Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG CÁ TRA TẠI CÔNG TY TNHH SX- TM-DV THUẬN AN- TỈNH AN GIANG-Tran Thanh Tuan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 18 trang )

Header Page 1 of 126.

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH
____________________________

ISO 9001:2008

TRẦN THANH TUẤN

HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG
CÁ TRA TẠI CÔNG TY TNHH
SẢN XUẤT - THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ
THUẬN AN, TỈNH AN GIANG
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số: 60340102

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS HỒ TIẾN DŨNG

TRÀ VINH, NĂM 2016

Footer Page 1 of 126.


Header Page 2 of 126.

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ công trình nào khác



Trà Vinh, ngày..… tháng.….năm.….

Trần Thanh Tuấn

-iFooter Page 2 of 126.


Header Page 3 of 126.

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành quyển luận văn này, lời đầu tiên tác giả trân trọng cảm ơn đến quý
Thầy, Cô, những người đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt những kiến thức bổ ích cho
tác giả trong thời gian qua nhằm làm nền tảng để tác giả thực hiện luận văn thạc sĩ.
Đặc biệt, tác giả trân trọng cảm ơn Thầy PGS.TS. Hồ Tiến Dũng, đã dành thời
gian quý báu của mình để tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn
của mình.
Bên cạnh đó, tác giả cũng gửi lời cảm ơn đến TS. Đoàn Ngọc Phả-Phó Giám đốc
Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh An Giang và Ban Giám đốc cùng đồng
nghiệp trong Sở Công Thương tỉnh An Giang đã tạo điều kiện giúp đỡ tác giả trong quá
trình thu thập số liệu để hoàn thành luận văn.
Sau cùng, tác giả chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên khuyến khích
tác giả trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả
Trần Thanh Tuấn

-iiFooter Page 3 of 126.



Header Page 4 of 126.

TÓM TẮT
Luận văn thạc sĩ “Hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại Công ty TNHH Sản xuấtThương mại-Dịch vụ Thuận An” được nghiên cứu từ tháng 8 năm 2015 đến tháng 02
năm 2016 tại Công ty TNHH Sản xuất-Thương mại-Dịch vụ Thuận An, Tỉnh An Giang
(Công ty Tafishco, An Giang). Mục tiêu nghiên cứu tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng
đến hoạt động của chuỗi cung ứng cá tra tại công ty, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn
thiện hoạt động chuỗi cung ứng cá tra tại công ty. Đây là đề tài được thực hiện theo
phương pháp nghiên cứu tình huống (case study research), chọn tình huống đơn tại
Công ty TNHH Sản xuất-Thương mại-Dịch vụ Thuận An, Tỉnh An Giang để nghiên
cứu. Phương pháp nghiên cứu tình huống thường được xếp vào loại nghiên cứu định
tính nhưng dữ liệu cũng đa dạng, gồm cả định tính và định lượng (Nguyễn Đình Thọ,
2012). Nội dung nghiên cứu chủ yếu là phân tích thực trạng hoạt động chuỗi cung
ứng cá tra và đánh giá nội dung hoạt động và đo lường hiệu quả chuỗi cung ứng
thông qua 3 tác nhân tham gia trong chuỗi cung ứng gồm: (1) Người nuôi cá tra thịt,
(2) Công ty chế biến, (3) Khách hàng (Nhà nhập khẩu). Cụ thể như sau:
- Nội dung hoạt động của chuỗi cung ứng: chọn 4 nội dung hoạt động chuỗi cung
ứng theo Jacobs và Chase (2014) gồm: (1) Hoạch định; (2) Nguồn cung ứng; (3) Nội
dung sản xuất; (4) Nội dung vận chuyển. Riêng nội dung (5) là đổi trả hàng không phù
hợp với sản phẩm thủy sản nên không đưa vào đánh giá vì fillet cá tra xuất khẩu theo
đơn hàng đã được khách hàng chỉ định và được kiểm tra trước khi thông quan.
- Hiệu quả chuỗi cung ứng: sử dụng 4 tiêu chuẩn của Hồ Tiến Dũng (2014), đó
là: (1) Giao hàng, (2) Chất lượng. (3) Thời gian, (3) Chi phí.
Từ kết quả phân tích, tác giả xác định những điểm cần sửa đổi trong mỗi mắt xích
của chuỗi cung ứng cá tra tại Công ty Tafishco. Từ đó đề xuất những giải pháp hoàn
thiện chuỗi cung ứng tại Công ty Tafishco nhằm tăng khả năng cạnh tranh và hiệu quả
hoạt động kinh doanh của Công ty Tafishco theo mục tiêu hướng đến.

