Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

bài thu hoạch tham quan bảo tàng chứng tích chiến tranh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.07 MB, 12 trang )

Trường ĐH Ngân hàng Tp. HCM
Khoa: Lý luận chính trị
Bộ môn: Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam
--------------

BÀI THU HOẠCH
CHO CHUYẾN ĐI THAM QUAN THỰC TẾ TẠI BẢO TÀNG

CHỨNG TÍCH CHIẾN TRANH

CHỦ ĐỀ: “HẬU QUẢ CHẤT ĐỘC DA CAM
TRONG CHIẾN TRANH XÂM LƯỢC CỦA MỸ
Ở VIỆT NAM”

1.
2.
3.
4.
5.

Lớp: Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam D01
Nhóm 6:
Võ Kim Minh Tú – MSSV: 030630140101
Phan Thị Huỳnh Ân – MSSV: 030630142121
Nguyễn Thị Út Trọng – MSSV: 030730140161
Lương Thị Thùy Linh – MSSV: 030630142480
Lưu Minh Duy – MSSV: 030630141085
6. Trần Phan Tường Lâm – MSSV:
030630142559
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 10 năm 2015
Trang 1/12




Bảo tàng Chứng tích chiến tranh tọa lạc tại số 28, đường Võ Văn Tần, Q. 3, Tp.
HCM. Vừa bước xuống xe buýt, khung cảnh một khu nhà lớn bên trong trưng bày các
phương tiện chiến tranh dần hiện ra trước mắt chúng tôi. Tuy đã được tìm hiểu trước qua
thông tin trên mạng, nhưng khi đến đây chúng tôi đã ngạc nhiên vì số lượng khách tham
quan đến bảo tàng để chứng kiến những hậu quả cũng như di chứng nặng nề của các cuộc
chiến thông qua những hiện vật cũng như mô hình mô phỏng mà bảo tàng đã sưu tập và
dựng nên.
Thông qua việc học tập trên lớp, kết hợp với chuyến tham quan thực tế lần này,
chúng tôi được hiểu rõ hơn sự ác liệt cũng như mức độ tàn khốc của chiến tranh. Cảm nhận
được sự hy sinh quý báu của thế hệ cha ông đi trước để giành độc lập cho đất nước – tự do
cho dân tộc. Vào bảo tàng, chúng tôi được chị thuyết minh hướng dẫn tham quan và diễn
giải về quá trình đấu tranh của dân tộc Việt Nam cũng như tội ác tàn bạo của bọn đế quốc

xâm lược.

Trang 2/12


Tuy thời lượng của chúng tôi có hạn, nhưng nhóm đã cố gắng tham quan hết bảo
tàng. Bảo tàng Chứng tích chiến tranh trưng bày một số hiện vật, hình ảnh trong Chiến
tranh Việt Nam với các chủ đề: lính Mỹ tàn sát, tra tấn, tù đày dân, rải chất độc hóa học, rải
bom phá hoại miền Bắc. Các hiện vật như máy bay, đại bác, xe tăng, máy chém và hai
ngăn "chuồng cọp" được xây dựng đúng kích thước như ở nhà tù Côn Đảo. Có các phòng
trưng bày về: Chiến tranh biên giới Tây Nam, chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc, vấn
đề quần đảo Trường Sa, âm mưu của các thế lực thù địch,...Bên ngoài, bảo tàng có những
gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm văn hóa dân tộc Việt Nam, phòng rối nước Việt
Nam.
Trong chuyến đi thực tế tại bảo tàng, căn phòng để lại cho chúng tôi nhiều cảm xúc

nhất là phòng trưng bày về “Hậu quả chất độc da cam trong chiến tranh xâm lược của Mỹ
ở Việt Nam”. Tuy chiến tranh đã kết thúc, nhưng những di hại của chất độc da cam vẫn tồn
tại hết sức nặng nề. Phong trào đấu tranh lên án tội ác của chính quyền và các công ty sản
xuất hoá chất của
Mỹ

cũng

như

phong trào đấu
tranh đòi lại công
lý cho các nạn
nhân chất độc da
cam đang được
sự ủng hộ rộng
rãi

của

cộng

đồng quốc tế.

