UBND HUYỆN GIA LÂM
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
––––––––––––––––––
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“ Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt
môn khám phá khoa học ở trường mầm non”
Tác giả: Nguyễn Thị Bạch Tuyết
Lĩnh vực: Giáo Dục Mẫu Giáo
Cấp học: Mầm non
Năm học : 2016-2017
1
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ.
Giáo dục mầm non là ngành học mở đầu cho hệ thống giáo dục quốc dân,
chiếm vị trí quan trọng, trong giáo dục mầm non có nhiệm vụ xây dựng những cơ
sở ban đầu, đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách con người. Trẻ em là hạnh
của của mọi người, là tương lai của mọi gia đình, của toàn xã hội và của cả nhân
loại.
Đây là thời điểm mấu chốt và quan trọng nhất, thời điểm này tất cả mọi việc
đều bắt đầu. Bắt đầu ăn, bắt đầu nói, bắt đầu nghe, nhìn và vận động bằng đôi tay
và đôi chân của mình....Tất cả những cử chỉ đó đều làm nên những thói quen, kể cả
thói xấu. Chính vì vậy chúng ta đã bước sang thế kỷ 21, thế kỷ của nền văn minh trí
tuệ, của nền khoa học hiện đại. Muốn được như vậy, ngay từ tuổi ấu thơ trẻ mầm
non, đặc biệt là trẻ 5-6 tuổi đang ở những bước phát triển mạnh về nhận thức, tư
duy, về ngôn ngữ, về tình cảm....Những thế giới khách quan xung quanh thật bao
la, rộng lớn, có biết bao điều mới lạ, hấp dẫn, và còn có bao lạ lẫm khó hiểu, trẻ tò
mò muốn biết, muốn được khám phá, cho nên giáo dục mầm non đã góp phần
không nhỏ vào việc giáo dục thế hệ trẻ.
Khi nghe đến từ “ khoa học”, chúng ta thường có cảm giác căng thẳng vì
trong chúng ta luôn sẵn có một suy nghĩ rằng khoa học là cái mà luôn cần đến
nhiều tri thức và vắt óc suy nghĩ. Thế nhưng, nếu suy nghĩ theo hướng khoa học
dành cho trẻ mầm non chỉ là tìm hiểu những kinh nghiệm trong cuộc sống hàng
ngày thì chúng ta mới cảm thấy thoải mái hơn và biết được khoa học không phải là
cái gì đó khó và rất khô khan. Ở trường mầm non, khám phá khoa học là một trong
những hoạt động tạo ra nhiều cơ hội để trẻ rèn luyện và hình thành kỹ năng nhận
thức. Thông qua các bài học đơn giản, giáo viên không những cung cấp cho trẻ một
vốn tri thức nào đó mà còn giúp chúng hình thành những năng lực tư duy, khả năng
phán đoán và giải quyết vấn đề, nuôi dưỡng lòng say mê, khám phá những tiền đề
cần thiết cho trẻ trong suốt cuộc đời.
2
Việc vừa mang lại niềm vui và sự quan tâm về khoa học một cách tự nhiên,
vừa chuẩn bị một nền tảng suy nghĩ khoa học đang trở thành mục tiêu lớn trong
ngành giáo dục mầm non. Vì trẻ lấy mình làm trung tâm, nên trong quá trình hoạt
động khoa học, tìm hiểu đặt câu hỏi.....trẻ sẽ nhận ra sự vật hiện tượng và con
người có mối quan hệ tác động, tương hỗ lẫn nhau từ đó suy nghĩ của trẻ trở nên
khách quan. Trẻ thường hỏi. “ Tại sao ban ngày trời lại sáng? Tại sao ban đêm trời
lại tối?” Quá trình giải quyết những câu hỏi này giúp trẻ nhận ra những quy luật
trong sinh hoạt hàng ngày của con người. Hơn nữa điều đó cũng giúp ích cho trẻ
hình thành thái độ sống khoa học và tự mình tìm được phương pháp giải quyết vấn
đề một cách sáng tạo.
Nhưng bên cạnh đó, việc thực hiện đổi mới phương pháp giáo dục mầm non
ngày càng phát huy tính sáng tạo của giáo viên và khuyến khích sự ham thích học
hỏi của trẻ mầm non đã đặt ra những yêu cầu đối với giáo viên mầm non trong quá
trình lựa chọn và tổ chức các hoạt động khám phá khoa học cho trẻ. Nếu trong
chương trình giáo dục mầm non cải cách, giáo viên chủ yếu sử dụng phương pháp
trực quan dùng lời để dạy trẻ môn Môi trường xung quanh, thì trong chương trình
giáo dục mầm non mới lại yêu cầu giáo viên phải tăng cường sử dụng các phương
pháp thí nghiệm, thực nghiệm để giúp trẻ được trải nghiệm, được khám phá khi
tham gia các hoạt động khám phá khoa học.
Hiểu được bộ môn khám phá khoa học đối với trẻ và cũng là để làm tốt yêu
cầu của chương trình giáo dục mầm non nên tôi đã chọn đề tài “ Một số biện pháp
giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn khám phá khoa học ở trường mầm non”
3
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH TRƯỜNG LỚP:
1. Thuận lợi.
- Được sự quan tâm của phòng giáo dục huyện, các giáo viên trường tôi luôn
được thăm quan và kiến tập các trường bạn, được học tập, tập huấn tại phòng giáo
dục một cách thường xuyên.
- Nhà trường đã đầu tư đầy đủ các trang thiết bị nhằm nâng cao chất lượng
dạy và học như: Kính lúp, nam châm, đồ dùng đựng nước, cát, các vật thí nghiệm
vật chìm, nổi, bình thuỷ tinh, khuôn cát…..
- Nhìn chung đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình, yêu ngành, yêu nghề, ham học
hỏi và luôn tìm tòi sáng tạo, khám phá cái mới để nâng cao trình độ chuyên môn.