-iiiFooter Page 4 of 126.



Header Page 5 of 126.

MỤC LỤC
Trang tựa
Quyết định giao đề tài
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
TÓM TẮT ................................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT................................................................... viii
DANH SÁCH CÁC HÌNH...................................................................................... ix
DANH SÁCH CÁC BẢNG .......................................................................................x
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu ................................................................................1
2. Ý nghĩa nghiên cứu đề tài .....................................................................................2
2.1. Ý nghĩa thực tiễn..............................................................................................2
2.2. Ý nghĩa khoa học .............................................................................................3
3. Mục tiêu nghiên cứu đề tài ....................................................................................3
3.1. Mục tiêu chung ................................................................................................3
3.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.........................................................................3
4.1. Đối tượng .........................................................................................................3
4.2. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................4
5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................4
5.1. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................4
5.2. Thu thập và xử lý số liệu .................................................................................4
5.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ...................................................................4
5.2.2. Phương pháp xử lý dữ liệu .......................................................................6
6. Lược khảo tài liệu .................................................................................................6

7. Kết cấu của luận văn .............................................................................................7

-ivFooter Page 5 of 126.


Header Page 6 of 126.

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG
CỦA DOANH NGHIỆP ...........................................................................................8
1.1. Khái quát về chuỗi cung ứng .............................................................................8
1.1.1. Khái niệm chuỗi cung ứng ............................................................................8
1.1.2. Khái niệm quản trị chuỗi cung ứng ..............................................................9
1.1.3. Phân biệt chuỗi cung ứng với các hoạt động liên quan ..............................11
1.2. Sự phát triển của chuỗi cung ứng.....................................................................12
1.2.1. Lịch sử phát triển của quản trị vận hành và chuỗi cung ứng ......................12
1.2.2. Xu hướng phát triển chuỗi cung ứng ..........................................................15
1.3. Chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị .......................................................................16
1.3.1. Nội dung hoạt động của chuỗi giá trị..........................................................17
1.3.2. Nội dung hoạt động của chuỗi cung ứng ....................................................18
1.4. Đo lường hiệu quả chuỗi cung ứng ..................................................................20
1.4.1. Đo lường hiệu quả chuỗi cung ứng dựa trên mức độ đầu tư tồn kho .........20
1.4.2. Tiêu chuẩn đo lường hiệu quả chuỗi cung ứng...........................................21
1.5. Phương pháp đánh giá nhanh nhà máy (RPA) .................................................22
1.6. Một số kinh nghiệm thực tiễn về chuỗi cung ứng thủy sản .............................23
1.6.1. Bài học kinh nghiệm từ cá hồi Na Uy ........................................................23
1.6.2. Chuỗi giá trị thủy sản, theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam...25
1.6.3. Chuỗi cung ứng cá tra theo Hiệp hội cá tra Việt Nam ...............................28
1.6.4. Sơ đồ chuỗi giá trị sản phẩm cá tra fillet theo nhà nghiên cứu ..................29
1.7. Khung phân tích luận văn ................................................................................31
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG

ỨNG CÁ TRA TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT-THƯƠNG MẠI-DỊCH VỤ
THUẬN AN..............................................................................................................33
2.1. Tổng quan ngành hàng xuất khẩu cá tra Việt Nam..........................................33
2.1.1. Tình hình xuất khẩu cá tra Việt Nam..........................................................33
2.1.2. Tình hình xuất khẩu cá tra Tỉnh An Giang .................................................35
2.2. Giới thiệu tổng quan về công ty .......................................................................37

-vFooter Page 6 of 126.


Header Page 7 of 126.