Trang 3/12


Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, quân đội Mỹ đã sử dụng những phương
tiện chiến tranh hiện đại và tàn bạo nhất, trong đó có vũ khí hoá học. Đặc biệt trong vòng
10 năm (từ năm 1961 đến năm 1971) với chiến dịch "Ranch Hand" quân đội Mỹ đã phun

rải xuống miền Trung, Tây Nguyên và miền Nam Việt Nam trên 100 triệu lít chất độc hoá
học trong đó có 65% là chất độc da cam chứa 386 kg dioxin tinh chất cực kỳ độc hại, làm
nhiễm độc trên diện tích 2,6 triệu ha, làm tổn thương nghiêm trọng đến sức khoẻ (gây các
bệnh ung thư, dị tật bẩm sinh và hàng loạt rối loạn chức năng khác) cho từ 2,1 triệu đến 4,8
triệu người dân Việt Nam và các thế hệ con cháu của họ. Việc phun rải chất độc da cam
cũng gây tổn thương nặng nề đối với binh lính Mỹ và binh lính các nước phụ thuộc Mỹ đã
tham gia chiến tranh.
Chúng sử dụng những phương tiện tối tân nhất để thực hiện công việc này.
Máy bay C – 123 đang phun rải chất độc màu da cam.

Rừng Đước ở Cà mau bị chết rụi do quân đội Mỹ phun chất độc màu da cam.

Trang 4/12


Và hậu quả thì sao? Những mảnh rừng xanh tốt, những vùng đất đầy sự sống, tất cả chỉ
còn là bình địa không chút sự sống.

Khu rừng Dương Minh Châu trước và sau khi bị rải chất khai hoang.

Rừng Mã Đà trước và sau khi bị rải chất khai hoang.

Trang 5/12


Chất độc màu da cam không những hủy diệt cây cối mà còn hủy diệt cả con người
trên mảnh đất ấy. Có người trực tiếp là nạn nhân của chất độc màu da cam, chịu những
thương tổn về thể chất lẫn tinh thần. Phải mang trên mình một cơ thể không trọn vẹn, họ có
suy nghĩ gì... Ắt hẳn chúng ta cũng phần nào cảm nhận được.


Chị Huỳnh Thị Thuận, sinh năm 1977,

Chị Trần Thị Hương ấp 3 xã Phạm

tại thôn Đại Cát, xã Minh Phụng, huyện

Văn Hai, huyện Bình Chánh, thành

Ninh Hoà, tỉnh Khánh Hoà.

phố Hồ Chí Minh.
Trang 6/12


Có thể những nỗi đau trực tiếp trên thân xác họ còn nhẹ nhàng hơn là khi họ
sinh ra những người con phải chịu hậu quả từ chất độc da cam… Mỗi sinh linh bé
nhỏ chào đời là niềm hạnh phúc lớn lao của các mẹ, nói sao cho hết nỗi bàng hoàng
và nỗi đau khi ôm trên tay một sinh linh vừa chào đời với những thương tật trên
mình vì chất độc màu da cam..?

Chúng nào có tội tình gì mà phải
dị dạng ngay từ

chịu số phận: dị hình

khi còn trong bụng mẹ,
sinh ra bị thiểu năng trí

tuệ,


không

triển

phát

được như người thường, bị dị tật,…. Thật tội nghiệp, chúng chỉ là những nạn nhân
của chiến tranh. Chỉ vì một lý do duy nhất: cha mẹ, ông bà là kẻ địch của chế độ Mỹ
- Diệm hay chỉ đơn thuần là người dân nằm trong vùng nghi ngờ của chúng, là
những người hít thở bầu không khí đầy chất độc da cam.

