Tải bản đầy đủ (.docx) (73 trang)

Điều tra và so sánh tình hình nuôi xen ghép các đối tượng thủy sản có giá trị ở xã Hương Phong và xã Hải Dương Thị xã Hương Trà tỉnh Thừa Thiên Huế.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 73 trang )

KHOA THỦY SẢN

----------

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:

Điều tra và so sánh tình hình nuôi xen ghép các đối
tượng thủy sản có giá trị ở xã Hương Phong và xã Hải
Dương - Thị xã Hương Trà - tỉnh Thừa Thiên Huế.

Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Tôn Thất Chất
Sinh viên thực hiện : Lý Thị Thơm
Lớp

: Cao Đẳng Nuôi Trồng Thủy Sản 47

Bộ môn

: Nuôi Trồng Thủy Sản


LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian thực tập tại địa bàn xã Hương Phong và xã Hải Dương, thị
xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế kết hợp với kiến thức đã học trên ghế nhà
trường, đến nay tôi đã hoàn thành báo cáo tốt nghiệp cuối khóa của mình với
đề tài: “ Điều tra và so sánh tình hình nuôi xen ghép các đối tượng thủy sản có
giá trị kinh tế cao trên địa bàn xã Hương Phong và xã Hải Dương, thị xã
Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế ”.
Để hoàn thành báo cáo này ngoài sự nổ lực của bản thân, tôi xin chân
thành gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu Trường Đại học Nông lâm Huế, các


thầy cô trong khoa Thủy sản cũng như các thầy cô trong trường đã tận tình
giảng dạy, truyền đạt cho tôi những kiến thức rất quan trọng và bổ ích trong
suốt 3 năm vừa qua. Đó không chỉ là những kiến thức cần thiết cho đợt thực
tập cuối khóa này mà còn là hành trang giúp tôi vững bước vào đời.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các cô chú, các bác nuôi xen ghép tại xã
Hương Phong và xã hải Dương đã quan tâm, giúp đỡ, chỉ bảo, chia sẽ kinh
nghiệm cho tôi trong quá trình thực tập tại địa phương.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Tôn Thất chất,
giảng viên khoa Thủy sản đã trực tiếp hướng dẫn, định hướng chuyên môn,
quan tâm giúp đỡ tận tình cho tôi trong quá trình thực hiện báo cáo này.
Và qua đây tôi cũng xin bày tỏ lòng kính trọng và sự biết ơn đối với gia
đình và lời cảm ơn chân thành đến bạn bè đã luôn ủng hộ, chia sẽ, động viên
tinh thần cho tôi trong quá trình thực tập và hoàn thành báo cáo này.
Huế, tháng 6 năm 2016
Sinh viên: Lý Thị Thơm


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất, mặt nước xã Hương Phong
Bảng 4.2. Tổng diện tích NTTS của 2 xã giai đoạn 2012-2015
Bảng 4.3. Diễn biến sản lượng NTTS của 2 xã Hương Phong và Hải Dương
giai đoạn 2012 – 2015
Bảng 4.4. Số lao động tham gia NTTS
Bảng 4.5. Độ tuổi các hộ được phỏng vấn
Bảng 4.6. Trình độ học vấn các hộ được phỏng vấn
Bảng 4.7. Số năm kinh nghiệm các hộ được phỏng vấn
Bảng 4.8. Số lần tham gia tập huấn NTTS
Bảng 4.9. Mức độ áp dụng kỹ thuật từ các lớp tập huấn của các hộ nuôi
Bảng 4.10. Tình hình sở hữu về ao nuôi

Bảng 4.11. Nghề nghiệp thu nhập chính các hộ được phỏng vấn
Bảng 4.12. Tín dụng và vay vốn
Bảng 4.13. Các thông số kỹ thuật về tình hình cải tạo ao
Bảng 4.14. Các chỉ tiêu của chất lượng nước
Bảng 4.15. Đối tượng, mật độ và kích cỡ thả giống
Bảng 4.16. Biện pháp quản lý ao nuôi của ngư dân 2 xã
Bảng 4.17. Các bệnh thường gặp và cách chữa trị
Bảng 4.18. Số hộ mắc bệnh
Bảng 4.19. Biện pháp thu hoạch
Bảng 4.20. Hoạch toán kinh tế của 2 xã
Bảng 4.21. Hiệu quả kinh tế của vụ nuôi


