Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Vận dụng ngôn ngữ học văn bản vào dạy đọc hiểu truyện ngắn Làng (Kim Lân) ở Trung học cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (933.39 KB, 19 trang )

Header Page 1 of 126.

LỜI CẢM ƠN

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Trịnh Thị Lan đã tận tình hướng
dẫn, giúp đỡ, động viên em trong quá trình thực hiện đề tài.
Em xin cảm ơn cô chủ nhiệm lớp Nguyễn Thị Kiều Tiên và Khoa Ngôn ngữ Văn hóa – Nghệ thuật Khmer Nam bộ trường Đại học Trà Vinh đã tạo mọi điều kiện
và giúp đỡ em trong quá trình học tập và hoàn thành khóa học.
Em xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân và bạn bè đã luôn động viên,
khích lệ, tạo mọi điều kiện thuận lợi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu vừa qua.
Trà Vinh, ngày … tháng ... năm 20…

Nguyễn Thị Loan

-iiFooter Page 1 of 126.


Header Page 2 of 126.

TÓM TẮT
Chương trình Ngữ văn hiện nay, các bộ phận Văn học, Tiếng Việt, Làm văn
vẫn bảo lưu nhiều nội dung tương đối độc lập nhưng được xác định là phải cùng xuất
phát từ đối tượng nghiên cứu chung là văn bản tiếng Việt và có mục tiêu chung là rèn
luyện kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Năng lực tiếng Việt phải được biểu hiện thành
năng lực đọc hiểu. Chỉ những ai thực sự hiểu rõ tiếng Việt, có ngữ cảm tốt thì mới có
khả năng tiếp cận và hiểu được tốt các văn bản văn học bằng tiếng Việt. Và phải đến
khi hiểu được ngôn ngữ ở cấp độ văn bản thì học sinh mới càng yêu tiếng Việt và văn
học Việt Nam,...Không có năng lực đọc hiểu văn bản tiếng Việt, học sinh không thể
tự mình hiểu và thưởng thức các văn bản được sáng tạo bằng tiếng Việt khác. Đọc kĩ
và hiểu thấu đáo văn bản văn học, học sinh sẽ học tiếng Việt ở các mẫu mực biểu đạt
của các bậc thầy văn hóa.


Những yêu cầu này sẽ được ngôn ngữ học văn bản giải quyết trên nhiều
phương diện. Hiện nay, sách giáo khoa Ngữ văn các cấp hiện hành đã đưa vào một
số kiến thức ngữ pháp văn bản vào chương trình. Điều này đã thể hiện rõ tinh thần
ứng dụng những thành tựu nghiên cứu của ngôn ngữ học văn bản vào giảng dạy Ngữ
văn. Ngôn ngữ học văn bản nghiên cứu cách văn bản được tạo ra và tồn tại. Các kết
quả nghiên cứu của ngôn ngữ học văn bản có khả năng hỗ trợ đắc lực cho việc đọc
hiểu và tạo lập các loại văn bản khác nhau.
Văn bản vừa được nhìn nhận là phương tiện của hoạt động giao tiếp đồng thời
cũng chính là sản phẩm hoàn chỉnh của một hành vi phát ngôn (hành vi tạo lời) mang
một nội dung giao tiếp cụ thể, gắn liền với một đối tượng giao tiếp, mục đích giao
tiếp và hoàn cảnh giao tiếp xác định. Hoạt động giao tiếp có thể ở dạng nói hoặc dạng
viết. Do đó, văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ trong nói
hay viết. Xung quanh vấn đề này, nhiều nhà nghiên cứu đã có những quan niệm khác
nhau về văn bản. Có học giả đưa ra khái niệm văn bản theo hướng thiên về nhấn mạnh
hình thức, có học giả thiên về mặt nội dung, có quan niệm thì tổng hợp cả nội dung

-iiiFooter Page 2 of 126.


Header Page 3 of 126.

và hình thức, và có cả khái niệm được đưa ra theo hướng phân biệt văn bản và diễn
ngôn,... Trong đó, quan niệm “văn bản là chuỗi lời nói miệng hay bài viết có chủ đề
thống nhất, có liên kết, mạch lạc, vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp để thực
hiện mục đích giao tiếp” sẽ được chúng tôi sử dụng làm tiền đề nghiên cứu văn bản
trong dạy học.
Việc dạy học đọc hiểu văn bản ở nhà trường hiện nay không chỉ cung cấp cho
người học những hiểu biết về một văn bản cụ thể mà thông qua việc tiếp cận một văn
bản, học sinh còn cần được rèn kĩ năng đọc hiểu những văn bản cùng kiểu loại. Trong
việc dạy học tác phẩm văn chương, mỗi văn bản luôn được xác định là một thế giới

tương đối độc lập, với những lớp nghĩa chỉ dành cho một văn cảnh đặc biệt. Nhưng
văn học là nghệ thuật ngôn từ và việc cắt nghĩa tất cả mọi phương diện của văn học
đều bắt đầu từ việc giải mã ngôn ngữ. Và điều này cần đến sự hỗ trợ của ngôn ngữ
học văn bản - phân ngành của ngôn ngữ học có đối tượng chính là văn bản. Vì vậy,
đưa ngôn ngữ học vào dạy học đọc hiểu văn bản sẽ góp phần tăng tính hiệu quả của
việc dạy học tác phẩm văn chương. Trong bài viết này, chúng tôi đề xuất cách thức
vận dụng ngôn ngữ học văn bản vào dạy học đọc hiểu một văn bản văn học cụ thể truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân.

