MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ..............................................................................................................1
DANH MỤC BẢNG BIỂU ..................................................................................................................2
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................................3
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 3
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................ 4
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 5
4. Lịch sử nghiên cứu đề tài ....................................................................................... 5
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................................... 10
6. Bố cục của luận văn .............................................................................................. 11
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .................................................................. 12
1.1. Một số khái niệm cơ bản ................................................................................... 12
1.1.1. Du lịch văn hóa ........................................................................................................... 12
1.1.2. Di tích lịch sử cách mạng ............................................................................................. 13
1.2. Vai trò của phát triển du lịch với bảo tồn, phát huy di tích lịch sử cách
mạng ........................................................................................................................... 15
1.3. Phát triển du lịch tại di tích lịch sử cách mạng ............................................... 17
1.3.1. Đặc điểm chung .......................................................................................................... 17
1.3.2. Nhân tố ảnh hưởng ..................................................................................................... 19
1.3.3. Nguyên tắc ................................................................................................................. 20
1.3.4. Nội dung tổ chức ......................................................................................................... 22
1.4. Kinh nghiệm phát triển du lịch tại một số khu di tích lịch sử cách mạng ... 25
1.4.1. Kinh nghiệm trên thế giới ............................................................................................ 25
1.4.2. Kinh nghiệm một số địa phương trong nước ................................................................ 27
Tiểu kết chƣơng 1 ..................................................................................................... 30
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI KHU DI TÍCH LỊCH SỬ CÁCH MẠNG ATK ĐỊNH HÓA
– THÁI NGUYÊN ........................................................................................................................... 30
2.1. Khái quát về khu di tích .................................................................................... 30
2.1.1. Lịch sử hình thành ....................................................................................................... 30
2.1.2. Hệ thống điểm di tích thuộc khu di tích ........................................................................ 32
1
2.1.3. Hệ thống tài nguyên du lịch đan xen và lân cận ............................................................ 35
2.1.4. Các giá trị chính của khu di tích .................................................................................... 36
2.2. Thực trạng hoạt động du lịch tại khu di tích .................................................. 38
2.2.1. Chủ trương, chính sách................................................................................................ 38
2.2.2. Hệ thống tổ chức ......................................................................................................... 40
2.2.3. Công tác quy hoạch ..................................................................................................... 44
2.2.4. Công tác bảo tồn, tôn tạo ............................................................................................ 46
2.2.5. Công tác xây dựng cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật ..................................................... 49
2.2.6. Hệ thống sản phẩm du lịch .......................................................................................... 55
2.2.7. Công tác quảng bá, xúc tiến ......................................................................................... 62
2.2.8. Công tác liên kết phát triển du lịch ............................................................................... 65
2.2.9. Khách du lịch ............................................................................................................... 66
2.2.10. Doanh thu từ du lịch .................................................................................................. 74
2.2.11. Những đóng góp của hoạt động du lịch đối với công tác bảo tồn, phát huy giá trị khu di
tích....................................................................................................................................... 75
2.3. Đánh giá chung sự phát triển du lịch tại khu di tích ATK Định Hóa .......... 76
Tiểu kết chƣơng 2 ..................................................................................................... 77
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI KHU DI TÍCH LỊCH SỬ CÁCH MẠNG
ATK ĐỊNH HÓA ............................................................................................................................. 79
3.1. Các chủ trƣơng, chính sách của Chính phủ và tỉnh Thái Nguyên đối với khu
di tích ATK Định Hóa .............................................................................................. 79
3.1.1. Các chủ trương, chính sách của Chính phủ.................................................................... 79
3.1.2. Các chủ trương, chính sách của tỉnh Thái Nguyên ......................................................... 80
3.2. Những định hƣớng chính trong phát triển du lịch tại khu di tích lịch sử
cách mạng ATK Định Hóa, Thái Nguyên ............................................................... 82
3.3. Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển du lịch tại khu di tích ................ 83
3.3.1. Giải pháp về cơ chế chính sách .................................................................................... 83
3.3.2. Giải pháp về tổ chức quản lý ........................................................................................ 84
3.3.3. Giải pháp về phát triển thị trường ............................................................................... 85
3.3.4. Giải pháp về quy hoạch di tích ..................................................................................... 86
3.3.5. Giải pháp về bảo tồn di tích ......................................................................................... 88
2
3.3.6. Giải pháp về phát triển sản phẩm ................................................................................ 92
3.3.7. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực............................................................................ 94
3.3.8. Đầu tư cơ sở hạ tầng – vật chất kỹ thuật ..................................................................... 95
3.3.9. Giải pháp về tuyên truyền quảng bá ............................................................................ 98
3.3.10. Giải pháp về liên kết phát triển du lịch ..................................................................... 101
3.4. Một số kiến nghị ............................................................................................... 102
3.4.1. Kiến nghị đề xuất với các cơ quan, ban ngành ........................................................... 102
3.4.2. Kiến nghị đề xuất với các công ty du lịch .................................................................... 104
3.4.3. Kiến nghị đề xuất với du khách .................................................................................. 104
3.4.4. Kiến nghị đề xuất với cộng đồng địa phương ............................................................. 105
Tiểu kết chƣơng 3 ................................................................................................... 105
KẾT LUẬN .................................................................................................................................. 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................................. 110
PHỤ LỤC ............................................................................................................................................... 113
1) cần làm rõ về mặt lý luận nội dung phát triển dl tại các dtlscm nhằm góp phần bảo tồn; 2) bổ sung rõ hơn
việc khai thác các giá trị sinh thái cảnh quan nhằm làm tăng sức hấp dẫn cho khu di tích.
Ngoài ra, theo thầy nên bỏ mục 1.1.1 về kh/n dlvh. Hãy bắt đầu ngay bằng khái niệm về DTLSCM (muc
1.1.2). Bổ sung trong mục này phân đặc điểm của loại hình di tích này.
