Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ ứng dụng thương mại điện tử của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Trà Vinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 17 trang )

Header Page 1 of 126.

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH
____________________________

ISO 9001:2008

NGUYỄN THỊ MẾN

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN MỨC ĐỘ ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI
ĐIỆN TỬ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH TRÀ VINH
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số: 60340102

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. HUỲNH QUANG LINH

TRÀ VINH, NĂM 2016
Footer Page 1 of 126.


Header Page 2 of 126.

TÓM TẮT
Nghiên cứu đƣợc thực hiện nhằm xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến mức độ
ứng dụng TMĐT của các DNNVV tại Trà Vinh. Số liệu đƣợc sử dụng trong nghiên
cứu đƣợc thu thập thông qua khảo sát 320 doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Trà Vinh.


Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng phƣơng pháp phân tích thống kê, phân tích
nhân tố, phân tích mô hình SEM. Tuy nhiên, kết quả cuối cùng chỉ có 286 phiếu trả
lời đầy đủ các thông tin cần thiết đạt yêu cầu. Kết quả nghiên cứu đã chứng minh
rằng, các yếu tố ảnh hƣởng đến ứng dụng TMĐT của các DNNVV tại Trà Vinh phát
sinh từ bảy nhóm yếu tố: (1) năng lực của doanh nghiệp, (2) cảm nhận sự hữu ích;
(3) nhận thức lợi ích liên quan; (4) khả năng tƣơng thích; (5) cƣờng độ cạnh tranh;
(6) sự hỗ trợ của chính phủ; (7) hạ tầng công nghệ. Nhƣng kết quả nghiên cứu cho
thấy rằng một nhóm yếu tố “Khả năng tƣơng thích của doanh nghiệp” tác động
không ảnh hƣởng đến ứng dụng TMĐT của DNNVV ở mức ý nghĩa 5% và thậm chí
kể cả 10%. Kết quả nghiên cứu đã cung cấp cho các nhà nghiên cứu, đặc biệt là lãnh
đạo các doanh nghiệp cũng nhƣ các cơ quan quản lý Nhà nƣớc có sự nhìn nhận sâu
sắc đến việc ứng dụng TMĐT của DNNVV phụ thuộc vào các yếu tố nhƣ là “Năng
lực của doanh nghiệp”, “Lợi ích từ TMĐT”, “Cƣờng độ cạnh tranh của DN”, “Sự hỗ
trợ của chính phủ” và “Hạ tầng công nghệ thông tin”. Kết quả nghiên cứu này giúp
cho các nhà quản lý đều chỉnh các chính sách phù hợp nhằm nâng cao tỷ lệ ứng dụng
TMĐT của các DNNVV tại Trà Vinh.

Footer Page 2 of 126.

-iii-


Header Page 3 of 126.

ABSTRACT
This research aimed to identify the factors affected the e-commerce application
in the Small and Medium Size Enterprises (SMEs) in the province of Tra Vinh. The
data used in this research was collected by interviewing indivuduals from the SMEs
in the province of Tra Vinh. There were 320 interviews undertaken. However, finally
286 good replies with sufficiently required information for this research were

obtained. There are some methods using in this paper such as: Descriptive statistics,
Exploratory Factor Analysis, confirmatory factor analysis and Structural Equation
Modeling analysis.
This research attempts to examine the relationship between effects the
application of e-commerce business and five explanatory factors; namely (1)
Enterprise Capacity, (2) Benefits of E-commerce, (3) Support of Goverment, (4)
Competitive strength of the enterprise, (5) Technology infrastructure. The findings
show that the one variables “compatibility of business” have no statistical effect on
the e-commerce application in the Small and Medium Size Enterprises at the 0.05
significance level and even at the 0.1 significance level. On the other hand, the five
other variables put statistical effects on the e-commerce application in the Small and
Medium Size Enterprises at the 0.05 significance level. The statistical results are
useful to researchers and especially to managers of enterprise as well as local
government leaders by offering them an insight into the relationship between the ecommerce application in the SMEs and explanatory factors, particularly the six
variables “Enterprise Capacity”, “Benefits of E-commerce”, “Support of Goverment”,
“Competitive strength of the enterprise” and “Technology infrastructure”. This will
help them make better policies to enhance the e-commerce application in the Small
and Medium Size Enterprises in the province of Tra Vinh.

Footer Page 3 of 126.

-iv-


Header Page 4 of 126.

