Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Thử nghiệm ương nuôi cá trê lai (clarias macrocephalus x c gariepinus) giai đoạn hương đến 45 ngày tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (252.28 KB, 24 trang )

CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Giới thiệu
Đồng Bằng Sông Cửu Long gắn liền với tên gọi “vùng sông nước”, nổi tiếng khắp cả
nước và trên thế giới với những sắc thái văn hóa độc đáo đặc trưng của vùng và tính
cách phóng khoáng, hiếu khách của con người Nam Bộ. Bên cạnh sự nổi tiếng kể trên
Đồng Bằng Sông Cửu Long cũng được biết đến với sự phát triển mạnh mẽ trong nông
nghiệp, là vựa lúa gạo cung cấp lương thực chính, là nơi nuôi trồng và xuất khẩu thủy
sản hàng đầu cả nước.
Đồng Bằng Sông Cửu Long có hệ thống sông ngòi chằng chịt, đa dạng về loại hình
thủy vực, đó chính là những điều kiện hết sức thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản. Trong
những năm vừa qua ngành thủy sản ở đây đã phát triển mạnh mẽ gia tăng không
ngừng cả về diện tích và sản lượng, về loại hình canh tác. Ngoài những loài cá nuôi
truyền thống như cá tra, cá rô phi, cá sặc rằn thì cá trê lai được người dân nuôi nhiều vì
có những đặc tính nổi trội như: dễ nuôi, khả năng chịu đựng tốt với môi trường khi
nuôi với mật độ cao, ăn tạp, mau lớn, chất lượng thịt tương đối ngon.
Tuy nhiên, những thông tin về biến đổi khí hậu, nước mặn có thể xâm nhập vào nội
đồng, kênh rạch ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, các nhà khoa học đang quan tâm vấn
đề này và người dân cũng lo lắng không biết các đối tượng nuôi thủy sản có khả năng
chịu đựng trong môi trường nước mặn không. Theo Nguyễn Văn Hảo (1995), thì độ
mặn là một trong những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình điều hòa áp suất
thẩm thấu của tôm, cá, khi độ mặn vượt qua giá trị thích hợp đều gây sốc và làm giảm
khả năng đề kháng đối với tôm, cá. Vì vậy việc nghiên cứu xem cá trê vàng lai có nuôi
được trong nước mặn hay không là một vấn đề đang được đặt ra. Để góp phần cung
cấp những thông tin ban đầu về tình hình này, đề tài “Thử nghiệm ương nuôi cá Trê
Lai (Clarias macrocephalus x C.gariepinus) giai đoạn hương đến 45 ngày tuổi ở
các độ mặn khác nhau” được thực hiện.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Xác định độ mặn có thể ương nuôi có hiệu quả cá trê lai và mục tiêu lâu dài là ứng
dụng nuôi cá trê lai ở vùng nước ngọt bị nước mặn xâm nhập.
1.3 Nội dung nghiên cứu


Nghiên cứu ngưỡng độ mặn của cá trê lai giai đoạn hương (cá 2 tuần tuổi).
Thử nghiệm ương nuôi cá trê lai giai đoạn hương lên 45 ngày tuổi.

1


CHƯƠNG 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm sinh học cá trê lai
Đặc điểm hình thái
Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993), ở Đồng Bằng Sông Cửu
Long có 2 loài cá trê là cá trê vàng và cá trê trắng.
Cá trê vàng (Clarias macrocephalus) có những đặc điểm sau
Đầu rộng dẹp bằng, da đầu ở sọ não mỏng, xương sọ nổi lên rõ ràng. Miệng cá không
co duỗi được, rạch miệng thẳng, nằm ngang, răng trên hàm nhỏ, mịn, cứng, đôi râu
khá phát triển: 1 đôi râu mũi, 1 đôi râu mép và 2 đôi râu cằm dưới, râu mép. Mắt nhỏ,
nằm ở mặt lưng của đầu và gần chóp mõm hơn điểm mang. Phần trán giữa hai mắt
rộng. Đầu có hai lỗ thóp, một lỗ nằm phía sau đường nối hai mắt, còn lỗ kia nằm phía
trước gốc mấu xương chẫm. Mấu xương chẫm tròn rộng gốc mấu xương chẫm tương
đương 3 - 5 lần chiều cao của nó. Lỗ mang hẹp, nằm ở bụng của đầu, xương nắp mang
kém phát triển. Thân dài phần trước tròn, phần sau mỏng, dẹp bên. Cuống đuôi ngắn.
Đường bên toàn chạy từ mép trên của lỗ mang và chấm dứt ở điểm giữa gốc vi đuôi.
Cơ gốc vi phát triển, phủ lên gần tới ngọn các tia vi. Gai vi ngực cứng, nhọn đầu đều
có răng cưa hướng xuống đất, xương đai vi ngực lộ hẳn ra ngoài. Vi đuôi tròn chẻ hai.
Mặt lưng của thân của đầu có màu xám đến nâu đen và nhạt dần xuống mặt bụng và
mặt dưới của đầu có màu vàng. Trên thân mỗi bên có 10 hàng chấm nhỏ nằm vắt
ngang thân. Cá trê vàng sống ở nước ngọt. Phân bố ở Philippin, Thái Lan, Lào,
Campuchia và Đồng Bằng Sông Cửu Long Việt Nam (Trương Thủ Khoa và Trần Thị
Thu Hương, 1993).
Cá trê Phi (Clarias gariepinus), có nguồn gốc từ châu Phi, được De Krimpe một nhà

nghiên cứu nuôi cá người Pháp nhập vào Việt Nam vào đầu năm 1975 (Nguyễn Tường
Anh, 2004).
TheoTrương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993) cá Trê Lai có thể nhận diện
bằng các đặc điểm sau: mấu xương chẫm có dạng tam giác, chiều rộng của mấu xương
chẫm tương đương với chiều cao của nó. Các xương hai bên mấu xương chẫm kéo dài
ra phía sau làm mép sau của xương sọ có dạng M, trong khi ở cá trê vàng hai bên
xương chẫm không phát triển. Gốc vi đuôi có một vạch màu trắng nằm vắt ngang.
Cá có râu mũi dài đến tận gốc vây lưng, có 4 đôi râu. Phân bố tự nhiên rộng khắp châu
Phi, từ sông Nile cho đến Tây Phi, từ Angieri cho đến Nam Phi, nó cũng được tìm thấy
ở châu Á như: bắc Thỗ Nhĩ Kỳ, Syria, Israel (Gertjan de Graaf and Hans Janssen,
1996).

2


Cá trê phi sống ở các sông, đầm, hồ lớn ở châu Phi. Đến mùa mưa ngược lên thượng
lưu các vùng ngập nước ở ven sông để sinh sản.
Cá trê lai (C.macrocephalus x C.gariepinus)
Dựa vào các đặc tính nổi trội về tăng trưởng trên, năm 1983 người ta đã tiến hành lai
tạo giữa cá trê Phi đực và cá trê vàng cái tạo ra loài cá trê lai lớn nhanh, thịt ngon màu
sắc hấp dẫn, có thể nuôi 2 - 3 vụ/năm (Ngô Trọng Lư và Lê Đăng Khuyến, 2000).
Thừa kế những đặc điềm di truyền của cả bố mẹ nên cá trê vàng lai F1
(C.macrocephalus x C.gariepinus) có màu vàng xám hoặc nâu vàng xám, da trơn
nhẵn. Đầu dẹp, thân tròn và dẹp về phía đuôi. Bụng có màu vàng nhạt. Cơ thể lốm
đốm nhiều bông cẩm thạch và nhiều chấm trắng nhỏ theo chiều thẳng đứng với thân
cá. U lồi xương chẫm có hình dạng tương tự như chữ M với các cạnh tròn trong khi ở
cá trê vàng là hình dạng chữ V còn ở cá trê phi là hình chữ M rất nhọn và rõ nét.
Đầu cá nhỏ, tỷ lệ đầu trên chiều dài thân gần tương tự như cá trê vàng khi cá còn nhỏ,
kích thước từ 100 - 300g. Khi cá đã lớn, trọng lượng đạt 500g/con thì có thể rõ ràng
phân biệt với cá trê vàng do thân cá mập, ngắn (Bạch Thị Quỳnh Mai, 2004).


