Tải bản đầy đủ (.docx) (56 trang)

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TỪ NĂM 2010 2016. VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN HIỆU QUẢ TẠI ĐỊA PHƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (528.43 KB, 56 trang )

MỤC LỤC


GVHD: Hồ Phong
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN THÀNH
PHỐ ĐÀ NẴNG TỪ NĂM 2010 -2016. VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU
LỊCH BIỂN HIỆU QUẢ TẠI ĐỊA PHƯƠNG
Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội, thì du lịch đã trở thành một nhu
cầu quan trọng đối với cuộc sống của con người. Và hoạt động du lịch phát triển
mạnh mẽ để trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của các quốc gia trên thế giới.
Phát triển du lịch đóng vai trò to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc
gia.
Việt Nam là quốc gia ven biển nằm bên bờ Tây của Biển Đông, có địa chính trị
và địa kinh tế rất quan trọng không phải bất kỳ quốc gia nào cũng có. Với bờ biển
dài trên 3.260 km trải dài từ Bắc xuống Nam và hơn 3.000 hòn đảo, với những bờ
cát trắng, vịnh biển hoang sơ, những hòn đảo nhiệt đới quanh năm tươi tốt. Từ đó
chúng ta có thể thấy rõ được tiềm năng du lịch biển đảo của đất nước.
Đà Nẵng là một trong những địa phương nằm tại vùng trung tâm duyên hải
miền trung, nằm giữa hai thành phố lớn của đất nước là Thủ đô Hà Nội và Thành
phố Hồ Chí Minh. Nơi đây có nhiều điều kiện thuận lợi về tự nhiên, giao thông,
liên lạc,… và đặc biệt có những bãi biển đẹp hàng đầu tại Việt Nam cũng như trên
thế giới mà nhiều người biết đến.
Vì vậy để phát triển du lịch nói chung và du lịch biển nói riêng tại Đà Nẵng
tương xứng với những điều kiện đó thì việc nghiên cứu tình hình phát triển du lịch
biển đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển Thành phố. Đồng thời
qua việc tìm hiểu tình hình tại địa phương để đưa ra những chính sách phát triển
du lịch đúng đắn nhất.
Tuy nhiên, trong thực tế việc tối ưu hóa khả năng du lịch biển tại thành phố Đà
Nẵng trong những năm gần đây vẫn còn nhiều hạn chế và chưa phát huy được hết


giá trị của nó. Chính vì vậy gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển du lịch
của Thành phố.
Vì những lý do trên nên tôi chọn đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình là :
Nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch biển thành phố đà nẵng từ năm 2010
-2016. Và giải pháp phát triển du lịch biển hiệu quả tại địa phương
Đề tài đi sâu nghiên cứu vào tình hình phát triển du lịch biển tại Đà Nẵng và
các vấn đề có liên quan nhằm thúc đẩy phát triển du lịch biển của Thành phố,
nhằm thu hút du khách trong và ngoài nước, đồng thời để Đà Nẵng trở thành điểm
du lịch hấp dẫn, có một vị thế riêng trong lòng mỗi du khách, phát triển Đà Nẵng
thành điểm đến du lịch xứng tầm quốc tế.
SVTH: Bùi Quang Huy

2


GVHD: Hồ Phong
2. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài
2.1 Mục tiêu

Mục tiêu nghiện cứu đề tài nhằm xác định tình hình phát triển du lịch trong những
năm gần đây nhằm phục vụ cho việc phát triển du lịch cho Thành phố Đà Nẵng.
Nhiệm vụ
Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài
Đánh giá tiềm năng ngành du lịch biển của Thành phố Đà Nẵng
Khảo sát điều tra để xác định thực trạng của phát triển du lịch địa phương.
Xác định cả chỉ tiêu đánh giá chất lượng du lịch biển và những kết quả đạt
được.
3. Lịch sử nghiên cứu
2.2
-


Biển tại Thành phố Đà Nẵng có rất nhiều ưu điểm để phát triển du lịch. Vì vậy
đã có rất nhiều người quan tâm, nghiên cứu, tìm hiểu và đánh giá. Cụ thể là:
“Nghiên cứu phát triển du lịch biển Đà Nẵng” của Thạc Sỹ Trần Thị Kim Ánh, “
Phát triển du lịch biển” của Thạch Sỹ Huỳnh Thị Mỹ Lệ, “ Phát triển kinh tế
biển Đà Nẵng – Tiềm năng và thách thức” của Viện nghiên cứu phát triển Kinh tế
- Xã hội Đà Nẵng…Và nhiều đề tài, đề án khác.
4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
4.1 Quan điểm nghiên cứu
4.1.1 Quan điểm hệ thống

Quan điểm này được coi là cơ sở cho việc hình thành hệ thống du lịch, đảm
bảo tính khách quan, khoa học trong nghiên cứu.
4.1.2 Quan điểm tổng hợp lãnh thổ
4.1.3 Quan điểm sinh thái
4.2 Phương pháp nghiên cứu
4.2.1 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu

Thu thập các số liệu sơ cấp do chính người làm nghiên cứu thu thập, ngoài ra
còn sử dụng nguồn số liệu thứ cấp do những người khác, do các cơ quan, đoàn
thể, internet đã thu thập từ trước để làm cơ sở lý luận khoa học và làm rõ một số
vấn đề trong luận văn.

4.2.2

Phương pháp điều tra thực địa

Công tác thực địa kiểm tra chỉnh lý và bổ sung những tư liệu về tài nguyên, cơ
sở hạ tầng phục vụ trực tiếp cho hoạt động du lịch và các số liệu lien quan đến
khách du lịch, doanh thu từ du lịch cùng các tài liệu liên quan khác. Phương pháp

này được kết hợp với phương pháp điều tra xã hội học với các đối tượng khác
nhau ( khách du lịch, dân bản địa ) nên thông tin thu được khá phong phú và có
kết quả chân thực.
SVTH: Bùi Quang Huy

3


GVHD: Hồ Phong
4.2.3

Phương pháp phân tích hệ thống

Là một giai đoạn trong phát triển dự án, tập trung vào các vấn đề nghiệp vụ. Ở
đề tài này là những gì hệ thống phải làm về mặt dữ liệu, các thủ tục xử lý và giao
diện, độc lập với kỹ thuật có thể được dùng để cài đặt giải pháp cho vấn đề phát
triển du lịch biển Đà Nẵng.
4.2.4

Phương pháp thống kê

Phương pháp này áp dụng để thống kê các hệ sinh thái đặc thù, các tài nguyên
du lịch quan trọng và phụ trợ, thống kê hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch;
thống kê đánh giá lượng khách; đánh giá tỷ lệ doanh thu; tỷ trọng và mức tăng
trưởng du lịch để đưa ra bức tranh chung về hiện trạng đang có tại điểm đến Côn
Đảo.
4.2.5

Phương pháp phỏng vấn không chính thức


Đối với khách du lịch và người dân trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng, nhằm lấy
thêm thông tin về đặc điểm xã hội của các đối tượng du lịch, ý kiến của cộng
đồng, du khách, điều tra về sức hấp dẫn của các điểm du lịch, tài nguyên du lịch,
chất lượng dịch vụ …Phương pháp này bao gồm các bước: xác định các vấn đề
cần điều tra, thiết kế bảng hỏi, lựa chọn khu vực và đối tượng để điều tra, thời
gian tiến hành điều tra, xử lý các kết quả điều tra.
4.2.6

Phương pháp bản đồ

Dựa vào bản đò tự nhiên, bản đồ kinh tế - xã hội, bản đồ du lịch để xác định
thông tin du lịch.
5. Phạm vi nghiên cứu
5.1 Về nội dung

Nghiên cứu tình hình du lịch biển của thành phố Đà nẵng và giải pháp phát
triển du lịch biển. Phạm vi nghiên cứu:
5.2 Về phạm vi
5.2.1 Phạm vi về không gian

Các vùng biển, vùng ven bờ biển và bờ biển thuộc thành phố Đà Nẵng.
5.2.2

Phạm vi về thời gian

Từ khi có chủ trương của Chính phủ về việc phát triển kinh tế xã hội thành phố
Đà Nẵng , đặc biệt lấy nhiệm vụ phát triển du lịch làm nhiệm vụ hàng đầu đến
nay.

SVTH: Bùi Quang Huy


4


GVHD: Hồ Phong

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Du lịch
Cùng với sự phát triển của du lịch, khái niệm du lịch được hiểu theo nhiều
cách khác nhau tuỳ theo góc độ xem xét.
Vào năm 1941, ông w. Hunziker và Kraff (Thụy Sỹ) đưa ra định nghĩa: Du
lịch là tổng hợp những và các hiện tượng và các mối quan hệ nảy sinh từ việc di
chuyển và dừng .lại của con người tại nơi không phải là nơi cư trú thường xuyên
của họ; hơn nữa, họ không ở lại đó vĩnh viễn và không có bất kỳ hoạt động nào để
có thu nhập tại nơi đến.
Theo Guer Freuler, du lịch là một hiện tượng thời đại của chúng ta dựa trên sự
tăng trưởng của nhu cầu khôi phục sức khỏe và sự thay đổi của môi trường xung
quanh, dựa vào sự phát sinh, phát triển tình cảm đối với vẻ đẹp của thiên nhiên.
Theo nhà kinh tế Kalíiotis, du lịch là sự di chuyển tạm thời của cá nhân hay
tập thể từ nơi này đến nơi khác nhằm thoa mãn nhu cấu tinh thần, đạo đức, do đó
tạo nên các hoạt động kinh tế.
Theo định nghĩa của Tổ chức Du lịch Thế giới:
Du lịch được hiểu là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động
kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên
ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ với mục đích hòa bình. Nơi họ đến không
phải là nơi làm việc của họ.
Tại Việt Nam, mặc dù du lịch là một lĩnh vực khá mới mẻ nhưng các nhà
nghiên cứu của Việt Nam cũng đưa ra các khái niệm xét trên nhiều góc độ nghiên

cứu khác nhau.
Theo từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam, du lịch được hiểu trên hai khía
canh:
Thứ nhất, du lịch là một dạng nghỉ dưỡng sức, tham quan tích cực của con người ngoài
nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử,
công trình văn hóa nghệ thuật. Theo nghĩa này, du lịch được xem xét ở góc độ cầu, góc
độ người đi du lịch.
• Thứ hai, du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt: nâng
cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hóa dân tộc, từ đó góp phần
làm tăng thêm tình yêu đất nước; đối với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân
tộc mình; về mặt kinh tế du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn; cố


