Năm 1999 - 2000, nhà
nước thực hiện thu thuế sử dụng đất bằng tiền thay lúa cho vụ mùa 1998 - 1999 và thu nợ
thuế sử dụng đất nông nghiệp từ vụ hè năm 1998 trở về trước, vì vậy nơng nghiệp sụt
giảm kéo theo cường độ điện năng giảm. Từ năm 2003 - 2007, theo số liệu kiểm kê đất
của Bộ Tài ngun và Mơi trường diện tích đất lúa giảm 30 vạn hecta chủ yếu do đơ thị

hóa, kết cấu hạ tầng giao thông, xây dựng các khu công nghiệp. Vì vậy cường độ điện
năng sẽ giảm.
Trong giai đoạn 2008-2014, tiêu thụ điện cho nơng nghiệp tăng trung bình 1,24 tỷ
kWh/ năm gấp gần 6 lần giai đoạn 1995-2007. Với tiềm năng gần biển, sông suối ao hồ
nhiều nên nuôi trồng thủy sản ngày một phát triển. Cụ thể năm 2000 sản lượng nuôi trồng
thủy sản chiếm 26,2% nhưng đến năm 2010, sản lượng này chiếm 47,2%. Hầu hết nông
nghiệp đã được cơ giới hóa, máy móc thay con người. Nơng phẩm khơng cịn cần dùng
thiên nhiên để chế biến nông sản. Nông nghiệp đã sử dụng trồng cây trong nhà kính để
đem lại số lượng và chất lượng nơng sản tốt nhất. Năm 2009, Việt Nam xuất khẩu 6 triệu
tấn gạo, điều này cho thấy việc chế biến gạo đã được cải thiện rõ rệt do sử dụng máy móc
sấy khơ gạo. Hiện nay ngành điện cung cấp điện cho 5500 trạm bơm cấp nước tưới tiêu
trên toàn quốc. Cường độ tiêu thụ điện năng tăng dần, cường độ tăng trung bình 0,026


kWh/USD nguyên nhân là do năng suất nông sản tăng để phục vụ nhu cầu lương thực
trong nước và xuất khẩu.
2.3.3 Thương mại và dịch vụ:

Biểu đồ 6: Tiêu thụ điện và cường độ điện năng của thương mại và du lịch
Từ số liệu thu thập được dễ dàng nhận thấy tiêu thụ điện cho thương mại và dịch
vụ trong giai đoạn 1995- 2000 khơng có sự thay đổi nhiều dao động quanh mức 1,0 tỷ
Kwh. Bắt đầu từ năm 2000 đên 2014 thương mại và dịch tiêu thụ điện năng liên tục, tăng
từ 1,087 lên đến 6,1224 tăng 6 lần. Nguyên nhân của sự thay đổi này là chịu ảnh hưởng
từ biến động tình hình kinh tế đất nước.
Trong những năm 1995-2000, là thời kỳ khó khăn do ảnh hưởng của cuộc khủng
hoảng tiền tệ các nước châu Á. Các hoạt động thương mại và dịch vụ như du lịch, khách
sạn… lúc này kém năng động và chững lại, chính vì thế mà lượng điện tiêu thụ phục vụ
cho chúng cũng khơng có sự thay đổi nhiều. Nhưng thu nhập của tương mại và dịch vụ
giảm dẫn đến cường độ tiêu thụ điện tăng cao, đặc biệt năm 1998 là 1,087 KWh/USD.
Phải những năm 1999 và 2000 nền kinh tế bắt đầu hồi phục lại, khiến cho cường độ tiêu

thụ điện năng giảm mạnh xuống còn 0,08 KWh/USD.
Bắt đầu từ năm 2000 đến nay 2014, phát triển mạnh và đa dạng hóa các loại hình
thương mại, dịch vụ. Dịch vụ ngành công nghiệp không khỏi trở thành một ngành kinh tế
mũi nhọn. Chất lượng các dịch vụ kỹ thuật, dịch vụ tư vẫn và dịch vụ đời sống ngày một
cải thiện. Tính đến năm 2010 cả nước có 1030 bệnh viện, tăng 194 bệnh viện so với năm
2001. Số trạm xá y tế xã, phường, thị trấn tăng từ 10385 trạm năm 2001 lên 10672 trạm
năm 2006 và 11028 trạm năm 2010. Bên cạnh các cơ sở y tế Nhà nước đã bắt đầu hình
thành một hệ thống y tế tư nhân bao gồm 19.895 cơ sở hành nghề y, 14.048 cơ sở hành