Hình 2.1 Hình dạng bên ngoài cá trê lai
(nguồn />
2.2 Đặc điểm dinh dưỡng
Cá trê vàng lai có tính ăn tương tự như cá trê vàng, ăn tạp và rất háu ăn. Cá mới nở từ
trứng do có túi noãn hoàng nên không ăn thức ăn bên ngoài. Sau khi nở 48 giờ cá mới
3


tiêu thụ hết noãn hoàng. Do đó trong giai đoạn này không cần cho cá ăn bất cứ thức ăn
gì (Bạch Thị Quỳnh Mai, 2004).
Cá bột từ ngày thứ 3 trở đi ăn được bo bo hay còn gọi là trứng nước (moina), nếu thả
nuôi trong ao chúng cũng ăn được các loại giáp xác nhỏ sống trong nước. Sau vài ngày
chúng đã ăn được trùng chỉ. Thông thường nếu ương cá bột trên bể xi măng hay bể bạt
thì trùng chỉ sẽ là thức ăn chủ yếu trong quá trình ương đến khi cá bột đạt cỡ 4 - 6cm.
Từ cỡ này trở đi cá có thể ăn được ruốc, tép, côn trùng, các phụ phẩm như đầu vỏ tôm,
ruột sò điệp và các thức ăn tinh khác như: cám, bắp, bột cá, cá phân (xay). Thức ăn
viên công nghiệp cũng được sử dụng trong quá trình ương nuôi và nuôi cá thịt, nhưng
với cá thịt rất hạn chế vì giá cả cao chi phí đầu tư lớn (Đoàn Khắc Độ, 2008). Cá trê
vàng lai ăn mạnh vào buổi tối, trời mờ sáng (Bạch Thị Quỳnh Mai, 2004).
Trong quá trình ương và nuôi thịt để cá tăng trọng nhanh và cho năng suất cao đòi hỏi
thức ăn phải đầy đủ về chất và lượng. Đối với cá giống đòi hỏi hàm lượng đạm trong
thức ăn từ 20 - 30%, còn đối với cá thịt từ 10 - 15%. Cá trê có tập tính hay trú ở men
bờ và bốn góc ao. Do đó phải rải đều thức ăn ở bốn mé ao, góc ao và ở giữa ao để cá
được ăn đồng đều, tránh hiện tượng chúng tranh giành thức ăn. Khi nuôi thịt có thể
nuôi ghép cá trê (cá trê Phi, cá trê vàng lai, cá trê vàng) với các loài cá khác như: cá rô
phi, chép, trắm cỏ, trôi. Các loài cá này sẽ ăn hết thức ăn dư thừa trong ao giúp cải
thiện môi trường nước (Đoàn Khắc Độ, 2008).
2.3 Đặc điểm sinh trưởng
Theo Ngô Trọng Lư và Lê Đăng Khuyến (2000), cá trê vàng lớn 1 tuổi, thân dài

20,5cm, nặng 70g. Cỡ cá lớn 2 tuổi, thân dài 35cm, nặng 250g. Cỡ cá lớn nhất đợt điều
tra ở Đồng Bằng Sông Cửu Long dài 45cm, nặng 495g. Cá trê vàng chậm lớn, thịt
thơm ngon, hay phá bờ và trườn đi lúc trời mưa.
Tốc độ tăng trưởng của cá trê vàng ở mức trung bình. Ở giai đoạn cá bột lên cá giống,
cá tăng nhanh về chiều dài. Khi đạt kích cỡ từ 15cm trở lên thì trọng lượng của cá tăng
nhanh hơn (Đoàn Khắc Độ, 2008).
Cá trê Phi có tốc độ lớn nhanh, 6 tháng đạt bình quân 1kg/con, cho sản lượng cao.
Thân thường dài 35 - 50cm, nặng 250 - 2500g, có con 2 tuổi lớn nhất đạt 4,3kg, thân
dài 63cm. Cá đẻ trong năm 3 tháng tuổi có thể đạt thương phẩm. Thịt mềm, đang được
nuôi nhiều ở châu Phi, Hà Lan, CH Czech, ở Trung Quốc nuôi đạt 20 - 40kg/m2 (Ngô
Trọng Lư và Lê Đăng Khuyến, 2000).
Theo Đoàn Khắc Độ (2008) thì cá trê vàng lai tăng trọng rất nhanh, nếu nuôi với mật
độ thích hợp cùng với chế độ cho ăn và chăm sóc tốt thì sau 3 - 4 tháng nuôi, cá sẽ đạt
trọng lượng trung bình từ 150 - 200g/con. Nhờ có cơ quan hô hấp phụ nên cá có thể
chịu đựng môi trường khắc nghiệt có nhiệt độ từ 11 - 39oC, pH từ 3.5 - 10.5, hàm
lượng oxy hòa tan thấp (1 - 2mg/l).
4


Cá trê sống được trong môi trường nước hơi phèn và trong điều kiện nước hơi lợ (độ
mặn < 5‰). Cá phát triển tốt trong môi trường nước có độ pH khoảng 5.5 - 8.0 (Bạch
Thị Quỳnh Mai, 2004).
2.4 Đặc điểm sinh sản
Sinh sản là đặc tính rất quan trọng đối với tất cả các loài vật nhằm tái sản xuất và bảo
vệ loài. Tuổi và kích thước thành thục của cá là đặc điểm thích nghi với điều kiện sinh
sản (Mai Đình Yên, 1979). Mỗi loài cá đều có tuổi thành thục sinh dục riêng và có thể
thay đổi theo những điều kiện cụ thể. Tuổi thành thục của cá có thể thay đổi khi môi
trường sống thay đổi. Thông thường những loài cá sống ở vĩ độ thấp có nhiệt độ trung
bình năm cao thì tuổi thành thục thấp hơn so với các cá cùng loài nhưng sống ở vĩ độ
cao nhiệt độ thấp. Đồng thời những nơi có đầy đủ dinh dưỡng cá thành thục sinh dục

nhanh hơn, khối lượng cá lớn hơn và hệ số thành thục cao hơn (Nguyễn Văn Kiểm,
2005). Trong cùng vùng địa lý những loài có kích thước lớn sẽ có tuổi thành thục cao
hơn những loài có kích thước nhỏ (Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2008).
Cá trê vàng thành thục sinh dục lần đầu tiên khi được 8 tháng tuổi, mùa vụ sinh sản tập
trung từ tháng 5 - 7 và đẻ trứng dính (Phạm Minh Thành, 2005). Thân cá dài 37cm có
35.770 trứng, thân cá dài 19cm có 10.640 trứng (Ngô Trọng Lư và Lê Đăng Khuyến,
2000).
Cá trê vàng không thể tự sinh sản, phải tiêm kích dục tố để kích thích sự sinh sản của
chúng. Cá trê vàng đẻ trứng tương đối nhiều, trung bình 30.000 - 50.000 trứng/1kg cá
cái (Đoàn Khắc Độ, 2008).
Cũng giống như các loài cá khác, cá trê Phi thành thục sinh dục và sinh sản theo mùa
mưa. Quá trình thành thục sinh dục chịu ảnh hưởng của sự thay đổi nhiệt độ và chu kỳ
chiếu sáng hàng năm và cuối cùng là đẻ trứng do sự gia tăng mực nước theo lượng
mưa (Gertjan de Graaf and Hans Janssen, 1996). Đối với cá trê Phi, sinh sản kéo dài từ
tháng 4 - 10, sinh sản tập trung từ tháng 5 - 8, sau tháng 10 cá ít sinh sản. Giới hạn
nhiệt độ nước cho quá trình sinh sản từ 20 - 36oC, cá trê Phi được nuôi vỗ tích cực và
có nước chảy kích thích thì chu kỳ đẻ trứng rút ngắn xuống còn từ 15 - 20 ngày, mỗi
năm cá có thể tham gia sinh sản 8 - 11 lần (Ngô Trọng Lư và Lê Đăng Khuyến, 2000).
Trong tự nhiên cá trê chọn nơi có bống tối ở các thủy vực nước nông thuộc sông hồ,
các con suối để làm tổ và đẻ trứng (Gertjan de Graaf and Hans Janssen, 1996).
2.5 Một số nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn lên tăng trưởng và tỉ lệ sống của
động vật thủy sản
Trong tự nhiên nồng độ muối là một giới hạn sinh thái tương đối lớn đối với thủy sinh
vật. Tuy theo đặc điểm sinh thái, sinh lý của từng loài mà có thể sống ở những nơi có
nồng độ muối thích hợp khác nhau, phù hợp với sự tăng trưởng và phát triển của từng
loài. Độ mặn có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tăng trưởng và tỷ lệ sống của động
5


