Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

MÃO, MẶT NẠ TRONG NGHỆ THUẬT SÂN KHẤU RÔ BĂM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (541.17 KB, 15 trang )

Header Page 1 of 126.

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH
____________________________

ISO 9001:2008

NGUYỄN THỊ DUNG

MÃO, MẶT NẠ TRONG NGHỆ THUẬT
SÂN KHẤU RÔ BĂM
Chuyên ngành: VĂN HÓA HỌC
Mã số: 60310640

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ HUỆ

TRÀ VINH, NĂM 2016

Footer Page 1 of 126.


Header Page 2 of 126.

TÓM TẮT
Trong quá trình phát triển văn hóa của người Khmer Nam Bộ, chúng ta không
thể không nói đến một kho tàng nghệ thuật phong phú và độc đáo, được sản sinh ra
từ những con người có năng khiếu và sự say mê nghệ thuật dân tộc. Rô băm là một
loại hình nghệ thuật đã có mặt ở Nam Bộ từ rất lâu đời, nó đã góp phần nuôi dưỡng
những giá trị văn hóa tinh thần cho đồng bào Khmer nơi đây. Một trong những yếu


tố tạo nên sự đặc sắc của Rô băm là sự xuất hiện của những chiếc mão, mặt nạ. Mão,
mặt nạ được những nghệ nhân Khmer Nam Bộ chế tác, do đó, trong bản thân của
những chiếc mão, mặt nạ cũng thể hiện ít nhiều những đặc trưng văn hóa của người
Khmer Nam Bộ.
Vì vậy, chúng tôi nghĩ rằng việc tìm hiểu mão, mặt nạ là điều rất cần thiết. Để
làm cơ sở cho việc nghiên cứu, chúng tôi đã đề cập đến những vấn đề lí luận và thực tiễn
có liên quan đến đề tài như: Thứ nhất, giới thuyết khái niệm bao gồm khái niệm mão,
khái niệm mặt nạ, khái niệm nghệ thuật, khái niệm sân khấu Rô băm. Thứ hai, khái quát
về văn hóa Khmer Nam Bộ, một số loại mão, mặt nạ trong nghệ thuật sân khấu Rô băm
và tình hình nghệ nhân chế tác mão, mặt nạ ở Nam Bộ. Chúng tôi thấy rằng có rất nhiều
khái niệm, mỗi khái niệm đều có những ưu, khuyết điểm riêng nhưng để dễ dàng cho
vấn đề nghiên cứu chúng tôi cũng đưa ra những quan niệm của mình.
Hiện nay, việc chế tác mão, mặt nạ cũng khá phổ biến. Tuy nhiên, những nghệ
nhân có tay nghề thì khá ít và số người am hiểu về màu sắc hoa văn trên mão, mặt nạ lại
càng khan hiếm hơn. Mão, mặt nạ đã được giới nghiên cứu văn hóa tìm hiểu nhưng chủ
yếu đi sâu vào cách chế tác còn vấn đề giá trị của nó vẫn còn đang bỏ ngõ. Đó cũng chính
là vấn đề quan trọng trong chương hai của chúng tôi. Mão, mặt nạ thể hiện ít nhiều những
nét đặc trưng văn hóa của người Khmer Nam Bộ. Hầu hết người Khmer đều làm nông
nghiệp là chính. Gắn với lao động nông nghiệp nên con người đã gắn bó với thiên nhiên,
sống hòa nhập vào thiên nhiên và sử dụng những gì mà thiên nhiên đã ban tặng. Trong
việc chế tác mão, mặt nạ nghệ nhân cũng sử dụng các nguyên vật liệu có từ tự nhiên như

-iiiFooter Page 2 of 126.


Header Page 3 of 126.