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ATK
BQL
LSCM
ICOMOS
An toàn khu
Ban quản lý
Lịch sử cách mạng
International Council On Monuments and Sites
3
NĐ-CP
NQ/TW
QĐUBND
QĐ-TTg
UBND
UNESCO
UNWTO
WTTC
L
(Hội đồng Quốc tế về Di tích và Di chỉ)
Nghị định – Chính phủ
Nghị quyết/Trung ƣơng
Quyết định – Ủy ban nhân dân
Quyết định – Thủ tƣớng chính phủ
Ủy ban nhân dân
United Nations Educational, Scientific and
Cultural Organization (Tổ chức giáo dục, khoa học và
văn hóa thế giới)
United World Tourism Organnization (Tổ chức du
lịch thế giới)
World Tourism and Travel Council (Hội đồng Lữ
hành Du lịch Thế giới)
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Tên
oại
T
rang
B
Bảng 2.1 : Hệ thống điểm di tích cấp quốc gia thuộc ATK
4
3
ảng
Định Hóa
Bảng 2.2 : Hệ thống điểm di tích cấp tỉnh thuộc ATK Định
Hóa
Bảng 2.3: Doanh thu hoạt động du lịch của Khu di tích ATK
Định Hóa
Bảng 2.4: Mức độ hài lòng của du khách về hoạt động bảo
tồn di tích tại ATK Định Hóa
Bảng 2.5: Mức độ hài lòng của du khách đối với chất lƣợng
các dịch vụ du lịch
Bảng 2.6: Kênh thông tin du khách biết đến Khu di tích lịch
sử ATK
Bảng 1: Đầu tƣ và phân kỳ đầu tƣ xây dựng, phục hồi, bảo
tồn, tôn tạo giá trị các Di tích ATK (2013 – 2020)
Bảng 2:Hƣớng chuyên đề du lịch tại ATK Định Hóa – Thái
Nguyên
Bảng 3:Bảng tổ chức cán bộ viên chức tại khu di tích (2014)
7
3
8
7
7
5
2
5
8
6
8
1
14
1
15
1
17
B
iểu đồ
S
ơ đồ
Biểu đồ 2.1: Vốn đầu tƣ cho bảo tồn và du lịch tại khu di
tích ATK giai đoạn 2006 – 1010
Biểu đồ 2.2: Lƣợng khách du lịch đến Khu di tích lịch sử
cách mạng ATK Định Hóa (2010 – 2014)
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu nghề nghiệp khách du lịch đến khu di
tích ATK Định Hóa
Biểu đồ 2.4: Cơ cấu độ tuổi khách du lịch nội địa đến khu di
tích ATK Định Hóa
Biểu đồ 2.5: Cơ cấu mục đích chuyến đi của khách du lịch
đến khu di tích ATK Định Hóa
Biểu đồ 2.6: Nhu cầu lƣu trú của khách du lịch nội địa đến
khu di tích ATK Định Hóa
Biểu đồ 2.7: Mức chi tiêu của khách du lịch nội địa đến khu
di tích ATK Định Hóa
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức Ban quản lý Khu di tích lịch sử
sinh thái – ATK Định Hóa
Sơ đồ 3.1: Đề xuất quy hoạch cụm di tích phục vụ du lịch
5
1
7
1
7
2
7
3
7
4
7
5
7
6
4
6
9
0
Sơ đồ 3.2: Bảo tồn, xây dựng và khai thác theo vùng của cụm
di tích
9
2
5
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Phát triển du lịch từ lâu đã đƣợc coi là một trong những giải pháp quan trọng
nhằm hỗ trợ hiệu quả công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di tích nói riêng và di sản
văn hóa nói chung. Công ƣớc quốc tế về Du lịch văn hóa đã chỉ rõ: “... Du lịch ngày
càng được thừa nhận rộng rãi, là một động lực tích cực cho việc bảo vệ di sản thiên
nhiên văn hoá”. Đồng thời, Du lịch Việt Nam ngay từ đầu đã xác định mục tiêu của
phát triển du lịch cũng nhằm bảo tồn và tôn vinh các giá trị văn hóa dân tộc.
Thực tế cho thấy trong quá trình phát triển du lịch, nhiều di tích, trong đó bao
gồm cả những di tích lịch sử cách mạng, đã tổ chức tốt các hoạt động du lịch, đảm bảo
đƣợc sự hài hòa giữa mục tiêu phát triển và bảo tồn, vừa thu hút đƣợc du khách, mang
lại nguồn thu, vừa bảo vệ, tôn tạo đƣợc di tích trở thành điểm du lịch hấp dẫn.
Tuy nhiên thực tế phát triển cũng đã cho thấy hai hiện tƣợng khác: một là có
không ít nơi, với không ít lần, đã xảy ra những mâu thuẫn và xung đột giữa lợi ích về
phát triển với công tác bảo tồn, phát triển du lịch nhiều lúc đã bị đánh giá có tác động
xấu đến công tác bảo tồn; hai là các di tích không đủ sức hấp dẫn, không thu hút đƣợc
du khách, đặc biệt là đối với các di tích lịch sử cách mạng – một dạng di tích đặc thù,
nhƣ vậy dĩ nhiên dẫn đến việc khó phát huy đƣợc những giá trị của di tích.
Khu di tích lịch sử cách mạng ATK Định Hóa, nằm ở huyện Định Hóa, tỉnh
Thái Nguyên là loại hình di tích đặc thù nhƣ vậy. Đây là nơi chủ tịch Hồ Chí Minh
cùng các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nƣớc Việt Nam sống và làm việc trong khoảng thời
gian từ 1947 – 1954 để lãnh đạo cuộc kháng chiến trƣờng kỳ 9 năm chống thực dân
Pháp. Với mệnh danh “thủ đô kháng chiến” cùng các chứng tích gần nhƣ còn nguyên
vẹn, khu di tích này đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt
tại Quyết định số 548/QĐ-TTg, ngày 10/5/2012. Với những giá trị đặc hữu của mình,
6
khu di tích có tiềm năng trở thành một điểm du lịch “về nguồn” đặc sắc của du lịch
Việt Nam. Mặc dù vậy, cho đến nay, do nhiều nguyên nhân, hoạt động du lịch ở đây
vẫn chƣa đƣợc phát triển nhƣ mong muốn. Do vậy, các đóng góp cho công tác bảo tồn,
tôn tạo cũng nhƣ cho việc phát huy giá trị của di tích đƣơng nhiên cũng chƣa hiệu quả.
Nhƣ vậy, câu hỏi đặt ra là cần nghiên cứu tổ chức, quản lý phát triển du lịch tại đây
nhƣ thế nào, để đảm bảo đƣợc tính bền vững nhằm góp phàn bảo tồn và phát huy hiệu
quả giá trị của di tích. Cho đến nay, vấn đề đó vẫn luôn mang tính thời sự. Đây cũng
chính là lý do tại sao đề tài “ Nghiên cứu phát triển du lịch nhằm bảo tồn và phát huy
giá trị khu di tích lịch sử cách mạng ATK Định Hóa – Thái Nguyên” đã đƣợc chọn làm
đề tài cho luận văn.
Việc nghiên cứu để đƣa ra đƣợc những định hƣớng, giải pháp nhằm thúc đẩy
phát triển du lịch ở đây sẽ trở thành mục đích và nội dung nhiệm vụ chính của luận
văn.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là đề xuất định hƣớng và giải pháp góp phần
phát triển du lịch nhằm bảo tồn, phát huy hiệu quả giá trị khu di tích cách mạng ATK
Định Hóa – Thái Nguyên.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Với mục đích nghiên cứu trên, luận văn có những nhiệm vụ nghiên cứu sau:
- Nghiên cứu tổng quan tài liệu lý thuyết về du lịch, du lịch văn hóa và phát
triển du lịch tại các khu di tích lịch sử cách mạng.
- Phân tích đánh giá thực trạng hoạt động du lịch tại khu di tích lịch sử cách
mạng ATK Định Hóa – Thái Nguyên.
- Đề xuất định hƣớng và giải pháp phát triển du lịch góp phần bảo tồn, phát huy
giá trị khu di tích cách mạng ATK Định Hóa – Thái Nguyên.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
7
* Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề liên quan đến phát triển du lịch trong
mối quan hệ với công tác bảo tồn tại khu di tích lịch sử cách mạng ATK Định Hóa –
Thái Nguyên
* Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Điạ bàn khu di tích lịch sử cách mạng ATK Định Hóa –
Thái Nguyên.