Trang 7/12


Bà Nguyễn Thị Huyền, ở xã Cam Nghĩa

Em Kế Văn Bạc, sinh năm 1988,

cùng
huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị cùng các

mẹ ở xã A Ngô, huyễn A Lưới, tỉnh

Trang 8/12


người con bị nhiễm chất độc màu da cam

Thừa Thiên Huế.


Hậu quả của chiến tranh
còn đó, hậu quả của chất độc da
cam cũng còn nguyên hình. Đảng,
Nhà nước và con người Việt Nam đã tranh đấu
trong hòa bình để giành lại quyền
lợi cho những nạn nhưng ấy,
những người đã trực tiếp hoặc có
cha anh là người hiến máu xương
vì độc lập dân tộc nhưng lại đang
ghánh chịu những nổi đau khủng khiếp. Dù cho đến nay thế giới cũng đã có nhiều
hành động thiết thực để xoa dịu nỗi đau của nạn nhân chất độc màu da cam, nhưng
chữa sao cho hết vết thương thể xác và vết thương tinh thần đã in hằn sâu trong con
người này.
Trang 9/12


Không chỉ có những nạn nhưng nhiễm chất độc màu da cam mà những người
lính cụ Hồ năm xưa, bây giờ mỗi khi trời trở gió là lại đau nhức, hậu quả của những
viên đạn, quả bom và những hình thức tra tấn dã man của giặc Mỹ. Nhìn những
hình ảnh đáng sợ trưng bày trong các gian phòng của bảo tàng, không ai có thể tin
được rằng chúng ta, một dân tộc với hình thể nhỏ bé lại có thể chịu đựng và vượt
qua được sự tàn ác ấy. Chắc hẳn không nơi nào được chúng tặng cho nhiều bom đạn
như Việt Nam. Nhiều về cả số lượng lẫn chủng loại, kích thước cũng như sức tàn
phá. Để lại hậu quả khủng khiếp trên con người và đất nước Việt Nam.
Dừng lại khá lâu ở căn phòng này, chúng tôi đứng tại vị trí trưng bày bức thư
của cô gái Trần Thị Hoan, 23 tuổi, quê ở huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận là nạn
nhân của chất độc màu da cam viết gửi cho Tổng thống Mỹ Obama. Đứng lại đọc
hết bức thư, chúng tôi không khỏi kìm nỗi xúc động của mình. Vì thế nhóm xin
trích lại một phần của bức thư này:
“Như tôi được biết: các vị cựu chiến binh Mỹ đã được bồi thường, nhưng thế

hệ con cháu của họ vẫn chưa nhận được gì từ Chính phủ, vậy làm sao con cháu của
họ có được cuộc sống tốt như các con của ông? Còn với riêng đất nước của chúng
tôi: từ các cựu chiến binh đến các thế hệ trẻ chúng tôi đều không nhận được một
tiếng nói công lý nào từ tòa án Mỹ, mặc dù chúng tôi đã nhiều lần đưa đơn kiện,
nhưng các vị thẩm phán của tòa vẫn bác đơn kiện không một lý do và cũng không
một lần xem qua tờ đơn. Ít ra khi các vị thẩm phán bác bỏ đơn, các vị cũng nên cho
chúng tôi một lý do chính đáng nào chứ? Vậy cho phép tôi được hỏi ông thêm: khi
các vị thẩm phán bác bỏ đơn kiện, vậy mong ước của ông "mang lại cuộc sống tốt
cho mọi trẻ em khác" liệu có trọn vẹn không? Ông nghĩ như thế nào nếu tương lai
của thế giới chiếm 2/3 là nạn nhân chất độc da cam và nếu tòa án vẫn tiếp tục bác
đơn kiện không xem xét? Khi qua Mỹ, tôi thấy rất nhiều người dân Mỹ quan tâm
đến vấn đề chất độc da cam, thậm chí là cả các vị luật sư, vậy tại sao tòa án Mỹ lại
hờ hững như thế? Tôi biết rằng ông đang rất bận rộn với bao dự án cấp bách, song
tôi nghĩ vấn đề chất độc da cam và cuộc sống của các nạn nhân cũng là một vấn đề
cấp bách mà ông cũng nên xem xét vì vấn đề này liên quan đến tính mạng con
người và tương lai của toàn thế giới trong tương lai. Mong ông - niềm kỳ vọng
Trang 10/12