vật thuỷ sản (Nguyễn Văn Thường, 2006). Theo Đặng Ngọc Thanh (1973), nhu cầu về

muối của cơ thể thủy sinh vật và quan hệ về nồng độ muối giữa cơ thể với môi trường
ngoài thể hiện rỏ nhất ở giới hạn phân bố theo nồng độ muối ở thủy sinh vật, mỗi loài
sinh vật nói chung chỉ sống ở nơi có nồng độ muối phù hợp, khi nồng độ muối thay
đổi sẽ làm thay đổi áp suất thẩm thấu và ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất. Giữa
cơ thể thủy sinh vật và môi trường nước có một quan hệ nhất định về thành phần và
nồng độ muối hay gọi là quan hệ thẩm thấu đó là điều kiện để sinh vật sống bình
thường.
Theo Nguyễn Tấn Nhơn (2008), khi nuôi cá kèo thương phẩm ở trên bể ở các mật độ
khác nhau từ 50 - 150 con/m 2 ở mức độ mặn là 10‰ với nguồn giống ban đầu từ 4,09
cm và 0,56g thì sau 30 ngày nuôi chiều dài và khối lượng trung bình dao động từ 8,56
- 9,70 cm và 4,12 - 5,24g. Sau 60 ngày nuôi chiều dài và khối lượng trung bình dao
động từ 13,01 - 13,83 cm và 11,35 - 13,38g. Sau 90 ngày nuôi chiều dài và khối lượng
trung bình dao động từ 16,87 - 17,78 cm và 19,34 - 20,66g. Về tốc độ tăng trưởng thì
sau 15 ngày nuôi tốc độ tăng trưởng rất nhanh từ 7,32 - 9,55%/ngày theo khối lượng
và 2,37 - 3,49%/ngày theo chiều dài, so với giai đoạn từ 75 - 90 ngày thì tốc độ tăng
trưởng giảm đi nhiều từ 0,41 - 0,49 %/ngày về chiều dài và 0,48 - 0,49%/ngày về khối
lượng.

CHƯƠNG 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
6


Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 03/2014 - 05/2014.
Đề tài được thực hiện tại trại thực nghiệm thuộc khoa Sinh học ứng dụng, trường Đại
học Tây Đô, khu vực Thạnh Mỹ, phường Lê Bình, quận Cái Răng, thành phố Cần
Thơ.
3.2 Vật liệu nghiên cứu
3.2.1 Dụng cụ

Bể composite 500L và 20L; bể nhựa 60L.
Hệ thống sục khí 24/24.
Cân điện tử, thước đo.
Ống nhựa dùng siphon đáy, vợt thu mẫu, thau , xô.
Khúc xạ kế, nhiệt kế, test pH, NH3.
Và một số vật liệu khác cần thiết cho nghiên cứu.
3.2.2 Đối tượng nghiên cứu
Cá trê lai (Clarias macrocephalus x C. gariepinus) giai đoạn cá hương và được mua
tại trại cá giống Minh Trang.
3.2.3 Thức ăn
Thức ăn công nghiệp có độ đạm 40% và được mua từ đại lý bán lẻ thức ăn thủy sản
Hồng Phước, đường 30/4, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Hệ thống thí nghiệm
Nguồn nước
Nước ngọt được sử dụng trong thí nghiệm là nước máy thành phố được chứa trong bể
500L qua túi lọc và có sục khí trước khi sử dụng. Nước ót có độ mặn 80 - 100‰ được
mua từ ruộng muối huyện Vĩnh Châu tỉnh Sóc Trăng được xử lý bằng chlorine 60ppm,
kết hợp sục khí liên tục cho hết chlorine. Nước lợ mặn được pha từ nước ngọt và nước
ót.
3.3.2 Bố trí thí nghiệm
Cá được bố trí thí nghiệm ở giai đoạn cá hương, chọn cá có kích cỡ đồng đều khỏe
mạnh và màu sắc sáng để tiến hành bố trí thí nghiệm. Các nghiệm thức được bố trí
cùng nguồn nước, cùng thể tích nước, cùng chế độ chăm sóc và quản lý. Trước khi bố
trí thí nghiệm, 30 con cá hương được cân và đo ngẫu nhiên để xác định khối lượng và
chiều dài trung bình ban đầu.
7


3.3.2.1 Thí nghiệm 1: Xác định ngưỡng độ mặn của cá trê lai giai đoạn hương (cá

2 tuần tuổi)
Thí nghiệm được bố trí vào bể composite có thể tích nước 20L. Thí nghiệm được bố trí
trong nhà có mái che và sục khí liên tục. Thời gian thí nghiệm kết thúc khi cá chết
50% và 100%. Thí nghiệm gồm 5 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần
(ương với mật độ 4 con/L) và được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên.
Nghiệm thức 1: đối chứng (nước ngọt)
Nghiệm thức 2: độ mặn 5‰
Nghiệm thức 3: độ mặn 10‰
Nghiệm thức 4: độ mặn 15‰
Nghiệm thức 5: độ mặn 20‰
Khi bố trí nghiệm thức thì độ mặn được pha sẵn ở 5‰, 10‰, 15‰ và 20‰.
Cách pha nước
Áp dụng công thức: C1V1= C2V2
Trong đó:
C1: độ mặn nước ban đầu (‰)
V1: thể tích nước ban đầu dùng để pha (lít)
C2: độ mặn nước cần dùng (‰)
V2: thể tích nước cần dùng (lít)
Cách thả cá
Thả cá trực tiếp vào 5 nghiệm thức độ mặn được pha sẵn.
Ghi nhận kết quả
Ghi nhận thời gian cá bắt đầu chết đến khi cá chết 50%.
Ghi nhận giá trị độ mặn tại đó cá chết và độ mặn cá có tỷ lệ sống cao nhất trong các
nghiệm thức thí nghiệm.
3.3.2.2. Thí nghiệm 2: Thử nghiệm ương nuôi cá trê lai giai đoạn hương lên 45
ngày tuổi
Thí nghiệm 2 được bố trí dựa vào kết quả của thí nghiệm 1 và được thực hiện trong hệ
thống bể nhựa 60L. Thí nghiệm được bố trí trong nhà có mái che và sục khí liên tục
với thời gian thí nghiệm là 30 ngày. Thí nghiệm gồm các nghiệm thức độ mặn được
rút ra từ kết quả của thí nghiệm 1, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần (ương với mật


8


độ 4 con/L) và được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên. Sơ đồ thí nghiệm giả định như ở hình
3.1
Nghiệm thức 1: đối chứng (nước ngọt)
Nghiệm thức 2: độ mặn 5‰
Nghiệm thức 3: độ mặn 10‰
0