-ivFooter Page 3 of 126.


Header Page 4 of 126.

MỤC LỤC
Trang tựa
Quyết định giao đề tài
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
TÓM TẮT ................................................................................................................ iii
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................... ix
DANH SÁCH CÁC HÌNH........................................................................................x
DANH SÁCH CÁC BẢNG ..................................................................................... xi
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài ..................................................................................................1
1.1. Việc dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông cần đảm bảo định hướng tích hợp ...1
1.2. Việc dạy học ĐHVB cần phải xuất phát từ văn bản và bám sát văn bản ......2
1.3. Thực tiễn dạy học ĐHVB ở trường PT đòi hỏi cần sự hỗ trợ đắc lực của
NNHVB ................................................................................................................2
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................................4
2.1. Sự ra đời của Ngôn ngữ học văn bản ............................................................4

2.2. Những thành tựu nghiên cứu ngôn ngữ học văn bản ....................................5
2.3. Nghiên cứu tác phẩm "Làng" và vận dụng ngôn ngữ học văn bản vào dạy
học đọc hiểu văn bản "Làng" (Kim Lân) .............................................................6
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................7
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................7
5. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................8
6. Dự kiến đóng góp của luận văn ...........................................................................9
7. Kết cấu luận văn ..................................................................................................9
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VẬN DỤNG
NGÔN NGỮ HỌC VĂN BẢN VÀO DẠY HỌC ĐỌC HIỂU “LÀNG” (KIM
LÂN) Ở TRUNG HỌC CƠ SỞ ..............................................................................10
-vFooter Page 4 of 126.


Header Page 5 of 126.

1.1. Những thành tựu nghiên cứu về ngôn ngữ học văn bản .................................10
1.1.1. Khái niệm văn bản ....................................................................................10
1.1.2. Các đặc trưng của văn bản .......................................................................11
1.1.2.1. Tính hoàn chỉnh và tính tính khả phân ..............................................11
1.1.2.2. Tính liên kết .......................................................................................14
1.1.2.3. Tính hướng đích của văn bản .............................................................17
1.2. Yêu cầu của việc dạy học đọc hiểu truyện ngắn trong nhà trường.................18
1.2.1. Một số quan niệm về đọc hiểu truyện ngắn .............................................18
1.2.1.1. Ở góc độ ngôn ngữ học ......................................................................18
1.2.1.2. Từ góc độ lí luận và phương pháp dạy học văn học ..........................19
1.2.1.3. Ở phương diện văn hóa ......................................................................19
1.2.2. Yêu cầu của việc đọc hiểu truyện ngắn ở trường phổ thông ....................20
1.3. Truyện ngắn “Làng” (Kim Lân) và việc dạy học đọc hiểu truyện ngắn “Làng”
ở trường THCS ......................................................................................................22

1.3.1. Truyện ngắn “Làng” (Kim Lân) trong chương trình Ngữ văn THCS......22
1.3.2. Thực trạng dạy học đọc hiểu truyện ngắn “Làng” (Kim Lân) ở trường
THCS ..................................................................................................................23
CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG NGÔN NGỮ HỌC VĂN BẢN VÀO TỔ CHỨC DẠY
HỌC ĐỌC HIỂU TRUYỆN NGẮN “LÀNG” (KIM LÂN)................................27
2.1. Một số định hướng cho việc vận dụng ngôn ngữ học văn bản vào tổ chức dạy
học đọc hiểu truyện ngắn “Làng” (Kim Lân) ở trường trung học cơ sở ...............27
2.1.1. Đảm bảo quan điểm tiếp cận đồng bộ trong dạy học đọc hiểu truyện ngắn
“Làng” (Kim Lân) ..............................................................................................27
2.1.2. Chú trọng khai thác các đặc trưng văn bản của văn bản “Làng” (Kim Lân)
trong dạy học đọc hiểu .......................................................................................29
2.1.2.1. Đảm bảo tính chỉnh thể của văn bản trong dạy học đọc hiểu truyện
ngắn “Làng” (Kim Lân) ..................................................................................29
2.1.2.2. Khai thác tối đa các bình diện liên kết trong suốt quá trình dạy học đọc
hiểu truyện ngắn “Làng” (Kim Lân) ...............................................................31

-viFooter Page 5 of 126.


Header Page 6 of 126.