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Quyết định giao đề tài

LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................... ii
TÓM TẮT ............................................................................................................................ iii
ABSTRACT ......................................................................................................................... iv
MỤC LỤC .......................................................................................................................... v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ...........................................................................................viii
DANH SÁCH CÁC HÌNH ............................................................................................... iv
DANH SÁCH CÁC BẢNG .............................................................................................. x
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LUẬN VĂN ........................................................... 1
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ............................................................................................. 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ...................................................................................... 3
1.2.1. Mục tiêu chung .................................................................................................... 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................................... 3
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CÚU ......................................................................................... 3
1.4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................................ 3
1.4.1. Đối tƣợng nghiên cứu ......................................................................................... 3
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 4
1.5. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ..................................................................... 4
1.6. LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU .......................................................................................... 5
1.7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN ............................................................................... 8
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............................................................................. 9
2.1. TỔNG QUAN THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ .............................................................. 9
2.1.1 Khái niệm về TMĐT ........................................................................................... 9
2.1.2. Đặc trƣng cơ bản của TMĐT ............................................................................ 9
2.1.3. Các cấp độ phát triển của TMĐT ......................................................................10
2.1.4. Các hình thức kinh doanh thƣơng mại điện tử ................................................11

Footer Page 4 of 126.

-v-



Header Page 5 of 126.

2.1.5. Lợi ích và hạn chế của thƣơng mại điện tử ......................................................13
2.2. TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA (DNNVV) .....................14
2.2.1. Khái niệm về doanh nghiệp nhỏ và vừa ...........................................................14
2.2.2. Tầm quan trọng của DNNVV của Việt Nam ..................................................15
2.3. CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC LIÊN QUAN ĐẾN ỨNG DỤNG TMĐT ..........16
2.4. XÂY DỰNG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ TMĐT ...........................................21
2.4.1. Phát triển các giả thuyết .....................................................................................21
2.4.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất ..............................................................................26
2.5. Tình hình ứng dụng TMĐT của các DNNVV tại tỉnh Trà Vinh ..........................27
2.5.1. Đặc điểm của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Trà Vinh .................................27
2.5.2. Khái quát tình hình ứng dụng TMĐT trong các DNVVN tại Việt Nam .....29
2.5.3. Thực trạng ứng dụng TMĐT trong các DNNVV tại tỉnh Trà Vinh .............31
2.5.3.1. Về cơ sở hạ tầng CNTT trong doanh nghiệp ...........................................31
2.5.3.2. Về nhận thức của lãnh đạo doanh nghiệp..................................................31
2.5.3.3. Nguồn nhân lực CNTT và TMĐT cho doanh nghiệp ............................32
2.5.3.4. Chính sách hỗ trợ DN ứng dụng CNTT và phát triển TMĐT ...............32
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................34
3.1. PHƢƠNG PHÁP CHỌN MẪU ................................................................................34
3.1.1. Kích cở mẫu .........................................................................................................34
3.1.2. Phƣơng pháp chọn mẫu và cách thực hiện ......................................................35
3.2. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ...................................................................................38
3.3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .......................................................................................39
3.3.1. Thang đo cho các biến trong mô hình nghiên cứu ..........................................39
3.3.2. Thiết kế nghiên cứu định tính .............................................................................42
3.3.3. Kết quả nghiên cứu định tính ............................................................................43
3.3.4. Xây dựng bảng câu hỏi............................... ........................................................46

3.3.5. Phƣơng pháp thu thập số liệu ............................................................................47
3.3.6. Kiểm định thử bảng câu hỏi ..............................................................................47
3.4. PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ..............................................................48
3.4.1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha .................48

Footer Page 5 of 126.

-vi-


Header Page 6 of 126.

3.4.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ...................................................................49
3.4.3. Phân tích nhân tố khẳng định CFA ...................................................................50
3.4.4. Mô hình cấu trúc tuyến tính SEM .....................................................................51
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................................53
4.1. ĐẶC ĐIỂM MẪU KHẢO SÁT ................................................................................53
4.1.1. Phân bổ DNNVV theo loại hình doanh nghiệp ...............................................53
4.1.2. Phân bổ DNNVV theo lĩnh vực sản xuất, kinh doanh ...................................54
4.1.3. Phân bổ DNNVV theo số lƣợng lao động trong doanh nghiệp ....................54
4.1.4. Tình hình kết nối mạng internet tại các DNNVV ...........................................55
4.2. ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐO .....................................................56
4.2.1. Kiểm định độ tin cậy thang đo Ứng dụng TMĐT ..........................................56
4.2.2. Kiểm định độ tin cậy thang đo các yếu tố ảnh hƣởng đến UD TMĐT ..........57
4.3. ĐÁNH GIÁ THANG ĐO BẰNG PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ ........61
4.3.1. Kết quả phân tích nhân tố các biến độc lập .....................................................61
4.3.2. Kết quả phân tích nhân tố EFA thang đo ứng dụng TMĐT ............................63
4.3.3. Đo lƣờng các yếu tố ảnh hƣởng đến mức độ ứng dụng TMĐT của các
DNNVV tại Trà Vinh thông qua mô hình cấu trúc tuyến tính SEM .............64
4.3.3.1. Phân tích nhân tố khẳng định (CFA) ........................................................64