5‰

10


0


5‰

10


Hình 3.1: Sơ đồ quá trình thuần độ mặn
Cá trê lai (giai đoạn hương) được trữ trong bể nước ngọt có thể tích nước 200 lít với số
lượng cá dự kiến trong thí nghiệm khoảng 1000 con. Sau 2 giờ tăng lên 1‰ nâng dần
lên tới 5‰ và giữ cá trong 24 giờ ở độ mặn này. Sau đó, bố trí cá vào các bể thí
nghiệm ở nghiệm thức 1 với mật độ 4con/lít. Ở nghiệm thức 10‰ tương tự như ở

nghiệm thức 5‰.
3.4 Chăm sóc và quản lý
3.4.1 Quản lý cho ăn
Thức ăn công nghiệp có kích thước phù hợp với cỡ miệng của cá, rồi rải đều trên mặt
nước bể ương và cho cá ăn theo nhu cầu.
Trước khi cho cá ăn cần tắt hết các hệ thống sục khí, thức ăn được cho vào nơi cá tập
trung nhiều giúp cá bắt mồi dễ dàng và thỏa mãn nhu cầu cá ương.
3.4.2 Quản lý bể ương
Định kỳ hút cặn 1lần/ngày vào buổi sáng trước khi cho ăn và thay khoảng 10 - 20%
nước trong bể nếu như nước dơ.
Thường xuyên theo dõi và ghi nhận các hoạt động bắt mồi, bơi lội và phản ứng của cá
để có cách chăm sóc và đều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.
3.5 Các chỉ tiêu theo dõi
3.5.1 Các yếu tố môi trường
Độ mặn: được kiểm tra hằng ngày bằng khúc xạ kế (tùy theo nghiệm thức).
Nhiệt độ: đo bằng nhiệt kế 2 lần/ngày (lúc 7 giờ và 14 giờ).
pH: Đo bằng bộ test kit, 2 lần/ngày (sáng lúc 7 giờ và chiều lúc 14 giờ).
9


NH3: Đo bằng bộ test kit, 3 ngày/lần (sáng lúc 7 giờ và chiều lúc 14 giờ).
3.5.2 Các chỉ tiêu của cá
Tỷ lệ sống (Survival rate) Đếm toàn bộ số cá thu được của từng bể ương
Số cá thứ thu
Tỷ lệ sống (%) = ----------------------- x 100

(3.1)

Số cá ban đầu
Mức tăng khối lượng (Weight Gain)

WG (mg) = Wc - Wđ

(3.2)

Tăng trưởng khối lượng theo ngày (Daily Weight Gain)
Wc - Wđ
DWG (g/ngày) = ---------------

(3.3)

T
Tốc độ tăng trưởng đặc thù (Specific growth rate)
[ln(Wc ) - ln(Wđ)]
SGR (%/ngày) = -------------------------- x 100

(3.4)

T
Mức tăng chiều dài (Length Gain)
LG (mm) = Lc - Lđ

(3.5)

Tăng trưởng chiều dài theo ngày (Daily Length Gain)
Lc - Lđ
DLG (mm/ngày) = -------------

(3.6)

T

Sự phân hóa sinh trưởng được tính dựa trên phần trăm theo nhóm khối lượng và
chiều dài.
Theo chiều dài

∑nLi
Li (%) = -------------- x 100

(3.7)

∑n
10


Theo khối lượng
∑nWi
Wi (%) = ------------- x 100

(3.8)

∑n
Giải thích các đại lượng
WG: Mức tăng khối lượng (mg).
Wđ: Khối lượng cá trước thí nghiệm (mg).
Wc: Khối lượng cá sau thí nghiệm (mg).
DWG: Tốc độ tăng trưởng khối lượng tuyệt đối (mg/ngày).
SGR: Tốc độ tăng trưởng đặc biệt (%/ngày).
LG: Mức tăng chiều dài (mm).
Lđ, Lc: lần lượt là chiều dài cá trước và sau thí nghiệm (mm).
DLG: Tăng trưởng chiều dài theo ngày (mm/ngày).
T: Thời gian thí nghiệm (ngày).

Li: Cá thể có chiều dài thuộc nhóm i (mm).
ΣnLi: Tổng số cá thể có chiều dài thuộc nhóm i (mm).
Wi: Cá thể có khối lượng thuộc nhóm i (mg).
ΣnWi: Tổng số cá thể có khối lượng thuộc nhóm i (mg).
Σn: Tổng số cá thể thu được trên mỗi nghiệm thức (cá thể).
3.6 Xử lý số liệu
Số liệu được tính toán theo giá trị trung bình, độ lệch chuẩn bằng chương trình
Microsoft Excel. Phân tích và xử lý thống kê số liệu bằng phần mềm thống kê
SPSS 16.0 với mức ý nghĩa 5% (hay độ tin cậy 95%).

CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Kết quả nghiên cứu ngưỡng độ mặn của cá trê lai giai đoạn hương
Bảng 4.1 Kết quả sốc độ mặn trong thời gian thí nghiệm
11


Chết Độ mặn (4 con/L)

Thời gian (giờ)
Cá bắt đầu chết

Cá chết 50%

Cá chết 100%

NT1: ĐC (0‰)

-


-

-

NT2: 5‰

-

-

-

NT3: 10‰

-

-

-

NT4: 15‰

30h14’

54h14’

72h26’

NT5: 20‰


1h11’

3h26’

31h14’

Ghi chú: Các giá trị thể hiện là giá trị trung bình.

Độ mặn là một trong những yếu tố môi trường quan trọng có ảnh hưởng rất lớn đến
đời sống của thủy sinh vật, các thay đổi về độ mặn có thể dẫn đến sinh vật phải điều
hòa áp suất thẩm thấu nhằm thích nghi với điều kiện môi trường. Ngoài ra độ mặn còn
ảnh hưởng rất lớn đến một số quá trình sinh lý khác ở thủy sinh vật (quá trình trao đổi
chất, tiêu hao oxy…).
Độ mặn có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình điều hòa áp suất thẩm thấu của tôm cá.
Khi độ mặn trong môi trường sống của thủy sinh vật tăng hay giảm ngoài thích ứng
của tôm, cá thì chúng sẽ bị sốc làm ảnh hưởng đến tỷ lệ sống và tăng trưởng của cá,
tôm (Nguyễn Văn Hảo, 1995). Mặt khác, khi ở độ mặn quá cao, áp suất thẩm thấu
trong cơ thể cá thấp hơn so với môi trường, cá cần điều tiết nhiều bằng cách thải muối
và lấy nước đồng thời cá tiết nhiều nhớt để điều hoà với môi trường. Ngoài ra, cá cũng
phải mất nhiều năng lượng cho việc điều hòa áp suất thẩm thấu giữa máu và nước
ương, cá tăng cường đào thải các ion và anion ra môi trường làm rối loạn trong việc
trao đổi các ion và anion trong cơ thể với môi trường ngoài. Khi thay đổi độ mặn đột
ngột làm cá phải tiêu hao năng lượng nhiều cho quá trình điều hòa áp suất thẩm thấu
để thích nghi với môi trường đã làm giảm khả năng chịu đựng của cá.
Qua bảng 4.1 cho thấy ở các nghiệm thức có độ mặn thấp hơn 10‰, không ghi nhận
cá chết trong thời gian thí nghiệm. Tuy nhiên ở độ mặn 15‰ cá bắt đầu chết sau
30h14’ và độ mặn 20‰ cá chết sau 1 h11’. Tỷ lệ cá chết tăng dần theo thời gian.
Nghiệm thức 15‰ cá chết 50% sau 54 h14’ và chết 100% sau 72h26’. Trong khi đó ở
nghiệm thức 20‰ tỷ lệ cá chết 50% sau 3h26’ và chết 100% sau 31h14’.
Điều này giải thích vì sao ở nghiệm thức 15‰, 20‰ cá chết 100% nếu thời gian cá

sống trong môi trường đó quá dài so với các nghiệm thức còn lại.
Vậy qua kết quả thí nghiệm, ngưỡng trên độ mặn của cá trê lai giai đoạn hương được
xác định ở độ mặn 15‰ tại thời điểm 54h14’.
12