- Phạm vi thời gian: Giai đoạn từ năm 2009 – 2014.
- Phạm vi nội dung: Đề tài nghiên cứu các yếu tố phát triển du lịch, bao gồm
quá trình tổ chức phát triển du lịch và kinh doanh du lịch tại khu di tích lịch sử cách
mạng ATK Định Hóa - Thái Nguyên; những đóng góp cho công tác bảo tồn, phát huy
giá trị khu di tích lịch sử cách mạng ATK Định Hóa, Thái Nguyên.
4. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Từ lâu mối quan hệ giữa Phát triển du lịch với bảo tồn, phát huy giá trị của di
sản văn hóa đã trở thành một vấn đề đƣợc nhiều công trình nghiên cứu, tài liệu, văn
bản trong và ngoài nƣớc đề cập đến.
Trong các văn bản, tài liệu quốc tế có liên quan đến di sản văn hóa, phát triển du
lịch luôn đƣợc coi là giải pháp hàng đầu cho vấn đề bảo tồn và phát huy di sản.
Năm 1999, Công ƣớc Quốc tế về Du lịch văn hóa đã đƣợc ICOMOS thông qua
tại Đại hội đồng lần thứ 12 ở Mexico, nội dung của Công ƣớc đề ra 6 nguyên tắc về
quản lý du lịch ở những nơi có di sản quan trọng, đồng thời cũng nêu lên mối quan hệ
năng động giữa du lịch và di sản văn hóa.
Tháng 11 – 2002, trong Hội nghị Quốc tế ở Venice vào dịp kỷ niệm 30 năm
Công ƣớc Di sản thế giới, “Di sản, Du lịch và Phát triển” đã trở thành một trong
những chủ đề chính của hội nghị. Theo đó, hội nghị đã khẳng định phát triển du lịch
bền vững là cách duy nhất để bảo tồn và phát huy di sản văn hóa, đồng thời cũng đề
cập đến tác động tiêu cực của du lịch đối với di sản văn hóa và thiên nhiên.
8
Cũng trong năm 2002, Trung tâm Di sản Thế giới của UNESCO xuất bản tập tài
liệu “Quản lý du lịch tại các khu di sản thế giới” của Arthur Pedersen, đƣa ra các hành
động thích hợp ở nhiều cấp độ khác nhau của phát triển du lịch bền vững trong quản lý
di sản, tài liệu đã xác định và dùng du lịch nhƣ là một công cụ có lợi cho việc bảo tồn
di sản.
Ở Việt Nam, vấn đề phát triển du lịch và bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa cũng
đƣợc nhiều nhà nghiên cứu quan tâm.
Trong cuốn Giáo trình “Quản lý di sản với phát triển du lịch bền vững” của Lê
Hồng Lý chủ biên, xuất bản năm 2010, đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về du lịch bền
vững, đề cập đến vấn đề quản lý và quy hoạch di tích gắn với phát triển du lịch.
Năm 2014, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin phát hành cuốn “Bảo tồn và phát
huy di sản văn hóa Việt Nam” do Nguyễn Kim Loan chủ biên, trong đó, hệ thống hóa
lý luận về di sản văn hóa và các di sản văn hóa ở Việt Nam, giới thiệu các văn bản quy
phạm pháp luật ở Việt Nam có liên quan đến bảo tồn, phát huy di sản văn hóa, đặc biệt,
trong phần lý luận về di sản văn hóa, tác giả có nêu lên vai trò của di sản văn hóa trong
phát triển du lịch cũng nhƣ mối quan hệ qua lại giữa hai đối tƣợng này.
Ngoài ra, còn một số các bài viết, báo cáo trên các tạp chí và hội thảo chuyên
ngành nhƣ:
Bài viết “Đôi điều về việc bào tồn và phát triển du lịch tại các di sản ở Việt
Nam hiện nay” của PGS.TS Nguyễn Quốc Hùng trên tạp chí Di sản văn hóa số 1(22) –
2008 đã khái quát một số đặc điểm chung của di sản văn hóa nƣớc ta, đặt ra vấn đề bảo
tồn và khẳng định phát triển du lịch chính là giải pháp, đƣa ra vấn đề tác động tiêu cực
của du lịch tới di sản văn hóa.
Bài viết “Bảo tồn di sản văn hóa và phát triển du lịch” của Th.s Đào Duy Tuấn
trên tạp chí Tuyên giáo điện tử số 1 – 2012 khẳng định vai trò của di sản với phát triển
du lịch và ngƣợc lại, đặt ra các vấn đề về thực trạng bảo tồn di sản và hoạt động du
lịch, đƣa ra một số biện pháp nhằm giải quyết vấn đề đó.
9
Bài viết “Hoạt động bảo tồn các di sản văn hóa trong phát triển du lịch” của
tác giả Đặng Hoàng Lan trên tạp chí Văn hóa và Du lịch số 11 – 2013 đã đặt ra những
vấn đề trong bảo tồn di sản văn hóa phục vụ phát triển du lịch.
Tại hội thảo “Du lịch có trách nhiệm và Di sản văn hóa” diễn ra ngày 3/4/2015
tại Hà Nội trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2015, lấy
Chủ đề “Du lịch góp phần bảo tồn di sản văn hóa” là chủ đề chính, hội thảo đã khẳng
định Di sản văn hóa và Du lịch có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ, tuy nhiên, vấn đề đặt
ra là cần phải khai thác các di sản văn hóa nhƣ thế nào để đảm bảo tăng trƣởng du lịch
nhƣng không để lại hậu quả tiêu cực cho di sản và văn hóa bản địa.
Di tích lịch sử cách mạng là một phần của Di sản văn hóa, vì vậy, hệ thống tài
liệu trên đã gián tiếp đề cập đến vấn đề Di tích lịch sử cách mạng và Phát triển du lịch.
Tuy nhiên, đó là những hƣớng đề cập chung, chƣa cụ thể cho loại hình di tích lịch sử
cách mạng.
Xét riêng về mảng di tích lịch sử cách mạng, có một số bài viết đề cập đến nhƣ:
Bài viết “Di tích cách mạng – bằng chứng của sự thay đổi” của PGS.TS
Nguyễn Quốc Hùng trên tạp chí Di sản văn hóa số 2 – 2012 đã khái quát hệ thống di
tích lịch sử cách mạng nƣớc ta, đƣa ra vấn đề bảo tồn và phát huy hiện nay là vấn đề
cấp bách; Bài viết “Đôi điều suy nghĩ về di tích cách mạng” của PGS.TS Phạm Xanh
trên tạp chí Di sản văn hóa số 4 – 2012 đề cập đến một số đặc điểm chung của di tích
lịch sử cách mạng, đặt ra vấn đề bảo tồn, phát huy loại hình di tích đặc biệt này; Bài
viết “Phát huy giá trị của các di tích cách mạng kháng chiến trên địa bàn thủ đô Hà
Nội” của tác giả Trần Đức Nguyên trên tạp chí Nghiên cứu văn hóa số 3 – 2010 đã hệ
thống lại và đƣa ra thực trạng các di tích cách mạng trên địa bàn thủ đô Hà Nội,... Các
bài viết này đƣa ra cách nhìn di tích lịch sử cách mạng là một loại hình Di sản, hầu nhƣ
chƣa đƣa ra cái nhìn nhƣ một đối tƣợng phục vụ phát triển du lịch cũng nhƣ mối quan
hệ giữa hai đối tƣợng này.