nghề dược, 7.015 cơ sở hành nghề y học cổ truyền, 5 bệnh viện tư có vốn đầu tư nước
ngồi.
Rồi đến các hoạt động khác như khách sạn, vui chơi giải trí cũng có những bước
phát triển mạnh mẽ. Năm 2014 tổng số khách sạn từ 3 đến 5 sao là 686. Các loại hình vui
chơi giải trí sử dụng công nghệ hay thiết bị hiện đại ngày càng phổ biến và ưa chuộng.
Chính những lí do trên khiến cho lượng tiêu thụ điện từ năm 2000 đến nay ngày
một tăng. Nhưng năm 2010 gặp nhiều khó khăn, thu nhập cho ngành này tăng không cao,
trong khi điện vẫn theo xu hướng là tăng lên khiến cho cường độ điện năng tăng cao đạt
0,0977 Kwh/USD. Tuy nhiên, do nhà nước ngày càng quan tâm đến sử dụng tiết kiệm
năng lượng và hiệu quả, chất lượng dịch vụ nâng cao doanh thu tăng cao dẫn đến cường
độ tiêu thụ điện đã giảm xuống.
2.3.4 Dân dụng và sinh hoạt:

Biểu đồ 7: Tiêu thụ điện dân dụng sinh hoạt
Mức độ tiêu thụ điện năng ngành dân dụng, sinh hoạt tăng liên tục qua các năm.
Điều này đã được thể hiện rõ ở biểu đồ trên. Cụ thể là năm 1995 tiêu thụ 4,68 tỷ KWh
nhưng đến năm 2014 con số này lên đến 45,41 tỷ KWh, tăng gần 10 lần. Có được sự tăng
trưởng đó là do rất nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là các nguyên nhân sau:
-


Đầu tiên là ảnh hưởng của dân số.
Dân số Việt Nam năm 2011 là 87,84 triệu người, năm 2012 là 88,78 triệu người,

ước năm 2013 là 89,57 và dự kiến dân số năm 2015 là 91,3 triệu người. Tỷ lệ gia tăng
dân số của Việt Nam giảm từ 1,17% (2002) xuống còn 1,06% (2012). Tỷ lệ sinh con thứ
3 trở lên đã giảm mạnh từ 21,7% (2002) xuống còn 14,2% (2012). Năm 2002, số con
trung bình/phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ ở nước ta là 2,28 nhưng đến năm 2012 chỉ còn
2,05 con.


Trong giai đoạn 1979-2009, tỷ lệ dân số trong tuổi lao động tăng 15,2% (từ 51,3%
năm 1979 lên 66,5% năm 2009), lực lượng lao động tăng thêm này đã đóng góp cho tăng
trưởng kinh tế khoảng 42%. Giai đoạn 2000 – 2010, lực lượng lao động của nước ta đã
tăng từ 39,3 triệu người lên 50,5 triệu người, tốc độ tăng bình quân là 2,6%/năm, bằng 2
lần tốc độ tăng dân số. Dự báo thời kỳ 2011-2020 lực lượng lao động Việt Nam tăng sẽ
tăng khoảng 1,43%/năm và đạt mức 58,2 triệu lao động vào năm 2020.
Ngoài ra, theo kết quả thống kê , dân số thành thị là 25.374.262 người (chiếm
29,6%), dân số nông thôn là 60.415.311 người (chiếm 70,4%). Vào năm 1999, tỷ lệ dân
số thành thị chiếm 23,5%. Trong số 9,4 triệu người tăng thêm từ năm 1999 đến 2009, có
đến 7,3 triệu người (chiếm 77%) tăng lên ở khu vực thành thị. Tỷ lệ tăng dân số thành thị
- nông thôn ngày một chênh lệch. Năm 1999-2009, dân số thành thị đã tăng lên với tỷ lệ
bình qn là 3,4%. Trong khi đó, ở khu vực nơng thơn, tỷ lệ tăng dân số chỉ có 0,4%.
Do nước ta đông dân, tỷ lệ người lao động cao cộng với việc dân số thành thị
chiếm một tỷ trọng đáng kể đã làm cho việc tiêu thụ điện năng tăng lên đáng kể theo các
năm.
-

