Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Giá trị văn hóa di tích lịch sử cách mạng ở hậu giang trong việc giáo dục truyền thống cho học sinh THPT ở địa phương (tóm tắt - trích đoạn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (866.15 KB, 19 trang )

TÓM TẮT
Quá trình thực hiện luận văn tác giả đã tập trung nghiên cứu vào ba chương:
Chương 1: Về cơ sở lý luận,tác giả nghiên cứu các định nghĩa văn hóa, quan
điểm văn hóa của các nhà khoa học và hệ thống lại về khái niệm văn hóa.
Tác giả tập trung về giá trị văn hóacác di tích lịch sử cách mạng trong hai cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ ở Hậu Giang. Đồng thời thông qua
các di tích lịch sử cách mạng đó xác định ý nghĩa, tầm quan trọng và giá trị văn hóa
to lớn của mỗi di tích. Từ đó, giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh THPT ở
địa phương.Bên cạnh điều kiện kinh tế- XH, tác giả còn tập trung đề cập đến truyền
thống đấu tranh cách mạng của nhân dân Hậu Giang trong hai cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
Chương 2: Tác giả tập trung nghiên cứu vào các di tích lịch sử cách mạng ở
Hậu Giang trong thời kì chống PhápVà chống Mỹ: Chiến thắng Tầm Vu (xã Thạnh
Xuân - Châu Thành A) (1946-1948),Chiến thắng Cái Sình (1952), Khu trù mật Vị
Thanh- Hỏa Lựu (1959), Căn cứ Tỉnh ủy Cần Thơ - xã Hỏa Tiến, thị xã Vị Thanh
(1965-1968), Căn cứ Tỉnh ủy Cần Thơ (xã Phương Bình- Phụng Hiệp) (1972), Chiến
thắng 75 lượt tiểu đoàn địch (xã Vĩnh Viễn Long Mỹ) (1973).
Chương 3: Tác giả tập trung vào các giải pháp phát huy giá trị văn hóa các di
tích cách mạng trong việc giáo dục truyền thống cho học sinh THPT ở Hậu Giang
thông qua phiếu khảo sát.
Kết luận: Tác giả nhấn mạnh,mỗi trận thắnglà những dấu ấn không thể nào
quên đối với tất cả các chiến sĩ, đồng bào, nhân dân yêu nước ở Hậu Giang trong thời
kỳ kháng chiến. Đây là cơ sở để giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ mà
đối tượng chủ yếu là học sinh trung học phổ thông trong tỉnh Hậu Giang nói chung
và thành phố Vị Thanh nói riêng.

-iii-


ABSTRACT
The dissertation is researched in three chapters:


Chapter 1: On a theoretical basis, the author studies the definitions of
cultures, cultural views of the scientists and systematizes back on cultural concepts.
The author focuses on the cultural values of the revolutionary history relics
in two resistance wars against the French colonialists and the US imperialists
in Hau Giang. At the same time, through these relics, it is said to determine the
meaning, importance and great cultural value of every historic site. Since then, it
helps educate patriotic tradition for local high school students. Besides the socio economic conditions, the researcher also mentioned tradition of revolutionary
struggle of the people of Hau Giang province in two resistance wars against the
French and American.
Chapter 2: The author focuses to research on revolutionary history relics in
Hau Giang during the combat against France and America: Tam Vu Victory (Thanh
Xuan commune- Chau Thanh A) (1946-1948), Cai Sinh Victory (1952), Vi ThanhHoa Luu dense areas (1959), Can Tho Provincial Bases–Hoa Tien commune, Vi
Thanh town (1965-1968), Can Tho Provincial Party Bases
(Phuong Binh commune- Phung Hiep) (1972), The Victory of 75 enemy
battalions (Vinh Vien commune -Long My) (1973).
Chapter 3: The researcher focuses on solutions that promote the value of
revolutionary relics in educating traditions for high school students in Hau Giang
through the survey.
Conclusion: The author emphasizes that each victory is an unforgettable mark
for all the soldiers, the people, patriotic people in Hau Giang during the wars. This is
the basis for patriotic traditional education for the younger generations that are mostly
high school students in general Hau Giang province and Vi Thanh City in particular.

-iv-


MỤC LỤC
Trang tựa
Quyết định giao đề tài
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i

LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
TÓM TẮT ................................................................................................................ iii
ABSTRACT ............................................................................................................. iv
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài ..................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................................2
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................7
3.1. Mục tiêu nghiên cứu .....................................................................................7
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................................7
4. Phạm vi và giới hạn đề tài ...................................................................................7
4.1. Phạm vi nghiên cứu đề tài ............................................................................7
4.2. Giới hạn nghiên cứu đề tài ............................................................................8
5. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................9
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ..........................................................11
7. Kết cấu của luận văn..........................................................................................11
NỘI DUNG ..............................................................................................................12
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ
HỘI VÀ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA NHÂN DÂN HẬU GIANG .... 12
1.1. Cơ sở lý luận về văn hóa và giá trị văn hóa trong giáo dục truyền thống cho
học sinh ..................................................................................................................12
1.1.1. Định nghĩa văn hóa ..................................................................................14
1.1.2. Văn hóa và chức năng giáo dục của văn hóa ...........................................16
1.1.2.1. Chức năng văn hóa ..........................................................................17
1.1.2.2 Chức năng giáo dục của văn hóa......................................................18

