Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Tục kính nhớ tổ tiên của người việt công giáo ở trà vinh (tóm tắt - trích đoạn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (349.83 KB, 26 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH


NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU

TỤC KÍNH NHỚ TỔ TIÊN
CỦA NGƯỜI VIỆT CÔNG GIÁO
Ở TRÀ VINH
Chuyên ngành: VĂN HÓA HỌC
Mã số: 60310640

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC

Trà Vinh, tháng 12 năm 2015


Công trình được hoàn thành tại

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS PHAN AN

Phản biện 1: .............................................................................
Phản biện 2: .............................................................................

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ Văn hóa học họp tại Trường Đại học Trà Vinh
vào ngày … tháng … năm 2015

Có thể tìm hiểu luận văn tại:


 Thư viện trường Đại học Trà Vinh


-1PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thờ cúng tổ tiên là một trong những tín ngưỡng
truyền thống của người Việt; loại hình tín ngưỡng này thể
hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng
cây” của dân tộc. Với người Việt tín ngưỡng thờ cúng tổ
tiên đã là “đạo” – Đạo hiếu – Đạo Ông bà. Cũng chính vì
đó mà vai trò, ảnh hưởng của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
chi phối rất lớn trong đời sống tâm linh của họ.
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt đã có
nhiều công trình khoa học nghiên cứu, khảo sát. Tuy
nhiên, loại hình tín ngưỡng này đối với bộ phận người
Việt theo Công giáo vẫn còn nhiều điều chưa tường minh.
Hơn nữa, việc nghiên cứu ở một địa phương cụ thể vẫn
còn bỏ ngõ. Tình hình trên đã đưa đến những nhận định
thiếu toàn diện và đúng đắn về loại hình tín ngưỡng này
trong cộng đồng người Việt theo Công giáo ở Việt Nam
nói chung và Trà Vinh nói riêng.
Trà Vinh là một tỉnh thuộc Nam Bộ, so với các tỉnh
ở ĐBSCL, Trà Vinh có sự đặc thù trong yếu tố địa – văn
hóa rất rõ. Đó là vùng đất có một vị trí địa lý đặc biệt1, có
thành phần dân tộc đa dạng và sở hữu một diện mạo văn
hóa đặc sắc. Các thành tố văn hóa ít có sự biến động nên
khá cổ kín và nguyên thủy.

Nằm giữa sông Tiền và sông Hâu – hình dáng giống như một cù lao của
ĐBSCL.

1


-2Người Việt theo Công giáo ở Trà Vinh có quá trình
di cư song trùng với người Việt di cư đến vùng đất này.
Hiện tại Trà Vinh có khoảng 65 ngàn tín đồ và 41 cơ sở
thờ tự2, cộng đồng này đã có những đóng góp to lớn cho
diện mạo văn hóa xã hội của tỉnh Trà Vinh, đặc biệt là ở
các giáo xứ. Nghiên cứu tục kính nhớ tổ tiên của cộng
đồng Công giáo là điều cần thiết và có ý nghĩa sâu sắc.
Chính vì những lý do trên, chúng tôi chọn “Tục
kính nhớ tổ tiên của người Việt Công giáo ở Trà Vinh”
làm đề tài luận văn Thạc sĩ của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nguyễn Hồng Dương (2013), Công giáo trong văn
hóa Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin. Công
trình đã đề cập khá cận kẽ, chi tiết về vấn đề thờ cúng tổ
tiên của người Công giáo. Đây là tập tài liệu quý để luận
văn tiếp cận nội dung nghiên cứu và kế thừa các kết quả
nghiên cứu này.
Nguyễn Hồng Dương, Ngô Quốc Đông (2012),
Công giáo Việt Nam trí thức cơ bản, Nhà xuất bản Từ
điển Bách khoa. Hai tác giả đã có một cống hiến lớn khi
xác định các giai đoạn phát triển của Công giáo ở Việt
Nam; đồng thời khái quát lên những đặc trưng trong các
giai đoạn phát triển này. Vấn đề lịch sử Công giáo được
trình bày cách rõ ràng và khúc chiết. Luận văn dựa trên
cách xác định thời gian này để minh định thời gian du