SVTH: Bùi Quang Huy

5


GVHD: Hồ Phong
thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tại chỗ. Theo nghĩa này, du lịch
được xem xét ở góc độ một ngành kinh tế.
Luật Du lịch Việt Nam (được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 7, Khóa XI
năm 2005) đã nêu khái niệm về du lịch như sau:
Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi
cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí,
nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.
1.1.2

Tài nguyên du lịch


Là tổng thể tự nhiên và văn hóa – lịch sử cùng các thành phần của chúng góp
phần khôi phục, tăng thể lực và trí lực của con người, khả năng lao động và sức
khỏe của họ, những tài nguyên này được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp và gián
tiếp cho việc sản xuất dịch vụ du lịch. Tài nguyên du lịch bao gồm các thành phần
và những kết hợp khác nhau của cảnh quan tự nhiên cùng cảnh quan nhân văn
( Văn hoá ) có thể được sử dụng cho dịch vụ du lịch thoả mãn nhu cầu về chữa
bệnh, nghỉ ngơi, tham quan hay du lịch. Trong ngành du lịch thì tài nguyên du lịch
là đối tượng lao động, còn dịch vụ du lịch được thể hiện như sản phẩm của quá
trình lao động. Nét đặc trưng của ngành du lịch là sự trùng khớp vè thời gian giữa
quá trình sản xuất và quá trình tiêu thụ dịch vụ du lịch.
Xét về cơ cấu thì tài nguyên du lịch có thể phân thành 2 bộ phận : tự nhiên và
nhân tạo.
1.1.2.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên

Tài nguyên du lịch tự nhiên là các đối tượng và hiện tượng trong môi trường
tự nhiên bao quanh chúng ta. Trong đó tài nguyên tham gia với những đặc điểm
của mình mà có thể quan sát bằng mắt thường, đó chính là dạng bề mặt trái đất,
động thực vật va nguồn nước. Ngoài ra, đóng vai trò quan trọng đối với nhiều loại
hình du lịch là khí hậu, đặc biệt là các chỉ tiêu có liên quan tới trạng thái tâm lý –
thể lực của con người – đó chính là khí hậu sinh học
TNDLTN là tổng thể tự nhiên các thành phần của nó có thể góp phần khôi
phục và phát triển thể lực, trí tuệ con người, khả năng lao động và sức khỏe của
họ và được lôi cuốn vào phục vụ cho nhu cầu cũng như sản xuất dịch vụ du lịch.
Trong chuyến du lịch, người ta thường tìm đến những nơi có phong cảnh đẹp.
Phong cảnh theo một nghĩa nào đó được hiểu là một khái niệm tổng hợp liên quan
đến tài nguyên du lịch. Căn cứ vào mức độ biến đổi của phong cảnh do con người
tạo nên, có thể chia nó làm 4 loại:





Phong cảnh nguyên sinh (thực tế rất ít gặp trên thế giới)
Phong cảnh tự nhiên, trong đó thiên nhiên bị thay đổi tương đối ít bởi con người.
Phong cảnh nhân tạo (văn hoá), trước hết nó là những yếu tố do con người tạo ra.
SVTH: Bùi Quang Huy

6


GVHD: Hồ Phong


Phong cảnh suy biến (loại phong cảnh bị thoái hoá khi có những thay đổi không có lợi
đối với môi trường tự nhiên).
Các thành phần của tự nhiên với tư cách là TNDL có tác động mạnh nhất đến hoạt
động du lịch là: địa hình, nguồn nước và thực – động vật.


Địa hình

Địa hình là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên phong cảnh và sự
đa dạng của phong cảnh nơi đó. Đối với du lịch, các dấu hiệu bên ngoài của địa hình
càng đa dạng và đặc biệt thì càng có sức hấp dẫn du khách.
Các đơn vị hình thái chính của địa hình là núi, đồi và đồng bằng, chúng được phân
biệt bởi độ chênh cao của địa hình.


Khí hậu

Khí hậu cũng được coi là một dạng tài nguyên du lịch. Trong các chỉ tiêu về khí

hậu, đáng lưu ý nhất là hai chỉ tiêu: nhiệt độ và độ ẩm không khí. Ngoài ra còn phải
tính đến các yếu tố khác như gió, áp suất khí quyển, ánh nắng mặt trời, các hiện tượng
thời tiết đặc biệt.
Điều kiện khí hậu có ảnh hưởng đến việc thực hiện các chuyến du lịch hoặc hoạt
động dịch vụ du lịch. Nhìn chung, những nơi có khí hậu ôn hoà thường được du khách
ưa thích. Những nơi có nhiều gió cũng không thích hợp với phát triển du lịch. Mỗi loại
hình du lịch thường đòi hỏi những điều kiện khí hậu khác nhau. Chẳng hạn du khách
đi nghỉ biển mùa hè thường chọn những dịp ít mưa, nắng nhiều nhưng không gắt, nước
mát, gió vừa phải. Như vậy, ở mức độ nhất định cần phải chú ý đến những hiện tượng
thời tiết đặc biệt làm cản trở đến kế hoạch du lịch. Đó là bão trên các vùng biển, duyên
hải, hải đảo, gió mùa đông bắc, gió tây khô nóng, lốc, lũ… vẫn xảy ra ở nước ta.
Tính mùa của khí hậu ảnh hưởng rất rõ rệt đến tính mùa vụ trong du lịch. Các vùng
khác nhau trên thế giới có mùa du lịch khác nhau do ảnh hưởng của các yếu tố khí
hậu. Sự phụ thuộc chặt chẽ vào các điều kiện khí hậu, hoạt động du lịch có thể diễn ra
quanh năm hoặc trong một vài tháng.


Nguồn nước

Tài nguyên nước bao gồm nước chảy trên mặt và nước ngầm. Đối với du lịch thì
nước mặt có ý nghĩa quan trọng. Nó bao gồm nước đại dương, biển, sông, hồ (tự
nhiên, nhân tạo), suối phun, thác nước…


Sinh vật

Ngày nay thị hiếu về du lịch ngày càng trở nên đa dạng. Sau thời gian lao động mệt
mỏi, con người cần được nghỉ ngơi để hồi phục sức khoẻ, đảm bảo khả năng lao động
lâu dài…Việc đi du lịch đến các nơi có phong cảnh đẹp, thiên nhiên trong lành,… là
cách nghỉ ngơi rất tốt. Bởi lẽ, con người cũng như mọi sinh vật đều được phát sinh và

phát triển trong môi trường tự nhiên – nguyên thuỷ – một môi trường hoàn toàn trong
SVTH: Bùi Quang Huy

7


GVHD: Hồ Phong
lành và ổn định. Con người đã thích nghi với môi trường đó. Giờ đây sống trong một
xã hội phát triển, có những điều kiện thuận lợi do con người tạo ra, nhưng đồng thời
môi trường lại bị ô nhiễm, biến đổi bất lợi cho cuộc sống của con người.
Về tài nguyên sinh vật, rừng không chỉ có ý nghĩa lớn về mặt kinh tế, sinh thái, mà
còn có giá trị đối với du lịch, nhất là rừng nguyên sinh hoặc thuần chủng. Tất nhiên
không phải mọi tài nguyên động thực vật đều là đối tượng tham du lịch.
1.2.1.2 Tài nguyên du lịch nhân văn

TNDLNV bao gồm : các di sản văn hoá, các di tích văn hoá – lịch sử. Mà nói một
cách ngắn gọn, là các đối tượng, hiện tượng do con người tạo ra trong suốt quá trình
tồn tại và có giá trị phục vụ cho nhu cầu du lịch. Là loại hình du lịch có tác dụng nhận
thức nhiều hơn. Tác dụng giải trí không điển hình hoặc chỉ có ý nghĩa thứ yếu.
DLNV là loại hình du lịch chủ yếu là tìm hiểu các đối tượng nhân tạo thường diễn
ra trong thời gian ngắn. Số người quan tâm tới TNDLNV thường có văn hoá cao hơn,
thu nhập và yêu cầu cao hơn.
TNDLNV thường tập trung ở các điểm quần cư và thành phố lớn.
Ưu thế của TNDLNV là đại bộ phận không có tính mùa vụ (trừ các lễ hội), không
bị phụ thuộc nhiều vào các điều kiện khí hậu và các điều kiện tự nhiên khác.
Sở thích của những người tìm đến TNDLNV rất phức tạp và rất khác nhau…
-

-



Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học
Các di tích: Các tác phẩm kiến trúc, tác phẩm điêu khắc và hội họa, các yếu tố hay các
cấu trúc có tính chất khảo cổ học, ký tự, nhà ở trong hang đá và các công trình sự kết
hợp giữa công trình xây dựng tách biệt hay liên kết lại với nhau mà do kiến trúc của
chúng, do tính đồng nhất hoặc vị trí trong cảnh quan, có giá trị nổi bật toàn cầu xét
theo quan điểm lịch sử, nghệ thuật và khoa học.
Các di chỉ: Các tác phẩm do con người tạo nên hoặc các tác phẩm có sự kết hợp giữa
thiên nhiên và nhân tạo và các khu vực trong đó có các di chỉ khảo cổ có giá trị nổi bật
toàn cầu xét theo quan điểm lịch sử, thẩm mỹ, dân tộc học hoặc nhân học.

Các di tích lịch sử - văn hoá

Di tích lịch sử - văn hoá là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo
vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học. Di tích
lịch sử - văn hóa phải có một trong các tiêu chí sau đây:
-

-

Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng
nước và giữ nước. Các di tích tiêu biểu thuộc loại này như đền Hùng, Cổ Loa, Cố đô
Hoa Lư, Bãi cọc Bạch Đằng, Cột cờ...
Công trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh hùng dân
tộc, danh nhân của đất nước. Các di tích tiêu biểu thuộc loại này như Khu di tích lịch
sử Kim Liên, Đền Kiếp Bạc, Quần thể di tích danh thắng Yên Tử, Lam Kinh, đền
Đồng Nhân...