Như vậy ngưỡng độ mặn của cá trê lai khá cao so với một số loài cá nước ngọt khác.
4.2 Kết quả ương nuôi cá trê lai từ cá hương đến cá giống
Thí nghiệm 2 được rút ra từ thí nghiệm 1 sau khi xác định được ngưỡng độ mặn
(15‰). Nhưng những cá còn lại chết hoàn toàn sau 72 giờ tại độ mặn 15‰. Như vậy
có thể khẳng định cá trê lai chỉ có thể sinh trưởng bình thường khi độ mặn thấp hơn
15‰. Do vậy ở thí nghiệm này chỉ bố trí ương cá trong độ mặn thấp hơn 15‰. Vì vậy
ở thí nghiệm 2 (thử nghiệm ương nuôi cá trê lai giai đoạn hương đến 45 ngày tuổi) có
3 nghiệm thức là 0‰, 5‰, 10‰.
4.2.1 Các chỉ tiêu môi trường
Nhiệt độ là yếu tố vô sinh quan trọng có ảnh hưởng lên đời sống của thủy sinh vật. Tất
cả giai đoạn phát triển trong đời sống thủy sinh vật đều chịu ảnh hưởng của nhiệt độ
nước. Nhiệt độ ảnh hưởng đến sinh vật thông qua quá trình trao đổi chất, tốc độ tăng
trưởng, sự thành thục của động vật thủy sinh. Trong nhiều trường hợp sự thay đổi của
nhiệt độ là tín hiệu cho quá trình sinh học: di cư, sinh sản, trú đông. Yếu tố nhiệt độ rất
có ý nghĩa trong nuôi trồng thủy sản, di giống thuần hóa thủy sinh vật (Phạm Minh
Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009).
Bảng 4.2: Nhiệt độ và pH trong thời gian thí nghiệm
Nghiệm thức

Nhiệt độ

pH

Sáng


Chiều

Sáng

Chiều

NT1: ĐC

26,4 ± 0,35

29,8 ± 0,56

7,71 ± 0,16

7,98 ± 0,12

NT2: 5‰

26,3 ± 0,34

29,7 ± 0,51

7,75 ± 0,15

8,13 ± 0,17

NT3: 10‰

26,3 ± 0,31


29,9 ± 0,50

7,75 ± 0,15

8,06 ± 0,18

Ghi chú: Giá trị thể hiện là giá trị trung bình và độ lệch chuẩn

Qua bảng 4.2 xét trong cùng thời gian thí nghiệm, các yếu tố nhiệt độ, pH giữa các
nghiệm thức tương đối ổn định và chênh lệch nhau không đáng kể.
Nhiệt độ buổi sáng dao động từ 26,3 - 26,4 0C, nhiệt độ buổi chiều dao động từ 29,7 29,90C. Sự chênh lệch nhiệt độ sáng và chiều (26,3 - 29,9 0C) đều nằm trong khoảng
thích hợp cho sự tăng trưởng và phát triển của cá. Vì nhiệt độ thích hợp cho tôm cá
vùng nhiệt đới là 25 - 350C và thích hợp nhất là 28 - 300C (Trương Quốc Phú, 2007).
pH là một trong những nhân tố môi trường có ảnh hưởng rất lớn trực tiếp và gián tiếp
đối với đời sống thủy sinh vật, sinh trưởng, tỷ lệ sống, sinh sản và dinh dưỡng. pH
thích hợp cho thủy sinh vật từ 6,5 - 9. Khi môi trường pH quá cao hay thấp đều không
thuận lợi cho sự phát triển của thủy sinh vật như: làm thay đổi độ thẩm thấu của màng
13


tế bào dẫn đến làm rối loạn trao đổi muối - nước giữa cơ thể sinh vật và môi trường
bên ngoài, làm tăng tính độc của NH 3, H2S (Trương Quốc Phú và ctv., 2006). Qua
bảng 4.2 cho thấy pH dao động trong khoảng 7,71 - 8,13 thuận lợi cho sự phát triển
của cá. Trong điều kiện ương nuôi, ngoài sự ảnh hưởng của nhiệt độ và pH, cá còn đòi
hỏi cao về hàm lượng oxy hòa tan nhất là giai đoạn cá bột lên hương (Nguyễn Văn
Kiểm và Phạm Minh Thành, 2009). Oxy cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng không
kém đến tăng trưởng của cá. Do đó trong điều kiện ương cá, có sục khí liên tục, hàm
lượng oxy hòa tan được đảm bảo cung cấp đầy đủ cho các bể ương dù có sự biến đổi
nhưng vẫn nằm trong khoảng thích hợp cho quá trình phát triển của cá ương.

NH3 là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ sống và sinh trưởng đối với thủy
sinh vật. NH3 là khí độc đối với thủy sinh vật còn ion NH 4+ không độc và nồng độ NNH3 gây độc đối với cá là 0,6 - 2,0 ppm (Downing và Markins, 1975; trích dẫn bởi
Boyd, 1990). Theo Colt và Armstrong (1979) (trích dẫn bởi Boyd, 1990), tác dụng độc
hại của NH3 đối với cá là khi hàm lượng NH 3 trong nước cao, cá khó được bài tiết NH 3
từ máu ra môi trường ngoài. NH3 trong máu và các mô tăng làm pH máu tăng dẫn đến
rối loạn những phản ứng xúc tác của enzyme và độ bền vững của màng tế bào, làm
thay đổi độ thẩm thấu của màng tế bào đưa đến cá chết vì không điều khiển được quá
trình trao đổi muối giữa cơ thể và môi trường ngoài.
Bảng 4.3 Biến động NH3 trong thời gian thí nghiệm
Nghiệm thức

NH3 (mg/l)

NT1: ĐC

0,006 ± 0,003

NT2: 5‰

0,006 ± 0,003

NT3: 10‰

0,006 ± 0,001

Ghi chú: Giá trị thể hiện là giá trị trung bình và độ lệch chuẩn

Qua bảng 4.3 cho thấy, hàm lượng NH 3 trung bình trong thời gian thí nghiệm là 0,006
mg/L. Qua quá trình chăm sóc và quản lí trong suốt thời gian thí nghiệm cho thấy,
mức độ sử dụng thức ăn của cá giảm khác, hàm lượng NH 3 cũng phụ thuộc vào nhiệt

độ và pH trong môi trường nước. Khi nhiệt độ và pH nước tăng cao, độc tính của NH 3
cũng tăng theo và ngược lại (mặt khác khi độ mặn của nước tăng, do đó chất bài tiết
của cá ra môi trường nước cũng giảm theo Trương Quốc Phú và ctv., 2006). Tuy
nhiên, nhiệt độ và pH trong suốt thời gian thí nghiệm đều nằm trong khoảng thích hợp
cho sự phát triển của cá.Vì vậy, hàm lượng NH 3 trong thí nghiệm được xem là an toàn
không ảnh hưởng đến sự phát triển của cá.
Nhìn chung các yếu tố môi trường đều nằm trong khoảng thích hợp cho cá trê lai phát
triển.
14


4.2.2 Kết quả ương nuôi
Do trước khi bố trí, cá hương được thuần hóa độ mặn để thích nghi với điều kiện thí
nghiệm. Thuần hóa là một quá trình liên quan đến những phản ứng về sinh lý và đặc
tính của động vật thủy sản đối với những thay đổi của môi trường. Thuần hóa sẽ giúp
động vật thủy sản thích nghi dần với những thay đổi bên ngoài của môi trường nhất là
nhiệt độ và độ mặn. Những thay đổi đột ngột sẽ làm rối loạn quá trình sinh lý bên
trong cơ thể của động vật thủy sản như quá trình điều hòa áp suất thẩm thấu hay quá
trình hấp thu oxy. Nếu không thích ứng kịp với những thay đổi bất thường sẽ dẫn đến
tử vong hoặc ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng sau này (Đỗ Thị Thanh Hương và
ctv., 2000).
4.2.2.1 Tỷ lệ sống của cá trê lai
Trong quá trình thí nghiệm tất cả các điều kiện môi trường, ngoại cảnh, các yếu tố có
thể ảnh hưởng đến tỷ lệ sống cá trê lai đều được duy trì trong phạm vi thích ứng của cá
để không ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm. Như vậy, tỷ lệ sống của cá trê lai trong
các nghiệm thức của thí nghiệm này được quyết định bởi độ mặn.
Bảng 4.4 Tỷ lệ sống của cá trê lai trong thời gian thí nghiệm
Nghiệm thức

Tỷ lệ sống


NT1: ĐC

80,0 ± 1,70a

NT2: 5‰

76,1 ± 2,07a

NT3: 10‰

76,7 ± 2,23a

Ghi chú: Giá trị thể hiện là giá trị trung bình và độ lệch chuẩn. Các ký tự giống nhau trên
cùng một cột thể hiện sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) và các ký tự khác
nhau trên cùng một cột thể hiện sự khác biệt có nghĩa thống kê (p < 0,05).