Tiếp đến là ảnh hưởng của q trình đơ thị hóa.
Dưới tác động của chính sách đổi mới, q trình đơ thị hóa ở nước ta diễn ra với


tốc độ nhanh hơn trước. Trong hơn 10 năm, tỷ lệ dân cư đô thị tăng từ dưới 20% năm
1990 lên gần 30% dân số cả nước vào năm 2009. Giai đoạn 1999 - 2009, dân số đơ thị
tăng trưởng trung bình 3,4%/năm, cao hơn tỷ lệ tăng dân số ở nông thôn (0,4%/năm).
Mạng lưới đô thị quốc gia được mở rộng từ 629 đô thị lên 754 đô thị. Dự báo đến năm
2020, dân số đô thị Việt Nam sẽ chiếm khoảng 40% - 50% dân số.
Q trình đơ thị hố và phát triển dân số diễn ra quá nhanh và quá hỗn độn nên
những quy tắc quy hoạch khơng được tơn trọng - ví dụ như vi phạm về mật độ xây dựng,
về hướng của các con đường và của các cơng trình…sẽ làm tăng mất mát những tia nắng
tự nhiên có lợi cho sức khoẻ con người và hơn thế nữa cần phải tiêu tốn thêm một phần


năng lượng mà chủ yếu là điện năng đáng kể để duy trì chế độ vi khí hậu trong các khơng
gian sống của con người…
-

Sau đó là ảnh hưởng của tỷ lệ giàu nghèo.
Cách đây 20 năm, khi vừa mới thốt ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế, Việt Nam

có quá nửa tổng số hộ dân sống dưới mức nghèo khổ, nay thì cả nước chỉ cịn khoảng
10% tổng số hộ nghèo và hầu như khơng cịn hộ đói. Cũng cách đây 20 năm, có đến 2/3
tổng số hộ ở khu vực nông thôn sống ở mức nghèo khổ và cũng có một tỷ lệ khơng nhỏ
số hộ cịn bị đói, giờ thì tỷ lệ này đã giảm khá nhanh. Qua đó ta thấy được đời sống của
người dân đang được cải thiện, từ đó có điều kiện sử dụng các thiết bị công nghẹ hiện đại
hơn, nhu cầu sử dụng tăng lên kéo theo việc tăng lượng tiêu thụ điện năng.
-

Cuối cùng chính là ảnh hưởng của thu nhập.
Trong cả giai đoạn 2006 – 2010, tốc độ tăng lương bình quân hàng năm của Việt

Nam là 20%, và từ năm 2010 đến nay tốc độ tăng bình quân từ 10 – 15%; trong khi đó

tốc độ tăng lương bình quân của các nước châu Á – Thái Bình Dương khoảng 6,3%. Như
vậy tốc độ tang lương của Việt Nam cao gấp 2,5 lần. Chính việc tăng lương này dẫn tới
thu nhập tăng, từ đó đời sống người dân được cải thiện và nó đã tác động đến việc tiêu
thụ năng lượng điện dẫn đến lượng tiêu thụ điện ngày càng tăng lên.
2.3.5 Tổng kết:

Biểu đồ 8: Cơ cấu tiêu thụ điện Việt Nam
Về cơ cấu tiêu thụ điện, công nghiệp là ngành chiếm tỉ trọng tiêu thụ điện năng
nhiều nhất với tốc độ tăng từ 41,24% lên đến 53,9% tổng sản lượng tiêu thụ điện tương
ứng trong năm 1995 và 2014. Tiêu thụ điện cho quản lý và tiêu dùng dân cư chiếm tỉ
trọng lớn thứ hai nhưng có xu hướng giảm nhẹ do tốc độ cơng nghiệp hố nhanh của Việt
Nam, từ 42.9% năm 2006 thành 38.2% năm 2010. Phần cịn lại dịch vụ, nơng nghiệp và
các ngành khác chiếm khoảng 10% tổng sản lượng tiêu thụ điện năng.