Bản thân tôi là một giáo viên đã có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy khối mẫu
giáo lớn nên tôi luôn luôn tìm tòi, học hỏi các bạn đồng nghiệp tìm ra những cái
mới lạ để truyền thu đến trẻ một cách tốt nhất.
- Trẻ mẫu giáo lớn mạnh dạn, tự tin, ham học hỏi và thích khám phá những
điều mới lạ.
2. Khó khăn.
- Nhận thức của trẻ không đồng đều, có trẻ mạnh dạn, có trẻ quá nhút nhát
khi khám phá, khi làm thí nghiệm, chậm tiếp thu chưa nêu được ý kiến của mình
khi tham gia hoạt động.
- Phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến con em ở bậc học mầm non nên việc
tổ chức các hoạt động khám phá còn hạn chế.
Trước thuận lợi và khó khăn trên, tôi đã tìm ra một số biệ pháp giúp trẻ trong
lớp mình hoạt động khám phá khoa học đạt hiệu quả cao. Các biện pháp đó là:
4
II.CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
Biện pháp 1. Xây dựng nội dung khám phá khoa học theo từng tháng.
a. Xác định hoạt động phù hợp với trẻ.
- Mỗi trẻ có một sở thích khác nhau và điều đó sẽ chi phối việc lựa chọn nào
cho phù hợp với trẻ. Một bộ sưu tập cát và đá sẽ là sự vui thích của một bé gái 6
tuổi nhưng lại không phải với một bé trai 4 tuổi.
- Những trẻ có nhiều sở thích khác nhau sẽ nhận thấy có nhiều hoạt động
khoa học rất thú vị. Nếu trẻ thích nấu ăn hãy cho trẻ thấy sự biến đổi màu sắc của
trà khi có thêm chanh hay cách làm sữa kết tủa bằng dấm. Hiểu rõ đặc điểm của trẻ
giáo viên sẽ có những quyết định đúng nhất trong việc lựa chọn hoạt động khoa học
cho trẻ.
- Khuyến khích những hoạt động không quá khó và cũng không quá
d ễ. Nếu do dự bạn hãy chọn những hoạt động dễ hơn, bởi vì nếu mọi việc quá khó
sẽ khiến trẻ thấy bản chất khoa học khó khăn. Người lớn thường cho rằng trẻ con
cần những thú có hình thức đẹp đẽ cho cảm hứng khoa học, nhưng thực chất suy
nghĩ này là sai lầm
- Hãy xem xét đến nhân cách và những thói quen xã hội của trẻ. Có những
việc có thể được làm tốt bởi một cá nhân nhưng một số khác lại cần được làm trong
quy mô nhóm. Một số thì cần có sự giúp đỡ, một số khác thì chỉ yêu cầu một vài
giúp đỡ nhỏ hay hoàn toàn không cần đến sự hỗ trợ của người lớn. Hoạt động đơn
lẻ có thể phù hợp với một số trẻ, trong khi những trẻ khác lại thích thú với hoạt
động nhóm.
- Dựa vào đặc điểm cá nhân của trẻ trong lớp mà lựa chọn thí nghiệm, phân
nhóm chơi cho phù hợp. Những trẻ yếu kém, chậm chạp nên chọn những thí
nghiệm đơn giản, sau đó nâng dần độ khó để tạo cho trẻ sự tự tin từ những thành
công đã đạt được.
- Lựa chọn những hoạt động phù hợp với nơi sinh sống.
5
-Hãy cho phép trẻ tham gia vào việc lựa chọn các hoat động. Khi trẻ chọn
được một việc gì đó mình muốn làm, trẻ sẽ học chăm hơn và có nhiều thời gian bổ
ích cho việc đó.
b. Xây dựng kế hoạch.
Với mong muốn trẻ sẽ được mở rộng và trau dồi các kỹ năng quan sát, so
sánh, phân loại, dự đoán...... và được nâng cao hiếu biết của mình về thế giới tự
nhiên. Do vậy ngay từ đầu năm tôi đã lập kế hoạch theo từng tháng, từng chủ đề.
THÁNG
CHỦ ĐIỂM
TÊN THÍ NGHIỆM
- Vật chìm , vật nổi.
Tháng 9
Trường mầm non
- Làm chìm một vật nổi.
- Cuộc chạy đua của 3 cây nến
- Lau khô bàn tay bằng giấy.
Tháng 10
Bản thân.
- Thí nghiệm về không khí.
- Sử dụng bàn tay trong nước.
- Làm nổi một vật chìm.
Tháng 11
Gia đ ình
- Thử nghiệm với các đồ đựng nước.
- Nam châm hút gì?
- Điện thoại bóng bay.
Tháng 12
Nghề nghiệp
- Có thể trồng cây bằng gì?
- Co và giãn.
- Quá trình phát triển của cây từ hạt.
Tháng 1+2
Thực vật (tết)
- Nhuộm màu hoa.
- Cây cần gì để lớn lên và phát triển
- Làm sách về quá trình phát triển của
Tháng 3
Động vật
ếch.
- Động vật ngụy trang.
- Côn trùng.
6
- Một số trò chơi với nước.
Tháng 4
hiện - Các lớp chất lỏng.
- Gió.
tượng thiên nhi ên
Nước
và
các
Tháng 4 +
- Gạch được làm ra như thế nào?
đầu tháng Quê hương đất nước
- Táo, lê đổi màu.
5
Tháng 5
Trường tiểu học - Bác
Hồ
- Một vài chất tan trong nước.
- Làm một cầu vồng.
- Vì sao nước trong cốc không chảy ra?
Biện pháp 2. Chuẩn bị tốt mọi điều kiện cho trẻ khám phá.
Để cung cấp những cơ hội khám phá khoa học cho trẻ, giáo viên cần tạo cho
trẻ môi trường hoạt động khoa học phong phú, hấp dẫn với các đồ dùng, đồ chơi,
các nguyên vật liệu khác nhau.
a/ Tạo môi trường học tập.