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1. Bản đồ vị trí địa lý xã Hương Phong – thị xã Hương
Hình 4.2.Bản đồ vị trí địa lý xã Hải Dương – thị xã Hương Trà
Hình 4.3. Hình thái tôm Sú
Hình 4.4. Hình thái cua Xanh
Hình 4.5. Hình thái cá Kình
Hình 4.6. Hình thái cá Dìa
Hình 4.7. Hình thái cá Đối Mục


DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ

Bản đồ 4.1. Tổng diện tích NTTS của 2 xã giai đoạn 2012-2015
Bản đồ 4.2. Sản lượng NTTS xã Hương Phong giai đoạn 2012-2015
Bản đồ 4.3. Sản lượng NTTS xã Hải Dương giai đoạn 2012-2015
Bản đồ 4.4. Số nhân khẩu tham gia NTTS
Bản đồ 4.5. Cơ cấu độ tuổi các hộ tham gia NTTS

Bản đồ 4.6. Cơ cấu trình độ học vấn các hộ dân tham gia NTTS
Bản đồ 4.7. Số năm kinh nghiệm các hộ dân tham gia NTTS
Bản đồ 4.8. Số lần tham gia tập huấn NTTS
Bản đồ 4.9. Mức độ áp dụng kỹ thuật NTTS
Bản đồ 4.10. Tình hình sở hữu ao nuôi
Biểu đồ 4.11. Nghề nghiệp thu nhập chính các hộ được phỏng vấn
Biểu đồ 4.12. Tình hình vay vốn các hộ được phỏng vấn
Bản đồ 4.13 Chất lượng nguồn nước sử dụng
Bản đồ 4.14. Tỷ lệ các đối tượng nuôi xen ghép trong ao


DANH MỤC CÁC TỪ, THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

Cộng tác viên

: ctv

DO

: Oxy hòa tan

BOD

: Nhu cầu oxy sinh hóa

COD

: Nhu cầu oxy hóa học

S‰


: Độ mặn

X

: Giá trị trung bình

g

: Gram

kg

: Kilogam

cm

: Centimet

IMOLA

: Dự án quỹ đầm phá tổng hợp

%

: Phần trăm

Ha

: Hexta


°C

: Độ C

ĐVTS

: Động vật thủy sản

UBND

: Ủy ban nhân dân

NTTS

: Nuôi trồng thủy sản

TNGB

: Tác nhân gây bệnh

HTX

: Hợp tác xã


PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Hiện nay, cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế, ngành NTTS

đã có những bước phát triển nhảy vọt, tạo ra giá trị kinh tế cao với kim
ngạch xuất khẩu hàng năm đạt hơn 1 tỷ USD, phát triển NTTS đã và
đang được coi như một trong những ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến
lược phát triển kinh tế, góp phần giải quyết việc làm cho đại đa số người
dân ven biển,tăng hiệu quả thu nhập đem lại một nguồn ngoại tệ lớn cho
đất nước.
Thị xã Hương Trà có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển nuôi trồng
thủy, hải sản. Trước đây, do nuôi độc canh tôm sú nên nhiều hộ lâm vào
tình cảnh nợ nần chồng chất vì tôm chết hàng loạt. Nhờ chuyển dịch cơ
cấu đối tượng nuôi nên ngành nuôi trồng thủy sản tại địa phương đã
có những dấu hiệu đáng mừng. Năm 2010, người dân làm quen với
mô hình nuôi xen canh tôm, cua, cá và bước đầu thu được hiệu quả
kinh tế cao, nhờ đó những khoảng nợ từ việc nuôi tôm được trang trải
và nhiều hộ vươn lên thành hộ khá giả, mô hình này tập trung chủ yếu
ở 2 xã là Hương Phong và Hải Dương [9].

Là 2 xã có địa hình được bao bọc bởi hệ thống sông và phá nên rất
thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản. Việc đa dạng hóa nhiều
đối tượng nuôi để tăng bền vững, hạn chế dịch bệnh, nâng cao hiệu quả
kinh tế, đồng thời cải tạo môi trường. Đây là biện pháp đem lại hiệu quả
nhất trong việc giảm rủi ro độc canh đối tượng nuôi.
Trước những chuyển đổi về hình thức nuôi tại địa phương, được
sự đồng ý của trường Đại học Nông Lâm, khoa Thủy Sản và thầy giáo
hướng dẫn, vì vậy tôi xin thực hiện đề tài: "Điều tra và so sánh tình
hình nuôi xen ghép một số đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế tại
xã Hương Phong và xã Hải Dương- thị xã Hương Trà-Tỉnh Thừa
Thiên Huế".
1.2. Mục tiêu của đề tài
- Làm quen với công tác nghiên cứu khoa học nhằm phục vụ cho


học tập và công tác sau này.
- Nắm bắt được tình hình nuôi xen ghép các đối tượng thủy sản có
giá trị ở xã Hương Phong và Hải Dương -thị xã Hương Trà- tỉnh Thừa
Thiên Huế.
- Biết được giá trị kinh tế mà mô hình nuôi xen ghép mang lại.