2.1.2.3. Dạy học đọc hiểu truyện ngắn “Làng” (Kim Lân) luôn hướng tới đích
sáng tạo của nhà văn .......................................................................................32
2.1.3. Cần bám sát đặc trưng thể loại tự sự ........................................................33
2.1.3.1. Cần chú ý đến tình tiết, cốt truyện, kết cấu, nhân vật ........................33
2.1.3.2. Cần chú ý đến tình huống truyện .......................................................34
2.2. Vận dụng tri thức về liên kết nội tại của văn bản để dạy học đọc hiểu truyện
ngắn "Làng” của Kim Lân .....................................................................................36
2.2.1 Hướng dẫn học sinh khai thác các yếu tố liên kết nội dung của văn bản .36
2.2.1.1. Hướng dẫn học sinh khai thác nhan đề văn bản ................................36

2.2.1.2. Hướng dẫn khai thác cốt truyện “Làng” của Kim Lân ......................38
2.2.1.3. Hướng dẫn HS khai thác tình huống truyện ......................................42
2.2.1.4. Hướng dẫn HS khai thác hình tượng nghệ thuật................................44
2.2.1.5. Hướng dẫn khai thác liên kết đề tài - chủ đề trong truyện ngắn "Làng"
(Kim Lân) ........................................................................................................55
2.2.1.6. Hướng dẫn học sinh khai thác các yếu tố liên kết mạch lạc (logic) của
văn bản ............................................................................................................58
2.3. Vận dụng tri thức về liên kết ngoài văn bản vào dạy học đọc hiểu truyện ngắn
“Làng” (Kim Lân) ..................................................................................................68
2.3.1. Các yếu tố ngoài văn bản chi phối việc dạy học đọc hiểu truyện ngắn
“Làng” (Kim Lân) ..............................................................................................68
2.3.2. Cách thức khai thác các yếu tố ngoài văn bản vào dạy học đọc hiểu truyện
ngắn “Làng” (Kim Lân) .....................................................................................68
2.3.2.1. Huy động những hiểu biết của học sinh về Văn học sử, Lí luận văn học
.........................................................................................................................68
2.3.2.2. Đặt văn bản trong mối quan hệ với tác giả Kim Lân .........................70
2.3.2.3. Đặt văn bản trong thế đối chiếu với các tác phẩm khác viết về đề tài
nông dân và nông thôn (Kim Lân) và của các nhà văn hiện thực khác ..........73
2.3.2.4. Chú ý đến tâm sinh lí và khả năng tiếp nhận văn bản của học sinh trong
dạy học đọc hiểu truyện ngắn “Làng” (Kim Lân) ..........................................75

-viiFooter Page 6 of 126.


Header Page 7 of 126.

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .........................................................78
3.1. Mục đích thực nghiệm ....................................................................................78
3.2. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm .................................................................78
3.2.1. Đối tượng thực nghiệm.............................................................................78

3.2.2. Địa bàn thực nghiệm ................................................................................78
3.3. Nội dung và cách thức tiến hành thực nghiệm ...............................................80
3.3.1. Nội dung thực nghiệm ..............................................................................80
3.3.2. Cách thức tiến hành thực nghiệm .............................................................81
3.4. Kết quả thực nghiệm .......................................................................................82
3.4.1. Cách thức đo nghiệm ................................................................................82
3.4.1.1. Đánh giá nhận thức ............................................................................82
3.4.1.2. Đánh giá kết quả tổ chức hoạt động học ............................................83
3.4.2. Kết quả đo nghiệm ...................................................................................83
3.4.3. Những nhận xét và đánh giá bước đầu .....................................................86
3.4.3.1. Về hoạt động vận dụng tri thức ngôn ngữ học của giáo viên vào dạy
học văn học nói chung và dạy học đọc hiểu “Làng” (Kim Lân) nói riêng ....87
3.4.3.2. Về hoạt động vận dụng tri thức ngôn ngữ học của học sinh trong giờ
học đọc hiểu truyện ngắn “Làng” (Kim Lân) .................................................88
3.4.3.3. Đánh giá chung về kết quả thực nghiệm ............................................89
3.5. Đề xuất hướng tổ chức hoạt động dạy học đọc hiểu truyện ngắn "Làng" (Kim
Lân) trên cơ sở vận dụng ngôn ngữ học văn bản ...................................................89
KẾT LUẬN ..............................................................................................................90
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................92
PHỤ LỤC

-viiiFooter Page 7 of 126.


Header Page 8 of 126.

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
GV

: Giáo viên


HS

: Học sinh

NXB

: Nhà xuất bản

SGK

: Sách giáo khoa

SGV

: Sách giáo viên

THCS

: Trung học cơ sở

PPDH

: Phương pháp dạy học

TN

: Thực nghiệm

NNHVB : Ngôn ngữ học văn bản

TP

: Tác phẩm

-ixFooter Page 8 of 126.


Header Page 9 of 126.

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Số hiệu hình

Tên hình

Trang

Hình 2.1

Sơ đồ cốt truyện Làng (Kim Lân)

41

Hình 2.2

Sơ đồ khai thác tình huống truyện Làng (Kim Lân)

44

Hình 2.3


Sơ đồ diễn biến tâm trạng của ông Hai khi hay tin làng theo giặc

48

Hình 2.4

Sơ đồ củng cố hình tượng nhân vật ông Hai

51

Hình 2.5

Sơ đồ các về các sự việc, sự kiện trong truyện Làng (Kim Lân)

60

Hình 3.1

Biểu đồ so sánh kết quả thực nghiệm (khá- giỏi, trung bình,
yếu- kém) ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

-xFooter Page 9 of 126.

85


Header Page 10 of 126.

