MỐI QUAN HỆ GIỮA NGHỆ THUẬT ÂM NHẠC VÀ
NGHỆ THUẬT SÂN KHẤU TRONG OPERA
Trong sân khấu luôn có sự tham gia của nghệ thuật âm
nhạc. Từ những hình thức sơ khai của sân khấu như các trò
diễn, các hình thức kể chuyện sử thi của các dân tộc trên thế
giới… đến các hình thức sân khấu lớn như kịch nói của
phương Tây; Tuồng, Chèo, Cải lương của Việt Nam… đều có
mặt của âm nhạc. Thậm chí, có người còn cho rằng, một vở
kịch dù nhỏ đến đâu nếu như không có sự tham gia của âm
nhạc thì có thể nói đó là một tác phẩm hoàn chỉnh.
Trong sân khấu luôn có sự tham gia của nghệ thuật âm nhạc. Từ
những hình thức sơ khai của sân khấu như các trò diễn, các hình thức kể
chuyện sử thi của các dân tộc trên thế giới… đến các hình thức sân khấu
lớn như kịch nói của phương Tây; Tuồng, Chèo, Cải lương của Việt
Nam… đều có mặt của âm nhạc. Thậm chí, có người còn cho rằng, một
vở kịch dù nhỏ đến đâu nếu như không có sự tham gia của âm nhạc thì có
thể nói đó là một tác phẩm hoàn chỉnh.
Trong những hình thức sân khấu sơ khai như Kể khan của các dân
tộc Tây Nguyên, Đẻ đất đẻ nước của dân tộc Mường thường có các nhạc
cụ gõ, nhạc cụ hơi... đệm theo. Tuy ở đó có thể không có các làn điệu hát,
nhưng có yếu tố hát trong các câu kể thơ hay có thể nói đó là những câu
hát thơ mang tính ngâm ngợi.
Trong sân khấu kịch nói, âm nhạc thường tham gia vào các phần
mở màn, kết thúc, làm nhạc nền, nhạc chen, nhạc chuyển màn, chuyển
cảnh… góp phần tạo hình tượng, tăng thêm tính kịch và nhiều khi còn có
những tiết mục âm nhạc hoàn chỉnh để miêu tả tâm trạng nhân vật hoặc
làm nền bổ sung cho tình tiết kịch. Thí dụ, trong vở kịch nói Pergun, nhạc
sĩ Edvard Grieg đã viết phần âm nhạc như những tiết mục âm nhạc hoàn
chỉnh, trong đó giai điệu đầy chất thơ đẹp như hoa đồng nội của bài hát
“Khúc hát nàng Solvei” (làm nền cho cảnh Solvei tóc bạc trắng đứng trên
bờ biển chờ đón Pergun tàn tạ trở về và chết trong vòng tay của Solvei) đã
làm cho người xem phải xúc động. Phần âm nhạc của vở kịch Pergun sau
này đã được Grieg tách ra viết thành tổ khúc (suite) cho dàn nhạc giao
hưởng và là một trong những tổ khúc xuất sắc của âm nhạc lãng mạn thế
kỷ XIX.
Còn trong Tuồng, Chèo và Cải lương thì giữa âm nhạc sân khấu
khó có thể nói nghệ thuật nào là chính và nghệ thuật nào là phụ.
Vì thế, có thể khẳng định trong sân khấu luôn có vai trò của âm
nhạc. Vậy trong opera, một nghệ thuật đỉnh cao của âm nhạc bác học
chuyên nghiệp thì sân khấu có vai trò như thế nào?
Opera ra đời ở châu Âu, được đánh dấu trong sự nghiệp sáng tác
của các nhạc sĩ người ý cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII với tác phẩm đầu
tiên là Dafné của Peri (1560 – 1633) sáng tác năm 1594. Quá trình phát
triển của lịch sử opera cũng là quá trình của những quan niệm khác nhau
về vai trò của âm nhạc và kịch trong nghệ thuật này.
