Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Quản lý rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
------------------

LƯU KIÊM ÁI

QUẢN LÝ RỦI RO TÁC NGHIỆP
TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ
VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh- Năm 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
------------------

LƯU KIÊM ÁI

QUẢN LÝ RỦI RO TÁC NGHIỆP
TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ
VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kinh tế - Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60.31.12

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: PGS,TS. LÊ THỊ MẬN



TP. Hồ Chí Minh- Năm 2012


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, chưa công
bố tại bất cứ nơi nào. Mọi số liệu sử dụng trong luận văn này là những thông tin xác
thực.
Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về lời cam đoan của mình.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 04 năm 2012
Tác giả luận văn

Lưu Kiêm Ái


MỤC LỤC
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các sơ đồ
Danh mục các biểu đồ
Danh mục các bảng biểu
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục tiêu nghiên cứu
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
5. Kết cấu của luận văn
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TÁC NGHIỆP VÀ QUẢN LÝ RỦI RO TÁC NGHIỆP

1
1.1 Rủi ro tác nghiệp .................................................................................................. 1
1.1.1 Khái niệm rủi ro tác nghiệp ............................................................................ 1
1.1.2 Phân loại rủi ro tác nghiệp........................................................................ ....... 1
1.1.2.1 Rủi ro liên quan đến mô hình tổ chức, cán bộ và an toàn nơi làm
việc................................................................................................................... ..... 1
1.1.2.2

Rủi ro liên quan đến cơ chế, chính sách, quy định .............................. 2

1.1.2.3

Rủi ro liên quan đến gian lận nội bộ ................................................... 2

1.1.2.4

Rủi ro liên quan đến yếu tố từ bên ngoài ............................................ 3

1.1.2.5

Rủi ro liên quan đến quá trình xử lý công việc ................................... 3

1.1.2.6

Rủi ro liên quan đến hệ thống công nghệ thông tin ............................. 3

1.1.2.7

Rủi ro liên quan đến thiệt hại tài sản................................................... 3


1.1.3 Đo lường rủi ro tác nghiệp .............................................................................. 4
1.1.4 Vốn bù đắp cho rủi ro tác nghiệp .................................................................... 5
1.1.4.1 Khái niệm vốn bù đắp cho rủi ro tác nghiệp ........................................... 5


1.1.4.2 Các phương pháp xác định vốn bù đắp cho rủi ro tác nghiệp .................. 5
1.1.4.3 Tiêu chuẩn áp dụng ................................................................................ 7
1.1.4.4 Các mô hình tính vốn bù đắp cho rủi ro tác nghiệp ............................... 9
1.2 Quản lý rủi ro tác nghiệp ................................................................................... 14
1.2.1 Khái niệm quản lý rủi ro tác nghiệp .............................................................. 14
1.2.2 Mục tiêu của quản lý rủi ro tác nghiệp .......................................................... 14
1.2.3 Sự cần thiết phải quản lý rủi ro tác nghiệp .................................................... 14
1.2.4 Quá trình Quản lý và kiểm soát rủi ro tác nghiệp (theo thông lệ) .................. 15
1.2.4.1 Quản lý rủi ro tác nghiệp theo thông lệ ................................................. 15
1.2.4.2 Kiểm soát rủi ro tác nghiệp theo thông lệ ............................................. 16
1.2.5 Các công cụ Quản lý rủi ro tác nghiệp ......................................................... 19
1.3. Kinh nghiệm quản lý rủi ro tác nghiệp của một số Ngân hàng thương mại và
bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam ................. 21
1.3.1 Kinh nghiệm quản lý rủi ro tác nghiệp của một số ngân hàng thương mại .... 21
1.3.1.1 Kinh nghiệm quản lý rủi ro tác nghiệp của một số ngân hàng trên thế
giới
...... ................................................................................................... 21
1.3.1.2 Kinh nghiệm của một số ngân hàng thương mại tại Việt Nam:..............23
1.3.2 Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam: .......... 24
Kết luận chương 1 .................................................................................................... 25
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÁC NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ
VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM ................................................................................ 26
2.1 Giới thiệu khái quát sự hình thành và phát triển của Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Việt Nam .............................................................................................. 26

2.2 Thực trạng quản lý rủi ro tác nghiệp của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam ........................................................................................................................ 28
2.2.1 Bộ máy quản lý rủi ro tác nghiệp .................................................................. 28
2.2.2 Các công cụ quản lý rủi ro tác nghiệp đã được triển khai thực hiện tại Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.............. ....................................................... 29


2.2.2.1 Công cụ báo cáo dấu hiệu rủi ro tác nghiệp ......................................... 29
2.2.2.2 Công cụ báo cáo sự cố rủi ro tác nghiệp ............................................... 30
2.2.2.3 Công cụ báo cáo ma trận rủi ro tác nghiệp ............................................ 31
2.2.2.4 Công cụ báo cáo giao dịch nghi ngờ, bất thường ................................ 34
2.2.2.5 Công cụ rà soát sản phẩm mới ............................................................. 34
2.3 Đánh giá thực trạng rủi ro tác nghiệp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam từ năm 2008 đến 30/6/2011........................................................................... 35
2.3.1 Đánh giá chung về những dấu hiệu có mức độ rủi ro cao .............................. 35
2.3.2 Đánh giá tình hình sai sót theo nghiệp vụ ..................................................... 38
2.3.3 Đánh giá tình hình sai sót theo chi nhánh...................................................... 40
2.3.4 Đánh giá dấu hiệu rủi ro tác nghiệp đối với các Ban tại hội sở chính ............ 42
2.3.5 Đánh giá sự cố rủi ro tác nghiệp ................................................................... 43
2.3.6 Mặt được ...................................................................................................... 45
2.3.7 Mặt chưa được ............................................................................................. 48
2.3.8 Nguyên nhân của những mặt chưa được ...................................................... 49
2.4 Các biện pháp quản lý rủi ro tác nghiệp Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam đã và đang thực hiện .................................................................................... 50
2.4.1 Về mô hình tổ chức ...................................................................................... 51
2.4.2 Về chính sách, quy định của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam liên
quan đến công tác quản lý rủi ro tác nghiệp: ........................................................ 51
Kết luận chương 2 .................................................................................................... 52
Chương 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO TÁC NGHIỆP

TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM ............................... 53
3.1 Định hướng phát triển của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đến năm
2020 ........................................................................................................................ 53
3.1.1 Định hướng phát triển kinh doanh đến năm 2020 ......................................... 53
3.1.2 Định hướng phát triển công tác quản lý rủi ro tác nghiệp đến năm 2020 ....... 54


3.2 . Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tác nghiệp tại Ngân hàng Đầu tư
và Phát triển Việt Nam.......................................................................................... 55
3.2.1 Giải pháp nghiệp vụ ..................................................................................... 55
3.2.1.1 Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý rủi ro tác nghiệp ................. 55
3.2.1.2 Hoàn thiện các quy trình tác nghiệp ..................................................... 56
3.2.1.3 Hoàn thiện việc xây dựng chính sách quản lý rủi ro tác nghiệp ............ 60
3.2.1.4 Củng cố và hoàn thiện hệ thống thông tin tác nghiệp (thư viện các dấu
hiệu quản lý rủi ro) ........................................................................................... 61
3.2.1.5 Chú trọng việc đào tạo cán bộ .............................................................. 62
3.2.1.6 Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát ..................................... 64
3.2.2 Giải pháp khác ............................................................................................. 65
3.3 Kiến nghị ............................................................................................................. 73
3.3.1 Kiến nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ................................................... 73
3.3.2 Kiến nghị Chính phủ .................................................................................... 75
Kết luận chương 3 .................................................................................................... 76
Kết luận chung ......................................................................................................... 77


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
QLRR

Quản lý rủi ro


QLRRTN

Quản lý rủi ro tác nghiệp

RRTN

Rủi ro tác nghiệp

QLRRTN & TT

Quản lý rủi ro tác nghiệp và thị trường

HSC

Hội sở chính

BIDV

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

CIF

Hồ sơ khởi tạo thông tin khách hàng

SIBS

Hệ thống thông tin ngân hàng

RR


Rủi ro

ATM

Máy rút tiền tự động

TCCB

Tổ chức cán bộ

NHTM

Ngân hàng thương mại

GDV

Giao dịch viên

UNC

Uỷ nhiệm chi

KSV

Kiểm soát viên

TK

Tài khoản


POS

Máy chấp nhận thẻ

TGĐ

Tổng giám đốc


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1

Các yếu tố gây ra rủi ro tác nghiệp

Sơ đồ 1.2

Các bước quản lý rủi ro tác nghiệp

Sơ đồ 2.1

Bộ máy quản lý rủi ro tác nghiệp của Ngân hàng Đầu tư
và Phát triển Việt Nam

Sơ đồ 3.1

Cơ cấu bộ máy quản lý rủi ro tác nghiệp

Sơ đồ 3.2

Mô hình quản lý rủi ro tác nghiệp hiệu quả


Sơ đồ 3.3

Các bước xây dựng chính sách quản lý rủi ro tác nghiệp

Hình 1.1

Khung quản lý rủi ro tác nghiệp cơ bản

Hình 1.2

Khung quản lý rủi ro tác nghiệp của ngân hàng DBS

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1

Chỉ tiêu đo lường rủi ro tác nghiệp

Bảng 1.2

Kiểm soát rủi ro tác nghiệp

Bảng 2.1

Bảng tổng hợp dấu hiệu có mức độ rủi ro cao

Bảng 2.2
Bảng 2.3
Bảng 3.1
Bảng 3.2


Số liệu rủi ro tác nghiệp toàn hệ thống Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Việt Nam theo nghiệp vụ
Bảng giá trị tổn thất các nghiệp vụ toàn hệ thống Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển Việt Nam từ năm 2008 đến 30/6/2011
Bảng tổng hợp tham gia ý kiến dự thảo văn bản của các đơn vị
trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Mức phạt đối với một số hành vi vi phạm