2.2.1. Sự ra đời và phát triển của công ty .............................................................37
2.2.2. Về bộ máy tổ chức của công ty...................................................................39
2.2.3. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban của công ty .................................42
2.2.4. Về hoạt động xuất khẩu của công ty Tafishco ............................................43
2.2.4.1. Về kết quả hoạt động xuất khẩu của công ty.......................................43
2.2.4.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và khả năng thanh toán ........44
2.2.4.3. Hoạt động marketing và bán hàng .......................................................48
2.2.4.4. Hệ thống thông tin ...............................................................................48
2.3. Quản trị chuỗi cung ứng tại công ty.................................................................49
2.4. Đánh giá nội dung hoạt động và tiêu chuẩn đo lường hiệu quả chuỗi cung ứng
cá tra tại công ty TNHH sản xuất-thương mại-dịch vụ Thuận An .........................52
2.4.1. Sơ đồ chuỗi cung ứng cá tra tại Tafishco ...................................................52
2.4.2. Kết quả khảo sát về nội dung hoạt động chuỗi cung ứng tại công ty TNHH
sản xuất-thương mại-dịch vụ Thuận An ...............................................................54
2.4.2.1. Hoạch định ..........................................................................................54
2.4.2.2. Nguồn cung ứng ..................................................................................56
2.4.2.3. Nội dung khâu sản xuất .......................................................................60
2.4.2.4. Khâu vận chuyển và giao hàng............................................................64

2.4.3. Phân tích 4 tiêu chuẩn đo lường hiệu quả chuỗi cung ứng .........................69
2.4.3.1. Tiêu chuẩn giao hàng ..........................................................................70
2.4.3.2. Tiêu chuẩn chất lượng .........................................................................71
2.4.3.3. Tiêu chuẩn thời gian ............................................................................73
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG
ỨNGTẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT-THƯƠNG MẠI-DỊCH VỤ
THUẬN AN ................................................................................................. 80
3.1. Định hướng phát triển của công ty...................................................................80
3.2. Đề xuất các giải pháp để hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại Công ty Tafishco ..81
3.2.1. Cải tiến mô hình chuỗi cung ứng tại công ty ..............................................82
3.2.2 Cải thiện hiệu quả hoạt động chuỗi cung ứng cá tra tại công ty..................85

-viFooter Page 7 of 126.


Header Page 8 of 126.

3.2.2.1. Về hoạch định ......................................................................................85
3.2.2.2. Nguồn cung ứng và chất lượng ...........................................................86
3.2.2.3. Sản xuất và tồn kho .............................................................................87
3.2.2.4. Khâu vận chuyển và giao hàng............................................................90
3.3. Lợi ích từ giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng ..............................................92
3.3.1. Lợi ích đối với người nuôi cá tra thịt ..........................................................92
3.3.2. Lợi ích đối với khách hàng .........................................................................93
3.3.3. Lợi ích đối với công ty................................................................................93
- Tăng lợi thế cạnh tranh: .................................................................................94
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ....................................................................................96
1. Kết luận chung ....................................................................................................96
2. Hạn chế và kiến nghị cho hướng nghiên cứu tiếp theo .......................................97
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................98

PHỤ LỤC ...............................................................................................................100

-viiFooter Page 8 of 126.


Header Page 9 of 126.

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
GTGT

Giá trị gia tăng

USD

Đô la Mỹ (United States dollar)

EU

Liên minh châu Âu (European)

UAE

Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất (United Arab Emirates)

TNCs

Tập đoàn đa quốc gia (Transnational Corrporation)

SCM


Quản trị chuỗi cung ứng (Supply Chain Management)

OSCM

Quản trị vận hành chuỗi cung ứng (Operation Supply Chain
Management)

NSEC

Hội đồng xuất khẩu thuỷ sản của Na Uy

RPA

Đánh giá nhanh nhà máy (Read a plant – Fast)

NAFIQAS

Cục quản lý chất lượng nông lâm thủy sản (National AgroForestry-Fisheries Quality Assurance Department)

B2B

Doanh nghiệp với doanh nghiệp (Business to Business)

PR

Quan hệ công chúng (Public Relations)

HACCP

Hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn (Hazard

Analysis and Critical Control Points)

HALAL

Theo ngôn ngữ Ả Rập có nghĩa là “hợp pháp” hoặc “được phép
dùng”

CODE

Mã hàng hóa

GlobalGap

Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt toàn cầu (Global Good
Agricultural RPActices)

VietGap

Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam (Vietnamese Good
Agricultural RPActices)

GMP

Thực hành sản xuất tốt (Good Manufacturing RPActice)

FOB

Giao hàng cặp mạng tàu (Free On Board)

CIF


Giao hàng tới cảng người mua (Cost, Insurance and Freight)

-viiiFooter Page 9 of 126.