Sở Nội Vụ, Ban Tôn giáo tỉnh Trà Vinh Thống kê số liệu các tôn giáo trên

địa bàn tỉnh Trà Vinh năm 2013.
2


-3nhập và phát triển Công giáo trên phạm vi nghiên cứu
của mình.
Trần Đặng Sinh (2002), Những khía cạnh triết học
trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở Đồng
bằng Bắc Bộ hiện nay, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.
Tuy tác giả đứng trên lập trường triết học để nghiên cứu
nhưng công trình này giúp ích rất nhiều cho luận văn
trong việc tiếp cận đối tượng nghiên cứu và đặc biệt là
một tài liệu quý để tác giả đối sánh việc thờ cúng tổ tiên
của người Công giáo ở hai miền đất nước.
Nguyễn Đức Lộc (2013), Cấu hình xã hội Cộng
đồng công giáo Bắc di cư tại Nam Bộ từ kích thước
cộng đồng đến kích thước cá nhân, Nhà xuất bản Đại
học quốc gia TP. Hồ Chí Minh. Tác giả công trình đã
nói rất chi tiết và cụ thể về cấu hình xã hội của người
Công giáo Bắc di cư, từ tổ chức đời sống cá nhân đến tổ
chức đời sống cộng đồng. Luận văn kế thừa các khung lí
thuyết của công trình này ở chương một và dựa vào cấu
hình từ công trình này để nghiên cứu đối tượng theo lý
thuyết hệ thống.
Trần Hữu Hợp (2012), Cộng đồng người Việt
Công giáo Đồng bằng sông Cửu Long lịch sử hình thành
và quá trình hội nhập văn hóa, Nhà xuất bản Tôn giáo.
Quyển sách là sự mở rộng, phát triển từ Luận văn của tác
giả với phạm vi nghiên cứu là giáo xứ Cái Sắn. Bố cục 3
chương, tác giả đã làm sáng tỏ các nội dung: cảnh quan

vùng ĐBSCL, quá trình hình thành và phát triển cộng đồng
Công giáo ở ĐBSCL, vấn đề bảo lưu và hội nhập của


-4người Việt Công giáo vùng ĐBSCL. Luận văn kế thừa
những kết quả nghiên cứu của công trình để dẫn dắt và
triển khai các nội dung nghiên cứu của mình.
Karl Rahner, Nguyễn Luật Khoa dịch (2010),
Nhân học Kitô, Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa. Công
trình là một bách khoa thư về các vấn đề triết học và giáo
lý của Kitô giáo. Tác giả luận văn tiếp cận công trình này
để lần tìm những luận điểm có liên quan về tục kính nhớ
tổ tiên nhằm làm cơ sở cho những quan điểm của mình.
Trên đây là các công trình mà tác giả luận văn sử
dụng để tiếp cận với nội dung nghiên cứu của mình.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Mô tả diễn trình hình thành cộng đồng Công giáo
ở Trà Vinh.
- Nhận diện diện mạo văn hóa, xác định nguồn gốc, vai
trò và ý nghĩa của tục kính nhớ tổ tiên trong đời sống tinh thần
của người Việt theo Công giáo ở Trà Vinh.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận văn xác định các
nhiệm vụ sau:
- Xác định nguồn gốc cộng đồng Công giáo ở
Trà Vinh và quá trình du nhập của Công giáo vào vùng
đất này.
- Nhận diện đặc điểm, vai trò văn hóa của tục kính
nhớ tổ tiên đối với tín đồ Công giáo ở Trà Vinh. Sự tiếp

nhận văn hóa của người Việt ở Trà Vinh; cụ thể là văn hóa
Thiên chúa giáo.


-54. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Chủ thể: Người Việt theo Công giáo ở Trà Vinh
- Nội dung nghiên cứu: Tục kính nhớ tổ tiên của
người Công giáo ở Trà Vinh
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian: Khi Công giáo có mặt ở Trà Vinh (thế
kỷ XVIII) đến nay.
- Không gian: tỉnh Trà Vinh.
5. Ý nghĩa Khoa học và thực tiễn
Việc nghiên cứu Tục kính nhớ tổ tiên của người Việt
Công giáo ở Trà Vinh có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu
sắc nhằm lần tìm, nhận diện vai trò của nó đối với cộng
đồng Công giáo ở đây. Tác giả luận văn tập trung lý giải
các nội dung: quá trình du nhập, nguồn gốc, đặc điểm, vai
trò của tục Kính nhớ tổ tiên của người Việt Công giáo ở Trà
Vinh để góp phần làm phong phú nguồn tài liệu và cung
cấp những luận cứ khoa học về Tục kính nhớ tổ tiên của
người Việt Công giáo ở Trà Vinh nói riêng và Nam Bộ nói
chung.
6. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu
Để hoàn thành luận văn, tác giả sử dụng một số
phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tác giả tiến
hành thu thập, tổng hợp, phân tích các công trình nghiên
cứu thành văn đã được công bố và các tư liệu điền dã