Trang 1

Lời mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Trước đây, ở Việt Nam, khi nói về rủi ro trong hoạt động ngân hàng người ta
thường nghĩ về rủi ro tín dụng. Hiện nay, trong xu thế hội nhập với nền kinh tế thế giới,
ngành ngân hàng Việt Nam từng bước phát triển nhiều sản phẩm, dịch vụ mới bên cạnh
sản phẩm tín dụng, huy động vốn truyền thống. Cũng do để đáp ứng nhu cầu ngày càng
tăng của con người nên trong hoạt động của ngành ngân hàng còn xuất hiện một loại
rủi ro mới: rủi ro tác nghiệp. Các nhà nghiên cứu ở một số nước tiên tiến đã tính toán
ảnh hưởng định tính bị mất vì RRTN trong các ngân hàng thông thường là 10% lợi
nhuận từ hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, rủi ro tác nghiệp có thể gây ảnh hưởng
nghiêm trọng đến uy tín của ngân hàng. RRTN hiển hiện trong tất cả các hoạt động của
ngân hàng. Để mở đầu câu chuyện về quản lý rủi ro trong ngân hàng, Tiến sĩ S. L.
Srinivasulu, Chủ tịch tập đoàn KESDEE Inc - nơi cung cấp các giải pháp học tập trực
tuyến (e-learning) về tài chính có trụ sở tại California, Hoa Kỳ đã nói “Hãy nói cho
tôi biết bạn quản lý rủi ro ra sao, tôi sẽ nói ngân hàng bạn thế nào?” đã cho thấy
tầm quan trọng của công tác quản lý rủi ro, trong đó có công tác quản lý rủi ro tác
nghiệp.
Là nhân viên BIDV, tôi mong muốn được tìm hiểu về những quy trình, quy

định, các công cụ đã được áp dụng để đo lường, kiểm soát, hạn chế/giảm thiểu RRTN
của BIDV cũng như thông qua đó có so sánh với tình hình QLRRTN ở các NHTM
khác tại Việt Nam để từ đó biết được thực trạng công tác QLRRTN của BIDV so với
các NHTM khác. Do vậy, tôi đã chọn đề tài “Quản lý rủi ro tác nghiệp tại Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển Việt Nam”.
Do kiến thức hạn hẹp, khả năng nghiên cứu hạn chế nên đề tài khó tránh khỏi
thiếu sót, kính mong được sự góp ý của Quý thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn
thiện hơn.


Trang 2

2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu giải quyết 3 vấn đề cơ bản như sau:
- Nghiên cứu một số vấn đề lý thuyết cơ bản về rủi ro tác nghiệp và quản lý rủi
ro tác nghiệp.
- Phân tích thực trạng và cách thức quản lý rủi ro tác nghiệp tại Ngân hàng Đầu
tư và Phát triển Việt Nam để từ đó làm nổi bật những khó khăn, những điểm còn hạn
chế trong công tác quản lý RRTN tại BIDV.
- Đề xuất những giải pháp có thể áp dụng để hòan thiện công tác quản lý rủi ro
tác nghiệp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là rủi ro tác nghiệp và quản lý rủi ro tác
nghiệp.
- Phạm vi nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu những rủi ro tác nghiệp, thực
trạng và các biện pháp quản lý rủi ro tác nghiệp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam trên cơ sở dữ liệu từ năm 2008 đến 30/6/2011.
4. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng kết hợp với phương pháp nghiên cứu
thống kê, so sánh, phân tích…đi từ cơ sở lý thuyết đến thực tiễn nhằm giải quyết và

làm sáng tỏ mục đích đặt ra trong luận văn.
5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn được chia làm 3 chương, cụ thể:
Chương 1: Lý luận về rủi ro tác nghiệp và quản lý rủi ro tác nghiệp.
Chương 2: Thực trạng quản lý rủi ro tác nghiệp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tác nghiệp tại Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.


Trang 1

CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TÁC NGHIỆP VÀ QUẢN LÝ RỦI RO TÁC NGHIỆP
1.1 Rủi ro tác nghiệp
1.1.1

Khái niệm rủi ro tác nghiệp

Theo định nghĩa của Basel II, rủi ro tác nghiệp là khả năng xảy ra tổn thất trực
tiếp hoặc gián tiếp do yếu tố con người (cẩu thả, gian lận), sự yếu kém trong hệ thống
công nghệ, thông tin, sự sơ hở, yếu kém trong các quy định nghiệp vụ (không đầy đủ
hoặc không hoạt động) ; hoặc xuất phát từ các sự kiện bên ngoài gây ra.

Rủi ro tác nghiệp

Con người

Cẩu
thả,

gian lận, sơ
xuất

Quy trình,
quy định

Không đầy
đủ, sơ hở,
không phù
hợp

Sự kiện
bên ngoài

Hệ thống
Hệ thống CNTT hay
hệ thống truyền thông
không đầy đủ hoặc
không hoạt động, do
không có hoặc không
đủ dữ liệu

Rủi ro do các sự kiện hoặc
hành động bên ngoài c1ó
những tác động xấu lên hoạt
động kinh doanh nằm ngoài
khả năng kiểm soát lập tức
của NH

Sơ đồ 1.1: Các yếu tố gây ra rủi ro tác nghiệp

Nguồn: Tài liệu tập huấn QLRR cơ bản 2011 của BIDV
Rủi ro tác nghiệp trong hoạt động ngân hàng là khả năng xảy ra tổn thất trực tiếp
hoặc gián tiếp do yếu tố con người (cẩu thả, gian lận), sự yếu kém trong hệ thống công
nghệ, thông tin, sự sơ hở, yếu kém trong các quy định nghiệp vụ (không đầy đủ hoặc
không hoạt động) ; hoặc xuất phát từ các sự kiện bên ngoài gây ra đối với các hoạt
động kinh doanh của ngân hàng.