Tạo môi trường phong phú, hấp dẫn, có ảnh hưởng trực tiếp đến tính tò mò
ham hiểu biết của trẻ, kích thích sự hứng thú của trẻ để trẻ tự do trải nghiệm và tìm
hiểu.
Giáo viên nên sử dụng những vật sống, vật thật cho trẻ dễ tìm hiểu: Như bể
cá hay vỏ chai, vỏ sò, chim, thỏ.... đối với chủ đề động vật.
Đối với chủ đề thực vật giáo viên nên chuẩn bị những hạt giống dễ nảy mầm,
dễ lên
- Cây, các hạt giống và chậu gieo hạt.
- Bảng theo dõi thời tiết hàng ngày.
- Bàn chơi nước có chai trong suốt, dụng cụ chứa nước, các vật chìm và nổi
trong nước.
- Chậu chơi với cát và nước.
7
- Đường, muối, màu nước.
Trẻ nhỏ học chủ yếu qua chơi, qua tự thăm dò, khám phá. Giáo viên nên bố
trí, bày biện phòng nhóm sao cho kích thích trẻ hoạt động và dành phần lớn thời
gian cho trẻ tự học qua hoạt động chơi.
Ví dụ:
+ Cạnh bể cá có treo tranh ảnh về cá hoặc sách về cá để trẻ nhận dạng các
loại cá.
+ Lọ đựng các loại họt hạt lộn xộn để trẻ phân loại các hạt.
+ Chậu gieo hạt đậu ở gần của sổ để trẻ theo dõi sự nảy mầm và lớn lên của
cây
Môi trường hoạt động không nhất thiết phải là môi trường ở một nơi nào đó
nhất định mà có thể là môi trường hoạt động mọi lúc, mọi nơi, cho trẻ khám phá và
nhận ra những nét đặc trưng của vật sống, đồ vật và những hiện tượng quan sát
bằng cách sử dụng tất cả các giác quan một cách thích hợp.
- Để tổ chức tốt trò chơi, tôi đã làm tốt công tác chuẩn bị như chuẩn bị đồ
đùng đồ chơi an toàn, phù hợ, bố trí thời gian chơi và không gian chơi hợp lý
- Đối với trò chơi được sử dụng trong hoạt động chung, cần chuẩn bị đủ đồ
chơi để tạo cơ hộ cho tất cả trẻ đều được chơi, còn khi sử dụng thí nghiệm trong
giờ hoạt động góc, hoạt động chiều cần chuẩn bị các loại đồ chơi đa dạng nhưng
không quá nhiều để trẻ khó lựa chọn. Để đồ chơi trong trạng thái mở để kích thích
trẻ tự lấy, tự chơi, bố trí không gian phù hợp để kích thích trẻ chơi trong nhóm nhỏ.
b. Gây hứng thú cho trẻ thích khám phá khoa học.
- Để cho trẻ yêu thích môn khám phá khoa học tôi đã sử dụng công nghệ
thông tin để ghi lại sự vật, sự việc diễn ra xung quanh cuộc sống hàng ngày của trẻ
và quan trọng là bài học đã chuyển thể lượng kiến thức mang tính lý thuyết đơn
điệu trước đây bằng hình ảnh sống động, phong phú một cách chi tiết, phù hợp với
tâm sinh lý trẻ nhỏ.
8
Tôi dùng những hình ảnh đẹp, xem hình ảnh về các hiện tượng tự nhiên, về
các sự vật hiện tượng xung quanh để trẻ suy nghĩ quan sát và phỏng đoán.
Ví dụ.
+ Với tiết học về thời tiết, tôi cho trẻ xem hình ảnh về trời nắng, trời mưa,
trời râm mát diễn ra như thế nào. Sau trời mưa ông mặt trời lại chiếu sáng, cây cối
đơm hoa nảy lộc, tươi tốt hơn, các bông hoa cứ thế từ từ nở khoe sắc. Hay đi dưới
trời mưa, trời nắng, các bạn nhỏ phải mang mũ, áo che mưa để bảo vệ cơ thể...Mỗi
nội dung bài học được xây dựng xuyên suốt, gần gũi với trẻ nên trẻ tỏ ra vô cùng
hứng thú
+ Với tiết thí nghiệm: Làm nổi một vật chìm. Đầu giờ tôi cho trẻ xem video
về những chiếc tàu thủy, canô, phà.... đi được ở trên nước. Hỏi trẻ các phương tiện
đó đi ở đâu? Nó được làm bằng nguyên liệu gì? Sắt nặng hay nhẹ? Nếu thả xuống
nước sẽ bị gì? Vậy vì sao tàu thủy, canô cũng làm bằng sắt, kim loại mà lại không
bị chìm?
Trẻ được xem đoạn video và có những lời dẫn dắt của cô trẻ sẽ hứng thú hơn
và rất mong muốn mình sẽ là những kỹ sư để có có những công trình vĩ đại.
+ Với tiết học khám phá về mặt trời, mặt trăng và các vì sao.
Cô cho trẻ xem hình ảnh về trái đất rồi hỏi trẻ: Đố các con đây là ai? ( Anh trái đất
ạ!) Anh trái đất làm gì? ( Anh trái đất đưa chúng con khám phá tự nhiên và khoa
học......)
Tôi cho trẻ xem cảnh bầu trời ban ngày, ban đêm, cảnh sinh hoạt của con
người và loài vật vào ban ngày, ban đêm. Xem hình ảnh trăng tròn, trăng khuyết và
các vì sao.
Đây là tiết khám phá tương đối rộng đối với trẻ mầm non nhưng nhờ có
những hình ảnh, video sống động mà trẻ tiếp thu bài rất nhanh, hào hứng tham gia
tiết học. Trẻ mong muốn được như chú Phạm Tuân và các nhà du hành vũ trụ bay
vào không gian để khám phá hành tinh.
