Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Phát triển nhanh và bền vững khu công nghiệp tỉnh Trà Vinh đến năm 2020, định hướng 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (401.84 KB, 27 trang )

Header Page 1 of 126.

Công trình được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

Tập thể hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Nguyễn Xuân Dũng
2. TS. Trần Đăng Thịnh

Phản biện 1: GS. TS. Nguyễn Kế Tuấn
Phản biện 2: PGS. TS. Trần Công Sách
Phản biện 3: PGS. TS. Phạm Thái Quốc

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp
Học viện, tại: Học viện Khoa học xã hội, 477 Nguyễn Trãi,
Thanh Xuân, Hà Nội

Vào hồi 15 giờ, ngày 14 tháng 7 năm 2015

i
Footer Page 1 of 126.


Header Page 2 of 126.

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
CÓ LIÊN QUAN CỦA TÁC GIẢ LUẬN ÁN
1.

Nguyễn Xuân Dũng, Nguyễn Văn Nguyện, Ngô


Thanh Vân (2011), “Phát triển kinh tế vùng
Đồng Bằng Sông Cửu Long giai đoạn 2011 –
2020”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế ISSN 0866 –
7489, (số 9/400).

2.

Trần Đăng Thịnh, Nguyễn Văn Nguyện (2012),
“Environmental matter in Long Duc industrial
park in Tra Vinh province – Real situation and
recommendations”

Green

Tehnology

and

sustainable development, (Volume 2 /2012).
3.

Nguyễn Văn Nguyện (2013), “Phát triển kinh tế
xanh - Hướng đến phát triển bền vững”, Tạp chí
Khoa học trường Đại học Trà Vinh, ISSN 1859 4816, (số 11/2013).

4.

Nguyễn Văn Nguyện (2014), “Khu công nghiệp
Long Đức: Bảo vệ môi trường để phát triển bền
vững”, Tạp chí Kinh tế và dự báo, (số 12 /572).

ii

Footer Page 2 of 126.


Header Page 3 of 126.

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN VĂN NGUYỆN

PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG
KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH TRÀ VINH ĐẾN NĂM
2020, ĐỊNH HƯỚNG 2030

Chuyên ngành: Kinh tế Phát triển
Mã số: 62 31 01 05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS. TS. Nguyễn Xuân Dũng
2. TS. Trần Đăng Thịnh

HÀ NỘI - 2015

i


Footer Page 3 of 126.


Header Page 4 of 126.
MỞ ĐẦU

i. Tính cấp thiết của đề tài
Một trong những cách thức mang lại hiệu quả để chủ động tham
gia vào quá trình phân công và hợp tác lao động quốc tế theo hướng
chuyên môn hóa và tập trung hóa hình thức ở một số quốc gia, chính
là việc phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.
Hiệu quả một số mô hình phát triển các KCN mang tính đột phá
trong thu hút đầu tư, đặc biệt đầu tư trực tiếp nước ngoài, qua đó giải
quyết việc làm trong nước, góp phần hiện đại hóa kết cấu hạ tầng,
nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp, phát triển ngành dịch vụ,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Trà Vinh là tỉnh vùng sâu thuộc khu vực Đồng Bằng Sông Cửu
Long - vùng kinh tế trọng điểm quan trọng bậc nhất về an ninh lương
thực và thủy sản của cả nước, với diện tích tự nhiên 2.314 Km2, dân
số gần 1, 1 triệu người, tỷ lệ người Khmer chiếm gần 30%, và hiện là
địa phương phát triển kinh tế chậm nhất trong vùng Đồng Bằng Sông
Cửu Long. Xác định vai trò quan trọng của phát triển KCN trên địa
bàn sẽ góp phần vào việc hình thành hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế
- xã hội đồng bộ, đảm bảo cho phát triển nhanh và bền vững, tăng
cường hội nhập quốc tế, bảo vệ môi trường… và đẩy mạnh quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thời gian qua, Trà Vinh đã
hình thành một số KCN, trong đó KCN Long Đức đã đi vào hoạt
động và bước đầu mang lại những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên,
tính đến nay, 3 trên 4 KCN của tỉnh Trà Vinh chưa đi vào hoạt động
do nhiều lý do khách quan và chủ quan khác nhau, bộc lộ những hạn

chế, bất cập về cơ chế, chính sách pháp luật liên quan đến KCN còn

1
Footer Page 4 of 126.


Header Page 5 of 126.
chồng chéo, thiếu đồng bộ, công tác quy hoạch, xây dựng hạ tầng,
thu hút đầu tư, công tác bảo vệ môi trường, vấn đề đào tạo lao động,
tình trạng thất nghiệp nhiều, không ổn định, công tác giải phóng mặt
bằng còn yếu kém làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc. Kể cả
KCN Long Đức đã đi vào hoạt động, nhưng hiệu quả còn thấp, rất ít
các sản phẩm và các hoạt động trực tiếp hỗ trợ phát triển nông
nghiệp, nông thôn, giúp khai thác các lợi thế của địa phương và toàn
vùng. Đặc biệt, đối với Trà Vinh, quy hoạch chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội, định hướng đến năm 2020 của tỉnh đã được chính
phủ phê duyệt, tỉnh sẽ trở thành địa phương trọng điểm về phát triển
kinh tế biển của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Hiện nay nhiều
công trình trọng điểm đã và đang được Trung ương đầu tư trên địa
bàn. Như vậy,vấn đề phát triển KCN tỉnh Trà Vinh theo hướng nhanh
và bền vững trong giai đoạn tới là một triển vọng và thách thức.
Cho đến nay, từ các góc độ tiếp cận khác nhau đã có nhiều nghiên
cứu đề cập đến chiến lược phát triển bền vững cũng như những tiêu
chí đánh giá phát triển bền vững nền kinh tế trên quy mô quốc gia,
tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào được tiến hành đối với khu công
nghiệp của một địa phương cụ thể, trường hợp khu công nghiệp trên
địa bàn Trà Vinh là một ví dụ.
Trong bối cảnh đó, nghiên cứu vấn đề “Phát triển nhanh và bền
vững khu công nghiệp tỉnh Trà Vinh đến năm 2020, định hướng
2030” được chọn làm đề tài luận án tiến sỹ kinh tế, chuyên ngành

kinh tế phát triển là có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn cấp bách.
ii. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu
- Giải pháp phát triển nhanh và bền vững KCN tỉnh Trà Vinh đến
năm 2020, định hướng đến năm 2030.