Trang 2

1.1.2

Phân loại rủi ro tác nghiệp

1.1.2.1 Rủi ro liên quan đến mô hình tổ chức, cán bộ và an toàn nơi làm việc
- Về mô hình tổ chức: rủi ro liên quan đến mô hình tổ chức thường xảy ra do
những nguyên nhân sau:
+ Chính sách, sắp xếp, bố trí, luân chuyển cán bộ chưa hợp lý.
+ Thực hiện các nghĩa vụ với người lao động chưa đúng với quy định, thoả ước
lao động.
+ Mô hình tổ chức không phù hợp (quá đơn giản hoặc quá phức tạp,…).
- Về bản thân cán bộ:
+ Trình độ nghiệp vụ, năng lực, kinh nghiệm của cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu
công việc;
+ Chưa chấp hành đúng nội quy lao động hoặc vi phạm kỷ luật ;
+ Tư cách đạo đức chưa tốt, chưa có tinh thần trách nhiệm với công việc;
+ Giao tiếp, ứng xử với khách hàng, đồng nghiệp chưa đúng mực,…
- Về an toàn nơi làm việc: nơi làm việc chưa đảm bảo an toàn dẫn đến phát sinh
các khoản bồi thường tai nạn lao động.
1.1.2.2 Rủi ro liên quan đến cơ chế, chính sách, quy định

Những rủi ro liên quan đến cơ chế, chính sách quy định chủ yếu do những
nguyên nhân sau:
- Những quy trình, qui định thiếu hoặc chưa đầy đủ, chưa chặt chẽ, chưa cụ thể,
có kẽ hở tạo điều kiện cho kẻ xấu lợi dụng, gây tổn thất cho ngân hàng.
- Những văn bản, qui định có sự chồng chéo, khó thực hiện.
- Những văn bản, qui định có nội dung chưa đúng với cơ chế chính sách; quy
định của pháp luật hiện hành,...
1.1.2.3 Rủi ro liên quan đến gian lận nội bộ
- Cán bộ ngân hàng tự thực hiện các hành vi gian lận


Trang 3

- Cán bộ ngân hàng cấu kết với bên ngoài để thực hiện các hoạt động phạm pháp
nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản, huỷ hoại uy tín của ngân hàng,…
1.1.2.4 Rủi ro liên quan đến yếu tố từ bên ngoài
- Khách hàng thực hiện các hành vi gian lận, lừa đảo, trộm cắp.
- Thực hiện giao dịch với các cá nhân, tổ chức bị cấm vận hoặc có tên trong
danh sách bị nghi ngờ, tội phạm,...
- Do có sự thay đổi về các văn bản, quy định của Nhà nước, Chính phủ.
1.1.2.5 Rủi ro liên quan đến quá trình xử lý công việc
Rủi ro liên quan đến quá trình xử lý công việc xảy ra do trong quá trình thực
hiện nghiệp vụ, các cán bộ vi phạm các trường hợp sau:
- Thực hiện nghiệp vụ không được ủy quyền, vượt thẩm quyền
- Thực hiện không đúng, không đầy đủ chức trách nhiệm vụ được giao, không
bảo vệ lợi ích chính đáng tối đa cho Ngân hàng trong điều kiện có thể thực hiện được
- Không tuân thủ quy định, qui trình,…
1.1.2.6 Rủi ro liên quan đến hệ thống công nghệ thông tin
Rủi ro liên quan đến CNTT thường xảy ra do các nguyên nhân sau:
- Lỗi phần cứng

- Lỗi phần mềm
- Lỗi đường truyền
- Phần mềm không có tính năng bảo mật hoặc tính bảo mật chưa cao
- Phần mềm không đầy đủ chức năng cần thiết
- Phần mềm không đáp ứng đủ các yêu cầu nghiệp vụ,…
1.1.2.7 Rủi ro liên quan đến thiệt hại tài sản
Rủi ro liên quan đến thiệt hại tài sản thường do:
- Phá hoại, khủng bố
- Thiên tai, động đất, bão lũ, hoả hoạn,...


Trang 4

1.1.3

Đo lường rủi ro tác nghiệp

Để đo lường RRTN, căn cứ theo tiêu chí định tính và định lượng, các NH dựa
vào các tài liệu sau:
Định tính: - Xếp hạng của kiểm toán nội bộ
-

Khuyến cáo của kiểm toán, thanh tra bên ngoài

-

Thông tin báo chí

Định lượng:
- Các chỉ số rủi ro chính (KRIs)

- Xếp hạng mức độ rủi ro
- Ma trận rủi ro tác nghiệp
Bảng 1.1 : Chỉ tiêu đo lường rủi ro tác nghiệp
Sự cố
Gian lận

Chỉ tiêu đo lường RRTN
Số lượng gian lận nội bộ
Số lượng gian lận bên ngoài

Khiếu nại và tranh chấp của

Số lượng khiếu nại và tranh chấp

khách hàng

Số lượng khiếu nại vượt quá X ngày

Vị trí công việc bị bỏ trống

Tỷ lệ % vị trí bỏ trống
Số lượng vị trì bỏ trống vượt quá X ngày
Số sản phẩm được đưa ra nhưng không hoàn thành như

Chính sách sản phẩm

dự kiến
Số sản phẩm triển khai chậm

Lỗi, sai sót


Xử lý giao dịch
CNTT

Số lượng đối với từng mặt nghiệp vụ/sản phẩm
Số vi phạm quá giới hạn
Khối lượng giao dịch
Số lượng giao dịch quá hạn trong quá trình xử lý
Số lượng và thời gian ngừng hệ thống theo kế hoạch