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Số hiệu bảng


Tên bảng

Trang

Bảng 1.1

Tổng hợp kết quả khảo sát GV

23

Bảng 1.2

Tổng hợp kết quả khảo sát HS

25

Bảng 3.1

Sơ đồ thông kê lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

79

Bảng 3.2

Bảng thống kê kết quả thực nghiệm

84

Bảng 3.3


Bảng tổng hợp kết quả thực nghiệm

84

Bảng 3.4

Bảng tỉ lệ phần trăm của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm

85

-xiFooter Page 10 of 126.


Header Page 11 of 126.

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Việc dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông cần đảm bảo định hướng tích hợp
Ở trường phổ thông , những năm gần đây, người ta bàn nhiều đến định hướng
tích hợp trong dạy học. Định hướng tích hợp đòi hỏi phải quan niệm lại các bộ phận
của môn Ngữ văn và tổ chức chúng thành môn học thống nhất, đổi mới phương pháp
(PP) biên soạn sách giáo khoa và đổi mới phương pháp dạy học (PPDH). Các bộ phận
Văn học, Tiếng Việt, Làm văn đều có nội dung kiến thức riêng, nhưng tất cả được tích
hợp trong việc tổ chức hoạt động dạy học nghe, nói, đọc, viết mà chủ yếu là đọc hiểu
và làm văn. Nói cách khác, hai trục tích hợp chính của chương trình Ngữ văn sẽ là đọc
và viết. Các văn bản được sắp xếp theo hai trục: đọc văn và làm văn; phần Tiếng Việt
vừa phục vụ cho việc đọc văn, vừa phục vụ cho việc làm văn (bao gồm cả làm văn nói),
nó có chức năng không chỉ cung cấp tri thức về tiếng Việt, văn bản, phong cách học,
thi luật, mà còn có nhiệm vụ làm giàu vốn từ và rèn luyện kĩ năng tiếp nhận, tạo lập

văn bản cho HS. Những kiến thức về ngôn ngữ, Việt ngữ được cung cấp thông qua
việc dạy học đọc hiểu một văn bản hoặc một thể loại văn bản cụ thể; nhờ sự nhận thức
rõ ràng về các đơn vị, các quy tắc của hệ thống ngôn ngữ mà việc hiểu văn bản trở nên
đúng đắn, chắc chắn hơn; trên cơ sở đó, hình thành cho học sinh các kĩ năng tạo lập
văn bản một cách tự giác. Chỗ đứng của các văn bản trong CT trước hết là với tư cách
ngữ liệu để dạy học ngôn ngữ. Đây là một định hướng thiết thực, đúng đắn; nhưng việc
thực thi sao cho đảm bảo được định hướng ấy quả là không dễ dàng.
Việc biên soạn chương trình và sử dụng SGK Ngữ văn theo định hướng tích hợp
đã thể hiện rõ mục tiêu của môn học này trong nhà trường là hướng trực tiếp vào việc
dạy học tri thức, kĩ năng tiếp nhận và tạo lập các đơn vị ngôn ngữ, trong đó dạy - học
đọc hiểu văn bản (ĐHVB) là một phần rất quan trọng, tương ứng với nội dung dạy học
về tiếp nhận văn bản. Hiện nay, các văn bản dùng để dạy học trong nhà trường không
còn bị giới hạn trong những văn bản nghệ thuật hư cấu, các thể loại văn học mà đã mở

-1Footer Page 11 of 126.


Header Page 12 of 126.

rộng sang các loại văn bản thuộc tất cả các phương thức biểu đạt khác nhau: tự sự, miêu
tả, biểu cảm, thuyết minh, lập luận, điều hành theo các phong cách ngôn ngữ khác nhau.
Trong giới hạn khuôn khổ của một tiết học, việc HS nắm bắt được đúng, trúng, đủ ý tứ,
đánh giá được những nét đặc trưng về hình thức hoặc nét đặc sắc về nghệ thuật của các
văn bản trong chương trình là một đòi hỏi cần thiết, nhưng đó thực sự là một một vấn đề
không đơn giản. Nếu không có những PP, biện pháp sư phạm phù hợp, hoặc là HS
không thể làm gì và sẽ chẳng được gì, hoặc là HS chỉ được những gì giáo viên cho sẵn.
1.2. Việc dạy học ĐHVB cần phải xuất phát từ văn bản và bám sát văn bản
Bản chất của việc ĐHVB là giải mã những tín hiệu ngôn từ để tìm đến thông
điệp nội dung mà người tạo lập gửi gắm qua văn bản. Cho nên yêu cầu tối thiểu đối
với việc ĐHVB là phải xuất phát từ văn bản, bám sát văn bản. Điều này đòi hỏi người