Header Page 10 of 126.

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Số hiệu hình

Tên hình

Trang

Hình 1.1

Mô hình chuỗi cung ứng điển hình

8

Hình 1.2

Đặc điểm của chuỗi cung ứng

10

Hình 1.3

Những cột mốc quan trọng trong quá trình hình thành các

khái niệm OSCM phổ biến trong lịch sử nhân loại

12

Hình 1.4

Chuỗi giá trị tổng quát

17

Hình 1.5

Quy trình chuỗi cung ứng

18

Hình 1.6

Chuỗi giá trị ngành nuôi trồng thủy sản

26

Hình 1.7

Chuỗi cung ứng ngành hàng cá tra

28

Hình 1.8


Chuỗi GT sản phẩm ngành hàng cá tra phi lê vùng ĐBSCL

29

Hình 1.9

Khung phân tích luận văn

31

Hình 2.1

Giá trị xuất khẩu thủy sản và cá tra từ năm 2005-2014

34

Hình 2.2

Cơ cấu thị trường xuất khẩu cá tra Việt Nam, 2014

34

Hình 2.3

Sản lượng-kim ngạch xuất khẩu An Giang và ĐBSCL

36

Hình 2.4


Sơ đồ tổ chức của công ty Tafishco

40

Hình 2.5

Tổng hợp khối chức năng của công ty Tafishco

Hình 2.6

Chuỗi cung ứng tại công ty Tafishco

52

Hình 2.7

Quy trình dự báo nhu cầu và lập kế hoạch

55

Hình 2.8

Cơ cấu vùng nguyên liệu của công ty Tafishco

56

Hình 2.9

Quy trình sản xuất-chế biến cá tra tại công ty Tafishco


61

Hình 2.10

Quy trình nhận đơn hàng-giao hàng

65

Hình 2.11

Quy trình chuyển sản phẩm vào kho lạnh

73

Hình 3.1

Mô hình chuỗi cung ứng cải tiến tại công ty

82

-ixFooter Page 10 of 126.

50-51


Header Page 11 of 126.

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Số hiệu bảng


Tên bảng

Trang

Bảng 2.1

Tình hình nhân sự của công ty Tafishco

41

Bảng 2.2

Kim ngạch xuất khẩu cá tra fillet của Công ty Tafishco

44

Bảng 2.3

Kết quả sản xuất kinh doanh 5 năm từ 2010-2014

44

Bảng 2.4

Tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm từ 2010-2014

45

Bảng 2.5


Khả năng thanh toán của công ty Tafishco

46

Bảng 2.6

Kết quả tổng hợp đánh giá nhanh nhà máy (RPA)

62

Bảng 2.7

Tổng hợp kết quả đánh giá của khách hàng

66

Bảng 2.8

Chất lượng sản phẩm

66

Bảng 2.9

Cạnh tranh về giá

67

Bảng 2.10


Số lượng giao hàng

67

Bảng 2.11

Thời gian giao hàng

68

Bảng 2.12

Điều kiện làm việc

68

Bảng 2.13

Chất lượng nhân viên

68

Bảng 2.14

Thông tin sản phẩm

69

Bảng 2.15


Các chỉ số doanh thu và thời gian tồn kho

74

Bảng 2.16

Chi phí hệ thống chuỗi cung ứng

75

-xFooter Page 11 of 126.


Header Page 12 of 126.