4.3.3.2. Mô hình cấu trúc (SEM) ............................................................................67
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................73
5.1. KẾT LUẬN .................................................................................................................73
5.2. KIẾN NGHỊ MỘT SỐ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ....................................................75
5.2.1. Hàm ý chính sách cho kết quả trong mô hình nghiên cứu .............................75
5.2.2. Một số giải pháp hỗ trợ ......................................................................................79
5.3. Hạn chế của đề tài và kiến nghị hƣớng nghiên cứu tiếp ........................................81
5.3.1. Hạn chế .................................................................................................................81
5.3.2. Đề xuất hƣớng nghiên cứu tiếp .........................................................................82
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................83
PHỤ LỤC....................................................................………………………………... 88

Footer Page 6 of 126.

-vii-


Header Page 7 of 126.

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TMĐT:

Thƣơng mại điện tử

DN:

Doanh nghiệp

DNNVV:


Doanh nghiêp nhỏ và vừa

CNTT:

Công nghệ thông tin

HCM:

Hồ Chí Minh

TNHH:

Trách nhiệm hữu hạn

TV:

Thành viên

DNTN:

Doanh nghiệp tƣ nhân

Capa:

Capacity

Compa:

Compatibility


Compe:

Competitive

BE-c:

Benefits of E-commerce

CFA:

Confirmatory factor analysis

CFI:

Comparative Fit Index

EFA:

Exploratory Factor Analysis

P-value:

Mức ý nghĩa

PU:

Perceived Usefulness

RMSEA :


Root Mean Square Error Approximation

SG:

Support of Government

SEM:

Structural Equation Modeling

SMEs :

Small and Medium Size Enterprises

TLI:

Tucker & Lewis Indez

WTO:

World Trade Organization

Footer Page 7 of 126.

-viii-


Header Page 8 of 126.

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Số hiệu hình
Hình 2.1
Hình 2.2

Tên hình
Các hình thức thƣơng mại điện tử

11

Mô hình nghiên cứu hội nhập TMĐT trong các

17

DNNVV tại Việt Nam
Mô hình chấp nhận TMĐT phát triển cho các doanh

Hình 2.3

Trang

18

nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam “E_commerce Model
Adoption in SMEs”

Hình 2.4

Mô hình chấp nhận TMĐT cho các doanh nghiệp nhỏ

20


và vừa tại Kuwait “E_commerce Model Adoption in SMEs

Hình 2.5

Mô hình lý thuyết nghiên cứu đề xuất của tác giả

27

Hình 2.6

Phân bố lĩnh vực hoạt động của DN tại Trà Vinh

27

Hình 2.7

Phân bố vốn của DN tại Trà Vinh

28

Cơ cấu chi phí cho CNTT và TMĐT trong doanh nghiệp

29

Hình 2.8

qua các năm

Hình 3.1


Sơ đồ mô tả quy trình nghiên cứu

38

Hình 4.1

Kết nối mạng internet tại các DNNVV

53

Hình 4.2

Mô hình phân tích hiệu chỉnh CFA đã chuẩn hoá

67

Hình 4.3

Mô hình phân tích hiệu chỉnh SEM đã chuẩn hoá

69

Footer Page 8 of 126.

-ix-


Header Page 9 of 126.


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

Trang

Bảng 2.1

Tiêu thức nhận biết DNNVV ở Việt Nam

14

Bảng 3.1

Phân bố mẫu nghiên cứu dựa trên các nhóm DNNVV

35

Bảng 3.2

Số lƣợng DNNVV theo loại hình kinh doanh trên địa bàn
nghiên cứu

36

Bảng 3.3

Số lƣợng mẫu khảo sát phỏng vấn dựa vào địa bàn khảo sát


37

Bảng 4.1

Loại hình doanh nghiệp

53

Bảng 4.2

Lĩnh vực sản xuất kinh doanh đăng ký của doanh nghiệp

54

Bảng 4.3

Số lao động trong doanh nghiệp

55

Bảng 4.4

Phân tích Cronbach’s Alpha thang đo Ứng dụng TMĐT

56

Bảng 4.5

Bảng 4.6


Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha của các thành phần
thang đo mức độ ứng dụng TMĐT của DNNVV Trà Vinh
Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha của các thành phần
cảm nhận sự hữu ích, sự hỗ trợ của chính phủ ảnh hƣởng