10
Về không gian nghiên cứu, ATK Định Hóa – Thái Nguyên đã trở thành chủ đề
cho rất nhiều tài liệu, bài viết, báo cáo hội thảo nhƣ:
Năm 2007, Tài liệu “Bác Hồ với Thái Nguyên – Thái Nguyên với Bác Hồ”, do
Tỉnh ủy Thái Nguyên biên soạn và xuất bản có đề cập đến ATK Định Hóa là một địa
điểm quan trọng ghi dấu quá trình hoạt động của Bác Hồ tại Thái Nguyên.
Năm 2009, nhà xuất bản Hội Nhà văn, Thái Nguyên xuất bản ATK in dấu lịch
sử do Đồng Khắc Thọ ghi chép, bút ký, giới thiệu ký ức một thời hào hùng về Thủ đô
gió ngàn – ATK Định Hóa.
Đề tài “Quy hoạch kiến trúc cảnh quan khu văn hóa lịch sử ATK Định Hóa
nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch” (2002) do Ths. Nguyễn Xuân Thành – Đại học Công
nghiệp Thái Nguyên làm chủ nhiệm đề tài, có nêu lên cơ sở khoa học quy hoạch không
gian kiến trúc cảnh quan khu du lịch văn hóa lịch sử ATK Định Hóa và đƣa ra các giải
pháp quy hoạch không gian kiến trúc cảnh quan tại đây.
Luận văn Thạc sỹ “An toàn khu Định Hóa trong căn cứ địa kháng chiến Việt
Bắc” của Nguyễn Thị Bích Ngọc (2008) (Đại học Sƣ phạm Thái Nguyên) đã nhìn
nhận, đánh giá ATK Định Hóa là một không gian quan trọng nằm trong không gian
lịch sử của căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc. Qua đó, cũng đề xuất một số giải pháp
nhằm thu hút khách du lịch tới tham quan nhằm khẳng định vai trò, vị thế lịch sử của
nó với lịch sử cách mạng dân tộc.
Khóa luận tốt nghiệp “An toàn khu – Tiềm năng du lịch về cội nguồn” của
Nguyễn Thị Kim Anh (Đại học Sƣ phạm Thái Nguyên) đã khái quát tiềm năng du lịch
về nguồn của ATK Định Hóa, Tuyên Quang và đƣa ra một số giải pháp phát triển loại
hình du lịch này.
Năm 2011, Tổng cục du lịch ban hành Chiến lƣợc phát triển du lịch Việt Nam
đến năm 2020, tầm nhìn 2030, trong đó định hƣớng ATK Định Hóa (Thái Nguyên) sẽ
phát triển thành khu du lịch quốc gia trong tƣơng lai.
11
Tháng 9/2012, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Thái Nguyên tổ chức hội thảo
khoa học với đề tài “Lễ hội lịch sử cách mạng ATK Định Hóa, Thái Nguyên”. Trong
nội dung buổi hội thảo đã nêu bật giá trị lịch sử khu di tích lịch sử cách mạng ATK
Định Hóa Thái Nguyên, đƣa ra cơ sở lý luận và thực tiễn của tổ chức lễ hội lịch sử và
đƣa ra vấn đề giáo dục truyền thống cách mạng.
Từ ngày 12 – 13/05/2014, Ban quản lý Khu di tích lịch sử - sinh thái ATK Định
Hóa, Thái Nguyên phối hợp với Bảo tàng Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo khoa học
“Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh ở ATK Việt Bắc –
Thái Nguyên cần gắn với phát triển du lịch”, nội dung buổi hội thảo xoay quanh các
vấn đề về quy hoạch tổng thể Khu di tích ATK Định Hóa và ATK Tân Trào (Sơn
Dƣơng, Tuyên Quang) và ATK Chợ Đồn (Bắc Kạn), đồng thời, khẳng định việc bảo
tồn, tôn tạo và phát huy di tích cần gắn với phát triển du lịch theo một lộ trình với giải
pháp cụ thể.
Tháng 10/2014, Chƣơng trình du lịch “Qua những miền di sản Việt Bắc” lần
thứ VI tại Thái Nguyên đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Bảo tồn, phát huy
giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch vùng Việt Bắc”. Hội thảo đã khẳng
định tầm quan trọng của việc bảo tồn, phát huy các giá trị của di sản văn hóa và vấn đề
liên kết phát triển du lịch.
Ngày 05/06/2015, Hội đồng thẩm định Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tiến
hành thẩm định nhiệm vụ “Quy hoạch tổng thể bảo tồn tôn tạo và phát huy giá trị di
tích quốc gia đặc biệt ATK Định Hóa gắn với phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên đến
năm 2030”, buổi thẩm định khẳng định tầm quan trọng, cũng nhƣ xem xét các định
hƣớng chính của nội dung quy hoạch nhằm phát huy tối đa sự hỗ trợ của Trung ƣơng
khi triển khai đề án “Phát triển kinh tế - xã hội vùng trung tâm ATK Định Hóa tỉnh
Thái Nguyên giai đoạn 2013 – 2020”. Tuy nhiên, bản quy hoạch mới chỉ dừng ở mức
thẩm định nhiệm vụ, chƣa đƣợc quy hoạch cụ thể.
12
Các nội dung nghiên cứu về ATK Định Hóa phần lớn tập trung vào lịch sử, văn
hóa, kiến trúc, có nội dung về du lịch nhƣng không toàn diện, hầu hết chỉ đề cập đến
tiềm năng và hoạt động du lịch nói chung, chƣa đi sâu vào khai thác và giải pháp phát
triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy di tích lịch sử quốc gia đặc biệt này. Tỉnh Thái
Nguyên cũng bắt đầu xây dựng bản Quy hoạch tổng thể bảo tồn tôn tạo và phát huy giá
trị ATK Định Hóa gắn với phát triển du lịch, tuy nhiên, mới hoàn thành ở nội dung
nhiệm vụ và định hƣớng chính, chƣa có nội dung và giải pháp cụ thể.
Nhƣ vậy, có thể khẳng định chƣa có tài liệu nào đề cập cụ thể, chi tiết đến vấn
đề phát triển du lịch nhằm bảo tồn, phát huy giá trị tại khu di tích lịch sử cách mạng
ATK Định Hóa. Chính vì vậy, đề tài “Nghiên cứu phát triển du lịch nhằm bảo tồn và
phát huy giá trị tại khu di tích lịch sử cách mạng ATK Định Hóa – Thái Nguyên” có thể
coi là một đề tài mới, không trùng lặp với bất kì đề tài nghiên cứu nào trƣớc đó.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp thu thập và xử lý tƣ liệu thứ cấp: Thu thập và xử lý các nguồn tƣ
liệu, tài liệu, báo cáo... về hoạt động du lịch tại khu di tích lịch sử cách mạng ATK
Định Hóa – Thái Nguyên.