không chỉ của riêng nước Mỹ mà còn là của toàn thế giới, một người cha rất mực
yêu thương con và có tấm lòng nhân đạo, mong ông dành chút thời gian nhỏ để xem
xét vấn đề cho chúng tôi.”
Bước ra khỏi căn phòng đau thương đó hàng loạt câu hỏi được chúng tôi đặt
ra, và cũng hàng loạt câu hỏi rơi vào trong im lặng, không có câu trả lời, sự phẩn nộ
bùng lên rồi lại lắng xuống. Tất cả đều được biện minh bằng một lý do duy nhất:
Chiến tranh. Phải, chỉ có hai từ “chiến tranh” thôi mà mang lại nhiều đau thương
quá, chiến tranh gây mất mát nhiều quá, tổn thương về tinh thần do chiến tranh gây
ra đau đớn quá. Nhưng dù sao thì chiến tranh cũng đã qua, chúng ta đang sống và
học tập trong thời bình, thành quả mà cha ông ta đã phải đánh đổi bằng máu và
nước mắt trong suốt những năm dài trường kỳ kháng chiến, chúng ta, những lớp trẻ

tương lai, những người có nhiều khát vọng và ý chí, có nghĩa vụ và bổn phận phải
làm cho đất nước ta sánh vai với các cường quốc năm châu bằng những thành tựu
trong các mặt của đời sống và xã hội, và dần dần xóa bỏ đi vết thương của chiến
tranh. Xóa bỏ đi vết thương của chiến tranh không có nghĩa là để cuộc kháng chiến
chống Mỹ đi vào quên lãng, mà chúng ta và những thế hệ con cháu sau này càng
phải biết về chiến tranh để biết được giá trị của hòa bình, trân trọng từng phút giây
mình được sống trên đất nước hòa bình, thống nhất và độc lập.
Bảo tàng chứng tích chiến tranh đã giúp chúng tôi, những sinh viên đang
ngồi trong giảng đường, thấy rõ hơn những tội ác chiến tranh của bọn đế quốc, bọn
tay sai đã gây ra cho nhân dân Việt Nam, và nhắc nhở tôi phải ra sức học tập tốt, cố
gắng phấn đấu hơn nữa để đền đáp công ơn của những người đã ngả xuống vì đất
nước Việt Nam thân yêu.
Chúng tôi xin được phép gửi lời cảm ơn đến Khoa Lý luận chính trị - Trường
ĐH Ngân hàng Tp. HCM, đặc biệt là đến Cô – phụ trách môn Đường lối Cách
mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam – Lớp D01 đã tạo điều kiện cũng như dẫn dắt
chúng tôi đến tham quan một nơi rất ý nghĩa và đầy tình cảm, tinh thần dân tộc như
vậy. Có thể nói đây là một trong những chuyến đi đầy ý nghĩa trong khoảng thời
gian sinh viên của chúng tôi và chuyến đi đã góp phần giúp chúng tôi tiếp cận được
Trang 11/12


gần hơn đến Đường lối của Đảng, Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, tinh
thần đấu tranh kiên cường, bất khuất, hy sinh xương máu của thế hệ đi trước để
giành lại độc lập cho dân tộc, tự do cho thế hệ mai sau.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 10 năm
2015
Nhóm 6 – Xin chân thành cảm ơn Cô…!

Trang 12/12




×