57

60

đến ứng dụng TMĐT của các DNNVV
Bảng 4.7

Kết quả ma trận xoay nhân tố

62

Bảng 4.8

Kết quả phân tích nhân tố EFA thang đo quyết định

64

Bảng 4.9

Các chỉ số đánh giá độ phù hợp của mô hình sau hiệu chỉnh

65

Bảng 4.10


Các hệ số đã chuẩn hóa

66

Bảng 4.11

Các chỉ số đánh giá độ phù hợp của mô hình sau hiệu chỉnh

68

Bảng 4.12

Các trọng số chuẩn hóa trong SEM

70

Bảng 4.13

Footer Page 9 of 126.

Mức độ tác động ảnh hƣởng của từng yếu tố đến ứng dụng
TMĐT

-x-

71


Header Page 10 of 126.


CHƢƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ LUẬN VĂN
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, đặc biệt là internet,
và internet không chỉ là mạng truyền thông đơn thuần nữa mà còn là phƣơng tiện
toàn cầu cho các giao dịch của ngƣời tiêu dùng, mở ra cơ hội mới cho các công ty,
tập đoàn. Theo Delafroos (2010) cho rằng, với tốc độ phát triển nhanh chóng trong
những năm qua, internet đã trở thành phƣơng tiện phổ biến cho truyền thông, dịch vụ
và thƣơng mại. Mạng thông tin toàn cầu này, đã làm thay đổi phần nào cách thức
hoạt động của con ngƣời cũng nhƣ tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế xã
hội, đã tạo ra môi trƣờng lý tƣởng cho hoạt động thƣơng mại điện tử phát triển.
Thƣơng mại điện tử (TMĐT) hay còn gọi là kinh doanh điện tử (E-Business) là
quá trình mua bán nhƣ các loại giao dịch từ chào hàng, thõa thuận đến ký kết hợp
đồng đều thông qua việc truyền dữ liệu giữa các máy tính thông qua mạng internet.
Nhƣ vậy, môi trƣờng kinh doanh toàn cầu thông qua Internet cho phép không chỉ các
doanh nghiệp lớn mà cả doanh nghiệp vừa và nhỏ thậm chí từng cá nhân đều có
những cơ hội thành công nhƣ nhau. Ngày nay, doanh nghiệp triển khai và ứng dụng
TMĐT vào hoạt động kinh doanh đã có những bƣớc phát triển đáng kể, và đang ngày
càng thể hiện tính năng vƣợt trội, so với các phƣơng thức kinh doanh truyền thống
trƣớc đây.
Ở Việt Nam, Chính phủ cùng Bộ Công thƣơng đã sớm thấy đƣợc vai trò quan
trọng của thƣơng mại điện tử đối với quá trình hội nhập và đổi mới nền kinh tế. Chỉ
thị số 58-CT/TW ngày 17/10/2000 của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng là văn kiện
tiền đề đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nƣớc ta. Về sau, môi trƣờng pháp lý cho thƣơng mại điện
tử dần đƣợc hoàn thiện thông qua hàng loạt các văn bản đƣợc ban hành, thúc đẩy
hoạt động thƣơng mại điện tử tại Việt Nam. Gần đây, Chính phủ đã phê duyệt
chƣơng trình phát triển thƣơng mại điện tử quốc gia giai đoạn 2014 - 2020 theo
Quyết định số 689/QĐ-TTg ngày 11/05/2014. Cho nên, TMĐT ngày càng khẳng


-1Footer Page 10 of 126.


Header Page 11 of 126.