được trong quá trình thực hiện đề tài để làm cơ sở lý


-6luận và định hướng các nội dung tiếp cận nghiên cứu
phù hợp với mục đích nghiên cứu của luận văn.
- Phương pháp điền dã dân tộc học: Nhằm lần tìm
các tư liệu có liên quan đến luận văn qua việc thực tế địa
bàn và tham dự các lễ nghi như: đám cưới, đám tang, lễ
Các Đẳng và một số thánh lễ có liên quan; khảo sát và
phỏng vấn các đối tượng như: Linh mục, Ban quới chức,
tín đồ,…
- Phương pháp so sánh: để thấy được sự khác biệt
về vấn đề tôn kính tổ tiên của người Việt Công giáo ở Trà
Vinh; trong đó so sánh lịch đại trước và sau Công đồng
Vatican II có nhiệm vụ quan trọng là làm bật lên sự
chuyển biến về tư duy và quan điểm hoằng đạo trong
tương quan giữa văn hóa dân tộc với giáo lý Công giáo ở
Việt Nam nói chung và Trà Vinh nói riêng.
- Phương pháp tiếp cận liên ngành: Tác giả luận
văn sử dụng các kết quả nghiên cứu của các ngành khoa
học gần như: Sử học, xã hội học, địa lý học để xác định
niên đại thời gian, yếu tố địa – văn hóa và khảo sát đối
tượng bằng phiếu điều tra xã hội học với các nội dung liên
quan đến luận văn.
7. Bố cục của Luận Văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và
phụ lục, luận văn có kết cấu gồm ba chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận và thực tiễn.
Trong chương này, tác giả đề cập đến các khái niệm có
liên quan, khái quát các vấn đề thực tiễn: về cộng đồng

người Việt theo Công giáo và không gian nghiên cứu của


-7luận văn. Đây là cơ sở để tác giả triển khai các nội dung
nghiên cứu ở các chương tiếp theo.
Chương 2: Quá trình hình thành và những biểu hiện
của tục kính nhớ tổ tiên ở người Việt Công giáo Trà VInh.
Chương này, luận văn nghiên cứu nguồn gốc, các giai
đoạn phát triển và một số biểu hiện của tục kính nhớ tổ
tiên đối người Việt Công giáo ở Trà Vinh.
Chương 3: Tục kính nhớ tổ tiên trong đời sống của
của người Việt Công giáo ở Trà Vinh. Trong chương này,
tác giả tiến hành so sánh sự tương đồng và khác biệt về
vấn đề kính nhớ tổ tiên, vai trò của kính nhớ tổ trong đời
sống văn hóa của người Việt Công giáo ở Trà Vinh.


-8PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Một số khái niêm liên quan đến luận văn
1.1.1. Tôn giáo
Luận văn sử dụng khái niệm: “Tôn giáo là niềm tin
của con người vào các lực lượng siêu nhiên, vô hình, mang
tính thiêng liêng, được chấp nhận một cách trực giác và tác
động qua lại một cách hư ảo, nhằm lý giải những vấn đề
trên trần thế cũng như ở thế giới bên kia. Niềm tin đó được
biểu hiện rất đa dạng, tuỳ thuộc vào những thời kỳ lịch sử,
hoàn cảnh địa lý - văn hóa khác nhau, phụ thuộc vào nội
dung từng tôn giáo, được vận hành bằng những nghi lễ,

những hành vi tôn giáo khác nhau của từng cộng đồng xã
hội tôn giáo khác nhau. Ví dụ: Trên đất nước Việt Nam có;
Đạo Phật, Công giáo, Tin lành, Cao đài, Hoà hảo,…được
gọi chung là tôn giáo, mỗi tôn giáo đều có giáo lý phù hợp
cho từng tín đồ sùng bái đạo và có những cách thức tổ chức
nghi lễ cúng tế khác nhau”.
1.1.2. Công giáo
Công giáo có nghĩa là chung, là phổ quát
(universal), dành cho hết mọi người người không phân biệt
màu da, tiếng nói và văn hóa. Như vậy từ ngữ “Công giáo”
(Catholicam = catholique = catholic,….) không hề có
nghĩa là cộng đồng (Public).


-91.1.3. Thiên đàng
Thiên đàng là một nơi chốn mà Công giáo chỉ ra cho
con người biết sau khi chết sẽ được hưởng nếu như có một
cuộc đời lành thánh. Trong Luận văn này, tác giả sử dụng
khái niệm “Thiên đàng là tình trạng hạnh phúc tràn đầy và
vĩnh viễn, vì được hiệp thông trọn vẹn với Thiên chúa Ba
ngôi và cộng đồng các thánh”.
1.1.4. Hỏa ngục
Công giáo chỉ ra rằng: Hỏa ngục là án phạt đời đời
bị tách khỏi Thiên chúa dành cho những ai chết trong tình
trạng mắc tội trọng.
1.1.5. Luyện ngục
Công giáo cho rằng: Luyện ngục là tình trạng của
những người chết trong ơn nghĩa Chúa, nhưng cần được
thanh luyện trước khi hưởng hạnh phúc Thiên đàng.
1.1.6. Tổ tiên