-v-


1.1.2.3. Khái niệm di sản văn hoá/ di tích phân loại di tích .........................21
1.2. Khái quát điều kiện kinh tế- xã hội và truyền thống cách mạng của nhân dân

Hậu Giang ..............................................................................................................29
1.2.1. Khái quát điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Hậu Giang ........................29
1.2.1.1. Vài nét chung về tỉnh Hậu Giang ....................................................29
1.2.1.2. Về điều kiện kinh tế- xã hội ............................................................31
1.2.2 Truyền thống đấu tranh cách mạng của nhân dân Hậu Giang trong hai cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ ............................................37
CHƯƠNG 2: CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ CÁCH MẠNG Ở HẬU GIANG TRONG HAI
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP VÀ ĐẾ QUỐC MỸ.............. 47
2.1. Các di tích lịch sử cách mạng ở Hậu Giang trong thời kì chống Pháp ..........47
2.1.1. Di tích “Chiến thắng Tầm Vu” ................................................................47
2.1.2. Di tích “Chiến thắng Cái Sình” ...............................................................50
2.2. Các di tích lịch sử cách mạng ở Hậu Giang trong thời kì chống Mỹ .............53
2.2.1. Căn cứ Tỉnh ủy Cần Thơ (xã Phương Bình- Phụng Hiệp) (1972) ..........53
2.2.2. Chiến thắng 75 lượt tiểu đoàn địch (xã Vĩnh Viễn Long Mỹ) (1973) .....60
2.2.3. Căn cứ tỉnh uỷ Cần Thơ di tích lịch sử cách mạng điển hình vai trò - ý
nghĩa và giá trị văn hóa của khu di tích căn cứ tỉnh ủy Cần Thơ ở Hậu Giang
hiện nay .............................................................................................................68
2.2.3.1. Vai trò của khu di tích căn cứ Tỉnh ủy Cần Thơ .............................68
2.2.3.2. Ý nghĩa lịch sử của khu căn cứ Tỉnh ủy Cần Thơ...........................70
2.2.3.3. Gíá trị văn hóa của khu di tích căn cứ Tỉnh ủy Cần Thơ ................71
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA CÁC
DI TÍCH LỊCH SỬ CÁCH MẠNG TRONG VIỆC GIÁO DỤC TRUYỀN
THỐNG CHO HỌC SINH THPT Ở HẬU GIANG ............................................75
3.1. Các giá trị văn hóa của các di tích lịch sử cách mạng ở Hậu Giang ..............75
3.1.1. Giá trị về khoa học....................................................................................76
3.1.2. Giá trị văn hóa, lịch sử..............................................................................77
3.1.3. Giá trị kinh tế ............................................................................................77

-vi-



3.1.4. Giá trị du lịch ............................................................................................77
3.1.5. Giá trị giáo dục .........................................................................................77
3.2. Các đề xuất, kiến nghị khai thác các giá trị văn hóa, lịch sử để giáo dục truyền
thống cho học sinh phổ thông ................................................................................78
3.2.1 Hệ thống trường phổ thông và học sinh phổ thông ở Hậu Giang .............78
3.2.1.1. Vị trí các trường THPT ở Tp. Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang ...............81
3.2.1.2. Về đặc điểm của học sinh ở các trường THPT ...............................82
3.2.1.3. Hiện trạng hoạt động giáo dục truyền thống ở các trường THPT thông
qua các di tích lịch sử cách mạng .................................................................84
3.2.2. Nội dung các giá trị văn hóa cần giáo dục cho học sinh phổ thông ........93
3.2.3. Các biện pháp và phương pháp giáo dục truyền thống cho học sinh THPT
ở Hậu Giang .......................................................................................................95
KẾT LUẬN ..............................................................................................................97
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................99
PHỤ LỤC ...............................................................................................................102
PHỤ LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁT HỌC SINH ..................................................102
PHỤ LỤC 2: PHIẾU KHẢO SÁT GIÁO VIÊN ................................................105
PHỤ LỤC 3: HÌNH ẢNH ...................................................................................108

-vii-


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Cùng với các di tích lịch sử- văn hoá, di tích lịch sử cách mạng là một phần
quan trọng trong di tích lịch sử- văn hóa của dân tộc. Di tích lịch sử cách mạng góp
phần điểm tô, tạo nên điểm sáng nổi bật đó là truyền thống yêu nước đấu tranh cách
mạng của toàn thể dân tộc Việt Nam nói chung và của nhân dân Hậu Giang nói riêng.
Đồng thời những di tích lịch sử cách mạng ấy cũng thể hiện tinh thần yêu chuộng hoà