đất sét, que tre, những loại cây để lấy mủ, lấy màu,.. Ngoài ra những chiếc mão, mặt nạ
còn sử dụng những hoa văn có trong tự nhiên như hoa sen, hoa lá dây, lá Chan, hình
ngọn lửa, đuôi rồng, đuôi phượng. Hình dáng những chiếc mão cũng bắt chước từ tự

nhiên như mão Khỉ, mão Chằn, mão Chim thần,… Có thể thấy rằng những yếu tố tự
nhiên và những yếu tố gắn với tự nhiên là một trong những nét văn hóa của những chiếc
mão, mặt nạ của người Khmer Nam Bộ.
Bên cạnh đó, những yếu tố tín ngưỡng, đạo giáo cũng được thể hiện trên những
chiếc mão, mặt nạ. Người Khmer từ xưa cho tới nay vẫn chịu ảnh hưởng bởi các tín
ngưỡng Tô Tem, đạo Bà la môn và sâu đậm nhất là Phật giáo Nam tông. Tuy nhiên,
mức độ ảnh hưởng đậm nhạt khác nhau. Do quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa nên
có đôi lúc chúng ta khó có thể nhìn thấy được nếu không được tìm hiểu rõ ràng.
Những chiếc mão, mặt nạ thể hiện những triết lý nhân sinh trong phật giáo thông qua
hình dáng, màu sắc, hoa văn trên chúng.
Qua khảo sát thực tế, chúng ta có thể thấy được vai trò, ý nghĩa của những
chiếc mão, mặt nạ là hết sức cần thiết trong nghệ thuật sân khấu Rô băm cũng như
trong đời sống sinh hoạt của đồng bào Khmer Nam Bộ. Mão, mặt nạ vừa được sử
dụng để biểu diễn, vừa được sử dụng để giải trí vừa có ý nghĩa về mặt tâm linh. Do
đó, việc bảo tồn và phát huy việc chế tác mão, mặt nạ là hết sức quan trọng. Tuy nhiên
để làm được điều này cũng hết sức khó khăn, chúng ta phải hoàn thiện hệ thống chính
sách để bảo tồn và phát huy việc chế tác mão, mặt nạ.
Nói tóm lại, mão, mặt nạ là một sản phẩm văn hóa rất độc đáo nó thể hiện trình
độ nghệ thuật của người Khmer Nam Bộ. Đồng thời, nó cũng thể hiện tư tưởng, quan
niệm của người Khmer đối với tự nhiên, con người và xã hội. Dù xã hội đã hiện đại
nhưng mão, mặt nạ vẫn còn giữ được giá trị của mình, nó được thể hiện qua việc chế
tác và sử dụng. Chính điều này đã khẳn định được sức sống mảnh liệt, vai trò, ý nghĩa
của mão, mặt nạ trong nghệ thuật Rô băm cũng như trong sinh hoạt của người Khmer
Nam Bộ.

-ivFooter Page 3 of 126.


Header Page 4 of 126.


MỤC LỤC
Trang tựa
Quyết định giao đề tài
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
TÓM TẮT ................................................................................................................ iii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ..................................................................................... ix
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài ................................................................................2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................4
3.1. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................4
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................5
4.1. Đối tượng .....................................................................................................5
4.2. Phạm vi nghiên cứu .....................................................................................5
5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................6
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ............................................................................6
6.1. Ý nghĩa khoa học .........................................................................................6
6.2. Ý nghĩa thực tiễn .........................................................................................6
7. Kết cấu luận văn .................................................................................................7
8. Hướng tiếp cận tư liệu để thực hiện đề tài ..........................................................7
PHẦN NỘI DUNG ....................................................................................................8
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .................................................8
1.1. Giới thuyết khái niệm ......................................................................................8
1.1.1. Khái niệm mão .........................................................................................8
1.1.2. Khái niệm mặt nạ......................................................................................8
1.1.3. Khái niệm nghệ thuật................................................................................9

-vFooter Page 4 of 126.



Header Page 5 of 126.