định đƣợc vai trò của mình trong việc mang lại cho doanh nghiệp (DN) những thông
tin phong phú về thị trƣờng và đối tác, giảm chi phí, rút ngắn chu kỳ kinh doanh, dễ
dàng tạo dựng và củng cố quan hệ khách hàng, nâng cao chất lƣợng sản phẩm và tạo
ra phƣơng thức bán hàng mới (Lê Văn Huy, 2007).
Với tính hiệu quả trong việc cân bằng sân chơi, cùng với chiến lƣợc và chính
sách phù hợp, TMĐT có thể cho phép các DNNVV cạnh tranh với các doanh nghiệp
lớn (Trần Minh Tiến và cộng sự, 2004). Trong điều kiện phát triển và hội nhập nền
kinh tế toàn cầu của Việt Nam, Lê Văn Huy (2007) nhấn mạnh rằng để đảm bảo sự
tồn tại và phát triển, các DN cần biết ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) và
TMĐT trong quá trình hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, TMĐT còn giúp cho các
doanh nghiệp quản lý thuận tiện, nhanh chóng hơn và hiệu quả, có thể thực hiện kinh
doanh mọi lúc, mọi nơi. Do đó, cần có cái nhìn tổng thể về thị trƣờng TMĐT ở Việt
Nam nói chung và Trà Vinh nói riêng, giúp cơ quan quản lý và các doanh nghiệp
nhận định về thị trƣờng TMĐT mà quan trọng hơn hết là mức độ chấp nhận thƣơng
mại điện tử tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) tại Trà Vinh trong những
năm qua.
Vì vậy, để hiểu rõ hơn về ứng dụng TMĐT của các doanh nghiệp nhỏ và vừa
tại Trà Vinh, cần thiết có các nghiên cứu về vấn đề này. Nhất là nghiên cứu về các
yếu tố ảnh hƣởng đến ứng dụng TMĐT của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Trà
Vinh. Tuy nhiên, cho đến nay chƣa có công trình nghiên cứu nào về vấn đề này đƣợc
thực hiện trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. Từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài
“Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ ứng dụng Thương mại điện tử của
các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Trà Vinh” nhằm làm rõ yếu tố nào
ảnh hƣởng đến việc ứng dụng TMĐT trong các DNNVV tại tỉnh Trà Vinh. Từ đó đề

xuất một số hàm ý chính sách giúp nâng cao tỉ lệ số lƣợng doanh nghiệp nhỏ và vừa
tham gia TMĐT trong thời gian tới.
Để có cơ sở cho việc đề xuất một số hàm ý chính sách giúp tăng tỉ lệ số lƣợng
doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia TMĐT, tác giả sẽ tiến hành điều tra khảo sát nhân
tố nào ảnh hƣởng đến ứng dụng TMĐT trong các DNNVV tại tỉnh Trà Vinh.

-2Footer Page 11 of 126.


Header Page 12 of 126.

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Đề tài “Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến mức độ ứng dụng TMĐT của các
DNNVV tỉnh Trà Vinh” đƣợc thực hiện nhằm phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến
mức độ ứng dụng TMĐT của các DNNVV tỉnh Trà Vinh.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu, đề tài sẽ thực hiện các mục tiêu cụ thể nhƣ
- Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết liên quan đến TMĐT và xây dựng mô hình
nghiên cứu.
- Xây dựng thang đo cho các biến trong mô hình nghiên cứu.
- Kiểm chứng và đánh giá sự ảnh hƣởng của các yếu tố ảnh hƣởng chính đến
mức độ ứng dụng TMĐT của DNNVV tỉnh Trà Vinh.
- Đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm góp phần đẩy mạnh ứng dụng TMĐT
trong các DNNVV tỉnh Trà Vinh.
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CÚU
1). Những yếu tố nào ảnh hƣởng đến mức độ ứng dụng TMĐT tại các
DNNVV?
2). Đo lƣờng các biến trong mô hình nghiên cứu nhƣ thế nào?
3). Sử dụng phƣơng pháp nào để kiểm chứng các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết

định ứng dụng TMĐT của các DNNVV tỉnh Trà Vinh?
4). Làm thế nào để thúc đẩy việc ứng dụng TMĐT của các DNNVV tỉnh Trà
Vinh?
1.4 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Đối tƣợng nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu là các yếu tố ảnh hƣởng đến mức độ ứng dụng TMĐT
của các DNNVV tỉnh Trà Vinh.
- Đối tƣợng khảo sát là các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Trà Vinh (đƣợc trình
bày chi tiết trong Chƣơng 2).

-3Footer Page 12 of 126.


Header Page 13 of 126.

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
Giới hạn nội dung nghiên cứu
- Luận văn tập trung nghiên cứu, hệ thống hoá một số lý thuyết cơ bản về các
yếu tố tác động đến quyết định ứng dụng TMĐT.
- Thực trạng chấp nhận và ứng dụng TMĐT của các DNNVV tại tỉnh Trà Vinh
trong thời gian qua.
- Xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến mức độ ứng dụng TMĐT của các
DNNVV.
- Đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm tăng số lƣợng doanh nghiệp nhỏ và
vừa chấp nhận ứng dụng TMĐT vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Giới hạn vùng nghiên cứu
Do thời gian và điều kiện kinh phí có hạn nên tác giả chọn khu vực nghiên cứu
mang tính đại diện đó là Thành phố Trà Vinh, thị trấn Châu Thành, thị trấn Tiểu Cần,
Càng Long và thị xã Duyên Hải đây là những vùng có dịch vụ viễn thông, doanh
nghiệp phát triển mạnh hơn các vùng còn lại, thích hợp cho nghiên cứu về chấp nhận