đọc văn bản cũng như người dạy học ĐHVB phải quan tâm và có những hiểu biết
nhất định về văn bản.
Văn bản là đối tượng nghiên cứu chính của ngôn ngữ học văn bản (NNHVB), một
phân ngành mới của ngôn ngữ học chuyên nghiên cứu cách tạo ra văn bản, cách để
văn bản tồn tại. Các kết quả nghiên cứu của NNHVB có vai trò quan trọng, quyết
định trong việc giúp người đọc hiểu được đúng đắn các loại văn bản khác nhau. Trong
chương trình dạy học Ngữ văn của các cấp học ở trường PT hiện nay, tri thức NNHVB
đang dần được đưa vào chương trình một cách có hệ thống, dung lượng kiến thức
NNHVB tăng lên dần qua mỗi lần điều chỉnh SGK. Tuy vậy, mối liên hệ giữa những
kiến thức NNHVB được đưa vào CT với các văn bản đọc hiểu, với nhiệm vụ ĐHVB
chưa được làm rõ hoặc định hướng vận dụng. Trong xu thế dạy học tích hợp hiện nay,
tận dụng những tri thức ngôn ngữ học nói chung để hỗ trợ dạy học đọc hiểu các kiểu
loại văn bản là rất cần thiết; việc làm này hứa hẹn một kết quả khả quan.
1.3. Thực tiễn dạy học ĐHVB ở trường PT đòi hỏi cần sự hỗ trợ đắc lực của
NNHVB

Ngay từ khi mới ra đời, NNHVB đã tỏ ra rất hữu dụng đối với việc sản sinh
văn bản và dạy học sản sinh văn bản. Những nghiên cứu ứng dụng NNHVB vào
-2Footer Page 12 of 126.


Header Page 13 of 126.

quá trình sản sinh văn bản cũng như vào dạy học làm văn trong nhà trường, do đó
khá đầy đủ và đa dạng. Trong khi đó, mặc dù NNHVB cũng có nhiều nội dung
nghiên cứu có ý nghĩa đối với ĐHVB, thậm chí đã xuất hiện một phân ngành hẹp
của NNHVB là “phân tích diễn ngôn”, nhưng việc áp dụng những thành tựu đó
vào hoạt động nghiên cứu tiếp nhận văn bản nói chung và dạy học ĐHVB trong
nhà trường vẫn chưa thật phổ biến và hiệu quả.


Mặt khác, trong dạy học ĐHVB ở THCS hiện nay vẫn còn hiện tượng giáo
viên dạy học ĐHVB như là dạy “giảng văn”, “bình văn”. Giáo viên ý thức được
mục tiêu sâu xa của việc dạy học ĐHVB trong nhà trường, tức là ý thức được sự
cần thiết của việc gắn văn bản dạy học trong nhà trường với thực tế đời sống,
nhưng lại sa đà vào việc lí giải nội dung văn bản một cách xã hội học dung tục
hoặc so sánh, liên hệ một cách khiên cưỡng, xa rời ngôn từ văn bản. Một số giáo
viên khác, dù đã ý thức được cần phải xuất phát từ chính văn bản để cắt nghĩa, lí
giải, đánh giá văn bản nhưng lại lúng túng không biết sẽ bắt đầu từ đâu, từ cái gì
để tiếp cận văn bản cho đúng. Kết quả là HS hoặc tiếp thu được những kiến thức,
kinh nghiệm ĐHVB một cách cảm tính, chủ quan; hoặc sẽ hình thành một thói
quen ĐHVB giáo điều, máy móc.
Việc dạy học ĐHVB ở THCS không đơn thuần chỉ là dạy học một văn bản cụ
thể mà là quá trình tổ chức cho HS tiếp cận một văn bản đại diện cho một phương
thức biểu đạt, hiểu được nội dung và hình thức thể hiện của văn bản ấy, trên cơ sở đó
mà tiếp nhận và tạo lập được những văn bản khác có cùng phương thức biểu đạt.
Chương trình Ngữ văn trong nhà trường hiện nay cũng xác định một mục tiêu quan
trọng khác là thông qua một bài học cụ thể, hình thành cho HS kĩ năng tự học các bài
học tương tự, kĩ năng giải quyết các vấn đề liên quan ở một thời điểm khác, có thể
không nhất thiết là ở nhà trường. Các nhà trường của xã hội hiện đại ngày nay
không lựa chọn và không chấp nhận cách dạy học nhằm cung cấp số lượng các
đối tượng, sự kiện và tri thức mà hướng tới cung cấp, trang bị cho HS các kĩ năng
cần thiết để các em có khả năng đọc ở mọi lúc, mọi nơi, đọc gắn với viết và đọc
-3Footer Page 13 of 126.


Header Page 14 of 126.

suốt đời. Bởi vậy, xác định một con đường, một cách thức thống nhất để giáo viên
hướng dẫn HS tiếp cận, ĐHVB một cách khoa học, hiệu quả, đồng thời phát huy
được năng lực tư duy và trí sáng tạo của HS là một nhiệm vụ cần được giải quyết