bình, tự do của dân tộc. Ngày nay, việc phát huy giá trị văn hóa của các di tích lịch
sử cách mạng có vai trò quan trọng trong việc giáo dục truyền thống yêu nước cho
thế hệ trẻ hôm nay. Điều đó càng có ý nghĩa hơn khi Hậu Giang đã và đang bước
vào thời kì mới “hội nhập và phát triển” trên cơ sở những truyền thống hào hùng của
quá khứ và một nguồn nhân lực vừa có trình độ học vấn cao vừa được kế thừa những
truyền thống tốt đẹp của quê hương, đất nước.
Các di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn Hậu Giang là những di tích đã gắn
liền với quá trình đấu tranh cách mạng của nhân dân Hậu Giang trong suốt hai thời kì
kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản
Việt Nam nhiệm vụ hàng đầu là giành độc lập - tự do cho dân tộc, thống nhất đất nước.
Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân và đế quốc xâm lược của dân tộc,
ở Hậu Giang tiếp nối truyền thống cha ông đã nhất tề đứng lên kháng chiến giành
được những chiến công oanh liệt hào hùng: Chiến thắng Tầm Vu (xã Thạnh Xuân Châu Thành A) (1946-1948), Chiến thắng Cái Sình (1952), Khu trù mật Vị ThanhHỏa Lựu (1959), Căn cứ Tỉnh ủy Cần Thơ (xã Phương Bình- Phụng Hiệp) (1972),
Chiến thắng 75 lượt tiểu đoàn địch (xã Vĩnh Viễn Long Mỹ) (1973). Gắn liền với
những chiến công, những chiến tích oai hùng là sự chiến đấu ngoan cường, sự chiến
đấu quả cảm của toàn thể người dân Hậu Giang. Chính những chiến công này đã góp
phần viết nên những trang sử hào hùng vẻ vang của dân tộc. Tất cả đều được Bộ Văn
hóa Thông tin công nhận là các di tích Lịch sử văn hóa cách mạng: Nhằm tôn vinh
và giáo dục cho thế hệ trẻ trong tỉnh Hậu Giang và giới thiệu với tất cả mọi ngưởi ở

-1-


nhiều nơi khác chiêm ngưỡng những công trình văn hóa, những chiến tích tiêu biểu
về truyền thống yêu nước của nhân dân Hậu Giang.
Mỗi di tích lịch sử cách mạng ấy đều mang trong nó nhiều giá trị khác nhau
nhưng tất cả đều chung nhất là thể hiện tính kiên trung, tinh thần dũng cảm, truyền
thống yêu nước nồng nàn của người dân Hậu Giang. Tất cả các giá trị ấy ngày nay
chúng ta cần phải bảo vệ và phát huy nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, đề cao
chủ nghĩa anh hùng cách mạng cho các thế hệ trẻ noi theo. Từ những giá trị văn hóa

trên đã thôi thúc tác giả hình thành một ý tưởng về một công trình nghiên cứu về
mảng giá trị văn hóa về các di tích lịch sử cách mạng trên chính mảnh đất mà tác giả
đã được sinh ra và lớn lên. Và sau khi tiếp cận với những kiến thức chuyên ngành
văn hóa học, tác giả mạnh dạn chọn đề tài “Giá trị văn hóa di tích lịch sử cách mạng
ở Hậu Giang trong việc giáo dục truyền thống cho học sinh THPT ở địa phương” để
làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đề tài “Giá trị văn hóa di tích lịch sử cách mạng ở Hậu Giang trong việc giáo
dục truyền thống cho học sinh THPT ở địa phương” là đề tài nghiên cứu khá mới
chưa có một tài liệu nào nghiên cứu. Có chăng là những lời giới thiệu sơ nét thông
qua một số công trình nghiên cứu đã được công bố có liên quan đến đề tài. Những
công trình này chỉ nghiên cứu về lịch sử cách mạng, lịch sử đấu tranh nhân dân, những
trận đánh oai hùng … chưa đi sâu vào nghiên cứu từ những giá trị văn hóa di tích lịch
sử cách mạng mà đặc biệt là trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế
quốc Mĩ. Để từ đó giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ mà đối tượng chủ
yếu là học sinh THPT ở địa phương Hậu Giang.
Như vậy để nghiên cứu sâu từ những giá trị văn hoá thông qua các di tích tác
giả cần phải tham khảo nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học chuyên về
các di tích văn hoá đề từ đó tiếp cận và thực hiện đề tài một cách hiệu quả và khoa học
như: Công trình Một con đường tiếp cận di sản văn hoá do Bộ Văn hoá - Thông tin ấn
hành, Hà Nội năm 2006. Trong công trình này đã tập hợp nhiều bài nghiên cứu về lý
luận di sản văn hoá cũng như thực tiễn. Trong đó tiêu biểu nhất là các bài: Khảo cổ học

-2-


với công tác bảo vệ và phát huy di sản văn hoá (Vũ Quốc Hiền); Bảo tồn di tích, nhân
tố quan trọng của phát triển bền vững (Lê Thành Vinh)…. Song song đó tác giả Ngô
Phương Thảo viết bài Bảo vệ di sản, cuộc chiến từ những góc nhìn đăng ở Tạp chí Văn
hoá nghệ thuật số 289 tháng 07/2008. Bài viết đã đề cập đến vấn đề bảo vệ di sản văn