2
Footer Page 5 of 126.


Header Page 6 of 126.
Nhiệm vụ nghiên cứu
-Khái quát hóa một số vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn về phát
triển nhanh và bền vững KCN
-Đánh giá thực trạng phát triển nhanh và bền vững tỉnh Trà Vinh
giai đoạn 2006 - 2013.
-Đề xuất một số giải pháp phát triển nhanh và bền vững KCN tỉnh
Trà Vinh đến 2020, định hướng đến năm 2030.
iii. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Phát triển nhanh và bền vững KCN tại tỉnh Trà Vinh.
- Phạm vi nghiên cứu
Về mặt không gian: phân tích thực trạng phát triển nhanh và bền
vững khu công nghiệp tỉnh Trà Vinh, chủ yếu tập trung nghiên cứu
vào KCN Long Đức tỉnh Trà Vinh.
Về mặt thời gian: giai đoạn 2006 - 2013, đề xuất các giải pháp đến
năm 2020, định hướng đến năm 2030.
iv. Phương pháp nghiên cứu
- Giả thuyết nghiên cứu
1). Khu công nghiệp tỉnh Trà Vinh đang chậm phát triển

2). Việc phát triển nhanh và bền vững KCN tỉnh Trà Vinh còn
thiếu cơ sở khoa học và thực tiễn trong bối cảnh trong nước và quốc
tế mới
3). Xây dựng chiến lược phát triển có cơ sở khoa học, phù hợp
điều kiện thực tế của địa phương thì KCN tỉnh Trà Vinh sẽ có sự phát
triển nhanh và bền vững
Khung phân tích

3
Footer Page 6 of 126.


Header Page 7 of 126.

Vấn đề nghiên cứu
Phát triển nhanh và bền vững KCN Trà Vinh đến năm 2020, định hướng 2030
Mục tiêu nghiên cứu
Giải pháp phát triển nhanh và bền vững KCN tỉnh Trà Vinh đến năm 2020, định hướng
2030

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp điều tra
xã hội học (phương
pháp chuyên gia để
phỏng vấn một số nhà
hoạch định chính sách,
nhà khoa học và nhà
quản lý về KCN)


Phương pháp luận
duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử
Phương pháp nghiên
cứu tại bàn
Phương pháp
Tiêu chí đánh giá
PTBV KCN

Thực hiện một số
cuộc phỏng vấn sâu
đối với một số DN
phát triển hạ tầng
KCN và DN hoạt
động trong KCN
Trà Vinh

điều tra, khảo
sát thực tế
Phương pháp
so sánh, đối
chứng và dự
báo

Thực trạng KCN tỉnh Trà Vinh nhìn từ
góc độ phát triển nhanh và bền vững

Phát triển bền vững KCN để
phát triển kinh tế - xã hội tỉnh
Trà Vinh


Đề xuất giải pháp, kiến nghị

4
Footer Page 7 of 126.

Phân
tích
các

hội,
thác
thức
với
PTB
V
KCN
tỉnh
Trà
Vinh


Header Page 8 of 126.
- Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử:
+ Phương pháp nghiên cứu tại bàn.
+ Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế
+ Phương pháp so sánh, đối chứng và dự báo và bền vững trong
thời gian đến 2020.
- Sử dụng ma trận SWOT nhằm phân tích các điểm mạnh, điểm

yếu, cơ hội, thách thức đối với sự phát triển nhanh và bền vững các
Khu công nghiệp Trà Vinh đến năm 2020.
5. Đóng góp của luận án
Đề tài này thực hiện với kỳ vọng đạt được mục tiêu, kết quả và
có những đóng góp nhất định
• Đối với việc xây dựng chính sách: những đề xuất chính sách
từ luận án có thể cần thiết để góp phần hoàn thiện của hệ thống chính
sách phát triển Khu công nghiệp hiện hành theo quan điểm phát triển
nhanh và bền vững cho cả nước và điều kiện cụ thể của các địa
phương.
• Đối với các cơ quan nghiên cứu ứng dụng kết quả nghiên
cứu:
- Đề xuất các yêu cầu, giải pháp cho sự phát triển nhanh và
bền vững các Khu công nghiệp, phục vụ công tác quản lý của ban
quản lý Khu công nghiệp của các địa phương, trước hết là đối với Trà
Vinh.
- Đề xuất nội dung hoàn thiện hệ thống chính sách hiện hành
và quy trình xây dựng chính sách phục vụ các cơ quan hoạch định
chính sách.

5
Footer Page 8 of 126.


Header Page 9 of 126.
- Là tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên cao học khối
ngành kinh tế và các nhà quản lý quan tâm đến phát triển nhanh và
bền vững Khu công nghiệp.
v. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo,

phụ lục, luận án được cấu trúc thành 4 chương, gồm:
Chương 1: Tổng quan tài liệu nghiên cứu liên quan đến đề tài
Chương 2: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển
nhanh và bền vững khu công nghiệp
Chương 3: Thực trạng khu công nghiệp tỉnh Trà Vinh 20062013 nhìn từ góc độ phát triển nhanh và bền vững.
Chương 4: Giải pháp phát triển nhanh và bền vững khu công
nghiệp tỉnh Trà Vinh đến năm 2020, định hướng 2030.