cả ở trước mắt và lâu dài. Chương trình, SGK Ngữ văn đã đưa một số nội dung
NNHVB vào các bài học, song mối liên hệ giữa các kiến thức ngôn ngữ học ấy
với việc dạy học ĐHVB chưa được thể hiện rõ ràng và do đó, chưa được tận dụng
triệt để. Làm thế nào để việc vận dụng tri thức NNHVB vào dạy học ĐHVB của
giáo viên trở nên tự giác; sự liên hệ, gắn kết giữa các nội dung dạy học trong
chương trình Ngữ văn trở nên chặt chẽ, hợp lí là vấn đề được xác định là quan
trọng nhưng chưa được quan tâm giải quyết một cách đúng mức. Giải quyết được
vấn đề này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả dạy học Ngữ văn trong nhà trường.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Sự ra đời của Ngôn ngữ học văn bản
Từ thời cổ đại, người ta đã quan niệm câu luôn luôn được coi là đơn vị hoàn
chỉnh, đơn vị cao nhất được nghiên cứu trong phạm vi của ngôn ngữ học. Nhà ngôn
ngữ học Mĩ L. Bloomfieeld định nghĩa: “Câu là một kết cấu mà trong phát ngôn đang
xét không phải là bộ phận của một kết cấu lớn hơn nào” [35, tr.8]. Định nghĩa này
đã được chấp nhận rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới, kể cả Việt Nam.
Cho tới tận những năm 60, vẫn ít ai ngi ngờ gì khi nghe nhà ngôn ngữ học
Pháp E. Bbenveniste khẳng định Đại học quốc tế các nhà ngôn ngữ học lần thứ IX:
“Nhóm các câu không tạo nên bậc cao hơn so với câu. Cấp độ ngôn ngữ nằm trên
cấp độ vị từ (tức cấp độ câu) là không có” [35, tr.8]. Thậm chí đến năm 1967, trong
lần xuất bản thứ tư cuốn Dẫn luận ngôn ngữ học nổi tiếng, sau khi kể tên các đơn vị
như âm vị, hình vị, từ, câu, nhà ngôn ngữ học Nga đã tuyên bố dứt khoát: “Trong
ngôn ngữ không còn gì và không thể có gì nữa !”. Vì sự dừng lại ấy, các lí thuyết
ngôn ngữ học xây dựng trong khuôn khổ của câu nên ngày càng bộc lộ rõ những hạn
chế và bất lực của mình trước những nhu cầu của lí luận và thực tiễn cụ thể như:
không đủ khả năng giải thích nhiều hiện tượng biểu hiện trong phạm vi câu nhưng lại
-4Footer Page 14 of 126.


Header Page 15 of 126.


có lien quan đến những cơ chế ngoài câu; không đủ đáp ứng nhu cầu thực tiễn của
việc xây dựng văn bản, trong đó có môn làm văn trong nhà trường; không đủ đáp ứng
nhu cầu thực tiễn của việc phân tích tác phẩm văn học …Để khắc phục những hạn
chế nêu trên, một số nhà ngôn ngữ học đã nghiên cứu những hiện tượng ở trên câu, ở
ngoài câu và nêu lên khái niệm đơn vị ngôn ngữ trên câu. Đơn vị này được gọi bằng
nhiều tên khác nhau như: đoạn văn, chỉnh thể cú pháp, phức hợp, khối liên hiệp các
câu, chỉnh thể trên câu,...E. Coseriu đã khởi xướng tên gọi "ngôn ngữ học văn bản"
cho một hướng nghiên cứu có thể trở thành một chuyên ngành mới. Sau khi lí thuyết
ngôn ngữ học văn bản ra đời, đã có nhiều công trình nghiên cứu về việc vận dụng
ngôn ngữ học văn bản vào hoạt động tiếp nhận.
2.2. Những thành tựu nghiên cứu ngôn ngữ học văn bản
Tuy ngôn ngữ học văn bản đã hình thành, nhưng trong những năm 50, 60 còn
ít người biết và để ý sự tồn tại của ngành này. Mãi đến thập niên 70, ngôn ngữ học
văn bản mới được biết đến và có nhiều Hội nghị tổ chức những chuyên đề về ngôn
ngữ học văn bản trên quốc tế. Trong cuốn "Văn bản với tư cách đối tượng nghiên cứu
ngôn ngữ học", I.R.Galperin - nhà ngôn ngữ học Xô Viết đã đưa ra những vấn đề
chung về ngôn ngữ học văn bản, những đặc trưng cơ bản hình thành văn bản, mối
liên hệ bên trong của văn bản, cách giải quyết những vấn đề liên quan đến văn bản ở
cấp độ văn bản. Sự quan tâm của các nhà ngôn ngữ học T.A. van Dijk, R. de
Beaugrande, W. Dressler,... đã đưa ngôn ngữ học văn bản dần trở thành một bộ môn
của ngôn ngữ học bên cạnh ngữ âm học, từ vựng học, ngữ pháp học, phong cách học.
Ngôn ngữ học văn bản từ đó có chỗ đứng khá chắc chắn và trên thực tế không còn là
trung tâm chú ý ở các nước có nền ngôn ngữ học tiên tiến từ những năm 70.
Ở Việt Nam, vào những năm 70, Trường Đại học Tổng hợp và Trường Đại
học Sư phạm Hà Nội đã dạy một số chuyên đề về ngôn ngữ học văn bản. Sang thập
niên 80, sau một số bài báo đăng trên tạp chí Ngôn ngữ, tác giả Trần Ngọc Thêm đã
cho xuất bản cuốn "Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt" (1985). Tiếp nối là cuốn
"Văn bản và liên kết trong tiếng Việt" (1998) của tác giả Diệp Quang Ban. Trong
cuốn "Ngữ pháp văn bản và việc dạy làm văn" (1985), các tác giả Nguyễn Trọng Báu,
-5Footer Page 15 of 126.



Header Page 16 of 126.