ứng dụng công nghệ thông tin.
Giới hạn thời gian nghiên cứu
- Dữ liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ năm 2012 - 2014 (Báo cáo về hoạt động
TMĐT của Bộ Công thƣơng, Sở Công thƣơng, Trung tâm xúc tiến đầu tƣ và thƣơng
mại, Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam) và tham khảo số liệu có liên
quan trong phạm vi khu vực đồng bằng Sông Cửu Long, cả nƣớc.
- Dữ liệu sơ cấp sử dụng cho phân tích trong đề tài nghiên cứu đƣợc tổ chức thu
thập điều tra từ tháng 11/2015 đến tháng 12/2015.
- Thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu từ 09/2015 đến 02/2016.
1.5 Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
- Thứ nhất, đánh giá tổng hợp lại thực trạng doanh nghiệp ứng dụng TMĐT
trong những năm gần đây tại tỉnh Trà Vinh, giúp các nhà quản lý làm cơ sở để đánh
giá việc thực hiện đề án 911 của Thủ tƣớng Chính phủ.
- Thứ hai, nghiên cứu giúp cho ngƣời đọc nhận biết đƣợc các thang đo dùng để
đo lƣờng mức độ ứng dụng TMĐT và các nhân tố ảnh hƣởng đến mức độ ứng dụng

-4Footer Page 13 of 126.


Header Page 14 of 126.

TMĐT của các DNNVV tỉnh Trà Vinh. Từ đó, kết quả nghiên cứu sẽ góp phần giúp
các DNNVV nhận thức đƣợc tầm quan trọng và lợi ích của ứng dụng TMĐT trong
chiến lƣợc phát triển của doanh nghiệp.
- Thứ ba, các yếu tố ảnh hƣởng đến ứng dụng TMĐT đƣợc tìm thấy qua nghiên
cứu này sẽ giúp các nhà quản lý DNNVV tham khảo để hoạch định chiến lƣợc phát
triển TMĐT.
- Thứ tƣ, các đề xuất giúp các cơ quan quản lý nhà nƣớc tham khảo để xây dựng
chính sách phù hợp thực tế, tạo môi trƣờng pháp lý an toàn, hỗ trợ cho DNNVV ứng
dụng và phát triển TMĐT trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

1.6 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
Nghiên cứu về ứng dụng TMĐT tại các DNNVV là một chủ đề đã đƣợc nghiên
cứu từ lâu trên thế giới, những nghiên cứu về lĩnh vực này của Kurnia (2008),
Ghorishi (2009), Gilaninia và cộng sự (2011). Dựa trên các công trình nghiên cứu về
ứng dụng TMĐT, đã có không ít các tác giả trong và ngoài nƣớc đã nghiên cứu về
ứng dụng TMĐT tại các DNNVV đó là:
Tác giả Kurnia (2008), Electronic commerce technology adoption by SMEs: A
conceptual study, Lulca University of Technology Master Thesis. Với kết quả nghiên
cứu cho các đọc giả thấy đƣợc một cái nhìn toàn diện về các nhân tố có ảnh hƣởng
đến ứng dụng TMĐT của các DNNVV. Trong mô hình này, các yếu tố chính tác
động đến mức độ ứng dụng TMĐT của các DNNVV là cảm nhận áp lực nội bộ đã
đƣợc bỏ qua ở các nghiên cứu trƣớc đây, sự nhận thức về công nghệ, nhân lực,
nguồn lực tài chính, cơ sở hạ tầng công nghệ nội bộ và quản trị. Đóng góp của
nghiên cứu là xây dựng một mô hình lý thuyết. Kết quả của nghiên cứu cho thấy mối
quan hệ giữa cảm nhận áp lực nội bộ, sự sẵn sàng của tổ chức và ứng dụng TMĐT
cao hơn so với các mối quan hệ khác trong mô hình.
Tiếp đó, Ghorishi (2009), “E-Commerce Adoption Model in Iranian SMEsInvestigating the causal link between perceived strategic value of e-commerce &
factor of adoption”. Trong mô hình này, số liệu phân tích đƣợc thu thập từ 143 doanh
nghiệp nhỏ và vừa (có 63 DNNVV đã ứng dụng TMĐT và 79 DNNVV chƣa ứng
dụng TMĐT). Phƣơng pháp chọn mẫu đƣợc tiến hành theo phƣơng pháp thuận tiện,

-5Footer Page 14 of 126.


