Một số bài thuốc trị táo bón
Khoai lang 50 g, mía đỏ 60 g. Khoai lang tươi để cả vỏ, rửa sạch, xay
nhỏ; mía ép lấy nước, hai thứ trộn đều với nhau, đun nhỏ lửa, quấy
đều tay cho chín, chia 2 lần ăn trong ngày; ăn 5-7 ngày.
Táo bón có nhiều nguyên nhân gây nên, thông thường là do chế độ ăn thiếu rau, uống ít nước,
bệnh trĩ... Có thể phòng táo bón bằng cách ăn nhiều rau, uống nhiều nước, vận động các bắp
thịt ở bụng. Dùng bài thuốc sau:
- Mật ong 25 ml, vừng đen 20 g. Vừng đen giã dập cùng mật ong, thêm 150 ml nước quấy đều,
đun nhỏ lửa. Khi chín chia 2 lần ăn trong ngày vào lúc đói, cần ăn liền 7 ngày.
- Đậu xanh 40 g, đường đỏ 30 g. Đậu xanh để cả vỏ giã dập, cùng đường đỏ cho vào nồi thêm
350 ml nước đun sôi kỹ, khi nhừ chia 2 lần ăn trong ngày, ăn liền 7 ngày.
- Hoa kim ngân 30 g, mật ong 20 ml. Hoa kim ngân cho vào nồi, thêm 250 ml nước đun sôi kỹ,
chắt lấy 150 ml, cho mật ong vào quấy đều chia 3 lần uống trong ngày, cần uống liền 7-10
ngày.
- Cà rốt 50 g, mật ong 25 ml. Cà rốt rửa sạch, xay nhỏ, cho vào mật ong, thêm 150 ml nước
quấy đều, đun nhỏ lửa, khi chín chia 2 lần, ăn lúc đói, ăn liền 7 ngày.
- Đậu đen 50 g, mật ong 25 ml. Đậu đen ninh nhừ, cho mật ong vào quấy đều, cho bệnh nhân
ăn như bài trên.
- Hà thủ ô 150 g, táo tàu 13 quả. Hà thủ ô sấy khô, tán bột, táo tàu bóc lấy cùi, bỏ hạt, giã nhỏ,
cho bột hà thủ ô vào, thêm nước cháo để luyện viên bằng hạt đậu xanh, phơi khô. Ngày uống
30-50 viên chia 2 lần, uống với nước sôi để nguội.
Mật ong giúp chữa táo
bón.
Dinh dưỡng điều trị và phòng ngừa táo bón
BS. Tạ Thị Lan
TT.Dinh Dưỡng TP.HCM
Táo bón – Căn bệnh thời đại:
Táo bón hiện là một trong những rối loạn tiêu hóa khá phổ biến. Nguyên nhân thường gặp là do chế
độ ăn không hợp lý và thiếu vận động. Táo bón cũng trở thành một trong những căn bệnh thời đại công
nghiệp, khi mà quỹ thời gian của mỗi người ngày càng eo hẹp, người ta vội vã với những bữa ăn nhanh,
giàu năng lượng nhưng thiếu chất xơ trong khi lại ít có cơ hội vận động hơn trước.
Theo điều tra sức khỏe quốc gia qua phỏng vấn năm 1991 (International Health Interview Survey),
tại Mỹ mỗi năm có khoảng 4,5 triệu người bị ảnh hưởng dài ngày của táo bón và các đối tượng thường
gặp là trẻ em, phụ nữ, người cao tuổi. Theo American Family Physician 1988, tỷ lệ người cao tuổi bị
táo bón là 26% đối với nam và 34% đối với nữ. 3% số trẻ đến khám nhi và 25% khám tiêu hóa nhi do
táo bón. Mỗi năm người Mỹ cũng chi khoảng 725 triệu đô la cho việc tự chữa trị táo bón bằng thuốc
nhuận tràng.