hoá hiện nay. Việc bảo vệ , giữ gìn các di sản văn hoá không phải chỉ riêng ai mà tất
cả xuất phát từ ý thức, trách nhiệm của mỗi cá nhân trong cộng đồng xã hội.
Ngoài ra, tác giả còn trực tiếp tham gia lớp tập huấn với Bài tập huấn về “Di
sản văn hoá Việt Nam Khái niệm, loại hình và giáo dục di sản” của TS. Lê Thị Minh
Lý Cùng với “Quy trình giáo dục trải nghiệm di sản trong nhà trường”
PGS.TS.Nguyễn Văn Huy Trung tâm Nghiên cứu & Phát huy Giá trị Di sản văn hóa
vào năm 2014 . Qua các công trình này tác giả hướng đề tài về giá trị văn hoá các di
tích lịch sử và từ giá trị văn hoá đó sẽ giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ.
Bên cạnh những công trình khoa học nghiên cứu về di sản văn hoá, di tích văn
hoá và giá trị văn hoá cùng với việc phát huy giữ gìn các di sản và di tích văn hoá.
Tác giả tìm hiểu và nghiên cứu một số công trình liên quan khác mà nội dung chủ
yếu là nghiên cứu về lịch sử cách mạng, lịch sử đấu tranh nhân dân, những trận đánh
oai hùng ở Tây Nam Bộ nói chung và Cần Thơ - Hậu Giang nói riêng. Điểm chung
nhất của các công trình này đều mô tả, trình bày lại những trận đánh oai hùng, ca ngợi
tinh thần chiến đấu dũng cảm của chiến sĩ đồng bào yêu nước ở Hậu Giang trong hai
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Để từ đó giáo dục tinh thần
yêu nước, yêu quê hương, yêu hòa bình, đạo lý biết ơn thế hệ cha ông đã hy sinh để
chúng ta có cuộc sống hiện tại. Đó là động lực, là nền tảng để cho thế hệ trẻ hôm nay
và mai sau tiếp tục xây dựng bảo vệ đất nước như:
Quyển Cần Thơ 30 năm vũ trang chống thực dân Pháp- Đế quốc Mỹ của Bộ
chỉ huy quân sự tỉnh Cần Thơ xuất bản năm 1997. Quyển Cần Thơ 30 năm vũ trang
chống thực dân Pháp- Đế quốc Mỹ của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Cần Thơ là một công
trình khoa học để ghi nhớ sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng trong cuộc chiến tranh giải
phóng dân tộc, ghi nhớ công lao của hàng vạn cán bộ, chiến sĩ đồng bào đã anh dũng
hy sinh vì sự nghiệp giải phóng tỉnh nhà. Quyển sách này cũng đề cập đến chính sự

-3-


chiến đấu ngoan cường của hàng vạn cán bộ, chiến sĩ đồng bào đã anh dũng hy sinh

là tấm gương cho các thế hệ tiếp nối có điều kiện ôn lại truyền thống đấu tranh kiên
cường, bất khuất của lớp người đi trước. Đồng thời cũng rút ra những bài học kinh
nghiệm quý báu cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam.
Ban chấp hành Đảng bộ Thị xã ủy Vị Thanh năm 1999 viết Quyển Sơ thảo
Lịch sử Đảng bộ thị xã Vị Thanh giai đoạn 1954-1975. Ghi lại tất cả những cống hiến
lớn lao sự hy sinh vô giá của những con người thân yêu trên mảnh đất Vị Thanh (Hậu
Giang) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Qua đó, nhằm giáo dục truyền
thống đấu tranh bất khuất kiên cường, tinh thần cách mạng tiến công và niềm tự hào
về quê hương Vị Thanh cho thế hệ hôm nay và mai sau.
Quyển Lịch sử Đảng bộ tỉnh Cần Thơ tập III(1954- 1975) xuất bản 2006.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của tỉnh Cần Thơ nói chung và Hậu Giang nói
riêng là một trong những trọng điểm đánh phá bình định ác liệt của quân địch, với
những chiến lược, chiến thuật, phương tiện vũ khí hiện đại… Quân dân Cần Thơ Hậu Giang vượt qua khó khăn gian khổ không ngại hy sinh chiến đấu kiên cường để
đóng góp vào thắng lợi chung của cả nước. Đồng thời nhấn mạnh “ Để góp phần
giáo dục truyền thống cách mạng, với những bài học thực tiễn, sống động về lòng
yêu quê hương, yêu tổ quốc của lớp người đi trước sẽ góp phần giúp cho thế hệ trẻ
hôm nay và mai sau vững bước trên bước đường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực
hiện thắng lợi công cuộc đổi mới đất nước”. [3, tr.6]
Quyển Địa chí Cần Thơ do Tỉnh ủy, ủy ban nhân dân tỉnh Cần Thơ chủ trì
xuất bản 2002. Là một công trình khoa học tầm cở của tỉnh, tập hợp những nhà nghiên
cứu am tường có vốn khoa học và hoạt động thực tiễn cả về xã hội lẫn tự nhiên tập
trung sức lực trí tuệ, tâm huyết để tạo nên “Địa chí Cần Thơ”. Quyển Địa chí Cần
Thơ có ghi “Đất địa này không có những trận Đống Đa hoặc Rạch Gầm Soài Mút
nhưng có Tầm Vu oai hùng trong chống Pháp hay đánh bại 75 lượt tiểu đoàn ngụy
trong chống Mỹ mà ngày nay còn sừng sững tượng bia ở đó”.[37, tr.5].
Quyển Danh nhân và di tích lịch sử văn hóa Tỉnh Cần Thơ của Sở văn hóa
thông tin tỉnh Cần Thơ xuất bản năm 2003. Quyển sách giới thiệu về các danh nhân,