Có thể nói, cội nguồn xa xưa của opera xuất phát từ bi kịch cổ đại
Hy Lạp - nghệ thuật tổng hợp kết hợp sân khấu với thơ ca, nhạc và múa,
mở đầu cho các vở bi kịch thường có sự tham gia của một dàn hợp
xướng. Gần hơn nữa là từ các tích trò hay còn gọi là trò diễn trong nền âm
nhạc của các hiệp sĩ ở thế kỷ XI thời Trung cổ
1.
Các hiệp sĩ diễn các trò
theo một nội dung tích truyện nào đó và sáng tác các bài hát theo trình tự
của tích truyện. Có một tác phẩm là “Trò diễn về Robin và Marion” đã
được trình diễn đến tận thế kỷ XV và theo sách Lịch sử âm nhạc thế giới
do Nguyễn Xinh biên soạn đã cho rằng đó là một trong những “ hình ảnh
báo hiệu cho sự ra đời của nhạc kịch thông tục Pháp sau này”
2
. Tuy
nhiên, ở bi kịch cổ đại và các trò diễn trên, nghệ thuật sân khấu đóng vai
trò chủ yếu. Đến các thể loại như ca cảnh hay ca kịch sau này thì âm nhạc
đã chiếm một vị trí quan trọng. Ở các thể loại này, âm nhạc gắn bó hữu cơ
với sân khấu. Âm nhạc không còn đóng vai trò đệm nữa mà được cấu trúc
thành các tiết mục thanh nhạc. Đặc biệt, âm nhạc trong ca kịch không chỉ
gồm các tiết mục mà còn cấu trúc thành các trường đoạn, thậm chí xuyên
suốt toàn bộ quá trình phát triển của vở kịch và có cả những yếu tố tựa
như hát nói trong opera. Điều đó chứng tỏ ca cảnh và ca kịch là những
nguồn gốc trực tiếp của opera. Có thể lấy ngay các ca kịch của Việt Nam
làm thí dụ cũng đủ để chứng minh cho điều đó. Trong vở ca kịch “ Sóng cả
không ngã tay chèo” của Đỗ Nhuận, tác giả đã dùng mô-tip và chất liệu
chèo Bắc bộ làm sợi chỉ xuyên suốt tác phẩm. Sau này, vở opera Việt
Nam đầu tiên Cô Sao chính là kết quả của một quá trình sáng tác nhiều
tác phẩm ca cảnh và ca kịch của nhạc sĩ Đỗ Nhuận.
Nghệ thuật opera thế giới thực sự được đánh dấu bằng Dafné của
Peri, nhưng Dafnộ không còn tổng phổ nờn Eurydice (1600), cũng của
Peri, được coi là một trong hai tác phẩm đầu tiên. Trong Eurydice nội dung
cốt truyện được dẫn dắt bằng lời dẫn chuyện, và ở đây âm nhạc đãng vai
trò chủ chốt.
Nhiều khán giả xem opera thường để thưởng thức nghệ thuật âm
nhạc là chủ yếu bởi rất nhiều vở opera có nội dung cốt truyện lấy từ các
tích truyện hoặc từ các tác phẩm văn học nổi tiếng của thế giới mà khán
giả xem opera nhiều khi biết trước nội dung của vở.
Tuy nhiên, đã có một thời kỳ, do quá đề cao vai trò của âm nhạc
(đặc biệt là đề cao kỹ thuật thanh nhạc), dẫn đến sự trống rỗng trong nội
dung kịch. Các tiết mục thanh nhạc và cả các tiết mục múa gần như được
sắp xếp quy định theo lối mòn nên opera châu Âu đã bị suy thoái (cuối thế
kỷ XVII - đầu thế kỷ XVIII). Đến thời kỳ cổ điển Viên (nửa sau thế kỷ XVIII),
nhạc sĩ C.W. Gluck đã cải cách opera trên nguyên tắc âm nhạc phải phụ
thuộc vào nội dung kịch. Ông chống lại khuynh hướng sùng bái kỹ thuật
thanh nhạc đơn thuần.