Trang 5

Số lượng và thời gian ngừng hệ thống không theo kế
hoạch
Vi phạm quy định

Số vi phạm/phạt/cảnh cáo vi phạm quy định của cơ
quan/luật pháp

Nguồn: KPMG International 2007
1.1.4

Vốn bù đắp cho rủi ro tác nghiệp

1.1.4.1 Khái niệm vốn bù đắp cho rủi ro tác nghiệp
Vốn bù đắp cho rủi ro tác nghiệp là lượng vốn cần thiết để bù đắp cho các tổn thất
về rủi ro tác nghiệp.
1.1.4.2 Các phương pháp xác định vốn bù đắp cho rủi ro tác nghiệp
 Phương pháp chỉ số cơ bản (The Basic Indicator Approach- BIA):

Các ngân hàng sử dụng phương pháp chỉ số cơ bản phải duy trì vốn tự có cho
rủi ro tác nghiệp tương ứng bằng một tỷ lệ cố định nào đó (ký hiệu là alpha) của lợi
nhuận gộp hàng năm bình quân trong thời gian 3 năm.
Công thức tính:
KBIA = GI x α
Trong đó:
KBIA: Lợi nhuận gộp hàng năm bình quân trong thời gian 3 năm trước đó
Α=15%: tỷ lệ này do ủy ban Basel đưa ra, phản ánh mối liên hệ giữa lượng vốn
yêu cầu chung của toàn ngành với chỉ số chung của toàn ngành.
Phương pháp chỉ số cơ bản tương đối đơn giản, dễ áp dụng trong các ngân hàng
có quy mô và hoạt động kinh doanh tương đối phức tạp. Tuy nhiên, khi áp dụng
phương pháp này, mức vốn cho rủi ro tác nghiệp tương đối cao, do vậy các ngân hàng
dường như hướng đến phương pháp khác có lợi hơn.
 Phương pháp chuẩn hoá (The Standard Approach- TSA):


Trang 6

- Các hoạt động ngân hàng được chia thành 8 dòng dịch vụ: tài chính doanh
nghiệp, thương mại & bán hàng, ngân hàng bán lẻ, ngân hàng thương mại, thanh toán,
dịch vụ đại lý, quản lý tài sản, và môi giới bán lẻ.
- Trong mỗi dòng dịch vụ, lợi nhuận gộp là một chỉ số phản ánh quy mô hoạt
động của dòng dịch vụ đó.
- Công thức tính:
KTSA =

(GI1-8 x β1-8)

Trong đó:
KTSA: yêu cầu về vốn theo phương pháp chuẩn hoá

GI1-8: lợi nhuận gộp hàng năm bình quân của ba năm gần nhất, được xác định
như trong phương pháp chỉ số cơ bản nêu trên, cho mỗi một trong 8 dòng dịch vụ.
β1-8: là tỷ lệ phần trăm cố định, do uỷ ban Basel quy định, phản ánh mối quan hệ
giữa lượng vốn yêu cầu với lợi nhuận gộp của mỗi một mảng nghiệp vụ. Chi tiết các
giá trị của β như sau:
Hệ số beta cho mỗi mảng nghiệp vụ:
Tài chính doanh nghiệp

18%

Thương mại và bán hàng

18%

Ngân hàng bán lẻ

12%

Ngân hàng thương mại

15%

Thanh toán

18%

Dịch vụ đại lý

15%


Quản lý tài sản

12%

Môi giới bán lẻ

12%

Cũng giống như phương pháp cơ bản, phương pháp chuẩn hoá có ưu điểm đơn
giản, dễ tính toán, việc xác định vốn cho rủi ro tác nghiệp đã được tính đến cho từng
mảng nghiệp vụ của ngân hàng. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có hạn chế việc tính


Trang 7

vốn cho rủi ro tác nghiệp không dựa vào mức độ rủi ro tác nghiệp của ngân hàng, hơn
nữa, việc phân chia hoạt động của ngân hàng thành 8 mảng nghiệp vụ cũng không đơn
giản.
 Phương pháp đo lường tiên tiến (Advanced Mesurement ApproachAMA):
Trong phương pháp đo lường tiên tiến, yêu cầu về vốn bắt buộc sẽ bằng độ lớn
của rủi ro theo kết quả đo lường của hệ thống đo lường rủi ro tác nghiệp của ngân
hàng, với điều kiện hệ thống đó đạt được các tiêu chuẩn định tính và định lượng đối
với phương pháp đo lường tiên tiến như trình bày dưới đây.
Phương pháp đo lường tiên tiến có ưu điểm là xác định vốn cho rủi ro tác nghiệp
dựa trên mức độ rủi ro của ngân hàng, do vậy, việc tính vốn cho rủi ro tác nghiệp sẽ
chính xác hơn so với phương pháp chỉ số cơ bản và phương pháp chuẩn hoá. Tuy
nhiên, phương pháp đo lường tiên tiến có hạn chế là nó đòi hỏi các ngân hàng phải có
dữ liệu về rủi ro tác nghiệp đúng chuẩn từ 3 đến 5 năm, đồng thời các ngân hàng phải
đáp ứng được các tiêu chuẩn định tính và định lượng.
1.1.4.3 Tiêu chuẩn áp dụng


 Tiêu chuẩn định tính:
Khi áp dụng phương pháp chuẩn hoá hoặc phương pháp đo lường tiên tiến, ngân
hàng cần chứng minh với cơ quan quản lý ngân hàng rằng, ít nhất :
+ Hội đồng quản trị và Ban điều hành cao cấp của ngân hàng, tuỳ từng trường
hợp, đóng vai trò tích cực trong việc giám sát hoạt động quản lý rủi ro tác nghiệp.
+ Ngân hàng phải có một hệ thống quản lý rủi ro hoạt động trên một nguyên lý
đúng đắn và được thi hành một cách toàn diện và đồng bộ, và
+ Ngân hàng có đủ nguồn lực cho việc sử dụng phương pháp được lựa chọn
trong những mảng nghiệp vụ chính, cũng như trong lĩnh vực kiểm soát và kiểm toán.