-4-



di tích lịch sử - văn hóa trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc
Mỹ của nhân dân Cần Thơ và cả nhân dân Hậu Giang. Quyển sách thể hiện tinh thần
chiến đấu hào hùng của nhân dân “Mỗi vùng đất là mỗi chiến công” như: Chiến thắng
Tầm Vu, Chiến thắng 75 tiểu đoàn địch sau hiệp định Pari 1973… đã góp phần viết
nên những trang sử sáng chói trong kho sử vĩ đại chống ngoại xâm của dân tộc Việt
Nam, thời đại Hồ Chí Minh. [31, tr.4].
Quyển Những trận đánh của lực lượng vũ trang nhân dân tỉnh Hậu Giang tập
I xuất bản 2005, tập II xuất bản 2007, tập III xuất bản 2008, tập IV xuất bản 2011 do
Đảng ủy- Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Hậu Giang biên soạn và xuất bản. Quyển Những trận
đánh của lực lượng vũ trang nhân dân tỉnh Hậu Giang . Với tập I Đảng ủy- Bộ chỉ huy
quân sự tỉnh đã ghi nhận 10 trận đánh, tập II ghi nhận 12 trận đánh, tập III ghi nhận 12
trận đánh, tập IV 11 trận đánh. Đặc biệt nhất là tập IV với 11 trận đánh diễn ra trong
hai thời kì kháng chiến chống Pháp (1945- 1954) và chống Mỹ (1954- 1975), với các
hình thức chiến thuật khác nhau do bộ đội chủ lực khu, bộ đội các tỉnh, huyện, dân
quân du kích xã thực hiện. Mỗi trận đánh có ý nghĩa hết sức quan trọng trong sự nghiệp
đấu tranh giải phóng dân tộc và có giá trị lịch sử nhất định. Nhưng tất cả nhằm mục
đích giáo dục để nâng cao truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ hôm nay.
Quyển Lịch sử truyền thống đấu tranh cách mạng của Đảng bộ, quân và dân
Long Mỹ (1937-1975) sơ thảo. Long Mỹ là huyện căn cứ của Tỉnh Cần Thơ (nay
thuộc tỉnh Hậu Giang) một địa bàn chiến lược quan trọng, nơi có truyền thống đấu
tranh cách mạng. Trãi qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ
đầy gian khổ nhưng người Long Mỹ không hề khiếp sợ lũ cướp nước và bán nước
mà một lòng đấu tranh giành độc lập tự do cho quê hương của mình. Luôn tiếp nối
truyền thống của ông cha một lòng chiến đấu để bảo vệ thành quả mà ông cha đã gìn
giữ đặc biệt dưới ngọn cờ của Đảng.
Quyển sách Quân, Dân khu 9 chiến thắng 75 lượt tiểu đoàn địch sau hiệp định
Pari 1973 của Ban tuyên giáo tỉnh ủy Hậu Giang xuất bản năm 2010. Quyển sách
này ra đời nhằm khẳng định ý nghĩa to lớn của chiến thắng 75 lượt tiểu đoàn địch sau
hiệp định Pari 1973 của Quân và Dân khu 9 dưới sự lãnh đạo của Khu ủy trên địa


-5-


bàn tỉnh Chương Thiện của ngụy (nay thuộc địa phận tỉnh Hậu Giang). Bên cạnh đó,
quyển sách cũng đề cập đến việc lưu giữ và giáo dục truyền thống dũng cảm, kiên
cường, chủ động, sáng tạo của Quân và Dân trong kháng chiến. Đồng thời phát huy
truyền thống tốt đẹp đó trong xây dựng, phát triển tỉnh Hậu Giang theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Quyển Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến (1945- 1954) NXB Chính trị quốc
gia- Sự thật Hà Nội- 2010. Tổng kết lại trang sử hào hùng trong sự nghiệp đấu tranh
cách mạng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ của
quân và dân Tây Nam Bộ là việc hết sức quan trọng và cần thiết. Nhằm góp phần
tuyên truyền và giáo dục truyền thống yêu nước, nâng cao lòng tự hào và ý thức trách
nhiệm của tất cả công dân trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.
Hoàng Anh với cuốn Giáo dục với việc hình thành và phát triển nhân cách
sinh viên, NXB Chính trị quốc gia- Sự thật Hà Nội- 2012. Quyển sách nhấn mạnh
nhân cách sinh viên, học sinh là nhân cách của những người trẻ đang được chuẩn bị
để thực hiện chức năng lao động có trình độ nghiệp vụ cao trong một lĩnh vực hoạt
động nào đó của xã hội. Do vậy việc giáo dục hình thành nhân cách cho sinh viên học
sinh có ý nghĩa rất quan trọng. Đặc biệt giáo dục truyền thống đấu tranh cách mạng,
truyền thống yêu quê hương đất nước, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Bởi họ là tầng
lớp trí thức tương lai của đất nước và sẽ có những đóng góp quan trọng trong sự
nghiệp phát triển của đất nước.
Tóm lại, các công trình nghiên cứu nêu trên là những tư liệu vô cùng quý giá,
giúp tác giả luận văn kế thừa, tổng hợp và tìm hiểu thêm về giá trị văn hóa các di tích
lịch sử cách mạng của Hậu Giang. Tuy nhiên, sẽ tập trung vào các giá trị văn hóa các
di tích lịch sử cách mạng trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc
Mỹ ở Hậu Giang. Đây cũng là lý do thôi thúc tác giả chọn đề tài này làm luận văn để
tìm hiểu chuyên sâu hơn về hệ thống các di tích lịch sử cách mạng ở Hậu Giang trong

hai thời kì kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Đồng thời thông qua các di tích lịch
sử cách mạng đó xác định ý nghĩa, tầm quan trọng và giá trị văn hóa to lớn của mỗi
di tích. Từ đó, giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh THPT ở địa phương.