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Peter P. Rogers, Kazi F. Jalal và John A.Boyd (2007) “Giới thiệu
về phát triển bền vững” (An Introduction to Sustainable
Development), trong đó đã tập trung phân tích những vấn đề đo
lường và chỉ số đánh giá tính bền vững; vấn đề đánh giá, quản lý và
chính sách đối với môi trường; cách tiếp cận và mối liên kết với giảm
nghèo; những ảnh hưởng và phát triển cơ sở hạ tầng; các vấn đề về
kinh tế, sản xuất, tiêu dùng, những trục trặc của thị trường và về vai
trò của xã hội dân sự [133].

6
Footer Page 9 of 126.


Header Page 10 of 126.
Simon Dresner (2008) “Các nguyên tắc của phát triển bền vững”
(The Principles of Sustainability) đã tổng hợp và phân tích: lịch sử
phát triển khái niệm PTBV, các cuộc tranh luận hiện nay về con
đường để đạt được sự PTBV; các trở ngại và triển vọng về PTBV

[137].
1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Đặng Hùng (2006), bài viết "Giải pháp nâng cao hiệu quả sử
dụng đất trong KCN” từ phân tích hiệu quả của phát triển các KCN
dưới góc độ sử dụng nguồn tài nguyên đất đai, với tình trạng còn quá
nhiều KCN mới cho thuê được 10% đến 50% tổng diện tích, tác giả
khuyến nghị giải pháp 5 điểm nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất
tại các KCN Việt Nam trong những năm tới [39].
Vũ Thành Hưởng (2010) “Phát triển các khu công nghiệp vùng
kinh tế trọng điểm Bắc Bộ theo hướng bền vững”. Phân tích, đánh giá
thực trạng phát triển các KCN vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và tác
động của các chính sách phát triển KCN tới tăng trưởng kinh tế, công
bằng xã hội, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi
trường. Góp phần làm rõ những vấn đề chủ yếu về lý luận và thực
tiễn liên quan đến phát triển các KCN trên quan điểm PTBV; xây
dựng được các nhóm chỉ số đánh giá sự PTBV các KCN về các mặt
kinh tế, xã hội và môi trường [41].
Chính sách môi trường cho phát triển bền vững - cách tiếp cận
bằng mô hình cân đối liên ngành, liên vùng của Lê Hà Thanh - Bùi
Trinh - Dương Mạnh Hùng (2011) giới thiệu mô hình đo lường tác
động liên ngành và liên vùng của các hoạt động kinh tế cũng như các
tác động môi trường tiềm ẩn của các hoạt động này. Phạm vi nghiên
cứu tập trung chủ yếu tại Hà Nội. Theo bài báo, ô nhiễm nước được
xem là vấn đề cấp bách nhất của thành phố. Dựa trên kết quả phân

7
Footer Page 10 of 126.


Header Page 11 of 126.

tích, các tác giả đưa ra một số kiến nghị về chính sách môi trường
hướng tới PTBV cho Việt Nam [79].
Nguyễn Bình Giang (2012) “Tác động xã hội vùng của khu công
nghiệp ở Việt Nam” đã tập trung vào phát hiện, đánh giá và phân tích
các tác động xã hội vùng của việc phát triển KCN tới cộng đồng dân
cư ở các địa phương xung quanh khu công nghiệp. Đồng thời cũng đã
giới thiệu một số kinh nghiệm của các nước Đông Á về tác động xã
hội vùng của KCN, từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm hạn chế tác
động xã hội vùng tiêu cực của các KCN ở Việt Nam [36].
Lê Thế Giới (2008) với bài viết “Hệ thống đánh giá phát triển
bền vững các khu công nghiệp Việt Nam”, Tạp chí Khoa học và
Công nghệ Đại học Đà Nẵng, cho rằng sự phát triển của các KCN ở
nước ta chưa thực sự vững chắc, việc xây dựng cơ sở hạ tầng KCN
chưa đồng bộ, chưa gắn chặt với yêu cầu bảo vệ môi trường, chống ô
nhiễm, vai trò thúc đẩy chuyển giao công nghệ còn yếu, liên kết kinh
tế và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong KCN chưa
cao, khả năng tạo việc làm, thu hút lao động vẫn còn nhiều hạn chế.
Vì thế, cần xây dựng một hệ thống tiêu chí đánh giá các KCN theo
yêu cầu phát triển bền vững, từ đó, đưa ra các giải pháp đảm bảo sự
phát triển bền vững các KCN ở Việt Nam
Nguyễn Thị Bình (2011) trong bài viết “Xây dựng một số chỉ
tiêu đánh giá phát triển bền vững tại các khu công nghiệp Đồng Nai”,
Tạp chí Khoa học Đại học sư phạm Tp. Hồ Chí Minh, năm 2011
cũng đưa ra những cơ sở khoa học về phát triển bền vững nói chung
khi nói về phát triển bền vững khu công nghiệp. Phần đánh giá như
thế nào là khu công nghiệp bền vững, tác giả đưa ra trường hợp cụ
thể là khu công nghiệp Đồng Nai rút kinh nghiệm từ vấn đề xả thải