9
- Ngoài cách gây hứng thú cho trẻ bằng những hình ảnh đẹp, những đoạn
video tôi còn gây hứng thú cho trẻ bằng những bài hát, bài đồng dao, ca dao hoặc
những bài thơ do tôi tự sáng tác và sưu tầm trên cơ sở đó giới thiệu tên thí nghiệm
hoặc kích thích trẻ lựa chọn trò chơi mà trẻ thích.
Ví dụ.
+ Cho trẻ khám phá về các loại đất tôi cho trẻ đọc bài thơ. “ Đất và gạch”
Đất vào lò tôi luyện
Là gạch hồng chắc khỏe
Lửa hun nóng đêm ngày
Xây lên cửa lên nhà
Đất sẵn sàng chịu đựng
Muốn trở thành có ích
Nằm mơ một ngày mai
Gian khổ phải vượt qua.
+ Cho trẻ quan sát, khám phá về con cá, khi hỏi trẻ về môi trường sống và cấu tạo
của con cá cô đọc cho tre nghe 1 câu thơ nói về môi trường sống của cá
Đêm hè lặng gió
Ơi chú cá nhỏ
Cá ngủ ở đâu?
Sông nước tràn lan
Xây sao được tổ
Ơi chú cá nhỏ
Đêm hè lặng gió
Cá ngủ ở đâu?
Đọc xong bài thơ cô hỏi trẻ. Các con đoán xem cá ngủ ở đâu?
Vậy chỉ cần vài câu thơ, câu đố hoặc bài đồng dao sẽ làm cho tiết học không
bị trầm, lôi cuốn trẻ vào hoạt động khám phá
Biện pháp 3. Một vài hình thức tổ chức hoạt động KPKH.
10
Khám phá khoa học của trẻ nhỏ bắt nguồn từ sự tò mò của trẻ với các sự vật,
hiện tượng xung quanh. Sự tò mò của trẻ cùng với sự hỗ trợ và khuyến khích của
giáo viên sẽ dẫn tới sự khám phá và tìm tòi thực sự.
- Giáo viên không nhất thiết phải dạy hoặc giải thích những kiến thức khoa
học cho trẻ mà chủ yếu là giúp trẻ suy nghĩ nhiều hơn về những gì chúng nhìn thấy
và đang làm, kích thích trẻ quan sát, xem xét, dự đoán, suy luận về các sự vật hiện
tượng xung quanh và thảo luận, chia sẻ điều trẻ nhìn thấy, điều trẻ nghĩ hoặc điều
băn khoăn, thắc mắc.
- Tạo cho trẻ môi trường hoạt động khoa học phong phú, hấp dẫn với các đồ
dùng, đồ chơi, các nguyên vật liệu khác nhau.
- Giáo viên là người tìm kiếm chủ đề và nội dung khám phá khoa học từ môi
trường xung quanh.
- Giáo viên nên cho trẻ khám phá, quan sát, xem xét, phỏng đoán các sự vật
và hiện tượng xung quanh bằng cách sử dụng tất cả các giác quan một cách thích
hợp và qua các hoạt động chơi.
- Dành thời gian cho trẻ tự khám phá, trải nghiệm và chia sẻ, bày tỏ ý kiến
của mình.
Nên chú ý lắng nghe những câu hỏi của trẻ, tôn trọng ý kiến của trẻ. Nếu trẻ
có thể nghĩ ra được câu trả lời độc đáo của riêng nó, giáo viên không nên giải đáp
luôn mà nên hỏi trẻ “ Tại sao cháu nghĩ như thế” ? để tập cho trẻ biết lập luận, biết
suy nghĩ sâu về vấn đề đó, kích thích khả năng sáng tạo của trẻ. Nếu trẻ đặt câu hỏi
hoặc câu trả lời chưa phù hợp, giáo viên cần khích lệ trẻ, giúp trẻ tự tin hơn.
- Khích lệ trẻ suy nghĩ về những gì chúng đang nhìn thấy, đang làm và phát
triển những suy nghĩ, ý tưởng của mình và quan tâm đến môi trường xung quanh.
- Cho phép trẻ được hoạt động và làm những công việc phục vụ cho bản thân
trẻ vì những công việc đó có thể sẽ là những bài học và trải nghiệm tốt cho trẻ về
khoa học.
11
Giáo viên mầm non có thể dạy khoa học cho trẻ nhỏ thành công nếu sử dụng
cách tiếp cận quá trình, khuyến khích trẻ hành động với các đối tượng.
Đối với trẻ ở lứa tuổi mầm non, giáo viên có vai trò quan trọng kích thích mong
muốn tìm hiểu về thế giới xung quanh và mong muốn lĩnh hội kiến thức của trẻ.
Trẻ lứa tuổi này không những có nhu cầu học mà còn có khả năng học. Giáo viên
không chỉ giúp trẻ mở rộng kinh nghiệm để phát triển nhận thức mà còn cần giúp
trẻ nhận biết được việc học là một quá trình thú vị, tạo cơ hội cho trẻ khám phá
không gian, các đối tượng và chia sẻ với trẻ những hài lòng, vui thích khám phá
nhằm kích thích trẻ tính tò mò, thích tìm hiểu khám phá thế giới xung quanh
4. Biện pháp 4. Ứng dụng các thí nghiệm khám phá khoa học vào các hoạt
động.
* Cách tiến hành một thí nghiệm:
- Cô giáo dùng những thủ thuật khác nhau để gây sự chú ý và khêu gợi hứng thú
của trẻ như đặt câu hỏi, hát, xem video... đưa ra các tình huống có ý nghĩa đối với
trẻ để kích thích trẻ suy nghĩ về hiện tượng sẽ tiến hành thí nghiệm.
- Cho trẻ quan sát, ngắm ngía và cùng trẻ trò chuyện về hiện trạng ban đầu của vật
làm thí nghiệm
- Cho trẻ phán đoán kết quả thí nghiệm, cô ghi lại phán đoán của trẻ hoặc cho trẻ
ghi chép lại phán đoán của mình dưới dạng hình ảnh.