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu
Kế từ năm 1996, mặt hàng cá tra và cá ba sa của Việt Nam chính thức xuất khẩu
ra thị trường thế giới, với sản lượng 98 tấn, kim ngạch 455.880 USD và đến năm
2014, xuất khẩu đạt 793.066 tấn, kim ngạch 1.751.655.871 USD, thị trường xuất qua
116 quốc gia.
Ngành hàng xuất khẩu cá tra được các chuyên gia kinh tế cho rằng “ngành xuất
khẩu độc tôn” của Việt Nam trên thế giới. Riêng An Giang là chiếc nôi của nghề nuôi
cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long. Ngành nghề này nhanh chóng phát triển, sản
lượng xuất khẩu cá tra của Tỉnh An Giang năm 2000 chỉ đạt 5.645 tấn, kim ngạch
23.964.000 USD, đến năm 2014 sản lượng xuất khẩu đạt 151.163 tấn, kim ngạch
336.289.000 USD. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, ngành hàng này đã bộc lộ
nhiều vấn đề còn yếu kém, nhất là vấn đề về giá mua-bán, cung-cầu không cân đối,…
dẫn đến mối liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi cung ứng thường xuyên bị phá vỡ.
Các nguyên nhân chính như sau:

Một là, người nuôi cá tra nguyên liệu, kiện doanh nghiệp về thanh toán tiền cá
quá hạn, không thả nuôi mùa vụ tiếp theo.
Hai là, doanh nghiệp bị chịu áp lực về chi phí tài chính gia tăng dẫn đến tình
hình tài chính của doanh nghiệp bị suy yếu, thiếu nguồn nguyên liệu cá để chế biếnxuất khẩu.
Ba là, phía thị trường nhập khẩu:
- Chính phủ Hoa Kỳ: Ngày 07 tháng 02 năm 2014, tổng thống Mỹ đã phê duyệt
Luật nông trại 2014 (Farm Bill, 2014), theo đó quy định cá tra vào Mỹ phải đáp ứng
tiêu chuẩn từ quy trình nuôi, sản xuất đến việc đóng gói và xuất khẩu.
- Liên minh châu Âu (EU): Ngày 15 tháng 12 năm 2014 các nhà nhập khẩu EU
đã yêu cầu các doanh nghiệp xuất khảu cá tra Việt Nam, phải đảm bảo tính minh bạch

-1Footer Page 12 of 126.


Header Page 13 of 126.

về hàm lượng nước, tỷ lệ mạ băng, … trong thịt cá tra fillet khi xuất khẩu vào thị
trường này.
Trước những khó khăn nêu trên, cùng với câu hỏi đặt ra là làm thế nào để cải
thiện mối quan hệ giữa các tác nhân chính trong chuỗi cung ứng cá tra, trên nguyên
tắc hài hòa lợi ích giữa người nuôi cá tra thịt (mắt xích nguyên liệu phục vụ chế biến),
doanh nghiệp (mắt xích chế biến từ nguyên liệu sang thành phẩm cá tra fillet) và
khách hàng (mắt xích tiêu thụ). Do đó, vấn đề đặt ra là cần nghiên cứu chuỗi cung
ứng cá tra tại Công ty TNHH Sản xuất-Thương mại-Dịch vụ Thuận An (sau đây gọi
tắt là Công ty Tafishco) nhằm đề xuất những giải pháp để hoàn thiện chuỗi cung ứng
cá tra tại công ty. Đó cũng là lý do mà tác giả chọn đề tài Hoàn thiện chuỗi cung ứng
cá tra để làm luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh.
Xuất phát từ thực tiễn, khách quan, tác giả đã chọn đề tài “Hoàn thiện chuỗi
cung ứng cá tra tại Công ty TNHH Sản xuất-Thương mại-Dịch vụ Thuận An, Tỉnh
An Giang” làm luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh; đồng thời, đây cũng là tài liệu

góp phần nghiên cứu các giải pháp để hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng cá tra tại
công ty trên địa bàn Tỉnh An Giang.
2. Ý nghĩa nghiên cứu đề tài
2.1. Ý nghĩa thực tiễn
- Từ hệ thống lý luận, thực tiễn, đề xuất giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng
và nhân rộng cho các doanh nghiệp trong Tỉnh An Giang tạo điều kiện phát triển và
tăng trưởng bền vững ngành thủy sản Tỉnh An Giang.
- Giúp người nuôi cá tra có được nơi tiêu thụ, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống.
- Giúp doanh nghiệp có được vùng nguyên liệu ổn định, kiểm soát được chất
lượng sản phẩm, theo quy trình từ nuôi trồng đến chế biến-xuất khẩu, nâng cao năng
lực cạnh tranh, đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của chính quyền nước nhập khẩu,
thỏa mãn nhu cầu cao nhất của khách hàng.
- Giúp nhà quản lý, giải quyết bài toán cung-cầu nguồn nguyên liệu cá tra trong
chế biến, xuất khẩu.