Header Page 15 of 126.

với 51 biến quan sát đƣợc tác giả xây dựng để đo lƣờng mức độ chấp nhận ứng dụng
TMĐT của các DNNVV tại Iran. Sau khi kiểm định độ tin cậy Cronbach’a Alpha,
có 51 biến quan sát đủ độ tin cậy sẽ đƣợc tiếp tục sử dụng để phân tích nhân tố khám
phá. Kết quả phân tích nhân tố cho thấy 51 biến đƣợc đƣa vào phân tích đều đƣợc

giữ lại và đƣợc phân thành 8 nhóm nhân tố ảnh hƣởng đến việc chấp nhận TMĐT
của các DNNVV.
Ở Việt Nam, khi TMĐT mới xuất hiện Chính phủ đã giao Bộ Thƣơng mại triển
khai dự án kỹ thuật TMĐT nhằm xây dựng quan điểm chung về phát triển TMĐT,
xác định những vấn đề cần giải quyết để TMĐT phát triển. Sau đó, các công trình
nghiên cứu về ứng dụng TMĐT tại các DNNVV đƣợc nhiều tác giả thực hiện với các
khía cạnh tiếp cận khác nhau.
Nguyễn Ngọc Lân (2004), “Thƣơng mại điện tử ở các nƣớc đang phát triển và
bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam”. Trong nghiên cứu này, tác giả dựa vào cơ sở
lý thuyết về mạng máy tính, phân tích kinh nghiệm phát triển TMĐT ở một số nƣớc
đang phát triển nhƣ Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan. Đóng góp của
nghiên cứu: kết quả nghiên cứu đƣa ra 10 bƣớc trong chƣơng trình hành động xây
dựng chiến lƣợc kinh doanh trên mạng cho các doanh nghiệp tham khảo. Đồng thời,
tác giả đã đƣa ra một số giải pháp nhằm phát triển nguồn lực, cơ sở hạ tầng nhằm
phát triển TMĐT ở Việt Nam trong tƣơng lai. Hạn chế của nghiên cứu, với phƣơng
pháp nghiên cứu định tính và tổng hợp các kinh nghiệm ở các nƣớc có điều kiện phát
triển về TMĐT tốt hơn rất nhiều so với Việt Nam. Có một vài giải pháp tác giả đƣa
ra mang tính chủ quan.
Tiếp đó, Trần Thị Cẩm Hải (2011), “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến việc
ứng dụng TMĐT trong các DNNVV trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”. Trong mô
hình này, số liệu phân tích đƣợc thu thập từ 287 DNNVV trên địa bàn Thành phố Đà
Nẵng. Phƣơng pháp chọn mẫu đƣợc tiến hành theo phƣơng pháp ngẫu nhiên dựa trên
danh sách có website đã đăng ký tham gia cổng giao tiếp TMĐT thành phố Đà Nẵng,
với 57 biến quan sát (48 biến quan sát đo lƣờng các biến độc lập, 9 biến quan sát đo
lƣờng biến phụ thuộc) đƣợc tác giả xây dựng để đo lƣờng ứng dụng TMĐT của các
DNNVV. Sau khi kiểm định độ tin cậy Cronbach’a Alpha, có 48 biến quan sát đủ độ

-6Footer Page 15 of 126.



Header Page 16 of 126.