SVTH: Bùi Quang Huy


8


GVHD: Hồ Phong
-

Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu của các thời kỳ cách
mạng, kháng chiến. Các di tích tiêu biểu thuộc loại này như Khu di tích chiến thắng
Điện Biên Phủ, Địa đạo Củ Chi, Khu di tích lịch sử cách mạng Pắc Bó, Phòng tuyến
Tam Điệp, Hành cung Vũ Lâm, Khu rừng Trần Hưng Đạo...
Năm 2010, di tích lịch sử chiếm 51.2% số di tích được xếp hạng. Các di tích này
không những có giá trị lịch sử và văn hóa mà còn mang lại những giá trị lớn trên
phương diện kinh tế, nhất là kinh tế du lịch.

Các lễ hội
Lễ hội là một sự kiện văn hóa được tổ chức mang tính cộng đồng. "Lễ" là hệ thống
những hành vi, động tác nhằm biểu hiện sự tôn kính của con người với thần linh, phản
ánh những ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống mà bản thân họ chưa có
khả năng thực hiện. "Hội" là sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật của cộng đồng,
xuất phát từ nhu cầu cuộc sống.
Lễ hội là hoạt động tập thể và thường có liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo. Con
người xưa kia rất tin vào trời đất, thần linh. Các lễ hội cổ truyền phản ảnh hiện tượng
đó. Tôn giáo rất có ảnh hưởng tới lễ hội. Tôn giáo thông qua lễ hội đê phô trương
thanh thế, lễ hội nhờ có tôn giáo đề thần linh hóa những thứ trần tục. Nhưng trải qua
thời gian, trong nhiều lễ hội, tính tôn giáo dần giảm bớt và chỉ còn mang nặng tính văn
hóa.
Và các đối tượng văn hoá – thể thao và hoạt động nhận thức khác…
1.2

Tài nguyên lịch biển


Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến di của con người ngoài nơi cu trú
thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ
dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.
Là một loại tài nguyên du lịch tự nhiên. Du lịch biển, đảo ( hay gọi ngắn gọn là du
lịch biển) là loại hình du lịch sinh thái mà dựa vào thiên nhiên là bờ biển, đảo để tắm,
vui chơi…kết hợp với văn hoá bản địa gắn với giáo dục.
Cũng như các loại hình du lịch khác, du lịch biển, đảo thuộc ngành dịch vụ,
ngành không khói, ít gây ô nhiễm môi trường, giúp khách du lịch vừa được nghỉ ngơi,
giảm strees vừa biết thêm nhiều điều hay mới lạ mà khách chưa biết. Du lịch biển,
đảo cũng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu nhập , tạo thêm nhiều việc
làm cho người lao động. phát triển kinh tế của đất nước.
Tuy nhiên du lịch biển, đảo cũng có những nét khác biệt so với các loại hình du
lịch khác. Du lịch biển, đảo được xây dựng và phát triển trên cơ sở khai thác tài
nguyên du lịch tự nhiên là ven biển, nước biển, cát biển,…và các hòn đảo tự nhiên.
Trên cơ sở khai thác và phát triển cùng với du lịch nhân văn.
Hoạt động du lịch biển thường gắn với các hoạt động nghỉ mát, tắm biển, an dưỡng
cũng như các dịch vu giải trí, thể dục thể thao đi kèm…
SVTH: Bùi Quang Huy

9


GVHD: Hồ Phong
Vì du lịch biển, đảo thuộc loại hình du lịch sinh thái nên nó chịu ảnh hưởng rất lớn
đến sự biến động của tự nhiên như khí hậu, thủy triều,…nên nó cũng mang tính chất
mùa vụ. Đấy cũng chính là mặt hạn chế rất lớn của du lịch biển đảo. Một số nước có
bãi biển, cát biển rất đẹp và phù hợp cho du lịch tắm biển nhưng do khí hậu lạnh nên
không khai thác được triệt để tài nguyên mà thiên nhiên ban tặng. Ngược lại một số
nước có khí hậu nóng nhưng lại không có bờ biển thoải, cát xấu, sóng biển mạnh nên

cũng khó cải tạo và khó khai thác được du lịch tắm biển. Như Việt Nam có khí hậu
nhiệt đới gió mùa, khí hậu nóng ẩm theo mùa, nên du lịch biển đảo cũng chỉ được khai
thác mạnh vào mùa nóng. Vào mùa đông ở bắc bộ, du lịch biển bị hạn chế bởi thời tiết
lạnh giá.
Tóm lại du lịch biển là một loại hình du lịch chịu sự tác động mạnh của tự nhiên và
khí hậu.
1.3

Du lịch bền vững

Du lịch bền vững là du lịch mà giảm thiểu các chi phí và nâng cao tối đa các lợi
ích của du lịch cho môi trường tự nhiên và cộng đồng địa phương và có thể được thực
hiện lâu dài nhưng không ảnh hưởng xấu đến nguồn lợi mà nó phụ thuộc vào.
Trong pháp lệnh du lịch của Việt Nam ,tại điều 10 thuật ngữ ‘Du lịch’ được hiểu
như sau ‘Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình
nhằm thoả mãn các nhu cầu tham quan,giải tri,nghỉ dưỡng trong khoảng một thời gian
nhất định’
Phát triển du lịch bền vững là sự đáp ứng đầy đủ nhất, tiện nghi nhất các nhu cầu
của khách du lịch, tạo sức hút du khách đến vùng, điểm du lịch ngày nay đồng thời
bảo vệ và nâng chất lượng cho tương lai. Nó được định ra để hướng việc quản lý toàn
bộ các tài nguyên, các điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái và các điều kiện kinh
tế, xã hội, văn hoá kèm theo, theo cách mà chúng ta có thể thoả mãn các nhu cầu về
kinh tế, xã hội và thẩm mỹ, đồng thời duy trì tính toàn vẹn về văn hoá, các quá trình
sinh thái chủ yếu, sự đa dạng sinh học và các hệ thống duy trì nuôi dưỡng sự sống.
Phát triển bền vững là việc quản lý toàn bộ các thành phần cấu thành nghành du
lịch đảm bảo phát triển cân bằng để có thể mang lại những kết quả có lợi về kinh tế, xã
hội mang tính lâu dài mà không gây ra những tổn hại cho môi trường tự nhiên và bản
sắc văn hoá của du lịch. Qúa trình phát triển du lịch bền vững phải kết hợp hài hoà nhu
cầu của hiện tại và tương lai trên cả hai góc độ và sản xuất và tiêu dùng du lịch, nhằm
mục đích bảo tồn và tái tạo nguồn tài nguyên thiên nhiên, giữ gìn và phát huy bảo sắc

văn hoá dân tộc.

Mục tiêu cơ bản của Du lịch bền vững có 3 hợp phần chính, đôi khi được ví như
“ba chân”:
SVTH: Bùi Quang Huy

10


GVHD: Hồ Phong
-

-

-

Thân thiện môi trường, du lịch bền vững có tác động thấp đến nguồn lợi tự nhiên và
KBTB nói riêng. Nó giảm thiểu các tác động đến môi trường (động thực vật, các sinh
cảnh sống, nguồn lợi sống, sử dụng năng lượng và ô nhiễm …) và cố gắng có lợi cho
môi trường.
Gần gũi về xã hội và văn hoá, Nó không gây hại đến các cấu trúc xã hội hoặc văn hoá
của cộng đồng nơi mà chúng được thực hiện. Thay vào đó thì nó lại tôn trọng văn hoá
và truyền thống địa phương. Khuyến khích các bên liên quan (các cá nhân, cộng đồng,
nhà điều hành tour, và quản lý chính quyền) trong tất cả các giai đoạn của việc lập kế
hoạch, phát triển và giám sát, giáo dục các bên liên quan về vai trò của họ.
Có kinh tế, nó đóng góp về mặt kinh tế cho cộng đồng và tạo ra những thu nhập công
bằng và ổn định cho cộng đồng địa phương cũng như càng nhiều bên liên quan khác
càng tốt. Nó mang lợi ích cho người chủ, cho nhân viên và cả người xung quanh. Nó
không bắt đầu một cách đơn giản để sau đó sụp đổ nhanh do các hoạt động kinh doanh
nghèo nàn.

Một đơn vị kinh doanh du lịch mà có đủ 3 tiêu chí trên thì “sẽ kinh doanh tốt nhờ làm
tốt”. Điều này có nghĩa là việc thực hiện kinh doanh du lịch trong nhiều cách có thể
không phá huỷ các nguồn lợi tự nhiên, văn hoá và kinh tế, nhưng cũng khuyến khích
đánh giá cao những nguồn lợi mà du lịch phụ thuộc vào. Việc kinh doanh mà được
thực hiện dựa trên 3 tiêu chí này có thể tăng cường việc bảo tồn nguồn lợi tự nhiên,
đánh giá cao giá trị văn hoá và mang lợi tức đến cho cộng đồng và có thể cũng sẽ thu
lợi tức.
1.4

Vai trò của tài nguyên du lịch biển đối với phát triển du lịch

Biển có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và an ninh của các nước
có biển nói riêng và của thế giới nói chung. Một số nước và vùng lãnh thổ đã lợi dụng
thế mạnh về biển đạt trình độ phát triển kinh tế rất cao.
Thế kỷ XXI được các nhà chiến lược xem là ‘‘Thế kỷ của đại dương‘‘, bởi cùng
với tốc độ tăng trưởng kinh tế và dân số hiện nay, nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhất
là tài nguyên không tái tạo được trên đất liền, sẽ bị cạn kiệt sau vài ba thập kỷ tới.
Trong bối cảnh đó, các nước có biển, nhất là các nước lớn đều vươn ra biển, xây dựng
chiến lược biển, tăng cường tiềm lực mọi mặt để khai thác và khống chế biển.
Biển và đại dương còn là những kho tài nguyên, thực phẩm vô cùng quý giá đề
phục vụ cho kinh tế của mỗi quốc gia và đặc biệt là ngành du lịch của các quốc gia đó.
1.4.1

Tài nguyên sinh vật biển

Sinh vật biển là nguồn lợi quan trọng nhất của con người, gồm hàng trăm ngàn
loài động vật, thực vật và vi sinh vật. Tạo nên cảnh quan hết sắc hùng vĩ và tuyệt đẹp.
Và đây là tiềm năng và là thuận lợi to lớn cho phát triển du lịch.
Cũng bởi vị số lượng sinh vật khổng lồ nên đây là kho thực phẩm vô cùng quý giá,
đặc biệt là ở các vùng thềm lục địa. Bên cạnh các loài hải sản quen thuộc dùng làm

thực phẩm như cá, tôm, cua, mực... là nguồn thực phẩm quan trọng cho các món ẩm
SVTH: Bùi Quang Huy