- Trẻ cùng cô chuẩn bị các vật dụng để làm thí nghiệm.
- Tiến hành thí nghiệm: Tùy thuộc vào mức độ dơn giản hay phức tạp của thí
nghiệm mà cô quyết định cùng thực hiện thí nghiệm với trẻ hoặc cho trẻ tự thực
hành thí nghiệm.
Ví dụ: thí nghiệm “ Cái gì tan trong nước” Trẻ có thể tự chọn đối tượng, tự thực
hiện thí nghiệm, còn thí nghiệm “ Nước bốc hơi” cô phải thực hiện cùng trẻ vì để
trẻ thực hiện sẽ không an toàn. Trong quá trình thí nghiệm diễn ra, cô kích thích ở
trẻ sự tò mò, sự hôi hộp, chờ đợi để duy trì hứng thú của trẻ bằng các câu hỏi kích
thích trẻ dự đoán.
12
Với những thí nghiệm ngắn hạn, cô thực hiện chậm rãi từng bước để trẻ kịp quan
sát, hướng dẫn trẻ quan sát diễn biến của hiện tượng xảy ra, phát hiện và thảo luận,
so sánh với hiện trạng ban đầu để đi đến kết luận.
Với các thí nghiệm phải tiến hành trong thời gian dài, cô cần lựa chọn những thời
điểm thích hợp để hướng dẫn trẻ ghi lại kết quả quan sát sự thay đổi của vật làm thí
nghiệm bằng hình vẽ, biểu đồ, kết hợp với các câu hỏi gợi ý để trẻ so sánh kết quả
thí nghiệm với trạng thái ban đầu, cùng trẻ giải thích nguyên nhân của sự thay đổi
và kết quả thí nghiệm.
4.1: Thí nghiệm 1 : Quả trứng thần bí.
* Mục đích: - Trau dồi óc quan sát, khả năng phán đoán.
- Kích thích tính tìm tòi, ham hiểu biết.
* Chuẩn bị: - 2 quả trứng sống, 2 cốc thủy tinh, Nước ngọt, nước muối.
* Cách tiến hành. - Cô hỏi trẻ các đồ dùng cô đã chuẩn bị, trẻ đoán xem cô sẽ làm
gì với những đồ dùng này
- Trẻ đánh dấu thứ tự 2 cốc nước ( Cốc 1 và 2), sau đó thả cả 2 quả trứng vào 2 cốc
nước ngọt, trẻ nhận xét khi thả trứng vào thì trứng sẽ nổi lên trên mặt nước. Cô mời
trẻ cho muối vào cốc nước thứ nhất, khuấy đều, sau đó thả quả trứng vào. Quả
trứng sẽ từ từ nổi lên trên mặt nước.
- Cô cho trẻ quan sát và rút ra kết luận: Quả trứng trong cốc nước muối sẽ nổi lên
trên mặt nước vì trứng nặng hơn nước muối, nhưng quả trứng sẽ chìm trong nước
ngọt vì nó nặng hơn nước ngọt.
13
4.2. Thí nghiệm 2. Làm nổi một vật chìm.
* Mục đích yêu cầu.- Rèn luyện sự quan sát chú ý, tư duy thông qua thí nghiệm “
Làm nổi một vật chìm”
- Kích thích tính tò mò, ham hiểu biết của trẻ.
- Có ý thức giữ gìn đồ dùng đồ chơi.
* Chuẩn bị:
- Một vài đồ chìm trong nước như: thìa
ilốc, thìa nhôm, gạch đồ chơi, lon
côca, chai nước, cốc thủy tinh....
- Một chậu nước.
- Băng dính, đất nặn, túi bóng....
* Cách tiến hành.
- Cô cho trẻ xem viên bánh trôi nước khi sống, thả xuống nước. Viên bánh trôi sẽ
chìm xuống nước. Hỏi trẻ làm thế nào để viên bánh trôi có thể nổi lên? ( Trẻ nêu ý
kiến)
- Cô đun làm cho nước nóng lên -> Viên bánh trôi sẽ từ từ nổi lên khỏi mặt nước.
- Cô đặt một đồ chơi đã chuẩn bị vào chậu nước và cho trẻ quan sát, nhận xét ( Các
đồ chìm trong nước). Cô hỏi trẻ. Làm thế nào để vật đó có thể nổi lên được?
- Cô hỏi trẻ ngoài cách như vậy thì còn cách nào khác để cho các vật nổi có thể nổi
lên được?
- Cho trẻ về các nhóm nhỏ để làm thí nghiệm với các đồ cô đã chuẩn bị. Cô quan
sát, bao quát trẻ và hỏi. Làm sao cho vật nổi được? vì sao vật đó lại nổi lên được?
( Mỗi nhóm sẽ có cách riêng của trẻ. Có trẻ đổ nước ở trong lon nước ra, có trẻ
dùng túi bóng buộc vào cái thìa, có trẻ lấy băng dính bịt chặt miệng cốc...những đồ
đó sẽ nổi lên được). Nếu trẻ không làm vật đó nổi được, cô phải xem và xử lý kịp
thời hoặc có thể giải thích cho trẻ.
14
15
5.3. Thí nghiệm 3: Cuộc chạy đua của ba cây nến.
* Mục đích:
- Trẻ nhận biết được không khí xung quanh.
- Trẻ biết nến cháy nhờ khí ôxy. Khí ôxy hết thì nến sẽ tắt.
- Trẻ rút ra được nhận xét: Cây nến nào cháy lâu nhất? Tại sao?
* Chuẩn bị:- 3 cây nến, bật lửa
- 2 cốc thuỷ tinh lớn và nhỏ cho mỗi
nhóm.
* Cách tiến hành;
- Cho trẻ quan sát và gọi tên các đồ
dùng cô đã chuẩn bị.
- Hỏi trẻ gắn cây nến lên đĩa bằng cách
nào? Cô gắn cho từng nhóm để trẻ quan sát.