-6-


3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu một cách có hệ thống về một số di tích lịch sử cách mạng ở Hậu
Giang trong hai thời kì kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.
- Xác định ý nghĩa, tầm quan trọng và giá trị văn hóa to lớn của mỗi di tích,
bởi mỗi di tích gắn với những chiến công, gắn với các nhân vật cách mạng trong việc
giáo dục truyền thống lòng yêu nước cho học sinh trung học phổ thông.
- Đề xuất những con đường, biện pháp phát huy và giáo dục giá trị văn hóalịch sử cho đối tượng là học sinh trung học phổ thông. Giáo dục cho học sinh truyền
thống yêu nước, lòng biết ơn sâu sắc đối với các thế hệ đi trước, những người đã anh
dũng, kiên cường chiến đấu, hi sinh để giữ gìn độc lập của đất nước.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu một cách có hệ thống các di tích lịch sử cách mạng ở Hậu Giang
trong hai thời kì kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.
- Phân tích được các di tích lịch sử cách mạng này mang ý nghĩa hết sức quan
trọng và có giá trị văn hóa hết sức to lớn vì mỗi di tích đều gắn với những chiến công,
gắn với các nhân vật cách mạng.
- Khai thác để giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh trung học phổ
thông trong thành phố Vị Thanh nói riêng và toàn tỉnh Hậu Giang nói chung, để các
em thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với các thế hệ đi trước những người đã anh dũng,
kiên cường chiến đấu, hi sinh để giữ gìn độc lập của đất nước.
4. Phạm vi và giới hạn đề tài
4.1. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Đề tài: “Giá trị văn hóa di tích lịch sử cách mạng ở Hậu Giang trong việc giáo

dục truyền thống cho học sinh THPT ở địa phương” phạm vi đề tài chỉ tập trung nghiên
cứu một số di tích lịch sử cách mạng tiêu biểu trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp
và chống Mỹ ở Hậu Giang như: Chiến thắng Tầm Vu (xã Thạnh Xuân- Châu Thành A)
(1946-1948), Chiến thắng Cái Sình (1952, Căn cứ Tỉnh ủy Cần Thơ (xã Phương BìnhPhụng Hiệp)(1972), Chiến thắng 75 tiểu đoàn địch (xã Vĩnh Viễn Long Mỹ) (1973).

-7-


4.2. Giới hạn nghiên cứu đề tài
- Giới hạn về thời gian:
Giới hạn về thời gian là hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc
Mỹ (1945 – 1975)
Các vấn đề khác có liên quan chỉ đề cập một cách vắn tắt với mục đích là nổi
bậc hoặc chứng minh một luận điểm để làm sáng tỏ các giá trị văn hóa của các di tích
lịch sử cách mạng ở Hậu Giang nhằm mục đích giáo dục truyền thống yêu nước cho
học sinh THPT ở địa phương.
- Giới hạn về không gian:
Do giới hạn về những điều kiện chủ quan lẫn khách quan, tác giả không có
tham vọng nghiên cứu hết tất cả các di tích lịch sử cách mạng trong tỉnh Hậu Giang
mà tác giả chỉ thực hiện đề tài ở một số di tích lịch sử cách mạng tiêu biểu theo đúng
với giới hạn phạm vi nghiên cứu nêu trên cũng như cấp bậc khảo sát chủ yếu ở 4
trường THPT tại địa bàn thành phố Vị Thanh trên tổng số 21 trường trên toàn tỉnh
Hậu Giang. Bởi vì:
+ Thành phố Vị Thanh là trung tâm kinh tế- văn hóa- xã hội của tỉnh.
+ Ở đây có nhịp sống rất năng động, sáng tạo vừa mang đậm dấu ấn của văn
hóa thành thị lẫn văn hóa nông thôn. Vì thế thành phố Vị Thanh mang đầy đủ những
nét tiêu biểu văn hóa của tỉnh Hậu Giang.
+ Đây chính là bộ mặt của tỉnh, khi tiến hành khảo sát giá trị văn hóa các di
tích lịch sử cách mạng ở Hậu Giang trong việc giáo dục truyền thống yêu nước cho
học sinh THPT ở địa bàn thành phố Vị Thanh sẽ toát lên được những nét đặc trưng

cơ bản của tỉnh nên tác giả chọn đây là phạm vi khảo sát của luận văn.
Cụ thể:
- Trường THPT chuyên Vị Thanh.
Địa chỉ: Số 04, đường Đồ Chiểu, phường I thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu
Giang. Đây là một trường đặc thù của tỉnh Hậu Giang. Trường học là nơi đào tạo các
học sinh giỏi cho tỉnh Hậu Giang, được sự đặc biệt chăm lo của ngành giáo dục tỉnh.

-8-


- Trường THPT Vị Thanh
Địa chỉ: Số 559, đường Trần Hưng Đạo, KV1, phường III, thành phốVị Thanh,
tỉnh Hậu Giang.
- Trường THPT Chiêm Thành Tấn
Địa chỉ: số 03, đường Chu Văn An, khu vực 1, phường VII, thành phố Vị
Thanh, tỉnh Hậu Giang.
- Trường THPT Lê Hồng Phong
Địa chỉ: ấp I, xã Vị Thắng huyện Vị Thủy (thuộc 13 ngàn) thành phố Vị Thanh,
tỉnh Hậu Giang.
Nhìn chung, các di tích lịch sử cách mạng trong 2 thời kì chống Pháp và chống
Mỹ đều có quy mô lớn, trải rộng khắp tỉnh Hậu Giang. Chính vì thế mà các di tích lịch
sử cách mạng có tầm ảnh hưởng rất lớn đến toàn thể cộng động dân cư ở Hậu Giang.
Tất cả là những minh chứng của truyền thống đấu tranh hào hùng của quân và dân Hậu
Giang trong 2 cuộc kháng chiến, điều đó càng khẳng định rằng Hậu Giang là vùng đất
giàu truyền thống đấu tranh cách mạng. Chính vì vậy mà được cấp chính quyền địa
phương quan tâm bảo tồn phát triển.Tất cả là dấu ấn trong lịch sử và ngày nay là nơi
để giáo dục, tưởng nhớ công ơn của các thế hệ trước đã quên mình vì thế hệ mai sau.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để đảm bảo tính khoa học và thực tiễn của đề tài, tác giả đã sử dụng các
phương pháp nghiên cứu như sau:

- Phương pháp luận:
Người viết sử dụng phương pháp luận chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ
Chí Minh
- Phương pháp lịch sử- logic
Người viết vận dụng phương pháp này trong việc tìm về lịch sử hình thành các
di tích lịch sử cách mạng ở Hậu Giang để biết được giá trị văn hóa của các di tích lịch
sử cách mạng được xây dựng trên cơ sở nào và phát triển ra sao.
- Phương pháp điều tra xã hội học
Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã sử dụng phương pháp điều tra xã
hội học để tìm hiểu về những đặc điểm, điều kiện tự nhiên, chính trị- kinh tế- văn hóa
-9-


– xã hội của tỉnh Hậu Giang để biết thêm những thông tin hữu ích về những yếu tố tác
động đến việc giáo dục truyền thống yêu nước thông qua các di tích lịch sử cách mạng,
góp phần hoàn thiện luận văn.
- Phương pháp sưu tầm tư liệu:
Trên cơ sở những tư liêu đã sưu tầm tác giả tiến hành xử lí các nguồn tài liệu
theo đúng các yêu cầu của phương pháp nghiên cứu văn hóa. Tác giả bắt đầu tiến
hành đề tài bằng cách chọn lọc trong các tài liệu thành văn những nội dung có liên
quan đến di tích lịch sử cách mạng ở Hậu Giang để có sự nhìn nhận vấn đề ban đầu
một cách đúng hướng.
- Phương pháp nghiên cứu điền dã:
Sau khi tác giả tiến hành nghiên cứu điền dã bằng cách phỏng vấn những người
am hiểu về các di tích lịch sử cách mạng ở Hậu Giang, khảo sát một số địa điểm, di
tích có liên quan đến đề tài. Sau khi có đầy đủ các nguồn tư liệu, tác giả sẽ tiến hành
xử lí các nguồn tài liệu bằng cách tổng hợp, phân tích, diễn giảng, so sánh các nguồn
tài liệu. Bên cạnh đó tác giả đã thực hiện phát phiếu khảo sát cho đối tượng học sinh
ở cả 4 trường THPT trên địa bàn thành phố. Cụ thể:
+ Phát 240 phiếu khảo sát dành cho đối tượng là học sinh trên 04 điểm trường

THPT trên địa bàn Tp. Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.( Mỗi trường là 60 phiếu dành cho
cả 3 khối lớp 10,11, 12)
+Thu lại được 240 phiếu.
+ Phát 60 phiếu khảo sát dành cho đối tượng là giáo viên trên 04 điểm trường
THPT trên địa bàn Tp. Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.( Mỗi trường là 15 phiếu dành cho
giáo viên dạy các môn văn- sử- Địa- GDCD).
+Thu lại được 60 phiếu.
- Phương pháp xử lí số liệu: Lập bảng biểu thống kê
Cuối cùng, tác giả sẽ có những đánh giá, kết luận về“Giá trị văn hóa di tích
lịch sử cách mạng ở Hậu Giang trong việc giáo dục truyền thống yêu nước cho học
sinh THPT ở địa phương” một cách khách quan, chính xác và khoa học.
Những phương pháp nêu trên đã giúp tác giả từng bước hoàn chỉnh luận văn
thạc sĩ của mình.
-10-


6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Xét về góc độ khoa học:
Đề tài góp phần hệ thống lại các di tích lịch sử cách mạng ở Hậu Giang trong
giai đoạn 1945- 1975.
Khai thác giá trị của các di tích phục vụ cho việc giáo dục truyền thống yêu
nước cho thế hệ trẻ mà đối tượng chủ yếu là học sinh THPT Thành phố Vị Thanh
Hậu Giang.
Xét ở góc độ thực tiễn:
Đề tài sẽ góp phần vào việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các di tích lịch
sử cách mạng. Đồng thời đề tài còn có ý nghĩa to lớn là giáo dục truyền thống yêu
quê hương đất nước, uống nước nhớ nguồn biết ơn những anh hùng không tiếc máu
xương vì tổ quốc.
Đề tài sẽ là một tài liệu tham khảo bổ ích cho học sinh, sinh viên các trường
đại học, cao đẳng chuyên ngành văn hóa học khi tiến hành học tập và nghiên cứu văn

hóa lịch sử địa phương ở Hậu Giang nói riêng và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
nói chung. Hy vọng luận văn này sẽ là một tài liệu đáng tin cậy cho các nhà nghiên
cứu tham khảo khi tìm hiểu về các di tích lịch sử cách mạng ở Hậu Giang.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài các phần Mở đầu, Nội dung, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung
của đề tài bao gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và khái quát điều kiện kinh tế - xã hội và truyền
thống cách mạng của nhân dân Hậu Giang
Chương 2: Các di tích lịch sử cách mạng ở Hậu Giang trong hai cuộc kháng
chiến chống thực dân pháp và đế quốc Mỹ.
Chương 3: Các giải pháp phát huy giá trị văn hóa của các di tích lịch sử cách
mạng trong giáo dục truyền thống cho học sinh THPT ở Hậu Giang.