11


GVHD: Hồ Phong
thực tạo nên bản sắc văn hóa riêng của mỗi vùng miền tạo nên sức hút khó cưỡng lại
đối với khách du lịch.
Sản lượng khai thác thủy sản từ biển và đại dương toàn thế giới liên tục gia tăng
trong thời gian qua. Theo đánh giá của FAO, lượng thủy sản đánh bắt tối đa từ biển là
100 triệu tấn.
1.4.2

Mặt biển và đại dương vừa là con đường giao thông vừa là điểm du

lịch
Dịch vụ vận tải đường biển ra đời khá sớm so với các phương thức vận tải khác.
Ngay từ thế kỷ thứ V trước công nguyên, con người đã biết lợi dụng biển và đại dương
làm các tuyến đường giao thông để giao lưu các vùng các miền, các quốc gia với nhau
trên thế giới. Cho đến nay vận tải biển được phát triển mạnh và trở thành ngành vận tải
hiện đại trong hệ thống dịch vụ vận tải quốc tế.
Các tuyến đường vận tải trên biển hầu hết là những tuyến đường giao thông tự
nhiên. Vận tải đường biển có thể phục vụ chuyên chở tất cả các loại hàng hoá trong
buôn bán quốc tế, do đó vận tải đường biển đã thúc đẩy buôn bán quốc tế phát triển.
Qua đó vừa thúc đẩy phát triển du lịch và giao thương du lịch.
Các tuyến đường biển là các tuyến đường nối hai hay nhiều cảng với nhau trên đó
tàu biển hoạt động chở khách hoặc hàng hoá. Các cảng biển là nơi ra vào neo đậu của
tàu biển và là đầu mối giao thông quan trọng của một quốc gia có biển. Và trong đó
các du thuyển phục vụ cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng.

1.4.3

Địa hình bờ biển đa dạng và đẹp tạo nên sức hút mạnh mẽ với du

khách
Địa hình bờ biển phù hợp xây dựng các khu nghỉ dưỡng cao cấp với cảnh quan
đẹp, môi trường ổn định và nhiều ưu điểm thuận lợi cho phát triển dịch vụ du lịch…
Các hoạt động du lịch, hỗ trợ du lịch tại bờ biển tạo lợi nhuận to lớn đối với du
lịch và thu hút một số lượng khách đối với các quốc gia có biển trên thế giới.
1.4.4

Các hòn đảo là nơi thu hút một lượng lớn du khách đóng vai trò quan trọng cho du
lịch
Hàng ngàn hòn đảo lớn nhỏ, hàng loạt những bãi tắm cát trắng, nước trong xanh
trải dài ven biển là những điều kiện thuận lợi cho du lịch biển phát triển. Những bãi
biển, vịnh biển được du khách yêu thích và ghé thăm từ đó tạo tạo điều kiện to lớn cho
phát triển du lịch.
Hiện nay các tour nghỉ biển thực chất là các tour nghỉ dưỡng để lấy lại sức khỏe,
tinh thần sau những ngày làm việc mệt mỏi, tính chất thăm quan danh thắng cùng tìm
hiểu văn hóa là không nhiều. Do vậy để 1 tour biển thành công thì trước đây “điều
kiện vật chất” luôn được coi trọng hàng đầu, cụ thể chất lượng xe ôtô thật tốt, các bữa
ăn với thực đơn phong phú, đảm bảo, khách sạn trung tâm, tiện nghi, gần biển… Và
SVTH: Bùi Quang Huy

12


GVHD: Hồ Phong
điều này hiện nay không chỉ thành công ở cách địa điểm trong đất liền, các bờ biển,…
mà còn rất phát triển ở các khu vực hải đảo tạo nên sư phong phú và đa dạng cho du

lịch biển.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ DU
LỊCH BIỂN Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TỪ 2010-2016
2.1
Các tiềm năng để phát triển du lịch biển tại Đà Nẵng
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1 Vị trí địa lý
Đà Nẵng là một thành phố thuộc trung ương từ năm 1997, nằm ở Miền Trung, Việt
Nam, là trung tâm lớn về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa
học và công nghệ, y tế chuyên sâu của khu vực miền Trung - Tây Nguyên và cả nước.
Đà Nẵng là một trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương ở Việt Nam. Đà Nẵng hiện
nay có tám quận, huyện với tổng diện tích là 1285,4 km².
Tọa độ phần đất liền của thành phố Đà Nẵng từ 15°15' đến 16°40' vĩ độ Bắc và từ
107°17' đến 108°20' kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế, phía Tây và
Nam giáp tỉnh Quảng Nam, phía Đông giáp biển Đông.
Thành phố Đà Nẵng nằm ở trung độ của Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội 766 km về
phía Bắc, cách Thành phố Hồ Chí Minh 961 km về phía Nam và cách kinh đô thời cận
đại của Việt Nam là Thành phố Huế 101 km về hướng Tây Bắc theo đường Quốc lộ
1A. Đà Nẵng còn là trung điểm của các di sản thế giới: Cố đô Huế, Phố cổ Hội
An và Thánh địa Mỹ Sơn. Thành phố Đà Nẵng nằm trên trục giao thông Bắc - Nam về
đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, là một trong những cửa ngõ
quan trọng ra biển của Tây Nguyên và các nước Lào, đông bắc Campuchia, Thái
Lan và Myanma.
Đà Nẵng có bờ biển dài khoảng 30 km, có vịnh Đà Nẵng nằm chắn bởi sườn núi
Hải Vân và Sơn Trà, mực nước sâu, thuận lợi cho việc xây dựng cảng lớn và một số
cảng chuyên dùng khác; và nằm trên các tuyến đường biển quốc tế nên rất thuận lợi
cho việc giao thông đường thuỷ. Mặc khác Vịnh Đà Nẵng còn là nơi có những bãi tắm
đẹp hàng đầu trên thế giới với nhiều bãi tắm đẹp như Non Nước, Mỹ Khê, Thanh Khê,
Nam Ô với nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú,…và đó là điều kiện thuận lợi cho phát

triển du lịch biển.
Vùng biển Đà Nẵng có ngư trường rộng trên 15.000 km2, có các động vật biển
phong phú trên 266 giống loài, trong đó hải sản có giá trị kinh tế cao gồm 16 loài (11
loài tôm, 02 loại mực và 03 loại rong biển)... với tổng trữ lượng là 1.136.000 tấn hải
SVTH: Bùi Quang Huy

13


GVHD: Hồ Phong
sản các loại (theo dự báo của Bộ Thuỷ sản).Hàng năm có khả năng khai thác trên
150.000 -200.000 tấn hải sản các loại. Tạo nên sự đa dạng ẩm thực cho vùng đất này
và làm đa dạng bản sắc văn hóa con người Đà Nẵng.
Bên cạnh đó Thành phố Đà Nẵng còn có bán đảo nổi tiếng và có nhiều điều kiện
phát triển kinh tế. Bán đảo Sơn Trà có những bãi san hô lớn, thuận lợi trong việc phát
triển các loại hình kinh doanh, dịch vụ, du lịch biển. Ngoài ra vùng biển Đà Nẵng đang
được tiến hành thăm dò dầu khí, chất đốt...
2.1.1.2 Khí hậu

Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít
biến động. Khí hậu Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu cận nhiệt đới ở
miền Bắc và nhiệt đới xavan miền Nam, với tính trội là khí hậu nhiệt đới ở phía nam.
Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ
tháng 1 đến tháng 7, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng không đậm và
không kéo dài.
Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25,9 °C; cao nhất vào các tháng 6, 7, 8,
trung bình 28-30 °C; thấp nhất vào các tháng 12, 1, 2, trung bình 18-23 °C. Riêng
vùng rừng núi Bà Nà ở độ cao gần 1.500 m, nhiệt độ trung bình khoảng 20 °C. Độ ẩm
không khí trung bình là 83,4%. Lượng mưa trung bình hàng năm là 2.504,57 mm;
lượng mưa cao nhất vào các tháng 10, 11, trung bình 550-1.000 mm/tháng; thấp nhất

vào các tháng 1, 2, 3, 4, trung bình 23–40 mm/tháng. Số giờ nắng bình quân trong năm
là 2.156,2 giờ; nhiều nhất là vào tháng 5, 6, trung bình từ 234 đến 277 giờ/tháng; ít
nhất là vào tháng 11, 12, trung bình từ 69 đến 165 giờ/tháng. Mỗi năm, Đà Nẵng chịu
ảnh hưởng trực tiếp từ một đến hai cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới.
Thời gian nắng ở quần đảo Hoàng Sa dao động trong khoảng từ 2.400 đến 2.600
giờ/năm. Nhiệt độ không khí tối thấp trung bình ở vùng biển quần đảo là 22°-24 °C
trong tháng 1, tăng dần và đạt cực đại trung bình 28.5°-29 °C trong tháng 6 và tháng 7.
Chế độ gió vùng quần đảo Hoàng Sa phức tạp và thể hiện ảnh hưởng của địa hình lục
địa Việt Nam và Trung Quốc. Gió tây nam chiếm ưu thế vào mùa hè; gió đông bắc
chiếm ưu thế trong mùa đông. Lượng mưa trung bình năm ở Hoàng Sa là khoảng
1.200-1.600 mm. Độ ẩm tương đối trung bình 80-85% và hầu như không biến động
nhiều theo mùa.
Điều kiện khí hậu ở Đà Nẵng rất thuận lợi cho phát triển du lịch. Đặc biệt là du
lịch biển. Với khí hậu phân chi mùa khá rõ rệt và ít biến động tạo điều kiện để hình
thành nên mùa du lịch biển từ đó thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến nghỉ
dưỡng và tắm biển.