Nguyễn Quang Ninh, Trần Ngọc Thêm cũng đã đề cập đến vấn đề vận dụng ngôn
ngữ học văn bản, ngữ pháp văn bản vào việc dạy học làm văn ở nhà trường. Tài liệu
"Ngữ pháp văn bản phục vụ chương trình cải cách giáo dục" (1989) của tác giả
Nguyễn Quang Ninh đã cụ thể hơn việc vận dụng ngôn ngữ học văn bản vào dạy học
văn bản nói chung. Cùng thời gian đó, việc nghiên cứu ứng dụng ngôn ngữ học văn
bản vào việc dạy làm văn cũng được tiến hành ở các trường sư phạm, xuất phát từ
chính nhu cầu dạy môn làm văn ở các trường phổ thông.
Năm 1986, cuốn "Giảng văn dưới ánh sáng ngôn ngữ học" của tác giả Đái
Xuân Ninh được xuất bản. Theo đó, các bước tiếp cận và khai thác văn bản trong dạy
học văn bản trên cơ sở vận dụng tri thức ngôn ngữ học đã được đề xuất.
Phan Ngọc với "Cách giải thích văn học bằng ngôn ngữ" (1995) cũng là một
định hướng trong dạy học đọc hiểu truyện ngắn.
Năm 2002, với "Dạy học đọc hiểu ở Tiểu học" của Nguyễn Thị Hạnh, con đường
vận dụng ngôn ngữ học văn bản vào dạy học đọc hiểu đã được mở ra. Dù đối tượng
hướng đến của tác giả là học sinh Tiểu học nhưng cái đích vẫn là hướng cho học sinh có
được năng lực đọc hiểu nói chung và các kĩ năng đọc hiểu truyện ngắn nói riêng.
Nhiều nhà lí luận cũng đã nghiên cứu về quá trình tiếp nhận văn học dưới góc
độ thi pháp. Có thể kể đến các công trình của tác giả Trần Đình Sử như: Giáo trình
thi pháp học (1993), Một số vấn đề thi pháp học hiện đại (1993), Dẫn luận thi pháp
học (1998); tác giả Nguyễn Thái Hòa với "Những vấn đề thi pháp của truyện" (1999)
và rất nhiều công trình của các nhà lí luận khác. Các tác giả nghiên cứu về thi pháp
học cũng có quan điểm thống nhất với bản chất của ngôn ngữ học văn bản: nghiên
cứu văn bản phải xuất phát từ chính văn bản.
2.3. Nghiên cứu tác phẩm "Làng" và vận dụng ngôn ngữ học văn bản vào dạy
học đọc hiểu văn bản "Làng" (Kim Lân)
Mấy mươi năm qua, các tác phẩm của nhà văn Kim Lân, đặc biệt là tác phẩm

Làng luôn được các nhà nghiên cứu quan tâm, tìm hiểu trên nhiều góc cạnh khác
nhau. Về tài liệu hướng dẫn giảng dạy và học tập, ngoài sách giáo khoa, sách giáo
-6Footer Page 16 of 126.


Header Page 17 of 126.

viên, sách tham khảo thì một số tài liệu của các tác giả như Nguyễn Viết Chữ, Lại
Nguyên Ân, Y Ban... đã cung cấp những thông tin bổ ích, thiết thực cho công việc
giảng dạy và học tập về tác phẩm của Kim Lân ở nhà trường phổ thông nói chung
cũng như tác phẩm Làng nói riêng. Bên cạnh đó, còn có rất nhiều luận án, luận văn,
khóa luận nghiên cứu về phương pháp dạy học tác phẩm Làng của Kim Lân ở nhà
trường phổ thông. Các tác giả này đều từ cơ sở lí luận và thực tiễn, mở ra những
hướng nghiên cứu khác nhau với những phát hiện đầy mới mẻ nhằm hướng tới mục
đích chung là dạy học tác phẩm Làng một cách tối ưu, hiệu quả nhất. Mỗi công trình
xem xét ở một phương diện, cùng nhau làm sáng rõ hơn những đặc sắc của tác phẩm
và đóng góp của Kim Lân đối với nền văn học Việt Nam.
Về việc nghiên cứu việc vận dụng ngôn ngữ học văn bản vào dạy học đọc hiểu
truyện ngắn Làng. Sau khi khảo sát, chúng tôi nhận thấy, dù tác phẩm này đã được
đông đảo các nhà nghiên cứu, nhà phương pháp chú ý khai thác và đề xuất những
phương pháp dạy học mới, song ở góc độ ngôn ngữ học văn bản với việc dạy học tác
phẩm này thì chưa có bài viết nào. Vậy trong giới hạn cho phép đề tài này sẽ xem xét
tất cả những yếu tố ngôn ngữ học văn bản có khả năng vận dụng vào quá trình dạy
học đọc hiểu truyện ngắn Làng của Kim Lân ở THCS.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Vận dụng những thành tựu của ngôn ngữ học vào dạy học đọc hiểu văn bản
vẫn còn là vấn đề mới mẻ, chưa được phổ biến và đi sâu vào hoạt động dạy học Ngữ
văn ở trường phổ thông nói chung ở trung học cơ sở nói riêng. Để có thể nghiên cứu
cụ thể, sâu sắc hơn về vấn đề ngôn ngữ học văn bản với dạy học đọc hiểu, người viết
chọn một tác phẩm cụ thể - Làng của nhà văn Kim Lân để xem xét, vận dụng tri thức

của ngôn ngữ học văn bản vào dạy học đọc hiểu văn bản này.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Ngôn ngữ học văn bản là một phân ngành nghiên cứu mới, thành tựu phong
phú, đa dạng nên bộn bề, phức tạp và chưa được hệ thống hóa, thống nhất hóa trong
những tài liệu chính thống. Vì vậy, để luận văn có ý nghĩa cụ thể và thiết thực đối với

-7Footer Page 17 of 126.