-11-


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Hoàng Anh (2012), Giáo dục với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh
viên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[2]. Ban Chấp hành Đảng bộ Châu Thành (1999), Lịch sử Đảng bộ huyện Châu
Thành(1930-1975).
[3]. Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Cần Thơ (2006), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Cần
Thơ tập III (1954- 1975), tr.6.
[4]. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Long Mỹ (2007), Lịch sử truyền thống đấu tranh
cách mạng của Đảng bộ, quân và dân Long Mỹ (1937- 1975).
[5]. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hậu Giang (2010), Hậu Giang đổi mới và phát triển,
Hậu Giang. tr.177.
[6]. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hậu Giang (2010), Quân, Dân khu 9 chiến thắng 75
lượt tiểu đoàn địch sau hiệp định Pari 1973, Hậu Giang.
[7]. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hậu Giang (2012), Anh hùng lực lượng vũ trang nhân

dân tỉnh Hậu Giang, Hậu Giang.
[8]. Lê Đình Bích (2007), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Đại học Cần Thơ, Cần Thơ.
[9]. Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Cần Thơ (1997), Cần Thơ 30 năm vũ trang chống thực
dân Pháp- Đế quốc Mỹ, Cần Thơ.
[10]. Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Hậu Giang(2005), Những trận đánh của lực lượng vũ
trang nhân dân tỉnh Hậu Giang tập I, Hậu Giang.
[11]. Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Hậu Giang(2007), Những trận đánh của lực lượng vũ
trang nhân dân tỉnh Hậu Giang tập II, Hậu Giang.
[12]. Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Hậu Giang(2008), Những trận đánh của lực lượng vũ
trang nhân dân tỉnh Hậu Giang tập III, Hậu Giang.
[13]. Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Hậu Giang(2011), Những trận đánh của lực lượng vũ
trang nhân dân tỉnh Hậu Giang tập VI, Hậu Giang.
[14]. Đào Xuân Chức (2002), Nguồn tư liệu ảnh về cuộc kháng chiến chống Pháp
(1945 – 1954), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

-99-


[15]. Nguyễn Đăng Duy (2002), Văn hóa học Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
[16]. Phạm Đức Dương (2000), Văn hóa Việt Nam trong bối cảnh Đông Nam Á, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội.
[17]. Đỗ Hợp, Nguyễn Kim Lai (2007), Văn hóa học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[18]. Nhâm Hùng (2005), Tìm hiểu đất và người Hậu Giang,Nxb Văn nghệ, Hồ Chí Minh.
[19]. Nguyễn Khắc Hùng (2011), Văn hóa và Văn hóa học đường, Nxb Thanh niên,
Hồ Chí Minh.
[20]. Thanh Lê (1999), Văn hóa và đời sống xã hội,Nxb Thành Nghĩa, Hồ Chí Minh.
[21]. Nguyễn Thế Long (2006), Truyền thống đạo đức, Nxb Văn hóa – thông tin, Hà Nội.
[22]. Luật giáo dục 2005.
[23]. Luật di sản văn hóa của Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số
28/2001/QH10 về di sản văn hóa.

[24]. Phùng Đinh Mẫn (2008), “Giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên trong bối cảnh
kinh tế thị trường và hội nhập của nước ta hiện nay”, Tạp chí tâm lí học, (11).
[25]. Phan Ngọc (2004), Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
[26]. Đặng Đức Siêu (2003), Giáo trình cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Đại học Sư
phạm Tp. HCM, Hồ Chí Minh.
[27]. Đặng Đức Siêu (2004), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[28]. Sở Giáo dục & đào tạo Hậu Giang, Báo cáo tổng kết năm học 2012-2013 và
phương hướng nhiệm vụ trọng tâm năm học 2013 - 2014.
[29]. Sở Giáo dục & đào tạo Hậu Giang, Báo cáo tổng kết năm học 2013-2014 và
phương hướng nhiệm vụ trọng tâm năm học 2014-2015.
[30]. Sở Giáo dục & đào tạo Hậu Giang, Báo cáo tổng kết năm học 2014-2015 và
phương hướng nhiệm vụ trọng tâm năm học 2015-2016.
[31]. Sở Văn hóa - thông tin tỉnh Cần Thơ (2003), Danh nhân và di tích lịch sử văn
hóa tỉnh Cần Thơ. tr.4.
[32]. Trương Văn Tài (1999), Hành trình đến với Bảo Tàng, Nxb Trẻ, Hồ Chí Minh.
[33]. Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[34]. Thị xã ủy Vị Thanh (1999), Lịch sử Đảng bộ thị xã Vị Thanh giai đoạn 1954 – 1975.

-100-


[35]. Tỉnh ủy Cần Thơ (1995), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Cần Thơ quyển sơ thảo “ Lịch
sử Đảng bộ tỉnh Cần Thơ tập I (1929- 1945).
[36]. Tỉnh ủy tỉnh Hậu Giang (2013), Hậu Giang - 10 năm một chặng đường, Hậu Giang.
[37]. Ủy Ban nhân dân tỉnh Cần Thơ (2002), Địa chí Cần Thơ, Cần Thơ. tr.5.
[38]. Trần Quốc Vượng (Chủ biên) (2008), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục,
Hà Nội.

-101-




×