1.1.4. Khái niệm sân khấu Rô băm ...................................................................11
1.2. Hướng lý thuyết tiếp cận................................................................................13
1.2.1. Lý thuyết nhân học văn hóa....................................................................13
1.2.2. Lý thuyết vùng văn hóa ..........................................................................13
1.2.3. Lý thuyết sinh thái văn hóa ....................................................................14
1.2.4. Lý thuyết tộc người và văn hóa tộc người ..............................................14
1.3. Khái quát văn hóa của người Khmer Nam Bộ...............................................15
1.3.1. Vài nét về người Khmer Nam Bộ ...........................................................15
1.3.2. Đặc trưng văn hóa của người Khmer Nam Bộ .......................................18
1.3.2.1. Cách thức hoạt động sản xuất .........................................................18
1.3.2.2. Cách thức tổ chức xã hội cổ truyền .................................................18
1.3.2.3. Tín ngưỡng, tôn giáo, phong tục, lễ hội ..........................................19
1.3.2.4. Văn học, nghệ thuật.........................................................................20
1.3.2.5. Giao lưu, tiếp biến văn hóa .............................................................21
1.4. Một số mão, mặt nạ đang sử dụng .................................................................22
1.4.1. Phân biệt mão, mặt nạ ............................................................................22
1.4.2. Mão và đặc điểm của mão ......................................................................23
1.4.3. Mặt nạ và đặc điểm của mặt nạ ..............................................................23
1.5. Nghệ nhân chế tác mão, mặt nạ .....................................................................24
CHƯƠNG 2: GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA MÃO, MẶT NẠ TRONG NGHỆ
THUẬT SẤN KHẤU RÔ BĂM NAM BỘ..............................................................28
2.1. Nguồn gốc của mão, mặt nạ...........................................................................28
2.2. Cách chế tạo mão, mặt nạ ..............................................................................29
2.2.1. Cách chế tác mão, mặt nạ ở Campuchia .................................................29
2.2.2. Cách chế tác mão, mặt nạ ở Nam Bộ .....................................................32
2.2.2.1. Công đoạn chuẩn bị nguyên, vật liệu ..............................................32

2.2.2.2. Công đoạn tạo khuôn ......................................................................34
2.2.2.3. Công đoạn đắp vải, dán giấy ...........................................................34
2.2.2.4. Công đoạn chạm khắc tạo hình .......................................................35

-viFooter Page 5 of 126.


Header Page 6 of 126.

2.2.2.5. Công đoạn sơn và trang trí hoa văn.................................................35
2.3. Đặc điểm văn hóa Khmer Nam Bộ của mão trong nghệ thuật sân khấu Rô băm 37
2.3.1. Yếu tố gắn bó với thiên nhiên ................................................................37
2.3.2. Yếu tố tín ngưỡng, tôn giáo ....................................................................39
2.4. Đặc điểm văn hóa Khmer Nam Bộ của mặt nạ trong nghệ thuật sân khấu
Rô băm .................................................................................................................43
2.4.1. Yếu tố gắn bó với thiên nhiên ................................................................43
2.4.2. Yếu tố tín ngưỡng, tôn giáo ....................................................................44
2.5. So sánh mão, mặt nạ của người Khmer Nam Bộ với mão, mặt nạ của người
Khmer Campuchia ................................................................................................52
2.5.1. So sánh giữa nghệ thuật sân khấu Rô băm Nam Bộ với nghệ thuật sân
khấu Rô băm Campuchia..................................................................................52
2.5.1.1. Những điểm tương đồng giữa nghệ thuật sân khấu Rô băm Nam Bộ
với nghệ thuật sân khấu Rô băm Campuchia ...............................................53
2.5.1.2. Những điểm khác biệt giữa nghệ thuật sân khấu Rô băm Nam Bộ với
nghệ thuật sân khấu Rô băm Campuchia .....................................................54
2.5.2. So sánh giữa mão, mặt nạ trong nghệ thuật sân khấu Rô băm Nam Bộ với
mão, mặt nạ trong nghệ thuật sân khấu Rô băm Campuchia ...........................57
2.5.2.1. Những điểm tương đồng giữa mão, mặt nạ trong nghệ thuật sân khấu
Rô băm Nam Bộ với mão, mặt nạ trong nghệ thuật sân khấu Rô băm
Campuchia ....................................................................................................57

2.5.2.2. Những điểm khác biệt giữa mão, mặt nạ trong nghệ thuật sân khấu
Rô băm Nam Bộ với mão, mặt nạ trong nghệ thuật sân khấu Rô băm
Campuchia ....................................................................................................59
CHƯƠNG 3: VAI TRÒ, Ý NGHĨA CỦA MÃO, MẶT NẠ TRONG ĐỜI SỐNG
CỦA NGƯỜI KHMER NAM BỘ .........................................................................62
3.1. Sự cần thiết của mão, mặt nạ trong nghệ thuật sân khấu Rô băm .................62
3.2. Việc sử dụng mão, mặt nạ trong các lễ hội của người Khmer Nam Bộ hiện nay 64
3.2.1. Lễ Chol Chnam Thmây ..........................................................................64

-viiFooter Page 6 of 126.


Header Page 7 of 126.