Qua bảng 4.4 cho thấy, tỷ lệ sống của cá có xu hướng giảm dần nhưng không có sự
sai khác nhau giữa các nghiệm thức độ mặn. Tỷ lệ sống của cá cao nhất là ở nghiệm
thức 0‰ (80,0%) và thấp nhất là nghiệm thức 5‰ (76,1%).
Theo Đặng Ngọc Thanh (1974), phương hướng điều hoà muối ở một loài thuỷ sinh vật
(tăng hay giảm) không phải cố định mọi lúc mọi nơi, mà tuỳ vào điều kiện cụ thể về
nồng độ muối của môi trường ngoài mà thay đổi. Khi nồng độ muối bên ngoài giảm
thấp, nước sẽ có xu hướng ngấm vào cơ thể và làm giảm nồng độ muối cơ thể, do đó
thuỷ sinh vật cần điều hoà tăng để giữ được nồng độ muối cần thiết. Ngược lại, khi
nồng độ muối bên ngoài tăng cao, nước có xu hướng thoát ra ngoài và làm tăng nồng
độ muối cơ thể, do đó sinh vật sẽ điều hòa để thích nghi. Điều này giải thích vì sao tỷ
lệ sống của cá ở các nghiệm thức cao và chênh lệch nhau không đáng kể.

15



Từ kết quả trên có thể nhận định khả năng nuôi cá trê lai có thể sống được ở độ mặn
10‰.
Nhận định của Bùi Lai et al. (1985) là cá xương nước ngọt có thành phần muối và áp
suất thẩm thấu cơ thể cao hơn môi trường, khả năng điều hòa áp suất thẩm thấu chủ
động kém linh động được xem là loài cá hẹp muối. Kết quả thí nghiệm này cho thấy cá
trê vàng lai là loài rộng muối. Ở mức độ mặn dưới điểm đẳng áp thì điều hòa áp suất
thẩm thấu ưu trương, trên điểm đẳng áp thì điều hòa nhược trương (Nguyễn Hương
Thùy và Đỗ Thị Thanh Hương, 2010; Huỳnh Hiếu Lộc và Đỗ Thị Thanh Hương,
2010).
Nhìn chung các ion trong máu cá trê vàng lai ít biến động và có sự điều hòa ổn định,
sự khác biệt chỉ xảy ra chủ yếu ở các độ mặn từ 5 - 10‰. Khi có sự gia tăng cao về độ
mặn cá sẽ có sự trao đổi ion qua mang, đặc biệt là ở tế bào chloride. Sự trao đổi ion
chủ yếu nhờ vào tế bào chloride, tế bào này có khả năng thải các ion hóa trị 1 khi cá
chuyển từ môi trường nước ngọt sang môi trường nước mặn và hấp thu muối khi cá
được chuyển từ nước mặn vào nước ngọt (Dương Tuấn, 1978).
4.2.2.2 Tăng trưởng theo khối lượng của cá
Môi trường sống có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tăng trưởng của cá, trong đó có
yếu tố về độ mặn, cá sống trong môi trường ưu trương hay nhược trương đều phải sử
dụng một phần năng lượng để điều hòa áp suất thẩm thấu.
Bảng 4.5 Tăng trưởng khối lượng của cá trê lai
Nghiệm
thức



Wc

WG


DWG

SGR

(mg)

(mg)

(mg)

(mg/ngày)

(%/ngày)

NT1: ĐC

116 ± 0,00

481 ± 8,72

365 ± 8,71a

15,6 ± 0,32a

4,74 ± 0,06a

NT2: 5‰

116 ± 0,00


430 ± 20,8

314 ± 20,8b

13,9 ± 0,68b

4,36 ± 0,16b

NT3:
10‰

116 ± 0,00

430 ± 26,6

314 ± 26,6b

13,9 ± 0,90b

4,36 ± 0,21b

Ghi chú: Giá trị thể hiện là giá trị trung bình và độ lệch chuẩn. Các ký tự giống nhau trên
cùng một cột thể hiện sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) và các ký tự khác
nhau trên cùng một cột thể hiện sự khác biệt có nghĩa thống kê (p < 0,05).

Qua bảng 4.5 cho thấy, khối lượng của cá sau khi kết thúc thí nghiệm (sau 30 ngày
ương) giảm dần khi độ mặn tăng.
Mức tăng khối lượng (WG) của cá cao nhất là ở thí nghiệm 0‰ (365 mg/con) và khối
lượng (WG) của 2 nghiệm thức còn lại tương đương nhau (314 mg/con).


16


Tốc độ tăng trưởng khối lượng theo ngày (DWG) của cá cao nhất là ở nghiệm thức
0‰ (15,6 mg/ngày) và tốc độ tăng trưởng khối lượng theo ngày (DWG) của 2 nghiệm
thức còn lại tương đương nhau (13,9 mg/ngày).
Tốc độ tăng trưởng đặc biệt (SGR) của cá cao nhất là ở các nghiệm thức 0‰ (4,74
%/ngày) và tốc độ tăng trưởng đặc biệt (SGR) của 2 nghiệm thức còn lại tương đương
nhau (4,36 %/ngày).
Vì ở độ mặn 10‰ cá không tốn nhiều năng lượng cho quá trình điều hòa áp suất thẩm
thấu giữa máu và nước, đủ năng lượng dự trữ cho các hoạt động khác.
Do độ mặn khác nhau nên cá cần năng lượng để cân bằng áp suất thẩm thấu trong cơ
thể cũng khác nhau, độ mặn có ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng khối lượng của cá.
Từ kết quả thí nghiệm có thể nhận định rằng có thể ương nuôi cá trê lai ở độ mặn
khoảng 5 - 10‰ là độ mặn thích hợp dùng để ương cá trê lai. Có thể đáp ứng nhu cầu
ương nuôi cá trê lai ở vùng nước lợ.
Kết quả nghiên cứu của Huỳnh Hiếu Lộc và Đỗ Thị Thanh Hương (2010) trên cá bống
tượng (Oxyeleotris marmoratu) cho thấy cá bống tượng tăng trưởng tốt ở điểm đẳng
áp và những độ mặn xung quanh điểm đẳng áp. Theo Nguyễn Thị Bích Vân (2009) cá
chình (Anguilla marmorata) tăng trưởng tốt nhất ở những vùng nuôi có độ mặn gần
với điểm đẳng áp. Cá kèo (Pseudapocryptes lanceolatus, Bloch 1801) tăng trưởng tốt
nhất tại điểm đẳng áp (10‰), tại hai giá trị gần điểm đẳng áp 5‰ và 10‰ tăng trưởng
của cá kèo cũng rất tốt (Trần Trường Giang, 2008). Như vậy kết quả thí nghiệm này
phù hợp với kết quả của những nghiên cứu vừa nêu trên.
Theo Nguyễn Thanh Thoại (2008) khi nuôi cá tra sau 75 ngày ở các độ mặn 0‰, 3‰,
6‰, 9‰ và 12‰ thì cũng không có sự khác biệt về sự tăng trọng sau 75 ngày nuôi và
ở môi trưởng nước lợ thì cá tra tăng trọng nhanh như ở nước ngọt. Đặc biệt là ở 12‰,
thì cá tra tăng trọng nhanh và không thấy xuất hiện bệnh.
Các nghiên cứu trên cho thấy, độ mặn ảnh hưởng rõ đến tỷ lệ sống của cá và khả năng

chịu đựng tùy thuộc vào khả năng điều hòa áp suất thẩm thấu và thích ứng với môi
trường của từng loài khác nhau.
4.2.2.3 Tăng trưởng theo chiều dài của cá
Bên cạnh tăng trưởng về khối lượng thì tăng trưởng về chiều dài của cá ở các nghiệm
thức cũng có sự khác nhau.
Bảng 4.6 Tăng trưởng chiều dài của cá trê lai
Nghiệm
thức