Cũng là nhà cải cách opera nhưng W.A. Morazt lại có quan điểm
khác Gluck là kịch phải phụ thuộc âm nhạc. Ông đề cao vai trò của âm
nhạc như các tiết mục thanh nhạc của ông không sáng tác theo khuôn
mẫu quy định, ông chú ý tới vẻ đẹp của âm nhạc, tính hình tượng trong
từng tình huống kịch và hiệu quả của dàn nhạc giao hưởng đem lại cho vở
kịch. Nhưng điều quan trọng là âm nhạc trong tác phẩm của ông được gắn
bó một cách thống nhất với nội dung kịch. Chính vì vậy, Mozart không
những đề cao được vai trò của âm nhạc, kỹ thuật thanh nhạc và dàn nhạc
giao hưởng mà ông còn làm phong phú cho nội dung kịch và trở thành nhà
cải cách vĩ đại sau Gluck.
Sự phát triển của nghệ thuật opera ở các thời kỳ sau (thế kỷ XIX,
XX) cho thấy nghệ thuật âm nhạc ngày càng đóng vai trò chủ chốt trong
opera.
Tuy nhiên, phải khẳng định rằng, nghệ thuật sân khấu có vai trò rất
quan trọng trong opera. Nhiều ý kiến cho rằng trong opera, vai trò hàng
đầu là âm nhạc, sau đó là sân khấu. Có ý kiến đánh giá sân khấu quan
trọng ngang hàng với âm nhạc. Trong cuốn Nghệ thuật opera của PGS-
NSND Trung Kiên có viết: “Trong tác phẩm opera tập trung hai nghệ thuật
giữ vai trò chủ yếu là âm nhạc và kịch”
1
. Nếu lấy hình ảnh để ví thì có thể
coi sân khấu là bệ đỡ cho âm nhạc cất cánh.
Tính sân khấu được biểu hiện trong opera ở nhiều phương diện.
Trước hết là về mặt kịch bản.
Kịch bản trong opera về cơ bản cũng giống như sân khấu kịch nói
là có nội dung cốt truyện, được chia thành các màn, các cảnh. Kịch bản có
thể được chuyển thể từ tác phẩm thơ ca, từ tác phẩm văn học của nhà thơ
nhà văn nào đó như opera Con đầm pích của nhạc sĩ P.I. Tchaikovsky có
kịch bản được chuyển thể từ tiểu thuyết thơ cùng tên của đại thi hào
người Nga - Puskin, opera La Traviata của G. Verdi đã lấy nội dung kịch
bản từ tiểu thuyết Trà hoa nữ của A. Dumas. Kịch bản có thể do một nhà
văn hay nhà biên kịch viết như vở opera Eurydice do nhạc sĩ – ca sĩ Peri
sáng tác phần âm nhạc, còn phần kịch bản do nhà thơ Rinuccini đảm
nhiệm. Ngoài ra, kịch bản còn được chính các nhạc sĩ viết. Nhiều nhạc sĩ
tự viết kịch bản cho mình như R. Wagner, M. Mussorgsky, A. Borodin… Ở
Việt Nam, nhạc sĩ Đỗ Nhuận cũng tự viết kịch bản cho opera Cô Sao,
Người tạc tượng. Nội dung kịch bản của hai opera này khá đồ sộ như một
tác phẩm sân khấu thực thụ, là những bức tranh sử thi hoành tráng về
cuộc kháng chiến chống Pháp của đồng bào dân tộc miền núi Tây Bắc
(opera Cô Sao) và chiến đấu chống Mỹ của đồng bào các dân tộc Tây
Nguyên (opera Người tạc tượng).
Về cơ bản, kịch bản trong opera có nhiều điểm gần với kịch bản của
sân khấu kịch nói, nhưng cũng có nhiều điểm khác so với sân khấu kịch
nói. Đặc trưng cơ bản của opera là các nhân vật hát chứ không nói. Có khi
hát cùng lúc ba, bốn người hoặc đông hơn, với những lời ca khác nhau,
giai điệu cũng khác nhau thể hiện những suy nghĩ tình cảm của nhiều