tin cậy sẽ đƣợc tiếp tục sử dụng để phân tích nhân tố khám phá. Kết quả phân tích
nhân tố lần 3 cho thấy 44 biến đƣợc giữ lại và đƣợc phân thành 10 nhóm nhân tố.
Đóng góp của nghiên cứu, tác giả đã kiểm định lại các thang đo từ các nghiên cứu
trƣớc và đóng góp bộ thang đo về ứng dụng TMĐT của các DNNVV trên địa bàn
Thành phố Đà Nẵng. Hạn chế của nghiên cứu số lƣợng mẫu chỉ thu thập từ các
DNNVV đã có website, điều này có thể kết quả nghiên cứu chƣa mang tính đại diện
cho toàn thể các DNNVV mà cần thiết phải có những nghiên cứu tiếp theo tại các
DNNVV chƣa tham gia ứng dụng TMĐT.
Gần đây nhất, luận văn thạc sĩ tại Đại học Cần Thơ “Phân tích các nhân tố ảnh
hƣởng đến sự tham gia hoạt động TMĐT của các DNNVV tỉnh Hậu Giang” của tác
giả Huỳnh Thị Bích Trâm (2013). Với hàm phân biệt, tác giả đã đƣa ra kết quả
nghiên cứu đối với việc phân tích phân biệt ở những DNNVV giữa nhóm đã tham gia
TMĐT với nhóm chƣa tham gia TMĐT. Kết quả nghiên cứu cho thấy các biến đƣa
vào mô hình có ý nghĩa gồm có thời gian kết nối internet của doanh nghiệp, DN có
nhân viên chuyên môn về TMĐT, địa phƣơng hỗ trợ DN tham gia TMĐT, nhu cầu
ứng dụng TMĐT của khách hàng, nhận biết của DN về đối thủ đã tham gia TMĐT,
hệ thống pháp luật về TMĐT, hệ thống thanh toán TMĐT, nhận thức của DN về mức
độ cần thiết ứng dụng TMĐT, trình độ của ngƣời đại diện theo pháp luật của DN.
Đóng góp của nghiên cứu, tác giả đã chỉ ra các nhân tố ảnh hƣởng đến việc ứng dụng
TMĐT của cả hai nhóm DNNVV đã ứng dụng và chƣa ứng dụng TMĐT trên địa bàn
tỉnh Hậu Giang. Hạn chế của nghiên cứu, số lƣợng mẫu chỉ thu thập từ 102 DNNVV
trên địa bàn tỉnh, điều này có thể kết quả nghiên cứu chƣa mang tính đại diện cho
toàn thể các DNNVV mà cần thiết phải có những nghiên cứu tiếp theo tại các
DNNVV ở các địa phƣơng khác nhau trong khu vực.
Trong nghiên cứu này, tác giả có kế thừa qua các lƣợc khảo trên nhƣ là đề tài
nghiên cứu bằng phƣơng pháp định tính, định lƣợng, các thang đo cho các biến trong
mô hình nghiên cứu. Dựa trên các công trình nghiên cứu trƣớc tác giả có cơ sở để
xây dựng các giả thuyết nghiên cứu và đƣa ra mô hình nghiên cứu đề xuất.

Tuy nhiên, luận văn có tính mới so với các lƣợc khảo tài liệu nhƣ là về cách
chọn đối tƣợng khảo sát là dựa trên tổng thể số lƣợng doanh nghiệp nhỏ và vừa trên

-7Footer Page 16 of 126.


Header Page 17 of 126.

địa bàn tỉnh Trà Vinh, sử dụng công cụ phân tích hiện đại phân tích CFA, phân tích
cấu trúc tuyến tính SEM.
1.7 CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Kết cấu của luận văn gồm 5 chƣơng
Chƣơng 1: Giới thiệu tổng quan đề tài nghiên cứu
Trình bày tính cấp thiết của đề tài, qua đó đề ra mục tiêu nghiên cứu của đề tài
hƣớng đến đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, ý nghĩa nghiên cứu
của đề tài và bố cục của đề tài.
Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết và xây dựng mô hình nghiên cứu
Trình bày cơ sở lý thuyết của đề tài, thực trạng ứng dụng thƣơng mại điện tử
trong những năm qua và xây dựng các giả thuyết nghiên cứu cùng với mô hình
nghiên cứu đề xuất.
Chƣơng 3: Phƣơng pháp nghiên cứu
Trình bày phƣơng pháp nghiên cứu và thực hiện xây dựng thang đo, cách đánh
giá và kiểm định thang đo cho các khái niệm trong mô hình, kiểm định sự phù hợp
của mô hình đề xuất và kiểm định các giả thuyết.
Chƣơng 4: Phân tích dữ liệu và diễn giải kết quả nghiên cứu
Trình bày kết quả nghiên cứu đã đƣợc tác giả thực hiện bao gồm mô tả dữ liệu
thu thập, kết quả của việc đánh giá và kiểm định thang đo, kiểm định sự phù hợp của
mô hình, các giả thuyết nghiên cứu.
Chƣơng 5: Kết luận và kiến nghị
Tóm tắt kết quả nghiên cứu, từ đó đƣa ra một số hàm ý chính sách cho các nhà

quản lý nhằm phát triển hơn nữa số lƣợng doanh nghiệp triển khai tham gia ứng dụng
TMĐT vào quá trình sản xuất kinh doanh. Trình bày phƣơng pháp nghiên cứu và thực
hiện xây dựng thang đo, cách đánh giá và kiểm định thang đo cho các khái niệm trong
mô hình, kiểm định sự phù hợp của mô hình đề xuất và kiểm định các giả thuyết.
Tóm lại, trong chƣơng này tác giả giới thiệu lý do chọn đề tài và các mục tiêu
nghiên cứu, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. Trong đó, ý nghĩa nghiên cứu của đề
tài đƣợc trình bày chi tiết. Cuối cùng là bố cục của đề tài nhằm giúp ngƣời đọc dễ
dàng theo dõi tiến trình nội dung của đề tài nghiên cứu.

-8Footer Page 17 of 126.



×