Triệu chứng của táo bón là số lần đi tiêu ít hơn 3 lần trong tuần hoặc phân khô và cứng. Người bị táo
bón thường gặp khó khăn hoặc bị đau khi đi tiêu cũng như các rối loạn khác như khó chịu, đầy bụng,
mắc ói, chán ăn và mệt mỏi toàn thân. Có rất nhiều người cho rằng bình thường cần phải đi tiêu mỗi
ngày, thực tế không có một tần suất chuẩn cho vấn đề này. Một hệ tiêu hóa bình thường có thể có số
lần đi tiêu từ 3 lần/ngày tới 3 lần/tuần với tính chất phân mềm hoặc chặt hơn tùy thuộc vào mỗi cá thể.
Đối với phần lớn trường hợp, táo bón chỉ là triệu chứng thoáng qua và không nghiêm trọng lắm. Tuy
nhiên, táo bón kéo dài không chỉ làm cho người bệnh đau đớn và khó chịu mà còn làm tăng nguy cơ
ung thư trực tràng, trĩ, viêm ruột thừa…
Ai bị táo bón ?
Trẻ nhỏ bị táo bón rất nhiều làm các bà mẹ lo lắng. Có trẻ ba bốn ngày chưa đi cầu, cũng có trẻ
đau bụng, đỏ mặt lên rặn mà chỉ ra được vài cục phân nhỏ như viên bi và cứng ngắc. Đó là do trẻ
nhỏ thường được nuôi dưỡng bằng những thức ăn mềm, nhiều chất bổ dưỡng như thịt, cá, trứng,
tôm, cua…, ít chất xơ (có trong rau, trái cây). Nhiều khi còn là do cơ thể bé không được cung cấp
đủ năng lượng nước cần thiết vì người lớn thường ít quan tâm đến nhu cầu nước uống của con
trẻ. Về phần mình thì bé lại thường mãi chơi quên cả uống nước trong khi lại mất rất nhiều nước
qua mồ hôi do hoạt động nhiều.
Trẻ em dưới 10 tuổi bị táo bón một phần cũng là do cha mẹ hay ông bà chăm chẳm chuyện đi cầu
của chúng, vì vậy làm chúng mắc cỡ mà nhịn đi cầu dẫn đến táo bón.
Phụ nữ mang thai bị táo bón thường là do thay đổi nội tiết tố và do thai nhi đè lên ruột già làm
ảnh hưởng tới việc đi tiêu.
Người cao tuổi ít hoạt động, ngại ăn các thức ăn nhiều chất xơ vì răng đã yếu và rụng dần, uống
ít nước do giảm cảm giác khát nước, sự co cơ suy giảm… nên càng già tỷ lệ bị táo bón càng cao.
Số người 75 tuổi bị táo bón cao gấp đôi số người 65 tuổi và gấp 4 lần số người 60 tuổi. Trong số
này thì phụ nữ lại dễ bị táo bón hơn nam giới.
Tỷ lệ bị táo bón ở người trẻ tuổi tương đối thấp (4% so với 19% tuổi trung niên và 30% ở người
cao tuổi). Đó là do tuổi này hoạt động nhiều và dễ ăn uống. Tuy nhiên cũng có một số người bị
táo bón vì thực đơn thường thiếu chất xơ. Ví dụ là những người độc thân quanh năm suốt tháng
ăn cơm hàng quán. Các loại như trà, cà phê, côca côla… là những loại “nước gây táo bón”. Các
chất tanin có trong trà, cafein trong cà phê và một số nước giải khát làm tăng hấp thu nước tại
ruột làm phân trở nên khô, cứng hơn.
Có nhiều ngành nghề được gọi là nhạy cảm với táo bón. Nghề làm lãnh đạo, quản lý, thương
nhân… thường phải làm việc trên bàn nhậu với vô số “đồ bổ” nhiều chất đạm, chất béo mà ít
chất xơ, với các loại rượu, bia và các nước giải khát “gây táo bón”.