2.1.2 Điều kiện xã hội
2.1.2.1 Về kinh tế

SVTH: Bùi Quang Huy

14


GVHD: Hồ Phong
Đà Nẵng có ngành kinh tế khá đa dạng bao gồm cả công nghiệp, nông nghiệp cho
tới dịch vụ, du lịch, thương mại, trong đó dịch vụ, du lịch chiếm tỷ trọng lớn trong cơ
cấu nền kinh tế thành phố. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành
dịch vụ, công nghiệp và giảm tỷ trọng nông nghiệp. Mục tiêu đề ra của thành phố là

đến năm 2020, ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng trong GDP từ 62-65%, công nghiệp-xây
dựng 35-37%, nông nghiệp 1-3%.
Đà Nẵng có mức tăng trưởng kinh tế liên tục và khá ổn định gắn liền với các mặt
tiến bộ về đời sống xã hội, cơ sở hạ tầng phát triển, đô thị được chỉnh trang. Tốc độ
tăng GDP bình quân của thành phố trong giai đoạn 2006-2010 đạt 11%, năm 2013 đạt
8,1%, và năm 2015 đạt 9,8%.
Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu của Đà Nẵng là thủy sản, dệt may, da giày, cơ
khí, vật liệu xây dựng, hàng thủ công mỹ nghệ...Công nghiệp công nghệ cao, đặc biệt
là công nghiệp công nghệ thông tin, đang được thành phố tập trung phát triển trở thành
một trong những ngành kinh tế chủ lực
Theo đó, về kinh tế, năm 2015 tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn Đà Nẵng ước đạt
45.885 tỷ đồng, tăng 9,8% so với năm 2014. Các hoạt động thương mại, dịch vụ tiếp
tục phát triển; ước tính trong năm 2015 tổng lượng khách tham quan, du lịch tại Đà
Nẵng đạt 4,6 triệu lượt, tăng 20,5% so với năm 2014, trong đó khách quốc tế ước đạt
1,25 triệu lượt, tăng 30,8%; tổng thu nhập xã hội từ hoạt động du lịch ước đạt 12.700
tỷ đồng, tăng 28,7% so với năm 2014.
Cùng với dịch vụ, du lịch, sản xuất công nghiệp trên địa bàn TP được duy trì ổn
định. Giá trị sản xuất công nghiệp trong năm ước đạt 41.500 tỷ đồng, tăng 11,3% so
với năm 2014. Hoạt động xúc tiến đầu tư, phát triển doanh nghiệp và các hoạt động
đối ngoại tiếp tục được quan tâm. Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn TP năm
2015 ước đạt 35.000 tỷ đồng, tăng 6,8% so với cùng kỳ. Thu ngân sách Nhà nước đến
29/12/2015 là 14.691,5 tỷ đồng, đạt 121,4% dự toán HĐND thành phố giao và đạt
125,9% dự toán Trung ương giao. Các hoạt lĩnh vực quản lý quy hoạch, đô thị, đầu tư xây dựng cơ bản và tài nguyên môi trường được quan tâm đầu tư. TP tập trung khắc
phục ô nhiễm ở các bãi biển, bãi tắm; thanh tra, kiểm tra các đơn vị về lĩnh vực môi
trường, khoáng sản, tài nguyên nước, đất đai, đặc biệt tập trung chấn chỉnh các sai
phạm liên quan đến việc khai thác đất đá…
Trên lĩnh vực văn hóa, xã hội tiếp tục có nhiều khởi sắc. TP đã tập trung thực hiện
“Năm văn hóa, văn minh đô thị” với nhiều kết quả tích cực; lao động, việc làm và các
chính sách an sinh xã hội được triển khai mạnh mẽ; các chương trình “thành phố 5
không, 3 có” tiếp tục được duy trì và đẩy mạnh. An ninh, chính trị, trật tự án toàn xã

hội tiếp tục được đảm bảo.
Có thể hiểu rằng phát triển du lịch là một nhiệm vụ quan trọng trong quá trình phát
triển mặt bằng chung của thành phố, là bộ phận cấu thành không thể tách rời của chiến
SVTH: Bùi Quang Huy

15


GVHD: Hồ Phong
lược phát triển kinh tế xã hội. Do vậy phát triển kinh tế phải kết hợp chặt chẽ, hài hoà
với phát triển xã hội và phát triển du lịch là góp phần phát triển bền vững kinh tế xã
hội. Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, phát triển du lịch và kinh tế là hai vấn đề
có liên quan chặt chẽ, ảnh hưởng tác động qua lại lẫn nhau. Một nền kinh tế tốt tạo tiền
đề cho du lịch phát triển, ngược lại du lịch phát triển cũng tác động đến thị trường kinh
tế cả trên hai mặt tích cực và tiêu cực. Để du lịch phát triển bền vững thì cùng phải liên
kết chặt chẽ kinh tế và du lịch. Và du lịch là bộ phận cấu thành không thể thiếu đối với
phát triển kinh tế.
2.1.2.2 Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật

Giao thông
Đường bộ

Thời gian qua, ngành giao thông vận tải Đà Nẵng đã đạt được một số kết quả khả
quan, đáng khích lệ, cơ bản đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thành
phố, góp phần vào công cuộc đổi mới đất nước và xây dựng, phát triển thành phố
trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Về mạng lưới đường bộ trên địa bàn, năm 1997 tổng chiều dài chỉ khoảng 420km,
phần lớn là đường có chất lượng kém do nhiều năm không được trùng tu, thậm chí gần
21% đường đô thị là đường đất; đường tỉnh (tỉnh lộ) chỉ khai thác mùa khô và chỉ có
9/96km được rải nhựa; chỉ có 3 cầu (từ 25m trở lên) với tổng chiều dài chưa đến

1,3km;
Năm 2015, mạng lưới đường bộ toàn thành phố có chiều dài trên 1.200km, hầu hết
là đường bê-tông nhựa, đã có 41 cầu (từ 25m trở lên) với tổng chiều dài gần 10,8km.
Ở nông thôn, các tuyến đường liên thôn, liên xã được bê-tông hóa và nhựa hóa,
một số công trình cầu quan trọng (cầu sông Yên, cầu Tà Lang, cầu Trường Định, cầu
Diêu Phong...) được xây dựng hoặc cải tạo nâng cấp đã phát huy hiệu quả, đáp ứng kịp
thời sự phát triển kinh tế xã hội khu vực nông thôn, giúp kết nối thông suốt mạng lưới
giao thông đến các xã, các thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới theo hướng văn
minh, hiện đại, nâng cao chất lượng cuộc sống và thu nhập của nông dân. Tạo điều
kiện thuận lợi cho việc đi lại của người dân và khác du lịch đến và di chuyển tại thành
phố. Từ đó tạo điều kiện cho phát triển kinh tế.
Thành phố Đà Nẵng còn có các trục đường ven biển có chất lượng cao như: Hoàng
Sa, Trường Sa, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Tất Thành,… Thuận tiện cho đi lại ở các địa
điểm ven biển và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động du lịch biển
-

Đường sắt

Ga Đà Nẵng là một trong những ga lớn của Đường sắt Việt Nam nằm trong nội thị
thành phố, là một trong những ga quan trọng nhất trên tuyến đường sắt Bắc - Nam.
Tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua thành phố Đà Nẵng có chiều dài khoảng 30 km,
với các ga Đà Nẵng, Thanh Khê, Kim Liên, Hải Vân Nam.
SVTH: Bùi Quang Huy

16


GVHD: Hồ Phong
-


Đường biển

Đà Nẵng là thành phố cảng biển được hình thành từ hàng trăm năm nay, nằm ở vị
trí trung độ đất nước, có rất nhiều điều kiện thuận lợi trong việc phát triển du lịch
đường biển. Cảng Đà Nẵng nằm trong hải trình du lịch đường biển của khu vực châu
Á – Thái Bình Dương, khoảng cách từ Đà Nẵng đến Manila (Malaysia) là 720 hải lý,
Đà Nẵng – Singapore: 960 hải lý, Đà Nẵng – Hồng Kông 550 hải lý, Đà Nẵng - Nhật
Bản: 2.340 hải lý. Cảng Đà Nẵng có độ sâu 15 – 20m, với hệ thống đê chắn sóng bao
quanh, được bán đảo Sơn Trà bao bọc như bức tường thành chống giông bão từ ngoài
khơi, là địa điểm lý tưởng tiếp nhận nhiều tàu du lịch trọng tải lớn trong suốt thời gian
cả 4 mùa. Thương hiệu cảng Đà Nẵng đã quen thuộc và có tín nhiệm với khách hàng
trên toàn thế giới từ nhiều năm nay.


Đường hàng không

Sân bay quốc tế Đà Nẵng là cảng hàng không lớn nhất của khu vực miền
Trung - Tây Nguyên Việt Nam.
Có quy mô lớn thứ ba của Việt Nam, sau sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (Thành phố
Hồ Chí Minh) và sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội), sân bay quốc tế Đà Nẵng nằm
ở quận Hải Châu, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 3 km, với tổng diện tích khu vực
sân bay là 842 ha, trong đó diện tích khu vực hàng không dân dụng là 150 ha. Đây là
điểm bay quan trọng của miền Trung Việt Nam và cả nước. Năm 2015, sân bay này đã
phục vụ 5,7 triệu khách thông qua, xếp thứ 3 sau Tân Sơn Nhất - Tp. Hồ Chí Minh: 32
triệu, Nội Bài - Hà Nội: 20 triệu. Trong đó lượng hành khách quốc tế đi - đến hơn 1,1
triệu, hàng hoá - bưu gửi đạt gần 16 nghìn và hành lý đạt gần 42 nghìn tấn tăng. Dự
kiến trong năm 2017 đạt 10,4 triệu lượt khách với mức tăng lượng khách 18% năm.
Tóm lại đối với sự phát triển du lịch của Thành phố Đà Nẵng, và đặc biệt là du lịch
biển thì mạng lưới giao thông là yếu tố quan trọng. Vì vậy hệ thông giao thông Thành
phố Đà Nẵng đang được nâng cấp và hoàn thiện từng ngày, tạo điều kiện thuận lợi

nhất cho hoạt động du lịch thành phố ngày càng phát triển.