Theo nghĩa thông thường tổ tiên được hiểu là
những người có cùng huyết thống đã mất, những người
có công sinh thành và dưỡng dục như: Kỵ, cụ, ông bà,
cha mẹ,…
Theo thời gian, khái niệm tổ tiên cũng có sự biến
đổi, phát triển. Nó không chỉ bó hẹp trong phạm vi huyết
thống - gia đình, họ tộc... mà đã mở rộng ra phạm vi cộng
đồng, xã hội. Sự hình thành và phát triển của các quốc gia,
dân tộc thường gắn liền với tên tuổi của những người có
công tạo dựng, giữ gìn cuộc sống của cộng đồng. Họ là
những anh hùng, danh nhân mà khi sống được tôn sùng,
kính nể, khi mất được tưởng nhớ, thờ phụng trong các


-10không gian tôn giáo. Ở Việt Nam, họ là những tổ sư tổ
nghề, thành hoàng làng, anh hùng dân tộc, danh nhân văn
hoá... Họ được xã hội thừa nhận, cấp sắc phong thần, được
nhân dân ghi công ơn và được tôn thờ trong các am, miếu,
đình, đền, thánh thất,…
1.1.7. Tục kính nhớ tổ tiên
- Tục là thói quen lặp đi lặp lại trong một thời
gian lâu dài được một nhóm, tập thể, cộng đồng xã hội
thừa nhận và thực hiện. Tục được kế thừa và thực hành
từ thế hệ trước cho thế hệ sau bằng hình thức truyền
khẩu và qua hành động để trở thành một tiềm thức về
cội nguồn xa xưa.
- Kính nhớ tổ tiên là quan điểm mà Công giáo sử
dụng trong vấn đề tưởng nhớ đến những tín hữu đã qua đời
có mối quan hệ huyết thống với những người còn sống.
Kính nhớ tổ tiên là hành động thể hiện sự biết ơn, tưởng

nhớ về những người thân trong dòng tộc đã mất theo tinh
thần Kitô giáo.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Tỉnh Trà Vinh
Trà Vinh là một tỉnh thuộc Nam Bộ của Việt Nam do
đó lịch sử hình thành vùng đất này gắn liền với quá trình
nam tiến của dân tộc Việt.
Lịch sử Trà Vinh được xác lập trên các căn cứ lịch sử
rõ ràng, qua nhiều lần tách nhập, nhưng về cơ bản thành
phần dân cư ít có sự biến động. Chủ yếu vẫn là bốn tộc
người: Kinh, Hoa, Khmer, Chăm là chính. Các cộng đồng
tộc người này, có số phận gắn bó mật thiết với lịch sử của


-11vùng đất Trà Vinh từ thuở khai hoang đến thời Gia Long,
Minh Mạng và cho đến thời điểm hiện tại.
Trà Vinh có 4 cộng đồng dân tộc chính: Việt, Hoa,
Khmer và Chăm. Nên có tổ chức xã hội truyền thống theo
từng cộng đồng tộc người riêng biệt.
Đại đa số cư Trà Vinh là cư dân nông nghiệp
điển hình3; nên trong đời sống kinh tế cây lúa và những
cây hoa màu như ngô, khoai, dưa, đậu các loại. Những
cánh đồng lúa mẫu lớn nằm rải khắp các huyện trong
tỉnh như: Cầu Kè, Trà Cú, Cầu Ngang, Càng Long, Tiều
Cần, Châu Thành. Ngoài ra, Trà Vinh còn là tỉnh có sản
lượng nuôi trồng thủy sản lớn như: Duyên Hải, Long
Hòa của Châu Thành; Mỹ Long Bắc, Nam, Long Sơn,
Vinh Kim của Cầu Ngang.
1.2.2. Quá trình du nhập của Công giáo ở Trà Vinh
Căn cứ vào tư liệu điều tra điền dã từ các họ đạo và

các tư liệu thành văn đã công bố, chúng tôi có thể khẳng
định thời điểm Công giáo du nhập vào vùng đất Trà Vinh
là khoảng thế kỷ XVIII (năm 1776, họ đạo Mặc Bắc).
1.2.3. Cộng đồng người Việt Công giáo ở Trà Vinh
Người Việt Công giáo có mặt ở Trà Vinh cùng với
những luồng di dân từ những vùng miền khác nhau nên
gốc gác rất khó xác định. Họ tập hợp nhau thông qua niềm
tin vào Thiên Chúa mà thành lập các giáo xứ trên vùng đất
này. Theo thống kê của Ban tuyên giáo tỉnh Trà Vinh năm
2015 thì số lượng tín đồ Công giáo ở Trà Vinh có khoảng
Viện Văn hóa 1987 Người Khmer Cửu Long, Nxb Sở Văn hóa Thông tin
Cửu Long, tr 32
3