Những ngừơi làm việc nhiều ngoài trời nắng như thợ làm đường, thợ hồ… cũng dễ bị táo bón do
mất nước qua mồ hôi. Một số người làm thợ may, nhân viên vi tính, lái xe… phải ngồi lâu, bất
động có thể làm giảm cảm giác mót đi cầu, phân tiếp tục mất nước trở nên khô và rắn. Giáo viên,
lái xe… thường hay phải nhịn khi có nhu cầu đi tiêu. Lâu ngày, phân ở ruột già tích lại làm giãn
ruột ở đây. Cảm giác mót đi cầu mất đi, khi cần thì khối phân không thể lọt qua hậu môn thế là bị
táo bón.
Táo bón - chớ coi thường
Dù bất cứ nguyên nhân nào gây nên táo bón thì chỉ trong một thời gian sẽ làm người bệnh mệt mỏi,
uể oải, lờ đờ, khó chịu bực bội trong người, ăn ngủ không ngon, sức khỏe sa sút… Đó là do phân và
khí đọng lại trong ruột, không bài tiết qua ngả hậu môn được làm đầy bụng khó chịu, buồn nôn… Đứa
trẻ bị táo bón thường kèm theo biếng ăn vì không cảm thấy đói, người lớn không muốn ăn vì ăn vào
càng thấy tức bụng, khó chịu. Phân tồn trữ lâu ngày ở ruột có thể gây trướng bụng hoặc tắc nghẹt ruột
do phân, làm cho tình hình càng thêm xấu. Lại phải kể đến các chất độc như phenol, ammonia, indol…
trong phân tạo ra do trong quá trình thức ăn được tiêu hóa và bị phân hủy bởi các vi khuẩn yếm khí.
Một khi bị tích tụ lâu trong ruột, các chất này được hấp thu vào máu rồi lan truyền khắp cơ thể dẫn đến
tình trạng bị nhiễm độc mãn tính. Nói rằng táo bón chính là tự đầu độc mình quả là không sai. Phân
trong ruột và các chất độc nhiễm vào máu còn gây nên tình trạng kích thích thần kinh làm ảnh hưởng
tới tâm tính và tinh thần người bệnh khiến cho lúc nào cũng cảm thấy bực bội, khó chịu vô cớ chỉ chờ
cơ hội là bùng nổ. Nhiễm độc mãn tính còn làm cho nước da người bệnh trở nên xanh, môi tái, móng
tay lợt. Thật đáng tiếc cho chị em vì táo bón lâu ngày mà làm mất đi vẻ đẹp của da.
Táo bón thường làm cho người già hoặc người có sức khỏe yếu càng thêm yếu và làm cho bệnh tình
của người mắc các bệnh mãn tính thêm nặng.
Táo bón được coi là nguyên nhân của bệnh trĩ và sa trực tràng. Táo bón lâu ngày khiến phân trở nên
khô cứng quá đáng làm cho vòng thắt ở hậu môn không thể đẩy phân qua được. Nếu cố gắng rặn thì sẽ
rách hậu môn, chảy máu, lòi trê…
Người bị táo bón, khi đi cầu phải dùng sức để rặn làm tăng áp lực máu. Đối với người cao tuổi, bệnh
nhân cao huyết áp, bệnh tim mạch thì táo bón rất nguy hiểm vì có thể làm tăng nguy cơ bị tắc mạch
máu não hoặc xuất huyết não.
Táo bón lâu ngày có thể gây nên ung thư trực tràng. Phân táo bón thường có đậm độ độc tố và chất
gây ung thư như deoxycholic acid, lithocholic acid và các phức hợp nitroso (NOCs) nhiều hơn so với
phân của người bình thường do tính chất khô và cứng. Hơn nữa phân bị tồn đọng lâu trong trực tràng
làm tăng thời gian tiếp xúc với niêm mạc của trực tràng nên dễ gây ung thư. Nghiên cứu ở Hy Lạp cho
thấy nguy cơ ung thư ruột già trực tràng ở người có chế độ ăn ít rau nhiều thịt cao gấp 8 lần so với
những người ăn ít thịt nhiều rau.