Từ năm 1990 đến nay, cùng với sự đổi mới cơ chế quản lý của Nhà nước và cơ
chế quản lý trong sản xuất kinh doanh, ngành công nghiệp đã thực sự trở thành động lực
thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2000 của cả nước đạt
195,3 ngàn tỷ đồng (theo giá cố định năm 1994), tăng hai lần so với năm 1995. Tốc độ
tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp là 13,67% (1995 - 2000). Nhóm các ngành cơng
nghiệp cơ bản có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, bao gồm: ngành điện tử và cơng nghệ
thơng tin, ngành cơ khí, ngành hóa chất. Tiếp sau đó là các ngành dệt may, da giầy, khai
thác khống sản, điện, nước, chế biến nơng lâm, thủy sản. Từ những con số trên đã cho
thấy bước phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp kéo theo việc tăng lượng tiêu thụ
điện năgn của ngành này một cách đáng kể.
Việc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đang ngày càng phát triển dẫn tới việc mở
rộng quy mơ sản xuất của các ngành cơng nghiệp, từ đó diện tích đất nơng nghiệp dùng
để xây dụng các khu công nghiệp cũng tăng lên.
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Hội thảo “Nông dân
bị thu hồi đất - Thực trạng và giải pháp”, cho thấy: trong 5 năm, từ năm 2001-2005, tổng

diện tích đất nơng nghiệp đã thu hồi là 366,44 nghìn ha (chiếm 3,89% đất nơng nghiệp
đang sử dụng). Trong đó, diện tích đất nơng nghiệp đã thu hồi để xây dựng các khu cơng
nghiệp và cụm cơng nghiệp là 39,56 nghìn ha, xây dựng đơ thị là 70,32 nghìn ha và xây
dựng kết cấu hạ tầng là 136,17 nghìn ha.
Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trung bình mỗi hộ nơng
dân có khoảng 1,5 lao động và mỗi hecta đất thu hồi sẽ ảnh hưởng đến việc làm của trên
10 lao động nông nghiệp. Như vậy, việc thu hồi đất nông nghiệp trong những năm qua đã
ảnh hưởng tới đời sống của 627.495 hộ gia đình, khoảng 950.000 lao động và 2,5 triệu
nông dân” ( Bộ NN và PTNT, 2007).
Nghiên cứu ở một số tỉnh cũng đã và đang có các khu cơng nghiệp được xây dựng
trên cơ sở thu hồi đất nông nghiệp của người dân cho thấy “Việc làm và thu nhập của các
hộ sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp (chiếm tới 60%) là đối tượng bị tác động


lớn nhất sau khi thu hồi đất và gặp nhiều khó khăn trong tìm kiếm việc làm mới. 53% số
hộ có thu nhập giảm so với trước khi bị thu hồi đất, chỉ có 13% số hộ có thu nhập tăng
hơn trước”(TCCS, 12/2007).
Từ đó cho thấy được ảnh hưởng mạnh mẽ của q trình cơng nghiệp hóa đối với
dân cư và ngành nông nghệp của nước ta. Điều này đã được phản ảnh rõ khi lượng tiêu
thụ điện năng của dân cư giảm và đặc biệt là lượng tiêu thụ điện năng cho Nông nghiệp
giảm một cách trầm trọng do đất đai canh tác ngày càng ít đi.
2.4 GIÁ ĐIỆN BÌNH QUÂN VÀ TIÊU THỤ ĐIỆN:

Biều đồ 9: Hệ số đàn hồi giá

Biểu đồ 10: Điện thương phẩm và giá điện bình qn
Hệ số đàn hồi giá có nhiều biến động mạnh trong giai đoạn 1995-2014 đặc biệt là
trong 2 năm 2005, 2006. Năm 2005, hệ số đàn hồi theo giá giảm mạnh (-59,5) do năm
này nước ta khởi công và hồn thành nhiều cơng trình điện lớn đáp ứng đủ nhu cầu phụ
tải, vì vậy năm này giá điện giảm. Cụ thể:

Tháng 12-2005, Chính phủ đã khởi cơng xây dựng Nhà máy Thủy điện Sơn La, có
cơng suất 2.420 MW, cho sản lượng điện hàng năm trên 9,4 tỉ kWh. Trong năm cũng đã
hoàn thành việc xây dựng cụm năm nhà máy điện tại Phú Mỹ, Bà Rịa - Vũng Tàu, vào
tháng 4-2005, có tổng cơng suất thiết kế 2.258 MW. Nếu tính cả hai nhà máy do các cơng
ty nước ngồi đầu tư, tổng cơng suất của trung tâm điện lực lớn nhất nước này lên đến
3.859 MW, gấp đơi cơng suất Nhà máy Thủy điện Hịa Bình. Tháng 10-2005, Tổng công
ty Điện lực Việt Nam cũng khánh thành đường dây 500 KV Bắc - Nam thứ hai.
Năm 2006, giá điện có sự tăng nhẹ nhưng lượng điện tiêu thụ vẫn tăng tương đương
so với các năm trước đó do năm này kinh tế Việt Nam có nhiều khởi sắc. Trong năm
2006, Việt Nam đã gia nhập thành công WTO, thu hút FDI vào Việt Nam vượt mốc 10 tỉ


USD, xuất khẩu đạt kỉ lục trên 39,6 tỉ USD, và đặc biệt thị trường chứng khốn có nhiều
khởi sắc.
Từ năm 2007-2014, hệ số đàn hồi giá khơng có nhiều biến động và duy trì ở mức
thấp mặc dù giá điện và tiêu thụ điện năng vẫn tăng do giá điện ở những năm này đã khá
cao, và lượng thay đổi tiêu thụ điện không nhiều.
Mặc dù giá bán điện bình quân của Việt Nam trong giai đoạn 1995-2014 liên tục
tăng (từ 560 đồng/KWh đến 1529 đồng/KWh) nhưng lượng điện thương phẩm của Việt
Nam vẫn tăng liên tục. Điều này cho thấy lượng điện thương phẩm không phụ thuộc
nhiều vào giá bán điện bình quân và kinh tế của Việt Nam vẫn phát triển qua các năm.
2.4 TIÊU THỤ ĐIỆN NĂNG THEO ĐẦU NGƯỜI:

Biểu đồ 11: Tiêu thụ điện trên đầu người
Dân số ngày càng tăng, kéo theo là sự tăng lên của nhu cầu sử dụng điện năng,
hơn nữa xã hội phát triển làm mức sống người dân tăng lên, vì vậy lượng điện năng tiêu
thụ trên đầu người ngày càng tăng lên. Nó được thể hiện rõ trong biểu đồ trên: lượng điện
tiêu thụ đầu người có xu hướng tăng đều từ 1995 ( là 155,55 KWh/ người ) đến 2014 (là
1409,39 KWh/ người), tức là gấp khoảng 7 lần.