-1265.000 người, với hơn 41 cơ sở thờ tự trong đó bao gồm
cả nhà nguyện và nhà thờ.
Người Công giáo ở Trà Vinh đa số là những người
nông dân, nên hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp và
trồng trọt hoa màu. Một số giáo dân ở các họ đạo trung
tâm thị xã, thị trấn, chợ làm nghề buôn bán nhỏ, chẳng hạn
như: Họ đạo Trà Vinh, họ đạo Cầu Ngang, họ đạo Mặc
Bắc, họ đạo Vinh Kim. Những họ đạo này nằm ở vị trí gần
chợ, gần thành phố nên nghề nghiệp của giáo dân khá đa
dạng và phong phú.
1.2.4. Một số họ đạo ở Trà Vinh4
Trong giới hạn của Luận văn này, chúng tôi chỉ có
thể đề cập một số họ đạo tiêu biểu ở Trà Vinh như sau: họ
đạo Vinh Kim, Mai Hương, Vĩnh Hòa, Cầu Ngang, Trà
Vinh, Tiểu Cần, Bãi Xan, Mặc Bắc,…

Tiểu kết chương 1
Điều kiện tự nhiên – xã hội, bối cảnh lịch sử địa
phương đã tạo nên một sắc thái văn hóa riêng biệt cho tỉnh
Trà Vinh, đây cũng được xem là tiền đề quan trọng thúc
đẩy quá trình hội nhập văn hóa với thế giới và phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương. Trong quá trình phát triển
ấy, đời sống tinh thần của con người phải được đáp ứng
những yêu cầu cần thiết để tạo nên nền tảng tinh thần vững
chắc. Cộng đồng người Việt Công giáo ở Trà Vinh có số
phận và lịch sử gắn bó mật thiết với vùng đất này và họ đã
có nhiều cống hiến sức lực cho sự phát triển chung của tỉnh.
Tư liệu điền dã năm 2015 của tác giả và tư liệu từ website
www.giaophanvinhlong.net
4


-13Có thể nói cộng đồng người Việt Công giáo ở Trà
Vinh có số lượng tương đối đông đảo 65 ngàn người.
Chính vì thế diện mạo văn hóa của tỉnh Trà Vinh có sự
đóng góp khá lớn và tích cực của cộng đồng này. Trong
khối đại đoàn kết dân tộc, người Việt Công giáo Trà Vinh
đã thực hiện chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước,
chính quyền địa phương với phương châm “sống tốt đời,
đẹp đạo” họ đã ra sức cống hiến cho sự phát triển, ổn định
của quê hương Trà Vinh thân yêu.


-14CHƯƠNG 2
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ NHỮNG BIỂU HIỆN
CỦA TỤC KÍNH NHỚ TỔ TIÊN

Ở NGƯỜI VIỆT CÔNG GIÁO TRÀ VINH
2.1. Quá trình hình thành tục kính nhớ tổ tiên của
người Công giáo Trà Vinh
Cơ sở hình thành tục kính nhớ tổ tiên của người
Việt Công giáo Trà Vinh chính là hình thái tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên của người Việt mà người Công giáo Trà Vinh
đã mang theo đến vùng đất này. Chính vì thế, chúng tôi
trình bày đôi nét về nguồn gốc hình thành tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên của người Việt trong luận văn này như:
- Mô hình “Làng” của người Việt là cơ sở nền tảng của
tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
- Đạo lý “uống nước nhớ nguồn” nền tảng của tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên
- Giáo lý, giáo luật
+ Gia phả Chúa Giêsu (Người sáng lập Công giáo)
Kinh thánh mô tả, Chúa Giêsu được sinh ra bởi
quyền phép Chúa Thánh thần chứ không phải là sự kết hợp
xác thịt giữa người nam và người nữ (ông Giu-se và bà
Ma-ri-a). Mặc dù sự đản sinh của Chúa Giê-su được Kinh
thánh mô tả một cách thần thánh và huyền bí. Thế nhưng
dưới con mắt thế tục, Chúa Giê-su có một gia phả rõ ràng,
chi tiết qua trình thuật của thánh sử Mat-thêu.
+ Kinh thánh
Trong kho tàng các tác phẩm của Thiên Chúa giáo,
Kinh Thánh là bộ sách được trân trọng nhất. Người Công


-15giáo xem đó là “Lời của Thiên Chúa” bao hàm những sứ
điệp mà Thiên Chúa muốn chuyển trao cho họ. Bộ Kinh
Thánh gồm hai phần: Cựu ước và Tân ước, đó cũng là cơ