Trang 8

+ Đối với phương pháp chuẩn hoá: ngân hàng phải theo dõi một cách có hệ
thống những số liệu về rủi ro tác nghiệp, trong đó có cả các tổn thất lớn theo từng
mảng nghiệp vụ.
+ Đối với phương pháp đo lường tiên tiến: Ngân hàng phải ước tính được các
tổn thất ngoài dự tính trên cơ sở kết hợp sử dụng dữ liệu tổn thất ngoài dự tính trên cơ
sở kết hợp sử dụng dữ liệu tổn thất của ngân hàng và dữ liệu tổn thất từ các nguồn bên
ngoài, phân tích tình huống và môi trường kinh doanh cụ thể của ngân hàng, các yếu tố
kiểm soát nội bộ.
+ Hệ thống đánh giá rủi ro tác nghiệp của ngân hàng phải được rà soát định kỳ
bởi các nhà kiểm toán độc lập hoặc /và các cơ quan quản lý ngân hàng. Riêng đối với
phương pháp đo lường tiên tiến, việc kiểm tra xác nhận hệ thống đo lường rủi ro tác
nghiệp của kiểm toán độc lập và/hoặc của cơ quan quản lý ngân hàng phải bao
gồm:kiểm chứng rằng quy trình phê duyệt nội bộ hoạt động tốt, và đảm bảo rằng quy
trình và dòng dữ liệu phục vụ cho hệ thống đo lường rủi ro là minh bạch và có thể tiếp
cận được. Cụ thể, kiểm toán viên và cơ quan quản lý ngân hàng phải tiếp cận được một
cách dễ dàng, khi cần thiết và theo một quy trình đầy đủ, với các tiêu chuẩn và thông

số của hệ thống.
 Tiêu chuẩn định lượng khi áp dụng phương pháp đo lường tiên tiến:
- Cơ quan quản lý ngân hàng yêu cầu ngân hàng tính toán yêu cầu vốn tối thiểu
bằng tổng của tổn thất dự kiến và tổn thất ngoài dự kiến. loại trừ khi ngân hàng chỉ ra
rằng đã dự phòng đầy đủ các tổn thất dự tính trong hoạt động kinh doanh nội bộ của
mình. Như vậy, để xác định lượng vốn tối thiểu cần thiết bằng tổn thất ngoài dự kiến
khi ngân hàng phải chứng minh được đã đo lường và tính đến tổn thất ngoài dự kiến.
- Khi tính yêu cầu vốn tối thiểu cho rủi ro tác nghiệp, cần tính đến việc đo lường
rủi ro cho các loại rủi ro tác nghiệp khác nhau.
- Bất cứ một hệ thống đo lường rủi ro tác nghiệp nào cũng phải có một số yếu tố
quan trọng để đáp ứng các tiêu chuẩn tính hợp lý. Các yếu tố này phải bao gồm việc sử


Trang 9

dụng: dữ liệu nội bộ, dữ liệu liên quan bên ngoài, phân tích viễn cảnh và các nhân tố
phản ánh môi trường kinh doanh và hệ thống kiểm soát nội bộ.
Trong đó, đối với dữ liệu nội bộ:
+ Dữ liệu nội bộ: cần được quan sát trong vòng ít nhất năm năm. Khi ngân hàng
lần đầu tiên chuyển sang áp dụng phương pháp đo lường tiên tiến, có thể chấp nhận dữ
liệu lịch sử trong 3 năm.
+ Một ngân hàng phải đặt ra ngưỡng tổn thất tối thiểu đối với dữ liệu nội bộ thu
thập được.
+ Các tổn thất từ rủi ro tác nghiệp có liên quan đến rủi ro tín dụng, thị trường và
trong quá khứ đã được tính đến. Do vậy, phải lưu ý đến vấn đề này, tránh trùng lặp.
Đối với dữ liệu bên ngoài:
+ Hệ thống đo lường rủi ro của một ngân hàng phải sử dụng các dữ liệu bên
ngoài có liên quan (dữ liệu công bố công khai hoặc dữ liệu ngành), đặc biệt khi có lý
do để tin rằng ngân hàng đang phải chịu các tổn thất không thường xuyên, nhưng có
khả năng nghiêm trọng. Các dữ liệu này thường bao gồm: độ lớn của tổn thất thực tế,

quy mô của hoạt động kinh doanh nơi sự kiện xảy ra, nguyên nhân và tình huống xảy
ra sự kiện hoặc những thông tin khác có thể giúp cho việc đánh giá sự liên quan của
các sự kiện tổn thất đối với các ngân hàng khác, ví dụ như trung tâm dữ liệu tổn thất.
1.1.4.4 Các mô hình tính vốn bù đắp cho rủi ro tác nghiệp
Khi áp dụng phương pháp đo lường tiên tiến để tính vốn cho rủi ro tác nghiệp,
các ngân hàng thường sử dụng mô hình tổn thất dựa trên các cơ sở dữ liệu thống kê thu
được từ quá khứ.
Cách tiếp cận mô hình tổn thất: rủi ro tác nghiệp được xem xét dưới 2 khiá cạnh
- Tần số: số lượng các tổn thất xảy ra trong một khoảng thời gian nhất định.
- Mức độ ảnh hưởng: tổn thất về tài chính của các rủi ro này.
Đối với một loại rủi ro tác nghiệp cho trước, chúng ta sẽ xây dựng được hàm
phân bố xác suất cho biến ngẫu nhiên rời rạc h(n) của số lượng các sự cố n trong mỗi