-2Footer Page 13 of 126.


Header Page 14 of 126.

- Là một trong những mô hình chuỗi cung ứng kiểu mẫu để các doanh nghiệp
chế biến, xuất khẩu cá tra trên địa bàn Tỉnh An Giang làm tài liệu tham khảo áp dụng.
2.2. Ý nghĩa khoa học
- Hệ thống hóa những cơ sở lý thuyết có ý nghĩa khoa học phục vụ cho loại hình
chuỗi cung ứng.
- Là cơ sở để các doanh nghiệp, ngân hàng thương mại, cơ quan quản lý nhà
nước hỗ trợ chuỗi cung ứng tại các doanh nghiệp chế biến-xuất khẩu cá tra trên địa
bàn Tỉnh An Giang.
3. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
3.1. Mục tiêu chung

Đề xuất giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại Công ty TNHH Sản
xuất-Thương mại-Dịch vụ Thuận An, Tỉnh An Giang.
3.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng cá tra tại Công ty TNHH
Sản xuất-Thương mại-Dịch vụ Thuận An, Tỉnh An Giang.
- Phân tích tích thực trạng chuỗi cung ứng cá tra tại Công ty TNHH Sản xuấtThương mại-Dịch vụ Thuận An, Tỉnh An Giang.
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng cá tra tại Công ty
TNHH Sản xuất-Thương mại-Dịch vụ Thuận An, Tỉnh An Giang.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng
- Đối tượng nghiên cứu: Chuỗi cung ứng cá tra tại Công ty TNHH Sản xuấtThương mại-Dịch vụ Thuận An, Tỉnh An Giang hiện có 5 tác nhân liên quan như:
Đơn vị cung ứng tài chính cho toàn hệ thống chuỗi; Người cung cấp cá tra giống,
thức ăn và thuốc thú y thủy sản; Người nuôi cá tra thịt; Công ty chế biến; Khách hàng
(Nhà nhập khẩu). Tuy nhiên, đối tượng khảo sát, tác giả tập trung vào 03 đối tượng

-3Footer Page 14 of 126.


Header Page 15 of 126.

chính gồm: Người nuôi cá tra thịt: 06 hộ nuôi cá tra thịt điển hình tham gia chuỗi
cung ứng; Công ty chế biến: khảo sát đánh giá nhanh nhà máy (RPA); Khách hàng:
35 nhà nhập khẩu sản phẩm của công ty.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Tại Công ty TNHH Sản xuất-Thương mại-Dịch vụ Thuận An,
Tỉnh An Giang.
- Về phạm vi nghiên cứu: Tập trung phân tích 3 tác nhân chính của chuỗi cung
ứng cá tra tại công ty gồm: (1) Tác nhân là người nuôi cá tra thịt (nguồn nguyên liệu),
(2) Tác nhân là công ty chế biến, (3) Tác nhân là khách hàng (nhà nhập khẩu sản
phẩm của công ty).

- Về thời gian: Năm 2012-2014.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp nghiên cứu
Dùng phương pháp nghiên cứu tình huống (case study research), chọn tình
huống đơn tại Công ty TNHH Sản xuất-Thương mại-Dịch vụ Thuận An, Tỉnh An
Giang để nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu tình huống thường được xếp vào loại
nghiên cứu định tính nhưng dữ liệu cũng đa dạng, gồm cả định tính và định lượng
(Nguyễn Đình Thọ, 2012). Nội dung nghiên cứu chủ yếu là phân tích thực trạng hoạt
động chuỗi cung ứng cá tra để đánh giá nội dung hoạt động và đo lường hiệu quả
chuỗi cung ứng thông qua 3 tác nhân tham gia trong chuỗi cung ứng gồm: (1) Người
nuôi cá tra thịt; (2) Công ty chế biến; (3) Khách hàng (Nhà nhập khẩu)
5.2. Thu thập và xử lý số liệu
5.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
- Số liệu thứ cấp:
+ Các báo cáo thường niên sẵn có của các cơ quan quản lý Nhà nước chủ yếu
như: Sở Công Thương An Giang, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, niên giám

-4Footer Page 15 of 126.