sở nền tảng cho giáo lý và giáo luật của Công giáo. Mọi
tác phẩm viết sau đều lấy bộ sách này làm cơ sở kế thừa.
Bộ Kinh Thánh có ý nghĩa rất quan trọng đối với người
Công giáo, trong đó họ tìm thấy cơ sở niềm tin của họ, tìm
thấy lời chỉ dạy về một cách sống, một cách ứng xử với
Thiên Chúa và với con người, mà tương quan với con
người thì bao gồm những tương quan với: Cha mẹ, anh
em, vợ chồng, bạn hữu và cả kẻ thù. Dựa vào Kinh thánh
mà người Công giáo Trà Vinh lấy đó làm cơ sở cho sinh
hoạt kính nhớ tổ tiên của họ.
- Kính nhớ tổ tiên của người Việt Công giáo Trà Vinh
trước Công Đồng Vatican II (1962 - 1965)
Trước Công đồng Vatican II, Huấn dụ Plane
Compertum est của Thánh bộ Truyền giáo La Mã, được
Giáo hoàng Piô XII chấp thuận ngày 7/12/1939 và được
công bố sau đó một ngày, ngày 8/12/1939. Tuy nhiên
Huấn dụ chỉ được áp dụng phổ biến tại Trung Hoa còn ở
Việt Nam nói chung, Trà Vinh nói riêng, việc nhìn nhận
vấn đề thờ cúng tổ tiên mãi cho đến Công đồng Vatican II
mới thật sự rõ ràng.
- Kính nhớ tổ tiên của người Việt Công giáo sau Công
Đồng Vatican II (1962 - 1965)
Vấn đề thờ cúng tổ tiên đã được khép lại bằng
Huấn dụ Plan Compertum est, công bố ngày 8/12/1939 áp
dụng ở Trung Hoa, Hội đồng Giám mục Việt Nam xin


-16theo và đến ngày 20/10/1964 được tòa Thánh chấp nhận.
So với các vùng miền trong cả nước thì Nam Bộ, trong đó
có Trà Vinh đã thực hiện Huấn dụ đối với việc thờ cúng tô

tiên với một tâm thế khá cởi mở.
2.2. Những biểu hiện của tục kính nhớ tổ tiên của
người Việt Công giáo ở Trà Vinh
2.2.1. Cưới hỏi
Cơ sở đầu tiên quy định những nghi thức phải thực
hiện trong lễ cưới của người Công giáo Trà Vinh được ghi
chép rất rõ ràng trong Sách giáo lí Hôn nhân – Gia đình,
phần nghi thức Vu Quy – Tân Hôn của người Công giáo đã
đặt ra những quy định về lễ gia tiên.
Trình thuật về những nghi thức cưới hỏi của người
Công giáo ở Trà Vinh, chúng ta thấy sự chồng xếp của hai
lớp văn hóa: văn hóa Bản địa và văn hóa tôn giáo. Và rõ
ràng rằng: nghi thức ra mắt ông bà tổ tiên của người Công
giáo ở Trà Vinh được thực hiện không khác nhiều so với
những người ngoại đạo và với hình thức sinh hoạt lễ nghi
cưới truyền thống của người Việt Nam.
2.1.2. Tang ma, giỗ chạp
Trong một năm, người giáo dân Trà Vinh thực hiện
việc thờ kính tổ tiên vào các dịp như Tết Nguyên đán, lễ
các đẳng, tang ma, giỗ chạp, cưới xin…Kính nhớ tổ tiên
nơi cộng đồng công giáo Trà Vinh được diễn tả sâu sắc
nhất qua lễ nghi tang ma và giỗ chạp.
Ngoài ra, việc tôn kính tổ tiên của giáo dân Trà Vinh
còn được thực hiện vào các dịp khác trong năm như cưới xin,
khi gia đình có việc trọng đại nào đó hay khi đi làm ăn xa…


-172.1.3. Bày biện bàn thờ, gian thờ
Sau khi an táng người qua đời, gia đình người giáo
dân Trà Vinh lập bàn thờ tôn kính. Bàn thờ tổ tiên người

Công giáo Trà Vinh được trang hoàng bày biện với bát
hương, hương, nến, đèn, bình hoa, di ảnh người quá cố,
đôi khi là bài vị, Kinh thánh và hoa quả. Bàn thờ tổ tiên
của người Công giáo được lập nhưng phải tuân thủ theo
nguyên tắc, đó là: bàn thờ tổ tiên không được đặt ngang
bằng hay cao quá bàn thờ Chúa.
Khảo sát hình thức bày trí bàn thờ ông bà tổ tiên
của giáo dân Trà Vinh lập sau khi người chết qua đời,
chúng tôi thấy có ba hình thức sau đây:
Hình thức một: Bàn thờ được đặt chính giữa phía
dưới tượng, ảnh của Chúa Giêsu hoặc gia đình Chúa Giêsu
(có Mẹ Maria và thánh Giuse), trên đó có di ảnh hoặc bài
vị ông bà tổ tiên, lư hương, đèn, hoa quả.
Hình thức hai: Bàn thờ ông bà tổ tiên được đặt bên
trái từ ngoài nhìn vào, hoàn toàn tách biệt với bàn thờ Chúa.
Tuy nhiên ở hình thức này, vẫn phải tuân thủ theo nguyên
tắc là bàn thờ ông bà không được ngang hàng với bàn thờ
Chúa. Trên bàn thờ ông bà tổ tiên cũng có di ảnh hoặc bài vị,
lư hương, đèn, bình hoa, dĩa trái cây.
Hình thức ba: Bàn thờ ông bà tổ tiên được đặt bên
phải từ ngoài nhìn vào, cũng hoàn toàn tách biệt với bàn
thờ Chúa và đảm bảo những nguyên tắc giống như hình
thức thứ hai.
Việc lập bàn thờ ông bà tổ tiên theo ba sơ đồ đã
trình bày ở trên là tùy thuộc vào không gian nhà và điều