- Sau khi gắn xong đặt 1 đĩa nến ở ngoài, 1 đĩa còn lại được đậy bởi 1 cái cốc thủy
tinh nhỏ. Cô hỏi trẻ: Hiện tượng gì xảy ra? Cây nào cháy lâu hơn?
- Cô tiếp tục đốt một cây nến nữa và úp lên bởi 1 cốc thủy tinh lớn. Cô hỏi trẻ:
Hiện tượng gì xảy ra? Cho trẻ dự đoán xem cây nến nào cháy lâu nhất trong 3 cây
nến?
- Cho trẻ quan sát cho đến khi 2 cây nến ở trong cốc tắt dần
=> Cây nến với nhiều không khí xung quanh có thể tiếp tục cháy sau khi 2 cây nến
ở trong cốc đã tắt. Cây nến trong cốc lớn có nhiều không khí hơn nên sẽ cháy lâu
hơn cây nến trong cốc nhỏ.
16
4.4: Thí nghiệm 4: Có thể trồng cây bằng gì?
* Mục đích.
- Giúp trẻ hiểu được ngoài cách trồng cây bằng hạt, người ta có thể trồng cây bằng
cành, bằng lá hoặc bằng củ.
* Chuẩn bị.
- 4 chậu đất để trồng cây.
- Một số dây khoai lang hoặc cành hoa
trạng nguyên.
- Một số lá bỏng.
- Một số cành hoặc lá cây khác mà không
thể trồng bằng cành hoặc bằng lá.
* Cách tiến hành.
- Cô cho trẻ chơi trò chơi “ Gieo hạt, nảy
mầm”
- Hỏi trẻ: Ngoài cách trồng cây bằng hạt, ta
có thể trồng cây bằng cách nào?
- Cho trẻ nói tên 1 số loại cây và lá mà cô đã chuẩn bị.
- “ Hôm nay chúng ta sẽ giâm, trồng một số cành cây khoai lang, trạng nguyên, lá
bỏng....và thử xem điều gì sẽ xảy ra”
- Cô cho trẻ dự đoán chậu nào sẽ có các mầm cây mọc lên.
- Hàng ngày, cô cùng trẻ tưới nước đủ độ ẩm để cây phát triển, cho trẻ theo dõi sự
thay đổi diễn ra trong các chậu cây trồng.
- Khi thí nghiệm kết thúc, cô trò chuyện với trẻ về điều xảy ra và rút ra kết luận.
Ngoài cách trồng cây bằng hạt, ta có thể trồng cây bằng cành, hoặc bằng lá. Song
không phải cây nào cũng trồng được bằng cành hoặc bằng lá và chỉ cho trẻ thấy rễ
và mầm sinh ra từ các mắt của cành hoặc các mép lá.
17
4.5 . Thí nghiệm với nước: Các lớp chất lỏng.
* Mục đích:
- Trẻ biết phân biệt lớp chất lỏng khác nhau: Dầu, nước, sirô.
- Nhận biết lớp sirô nặng hơn nước nên chìm xuống dưới, lớp dầu nhẹ hơn nước và
siro nên nổi lên trên cùng. Còn lớp nước ở giữa.
- Nhận biết một số chất liệu: Nhựa, gỗ, kim sắt, cao su- nổi ở lớp chất lỏng nào:
Nước, siro, dầu, để rút ra kết luận.
* Chuẩn bị:
- 1 chai dầu ăn, 1 chai nước, 1 chai sirô.
- 3 ly thủy tinh, khay.
- Các vật liệu: Cao su, sỏi, đồ nhựa, sắt.
- Các thẻ màu đỏ, trắng, vàng.
* Tiến hành.
- Cho trẻ quan sát và gọi tên 3 chai
chất lỏng: Dầu, nước, siro.
- Mỗi chất lỏng cô dùng một miếng
nhựa màu tương ứng với màu chất
lỏng: Miếng nhựa đỏ, vàng, trắng.
-
Cho
trẻ chọn chất lỏng thứ 1 đổ vào ly trước và chọn
miếng nhựa có màu tương ứng gắn lên bảng.
- Cô cho trẻ chọn chất lỏng thứ 2 và đổ vào ly. Trẻ tự
đoán nó sẽ đứng ở chỗ nào trong cái ly. Chọn thẻ
nhựa có màu tương ứng gắn tiếp lên bảng. Cô cho trẻ
quan sát lớp chất lỏng thứ 2 nó đứng ở vị trí nào trong
cái ly có đúng như dự đoán của trẻ không.
- Làm tương tự với chất lỏng thứ 3.
18
- Cho trẻ quan sát vị trí các lớp chất lỏng ở trong ly để rút ra kết luận. ( Lớp siro
nặng hơn nước nên chìm xuống dưới cùng. Lớp nước nhẹ hơn siro nhưng nặng hơn
dầu nên ở giữa. Lớp trên cùng là lớp dầu vì nhẹ hơn lớp nước và lớp siro)
- Cho trẻ chia thành 2 nhóm, mỗi
nhóm tự chọn vị trí xếp thẻ nhựa
khácvới lúc đầu. Mỗi nhóm sẽ đổ thứ
tự các lớp chất lỏng theo như đã chọn
và mang ly chất lỏng vừa đổ lên cùng
quan sát xem các lớp chất lỏng có
đứng ở đúng vị trí đó không?
- Trẻ tự rút ra kết luận: Chất lỏng dù
đổ loại nào trước thì nó vẫn đúng theo thứ tự siro, nước, dầu. và trẻ gắn lại thứ tự
thẻ nhựa theo đúng vị trí các chất lỏng trong ly.
* Mở rộng: cho trẻ thả một số vật: Cao su, nhựa, sỏi, gỗ, sắt và quan sát xem nó nổi
hoặc chìm ở lớp chất lỏng nào và tự rút ra kết luận.
4.6: Thí nghiệm: Nhuộm màu hoa.