8
Footer Page 11 of 126.



Header Page 12 of 126.
của công ty Vedan và áp dụng các tiêu chí đã đưa ra trong bài viết
của tác giả Lê Thế Giới…
1.3. Đánh giá tổng quát tình hình nghiên cứu
1.3.1. Những kết quả đạt được của hoạt động nghiên cứu các vấn
đề liên quan đến đề tài
Thứ nhất, có rất nhiều cách tiếp cận ở các góc độ khác nhau, từ
góc độ kinh tế, góc độ xã hội, góc độ chính trị. Nhìn chung, các tác
giả đều khẳng định PTBV và xây dựng chiến lược PTBV là xu thế tất
yếu khách quan của quá trình phát triển, và xu hướng toàn cầu hoá.
Thứ hai, ở Việt Nam vấn đề PTBV còn khá mới so với các nước,
kể cả trong lý luận và thực tiễn ở các khía cạnh khác nhau, nhưng vấn
đề này được sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước cũng như giới
nghiên cứu trong nước và nhìn chung đều có quan điểm tương đối
thống nhất về vấn đề PTBV.
1.3.2. Một số vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu
Sau khi nghiên cứu, hệ thống hoá các công trình khoa học đi
trước có liên quan đến đề tài luận án, tác giả nhận thấy:
Bổ sung thêm khái niệm “Phát triển nhanh và bền vững”, các
học giả không đề cập đến như thể một khái niệm cùng chiều. Vì vậy,
khó tìm ra một nghiên cứu nào viết về PT nhanh và BV. Các công
trình nghiên cứu liên quan hầu như không có, như đã đề cập. Phần
lớn đều đề xuất cơ sở lý luận về PTBV chung chung, tuy vẫn đi kèm
cụm từ “nhanh và bền vững”. Như vậy, cơ sở lý luận về vấn đề này là
còn rất thiếu vắng. Ở quy mô một địa phương cụ thể như Trà Vinh,
trong bối cảnh này, chưa có nghiên cứu nào về PT nhanh và BV
KCN Trà Vinh. Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc và phát triển ý tưởng
khoa học của các nghiên cứu, tác giả tập trung hướng nghiên cứu

phân tích thực trạng, đề xuất giải pháp PT nhanh và BV các KCN

9
Footer Page 12 of 126.


Header Page 13 of 126.
trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. Với hướng tiếp cận cũng như đối tượng
nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, mục đích nghiên cứu đã được xác
định, Nghiên cứu sinh cho rằng tên đề tài, nội dung thể hiện trong
luận án là không trùng lặp với các công trình đã được công bố. Trong
quá trình nghiên cứu, tác giả của luận án kế thừa có chọn lọc những
vấn đề lý luận từ các công trình trong và ngoài nước, phát triển các ý
tưởng khoa học để xây dựng quan điểm học thuật độc lập của tác giả.
Đề tài được thực hiện thành công sẽ góp phần tạo dựng được luận cứ
khoa học cho việc hoạch định chiến lược PT nhanh và BV các KCN
của Việt Nam nói chung, KCN Trà Vinh nói riêng trong bối cảnh
mới, là tài liệu có giá trị quý báu về phương diện lý luận và thực tiễn
cho những ai quan tâm đến lĩnh vực này.
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NHANH
VÀ BỀN VỮNG KHU CÔNG NGHIỆP
2.1. Một số khái niệm về phát triển nhanh và bền vững KCN
2.1.1. Khu công nghiệp
2.1.1.1. Khái niệm
2.1.1.2. Đặc điểm khu công nghiệp
2.1.2. Phát triển nhanh và bền vững
2.1.2.1. Phát triển nhanh và bền vững nói chung
2.1.2.2. Phát triển nhanh và bền vững đặt trong bối cảnh toàn cầu
hóa và hội nhập quốc tế

2.1.2.3. Mô hình phát triển bền vững của Việt Nam
2.2. Một số lý thuyết cơ bản về phát triển nhanh và bền vững khu
công nghiệp

10
Footer Page 13 of 126.


Header Page 14 of 126.
2.2.1. Lý thuyết thương mại mới của Krugman P.
2.2.2. Lý thuyết cực tăng trưởng
2.2.3. Lý thuyết cụm liên kết và chuỗi giá trị
2.2.4. Kinh tế học thể chế và thể chế hóa quá trình liên kết kinh tế
2.3. Phát triển nhanh và bền vững khu công nghiệp
2.3.1. Khái niệm
2.3.2. Quan niệm đánh giá phát triển nhanh và bền vững KCN
Phát triển nhanh và bền vững KCN là sự kết hợp hài hòa giữa
mục tiêu tăng trưởng kinh tế và các mục tiêu ổn định xã hội và cải
thiện môi trường.
2.3.3. Các tiêu chí đánh giá phát triển bền vững của KCN
2.3.3.1. Tiêu chí đánh giá PTBV nội địa tại KCN
Vị trí địa lý của khu công nghiệp; Quy mô diện tích KCN; Tỷ lệ
diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê trong diện tích đất tự nhiên
KCN; Tỷ lệ lắp đầy KCN; Sự gia tăng ổn định về mặt sản lượng
trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong
KCN; Hiệu quả hoạt động của các DN trong KCN; Trình độ công
nghệ của doanh nghiệp và các hoạt động triển khai khoa học công
nghệ vào sản xuất kinh doanh; Hoạt động liên kết sản xuất của các
doanh nghiệp trong KCN; Các tiêu chí phản ánh độ thỏa mãn các nhu
cầu nhà đầu tư.

2.3.3.2. Tiêu chí đánh giá PTBV về kinh tế của các KCN
Đóng góp của KCN vào tăng trưởng kinh tế địa phương; Chuyển
dịch cơ cấu kinh tế của địa phương có KCN; Tác động của KCN đến
cơ sở hạ tầng kỹ thuật địa phương.
2.3.3.3. Các tiêu chí đánh giá PTBV về xã hội các KCN
- Các vấn đề xã hội của địa phương bị ảnh hưởng bởi việc phát
triển KCN