3.2.2. Lễ Ok Om Bok .......................................................................................66
3.2.3. Lễ Sen Đon Ta ........................................................................................67
3.2.4. Lễ Ka Thi Na (Dâng y cà sa hay Dâng bông) ........................................68
3.3. Một số đề xuất bảo tồn và phát huy việc chế tác mão, mặt nạ của người Khmer
Nam Bộ .................................................................................................................69
3.3.1 Thực trạng việc chế tác mão, mặt nạ của người Khmer Nam Bộ hiện nay ...70
3.3.1.1. Thực trạng hệ thống các chính sách bảo tồn và phát huy các giá trị
văn hóa của người Khmer và việc thực hiện các chính sách đó ở Nam Bộ
hiện nay ........................................................................................................70
3.3.1.2. Tình hình việc chế tác mão, mặt nạ của người Khmer Nam Bộ .....71
3.3.2. Một số kiến nghị về bảo tồn và phát huy việc chế tác mão, mặt nạ trong
nghệ thuật sân khấu Rô băm .............................................................................74
3.3.2.1. Chính sách về điều tra, nghiên cứu, sưu tầm, đánh giá các giá trị văn
hóa của mão, mặt nạ .....................................................................................74
3.3.2.2. Chính sách nâng cao dân trí cho người Khmer Nam Bộ ................74
3.3.2.3. Chính sách về bảo tồn và phát huy các loại hình văn học, nghệ thuật

của người Khmer ..........................................................................................76
3.3.2.4. Chính sách đãi ngộ với những nghệ nhân chế tác mão, mặt nạ ......77
3.3.2.5. Chính sách giới thiệu, quảng bá các giá trị văn hóa của mão, mặt nạ
Khmer Nam Bộ ............................................................................................77
KẾT LUẬN ..............................................................................................................79
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................82
PHỤ LỤC

-viiiFooter Page 7 of 126.


Header Page 8 of 126.

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Số hiệu bảng
Bảng 2.1
Bảng 2.2

Tên bảng
Sự tương đồng giữa nghệ thuật sân khấu Rô băm Nam Bộ
với nghệ thuật sân khấu Rô băm Campuchia
Sự khác biệt giữa nghệ thuật sân khấu Rô băm Nam Bộ với
nghệ thuật sân khấu Rô băm Campuchia

Trang
54

57

Những điểm tương đồng giữa mão, mặt nạ trong nghệ thuật

Bảng 2.3

sân khấu Rô băm Nam Bộ với mão, mặt nạ trong nghệ thuật

59

sân khấu Rô băm Campuchia
Những điểm khác biệt giữa mão, mặt nạ trong nghệ thuật
Bảng 2.4

sân khấu Rô băm Nam Bộ với mão, mặt nạ trong nghệ
thuật sân khấu Rô băm Campuchia

-ixFooter Page 8 of 126.

60


Header Page 9 of 126.

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc. Mỗi dân tộc đều có những giá trị văn
hóa đặc sắc, góp phần tạo nên nền văn hóa Việt Nam vừa thống nhất, vừa đa dạng,
vừa đậm đà bản sắc dân tộc.
Một vấn đề đặt ra là phải bảo tồn, khai thác và phát huy những giá trị văn hóa
truyền thống của các dân tộc, tôn trọng những sắc thái riêng trong văn hóa của các
dân tộc. Trong đó, dân tộc Khmer vùng Nam Bộ là một trong 54 dân tộc ở nước ta,
có nền văn hóa đặc sắc, thể hiện trên nhiều lĩnh vực như: văn hóa nghệ thuật, kiến
trúc, lễ hội truyền thống, đặc điểm cư trú… Một điểm rất đặc biệt, văn hóa Khmer