Bảng 1: Số con trung bình của một phụ nữ (TFR) thời kỳ 1992 - 2012
Giai đoạn

TFR

Giai đoạn

TFR

1/4/1992-31/3/1993

3,5

1/4/2004-31/3/2005

2,11


1/4/1993-31/3/1994

3,1

1/4/2005-31/3/2006

2.09

1/4/1998-31/3/1999

2,33


1/4/2006-31/3/2007

2,07

1/4/1999-31/6/2000

2,28

1/4/2007-31/3/2008

2,08

1/7/2000-31/3/2001

2,25

1/4/2008-31/3/2009

2,03

1/4/2001-31/3/2002

2,28

1/4/2009-31/3/2010

2,00

1/4/2002-31/3/2003


2,12

1/4/2010-31/3/2011

1,99

1/4/2003-31/3/2004

2,23

1/4/2011-31/3/2012

2,05

Tuy dân số vẫn tăng nhưng giai đoạn này có xu hướng giảm sinh, theo số liệu
thống kê của Tổng điều tra dân số trong bảng bên: từ 1994, số con trung bình của mỗi
phụ nữ là 3,1 con, nó giảm xuống chỉ còn 2,05 con ở năm 2012, thể hiện được tốc độ tăng
dân số đang giảm dần. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng nhu cầu điện vẫn tăng mạnh nên
tỉ lệ điện tiêu thụ theo đầu người vẫn tăng.
Ta thấy có 2 giai đoạn, sự biến thiên của tỉ lệ điện tiêu thụ theo đầu người là khác
nhau rõ rệt. Cụ thể, trong giai đoạn 1995- 2000, lượng điện tiêu thụ theo đầu người tăng
chậm, gấp 1,855 lần trong 6 năm, bình quân mỗi năm tăng 22,174 KWh/ người). Đến giai
đoạn 2000 – 2014, lượng điện tiêu thụ đầu người tăng nhanh, gấp 4,286 trong 14 năm
(bình quân mỗi năm tăng 77,185 KWh/ người)
Nguyên nhân của sự thay đổi đột ngột này là do Việt Nam bị ảnh hưởng của
khủng hoảng Tiền tệ các nước Châu Á giai đoạn 1995 – 2000, làm cho nền kinh tế phát


triển trì trệ, điện năng dùng cho sản xuất các ngành tăng ít, kéo theo tỉ lệ điện tiêu thụ
theo đầu người tăng ít. Sau khoảng thời gian đó, từ 2000-2014 nền kinh tế dần phục hồi,

lượng điện tiêu thụ các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ… tăng lên đáng kể.
Hơn nữa, trong giai đoạn này, đất nước ta đang thực hiện chính sách kế hoạch hóa gia
đình, dẫn đến tốc độ tăng dân số giảm xuống. Do đó, tiêu thụ điện năng trên đầu người
tăng cao.
2.6 HỆ SỐ ĐÀN HỒI THU NHẬP:

Biểu đồ 12: Hệ số đàn hồi thu nhập
2.5.1 Nơng nghiệp:
Nhìn vào tổng thể biểu đồ thì có thể thấy được rằng sự thay đổi về mặt năng
lượng của nông nghiệp chỉ mới thay đổi nhiều từ những năm gần đây do người nông dân
đã biết áp dụng tiến bộ khoa học cơng nghệ, máy móc sản xuất hiện đại. Sự thay đổi rõ
nhất thể hiện từ năm 2010 đến nay, với mức tăng lúc cao nhất là 7,86%.
Năm 1997, sở dĩ nhu cầu năng lượng của nông nghiệp giảm là do bắt đầu thực
hiện kế hoạch 5 năm (1996 – 2000) với mục tiêu đề ra là phát triển cơng nghiệp vì vậy
ngành nơng nghiệp bị không được chú trọng và nhu cầu năng lượng trong năm 1997 cho
nông nghiệp cũng giảm phần nào. Năm 2000, năm cuồi cùng thực hiện kế hoạch 5 năm,
vì vậy mọi nguồn lực hầu như chỉ tập trung vào công nghiệp để kế hoạch 5 năm đạt kết
quả tốt nhất, vì vậy nơng nghiệp lại càng khơng được chú trọng. Hơn nữa trong giai đoạn
này, sản xuất nông nghiệp nước nhà vẫn còn lạc hậu, áp dụng các thiết bị máy móc vào
sản xuất cịn ít do đó sự thay đổi năng lượng cho nông nghiệp ở giai đoạn này cịn ít.
Năm 2004 – 2007, do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm nên nền nông nghiệp bị
ảnh hưởng một cách đáng kể, do đó thay đổi về mặt năng lượng cho nông nghiệp những
năm này khá là thấp. Năm 2010, thế giới vẫn đang theo đà suy thoái kinh tế từ năm 2008


nên nông nghiệp giống như cứu cánh cho cả nền kinh tế cho nên đồ thị ở các năm này
tăng khá cao. Tuy nhiên năm 2013, nhu cầu năng lượng lại giảm, đây cũng là điều dễ
hiểu do khi nhu cầu năng lượng cho nông nghiệp năm 2012 đạt mức cao nhất trong các
năm đã xét thì sẽ có dấu hiệu duy trì mức sử dụng năng lượng như năm trước, hơn nữa
trong năm này, nền kinh tế đang đà hồi phục sau khủng hoảng, nên mọi nguồn lực lại