Khi phân nằm lâu trong ruột, nước trong phân còn rỉ ướt quanh cục phân làm són nước phân ra
ngoài một cách không tự chủ khiến lầm tưởng với tiêu chảy hoặc đứa trẻ dễ bị cha mẹ la mắng là mãi
chơi mà ỉa đùn.
Táo bón dài ngày làm cho ruột già bị suy yếu, dãn ra và có nguy cơ thủng ruột. Táo bón cũng làm
tăng áp lực trong ruột khiến cho người bệnh còn dễ bị mắc các bệnh về ruột thừa.
Làm gì để phòng ngừa và điều trị táo bón ?
Táo bón được coi là thông tin phản ánh sự thay đổi sinh lý và bệnh lý. Do đó khi chữa trị táo bón,
chúng ta cần tìm hiểu rõ nguyên nhân phát sinh táo bón để chữa trị tận gốc. Chẳng hạn như chứng táo
bón do tác dụng phụ của các loại thuốc giảm đau, thuốc chống co thắt gây ra thì chỉ cần ngưng điều trị
những thuốc này, chứng táo bón sẽ tự hết dần. Đối với táo bón do khối u ruột cần phải phẫu thuật loại
trừ khối u thì mới chữa trị dứt chứng táo bón. Táo bón do ăn ít chất xơ, nhịn đi cầu, uống ít nước… cần
phải thay đổi cách sinh hoạt, thay đổi chế độ ăn, uống đủ nước, tập luyện thể dục thể thao, tạo thói
quen đi cầu đều đặn… Việc thay đổi thói quen thật ra chẳng dễ dàng chút nào và chính vì thế cần kiên
trì rèn luyện, theo đuổi việc chữa trị, không nên nóng lòng.
Để trẻ em có được những thói quen tốt tránh táo bón phải xuất phát từ quyết tâm của cha mẹ. Muốn
trẻ ăn nhiều rau, trái cây, tránh những thực phẩm xay nhuyễn đòi hỏi cha mẹ phải kiên trì chế biến món
ăn cho trẻ, tập cho trẻ ăn và bản thân mình phải có ý thức thực hiện tốt những thói quen này để cho trẻ
làm theo. Phụ huynh cũng cần phải giảng giải và kiên tâm chỉ bảo để trẻ đi cầu hàng ngày. Nhắc nhở
trẻ uống nước thường xuyên vì khi mải chơi, bé thường nhịn khát và nhịn cả đi cầu. Xoa bụng để kích
thích nhu động ruột cũng là một cách tránh táo bón đặc biệt đối với trẻ nhỏ thường giảm nhu động ruột.
Xoa bụng tốt nhất là thực hiện vào giữa các bữa ăn khi trẻ không quá no mà cũng không quá đói. Chà
xát hai tay cho ấm và xoa bụng trẻ theo chiều từ phải vòng qua trên rốn sang bên trái. Một ngày nên
làm như vậy hai lần, mỗi lần từ 3-5 phút để giúp kích thích nhu động ruột.
Người cao tuổi nên ăn nhiều rau xanh, trái cây. Nếu có vấn đề về răng gây khó khăn trong việc nhai
nuốt thì cũng nên tìm cách làm nhỏ các loại rau trái như bằm nhuyễn hoặc xay sinh tố chẳng hạn.
Người già nên tập thói quen uống nước ngay cả khi không cảm thấy khát. Tốt nhất mỗi buổi sáng nên
uống một ly nước đun sôi để nguội ngay khi vừa thức giấc. Mỗi ngày nên uống từ 6 – 8 ly nước để cơ
thể có đủ lượng nước cần thiết khiến phấn có thể hấp thu được nước làm cho dễ đi cầu. Sự kiên trì tập
luyện tay chân như đi bộ, hít thở bằng bụng, chạy chậm… giúp ăn uống ngon miệng, sảng khoái tinh
thần, tăng nhu động ruột và tăng trương lực cơ khiến người già bớt đau đớn khi đi cầu và tránh được
táo bón. Người già cũng nên tìm mọi cách để thư giãn tinh thần, tránh buồn bực lo âu vì đó là phương
cách tốt nhất để phòng ngừa táo bón.