- Phƣơng pháp khảo sát thực địa: Thực hiện điền dã tại địa bàn ATK Định Hóa
nhằm kiểm chứng và xác minh những vấn đề đã tìm hiểu qua sách báo, tạp chí, tƣ
liệu... đã đƣợc thu thập một cách thực tiễn.
- Phƣơng pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn khách du lịch, nguồn lao động trong
du lịch, công ty du lịch, cơ quan quản lý nhà nƣớc về du lịch về các vấn đề có liên quan
đến phát triển du lịch tại ATK Định Hóa – Thái Nguyên.
- Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi: Thực hiện điều tra khảo sát bằng bảng
hỏi với khách du lịch (Việt Nam, Anh, Pháp), lao động trong du lịch, các công ty du
lịch, cơ quan quản lý nhà nƣớc về du lịch với số lƣợng 200 phiếu. Phƣơng pháp này
nhằm phục vụ cho việc đƣa ra định hƣớng và giải pháp đƣợc thiết thực, khả thi.
13
- Phƣơng pháp thống kê cho phép xử lý các nguồn thông tin, các số liệu một
cách hệ thống nhằm nghiên cứu sự phát triển theo trục thời gian, đồng thời cũng cho
phép nghiên cứu so sánh nhằm đánh giá sự phát triển theo các giới hạn không gian.
- Phƣơng pháp phân tích tổng hợp các nguồn tƣ liệu nhằm đánh giá toàn diện
vấn đề nghiên cứu, trên cơ sở đó đƣa ra đƣợc các định hƣớng và giải pháp phù hợp.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, phần Nội dung của đề tài gồm 3 chƣơng:
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI KHU DI TÍCH
LỊCH SỬ CÁCH MẠNG ATK ĐỊNH HÓA – THÁI NGUYÊN
CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI
KHU DI TÍCH LỊCH SỬ CÁCH MẠNG ATK ĐỊNH HÓA
14
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. khái niệm về di tích lịch sử cách mạng
1.1.1. Du lịch văn hóa
Với UNWTO, Du lịch văn hóa đƣợc định nghĩa là một loại hình du lịch mà
trong đó du khách là ngƣời khám phá, tìm hiểu về các giá trị văn hóa của điểm đến:
“Du lịch văn hóa bao gồm hoạt động của những người với động cơ chủ yếu là nghiên
cứu, khám phá về văn hóa như các chương trình nghiên cứu, tìm hiểu về nghệ thuật
biểu diễn, về các lễ hội và các sự kiện văn hóa khác nhau, thăm các di tích và đền đài,
du lịch nghiên cứu thiên nhiên, văn hóa hoặc nghệ thuật dân gian và hành hương”.
Theo Công ƣớc Quốc tế về Du lịch văn hóa của ICOMOS thông qua tại Đại hội
đồng lần thứ 12 ở Mexico, tháng 10 - 1999, Du lịch văn hóa đƣợc nhìn nhận nhƣ một
cách để bảo vệ các giá trị văn hóa, đồng thời phát triển kinh tế - xã hội: “ Du lịch văn
hóa là loại hình du lịch mà mục tiêu là khám phá những di tích và di chỉ. Nó mang lại
những ảnh hưởng tích cực bằng việc đóng góp vào việc duy tu, bảo tồn. Loại hình này
trên thực tế đã minh chứng cho những nỗ lực bảo tồn và tôn tạo đáp ứng nhu cầu của
cộng đồng vì những lợi ích văn hóa – kinh tế – xã hội”.
Nối tiếp các quan điểm trên, theo Khoản 20, Điều 4, Luật du lịch Việt Nam
2005 quy định: “Du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc
với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền
thống”.
PGS.TS Trần Đức Thanh cũng cho rằng: “Du lịch văn hóa là loại hình du lịch
dựa vào các giá trị văn hóa của một cộng đồng hay một nhóm dân tộc, một quốc gia
hay một khu vực có tác dụng giáo dục và nâng cao hiểu biết, nhận thức của khách du
lịch”[19, tr.63].
Tóm lại, về khái niệm Du lịch văn hóa bao gồm những nội dung sau:
- Du lịch văn hóa là loại hình dựa vào các giá trị văn hóa để phát triển, đồng thời
mang trên mình sứ mệnh tôn vinh, bảo vệ và phát huy những giá trị văn hóa đó.
15
- Bằng những hoạt động của mình, Du lịch văn hóa làm phong phú vốn văn hóa
của điểm du lịch, của cƣ dân địa phƣơng và khách du lịch bằng quá trình giao lƣu, tiếp
xúc tinh hoa văn hóa của nhân loại.
- Việc phát triển Du lịch văn hóa không chỉ đem lại những lợi ích về kinh tế, mà
còn góp phần phát triển xã hội, nâng cao giáo dục và nhận thức về văn hóa dân tộc.
những giá trị tốt đẹp của văn hóa thông qua hoạt động du lịch sẽ tạo ra sự phát triển
tích cực đối với con ngƣời và xã hội.
Nhƣ vậy, loại hình du lịch văn hóa mang nhiều ý nghĩa quan trọng: Vừa đem lại
lợi ích về kinh tế – văn hóa – giáo dục – xã hội cho cộng đồng, vừa phát huy, bảo tồn
các giá trị của tài nguyên du lịch văn hóa.
Với việc khai thác giá trị các di tích lịch sử cách mạng nhƣ một nguồn tài
nguyên để phát triển, phát triển du lịch tại các điểm di tích lịch sử cách mạng cũng là
một loại hình, hay một sản phẩm của du lịch văn hóa.
1.1.1. Định nghĩa về Di tích lịch sử cách mạng
DTLSCM đƣợc biết đến là một loại hình đặc biệttrong hệ thống di tích lịch sử
văn hóa và chiếm một phần không nhỏ trong loại hình di sản văn hóa ở Việt Nam. Vận
dụng vào hoạt động du lịch, nó trở thành một dạng tài nguyên đặc thù của du lịch văn
hóa.
Trong các văn bản hiện hành ở Việt Nam không có khái niệm riêng về Di tích
lịch sử cách mạng. Tuy nhiên, ở một số văn bản quy phạm pháp luật, đề án, bài viết...
thì cụm từ “Di tích lịch sử cách mạng”, “Di tích cách mạng” hay “Di tích lịch sử cách
mạng kháng chiến” đƣợc sử dụng khá nhiều. Ví dụ nhƣ:
- Luật Di sản văn hóa (Điều 59): “Nhà nước ưu tiên đầu tư ngân sách cho các
hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di tích quốc gia đặc biệt, bảo tàng quốc gia, bảo
vật quốc gia, di tích lịch sử cách mạng và di sản văn hóa phi vật thể có giá trị tiêu
biểu”.
16
- Nghị định số 92/2002/NĐ – CP ngày 11-11-2002 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa (Điều 40, khoản 2): “Tổng hợp và
cân đối vốn đầu tư hàng năm cho các dự án bảo vệ và phát huy giá trị di tích quốc gia
đặc biệt, bảo tàng quốc gia, di tích lịch sử cách mạng và di sản văn hóa phi vật thể có
giá trị tiêu biểu”.