Thông tin liên lạc và điện tử viễn thông

Đà Nẵng là đầu mối viễn thông hiện đại của cả nước với cơ sở hạ tầng phát triển
đồng bộ đáp ứng nhu cầu quốc tế. Đây cũng là thành phố đầu tiên vận hành hệ thống
mạng không dây Danang Wifi toàn thành phố, với khoảng 329 điểm kết nối, cung cấp
hệ thống thông tin liên lạc an toàn và thuận tiện cho các tổ chức và cá nhân.
Hiện tại, VNPT Đà Nẵng có nguồn nhân lực dồi dào với đội ngũ tiến sĩ, thạc sĩ và
kỹ sư chuyên ngành về bưu chính - viễn thông - CNTT, không những vững vàng về
chuyên môn mà còn có tinh thần yêu ngành, yêu nghề và bản lĩnh chính trị vững vàng.
Những thành tích ấn ượng của VNPT giai đoạn 2010-2015 là ngầm hóa và tăng
năng lực mạng lưới, đưa 100% năng lực mạng truyền dẫn công nghệ MAN-E và mạng
SVTH: Bùi Quang Huy

17


GVHD: Hồ Phong
di động 3G và 4G vào khai thác. Từ năm 2015, Tập đoàn Viễn thông Việt Nam thực
hiện tái cấu trúc, với chủ trương tạo sự chuyên nghiệp, khác biệt và hiệu quả trong
cung cấp dịch vụ viễn thông - CNTT đến khách hàng. Vì vậy, VNPT Đà Nẵng đã đầu
tư, triển khai đồng bộ các dự án nhằm nâng cao năng lực, chất lượng mạng lưới, cơ sở
hạ tầng viễn thông với mục tiêu nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ khách hàng tốt
nhất.
Đà Nẵng là một trong ba điểm kết cuối quan trọng nhất của mạng trung kế đường
trục quốc gia và điểm kết nối trực tiếp quốc tế.
Trạm cáp quang biển quốc tế SEMEWE 3 với tổng dung lượng 10 Gbps kết nối
Việt Nam với gần 40 nước ở Châu Á và Châu Âu đặt tại Đà Nẵng.

Hạ tầng Công nghệ thông tin truyền thông đạt tiêu chuẩn quốc tế, gồm Mạng đô thị
thành phố (MAN); Trung tâm dữ liệu (Data Centre); Hệ thống kết nối không dây
(Wifi) trên toàn thành phố; Trung tâm đào tạo và nghiên cứu ứng dụng công nghệ
thông tin và truyền thông.
Hệ thống “Chính quyền điện tử - công dân điện tử và doanh nghiệp điện tử” đang
được tập trung xây dựng để đưa Đà Nẵng trở thành “Thành phố điện tử” vào năm
2020.


Điện lưới

Nhằm đáp ứng nhu cầu điện cho phát triển của thành phố, Công ty TNHH MTV
Điện lực Đà Nẵng (ĐLĐN) tập trung đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng cơ sở điện
trên địa bàn, trong đó hệ thống đường dây và trạm biến áp (TBA) 110kV được xác
định là nhiệm vụ trọng tâm.
Nhiều năm trở lại đây, ĐLĐN đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng để thay thế, nâng cấp hệ
thống đường dây và TBA 110kV với chất lượng đảm bảo, đáp ứng được tiêu chuẩn của
Tổng Công ty Điện lực đề ra. Hiện tại, khu vực các quận trung tâm thành phố như Hải
Châu, Thanh Khê và một số khu vực ở các quận Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn khi có bất kỳ
sự cố một phần tử nào trong lưới điện, đều không phải sa thải phụ tải đột ngột, làm ảnh
hưởng đến yêu cầu cung cấp điện bình thường của cả khu vực.
Thành quả này của ĐLĐN đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng
phục vụ với các tiêu chí cụ thể như thời gian khắc phục sự cố điện và thời gian cấp
mới điện đã giảm từ 50% đến 80% so với trước. Kết quả, năm 2015, ĐLĐN đã đạt sản
lượng điện thương phẩm trên 1,25 tỷ kWh, tăng trên 11% so với năm 2014 (cao nhất
từ trước đến nay).
Song song với hệ thống nguồn lưới điện 110kV, lưới điện phân phối cũng được
ĐLĐN đầu tư hàng chục tỷ đồng mỗi năm nâng cấp, sửa chữa kịp thời, góp phần nâng
cao độ tin cậy cung cấp điện, từng bước giảm tổn thất điện năng, đáp ứng nhu cầu phụ
tải, đảm bảo cung cấp điện cho các dự án quan trọng, cấp thiết, phục vụ phát triển kinh

SVTH: Bùi Quang Huy

18


GVHD: Hồ Phong
tế - xã hội thành phố. Nhờ đó, lưới điện thành phố Đà Nẵng, kể cả khu vực nông thôn,
đều được công ty quản lý bán điện trực tiếp đến các hộ dân và khách hàng.


Y tế

Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng, ngành Y tế cũng đã
không ngừng nổ lực, phấn đấu; phát huy những thành quả đạt được và từng bước áp
dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại vào sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức
khoẻ nhân dân, đạt được những kết quả đáng kể. Cụ thể:
Mạng lưới khám chữa bệnh từ tuyến thành phố đến các trung tâm y tế quận, huyện,
xã, phường ngày càng hoàn thiện. Tính đến cuối năm 2015, 100% xã, phường đạt tiêu
chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011-2020, trở thành thành phố dẫn đầu cả nước
trong thực hiện mục tiêu đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011-2020.
Thành phố đã xây dựng, nâng cấp, cải tạo các bệnh viện, trung tâm y tế; đầu tư
trang thiết bị kỹ thuật hiện đại và đào tạo cán bộ chuyên sâu (phẫu thuật tim hở, phẩu
thuật ghép thận; bung dù trong còn ống động mạch; siêu lọc máu; Xét nghiệm chẩn
đoán khối U; Định lượng sắt dự trữ; Xét nghiệm Troponin trong nhồi máu cơ tim;
Phẫu thuật cắt bàng quang tiệt căn và tạo hình bàng quang; tạo hình cánh mũi; Phẫu
thuật nội soi ổ khớp; mổ tim hở, thay van và sửa van tim; vi phẩu dị dạng mạch máu
não; Phẫu thuật Laser Excimer điều trị tật khúc xạ; ngôn ngữ trị liệu; Kỹ thuật phát
hiện Cyfra 21-1 chất chỉ dấu bệnh ung thư phổi không phải tế bào nhỏ ...) góp phần
nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Tính đến cuối năm 2015, toàn thành phố có 6.699 giường bệnh, đạt 65,11 gường

bệnh/10.000 dân (cả nước mới đạt 24 giường bệnh/10.000 dân) và có 15,12 bác
sỹ/10.000 dân (cả nước đạt khoảng 8 bác sỹ/10.000 dân).
Trong gần 20 năm qua không có dịch bệnh lớn, nguy hiểm bùng phát. Tiêu biểu
như không để xảy ra dịch tiêu chảy cấp, dịch cúm A (H5N1), dịch Tay- chân- miệng…
nguy hiểm trên địa bàn thành phố trong lúc nhiều tỉnh, thành trong cả nước có số mắc
rất lớn, thậm chí có trường hợp tử vong; Khống chế dịch sốt xuất huyết, phát hiện và
điều trị kịp thời, không để tử vong xảy ra trong nhiều năm liền.
Công tác an toàn vệ sinh thực phẩm được đảm bảo, cụ thể trong gần 20 năm từ
năm qua trên địa bàn thành phố không xảy ra ngộ độc thực phẩm quy mô đông người
và không có xảy ra tử vong do ngộ độc thực phẩm.
Các Chương trình mục tiêu y tế quốc gia đã được triển khai đầy đủ, đồng bộ và có
hiệu quả, nhiều chỉ số y tế cơ bản đạt được mục tiêu đề ra cho từng giai đoạn. Từ đó
tạo nên chất lượng y tế cao tại thành phố. Tạo điều kiện cho sự phát triển của thành
phố.


Hệ thống khách sạn

SVTH: Bùi Quang Huy

19


GVHD: Hồ Phong
Theo thống kê của phòng Quản lý cơ sở lưu trú (Sở Văn hóa -Thể thao và Du lịch
TP Đà Nẵng), toàn thành phố có 435 khách sạn với 15.625 phòng. Năm 2015 tăng
thêm 15 khách sạn với 711 phòng, nâng tổng số hiện có trên địa bàn lên 450 khách sạn
với 16.336 phòng.
Dự kiến từ nay đến 2017, mỗi năm Đà Nẵng sẽ tăng 2.000-3.000 phòng khách sạn
ở phân khúc 3-5 sao. Sự tăng trưởng quá nhanh này sẽ làm tốc độ tăng trưởng ở phân

khúc này chậm lại.Việc các khách sạn ra đời ào ạt đã dẫn đến cung vượt cầu và cạnh
tranh về giá trở thành cuộc chiến khốc liệt khiến giá phòng bình quân thấp, thậm chí
giảm so với các năm trước.
Việc phát triển ồ ạt phân khúc khách sạn 3-5 sao trong những năm qua khiến cho
lượng cung thừa thãi, gây ra sự cạnh tranh khốc liệt về giá, điều này làm cho môi
trường kinh doanh khách sạn ở Đà Nẵng trở nên thiếu bền vững.
Đội ngũ nhân lực không theo kịp sự phát triển quá nóng đó nên thiếu về số lượng,
yếu về chất lượng. Trong khi đó giá đầu vào như thuế, tiền thuê đất, điện, nước… lại
tăng'',



Xã hội
Dân số

Theo kết quả điều tra ngày 1 tháng 4 năm 1999, thành phố Ðà Nẵng có 684.846
người. Trong đó, dân số trong độ tuổi lao động xã hội toàn thành phố là 413.460
người, chiếm 57,7% dân số. Tính đến năm 2015, dân số Đà Nẵng sinh sống ở thành thị
là 1.046.500 người và ở nông thôn là 171.200 người, ngoài ra thành phố còn tiếp nhận
thêm lượng dân cư từ các tỉnh, thành là sinh viên, công nhân lao động, người nước
ngoài... đến thành phố học tập và làm việc. Dân số nam của thành phố đạt 488.000
người, trong khi đó nữ đạt 522.000 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số năm 2015 là
1,1%.
Dân số Đà Nẵng tăng trưởng ở mức từ 2,5% và 3% trong hầu hết các năm từ năm
2005 tới 2011, cao hơn trung bình toàn quốc là 1% đến 1,2%. Cá biệt tỷ lệ tăng trưởng
đã tăng lên 3,6% trong năm 2010 trước khi trở lại 2,68% trong năm 2011. Đây là tốc
độ tăng trưởng nhanh thứ ba trong cả nước sau Bình Dương (4,41%) và Đồng
Nai (3,5%). Tỷ lệ tăng dân số của thành phố năm 2015 là 1,1%. Di cư là yếu tố chủ
đạo trong tăng trưởng dân số của thành phố ít nhất là từ năm 2009. Tăng trưởng dân số
tự nhiên của thành phố cao hơn một chút so với mức trung bình của cả nước. Tuổi thọ

trung bình đạt 77,4 tuổi đối với nữ và 72,4 hoặc 74,8 tuổi đối với nam. Trong tổng
điều tra dân số năm 2009, tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh ở mức 9,9 trẻ sơ sinh tử vong trên
1.000 trẻ.
Trên địa bàn thành phố có trên 37 dân tộc và người nước ngoài cùng chung sống.
Trong đó, nhiều nhất là dân tộc Kinh với hơn 1 triệu người, người Hoa đông thứ hai
với 1.684 người, dân tộc Cơ Tu có hơn 1000 người, cùng các dân tộc ít người khác
SVTH: Bùi Quang Huy