Người trẻ tuổi nên có một thói quen ăn uống hợp lý để phòng tránh táo bón: ăn đủ chất xơ thường có
trong rau quả, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu đỗ. Mỗi ngày nên ăn 25 – 30g chất xơ tức
khoảng 300g rau trái cây. Khi vào cơ thể, chất xơ không bị tiêu hóa, hấp thu tại ruột và hút nước làm
phân trở nên mềm, xốp, giúp nhuận trường. Cũng nên, phối hợp đồ ăn thức uống và thay đổi món ăn
thường xuyên để tạo cảm giác ngon miệng và tận dụng hết những ưu thế của các thực phẩm khác nhau.
Ngoài việc uống nhiều nước để phân trong ruột luôn mềm nhão; nên hạn chế nước trà đặc, cà phê, côca
côla… Các loại nước trái cây, nước rau, canh súp lỏng cũng là nguồn cung cấp nước rất tốt cho cơ thể.
Nhân viên một số ngành nghề đòi hỏi phải ngồi lâu, bất động như thợ may, nhân viên vi tính, lái
xe… nên tận dụng thời gian rảnh rỗi để vận động cơ thể phòng ngừa táo bón và tập một thói quen đi
cầu đúng giờ, chẳng hạn như đi cầu vào buổi sáng để tránh nhu cầu phát sinh trong lúc đang làm việc.
Thức ăn nhuận trường:
Thức ăn nhuận trường dễ làm người ta liên tưởng tới các món ăn đơn sơ và dân dã. Một đĩa rau lang
luộc, một bát canh mồng tơi giữa trưa hè hay miếng đu đủ vàng ươm với những cái hạt màu đen… Tại
sao rau lang, đu đủ lại nhuận trường ? Thực ra các loại rau trái khác đều có tính nhuận trường. Đó là
nhờ vào hệ thống chất xơ vốn rất nhiều trong các thực phẩm thực vật. Tùy thuộc vào số lượng và chất
lượng xơ thực phẩm mà mỗi loại có mức độ nhuận trường khác nhau. Chất xơ thực phẩm có hai loại:
xơ tan trong nước và xơ không tan. Xơ tan gồm pectin, gôm, oligofructose, thạch, beta-glucan. Xơ
không tan gồm cellulose, lignin, một vài hemicellulose.
Chất xơ thực phẩm có nhiều trong nguồn thực vật, đặc biệt trong trái cây, rau, ngũ cốc nguyên cám,
các hạt họ đậu. Các nguồn này đều chứa cả xơ tan và xơ không tan. Hầu hết các thực vật chứa xơ
không tan nhiều hơn xơ tan (xơ không tan chiếm 50 – 75% tổng chất xơ so với xơ tan chiếm 25 – 30%
tổng chất xơ).
Mặc dù xơ thực phẩm không trực tiếp cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng nhưng lại thực
hiện rất nhiều chức năng sinh học, đặc biệt là chức năng nhuận trường có tác dụng phòng ngừa táo bón.
Khi kết hợp với nước, chất xơ hút nước và nở to làm cho phân mềm ra và khối phân to ra hơn trước
khiến vách ruột càng bị kích thích mạnh, nhu động ruột càng mạnh hẳn lên làm cho việc bài tiết dễ
dàng. Tùy theo loại xơ mà tác dụng tăng khối phân và tăng tuần suất đi tiêu của các xơ thực phẩm cũng
khác nhau. Thí dụ như cùng là xơ trong củ cải, mỗi gram oligofructose ăn vào làm tăng thêm 1.3g phân
trong khi mỗi gram inulin ăn vào làm tăng 2.0g phân (Theo Gibsons et al (81). Việc tăng tần suất đi tiêu
làm tăng tốc độ thải các độc tố và giảm độ đậm đặc của các chất độc này. Điều này giúp tránh được
nguy cơ ung thư đại tràng. Ngoài ra chất xơ còn có tác dụng làm tăng khả năng miễn dịch hệ tiêu hóa
nhờ tính chất tăng hệ vi khuẩn lành tính đường ruột, giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiêu hóa; giúp ổn
định đường máu và giảm cholesterol máu.