- Quyết định số 1706/2001/QĐ-BVHTT ngày 24-7-2001 của Bộ trƣởng Bộ Văn
hóa – Thông tin phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch
sử và danh lam thắng cảnh đến năm 2020, tại phần “Mục tiêu cụ thể” : “Đến năm
2010, 50% di tích quốc gia đặc biệt được Nhà nước đầu tư tu bổ và tôn tạo trong đó ưu
tiên các di tích về lịch sử cách mạng kháng chiến...”.
Theo đó, một số nhà khoa học đã có những quan điểm khác nhau về khái niệm
loại hình di sản đặc biệt này nhƣ sau:
Theo PGS.TS. Nguyễn Quốc Hùng “Di tích cách mạng hay rộng hơn là di sản
cách mạng (gồm cả di sản vật thể và di sản phi vật thể) là những bằng chứng vật chất
và tinh thần phản ánh quá trình đấu tranh giành lại độc lập đất nước từ tay thực dân
Pháp (1930 – 1945), các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp(1945 – 1954), chống
đế quốc Mỹ thống nhất đất nước (1954 – 1975), những cuộc chiến bảo vệ biên giới
phía Bắc, biên giới Tây Nam và quá trình xây dựng đất nước dưới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng Sản Việt Nam hơn 82 năm qua” (trang 18, tạp chí Di sản văn hóa số 2 –
2012).
Tiếp theo quan điểm của PGS.TS. Nguyễn Quốc Hùng, PGS.TS. Phạm Xanh
quan niệm Di tích cách mạng là sự phản ánh quá trình đấu tranh của dân tộc từ
“...những năm đầu thế kỷ XX khi các phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ
tư sản, tức những hành động yêu nước mang tính chất cách mạng, muốn “phá cái cũ
đổi ra cái mới”...” (trang 13, tạp chí Di sản văn hóa số 4 – 2012).
TS. Trần Đức Nguyên cho rằng: “Di tích cách mạng kháng chiến là một bộ
phận cấu thành hệ thống các di tích lịch sử - văn hóa, tuy nhiên, nó có những điểm
17
khác biệt với các di tích tôn giáo tín ngưỡng như đình, đền, chùa, miếu... ở chỗ: đó là
những địa điểm cụ thể, công trình kiến trúc có sẵn (nhà ở, đường phố...), là những
công trình được con người tạo nên phù hợp với mục đích sử dụng (địa đạo, hầm bí
mật...) gắn liền với những sự kiện cụ thể, nhân vật lịch sử cụ thể mà trở thành di tích”
(Nghiên cứu văn hóa số 2, Tạp chí nghiên cứu văn hóa – trƣờng đại học Văn hóa Hà
Nội).
Từ thực tế nhƣ trên, trong khuôn khổ luận văn, khái niệm Di tích lịch sử cách
mạng (hay Di tích cách mạng, Di tích lịch sử cách mạng kháng chiến) sẽ đƣợc sử dụng
với cách hiểu nhƣ sau:
- Di tích lịch sử cách mạng là một loại hình di tích đặc thù, là bộ phận cấu thành
nên Di sản văn hóa.
- Di tích này bao gồm hệ thống các di sản vật thể và phi vật thể, là những địa
điểm, những công trình kiến trúc có sẵn, các công trình đƣợc con ngƣời sáng tạo ra,...
gắn liền với những sự kiện, những nhân vật lịch sử cụ thể, trong đó, có sự phản ánh
một phần hoặc toàn bộ quá trình đấu tranh cách mạng giành lại độc lập cho đất nƣớc.
- Với tƣ cách là loại hình đặc thù của hệ thống di tích lịch sử văn hóa, di tích
lịch sử cách mạng do vậy cũng là loại hình tài nguyên đặc thù của du lịch văn hóa.
1.1.2 Đặc điểm của di tích lịch sử cách mạng:
- - Di tích lịch sử cách mạng là loại hình di tích đa dạng, phong phú về nội dung,
trải dài với số lƣợng lớn dọc chiều dài đất nƣớc, gắn liền với những giai đoạn, những
sự kiện đặc biệt của lịch sử đấu tranh cách mạng của dân tộc.
- Về vị trí, di tích cách mạng thƣờng xa trục đƣờng chính và xa dân, chỉ đƣợc
nối với những nơi đó bằng những lối mòn và thông qua mạng lƣới những giao liên tin
cậy, những thứ cần thiết cho sinh hoạt thƣờng ngày và tài liệu, sách báo đƣợc chuyển
tới... Do đó, việc phát triển du lịch và liên kết phát triển du lịch ở những di tích cách
mạng thƣờng gặp nhiều khó khăn.
18
- Về hình thức, những di tích cách mạng trên mặt đất thƣờng đơn giản, đơn sơ
nhƣ hang động, nhà dân... tính hấp dẫn không cao nên nên ít thu hút khách tham quan.
Muốn phát triển du lịch cần đặc biệt chú ý làm phong phú về nội dung và hình thức
dựa trên cơ sở bảo tồn nguyên vẹn giá trị di tích.
- Về bản chất, di tích lịch sử cách mạng chính là minh
chứng sinh động nhất cho những câu chuyện về một phần
hay toàn bộ giai đoạn đấu tranh cách mạng, cũng nhƣ
phản ánh một cách chân thực nhất công lao to lớn của các
anh hùng trong giai đoạn lịch sử đó.
1.2. Vai trò của phát triển du lịch với bảo tồn, phát huy
di tích lịch sử cách mạng
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI khi đƣa ra các nhiệm vụ để chăm lo phát
triển văn hóa, đã nhấn mạnh đến nhiệm vụ thứ hai, cần:“... bảo tồn, phát huy giá trị
các di sản văn hóa, truyền thống cách mạng”. Nhiệm vụ này đƣợc gắn liền với phát
triển du lịch nhƣ là một giải pháp để phát huy, bảo tồn các di tích lịch sử nói chung và
di tích lịch sử cách mạng nói riêng.
Muốn hệ thống di sản tồn tại một cách bền vững, cần phải hiểu rõ nội dung về
bảo tồn di sản và phát huy di sản để có các biện pháp bảo tồn và tổ chức khai thác
nhằm phát huy giá trị của chúng. Tuy nhiên, trong quá khứ, khái niệm “bảo tồn di
sản” thƣờng ít đi cùng với khái niệm “phát huy di sản”:
Theo từ điển Tiếng Việt:
- Bảo tồn: “Giữ lại không để cho mất đi”.
- Phát huy: “Làm cho cái hay, cái tốt tỏa sáng tác dụng và tiếp tục nảy nở
thêm”.
Theo Khoản 1, Điều 3, Quy chế bảo quản, tu bổ và bảo tồn di tích 2003:
19
“Bảo tồn di tích là những hoạt động nhằm đảm bảo sự tồn tại lâu dài, ổn định
của di tích để sử dụng và phát huy giá trị của di tích đó”.