20


GVHD: Hồ Phong
như dân tộc Tày với 224 người, Ê Đê với 222 người, Mường có 183 người, Gia Rai có
154 người...ít nhât là các dân tộc Chơ Ro, Hà Nhì, Si La và Ơ Đu chỉ có 1 vài người.
Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 20015, trên địa bàn toàn thành phố có chín tôn
giáo khác nhau, chiếm hơn 200.000 người. Trong đó, nhiều nhất là Phật giáo với
153.274 người, xếp thứ hai là Công giáo với 41.802 người, đạo Tin Lành có 3.730
người, Cao Đài có 3.249 người. Cùng các tôn giáo khác như Minh Sư Đạo với 53
người, Bahá'í với 34 người, Phật giáo Hòa Hảo với 25 người, Hồi giáo có 19 người, ít
nhất là Bà La Môn chỉ với 9 người. Đà Nẵng là nơi có Hội thánh Tin Lành đầu tiên ở
Việt Nam được thành lập vào năm 1911 bởi các giáo sĩ Hội Truyền giáo Phước âm
Liên hiệp (CMA).
Từ số lượng dân số đông và đa dạng bản sắc văn hóa ta cùng với bản tính hiền lành
mến khách của người Đà Nẵng đã tạo nên những đặc trưng văn hóa con người sứ
Quảng tạo nên sức hút to lớn với nhiều người. Không phải tự nhiên mà nhiều người
gọi Đà Nẵng là thành phố “ đáng sống nhất Việt Nam”.


Tình hình An toàn an ninh – trật tự


Xác định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm bảo vệ an ninh quốc gia trong tình hình mới và
nhận thức về ý nghĩa chiến lược của Đà Nẵng trong vị thế chung của khu vực miền
Trung - Tây Nguyên và cả nước, trong 20 năm qua, Công an thành phố đã củng cố về
chính trị, tư tưởng và tổ chức, đổi mới phương thức họat động để phù hợp với yêu cầu
nhiệm vụ mới. Trước tình hình an ninh chính trị và trật tự xã hội diễn biến phức tạp,
lực lượng Công an thành phố đã nêu cao ý chí chiến đấu, tinh thần tấn công kiên quyết
đối với địch và các loại tội phạm, tận tụy phục vụ nhân dân, đặc biệt là phát huy sức
mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, phối hợp chặt chẽ với các ngành, thường xuyên
phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, góp phần quan trọng vào việc
giữ vững ổn định chính trị, phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, giao lưu
hợp tác quốc tế trên địa bàn thành phố trong thời kỳ hội nhập. Và bảo đảm Đà Nẵng là
thành phố an toàn hàng đầuu Việt Nam.
Trong năm 2015, Công an thành phố đã tham mưu cho Thành uỷ, UBND thành
phố chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị
của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ về nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo
đảm trật tự, an toàn xã hội. Phối hợp các cơ quan tham mưu, giúp Thành ủy ban hành
các chỉ thị, nghị quyết để lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy Đảng, chính quyền, mặt trận và
các ban, ngành đoàn thể thành phố thực hiện tốt công tác đảm bảo an ninh, trật tự trên
địa bàn. Tham mưu, đề xuất Thành ủy, UBND thành phố chỉ đạo thực hiện các giải
pháp về công tác bảo vệ an ninh nội bộ, bảo vệ bí mật Nhà nước; giải quyết tốt những
vấn đề phức tạp nảy sinh về an ninh xã hội, nhất là khiếu kiện đông người, vượt cấp,
đình công, lãn công. Đặc biệt, trong thời gian xảy ra sự kiện Trung Quốc xâm lần trái
phép chủ quyền biển Việt Nam và hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 năm
2014 vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam…Công an thành phố đã chủ
SVTH: Bùi Quang Huy

21


GVHD: Hồ Phong

động tham mưu cho Thành ủy, UBND thành phố chỉ đạo làm tốt công tác tuyên
truyền, giải thích, vận động trong nhân dân; tăng cường các biện pháp nắm tình hình;
có đối sách phù hợp làm thất bại âm mưu bọn cơ hội chính trị, phản động lợi dụng tình
hình để kích động chống phá; không để xảy ra biểu tình gây mất an ninh trật tự tại các
khu công nghiệp cũng như không để xảy ra mất ổn định an ninh tiền tệ trên địa bàn
thành phố. Triển khai các biện pháp công tác bảo đảm an ninh trên các lĩnh vực an
ninh nội bộ, an ninh kinh tế, văn hóa tư tưởng, thông tin, an ninh xã hội được giữ
vững. Thế trận an ninh nhân dân từng bước được củng cố, an ninh chính trị cơ bản ổn
định, không để nảy sinh “điểm nóng”, không xảy ra đột biết, bất ngờ; nâng cao chất
lượng, hiệu quả các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ phục vụ tốt cho công tác đấu tranh
phòng, chống tội phạm. Đảm bảo an ninh, an toàn các mục tiêu quan trọng về chính
trị, kinh tế, văn hóa, an ninh, quốc phòng; các sự kiện chính trị, văn hóa, xã hội quan
trọng; bảo vệ an toàn các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các đoàn khách quốc tế
đến thăm, làm việc tại thành phố; các hội nghị, sự kiện quan trọng của quốc gia, quốc
tế được tổ chức ở thành phố Đà Nẵng, góp phần tạo nên uy tín, hình ảnh của thành
phố, là điểm đến an toàn đối với bạn bè trong nước và quốc tế.
2.1.3 Các bãi biển phục vụ cho du lịch tại Đà Nẵng
2.1.3.1 Bãi tắm Non Nước

Bãi tắm Non Nước trải dài 5km thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn.
Có hình dáng gần giống như một chiếc bát bao tròn lấy chân núi Ngũ Hành Sơn,
bãi biển Non Nước nổi tiếng bởi vẻ đẹp và sự trong lành và sạch sẽ. Bãi cát trắng mịn
kéo dài với độ dốc thoai thoải, nước trong xanh, lộng gió, chan hòa ánh nắng với khí
hậu ấm áp trong mùa đông và hè về lại rất mát mẻ.
Bãi tắm Non Nước, với các tố chất có được từ độ sóng, khí hậu, thời tiết, độ mặn,
… phù hợp với các loại hình thể thao dưới nước.
Môi trường nơi đây bình yên đến mức lý tưởng, du khách đến thoải mái thả mình
vào làn nước biển trong vắt hay tham gia những hoạt động giải trí trên biển quanh năm
như: câu cá, lướt ván, bóng chuyền bãi biển. Và thưởng thức nhiều đặc sản biển tươi
ngon như mực, tôm, cua, ốc… Ngồi trên những mô đá to, xung quanh hoàn toàn vắng

vẻ lắng nghe những con sóng bạc đầu rì rào vỗ về có cảm giác như mình được hòa tan
cùng thiên nhiên.
Đến với Non Nước, ngoài việc nghỉ ngơi, tắm biển, du khách còn có thể kết hợp
viếng thăm thắng tích Ngũ Hành Sơn, nơi có những ngôi chùa cổ, các hang động thâm
nghiêm, dạo quanh làng đá mỹ nghệ ngay dưới chân núi.
2.1.3.2 Bãi biển Bắc Mỹ An

Bãi biển Bắc Mỹ An nằm trong địa phận phường Bắc Mỹ An, quận Ngũ Hành
Sơn, thành phố Đà Nẵng, nằm cách trung tâm thành phố khoảng 7km về phía Đông
Nam.
SVTH: Bùi Quang Huy

22


GVHD: Hồ Phong
Khu vực Bắc Mỹ An có năm điểm được xem là bãi tắm đẹp, gồm bãi tắm T18, Mỹ
Đa Đông 2, Mỹ Đa Đông 3, Bắc Mỹ An và khu vực khách sạn Furama.
Trước 1975, đây chỉ là bãi tắm tự nhiên. Sau ngày thành phố giải phóng, nhà nước
xây dựng ở đây một nhà nghỉ và một viện điều dưỡng để phục vụ nhu cầu an dưỡng
của cán bộ công nhân viên chức tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng ( cũ ).
Gần đây với sự xuất hiện của các Resort, Bắc Mỹ An trở nên nổi tiếng, được du
khách trong và ngoài nước biết đến như mộ nơi nghỉ dưỡng mang tầm quốc tế.
Bãi biển Bắc Mỹ An được du khách trong và ngoài nước yêu mến bởi khung cảnh
đẹp tuyệt của bãi biển và những khu nghỉ dưỡng sang trọng, trong đó nổi bật nhất có
thể kể đến như : Furama Resort, Lifestyle resort, Crowne Plaza Đà Nẵng … đều là
những khu nghỉ dưỡng và khách sạn với đẳng cấp 5 sao. Có rất nhiều du khách đến
đây đã dành toàn bộ thời gian của mình để nghỉ dưỡng với những dịch vụ đẳng cấp
quốc tế. Đặc biệt khu nghỉ dưỡng Furama Resort, nếu nghỉ dưỡng tại đây bạn có thể
phóng tầm mắt ra toàn bộ bãi biển, trong khu resort có một điểm rất hấp dẫn du khách

chính là khu vực bể bơi nằm sát cạnh bờ biển, tạo cho bạn cảm giác như đang nằm
trên biển vậy.
Đi du lịch Đà Nẵng, nghỉ dưỡng tại Bắc Mỹ An bạn còn có thể thỏa thích với các
trò chơi trên biển. Bạn có thể đi ca nô, lướt ván, lặn ngắm những dải san hô… cùng
nhiều trò chơi thú vị trên biển sau đó nghỉ ngơi, chăm sóc sắc đẹp trong những khu
spa, massage … tất cả chắc chắn sẽ làm bạn hài lòng và khó quên 1 Đà Nẵng hoàn hảo
đến thế.
2.1.3.3 Bãi biển Mỹ Khê