Header Page 16 of 126.

thông kê từ năm 2012-2014,… và các trang web như: Công thương, Nông nghiệp,
Vasep,… để thu thập thông tin về những mô hình tiêu biểu, kinh nghiệm về chuỗi
cung ứng hoặc chuỗi giá trị phục vụ cho đề tài nghiên cứu.
+ Cơ cấu tổ chức và thực trạng kinh doanh của công ty TNHH Sản xuất-Thương
mại-Dịch vụ Thuận An.
+ Báo cáo hoạt động kinh doanh và xuất khẩu của công ty từ năm 2012-2014.
- Số liệu sơ cấp: Phỏng vấn và khảo sát trực tiếp các đối tượng
(1) Tác nhân là người nuôi cá:

Sử dụng bảng câu hỏi định tính bán cấu trúc, phỏng vấn sâu các hộ nuôi cá cho
đến khi bảo hòa (Phụ lục 1) về:
+ Đầu vào: con giống, thức ăn cho cá, hỗ trợ kỹ thuật,…
+ Đầu ra: giá bán cá tra thịt, phương tiện giao cá tra thịt, thời gian nhận tiền,…
(2) Tác nhân là công ty chế biến:
Sử dụng bộ câu hỏi đánh giá nhanh nhà máy (RPA) của Goodson (2002) để
đánh giá hoạt động của nhà máy chế biến của Công ty Tafishco. Thành lập nhóm
đánh giá RPA có 5 thành viên gồm: trưởng nhóm là tác giả, 2 thành viên độc lập và
2 cán bộ của Công ty Tafishco (Phụ lục 2). Có 2 bảng được dùng trong khảo sát:
- Bảng Khảo sát đánh giá nhanh nhà máy RPA có 20 câu hỏi, được trả lời là có
hoặc là không. Càng nhiều câu trả lời có nghĩa là nhà máy càng tinh gọn (Phụ lục 3).
- Bảng đánh giá 11 hạng mục với 5 mức đánh giá từ thấp đến cao như sau: (1)
Kém = 1 điểm, (2) Dưới mức trung bình = 3 điểm, (3) Trung bình = 5 điểm, (4) Trên
trung bình = 7 điểm, (5) xuất sắc = 9 điểm, (6) dẫn đầu = 11 điểm (Phụ lục 3).
Nhóm đánh giá sử dụng kết quả khảo sát độ tinh gọn (có không) và quan sát của
nhóm để đưa ra số điểm thống nhất cho mỗi hạng mục. Tổng điểm cho tất cả các hạng
mục sẽ từ 11 (tất cả đều kém) và 121 (dẫn đầu trong tất cả hạng mục), bình quân là
55 (Goodson, 2002).

-5Footer Page 16 of 126.


Header Page 17 of 126.

(3) Tác nhân là khách hàng (nhà nhập khẩu sản phẩm của công ty):
Sử dụng bảng câu hỏi hiện hành của Vasep về 4 nội dung: (1) Giá cạnh tranh, (2)
Số lượng giao hàng, (3) Thời gian giao hàng, (4) Điều kiện làm việc; và có bổ sung thêm
01 nội dung về minh bạch thông tin trên sản phẩm để phù hợp với yêu cầu của thị trường
Liên minh châu Âu. Sử dụng thang đo thứ bậc 5 điểm từ thấp đến cao: (1) kém, (2) Cần
chỉnh sửa, (3) Chấp nhận được, (4) Tốt, (5) Tốt nhất. Bảng câu hỏi được Công ty Tafishco