Theo Khoản 6, Điều 1, Hiến chƣơng của ICOMOS Australia về bảo vệ các địa
điểm di sản có giá trị văn hóa: “Bảo tồn (Preservation) có nghĩa là bảo quản kết cấu
một địa điểm ở hiện trạng và hãm sự xuống cấp của kết cấu đó”.
“Bảo tồn di sản là hoạt động nhằm gìn giữ và tôn tạo di sản cho giữ được
nguyên bản ban đầu của chúng”.
Tóm lại, có thể hiểu:
- Bảo tồn di sản là các hoạt động tu sửa, bảo vệ, tôn tạo, bảo quản... nhằm giữ
gìn tính nguyên vẹn của các di sản văn hóa. Đây là quan điểm chuyên ngành hẹp, mang
tính thụ động, khép kín. Ngày nay, quan điểm về bảo tồn đã thay đổi và khái niệm
“Bảo tồn tích cực” ra đời, theo đó bảo tồn phải gắn liền với phát huy giá trị của di tích,
nghĩa là phải đƣa các di tích vào cuộc sống để các di tích có thể phát huy đƣợc giá trị
của mình phục vụ cuộc sống mang lại những lợi ích thiết thực.
Ở nƣớc ta, các Di tích lịch sử cách mạng hiện nay cũng nhƣ các loại hình di sản
văn hóa khác, đang vấp phải bài toán về bảo tồn và phát huy giá trị một cách bền vững.
Nhƣ PGS.TS Nguyễn Quốc Hùng đã đặt ra vấn đề “...Chúng ta đã, đang và sẽ phát
huy những giá trị tiềm năng vốn có của di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh
ở nước ta để góp phần thúc đẩy kinh tế đất nước phát triển trong tình hình hiện nay
như thế nào? Làm thế nào để di sản văn hóa đóng góp tích cực hơn, mạnh mẽ hơn vào
sự phát triển bền vững của đất nước...” (trang 17, tạp chí Di sản văn hóa số 2 – 2012)
và phát triển du lịch đã đƣợc lựa chọn là một trong số các lời giải cho bài toán ấy.
Ngày nay, quan điểm phát triển Du lịch để bảo tồn di tích đã đƣợc nhìn nhận
rộng rãi. Trên thực tế các hoạt động du lịch đã đƣợc tổ chức phát triển ở hầu khắp các
Di sản văn hóa trên bình diện quốc tế cũng nhƣ quốc gia. Kết quả mà hoạt động du lịch
có đƣợc đã góp phần đáng kể cho công tác bảo tồn di sản.trên nhiều phƣơng diện khác
20
nhau., “Du lịch ngày càng được thừa nhận rộng rãi là một động lực tích cực cho việc
bảo vệ di sản thiên nhiên văn hóa” (Công ƣớc Quốc tế về Du lịch Văn hóa)
- Hoạt động du lịch giúp cho các di tích trở thành những di tích sống: thông qua
du lịch, các di tích đƣợc giới thiệu rộng rãi cho công chúng biết đến, tham quan, chiêm
ngƣỡng, nghiên cứu... nhờ đó, chúng đƣợc thổi hồn và phát huy giá trị.
- Nhờ phát triển du lịch mà nhiều di tích đã đƣợc quan tâm
đầu tƣ bảo tồn, tôn tạo và khôi phục. Đồng thời, các hoạt
động du lịch giúp tăng kinh phí trùng tu, giữ gìn di tích.
- Phát triển du lịch góp phần quan trọng trong việc giáo
dục nhân cách con ngƣời, lòng yêu nƣớc, lòng tự hào dân
tộc và tôn trọng lịch sử... Từ đó, nâng cao giá trị của di
tích.
Nhƣ vậy, nếu đặt đúng vào quỹ đạo của phát triển du lịch
bền vững, các di tích không những sẽ trở thành một nguồn
tài sản có khả năng khai thác không cạn kiệt, mà ngƣợc lại,
giá trị khai thác sẽ ngày càng đƣợc nâng cao. Có thể nói,
gắn di sản với phát triển du lịch là một hƣớng đi đúng đắn
và hợp các tiêu chí phát triển bền vững.
1.3. Phát triển du lịch tại di tích lịch sử cách mạng
1.3.1. Đặc điểm chung
Việc phát triển du lịch tại các di sản văn hóa phải tuân thủ những quy định
nghiêm ngặt về bảo tồn và phát huy giá trị di sản. Di tích lịch sử cách mạng là một loại
hình di sản đặc thù, vì vậy, phát triển du lịch tại các di tích lịch sử cách mạng cũng có
những đặc thù riêng.:
a. Khách du lịch:
21
Du lịch tại các di tích lịch sử cách mạng là loại hình du lịch rất kén chọn khách.
Khách du lịch tìm đến loại hình di tích này thƣờng có hai dạng chính:
+ Tham quan di tích gắn với các chƣơng trình học tập và giáo dục của một tổ
chức chính trị, khoa học, giáo dục nào đó.
+ Gắn với loại hình du lịch tƣởng nhớ nhƣ: các cựu chiến binh thăm lại chiến
trƣờng xƣa ôn lại kí ức hào hùng; các đoàn khách dâng hƣơng, kỷ niệm ngày truyền
thống...
Do đó, nghiên cứu dòng khách và đặc điểm dòng khách là điều rất quan trọng
trong phát triển du lịch tại các khu di tích cách mạng. Rõ ràng đây là một loại hình di
tích rất kén chọn khách. Vấn đề đặt ra là phải nghiên cứu xây dựng các sản phẩm đa
dạng nhằm thu hút thêm những phân khúc thị trƣờng khách khác nhau.
b. Về đầu tƣ du lịch
- Là loại hình di tích lịch sử văn hóa, nhƣng di tích lịch sử cách mạng lại không
mang nhiều ý nghĩa tâm linh nhƣ các di tích lịch sử khác, ít thu hút đƣợc sự quan tâm,
chiêm bái và đóng góp đầu tƣ, bảo tồn, phát huy giá trị của cộng đồng nhƣ với các di
tích gắn với tín ngƣỡng, tôn giáo. Hiện nay, việc bảo tồn, phát huy giá trị các di tích
này gần nhƣ đƣợc đầu tƣ 100% bằng nguồn vốn của ngân sách nhà nƣớc. Vấn đề phát
triển du lịch vì thế cũng gặp nhiều trở ngại.
Theo TS. Trần Đức Nguyên, các Di tích lịch sử cách mạng “ ... dễ bị lãng quên,
dễ biến dạng theo mục đích sử dụng, theo thời tiết và theo thời gian” (Tạp chí Nghiên
cứu Văn hóa – số 2, Đại học Văn hóa Hà Nội). Vì thế, việc phát triển du lịch tại các di
tích lịch sử cách mạng nhất thiết phải tuân thủ các quy tắc bảo tồn và phát triển bền
vững.