được dàn trải ra nhằm phục hồi nền kinh tế một cách nhanh chóng hơn.
2.5.2: Cơng nghiệp:
Sự thay đổi năng lượng của cơng nghiệp khơng đáng kể, đều có xu hướng tăng
trong các năm. Đó cũng là điều dễ hiểu khi nước ta bước vào thời kỳ hội nhập quốc tế,
lấy công nghiệp làm chú trọng để phát triển đất nước. Duy chỉ có trong những năm từ
2004 đến 2008, sự thay đổi diễn ra chậm hơn so với những năm khác là do sự thiếu hụt
năng lượng, khi mà lượng năng lượng sản xuất không đủ cung ứng cho nhu cầu trong
nước.
Năm 2008, chịu sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, vậy mà
nhu cầu năng lượng cho công nghiệp vẫn tăng đều theo từng năm. Một dấu hiệu cho thấy
được sự phát triển của nền công nghiệp nước nhà.
2.5.2 Thương nghiệp:
Nhìn vào biểu đồ, có thể thấy được rằng, thương nghiệp chịu ảnh hưởng của sự
tăng giảm GDP. Khi GDP tăng thì hệ số đàn hồi về thu nhập của thương nghiệp tăng và
ngược lại. Được thấy rõ nhất trong 3 khoảng: khoảng 1997 – 2000, khoảng 2000 – 2007,
khoảng 2008 – 2014.
Khoảng 1997 – 2000: do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính khu
vực châu Á. Do đó, GDP khoảng này khá thấp chỉ còn 4.77% vào năm 1999, lạm phát
nếu năm 1996 ở mức 4,5%, năm 1997 ở mức 3,6%, thì năm 1998 lên mức 9,2%. Giá
USD nếu năm 1995 giảm 0,6%, 1996 tăng 1,2%, thì năm 1997 tăng 14,2%, năm 1998
tăng 9,6%. Do đó, thương nghiệp những năm này hoạt động khá hạn chế, mức sử dụng
năng lượng giảm tới 1.64 % trong năm 1999, một mức giảm kỷ lục.


Khoảng 2000 – 2007: Do độ mở của kinh tế Việt Nam khoảng này chưa cao
(xuất khẩu so với GDP mới đạt 30%, đồng tiền chưa chuyển đổi), do đã có dầu thơ, gạo,
xuất khẩu với khối lượng lớn, do có sự chủ động ứng phó từ trong nước, nên Việt Nam
đã khơng bị cuốn hút vào vịng xốy của cuộc khủng hoảng này và dần dần đã vượt qua.
Tăng trưởng kinh tế cao dần lên, bình quân thời kỳ 2000 - 2007 đã đạt 7,63%/năm, kéo
theo đó là sự phát triển của thương nghiệp tăng trung bình 1.88%/năm. Tuy nhiên, năm

2007, thương nghiệp tăng khá ít (1.55%), đây cũng là điều dễ hiểu khi chuẩn bị bước
sang năm 2008, năm khủng hoảng nền kinh tế thế giới.
Khoảng 2008 – 2014: Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2008 giảm
xuống còn 6,31%, năm 2009 còn 5,32%, tốc độ tăng giá tiêu dùng cao trong năm 2007
(12,63%), bùng phát trong năm 2008 đã tăng tới 19,89% (tính bình qn năm đã tăng tới
22,97%). Giá USD nếu năm 2007 giảm nhẹ, thì năm 2008 tăng 6,31% và năm 2009 đã
tăng 10,7%. Nhập siêu năm 2007 lên trên 14,2%, năm 2008 đã lên đến trên 18 tỷ USD và
năm 2009 cũng gần 12,9 tỷ USD. Nhưng do có chính sách và sự lãnh đạo hợp lý của
Đảng và Nhà nước nên đến năm 2009 GDP đã tăng trở lại, hệ số đàn hồi thu nhập cho
thương nghiệp năm đó tăng cao nhất từ trước đến nay 3.3%. Từ đó đến nay, tuy GDP có
giảm nhưng hệ số đàn hồi vẫn tăng đều trên mức 2%/năm.