11
Footer Page 14 of 126.


Header Page 15 of 126.
Chuyển dịch cơ cấu lao động địa phương; Thay đổi về đời sống
người dân địa phương; An ninh, trật tự bên trong và ngoài hàng rào
KCN (các địa phương xung quanh KCN)
- Nhóm tiêu chí về đời sống của người lao động trong KCN
Thu nhập của người lao động; Đời sống vật chất của người lao
động trong KCN; Đời sống tinh thần của người lao động trong KCN.
2.3.4.4. Các tiêu chí đánh giá PTBV về môi trường các KCN
2.4. Bài học kinh nghiệm về phát triển khu công nghiệp của một
số quốc gia trên thế giới và địa phương ở Việt Nam nhìn từ góc
độ phát triển nhanh và bền vững
2.4.1. Kinh nghiệm phát triển nhanh và bền vững khu công nghiệp
2.4.1.1. Kinh nghiệm phát triển nhanh và bền vững KCN của một số
quốc gia.
2.4.1.2. Kinh nghiệm phát triển bền vững KCN của một số tỉnh của
Việt Nam.
2.4.2. Bài học kinh nghiệm từ phát triển bền vững KCN có thể áp
dụng vào tỉnh Trà Vinh

2.4.3. Những bài học không thành công từ phát triển KCN của một
số quốc gia và địa phương ở Việt Nam

CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH TRÀ VINH NHÌN
TỪ GÓC ĐỘ PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG
3.1. Khái quát về tỉnh Trà Vinh
3.1.1. Đặc điểm của tỉnh Trà Vinh đối với khu vực ĐBSCL

12
Footer Page 15 of 126.


Header Page 16 of 126.
Trà Vinh được bao bọc bởi sông Tiền và sông Hậu, gồm hai cửa
biển Cung Hầu, Định An, bên cạnh việc tận dụng phát triển nguồn lợi
thủy hải sản, hệ thống sông này còn tạo điều kiện cho giao thông
đường thủy trên địa bàn Trà Vinh phát triển. Tỉnh luôn duy trì tốc độ
phát triển kinh tế ở mức 11 - 12%/năm, trong đó thời kỳ 2001 - 2005
đạt 11,46%, thời kỳ 2006 - 2010 đạt 11,64%. Năm 2013 GDP (giá so
sánh 1994) quy mô là 16,64%, 10.489,2 tỷ đồng; GDP/người 22,74
triệu đồng. Năm 2013 công nghiệp tăng 12,02%, xây dựng tăng 15%
so với năm 2012. Nhờ tận dụng nguồn lợi thủy hải sản, xuất khẩu
thủy hải sản toàn tỉnh chiếm tỷ trọng gần 30% trong tổng kim ngạch
xuất khẩu hàng năm của tỉnh Trà Vinh (150 triệu USD). Năm 2011
đến nay, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh tăng 8,95%, riêng khu
vực công nghiệp - xây dựng tăng khoảng 24% so với cùng kỳ năm
2010, chuyển dịch đúng hướng, hiệu quả chất lượng, giá trị nuôi
trồng và chế biến thủy hải sản, dừa, may mặc, mía đường, thức ăn
chăn nuôi…

3.1.1.1. Thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội của Trà Vinh
Thứ nhất, một số dự án lớn được Chính phủ phê duyệt triển
khai đầu tư tại Trà Vinh, tạo những bước đột phá quan trọng có tính
chiến lược cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Thứ hai, Trà Vinh nằm ở vị trí thuận lợi cho phát triển kinh tế
biển và ven biển, với 65 km bờ biển, khí hậu tương đối ôn hòa, nắng
nhiều, mưa vừa, ít thiên tai, thời tiết khá ổn định, hầu như không xảy
ra bão và sương muối.
Thứ ba, trên một triệu dân và nguồn lao động trẻ, là lợi thế
trong việc cung cấp nguồn nhân lực cho việc xây dựng và phát triển
các KCN, KCX, KKT và CCN cũng như một số khu du lịch đang
được quy hoạch và triển khai. Phần đông dân số Trà Vinh là đồng

13
Footer Page 16 of 126.


Header Page 17 of 126.
bào dân tộc Khmer, với những lễ hội truyền thống văn hoá đặc sắc
cùng các dân tộc khác tạo nên sự đa dạng về văn hóa.
Thứ tư, ĐBSCL đã được đầu tư xây dựng nhiều công trình giao
thông và đưa vào sử dụng như: cầu Rạch Miễu, đường cao tốc Tp.
Hồ Chí Minh - Trung Lương, cầu Cần Thơ, Quốc lộ 60 (tuyến Nam
sông Hậu). Đó là điều kiện và cơ hội cho Trà Vinh thu hút đầu tư
trong và ngoài nước, phát triển kinh tế nói chung và các ngành công
nghiệp có nhiều lợi thế như chế biến nông, thủy sản; công nghiệp sử
dụng nhiều lao động như dệt may, giày da; công nghiệp cơ khí như
đóng, sửa chữa tàu biển, cơ khí nông nghiệp, cơ khí tiêu dùng; công
nghiệp hoá chất; cơ hội phát triển các ngành dịch vụ vận tải - kho bãi,
du lịch và hình thành KCN trên địa bàn tỉnh.

Thứ năm, Việt Nam là thành viên của WTO, theo đó tiến trình
hội nhập kinh tế quốc tế, môi trường hòa bình, hợp tác, liên kết quốc
tế sẽ đem lại cho Trà Vinh nhiều cơ hội phát triển kinh tế - xã hội
nhanh hơn, phát huy nội lực và lợi thế so sánh, tranh thủ ngoại lực nguồn vốn, công nghệ mới, kinh nghiệm quản lý, mở rộng thị trường
phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH của tỉnh.
3.1.1.2. Khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội của Trà Vinh
Thứ nhất, hiện nay Trà Vinh là địa phương nghèo so với 13 tỉnh
thuộc vùng ĐBSCL; Thứ hai, địa hình kinh tế của địa phương không
thuận lợi; Thứ ba, về tình hình chính trị ; Thứ tư, về mặt bằng dân trí
Như vậy, Trà Vinh là địa phương có nguồn tài nguyên thiên nhiên
khá phong phú nhưng còn ở dạng tiềm năng, chưa được khai thác
đúng mức. Trong tiến trình CNH, HĐH đất nước và xu thế hội nhập,
cạnh tranh toàn cầu hiện nay, Trà Vinh có nhiều thuận lợi, nhưng
cũng không ít khó khăn.
3.1.2. Tổng quan về chuyển dịch cơ cấu kinh tế Trà Vinh