Giờ đây, có nhiều thực phẩm chế biến được nghiên cứu bổ sung thêm chất xơ nhằm làm cân bằng
chế độ ăn. Rất dễ dàng tìm thấy các loại thực phẩm công nghiệp được công bố chất xơ bổ sung và tác
dụng của nó trên bao bì.
Liệu có làm sao không nếu ăn quá nhiều một lúc thực phẩm nhuận trường ? Có thể bạn sẽ gặp một
vài rắc rối như đi phân lỏng là kết quả của sự tăng mạnh nhu động ruột hoặc cảm thấy nhiều hơi trong
bụng vì các vi khuẩn lên men chất xơ tạo ra nhiều khí mà thôi. Dù sao đi nữa, chuyện đó còn dễ chịu
hơn nhiều so với nỗi khổ của táo bón.
Thuốc trong điều trị táo bón
Thuốc trị táo bón tạo khối (bulk-forming laxative) là các thuốc chứa chất xơ, chất sợi từ hạt, củ, vỏ,
quả…, chất nhầy như thạch, rau câu, cám lúa mì… như thuốc lgol của Ấn Độ, Equate, Metamucil của
Mỹ, Normacol của Norgin Pharma. Khi uống vào ruột các chất này sẽ hút nước trương nở làm tăng thể
tích phân ở trực tràng, tạo sự kích thích tự nhiên giúp người bệnh cảm thấy mót và dễ đi tiêu, thông
thường thuốc có tác dụng sau 1-2 ngày. Loại thuốc này phù hợp với những người bị táo bón do ít ăn
rau, trái cây nhưng lại không thích hợp lắm đối với những ai có thói quen uống ít nước. Do những
thuốc này có tính hấp thu nước rất mạnh nên nếu không đủ lượng nước cần thiết thì thuốc sẽ mất tác
dụng thông tiện mà còn có nguy cơ làm tắc ruột. Những bệnh nhân có tắc ruột, dính ruột, khối u, hẹp
ruột không nên dùng loại thuốc này. Đa số những thuốc này có vị hơi nhám và mùi khó chịu nên người
ta thường trộn thêm đường, hương liệu vào để cải thiện mùi vị. Người tiểu đường cần xem kỹ để chọn
loại không chứa đường (sugar-free).
Thuốc trị táo bón thẩm thấu (absorbent laxative) là loại thuốc có chứa các muối vô cơ như natri
sunfat (Na2SO4), magie sulfat (MgS04) hay chứa các loại đường như Lactulose, Sorbitol hoặc chất cao
phân tử như Forlax. Khác với loại tạo khối hấp thu nước làm trương nở các loại xơ, sợi, loại thẩm thấu
kéo nước vào lòng ruột và giữ nước làm phân thấm nước không bị khô, giúp ruột co bóp dễ hơn để thải
phân ra ngoài. Các bệnh nhân có vấn đề về chức năng thận không nên sử dụng thuốc có chứa magie vì
có thể làm tăng magnesi trong máu do thận yếu, khó đào thải được magnesi ra khỏi cơ thể.
Thuốc trị táo bón kích thích (stimulant laxative) có tác dụng kích thích chức năng vận động bài tiết
của ruột làm xổ mạnh. Thuốc được dùng cho những người bị táo bón suy yếu không đủ sức rặn. Những
người mà ruột dễ kích thích cần thận trọng vì có thể bị rối loạn tiêu hóa.