hòa quyện chặt chẽ với tín ngưỡng tôn giáo (Phật giáo tiểu thừa) và chính điều đó đã
làm cho Phật giáo có tác động mạnh mẽ đến toàn bộ đời sống của dân tộc Khmer.
Trong sự giao lưu tiếp biến văn hóa với các dân tộc anh em (Kinh, Hoa, Chăm)
người Khmer đã góp một phần không nhỏ vào việc xây dựng nền văn hóa chung độc
đáo của Việt Nam. Dân tộc Khmer, với những nét đặc trưng của mình, đã tạo ra những
giá trị văn hóa đậm đà bản sắc đủ để ghi dấu ấn trong lòng các dân tộc anh em. Là
một người được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Trà Vinh (Trà Vinh là một trong
những địa bàn có người Khmer sinh sống đông nhất ở Việt Nam), tôi lại có cơ hội
được học tiếng nói, chữ viết của dân tộc Khmer, những nét văn hóa độc đáo này luôn
có sức hấp dẫn đối với bản thân tôi và cả những người nghiên cứu văn hóa. Chính
điều này đã thôi thúc tôi tiến hành nghiên cứu.
Người Khmer ở Nam Bộ hiện nay đang kế thừa di sản văn hóa do tổ tiên để
lại, đó là kho tàng âm nhạc, kiến trúc, hội họa, nghệ thuật biểu diễn,… Vì vậy, việc
giữ gìn những nét văn hóa truyền thống là điều hết sức cần thiết và cấp bách trong
giai đoạn hội nhập hiện nay.
Tuy nhiên, hiện nay trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, hoạt động sáng tác của
các nghệ sĩ, nghệ nhân nhằm phục vụ nhu cầu tinh thần cho đồng bào Khmer còn

-1Footer Page 9 of 126.


Header Page 10 of 126.

nhiều hạn chế, số lượng ít và chất lượng chưa cao. Hoạt động biểu diễn nghệ thuật và
các hình thức, phương tiện phục vụ nhu cầu thưởng thức nghệ thuật trong đồng bào
Khmer còn khá ít. Các tỉnh có đông đồng bào Khmer sinh sống đều có đoàn nghệ
thuật Khmer. Nhưng số lượng các đoàn nghệ thuật Khmer là rất ít, số vở diễn cũng
hạn chế và số lần biểu diễn phục vụ đồng bào Khmer chưa đáp ứng được yêu cầu.
Bên cạnh đó, số nghệ nhân Khmer, những người có khả năng trang trí hoa văn,
họa tiết được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác theo kiểu cha truyền con nối, chưa

có trường đào tạo chuyên nghiệp. Do đó, lực lượng kế thừa không nhiều, số nghệ nhân
có tay nghề thì tuổi đã già và ngày càng ít đi. Đây là một trong những vấn đề mà những
người nghiên cứu về văn hóa, đặc biệt là văn hóa Khmer đang hết sức lo ngại.
Một trong những đặc điểm nổi bật và gây nhức nhối trong lòng của những
người nghiên cứu văn hóa và đồng bào dân tộc Khmer là nghệ thuật sân khấu Rô băm
đang đứng trước nguy cơ mai một. Một trong những thành tố rất quan trọng và ảnh
hưởng trực tiếp đến nghệ thuật sân khấu Rô băm là “mão”, “mặt nạ”. Nhưng hiện
nay việc chế tác và sử dụng mão, mặt nạ đang đứng trước nguy cơ mai một, vì vậy
việc nghiên cứu về mão, mặt nạ là một việc làm hết sức quan trọng. Những giá trị
văn hóa của những chiếc mão, mặt nạ trong nghệ thuật sân khấu Rô băm sẽ cho chúng
ta một cái nhìn sâu sắc hơn về văn hóa Khmer Nam Bộ. Tuy nhiên, chúng tôi nhận
thấy việc nghiên cứu văn hóa Khmer thông qua những chiếc mão, mặt nạ chưa được
quan tâm nhiều. Chúng tôi thiết nghĩ, việc đi tìm hiểu sâu và phân tích những giá trị
văn hóa Khmer Nam Bộ thông qua mão, mặt nạ là điều hết sức cần thiết.
Để góp phần nhỏ trong công tác bảo tồn, khai thác và phát huy những giá trị
văn hóa Khmer Nam Bộ. Chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Mão, mặt nạ trong nghệ
thuật sân khấu Rô băm” để tiến hành nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Khi tìm hiểu về những nghiên cứu có liên quan đến đề tài “Mão, mặt nạ trong
nghệ thuật sân khấu Rô băm”, chúng tôi lưu ý ba điểm cơ bản sau: những nghiên cứu

-2Footer Page 10 of 126.