14
Footer Page 17 of 126.


Header Page 18 of 126.
Cơ cấu kinh tế Trà Vinh thời kỳ 2008-2013 thì tỷ trọng khu vực
nông nghiệp và khu vực công nghiệp giảm, khu vực dịch vụ tăng.
Nếu như tỷ trọng khu vực nông nghiệp năm 2008 là 60,3%, công
nghiệp là 18,38%, dịch vụ là 21,32%, thì năm 2013 số liệu tương ứng
là 47,07% (- 13,23%); 15,83% (-2,55%) và 37,1% (+15,78%). Sự
thay đổi này cho thấy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Trà Vinh
chưa theo hướng CNH.
3.2. Thực trạng khu công nghiệp Trà Vinh giai đoạn 2006-2013:
nhìn từ góc độ phát triển nhanh và bền vững

3.2.1. Tổng quan tình hình các KCN ở Đồng bằng sông Cửu Long
Những năm gần đây, công nghiệp trong vùng ĐBSCL có tốc độ
phát triển cao, bình quân tăng 21,8%. Đến năm 2013, vùng ĐBSCL
có 99.966 cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn, tăng 15.931 cơ sở
so với năm 2012. Toàn vùng ĐBSCL hiện có 110 KCN được quy
hoạch với diện tích 24.719,87 ha, trong đó có 73 KCN đang hoạt
động với diện tích 16.594 ha, thu hút 574 dự án đầu tư (có 140 dự án
ĐTNN) với tổng vốn đầu tư 2,795 tỷ USD. Trà Vinh có diện tích đất
trong KCN (năm 2013) đứng thứ 10 ở ĐBSCL với 589,62 ha, sau
tỉnh Kiên Giang, An Giang, Long An, Hậu Giang, Cần Thơ, Bạc
Liêu, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Tiền Giang. Với những khó khăn chung
của cả nước về ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái
kinh tế toàn cầu, công tác xúc tiến và thu hút đầu tư vào các KCN
trên địa bàn tỉnh còn gặp nhiều khó khăn. Theo đó nhiều DN hạn chế
đầu tư, trong đó bao gồm một số dự án đang triển khai còn gặp khó
khăn, nên các DN chưa đầu tư dự án mới trong giai đoạn này
3.2.2. Chính sách phát triển đối với khu công nghiệp tỉnh Trà Vinh
3.2.2.1. Chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư phát triển KCN Trà Vinh

15
Footer Page 18 of 126.


Header Page 19 of 126.
Chính sách thuế, chính sách đất đai, hỗ trợ tiền bồi thường, giải
phóng mặt bằng, hỗ trợ kinh phí đầu tư kết cấu hạ tầng, hỗ trợ
tuyển dụng và đào tạo lao động.
Hỗ trợ thành lập doanh nghiệp: đối với đầu tư trong nước và
đầu tư nước ngoài.
Hỗ trợ di dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường

3.2.2.2. Chính sách riêng đối với KCN Long Đức tỉnh Trà Vinh
3.2.3. Khái quát quá trình phát triển khu công nghiệp Trà Vinh
Theo quy hoạch được phê duyệt, tính đến 2013, trên địa bàn tỉnh
Trà Vinh đã hình thành 3 khu công nghiệp, 1 khu kinh tế, gồm: KCN
Long Đức đã xây dựng hoàn thành cơ bản và đi vào hoạt động. Ngoài
ra, tỉnh còn có Khu kinh tế Định An, các Khu công nghiệp Cầu
Quan, Cổ Chiên đã thành lập và đang trong thời kỳ xây dựng cơ bản.
Từ thực tế phát triển KCN ở Trà Vinh thời gian qua, vì thế, khi
phân tích đánh giá thực trạng hoạt động KCN của tỉnh Trà Vinh,
trong giới hạn nghiên cứu này, chỉ tập trung nghiên cứu KCN Long
Đức, như nghiên cứu trường hợp. Đồng thời xem xét, đánh giá đối
với các KCN khác ở một số tiêu chí phù hợp trong giai đoạn đầu của
sự hình thành và phát triển để làm cơ sở xây dựng các giải pháp.
3.2.4. Thực trạng phát triển KCN Long Đức tỉnh Trà Vinh
3.2.4.1. Phát triển nhanh và bền vững về kinh tế
Thứ nhất, về vị trí địa lý của các khu công nghiệp trên địa bàn
Trà Vinh; Thứ hai, về qui mô các KCN trên địa bàn Trà Vinh; Thứ
ba, diện tích đất và tỷ lệ lắp đầy khu công nghiệp; Thứ ba, diện tích
đất có thể cho thuê trong diện tích tự nhiên KCN; Thứ tư, tỷ lệ lấp
đầy KCN; Thứ năm, vốn đầu tư, tăng trưởng GTSX, GTGT và đóng
góp với ngân sách nhà nước trong hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp trong KCN Long Đức; Thứ sáu, hiệu