Thuốc xổ làm mềm phân, trơn phân (softening laxative) là thuốc chứa dầu khoáng chất như paraftin
hoặc các chất giúp thấm nước tốt như natri docusat (Norgalax) hoặc chứa glycerol như Rectiofar dùng
bơm hậu môn. Thuốc có đặc tính là sau khi uống hoặc bơm vào hậu môn sẽ bao lấy khối phân để phân
trở nên trơn trong ruột nên dễ được bài tiết ra ngoài. Thuốc có thể làm giảm sự hấp thu nước, giảm hấp
thu các vitamin tan trong dầu như vitamin A, D, E, K. Thuốc cũng có tác dụng kích thích niêm mạc
trực tràng nhưng vẫn có tính nhuận trường và ôn hòa. Người già, người suy nhược không đủ sức rặn,
phụ nữ có thai, trẻ em, các trường hợp phân khô cứng thích hợp với việc sử dụng thuốc này.
Mặc dù thuốc nhuận trường có tác dụng nhanh, hiệu quả trong những trường hợp cấp cứu nhưng
không nên lạm dụng dùng dài ngày. Để điều trị khỏi táo bón, hãy bắt đầu bằng cách thay đổi chế độ ăn,
thay đổi lối sống như năng vận động, uống đủ nước… Chỉ sử dụng thuốc khi thay đổi lối sống không
cải thiện được tình hình và nên tới bác sĩ để được tư vấn đầy đủ về loại thuốc phù hợp và cách dùng.
Một số thực phẩm thông thường có tác dụng nhuận trường
Các loại rau: Rau đay, mồng tơi, rau khoai lang, rau sam, rau má, rau cải trắng, rau cần, rau chân vịt,
rau càng cua, lá sâm mồng tơi, khổ qua, đậu bắp, giá đỗ…
Trái cây: Đu đủ, thanh long, bưởi, cam quít, chuối, thơm, táo, lê…
Củ quả: Củ cải trắng, bí đỏ, dưa leo, khoai lang nghệ, khoai tây cả vỏ, khoai mỡ…
Ngũ cốc, đậu đỗ: Mè, đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen cả vỏ, gạo lức…
Các loại khác: Hạt é, rau câu, sương sâm, sương sáo, đậu ma…
Dược thảo trị táo bón kéo dài
Táo bón là một triệu chứng do nhiều nguyên nhân, có
chứng táo bón nhất thời do một số bệnh cấp tính (như các
bệnh: nhiễm khuẩn, truyền nhiễm), do thay đổi chế độ
sinh hoạt, do ăn uống (như ăn thiếu rau) gây ra.
Táo bón kéo dài thường do cơ địa âm hư, huyết nhiệt, hoặc thiếu máu làm tân dịch giảm, hoặc
do ở người cao tuổi và phụ nữ sau khi sinh nhiều lần, trương lực cơ bị giảm, dẫn đến khí trệ
làm khó bài tiết phân ra ngoài; Hoặc do người dương hư không vận hành được khí, dẫn đến
tân dịch không lưu thông, hoặc do bị bệnh lỵ mạn tính làm tỳ vị kém vận hóa mà gây táo bón.
Dược thảo trong thành phần các bài thuốc trị táo bón kéo dài
Đại hoàng: Kích thích co bóp ruột, gây ra tác dụng nhuận tràng và tẩy do chứa hoạt chất
anthragrinon.
Liều vừa phải chữa kém ăn, ăn không tiêu; ngày uống 0,5-1g thuốc bột, thuốc viên hoặc đến
2g thuốc sắc.
Liều cao là thuốc tẩy nhẹ dùng cho người đầy bụng, táo bón; ngày dùng 3-10g, sắc uống.
Không dùng đại hoàng một cách thường xuyên cho người hay bị táo bón, vì thường sau khi
gây tác dụng nhuận tràng, đại tràng hay gây táo bón mạnh hơn trước do trong đại hoàng có
chứa tanin gây táo bón.
Chỉ thực: Vỏ quả có tác dụng làm tăng độ acid dịch vị. Dùng chữa ăn uống không tiêu, đầy
hơi, tích trệ. Ngày dùng 6-12g sắc uống.