Lc

LG

DLG

(mm)

(mm)

(mm)

(mm/ngày)

17


NT1: ĐC


22,3 ± 0,00

38,3 ± 0,20

16,0 ± 0,20a

0,53 ± 0,01a

NT2: 5‰

22,3 ± 0,00

36,4 ± 1,04

14,1 ± 1,04b

0,47 ± 0,03b

NT3: 10‰

22,3 ± 0,00

36,1 ± 0,70

13,8 ± 0,70b

0,46 ± 0,02b

Ghi chú: Giá trị thể hiện là giá trị trung bình và độ lệch chuẩn. Các ký tự giống nhau trên
cùng một cột thể hiện sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) và các ký tự khác

nhau trên cùng một cột thể hiện sự khác biệt có nghĩa thống kê (p < 0,05).

Qua bảng 4.6 cho thấy, chiều dài của cá sau khi kết thúc thí nghiệm (sau 30 ngày
ương) giảm dần khi độ mặn tăng.
Mức tăng chiều dài (LG) của cá cao nhất là ở nghiệm thức 0‰ (38,3 mm/con) và giảm
dần ở nghiệm thức 5‰ là 36,4 mm/con, ở nghiệm 10‰ là 36,1 mm/con.
Tốc độ tăng trưởng chiều dài theo ngày (DLG) của cá cao nhất là ở nghiệm 0‰ (0,53
mm/ngày) và giảm dần ở nghiệm thức 5‰ là 0,47 mm/ngày, ở nghiệm thức 10‰ là
0,46 mm/ngày.
Từ kết quả trên cho thấy khi ương cá ở độ mặn 5 - 10‰ cho tốc độ tăng trưởng về
chiều dài và khối lượng đạt kết quả cao, có thể áp dụng ở các trại sản xuất giống, đồng
thời khi ương cá ở độ mặn có thể hạn chế được mầm bệnh và dễ quản lý.
4.2.2.4 Sự phân hóa sinh trưởng của cá trê lai giai đoạn hương đến 45 ngày tuổi
Sinh trưởng không đồng đều là bản chất của cá, ngay cả khi cá được nuôi dưỡng trong
môi trường tối ưu và có đầy đủ thức ăn. Tuy nhiên mức độ phân hóa sinh trưởng của
cá sẽ khác nhau tùy theo môi trường nước cá đang sống, điều đó có ý nghĩa sinh
trưởng của cá chịu tác động của nhiều yếu tố, trong đó độ mặn của môi trường là yếu
tố tác động rõ nhất (Đặng Ngọc Thanh và ctv., 2007).
Kết quả phân tích sự phân hóa khối lượng của cá trê lai (giai đoạn hương) cho thấy
sinh trưởng của cá ở các nghiệm thức đều diễn ra theo xu hướng chung đó là cá lớn
không đồng đều.
Bảng 4.7 Tỷ lệ phân hóa sinh trưởng (P và L) của cá ở các nghiệm thức độ mặn
Nhóm kích thước

Nghiệm thức
ĐC

5‰

10‰


W < 300 mg/con

20,1

25,8

29,3

W: 300 – 500 mg/con

37,5

48,2

43,6

W > 500 mg/con

42,4

26,0

27,1

L < 30 mm/con

3,80

9,90


13,1

18


L: 30 – 40 mm/con

56,6

66,0

63,3

L > 40 mm/con

39,6

24,1

23,6

Ghi chú: Giá trị thể hiện là giá trị trung bình.

Kết quả nghiên cứu về sự phân hóa khối lượng của cá trê lai đã ghi nhận: khi độ mặn
càng cao, thì tỷ lệ cá nhỏ càng tăng. Nếu ở nghiệm thức đối chứng tỷ lệ cá (W < 300
mg/con) là 19,8% thì ở nghiệm thức 10‰ là 29,3%. Tương tự như vậy nhóm cá có
khối lượng (W > 500 mg/con) ở nghiệm thức đối chứng 42,4%, ở nghiệm thức 5‰ và
10‰ tỷ lệ của nhóm cá này tương đương nhau (26,0% ở nghiệm thức 5‰ và 27,1% ở
nghiệm thức 10‰). Riêng nhóm cá có khối lượng (W: 300 - 500 mg/con) ở cả 3

nghiệm thức có sự hiếu động ít hơn (nghiệm thức đối chứng là 37,9%, nghiệm thức
5‰ là 48,2% và nghiệm thức 10‰ là 43,6%).
Sở dĩ nhóm cá (W < 300 mg/con) ở các nghiệm thức độ mặn cao hơn đối chứng là do
những cá thể này vì lý do nào đó mà khả năng thích ứng của cá kém hơn những cá thể
còn lại, nên khả năng bắt mồi kém hơn, từ đó sinh trưởng chậm hơn. Tỷ lệ cá nhỏ ở 2
nghiệm thức 5‰ và 10‰ tương đối ổn định và thể hiện ở nhóm cá có khối lượng (W >
500 mg/con) khi kết thúc thí nghiệm với 2 giá trị tương ứng là 26,0% và 27,1%.
Sự phân hóa về chiều dài của cá ở các nghiệm thức cũng tương tự như sự phân hóa về
khối lượng. Được chia thành 3 nhóm: (L < 30 mm/con), (L: 30 - 40 mm/con), (L > 40
mm/con).
Ngoài ra kết quả nghiên cứu còn ghi nhận tỷ lệ nhóm cá có chiều dài trung bình (L: 30
- 40 mm/con) chiếm lệ cao hơn 2 nhóm chiều dài còn lại với các giá trị lần lượt: 56,6%
ở nghiệm thức đối chứng, 65,7% và 63,0% ở nghiệm thức 5‰ và 10‰. Điều này có
thể cho rằng độ mặn từ 5 - 10‰ nằm trong khoảng thích ứng về độ mặn của cá trê lai
giống. Những cá thể có kích thước lớn hơn nhóm cá này cũng coi như những cá vượt
đàn do ăn được nhiều mồi hơn.
Như vậy, xét trong cùng nghiệm thức nếu tăng trưởng về khối lượng của cá tăng nhanh
thì chiều dài của cá cũng tăng tương ứng, đồng thời tỷ lệ phân đàn của cá về chiều dài
cũng tương đối giống như tỷ lệ phân đàn của cá về khối lượng.
Các chỉ tiêu môi trường nằm trong khoảng phù hợp cho cá phát triển.
Tăng trưởng của cá giảm dần khi độ mặn tăng. Chỉ có sự khác biệt (W < 500 mg/con)
về tăng trưởng của cá ở nghiệm thức đối chứng. Trong khi đó tăng trưởng của cá ở 2
nghiệm thức 5‰ và 10‰ không có sự khác biệt. Ở tất cả các nghiệm thức đều có sự
phân hóa sinh trưởng, tuy nhiên sự phân hóa sinh trưởng của cá ở nghiệm thức 5‰ và
10‰ rõ ràng hơn, tỷ lệ cá nhỏ nhất và lớn nhất ở 2 nghiệm thức này thấp hơn so với
nhóm cá có tốc độ sinh trưởng trung bình.
19


CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
5.1 Kết luận
Kết quả nghiên cứu đã xác định được ngưỡng độ mặn của cá trê lai giai đoạn cá hương
đến 45 ngày tuổi là 15‰. Tỷ lệ sống của cá trê lai trong giới hạn độ mặn thấp hơn
10‰.
Tăng trưởng khối lượng của cá giảm dần theo độ mặn. Mức tăng khối lượng (WG) của
cá cao nhất là ở nghiệm thức 0‰ (365 mg/con). Tương ứng với tăng trưởng khối
lượng theo ngày (DWG) là 15,6 mg/ngày và tốc độ tăng trưởng đặc biệt (SGR) là
4,74%/ngày.
20


Tăng trưởng theo chiều dài của cá giảm dần theo độ mặn. Chiều dài của cá cao nhất là
ở nghiệm thức 0‰ (16,0 mm/con) và thấp nhất là (13,8 mm/con) ở nghiệm thức 10‰.
Tốc độ tăng trưởng chiều dài theo ngày (DLG) của cá cao nhất là ở nghiệm thức 0‰
(0,53 mm/ngày) và thấp nhất là 0,46 mm/ngày ở nghiệm thức 10‰.
Sự phân hóa sinh trưởng của cá xảy ra ở tất cả các nghiệm thức độ mặn. Ở nghiệm
thức độ mặn 10‰ thì tỷ lệ cá nhỏ (W < 300 mg/con; L < 30 mm/con) cao hơn so với
nghiệm thức đối chứng. Nhưng nhóm cá có kích thước lớn nhất (W > 500 mg/con; L >
40 mm/con) thấp hơn so với nghiệm thức đối chứng các giá trị lần lượt là 27,1% và
42,1%.
5.2 Đề xuất
Tiếp tục nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn và thức ăn lên cá trê lai từ giai đoạn bột
lên giống để đánh giá khả năng tăng trưởng của cá trê lai trong thời gian dài.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu Tiếng Việt
Bạch Thị Quỳnh Mai, 2004. Kỹ thuật nuôi cá trê vàng lai. Nhà xuất bản Nông nghiệp.
Cần Thơ.
Bùi Lai, Nguyễn Quốc Khang, Nguyễn Mộng Hùng, Lê Quang Long và Mai Đình

Yên, 1985. Cơ sở sinh lý, sinh thái cá. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội.
Dương Nhựt Long, 2003. Giáo trình kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt. Tủ sách Đại
học Cần Thơ.
Dương Tuấn, 1978. Sinh lý cá. Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội.

21


Đặng Ngọc Thanh và Hồ Thanh Hải, 2007. Cơ sở thủy sinh học. Viện Nghiên cứu và
Công nghệ Việt Nam.
Đặng Ngọc Thanh, 1973. Thủy sinh học đại cương. Hà Nội.
Đặng Ngọc Thanh. 1974. Thủy sinh học đại cương. Nhà xuất bản đại học và trung học
chuyên nghiệp.
Đoàn Khắc Độ, 2008. Kỹ thuật nuôi cá trê vàng lai và trê vàng. Nhà xuất bản Đà
Nẵng.
Đỗ Thị Thanh Hương và Trần Nguyễn Thế Quyên, 2011. Ảnh hưởng của độ mặn lên
sự phát triển phôi và áp suất thẩm thấu của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) giai
đoạn cá bột lên hương. Đại học Cần Thơ – Tạp chí khoa học 2012:21b29 – 37.
Đỗ Thị Thanh Hương và Trần Thị Thanh Hiền. 2000. Bài giảng sinh lý động vật thủy
sinh. Khoa Thủy sản. Đại học Cần Thơ.
/> />clarias-macrocephalus-x-c-gariepinus-49676/
/> /> /> />Huỳnh Hiếu Lộc và Đỗ Thị Thanh Hương, 2010. Ảnh hưởng của độ mặn lên điều hòa
áp suất thẩm thấu, ion và tăng trưởng của cá bống tượng (Oxyeleotris marmoratus).
Tạp chí Khoa học. Đại học Cần Thơ.
Ngô Trọng Lư và Lê Đăng Khuyến, 2000. Kỹ thuật nuôi cá trê, lươn, giun đất. Nhà
xuất bản Nông Nghiệp.
Nguyễn Duy Khoát, 1999. Kỹ thuật nuôi ba ba, ếch đồng, cá trê lai. Nhà xuất bản
Nông Nghiệp.
Nguyễn Hương Thùy và Đỗ Thị Thanh Hương, 2010. Ảnh hưởng của độ mặn lên tăng
trưởng và một số chỉ tiêu sinh lý của lươn đồng (Monopterus albus). Tạp chí Khoa

học. Đại học Cần Thơ.
Nguyễn Tường Anh, 2004. Kỹ thuật sản xuất giống một số loài cá nuôi. Nhà xuất bản
Nông Nghiệp.

22


Nguyễn Thanh Thoại. 2008. Ảnh hưởng của độ mặn lên tăng trưởng và điều hòa áp
suất thẩm thấu của cá Tra giống (Pangasianodon hypophthalmus). Luận văn tốt
nghiệp. Khoa thủy sản. Đại học Cần Thơ.
Nguyễn Thị Bích Vân, 2009. Ảnh hưởng của cá độ mặn khác nhau lên điều hòa áp
suất thẩm thấu, tỉ lệ sống và ương thử nghiệm cá chình (Anguilla marmorata) tại thành
phố Cà Mau. Luận văn cao học ngành Nuôi trồng thủy sản. Khoa thủy sản. Đại học
Cần Thơ.
Nguyễn Văn Hảo, 1995. Bệnh tôm một số hiểu biết cần thiết và biện pháp phòng trị.
Nhà xuất bản Nông nghiệp.
Nguyễn Văn Kiểm, 2007. Giáo trình kỹ thuật sản xuất giống cá nước ngọt. Tủ sách
Đại học Cần Thơ.
Nguyễn Văn Thường, 2006. Giáo trình sinh thái thủy sinh vật. Trường Đại Học Cần
Thơ.
Phạm Minh Thành - Nguyễn Văn Kiểm, 2008. Cơ sở khoa học và biện pháp sản xuất
cá giống. Tủ sách Đại học Cần Thơ.
Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2006. Nuôi thủy sản đại cương. Khoa Thủy
sản. Đại học Cần Thơ.
Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009. Cơ sở khoa học và kỹ thuật sản xuất
cá giống. Nhà xuất bản Nông nghiệp.
Phạm Minh Thành, 2005. Giáo trình nuôi thủy sản đại cương. Tủ sách Đại học Cần
Thơ.
Phạm Thanh Liêm 2006. Kỹ thuật sản xuất giống. Khoa Thủy sản. Đại Học Cần Thơ.
Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Anh Tuấn, 2009. Dinh dưỡng và thức ăn thủy sản.

Nhà xuất bản Nông nghiệp, TP. Hồ Chí Minh.
Trần Trường Giang, 2008. Ảnh hưởng của độ mặn lên sinh lý, sinh trưởng cá kèo
(Pseudapocryptes lanceolatus, Bloch 1801). Luận văn cao học ngành Nuôi trồng thủy
sản. Khoa Thủy sản. Đại học Cần Thơ.
Trương Quốc Phú, Nguyễn Lê Hoàng Yến và Huỳnh Trường Giang 2006. Quản lý
chất lượng nước nuôi trồng thủy sản. Khoa Thủy sản. Đại học Cần Thơ.
Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993. Định loại cá nước ngọt vùng Đồng
Bằng Sông Cửu Long. Khoa Thủy sản. Đại học Cần Thơ.
Tài liệu Tiếng Anh
Boyd, C.E, 1990. Water quality in pond fo r aquaculture. Part 1: Principles ofwater
quality. Temperature and Stratification.
23


Gertjan de Graaf and Hans Janssen, 1996. Artificial Reproduction and Pond Rearing
of the African Catfish Clarias Gariepinus in Sub-Saharan Africa - A Handbook
Southeast Asian Fisheries Development Center October, 1999. Seed production of the
native catfish Clarias macrocephalus (Gunther).

24



×