Header Page 11 of 126.

về văn hóa người Khmer Nam Bộ, những nghiên cứu về mão, mặt nạ, những nghiên
cứu về mão, mặt nạ trong Rô băm.
Thứ nhất: Những nghiên cứu về văn hóa của người Khmer Nam Bộ
Có rất nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa Khmer Nam Bộ ở nhiều phương

diện khác nhau. Chung nhất có thể kể đến các công trình như: “Vài nét về người
Khmer Nam Bộ” của Nguyễn Mạnh Cường (2002), “Người Khmer ở Nam Bộ Việt
Nam” của Vũ Khánh (chủ biên) (2012), “Tìm hiểu vốn văn hóa dân tộc Khmer Nam
Bộ” của nhiều tác giả (1988), “Người Khmer tỉnh Cửu Long” của Huỳnh Ngọc Trảng
(chủ biên) (1987). Ngoài ra còn một số công trình tìm hiểu những nét văn hóa cụ thể
như tín ngưỡng, tôn giáo, đời sống của đồng bào Khmer Nam Bộ như: “Phật giáo
người Khmer Nam Bộ, những vấn đề nhìn lại” (2008), “Các lễ hội truyền thống của
đồng bào Khmer Nam Bộ” (2002); “Phong tục, nghi lễ và tranh kí tự dân tộc Khmer
Nam Bộ” (2011). Các nghiên cứu này đã đi sâu vào phân tích những nét văn hóa vật
thể và phi vật thể, cho chúng ta một cái nhìn toàn diện về văn hóa Khmer Nam Bộ.
Thứ hai: Những nghiên cứu về mão, mặt nạ
Có rất ít công trình nghiên cứu về mão, mặt nạ. Tiêu biểu là công trình nghiên
cứu “Lkhon khol” còn gọi là “Khmer mask theater” có nghĩa là “Sân khấu mặt nạ
Khmer” của Pich Tum Kravel (2000). Tác giả cho chúng ta một cái nhìn tổng thể về
nguồn gốc của sân khấu Rô băm, cách thể hiện sân khấu Rô băm, những đặc điểm
của Rô băm, truyện kể Khmer, mặt nạ, nghệ thuật Rô băm, sân khấu Rô băm với cuộc
sống của người Khmer. Tác giả đã miêu tả, phân tích những vấn đề về mặt nạ một
cách cơ bản. Ngoài ra, có thể kể đến là bài viết của tác giả Nguyễn Hoàng Tuấn (2014)
viết về“Nghệ thuật chế tác mão, mặt nạ của người Khmer Trà Vinh”. Bài viết này,
cho chúng ta một cái nhìn bao quát về các nguyên, vật liệu; các công đoạn để chế tác
mão, mặt nạ (tạo khuôn, đắp vải, dán giấy, tạo hình, sơn và trang trí hoa văn); màu sắc
và đặc điểm của mão, mặt nạ. Tiếp theo là bài viết của tác giả Ngọc Uyển (2014) “Chế
tác mão, mặt nạ của người Khmer: nguy cơ mai một”, được đăng trên tạp chí Văn hóa
văn nghệ. Bài viết cho chúng ta một cái nhìn sơ lược về sự kỳ công để tạo ra mão, mặt

-3Footer Page 11 of 126.


Header Page 12 of 126.


nạ và tóm tắt một cách sơ lược về quá trình giữ gìn nghề chế tác mặt nạ của một số
nghệ nhân, tiêu biểu là nghệ nhân Lâm Phen tại ấp Ba Se xã Lương Hòa huyện Châu
thành tỉnh Trà Vinh. Đặc biệt là bài “Báo cáo kết quả sưu tầm, bảo tồn và phát huy
mão, mặt nạ của người Khmer tỉnh Trà Vinh” của tác giả Ngô Văn Tưởng (2012) công
tác tại Bảo tàng tổng hợp Trà Vinh. Bài viết có sự khái quát về người Khmer ở Trà
Vinh, đưa ra những nhận định về vài nét văn hóa nghệ thuật của người Khmer Trà
Vinh, tổng quan về nghệ thuật mão, mặt nạ của người Khmer Trà Vinh. Đồng thời, nêu
khá rõ về đặc điểm và màu sắc của mão, mặt nạ. Cuối cùng là việc thống kê các loại
hình sử dụng mão, mặt nạ. Trong báo cáo này, tác giả chủ yếu nghiên cứu về cách chế
tác mão, mặt nạ. Ý nghĩa của mão, mặt nạ chưa được đề cập nhiều.
Thứ ba, mão, mặt nạ trong nghệ thuật sân khấu Rô băm
Có khá nhiều công trình nghiên cứu về Rô băm, về mão, mặt nạ nhưng hiện
nay những bài viết về mối liên hệ giữa chúng vẫn chưa được khai thác một cách chi
tiết, cụ thể. Đề tài “Mão, mặt nạ trong nghệ thuật sân khấu Rô băm” sẽ đem lại một
cái nhìn chi tiết hơn, cụ thể hơn về giá trị văn hóa của mão, mặt nạ trong nghệ thuật
sân khấu Rô băm; vai trò, ý nghĩa của mão, mặt nạ trong đời sống của người Khmer
Nam Bộ.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài “Mão, mặt nạ trong nghệ thuật sân khấu Rô băm” người viết
nhằm hướng tới giải quyết các vấn đề sau: Trên cơ sở khảo sát, phân tích, tổng hợp
tư liệu về mão, mặt nạ và nghệ thuật Rô băm, chúng ta có thể hiểu về nguồn gốc; cách
chế tạo mão, mặt nạ; việc sử dụng các loại mão, mặt nạ; giá trị văn hóa của mão, mặt
nạ trong nghệ thuật sân khấu Rô băm; vai trò và ý nghĩa của mão, mặt nạ trong nghệ
thuật và trong đời sống văn hóa của người Khmer Nam Bộ.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích tư liệu, chúng tôi hệ thống hoá các vấn đề lý
luận và thực tiễn liên quan đến đề tài như khái niệm mão, mặt nạ, nghệ thuật, sân