Chút chít: Có tác dụng làm tăng trương lực và tăng nhu động ruột, được dùng làm thuốc
nhuận tràng hoặc thuốc tẩy. Liều dùng để nhuận tràng: 1-3g, để tẩy: 4-6g, dưới dạng thuốc sắc
hay thuốc bột.
Đương quy: Có tác dụng chống co thắt cơ trơn ruột, giúp điều trị táo bón. Ngày dùng 10-20g,
dạng thuốc sắc.
Muốn nhuận tràng, hãy ăn
cam thảo.
Hà thủ ô đỏ: Có tác dụng giúp sinh huyết dịch, cải thiện chuyển hóa chung, kích thích nhu
động ruột, kích thích tiêu hóa, cải thiện dinh dưỡng. Dùng chữa táo bón cho phụ nữ sau khi
sinh hoặc người cao tuổi. Ngày dùng 10-20g dạng thuốc sắc.
Hậu phác: Dùng chữa bụng đau đầy trướng, ăn uống không tiêu, táo bón. Ngày dùng 6-12g
dạng thuốc sắc.
Cam thảo, sa sâm nam: Cam thảo chích (tẩm mật sao) có tác dụng nhuận tràng nhẹ, ngày
dùng 4-10g. Sa sâm nam có tác dụng nhuận tràng, lợi tiểu. Ngày dùng 20-40g rễ tươi, hoặc
15-20g rễ khô sắc uống.
Huyền sâm, mạch môn: Là các vị thuốc có tác dụng trị táo bón. Liều dùng mỗi ngày của
huyền sâm là 4-12g, của mạch môn là 6-20g, dạng thuốc sắc.
Muồng trâu: Chứa các chất anthraquinon có tác dụng nhuận tràng, lợi tiểu. Muồng trâu (lá,
cành, rễ) được dùng làm thuốc chữa táo bón. Ngày dùng 4-12g để nhuận tràng, 20-40g để tẩy.
Trắc bá (hạt): Có tác dụng nhuận tràng, được dùng trị táo bón, ngày dùng 4-12g hạt trắc bá
(bá tử nhân).
Vừng: Hạt vừng có tác dụng nhuận tràng, dưỡng huyết, bổ ngũ tạng. Hạt vừng và dầu hạt
vừng được dùng chữa táo bón, tăng cường dinh dưỡng. Để nhuận tràng, mỗi sáng uống một
thìa cà phê dầu vừng, hoặc ăn một nắm vừng sống, hoặc cháo vừng.
Các bài thuốc dân gian
Táo bón do cơ địa hoặc sau khi mắc bệnh cấp tính gây giảm tân dịch
Triệu chứng: Táo bón lâu ngày, thường xuyên họng khô, miệng khô, thường lở loét miệng,
lưỡi đỏ, người háo khát nước.
Bài 1: Sa sâm, mạch môn, mỗi vị 200g; lá dâu, vừng đen, mỗi vị 100g, mật ong vừa đủ. Tán
bột làm viên, uống mỗi ngày 10-20g.
Bài 2: Vừng đen 20g, sinh địa, huyền sâm, mạch môn, sa sâm, mỗi vị 16g, thạch hộc 12g, mật
ong vừa đủ. Tán bột làm viên, ngày uống 10-20g. Có thể dùng thuốc sắc liều thích hợp.
Bài 3: Ba tử nhân (hạt trắc bá) 100g, bạch thược 50g; đại hoàng, hậu phác, chỉ thực, mỗi vị
40g, tán bột, mỗi ngày uống 10-15g.
Bài 4: Sinh địa, sa sâm, mạch môn, ngọc trúc, mỗi vị 12g, đường phèn 20g, sắc uống.
Bài 5: Hạt vừng đen, lá cối xay, mỗi vị 300g. Vừng đen rang chín, giã nhỏ rây bột. Lá cối xay
nấu nước rồi cô thành cao đặc. Trộn hai thứ làm thành bánh 10g, ngày uống 2 bánh hãm với
nước sôi sau mỗi bữa ăn.
Táo bón do thiếu máu