-18kiện của từng gia đình. Và không phải mọi nhà đều có
bàn thờ, bàn thờ ông bà tổ tiên chỉ phổ biến ở nhà tổ,
thường là nhà con út trong gia đình hoặc nhà ông bà lớn

tuổi còn sống.
2.1.4. Đất thánh – nơi an nghỉ của ông bà tổ tiên
Nơi an nghỉ của ông bà tổ tiên, cũng chính là nơi
dành để chôn cất người chết của người Công giáo Trà
Vinh được gọi là Đất thánh. Mỗi họ đạo đều có một Đất
thánh chung làm nơi chôn cất giáo dân đã qua đời. Đất
thánh là đất của nhà thờ. Khu Đất thánh được xây dựng
khang trang có tường rào che chắn. Chính giữa Đất thánh nơi cao ráo nhất được dùng làm nơi đặt Thánh giá Chúa
Giêsu, có bàn lễ để Linh mục thực hiện các thánh lễ công
đồng vào những ngày lễ trong năm theo quy định. Mộ
phần của giáo dân trong Đất thánh được sắp xếp lề lối, quy
củ và xây cất theo quy chuẩn chung do Cha sở quyết định.
Tiểu kết chương 2
Quá trình hình thành và những biểu hiện của tục
kính nhớ tổ tiên ở người Công giáo ở Trà Vinh bắt nguồn
từ những đặc điểm văn hóa truyền thống của người Việt
như mô hình làng, đạo lí uống nước nhớ nguồn, ăn quả
nhớ kẻ trồng cây và niềm tin vào sự bất tử của linh hồn;
đồng thời nó còn được củng cố vững chắc hơn qua các quy
định của Giáo hội Công giáo Việt Nam. Dưới khía cạnh là
một sinh hoạt văn hóa truyền thống của người Việt, trong
quá trình tiếp nhận Công giáo, ban đầu có những sung đột
nhất định về vấn đề tổ tiên nhưng sau đó là sự hòa hợp


-19giữa tôn giáo và tín ngưỡng dân gian của người Việt làm
nên một diện mạo văn hóa đặc sắc và phong phú.
Những biểu hiện của tục kính nhớ tổ tiên của người
Việt Công giáo Trà Vinh đã chỉ ra được quá trình giao
thoa và tiếp biến văn hóa của người Việt Công giáo Trà

Vinh trong quá trình tiếp nhận văn hóa Thiên chúa giáo.


-20CHƯƠNG 3
KÍNH NHỚ TỔ TIÊN TRONG ĐỜI SỐNG
CỦA NGƯỜI VIỆT CÔNG GIÁO Ở TRÀ VINH
3.1. Đặc trưng của việc tôn kính tổ tiên của người Việt
Công giáo Trà Vinh
Người Công giáo Trà Vinh tin rằng, con người có
hồn và xác, cả hồn và xác đều do Thiên Chúa dựng nên.
Vì vậy, xác cũng mang tính cao quý có vai trò kết
hợp với hồn tạo nên con người sống trên dương gian.
Người Công giáo Trà Vinh tin rằng, các Thánh
trên Thiên đàng, những người đang sống ở tại thế và
những linh hồn dưới luyện ngục có mối liên hệ mật thiết
với nhau. Các Thánh sẽ cầu bầu cùng Chúa cho người
đang sống, người đang sống có thể làm việc lành, đọc
kinh, dâng lễ để lập công phúc với ý hướng dành cho
các linh hồn nơi luyện ngục.
3.2. Điểm tương đồng và khác biệt giữa Công giáo và tín
ngưỡng bản địa về vấn đề kính nhớ tổ tiên ở Trà Vinh
3.2.1. Điểm khác biệt giữa Công giáo và tín ngưỡng
bản địa về vấn đề kính nhớ tổ tiên ở Trà Vinh
- Điểm khác biệt giữa quan điểm của người Việt
Công giáo và tín ngưỡng dân gian về vấn đề thờ kính tổ
tiên ở Trà Vinh
- Sự khác biệt trong cách lí giải về tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên của các vị truyền giáo
- Sự khác biệt giữa hai nền văn hóa: văn hóa Tây
phương và văn hóa Việt