-4Footer Page 12 of 126.



Header Page 13 of 126.

khấu Rô băm; khái quát văn hóa Khmer Nam Bộ; hệ thống một số mão, mặt nạ đang
sử dụng hiện nay.
Kế đến, là việc tìm hiểu và thu thập tư liệu bằng việc phỏng vấn những nghệ
nhân và những người am hiểu về văn hóa Khmer, phân tích tư liệu để từ đó khái quát
mối liên hệ giữa mão, mặt nạ và nghệ thuật biểu diễn Rô băm.
Bên cạnh đó, chúng tôi phân tích nội dung, ý nghĩa của mão, mặt nạ trong
nghệ thuật biểu diễn Rô băm.
Tiếp theo và quan trọng nhất là đi điền dã để tìm hiểu về vai trò, ý nghĩa của
mão, mặt nạ trong nghệ thuật biểu diễn Rô băm và trong sinh hoạt văn hóa của người
Khmer Nam Bộ. Từ việc này, chúng tôi có thể đưa ra những nhận định về vai trò, ý
nghĩa của mão, mặt nạ trong nghệ thuật biểu diễn Rô băm và trong đời sống văn hóa
của người Khmer Nam Bộ một cách chung nhất.
Cuối cùng chúng tôi sẽ tiến hành phân tích, đánh giá và đưa ra một số đề xuất
bảo tồn việc chế tác mão, mặt nạ của đồng bào Khmer Nam Bộ
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng
Đề tài nghiên cứu những vấn đề về lý luận và thực tiễn liên quan đến mão, mặt
nạ trong nghệ thuật biểu diễn Rô băm của người Khmer Nam Bộ.
Đề tài nghiên cứu cách chế tạo mão, mặt nạ; giá trị văn hóa của mão, mặt nạ
trong nghệ thuật sân khấu Rô băm; việc sử dụng chúng như thế nào trong biểu diễn
Rô băm thông qua các nghệ nhân và các diễn viên Rô băm; vai trò, ý nghĩa của mão,
mặt nạ trong sinh hoạt văn hóa của người Khmer Nam Bộ.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về mão, mặt nạ trong nghệ thuật biểu diễn Rô
băm của người Khmer Nam Bộ. Địa bàn tìm hiểu chủ yếu tại Trà Vinh, Sóc Trăng.
Lý do chúng tôi chọn hai địa bàn này vì hai nơi đây có khá đông đồng bào Khmer

sinh sống và là nơi có những nghệ nhân chế tác mão, mặt nạ tiêu biểu.
-5Footer Page 13 of 126.


Header Page 14 of 126.