2.5.3 Dân cư:
Việc khủng hoảng kinh tế hay sự sụt giảm GDP cũng không ảnh hưởng mấy
đến sự tăng dần mức sử dụng năng lượng của người dân. Năm 1998, cuộc khủng hoảng
tài chính khu vực châu Á nổ ra nhưng mức sử dụng năng lượng của người dân lại tăng rất
cao, những 3,7%, nhưng năm tiếp theo vẫn duy trì mức tăng cao như vậy.
Tuy nhiên, trong khoảng thời gian 2003 đến 2007, nước ta đang trong giai đoạn
thiếu hụt năng lượng, dẫn đến mức tăng năng lượng trong dân cư khá thấp, tăng trung


bình chỉ 1,3%/ năm. Hơn nữa, giai đoạn này là giai đoạn phổ cập điện cho nông thôn,
vùng sâu vùng xa diễn ra khá mạnh mẽ.
2.5.4 Các hoạt động khác:
Có thể thấy được rằng năm 2011, mức sử dụng năng lượng cho các hoạt động
khác tăng khá cao (9,65%). Đây cũng là điều dễ hiểu khi trong năm này nước ta đã gồng
mình tạm vượt qua khủng hoảng kinh tế thế giới từ năm 2008, mọi chỉ số kinh tế đều tăng
lên, khiến mức thu nhập cơ bản được cải thiện. Cũng trong năm này, dự án thủy điện Sơn
La, dự án thủy điện lớn nhất Đông Nam Á đang gấp rút thi công để kịp tiến độ. Năm
2011 cũng đánh dấu lượng khách quốc tế đến Việt Nam khá lớn, do cuộc khủng hoảng

cũng phần nào được giải quyết. Các hoạt động thể dục thể thao quan trọng cỡ quốc gia và
khu vực cũng diễn ra trong năm này.


Chương 3: TỔNG KẾT
Để góp phần cho sự phát triển của đất nước, một yếu tố khơng thể thiếu chính là
điện năng. Chính vì thế trên đà phát triển kinh tể xã hội, nhu cầu điện năng ngày một tăng
lên là không thể tránh khỏi. Trong công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa, điện năng
cho các ngành mũi nhọn như cơng nghiệp và dịch vụ tăng lên nhanh chóng. Chính vì thế
mà trong cơ cấu tiêu thụ điện của Việt Nam, công nghiệp và dịch vụ đang dần chiếm tỉ
trọng cao. Tuy nhiên, việc sử dụng điện năng phục vụ cho q trình phát triển đất nước
vẫn cịn gặp một số vấn đề như sau:
Thứ nhất, sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả vẫn chưa đạt được: Hiện mới tiết
kiệm được trong dân cư, còn trong sản xuất công nghiệp vẫn chưa đạt; Cơ cấu sử dụng
điện ở Việt Nam cịn rất lãng phí. Trong cơ cấu điện cung cấp cho nền kinh tế thì 53,9%
(năm 2013 là 52%) sản lượng điện là phục cho sản xuất công nghiệp, xây dựng, nhưng lại
chỉ làm ra 38% GDP. Trong khi với các ngành nghề khác như thương mại, dịch vụ chỉ
cần 4,9% sản lượng điện đã làm ra 49,5% GDP và 1,5% sản lượng điện làm ra 18% GDP
cho nông lâm thủy sản, v.v… Hiện nay, ngành công nghiệp cịn sử dụng cơng nghệ cũ,
như xi măng vẫn sử dụng công nghệ lạc hậu, nên sử dụng điện chưa tiết kiệm.
Thứ hai là Chính phủ yêu cầu năm 2015 EVN phải giảm tổn thất điện năng về 8%
nhưng tới nay vẫn cịn 8,6%. Trong khi đó, việc giải bài tốn giảm tổn thất điện năng đối
với EVN khơng hề dễ khi nguồn điện chủ yếu tập trung ở khu vực miền Bắc, trong khi
nguồn tải lại ở miền Nam, truyền tải ln q tải trên hệ thống điện.
Do đó, nhà nước đã và đang rất quan tâm đến việc sử dụng năng lượng nói chung,
tiêu thụ điện nói riêng. Nhà nước có nhiều biện pháp giúp cho vấn đề này như ban hành
Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, rồi có những chính sách hỗ trợ và
khuyến khích sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo v.v… Tuy nhiên, để đạt hiệu
quả cao nhất thì cần phải xuất phát từ cá nhân, tổ chức tiêu thụ năng lượng. Việc nâng
cao ý thức, hiểu biết sử dụng Năng lượng cho cá nhân, tổ chức v.v.. là điều rất cần thiết.



×