22
1.3.2. Nhân tố ảnh hưởng
Cũng nhƣ đối với du lịch nói chung, phát triển du lịch tại các di tích cách mạng
cũng chịu ảnh hƣởng bởi các điều kiện đó. Theo PGS.TS Trần Đức Thanh, để phát
triển du lịch cần có những điều kiện sau [19, tr.89]:
- Những điều kiện chung: Điều kiện an ninh chính trị và an toàn xã hội; Điều
kiện kinh tế, Cơ sở hạ tầng - vật chất kỹ thuật; Chính sách phát triển du lịch.
- Điều kiện tự thân làm nảy sinh nhu cầu du lịch: Thời gian rỗi; Khả năng tài
chính của khách du lịch; Trình độ dân trí.
- Điều kiện về khả năng cung ứng nhu cầu du lịch: Điều kiện tự nhiên và tài
nguyên du lịch tự nhiên; Điều kiện kinh tế xã hội và tài nguyên du lịch nhân văn; Một
số tình hình và sự kiện đặc biệt; Sự sẵn sàng đón tiếp du khách.
Bên cạnh đó du lịch đến các di tích LSCM còn chịu ảnh hƣởng bởi các
yếu tố sau:
-
Đặc điểm tâm lý và nhận thức của du khách. Rõ ràng đây là loại
hình du lịch khá khó chọn khách. Thƣờng là những phân khúc thị trƣờng cao
tuổi có những tình cảm, hoài niệm về quá khứ. Đối với các phân khúc thị
trƣờng khác thì chủ yếu khách tham quan vì mục đích giáo dục...
-
Sự tiếp cận thƣờng khó khăn.
-
Sản phẩm du lịch chƣa đặc sắc, thiếu tính hấp dẫn.
Các doanh nghiệp ít mặn mà trong việc đầu tư.
1.3.3. Nguyên tắcphát triển du lịch tại các di tích lịch sử cách mạng
Là một nội dung của du lịch văn hóa, phát triển du lịch tại các di tích lịch sử
cách mạng ngoài việc tuân thủ những nguyên tắc trong phát triển du lịch nói chung,
còn phải tuân thủ những nguyên tắc trong phát triển du lịch văn hóa nói riêng. Cụ thể
nhƣ sau:
23
Nguyên tắc 1: Phát triển du lịch tại các di tích lịch sử cách mạng
phải bảo đảm được tính bền vững, gồm những nguyên tắc phát triển du lịch
có trách nhiệm với kinh tế, môi trường và văn hóa – xã hội.
Việc phát triển du lịch tại các di tích lịch sử cách mạng phải bảo đảm các
nguyên tắc nhằm tăng trƣởng kinh tế của điểm đến và các thành phần tham gia hoạt
động du lịch. Tuy nhiên, vẫn phải đảm bảo tính toàn vẹn môi trƣờng, đảm bảo sự công
bằng xã hội, tăng cƣờng lao động, phát huy các giá trị và tôn trọng văn hóa địa phƣơng,
cam kết tạo ra những sản phẩm du lịch có chất lƣợng, hàm lƣợng văn hóa và giá trị đạo
đức cùng giá trị trải nghiệm ngày cảng cao. Những bảo đảm này sẽ duy trì mức độ bền
vững trong khai thác di tích vào phát triển du lịch.
Nguyên tắc 2: Phát triển du lịch tại các di tích lịch sử cách mạng
phải bảo đảm được sự hài hòa giữa mục tiêu an ninh quốc gia và lợi ích của các
bên tham gia hoạt động du lịch: Tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch; khách du
lịch và cư dân địa phương.
Các di tích cách mạng có ý nghĩa rất to lớn đối với dân tộc, tuy nhiên, ý nghĩa
của các di tích dễ bị các lực lƣợng thù địch xuyên tạc, bóp méo. Do đó, vấn đề bảo đảm
an ninh, chủ quyền quốc gia trong phát triển du lịch là một điểm rất quan trọng trong
nguyên tắc bảo tồn di tích..
Nguyên tắc 3: Phát triển du lịch phải bảo đảm sự nguyên vẹn về
giá trị của di tích lịch sử cách mạng, đồng thời làm cho du khách có thể hiểu,
cảm nhận và thích thú với giá trị của các di tích, từ đó, phát huy giá trị di tích.
Những nhà quản lý phát triển du lịch thƣờng có tâm lý muốn sáng tạo ra những
sản phẩm mới lạ, đôi khi đã vô tình xâm hại đến tính nguyên bản của di tích. Đây là lỗi
thƣờng gặp và cần tránh.
Nguyên tắc 4: Phát triển du lịch phải tôn trọng và tôn vinh những
sắc thái đặc thù của di tích lịch sử cách mạng.
24
Sắc thái đặc thù là linh hồn của mỗi di tích lịch sử cách mạng. Mỗi di tích đều
có những nét đặc sắc, đặc trưng và đặc biệt riêng. Nhiệm vụ của ngành du
lịch là phải tìm ra và làm nổi bật sắc thái đặc thù của di tích để thỏa mãn nhu
cầu tìm sự mới lạ của du khách, thông qua đó, tăng cường tính cạnh tranh và
sức hấp dẫn của du khách. Đây cũng là một bước quan trọng để biến các di
tích cách mạng trở thành một điểm thu hút du khách quay lại. Tuy nhiên,
phải nhấn mạnh rằng tôn vinh không phải là làm thay đổi. Những hoạt động
nhằm tôn vinh sắc thái đặc biệt của di tích phải gắn liền với gìn giữ giá trị
căn nguyên của di tích.
1.3.4. Nội dung tổ chức
1.3.4.1. Nghiên cứu thị trường
Nghiên cứu thị trƣờng là việc làm đầu tiên của bất kỳ nhà đầu tƣ nào mong
muốn bắt đầu sự nghiệp kinh doanh. Đối với du lịch, đặc biệt là du lịch đến các di tích
LSCM cũng vậy. Cần nghiên cứu đánh giá thị trƣờng mục tiêu và thị trƣờng tiềm năng
của loại hình này, đánh giá xu hƣớng phát triển tâm lý thị trƣờng để có thể sản xuất ra
những sản phẩm du lịch, những dịch vụ phù hợp.
1.3.4.2. Xây dựng chủ trương, chính sách
Có thể nói, cơ chế chủ trƣơng, chính sách phát triển du lịch có tác động đến tất
cả các hoạt động du lịch, từ khai thác đến sử dụng tài nguyên, đầu tƣ quy hoạch, xúc
tiến hay phát triển nguồn nhân lực du lịch,... Đây là một điều kiện quan trọng có vai trò
thúc đẩy du lịch phát triển. Phần lớn ở các địa phƣơng nƣớc ta, nơi có các di tích lịch
sử cách mạng, đều có những cái nhìn đúng đắn về vấn đề gắn phát triển du lịch với bảo
tồn, phát huy di tích. Tuy nhiên, việc xây dựng một cơ chế chính sách đúng đắn để du
lịch có thể phát huy hiệu quả giá trị của di tích luôn là mối quan tâm hàng đầu của
những ngƣời làm du lịch. Thực tế cho thấy, những nơi có chính sách và cơ chế tốt, các
di tích cách mạng tại địa phƣơng đã trở thành một điểm đến thu hút đƣợc du khách nhƣ
địa đạo Củ Chi, ATK Tân Trào – Tuyên Quang....
25