5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: thu thập, đọc, hệ thống và phân loại tài liệu
Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn trực tiếp những nghệ nhân, diễn viên,
những người am hiểu về mão, mặt nạ và nghệ thuật biểu diễn Rô băm. Đồng thời,
chúng tôi còn sử dụng phiếu thu thập thông tin để tìm hiểu về vai trò, ý nghĩa của
mão, mặt nạ trong nghệ thuật biểu diễn Rô băm và trong đời sống văn hóa của người
Khmer Nam Bộ tại hai địa bàn nêu trên.
Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp: phương pháp này được sử dụng
trong việc làm sáng tỏ các vấn đề như: cách làm mão, mặt nạ, cách sử dụng mão, mặt
nạ trong biểu diễn Rô băm, giá trị của mão, mặt nạ,….
Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Văn hóa học là một khoa học liên ngành
vì vậy khi nghiên cứu văn hóa chúng ta cần phải nghiên cứu liên nghành. Để nghiên
cứu đề tài, chúng tôi cần dựa trên các lý thuyết và phương pháp của các ngành khoa
học như: Xã hội học là để thực hiện khảo sát, phỏng vấn để thu thập thông tin; Lịch
sử học là để tìm hiểu về nguồn gốc và đặc điểm của mão, mặt nạ; Nhân học là để tìm
hiểu về đặc điểm, tính cách, thị hiếu của người Khmer;… Những phương pháp này
hỗ trợ cho nhau để làm sáng tỏ những nội dung của đề tài.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa khoa học
Đây là một công trình nghiên cứu góp một phần nhỏ hệ thống hóa các vấn đề
liên quan đến mão, mặt nạ trong nghệ thuật biểu diễn Rô băm. Luận văn là một trong
những minh chứng cho văn hóa Khmer: đặc sắc, đa dạng và phong phú.
Luận văn sẽ góp phần làm cơ sở tiền đề cho những ý tưởng nghiên cứu sau.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn

Luận văn sẽ cung cấp cho mọi người một cái nhìn chi tiết về hình thức, nội
dung, vai trò, ý nghĩa của mão, mặt nạ trong nghệ thuật sân khấu Rô băm. Từ sự nhận
thức về tầm quan trọng của mão, mặt nạ và nghệ thuật sân khấu Rô băm mà chúng ta
biết cách phát triển, giữ gìn những giá trị văn hóa đặc sắc này.
-6Footer Page 14 of 126.


Header Page 15 of 126.

7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được chia
thành ba chương như sau:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn
Ở chương này, luận văn đề cập đến những vấn đề lí luận chung như: khái niệm
về mão, khái niệm về mặt nạ, khái niệm về nghệ thuật và sân khấu Rô băm. Đồng
thời, luận văn trình bày những vấn đề về văn hóa của người Khmer Nam Bộ; một số
mão, mặt nạ đang sử dụng; tình hình nghệ nhân chế tác mão, mặt nạ.
Chương 2. Giá trị văn hóa của mão, mặt nạ trong nghệ thuật sân khấu Rô băm
Trong chương này, luận văn trình bày về cách chế tác mão, mặt nạ; phân tích
về đặc điểm văn hóa Khmer Nam Bộ của mão, mặt nạ trong nghệ thuật sân khấu Rô
băm; phân tích, so sánh giữa Rô băm Nam Bộ với Rô băm Campuchia; so sánh giữa
mão, mặt nạ Khmer Nam Bộ với mão, mặt nạ Campuchia. Qua đây để chúng ta thấy
rằng việc chế tác mão, mặt nạ là một trong những vấn đề cần được quan tâm hơn nữa.
Chương 3. Vai trò, ý nghĩa của mão, mặt nạ trong đời sống của người Khmer
Nam Bộ
Ở chương này, luận văn sẽ đề cặp đến sự cần thiết của mão, mặt nạ trong nghệ
thuật sân khấu Rô băm; việc sử dụng mão, mặt nạ trong các lễ hội của người Khmer
và đưa ra một số đề xuất về bảo tồn và phát huy việc chế tác mão, mặt nạ.
8. Hướng tiếp cận tư liệu để thực hiện đề tài
Cập nhật những tư liệu trên sách, báo, đài, Internet trong nước và ngoài nước

(Campuchia)
Tìm hiểu hai địa điểm chính tỉnh Trà Vinh và tỉnh Sóc Trăng. Từ đó, chúng
tôi có thể so sánh, đối chiếu giữa các vùng để tìm ra những điểm tương đồng và khác
biệt làm nổi bật bức tranh mão, mặt nạ trong nghệ thuật sân khấu Rô băm của người
Khmer Nam Bộ.

-7Footer Page 15 of 126.



×