Trang 10

giai đoạn, và hàm phân bố mức độ ảnh hưởng cho biến ngẫu nhiên liên tục g(l) cho sự
cố l. Hàm phân bổ tổng tổn thất f(x) sẽ được xác định bằng cách kết hợp 2 hàm trên.
- Chú ý: với khoảng thời gian là 1 năm, do đó hàm phân bổ tổng tổn thất (total
loss distribution) sẽ được gọi là hàm “annual loss distribution”
Trong hàm phân bổ tổn thất:
Tổn thất dự kiến là giá trị trung bình của hàm phân bố tổn thất.
Tổn thất ngoài dự kiến tại mức phân vị là 99.9%: là chênh lệch giữa mức phân
vị 99.9% và giá trị trung bình của hàm phân bố tổn thất.
Vốn cho rủi ro tác nghiệp sẽ bù đắp cho các tổn thất chưa dự kiến được tại mức
phân vị đã được xác định trước của hàm phân bố tổn thất.
Uỷ ban Basel khuyến nghị để tính toán vốn cho rủi ro tác nghiệp, các ngân hàng
nên áp dụng mức phân vị là 99.9% trong khoảng thời gian là 1 năm.
Phân phối xác suất xảy ra:
Gọi λ là tần số xảy ra tổn thất dự kiến.

N: tổng số các sự kiện xảy ra trong năm tới (chú ý N bao gồm cả các sự kiện
không xảy ra tổn thất)
P: khả năng xảy ra tổn thất dự kiến
- tần số xảy ra tổn thất dự kiến được xác định như sau:
λ= N.p
Đôi khi ta có thể dễ dàng dự đoán λ một cách trực tiếp (trường hợp ta không thể
định lượng tổng số sự kiện N, ta chỉ quan sát các sự cố), và trong các trường hợp khác
cách tốt nhất là dự đoán N và p độc lập; ví dụ, N có thể là số lượng giao dịch của năm
tới, trong khi đó p có thể dự đoán bởi sử dụng có kinh nghiệm về số lượng sự cố hoặc
cách tự đánh giá dữ liệu rủi ro.
Tần số tổn thất (số lượng sự kiện tổn thất xảy ra trong thời gian nhất định) là 1
biến số rời rạc ngẫu nhiên, nó chỉ có thể nhận các giá trị rời rạc 0,1,2...N.Có thể sử
dụng các hàm khác nhau như:


Trang 11

Quy luật nhị thức:
Công thức quy luật nhị thức
h(n)=pn= (
=

)pn(1-p)N-n=

pn(1-p)N-n

pn (1-p)N-n với n=0,1,2.....N

E(N)= Np, var(N)=Np(1-p)=> α=
Hàm phân bố nhị thức dễ sử dụng trong trường hợp giá trị của N được xác định

cụ thể, ví dụ:
- Đối với mảng kinh doanh và bán hàng/rủi ro liên quan tới khách hàng, sản
phẩm và thông lệ kinh doanh: có thể coi N là số lượng các giao dịch mục tiêu trong
năm tới.
- Đối với mảng ngân hàng bán lẻ/gian lận bên ngoài: N có thể là tổng số thẻ tín
dụng phát hành trong tầm nhìn rủi ro.
Như vậy, hàm nhị phân bao gồm 2 tham số là N và p.
Hàm phân bố Poisson:
Không phải lúc nào chúng ta cũng có thể xác định được N. Trong trường hợp N
quá lớn, do p thường nhỏ, nên hàm phân phối nhị thức thường có giá trị xấp xỉ với hàm
phân bố Poisson, khi đó có thể áp dụng hàm phân bố Poisson:
=

với n=0,1,2....

Ngoài ra, cũng có thể lựa chọn hàm phân phối nhị thức âm, phân bố Geometric,
phân bố Pascal...Việc lựa chọn hàm chức năng nào phụ thuộc vào: loại dữ liệu và
nguồn dữ liệu- nội bộ/bên ngoài và/hoặc tự đánh giá rủi ro. Rất khó có thể áp dụng
phân phối nhị thức đối với các dữ liệu từ bên ngoài vì với dữ liệu thu thập từ bên ngoài
sẽ không tính đến giá trị của N cho mỗi ngân hàng. Các hạn chế này đã chỉ ra rằng
thông thường phân phối Poisson thường được sử dụng trong thực tế.
Phân phối mức độ ảnh hưởng:


Trang 12

Hàm phân bố mức độ tổn thất là một hàm ngẫu nhiên liên tục và được sử dụng
hàm số logarit.
Với L: mức độ ảnh hưởng của tổn thất
Hàm lognormal cho tổn thất L được mô tả theo công thức sau:

exp(- (

)2) (l>0)

Trong đó:

Mô hình tổn thất có ưu điểm tính toán chính xác vốn cho rủi ro tác nghiệp dựa
trên các ước lượng về tổn thất xảy ra trong quá khứ, tuy nhiên để sử dụng được mô
hình này yêu cầu ngân hàng phải có bộ dữ liêu tổn thất tương đối đầy đủ, đồng thời
phải chứng minh được đã đáp ứng các điều kiện về tiêu chuẩn định tính và định lượng
của Basel II.
Mô hình đo lường nội bộ:
Để đơn giản trong việc tính toán tổn thất dự kiến cả tổn thất ngoài dự kiến. công
thức này chỉ dựa trên cách tiếp cận đo lường nội bộ. Với cách tiếp cận này, vốn cho rủi
ro tác nghiệp (ORC) được tính như sau:
ORC= Gamma * tổn thất dự kiến hàng năm= γ*Npl
Trong đó: N là số lượng các sự kiện hoạt động
p là xác suất dự kiến xảy ra các sự cố rủi ro tác nghiệp.
L là giá trị tổn thất của 1 sự cố nhất định
γ là hệ số nhân, phụ thuộc vào từng loại rủi ro.
Npl chỉ tương ứng với tổn thất dự kiến hàng năm khi tần số tổn thất là phân bổ
nhị thức và mức độ ảnh hưởng không phải là ngẫu nhiên. Trường hợp tần số tổn thất là
phân bổ poisson ta có tần số dự kiến λ=(Np)


Trang 13

ORC= γ* λ*L
Giả thiết quan trọng trong phương pháp đo lường nội bộ là tại mọi thời điểm,
các sự cố (của một loại rủi ro nhất định) đều có chung một mức độ ảnh hưởng (mức độ

tổn thất).
γ được tính trong bảng thống kê, nó phụ thuộc vào mức phân vị (độ tin cậy) và
tần số xảy ra tổn thất.
Ngoài ra, ORC cũng có thể được tính bằng công thức:
ORC= φ* độ lệch chuẩn của tổn thất hàng năm
Trong đó:
φ=[99.9%-giá trị trung bình/độ lệch chuẩn] nếu tổn thất dự kiến được bù đắp
bằng dự phòng.
φ=[99.9%-độ lệch chuẩn] nếu tổn thất dự kiến không được bù đắp bằng dự
phòng.
Như vậy, khi đã xác định được λ, chúng ta sẽ xác định được φ vì chúng ta giả
thiết mức độ ảnh hưởng (tổn thất) có cùng một giá trị L tại mọi thời điểm xảy ra tổn
thất.
Ta có γ tổn thất dự kiến hàng năm=φ*độ lệch chuẩn của hàm tổn thất hàng năm.
Vì thế γ là hệ số nhân của φ
γ=φ*(độ lệch chuẩn/giá trị trung bình)
Khi tần số tổn thất là hàm phân bổ Poisson ta có giá trị trung bình và phương sai
λ:γ=
Việc áp dụng mô hình đo lường nội bộ khá đơn giản, tuy nhiên với giả thiết các sự
cố xảy ra đều có chung một giá trị tổn thất dường như không phù hợp với thực tế vì khi
các sự cố xảy ra khác nhau, sẽ có các giá trị tổn thất khác nhau, do vậy việc áp dụng
giả thiết này sẽ không tính đầy đủ và chính xác được mức độ tổn thất của các sự cố.


Trang 14

1.2 Quản lý rủi ro tác nghiệp
1.2.1

Khái niệm quản lý rủi ro tác nghiệp


Quản lý rủi ro tác nghiệp là quá trình tiến hành các biện pháp để xác định, đo
lường, đánh giá , đưa ra các giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro và giám sát các rủi ro đã
được xác định.
1.2.2

Mục tiêu của quản lý rủi ro tác nghiệp

- Phát hiện sớm các hành vi không phù hợp
- Hạn chế, giảm thiểu các chi phí do các sự cố có thể xảy ra từ các hoạt động tác
nghiệp.
- Bảo vệ uy tín, đạt mục tiêu hoạt động kinh doanh an toàn, hiệu quả.
- Giảm vốn dành cho RRTN, tăng thêm nguồn vốn đưa vào hoạt động kinh
doanh
1.2.3

Sự cần thiết phải quản lý rủi ro tác nghiệp

Các nhà nghiên cứu ở một số nước tiên tiến đã tính toán ảnh hưởng định tính bị
mất vì RRTN trong các ngân hàng thông thường là 10% lợi nhuận từ hoạt động kinh
doanh. Ngoài ra, rủi ro tác nghiệp có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của
ngân hàng. Hơn nữa, trong xu thế phát triển của thời đại hiện nay, RRTN dường như
tiếp tục tăng do:
- Môi trường kinh doanh phức tạp hơn, hành vi trái pháp luật tăng lên.
- Hội nhập quốc tế ngày một tăng
- Áp lực công việc, đòi hỏi kết quả cao hơn, đòi hỏi lòng trung thành của nhân
viên và sự quan tâm của các nhà lãnh đạo nhiều hơn.
- Sự phụ thuộc vào công nghệ nhiều hơn.
- Tốc độ và khối lượng giao dịch tăng hơn.
Những lý do trên cho thấy việc QLRRTN càng trở nên cấp thiết đối với xu thế

hội nhập quốc tế ngày nay của các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam nói chung và
BIDV nói riêng.


×