16
Footer Page 19 of 126.


Header Page 20 of 126.
quả hoạt động của các doanh nghiệp trong các KCN; Thứ bảy, trình
độ công nghệ và ứng dụng công nghệ của các doanh nghiệp trong

khu công nghiệp; Thứ tám, phạm vi, qui mô hoạt động, trình độ
chuyên môn hóa và liên kết kinh tế; Thứ chín, khả năng đáp ứng nhu
cầu của các nhà đầu tư.
3.2.4.2. Về tác động lan tỏa của khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh
Trà Vinh
Thứ nhất, tác động lan tỏa về mặt kinh tế: a). Đóng góp của KCN
Long Đức vào tăng trưởng kinh tế địa phương: - Đóng góp vào
GTSX công nghiệp địa phương; Đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu;
b). Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương: có KCN nhờ có kinh
tế phát triển mở rộng và sự phát triển mạnh mẽ của các KCN đã góp
phần quan trọng trong việc gia tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp.
c). Tác động đến hệ thống hạ tầng kỹ thuật địa phương
Thứ hai, tác động lan tỏa về mặt xã hội: - Chuyển dịch cơ cấu lao
động theo địa phương có KCN: Việc đền bù đất đai cho người dân
mà chủ yếu là nông dân khi giải phóng mặt bằng để phát triển KCN
chủ yếu mới chỉ giải quyết được phần nào việc chuyển đổi nghề
nghiệp, còn chi phí đào tạo để nông dân có nghề nghiệp và thu nhập
hàng ngày bằng cách chuyển hẳn sang công nghiệp, dịch vụ để ổn
định đời sống vẫn là bài toán nan giải với nhiều địa phương.
Thu nhập

bình quân của

công nhân

mức

2–3

triệu


đồng/người/tháng chiếm 68,7%. Riêng nhóm các DN có vốn đầu tư
nước ngoài sử dụng thiết bị, công nghệ hiện đại để sản xuất sản phẩm
có mức thu nhập bình quân cao hơn là 3- 4 triệu đồng/người/tháng
chiếm 11,5% và trên 5 triệu đồng/người/tháng chiếm 0,8%. Còn từ 1
– 1,5 triệu đồng/người/tháng chiếm 10,3% và không trả lời chiếm
khoảng 8,7%.

17
Footer Page 20 of 126.


Header Page 21 of 126.
Vấn đề an ninh trật tự tại KCN Long Đức: Như vậy, có thể
thấy mặc dù tiểm ẩn nhiều nguy cơ mất an ninh trật tự, nhưng tình
hình trật tự, an toàn xã hội ở KCN Long Đức là khá tốt, tình hình
đình công, xung đột với chủ sử dụng lao động rất ít xảy ra. Việc
thành lập đồn công an gần KCN, bước đầu đã góp phần đảm bảo an
ninh khu vực, nên số vụ gây rối trật tự công cộng, tệ nạn xã hội
những năm qua hầu như giảm.
Thứ ba, tác động lan tỏa về mặt môi trường
3.3. Đánh giá chung
3.3.1. Một số thành tựu chủ yếu
3.3.1.1. Về phát triển các KCN Trà Vinh
3.3.1.2. Các tiêu chí đánh giá tác động lan tỏa của KCN
Tác động lan tỏa đến phát triển kinh tế; Tác động lan tỏa đến phát
triển xã hội; Tác động lan tỏa đối với môi trường.
3.3.2. Hạn chế, tồn tại và nguyên nhân
3.3.2.1. Về sự phát triển nội tại của KCN Trà Vinh
3.3.2.2. Tác động của KCN Trà Vinh đối với kinh tế, xã hội và môi

trường
Một là, tác động đến phát triển nhanh và bền vững về kinh tế.
Thứ nhất, tình trạng thực hiện các chính sách kinh tế thiếu nhất
quán, đồng bộ, buông lỏng kiểm soát việc tuân thủ các quy chế, quy
định trong quản lý KCN; Thứ hai, các quy định của pháp luật liên
quan đến công tác đền bù, giải phóng mặt bằng KCN thiếu ổn định,
chưa bám sát thực tế dẫn đến tình trạng giá đất và chi phí bồi thường
tăng cao; Thứ ba, một số KCN, nhất là khu kinh tế An Định chủ yếu
dựa vào nguồn ngân sách trung ương; Thứ tư, hệ thống kết cấu hạ
tầng của các KCN tỉnh Trà Vinh nói chung, KCN Long Đức nói
riêng.

18
Footer Page 21 of 126.


Header Page 22 of 126.
Hai là, tác động đến phát triển nhanh và bền vững về xã hội.
Thứ nhất, sự phối hợp của các Sở, ban, ngành của tỉnh Trà
Vinh trong công tác quản lý Nhà nước sau cấp phép cho nhà đầu tư
vào các KCN trên địa bàn thiếu chặt chẽ; Thứ hai, số lượng lao động
được sử dụng trong các DN KCN của tỉnh Trà Vinh vẫn còn ở mức
thấp; Thứ ba, nhường đất cho phát triển KCN tỉnh Trà Vinh đồng
nghĩa với việc mất tư liệu sản xuất và mất việc làm của người nông
dân, ít nhiều tạo tình trạng thất nghiệp ở một số khu vực.
Ba là, tác động đến PT nhanh và BV về môi trường. Các DN
trong KCN chưa thực hiện đúng cam kết trong báo cáo đánh giá tác
động môi trường, kể cả việc không thực hiện đúng quy định về chất
lượng nguy hại, tác động môi trường. Trong khi, Ban Quản lý KKT
lại không có chức năng trực tiếp xử lý vi phạm về môi trường, mà chỉ

tiếp nhận thông tin và chuyển cho các cơ quan có chức năng thực
hiện. Điều này cho thấy việc phân cấp quản lý bảo vệ môi trường
trong các KCN trên địa bàn còn nhiều bất cập, chồng chéo.
3.3.2.3. Về chính sách hỗ trợ phát triển KCN tỉnh Trà Vinh
Nhiều chính sách hỗ trợ phát triển, nhưng việc xây dựng cơ sở hạ
tầng các KCN, kể cả KCN Long Đức luôn bị thiếu vốn, công tác giải
tỏa đền bù bị động.
Sự phát triển của các KCN tỉnh Trà Vinh còn nhiều vấn đề cần
được xem xét, không chỉ chưa triển khai được hoạt động của tất cả
các KCN tỉnh Trà Vinh, mà còn thể hiện những hạn chế trong quá
trình phát triển nhanh và bền vững của các KCN nhìn từ tác động đến
kinh tế, xã hội và môi trường trên địa bàn, tạo nên sự cạnh tranh bất
bình đẳng giữa các DN làm lãng phí nguồn lực. Môi trường xã hội
chưa được cải thiện tương ứng với sự phát triển về kinh tế.
.