Header Page 18 of 126.

việc dạy học đọc hiểu văn bản trong nhà trường, giúp GV hiểu rõ hơn về ngôn ngữ học
văn bản và có thể sử dụng kết quả nghiên cứu của luận văn như một tài liệu tham khảo
giúp ích cho việc đổi mới PPDH Ngữ văn trong nhà trường, việc nghiên cứu nhằm mục
đích sau đây:
Luận văn hướng đến việc lựa chọn và hệ thống hóa những nội dung lí thuyết cơ
bản của ngôn ngữ học văn bản có khả năng áp dụng vào dạy học đọc hiểu văn bản nói
chung; trên cơ sở đó đề xuất một số cách thức cơ bản để sử dụng những đơn vị tri thức của
lí thuyết này vào việc tiếp nhận một loại văn bản cụ thể: truyện ngắn Làng (Kim Lân).
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận văn cần giải quyết được các nhiệm vụ chủ yếu:
- Xác định cơ sở khoa học và thực tiễn của việc vận dụng ngôn ngữ học văn
bản vào dạy học đọc hiểu truyện ngắn Làng thông qua khảo sát dạy học đọc hiểu hiện
nay ở nhà trường phổ thông, đánh giá khả năng vận dụng những tri thức của ngôn
ngữ học văn bản có liên quan đến dạy học đọc hiểu truyện ngắn Làng (Kim Lân)
- Xác định những tri thức ngôn ngữ học văn bản phù hợp cho việc vận dụng
vào dạy học đọc hiểu truyện ngắn Làng và vận dụng những tri thức ấy vào dạy học
đọc hiểu truyện ngắn Làng của tác giả Kim Lân
- Khẳng định tính khả thi của việc vận dụng ngôn ngữ học văn bản vào dạy
học đọc hiểu truyện ngắn Làng của tác giả Kim Lân thông qua thực nghiệm sư phạm.

5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát hóa tài liệu trong quá trình thu
thập nguồn tư liệu, nghiên cứu lịch sử vấn đề và các cơ sở lý thuyết của đề tài
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tiễn thông qua các phiếu câu hỏi để nắm
bắt được một số nội dung: thực trạng dạy học đọc hiểu truyện ngắn Làng ở trường
trung học cơ sở, tri thức về ngôn ngữ học văn bản của học sinh, năng lực của giáo
viên trong việc vận dụng ngôn ngữ học văn bản vào dạy học đọc hiểu truyện ngắn
Làng của tác giả Kim Lân
-8Footer Page 18 of 126.


Header Page 19 of 126.

- Phương pháp thực nghiệm sư phạm nhằm xác định hiệu quả của việc vận
dụng ngôn ngữ học văn bản vào dạy học đọc hiểu truyện ngắn Làng của tác giả Kim
Lân nói riêng và tác phẩm văn học nói chung
6. Dự kiến đóng góp của luận văn
- Đóng góp thêm một cách thức dạy học đọc hiểu truyện ngắn Làng của tác
giả Kim Lân bằng con đường vận dụng ngôn ngữ học văn bản, làm phong phú thêm
cách thức dạy học cho giáo viên, nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học Ngữ văn và
đảm bảo đúng tinh thần dạy học Ngữ văn theo hướng tích hợp.
- Luận văn đã làm rõ các tri thức ngôn ngữ học văn bản cụ thể có thể vận dụng,
các thao tác vận dụng cụ thể cũng như đề xuất những cách thức chung để giải quyết
một vấn đề cụ thể trong dạy học đọc hiểu truyện ngắn Làng của tác giả Kim Lân trong
chương trình Ngữ văn lớp 9 ở THCS.
- Khẳng định khả năng vận dụng ngôn ngữ học văn bản vào dạy học đọc
hiểu truyện ngắn nói chung. Từ đó làm cho các tri thức ngôn ngữ học văn bản ít
xa lạ hơn với học sinh trong mỗi giờ đọc hiểu, đưa các bộ phận của môn Ngữ
văn ngày một tiến sát, gắn bó chặt chẽ và tương hỗ nhau một cách tối đa.
7. Kết cấu luận văn

Ngoài mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc vận dụng ngôn ngữ học văn bản
vào dạy học đọc hiểu truyện ngắn “Làng” (Kim Lân) ở THCS.
Chương 2: Vận dụng ngôn ngữ học văn bản vào tổ chức dạy học đọc hiểu
truyện ngắn “Làng” (Kim Lân) ở THCS.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.

-9Footer Page 19 of 126.



×