-21- Khác biệt trong quan niệm về hồn và sự tồn tại của
hồn sau khi chết
- Những khác biệt trong hình thức thể hiện
3.2.2. Điểm tương đồng giữa Công giáo và tín ngưỡng
bản địa về vấn đề thờ cúng tổ tiên ở Trà Vinh
- Quan niệm chết không phải là hết.
- Quan điểm “về nguồn cội”.
3.3. Vai trò của kính nhớ tổ tiên trong đời sống của
người Việt Công giáo Trà Vinh
3.3.1. Sự bảo tồn văn hóa truyền thống
Truyền thống “uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ
kẻ trồng cây”, biết ơn với những đấng đã có công sinh
thành và dưỡng dục là chuỗi mạch không bao giờ được
chối từ, lơ là. Việc tôn kính tổ tiên đã qua đời là hành
động thể hiện đạo hiếu của người Việt Nam. Người Công
giáo Trà Vinh tiếp nối truyền thống của cha ông để lại mà
thực hành hình thức kính nhớ tổ tiên một cách trang trọng
với thái độ cung kính.
Tôn kính tổ tiên của cộng đồng Công giáo ở Trà
Vinh vẫn còn bảo lưu những giá trị văn hóa truyền thống
của người Việt Nam trong cưới hỏi, tang ma và giỗ chạp.
Trong các nghi thức cưới hỏi, ngoài việc thực hành theo
quy định của Công giáo, thì người Công giáo Trà Vinh
còn hướng đến ông bà tổ tiên nơi bàn thờ và những bậc
còn sống để ra mắt và cũng nhằm thông báo cho họ biết về
một sự kiện lớn của gia đình, về sự có mặt của một thành
viên mới.



-223.3.2. Gắn kết nội bộ Công giáo và giữa người Công
giáo với các cộng đồng khác
Thực hành việc kính nhớ ông bà, tổ tiên chính là
dịp để những người trong gia đình Công giáo sum họp, tề
tựu vào ngày tang lễ, giỗ chạp của người thân và những
ngày mà Giáo hội Công giáo Việt Nam quy định. Nó đã
góp phần gắn kết những người thân trong gia đình, nội bộ
Công giáo và giữa người Công giáo với các cộng đồng
khác. Khi có người qua đời, người thân trong gia đình
Công giáo Trà Vinh có mặt đầy đủ tại nhà người chết,
trước là để gặp mặt người chết lần cuối, sau là làm các
công việc liên quan đến tang ma. Những người thân trong
gia đình gắn bó mật thiết với nhau trong việc thực hiện các
quy định tang ma, nhắc nhỡ họ phải yêu thương, đùm bọc
nhau trong cuộc sống.
3.3.3. Góp phần làm đa dạng đời sống văn hóa của
con người và vùng đất Trà Vinh
Văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất trong
đa dạng. Sự đa sắc của 54 tộc người, sự phong phú về
vùng miền đã tạo nên một diện mạo văn hóa đặc sắc.
Kính nhớ tổ tiên của người Công giáo Trà Vinh đã
góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hóa của con
người và vùng đất Trà Vinh. Một số quan điểm về tổ tiên,
về sự tồn tại của con người sau khi chết đã được Công
giáo nhìn nhận một cách rõ ràng hơn, lí giải hợp lí hơn để
con người gửi gấm niềm tin, dựa dẫm và nương tựa vào
đó. Việc thực hành các hình thức kính nhớ tổ tiên của



-23người Công giáo Trà Vinh đã tạo nên một diện mạo mới
cho loại hình tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt.
Ứng xử với tổ tiên, những người đã qua đời của
người Công giáo Trà Vinh có những điểm khác biệt. Trước
tiên là đối với người Việt không theo Công giáo và sau đó
là với các cộng đồng dân tộc cùng cộng cư trên vùng đất
Trà Vinh này. Nó đã góp phần làm nên sự đa văn hóa trong
cách ứng xử với người chết. Truyền thống kính nhớ ông bà
tổ tiên vẫn được tiếp nối và thực hành trong cộng đồng
Công giáo nhưng được diễn tả dưới một hình thức mới, có
sự hòa nhập với văn hóa Công giáo thế giới và bản địa.
Tiểu kết chương 3
Kính nhớ tổ tiên của người Việt Công giáo Trà
Vinh là một hệ giá trị nhân văn sâu sắc. Hình thức kính
nhớ tổ tiên của người Việt Công giáo Trà Vinh được xây
dựng trên nền tảng tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên truyền
thống của người Việt và ngày càng được củng cố, phát
triển trong Công giáo. Chính vì thế mà hình thức kính nhớ
tổ tiên của người Việt Công giáo Trà Vinh vừa quen thuộc
lại cũng vừa xa lạ với một bộ phận người Việt trên vùng
đất này.
Vai trò của kính nhớ tổ tiên của người Việt Công
giáo Trà Vinh đã góp phần củng cố những hệ giá trị của
tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt; đồng thời, đây
còn là cơ sở để khẳng định vai trò của văn hóa truyền
thống trong đời sống của người Việt Công giáo Trà Vinh
nói riêng, người Việt Công giáo nói chung.



×