* Mục đích:
- Trẻ biết bông hoa hút màu qua những ống hẹp trong cuống hoa và có khả năng
biến đổi thành màu đó
- Trau dồi óc quan sát, khả năng phán đoán, suy luận và chú ý.
* Chuẩn bị:
- Bình thủy tinh hoặc lọ hoa trong suốt.
- Nước.
- Thực phẩm màu ( Màu nước)
- Hoa cúc hoặc hoa cẩm chướng sáng màu.
* Cách tiến hành.
19
-
Cho trẻ quan sát và gọi tên
các dụng cụ. trẻ có thể đoán
xem cô sẽ làm gì với các
dụng cụ này.
-
cho trẻ đánh dấu 2 lọ nước,
sau đó đổ màu vào lọ nước
thứ 2, sau đó đặt 2 bông
hoa vào 2 lọ nước.
-
Cô cho trẻ quan sát sau
nhiều giờ, cuối cùng các cánh của bông hoa đặt trong lọ thứ hai sẽ chuyển sang
màu của nước trong lọ.
* Mở rộng: có thể làm những bông hoa nhiều màu bằng cách chẻ đôi cuống hoa và
ngâm mỗi nửa cuống hoa vào một lọ nước màu khác nhau.
4.7 : Thí nghiệm: Táo, lê đổi màu.
* Mục đích:
- Giúp trẻ phát hiện được sự thay đổi màu sắc của táo, lê sau khi gọt vỏ. Hình thành
cho trẻ kỹ năng tạo ra những miếng táo ngon hơn, sạch hơn và đẹp hơn.
* Chuẩn bị:
- 2 quả táo hoặc lê.
- Đĩa đựng hoa quả.
- Dao.
- 1 bát nước muối loãng đun sôi
để
nguội.
- Giấy bút để ghi lại kết quả thí
nghiệm.
* Cách tiến hành.
20
- Cô cho trẻ nói tên các đồ dùng cô đã chuẩn bị.
- Cô pha một chút muối vào bát nước sôi đã chuẩn bị.
- Cô cùng trẻ bổ 2 quả táo( hoặc lê), một quả cắt thành miếng bày ra đĩa, còn quả
kia cắt thành miếng ngâm vào bát nước muối loãng.
- Cho trẻ dự đoán điền gì sẽ xảy ra với các miếng táo bày ở đĩa và các miếng táo ở
trong bát nước muối pha loãng.
- cho trẻ quan sát sau 5-7 phút, ghi lại kết quả trẻ quan sát được.
- Đặt câu hỏi cho nhóm trẻ thảo luận: + Vì sao khi bổ ra, táo lại đổi thành màu nâu?
+ Tại sao nước muối ngâm làm táo không đổi màu?
-Cô giải thích: Vì trong táo và một
số loại quả như cà, hồng, lê....có
loại chất Tanin nên khi bổ ra,
chúng tiếp xúc với không khí, và
khiến cho quả đó chuyển thành
màu nâu. Còn nước muối ngâm quả
táo kia chuyển thành nâu vì nhựa
trong quả táo thôi ra ở trong nước
muối. Vớt những miếng táo được ngâm trong nước muối loãng cho trẻ quan sát,
21
so sánh với những miếng táo không ngâm và hướng dẫn trẻ cách làm cho táo, lê
trắng ngon khi bổ ra.
Biện pháp 5. Phôí kết hợp với phụ huynh.
Giáo dục mầm non là bậc học đặc biệt cần có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa
gia đình và nhà trường trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ nhằm phát triển nhân
cách toàn diện cho trẻ. Với mong muốn trẻ có thể ghi nhớ lâu hơn và nắm chắc
những kiến thức đã học trên lớp nên ngay từ đầu năm khi họp phụ huynh tôi đã
thông qua chương trình giáo dục, thời khóa biểu ở lớp với các chủ điểm, tôi còn
thông báo với phụ huynh về yêu cầu cần đạt của từng môn học để phụ huynh hiểu
được tầm quan trọng của việc giáo dục trẻ theo đúng độ tuổi và có hướng rèn các
cháu ở nhà để trẻ có một tâm thế tốt trước khi vào lớp 1.
- Đặc biệt với bộ môn “ Khám phá khoa học”, tôi giải thích rõ cho phụ
huynh về nội dung và sự cần thiết của môn học trong sự phát triển toàn diện của
trẻ, giải thích cho họ hiểu khoa học không chỉ là kiến thức mà còn là quá trình, hay
là con đường tìm hiểu, khám phá thế giới vật chất. Khoa học với trẻ nhỏ là quá
trình tìm hiểu, khám phá tự nhiên và là quá trình tích cực tham gia hoạt động thăm
dò, tìm hiểu thế giới tự nhiên từ đó kích thích ở trẻ tính tò mò, ham hiểu biết. Tôi
tuyên truyền tới phụ huynh về một số kinh nghiệm để có thể cùng với trẻ khám
phá. “ Trẻ nhỏ học bằng cách thực hành, thử làm những ý tưởng mới lạ và những
thử thách chưa vượt qua được. Điều này không phải chỉ diễn ra tại trường học. Các
phụ huynh có thể giúp trẻ học bằng cách cung cấp cho trẻ một những kinh nghiệm
học tập thú vị trong môi trường an toàn với nhiều sự khích lệ. Là bố mẹ, có thể tạo
hứng thú học cho trẻ bằng cách mà không ai có thể làm ngoại trừ bạn. Đam mê học
tập, tìm hiểu là chìa khóa thành công của trẻ. Nếu bạn chọn cách cùng làm việc với
trẻ, hãy nhớ rằng giúp trẻ học không có nghĩa là bạn không thể tỏ thái độ buồn cười
hay nghiêm trọng” . Ngoài ra tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh vào các giờ
đón trả trẻ về tình hình sức khỏe và tình hình học tập của trẻ ở lớp để cùng với phụ
huynh giúp trẻ tiến bộ hơn.