gởi cho khách hàng của Công ty qua hộp thư điện tử (Phụ lục 4)
5.2.2. Phương pháp xử lý dữ liệu
- Đối với dữ liệu định tính: Tổng hợp các biên bản phỏng vấn sâu các tác nhân
có liên quan để đánh giá thuận lợi, khó khăn đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện chuỗi
cung ứng.
- Đối với dữ liệu định lượng: Tính toán, xử lý số liệu thứ cấp thu thập của Công
ty Tafishco và số liệu điều tra với phần mềm SPSS.
6. Lược khảo tài liệu
(1) Hoàng Hiền Minh Hiếu (2014) Luận văn thạc sĩ kinh tế, đề tài “Một số giải
pháp hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng tại nhà máy đường An Khê thuộc Công ty
cổ phần đường Quảng Ngãi” đề tài đã phân tích thực trạng chuỗi cung ứng tại Nhà
máy mía đường An Khê từ đó đề ra một số giải pháp hoàn thiện hoạt động chuỗi cung
ứng tại nhà máy đường An Khê thuộc Công ty cổ phần đường Quảng Ngãi. Tuy nhiên,
đề tài chỉ giới hạn trong nghiên cứu dòng sản phẩm cuối cùng được tiêu thụ trong
nước mà chưa đưa ra giải pháp để phát triển thị trường ngoài nước, đây là tác nhân
góp phần cải thiện mối quan hệ giữa các tác nhân trong chuỗi cung ứng nhiều hơn
nữa nhằm giảm chi phí trong toàn hệ thống chuỗi để tăng khả năng cạnh tranh về giá
góp phần tăng lợi nhuận cho các tác nhân trong chuỗi cung ứng.
(2) Hà Đăng Khôi (2014) Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, đề tài “Hoàn
thiện hoạt động chuỗi cung ứng của Công ty cổ phần thương mại Nguyễn Kim”, đề
tài đã phân tích những ưu điểm, khuyến điểm của nội dung hoạt động chuỗi cung ứng

-6Footer Page 17 of 126.


Header Page 18 of 126.

Nguyễn Kim từ đó đề xuất các nhóm giải pháp hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng
của Công ty cổ phần thương mại Nguyễn Kim. Tuy nhiên, đề tài chưa phân tích sâu
vào đối tượng là tác nhân nguồn nguyên liệu tạo nên sản phẩm để đưa vào hệ thống

của công ty để phân phối đến khách hàng.
(3) Vũ Thị Thúy Nga (2007) Luận văn thạc sĩ kinh tế, đề tài “Một số giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị chuỗi cung ứng tại Công ty liên doanh dược
phẩm SANOFI-AVENTIS Việt Nam”, đề tài đã phân tích khá sâu sắc về nội dung
hoạt động của chuỗi cung ứng gồm: kế hoạch, nguồn cung ứng, sản xuất, giao hàng
và hàng trả về. Để đánh giá hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng đề tài đã đưa ra
các nội dung như: tổ chức nhân sự, ưu điểm và hạn chế về hoạt động chuỗi cung ứng.
Tuy nhiên, đề tài chưa đo lường được hiệu quả hoạt động chuỗi cung ứng qua các
tiêu chuẩn để làm cơ sở đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản trị chuỗi
cung ứng tại công ty nghiên cứu.
(4) Nguyễn Thị Kim Nguyên (2013) Luận văn thạc sĩ kinh tế, đề tài “Một số giải
pháp nhằm hoàn thiện chuỗi giá trị dừa trái tươi, Tỉnh Bến Tre”, đề tài đã phân tích được
những điểm mạnh, yếu của chuỗi về sản xuất, sản phẩm, kênh phân phối, thương mại, tiêu
dùng, nhân lực và công nghệ, cùng với những cơ hội và nguy cơ tác giả đã đề xuất các giải
pháp chiến lược nhằm hoàn thiện chuỗi giá trị sản phẩm dừa trái tươi, Tỉnh Bến Tre. Tuy
nhiên, đề tài còn hạn chế là chưa tìm hiểu sâu nhu cầu của khách hàng ngoài nước, đây là
đối tượng góp phần tác động lớn đến việc nâng cao chuỗi giá trị.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có kết
cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về hoạt động chuỗi cung ứng doanh nghiệp.
Chương 2: Phân tích thực trạng hoạt động chuỗi cung ứng tại Công ty TNHH
Sản xuất-Thương mại-Dịch vụ Thuận An, Tỉnh An Giang.
Chương 4: Giải pháp Hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng tại Công ty TNHH
Sản xuất-Thương mại-Dịch vụ Thuận An, Tỉnh An Giang.

-7Footer Page 18 of 126.




×