19
Footer Page 22 of 126.


Header Page 23 of 126.

CHƯƠNG 4
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KCN
TỈNH TRÀ VINH ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG 2030
4.1. Định hướng phát triển khu công nghiệp tỉnh Trà Vinh đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
4.1.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước
4.1.1.1. Bối cảnh quốc tế
4.1.1.2. Bối cảnh trong nước

4.1.2. Phân tích ma trận SWOT
4.2. Quan điểm phát triển nhanh và bền vững khu công nghiệp
đến năm 2020, định hướng 2030 của tỉnh Trà Vinh
- Huy động cao nhất các nguồn lực để đẩy nhanh tốc độ phát triển
và nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế; - Gắn phát triển kinh tế
với phát triển xã hội, xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, giảm chênh
lệch về mức sống giữa các khu vực, không ngừng nâng cao đời sống
vật chất và tinh thần cho nhân dân;- Phát triển kinh tế kết hợp chặt
chẽ với việc khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lý và bảo
vệ môi trường sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững, tạo cảnh quan
cho phát triển du lịch. Phát triển kinh tế kết hợp với đảm bảo an ninh
- quốc phòng, giữ vững ổn định an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã
hội.
4.3. Định hướng phát triển KCN Trà Vinh đến năm 2020, tầm
nhìn 2030
4.3.1. Định hướng phát triển khu công nghiệp tỉnh Trà Vinh

20
Footer Page 23 of 126.


Header Page 24 of 126.
Phát triển ngành công nghiệp theo hướng đa dạng hóa sản
phẩm và sản phẩm công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao; chú
trọng các ngành, lĩnh vực mà tỉnh có tiềm năng, lợi thế.
4.3.2. Mục tiêu phát triển khu công nghiệp tỉnh Trà Vinh
4.3.3. Mục tiêu phát triển khu công nghiệp tỉnh Trà Vinh đến năm
2020, định hướng 2030
4.3.3.1. Mục tiêu tổng quát
Thứ nhất, xây dựng tỉnh Trà Vinh trở thành một trong những

địa phương trọng điểm phát triển kinh tế biển của vùng ĐBSCL; Thứ
hai, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu đến năm 2015 đưa
Trà Vinh thoát khỏi tỉnh chậm phát triển và đến năm 2020 trở thành
tỉnh phát triển khá trong vùng; Thứ ba, tập trung phát triển mạnh kinh
tế biển, coi đây là khâu đột phá để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ; Thứ tư, mục tiêu
tổng quát phát triển nhanh và bền vững KCN tỉnh Trà Vinh đến năm
2020, định hướng 2030
4.3.3.2. Mục tiêu cụ thể
Thứ nhất, về phát triển kinh tế; Thứ hai, về vấn đề xã hội; Thứ
ba, về môi trường
4.3.3.3. Mục tiêu phát triển nhanh và bền vững KCN Trà Vinh đến
năm 2020, định hướng năm 2030.
4.4. Giải pháp phát triển nhanh và bền vững khu công nghiệp
tỉnh Trà Vinh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
4.4.1. Nhóm giải pháp phát triển nhanh và bền vững nội tại KCN
4.4.1.1 Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch KCN
4.4.1.2. Tạo mối liên kết, hợp tác phát triển các KCN tỉnh Trà Vinh
4.4.1.3. Lựa chọn lĩnh vực và xây dựng một số mô hình CLKN trong
các ngành, lĩnh vực tiềm năng

21
Footer Page 24 of 126.


Header Page 25 of 126.
4.4.1.4 . Tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài, đẩy nhanh chuyển
dịch cơ cấu đầu tư
4.4.1.5. Phát triển và đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề
4.4.1.6. Quy hoạch phát triển nguồn nguyên liệu đầu vào cho KCN

4.4.2. Nhóm giải pháp phát triển nhanh và bền vững KCN Trà
Vinh về kinh tế, xã hội và môi trường
4.4.2.1. Phát triển nhanh và bền vững về kinh tế
4.4.2.2. Phát triển nhanh và bền vững về xã hội
4.4.2.3 Giải pháp hạn chế ô nhiễm và bảo vệ môi trường
4.4.3. Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách đối với các KCN tỉnh
Trà Vinh
4.4.3.1. Giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh
4.3.3.2. Nâng cao hiệu quả quản lý của BQL KCN tỉnh Trà Vinh
4.5.Một số kiến nghị
4.5.1. Kiến nghị đối với Chính phủ
4.5.2. Kiến nghị đối với tỉnh Trà Vinh
4.5.3. Kiến nghị đối với các doanh nghiệp
KẾT LUẬN
Tác giả trình bày khái niệm phát triển nhanh và bền vững khu
công nghiệp, một số tiêu chí đánh giá phát triển nhanh và bền vững
khu công nghiệp trên hai khía cạnh: phát triển nhanh và bền vững nội
tại khu công nghiệp và tác động lan tỏa của khu vực có khu công
nghiệp. Đây được coi là cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu đánh
giá, xây dựng chiến lược phát triển khu công nghiệp tỉnh Trà Vinh
theo hướng nhanh và bền vững. Từ đó rút ra một số bài học cần thiết
có thể áp dụng vào việc phát triển nhanh và bền vững khu công
nghiệp trên địa bàn tỉnh Trà Vinh đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

22
Footer Page 25 of 126.


×