22
- Trong công tác chuẩn bị đồ dùng, nguyên vật liệu cho các hoạt động hoặc
những đóng góp để cho phong trào ở lớp thêm sôi động thì không thể không kể đến
các bậc phụ huynh. Vì vậy tôi thường xuyên vận động phụ huynh đóng góp truyện,
cây xanh tạo thành góc thư viện và vườn cây của bé, đóng góp các nguyên vật liệu
phế thải như bìa lịch, chai, lọ, vỏ hộp.....để phục vụ các chủ đề. Ví dụ tiết khám phá
“ Các loại lá” Tôi thông báo với phụ huynh hái lá cây đến để cho trẻ hoạt động, thì
ngay hôm sau đến tiết đó trẻ đã có đầy đủ các loại lá phong phú và trẻ biết tên lá,
biết đặc điểm của cây đó rõ hơn. Và trẻ rất vui mừng vì mình đã chuẩn bị được đồ
dùng để phục vụ tiết học. Tôi đ ưa ra các yêu cầu, các bài tập để trẻ mang về nhà
cùng với bố mẹ làm thí nghiệm cô giao cho: Ví dụ như cô bảo trẻ về quan sát con
vật nuôi trong gia đình, các đồ dùng trong gia đình, hoặc cô đưa cho mỗi trẻ một
loại hạt, củ yêu cầu trẻ về nhà trồng và đưa ra điều kiện hôm nào sẽ mang đến để cô
kiểm tra. chính vì vậy phụ huynh càng thấy được tầm quan trọng của việc học tập
của con em mình.
- Ngoài ra tôi thường lên một số tiết có sự tham dự củaphụ huynh,Phụ huynh rất
vui khi thấy các con mình thật sự được học và chơi, được trải nghiệm và họ không
ngờ các con mình lại có thể thông minh như vậy.
Sau khi áp dụng biện pháp này, tôi thấy mối quan hệ giữa tôi và phụ huynh trở
nên gần gũi và phụ huynh cũng rất nhiệt tình, vui vẻ khi có những lời đóng góp từ
phía giáo viên.
4/ KẾT QỦA
23
* Đối với cô:
Trong những năm học trước việc cho trẻ “ Khám phá khoa học” ở trường tôi
nói chung và ở lớp tôi nói riêng vẫn chưa được sáng tạo, một số giáo viên vẫn chưa
mạnh dạn cho trẻ thực hiện các thí nghiệm, vì vậy trẻ còn thụ động, chưa nhanh
nhẹn tìm tòi khám phá các sự vật hiện tượng xung quanh. Sau khi tiến hành áp
dụng biện pháp trên, tôi thấy tự tin hơn, và đã tổ chức tiết học khám phá một cách
linh hoạt, không gò bó ,thụ động, không ngại ngùng trước các trải nghiệm thí
nghiệm.
* Đối với trẻ.
Qua các biện pháp trên, trong quá trình thực hiện, tôi thấy trẻ ở lớp tôi rất
hứng thú, phát triển khả năng tư duy cao. Trẻ tò mò, thích khám phá các sự vật hiện
tượng xung quanh. Trẻ biết đặt ra những câu hỏi “ Tại sao” trước những hiện tượng
tượng lạ, từ đó thu nhận được những hiểu biết, những vốn kinh nghiệm nhất định
để áp dụng trong đời sống hàng ngày. Hầu hết tất cả các trẻ đều háo hức chờ đón
những giờ thí nghiệm, tập trung cao độ để quan sát hiện tượng xảy ra, kiên nhẫn
chờ đón kết quả. Qua đó khơi gợi ở trẻ nhu cầu khám phá, trẻ bắt đầu để ý những
biến đổi của sự vật hiện tượng xung quanh, biết tự khám phá bằng nhiều giác quan
và có sự trao đổi giữa cô và bạn. Chính vì thế tôi đã hình thành cho trẻ một số kỹ
năng, thao tác thử nghiệm trong khoa học. Trẻ lớp tôi ngày càng có kỹ năng quan
sát tốt, biết suy đoán, phán đoán nhằm tìm ra một kết quả chính xác.
* Về phía phụ huynh
Sau khi được nghe giáo viên tuyên truyền về tầm quan trọng của môn khám
phá khoa học đối với trẻ mầm non, đại đa số các bậc phụ huynh đều hoan nghênh
tán thưởng và cùng kết hợp với giáo viên quan tâm dạy dỗ con em mình ngày càng
tốt hơn. Chính vì vậy,càng ngày phụ huynh càng tin tưởng vào chất lượng chăm sóc
giáo dục của nhà trường.
Qua các biện pháp trên, qua thực tế các hoạt động ở lớp năm học 2016- 2017
vừa qua trẻ lớp tôi đã đạt được kết quả như sau
24
Lớp mẫu Đầu năm ( Chưa áp Hết học kì I( Sau
giáo lớn
dụng SKKN)
Số trẻ
Sĩ
số
32
lớp
Trẻ đạt
12
Trẻ chưa
20
đạt
khi áp dụng SKKN)
Tăng ( + )
Giảm ( - )
So với đầu năm
Tỷ lệ %
Số trẻ
Tỷ lệ %
Số trẻ
Tỷ lệ %
100
32
100
32
100
27
32
100
20
63
63
0
0
20
63
Qua kết quả khảo sát học sinh giữa học kỳ II so với đầu năm học, sau khi đã
áp dụng các biện pháp tổ chức trong sáng kiến kinh nghiệm, tôi thấy trẻ lớp tôi có
tiến bộ rất nhiều. Nhờ có sáng kiến mà tôi đã tạo cho trẻ được tìm tòi, khám phá về
thế giới xung quanh trẻ ở mọi lúc mọi nơi. Không chỉ khám phá trong góc khoa học
hoặc trong các hoạt động khoa học mà trẻ lớp tôi còn khám phá, áp dụng và phát
hiện được rất nhiều điều qua các môn học khác.
III/KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
25