Bãi biển Mỹ Khê có chiều dài chừng 900m, thuộc vào loại nhộn nhịp nhất trong số
các bãi tắm ở Đà Nẵng, rất quen thuộc với người dân thành phố.
Tạp chí kinh tế hàng đầu của Mỹ Forbes đã bình chọn bãi biển Mỹ Khê Đà
Nẵng là một trong sáu bãi biển quyến rũ nhất hành tinh. Có thể nói, bãi biển Mỹ
Khê đã đáp ứng đầy đủ các tiêu chí bình chọn cơ bản của Forbes, như: Bãi biển Mỹ
Khê thuận tiện về giao thông, bãi biển mở miễn phí cho tất cả du khách, Bãi Biển có
bờ cát dài và phẳng, ánh nắng và mức sóng phù hợp cho việc chơi các môn thể thao,
có khả năng đảm bảo an toàn cho du khách, có các khu nghỉ dưỡng hạng sang, các biệt
thự đạt tiêu chuẩn quốc tế...
Bãi biển Mỹ Khê nổi tiếng với cát trắng mịn, sóng biển ôn hòa, nước ấm quanh
năm, cùng hàng dừa thơ mộng, đẹp tuyệt vời bao quanh. Khách du lịch có thể tắm biển
gần như suốt năm, nhưng thích hợp nhất là mùa hè, khoảng từ tháng 5 đến tháng 8
dương lịch. Chưa kể, do bờ biển không sâu, khách sẽ có cảm giác yên tâm vừa bơi lội
vừa thư thái ngắm ngọn Ngũ Hành Sơn hùng vĩ và đảo Cù Lao Chàm ở phía xa Hội
An...
SVTH: Bùi Quang Huy

23


GVHD: Hồ Phong

Với độ mặn vào khoảng 60% và không bị ô nhiễm, nước được đánh giá có độ an
toàn cao. Do vậy, nơi đây có nhiều san hô, nguồn động thực vật ven bờ và dưới bờ
biển phong phú. Đặc biệt, các loại rong tảo quí như rong câu chỉ vàng, rong câu chân
vịt có giá trị xuất khẩu cao.
Giống như các bãi biển khác của Đà Nẵng, Mỹ Khê phát triển khá mạnh các loại
hình dịch vụ phục vụ du khách như: câu cá, lướt ván, lặn, du thuyền. Bãi tắm có hệ
thống cứu hộ gồm chòi canh, phao cứu sinh, cờ báo hiệu vùng nước xoáy và lực lượng
cứu hộ túc trực ngày đêm, sẵn sàng ứng cứu kịp thời khi có người bị nạn.

2.1.3.4 Bãi biển Phạm Văn Đồng

Nằm cuối nút Cảnh quan đường Phạm Văn Đồng, trên địa bàn phường Phước Mỹ
- Quận Sơn Trà - thành phố Đà Nẵng. Bãi biển trải dài 2km với bờ cát dài thoai thoải,
độ sóng êm. Đây còn được chọn làm khu vực bãi tắm đêm với hàng loạt các dịch vụ
vui chơi giải trí công cộng và các dịch vụ phụ trợ trên công viên biển.
Tự hào là một trong những bãi biển đẹp nhất thế giới, biển Phạm Văn Đồng Đà
Nẵng trong mỗi dịp hè luôn là cái tên rất cuốn hút khách du lịch Đà Nẵng cả trong và
ngoài nước. Đối với người dân thành phố, biển Phạm Văn Đồng là “thiên đường mát
lạnh” trong những ngày hè oi ả. Còn đối với khách du lịch, biển là nơi hội tụ các hoạt
động thể thao, vui chơi giải trí vô cùng hấp dẫn và bổ ích.
Bãi biển Phạm Văn Đồng Đà Nẵng nằm cuối đường Phạm Văn Đồng, ngay bên
công viên Biển Đông (trên cung đường Hoàng Sa – Trường Sa). Bạn đi qua cầu Sông
Hàn, đi thẳng xuống đường Phạm Văn Đồng là đến ngay bãi tắm. Nơi đây là một trong
những bãi tắm phục vụ cộng đồng đã được đầu tư nâng cấp tốt.Với khoảng 3.500 đến
4.000 lượt người đến đây tắm mỗi ngày cao điểm đã cho thấy sức hút khõ cưỡng lại
khi khách đến du lịch Đà Nẵng.
Bãi tắm nằm vị trí phong thủy rất tốt, sông núi bao quanh tạo điều kiện thuận lợi
cho việc di chuyển từ nơi này sang nơi khác. Khách du lịch có thể bắt đầu cuộc hành
trình của mình bằng cách đã đắm mình trong làn nước mát buổi bình minh. Sau đó lên
xe, phóng về núi Sơn Trà, mất chỉ tầm 15 phút khách du lịch đã có thể thả sức chinh

phục những cung đường và bãi đá trên ngọn núi này. Hay từ biển Phạm Văn Đồng,
khách có thể chuyển cuộc hành trình của mình về núi Ngũ Hành Sơn không xa, rồi
theo con đường biển thẳng tắp du hành một chuyến vào phố cổ Hội An. Tùy hứng
người đi, bãi biển Phạm Văn Đồng với công viên Biển Đông xanh mát luôn là chốn
vui chơi, nghỉ chân tuyệt vời, là điểm trung gian cho cuộc hành trình du ngoạn của du
khách.
Bãi biển Phạm Văn Đồng của Đà Nẵng được tạp chí Porbes bầu chọn là 1 trong 6
bãi biển đẹp nhất hành tinh. Xung quanh bãi tắm có rất nhiều khách sạn từ mức giá
bình dân cho đến Resort triệu đô phù hợp với khả năng và nhu cầu của du khách.
SVTH: Bùi Quang Huy

24


GVHD: Hồ Phong
Nằm trong số các bãi biển nên đến ở Đà Nẵng, bãi biển Phạm Văn Đồng có mức
đầu tư khá lớn và trở thành một bãi tắm công cộng hiện đại nhất của Đà Nẵng. Là món
quà quý giá của tự nhiên với biển xanh, bãi cát trắng tinh và rất mịn, cùng với sự đầu
tư kỹ lưỡng của con người gồm các công trình phụ như bãi giữ xe, khu vực tắm nước
ngọt, phòng thay đồ tắm, dịch vụ cho thuê đồ tắm, chòi canh cứu hộ thường trực…đã
khiến cho cả người dân địa phương lẫn du khách vô cùng an tâm và cảm thấy thật sự
thoải mái.
2.1.3.5 Bãi biển Xuân Thiều

Cách Rạn Nam Ô chừng 3 km về phía Nam là bãi tắm Xuân Thiều - một địa danh
gắn liền với sự kiện lịch sử.
Bãi tắm này trước năm 1975 chỉ dành riêng cho binh lính. Binh lính Mỹ gọi bãi
tắm Xuân Thiều là “Red Beach” (tức Biển Đỏ). Hiện nay, bãi tắm Xuân Thiều được
đầu tư khu du lịch biển cao cấp với hàng loạt các dịch vụ vui chơi thể thao giải trí trên
biển như lướt sóng, dù bay, môtô nước.

Nằm cách khá xa thành phố nên đến thời điểm hiện tại bãi biển Xuân Thiều Đà
Nẵng vẫn giữ được nét đẹp nguyên sơ vốn có và hầu như chưa bị tác động nhiều bởi
bàn tay con người.
Bãi tắm Xuân Thiều sạch, đẹp và vẫn còn hoang sơ; cát trắng mịn; nước biển lúc
nào cũng xanh ngăn ngắt. Đối với những du khách du lịch Đà Nẵng có sở thích tìm về
những nơi chốn bình dị, vẫn giữ được vẻ đẹp nguyên vẹn vốn có thì bãi biển Xuân
Thiều là điểm thích hợp để bạn thỏa mãn sở thích của mình.
Dạo mát trên bờ biển khách du lịch sẽ cảm nhận được hương gió biển cùng với làn
cát trắng mịn màng, mát rượi. Từ đây họ cũng có thể ngắm nhìn một bên là bán đảo
Sơn Trà tuyệt đẹp và một bên là núi Hải Vân hùng vĩ. Cửa biển đằng xa mở ra ngay
trước mắt, bạn có thể thỏa mắt ngắm nhìn nơi mà biển núi giao thoa, nơi mà cánh cửa
ngõ dẫn ra sự mênh mông bất tận. Tại đây, du khách có thể ngày ngày ngắm nhìn tàu
thuyền ra vào vịnh biển.
Bãi biển Xuân Thiều tuy dốc hơn so với những bãi biển khác song nước ở đây lại
trong và lặng hơn bởi có một phần là nước từ dòng sông Hàn đổ ra, vị nước cũng
không mặn bằng những nơi khác.
Dù sao đi nữa, khách du lịch đến Đà Nẵng cũng nên chú ý bởi bãi cát ở đây so với
bãi biển Mỹ Khê vẫn ngắn và dốc hơn nên sẽ có phần nguy hiểm hơn khi vui chơi.
Từ năm 1992, khu du lịch Xuân Thiều được thành lập với hệ thống dịch vụ tương
đối liên hoàn, đầy đủ bao gồm: khách sạn, nhà hàng, một số dịch vụ vui chơi giải trí,
phục vụ tắm biển. Bên cạnh đó bạn cũng có thể thưởng thức các món ăn đặc sản ở nhà
hàng Red Beach với giá cả phải chăng cùng với phong cách phục vụ lịch sự và thân
thiện của đội ngũ nhân viên phục vụ. Thêm vào đó, nhà hàng cũng có hồ bơi riêng,
dịch vụ spa đáp ứng nhu cầu của các bạn.
SVTH: Bùi Quang Huy

25



×