- So sánh được hiệu quả kinh tế của 2 xã từ mô hình nuôi xen
ghép.
- Hiểu được những thuận lợi cũng như khó khăn trong mô hình
nuôi xen ghép và góp phần đề xuất các biện pháp giải quyết những khó
khăn đó.
- Thông qua điều tra nắm bắt được tình hình nuôi xen ghép, góp phần
quảng bá, nhân rộng mô hình nuôi xen ghép ở nhiều địa phương khác có điều
kiện sinh thái tương tự ở Thừa Thiên Huế.


PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tình hình nuôi xen ghép trên thế giới.
Nuôi xen ghép một số đối tượng khác nhau trong cùng một ao đã được
nghiên cứu và thực hiện từ lâu ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt trong lĩnh
vực nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Đi đầu trong lĩnh vực này là Trung Quốc,
các nhà nghiên cứu và nuôi trồng thủy sản cho biết kết hợp nuôi nhiều loài cá
khác nhau trong cùng một ao và phát triển nguyên lý chọn đối tượng cho việc
nuôi ghép là: i) không có mâu thuẩn đối kháng về môi trường sống và ii) không
có mâu thuẩn đối kháng về tập tính dinh dưỡng. Trên cơ sở đó họ đã đưa 5 - 7
loài cá khác nhau như cá chép, cá rô phi, cá Wuchang, cá trắm, cá mè trắng và
cá mè hoa... vào trong cùng một ao (Zhong lin, 1991). Kết quả mô hình này là
đã tận dụng được các tầng nước khác nhau làm tăng hiệu quả sử dụng khối

nước. Quan trọng hơn là sự tương hỗ của các đối tượng nuôi trong dinh dưỡng,
tận dụng tối đa lượng thức ăn đưa vào. Cụ thể cá trắm cỏ ăn một lượng cỏ rất
lớn nếu nuôi riêng đối tượng này sẽ thải ra một lượng lớn phân vào ao gây ô
nhiễm môi trường. Khi nuôi ghép phân thải của cá trắm cỏ là thức ăn trực tiế
cho cá rô phi, cá trôi và cá mè. Bên cạnh đó, phân thải có tác dụng như vệc
phân chuồng khi phân giải thành các muối dinh dưỡng sẽ kích thích cho thực
vật phù du phát triển, là loại thức ăn chính cho cá mè trắng. Cá chép có tập tính
ăn đào bới nền đáy giúp cho việc khoáng hóa các chất dinh dưỡng vào nước và
đồng thời tạo điều kiện cho các chất khí độc thoát ra ngoài dễ dàng (Zhong lin,
1991). Ở nước ta hiện nay các mô hình nuôi ghép này đã và đang được áp dụng
hầu hết các tỉnh thành phố trong toàn quốc và cho kết quả tốt [7].
Năm 1957, Prugnin (1957) đã nuôi kết hợp những loài sinh vật phù du
với những loài cá ăn tạp ở Ấn Độ. Mô hình này đã được sản xuất ở Mỹ và châu
Âu. Yashouv. A (1968, 1971) đã nêu ra những hậu quả về môi trường của mô
hình nuôi này và đưa cá chép, cá mè vào trong ao nuôi (Vương Dĩ Khang,
1958, Ngư loại phân loại học). Gần đây Trung Quốc đã đưa ra một số mô hình
nuôi mới. Chen và ctv, 1995 đã nghiên cứu và phân loại về mức độ cao thấp,
môi trường nuôi và năng suất giữa các mô hình truyền thống và hình thức nuôi
mới này. Yang và ctv, 1994 cho rằng với hình thức nuôi như trên, sản lượng
tăng 19kg đối với cá ăn lọc và 15kg đối với cá ăn tạp trong một ao có diện tích
100m2 [8].


Theo Lin’s (1994), nuôi xen ghép là sự kết hợp các loài vào ao nuôi cá
chép [22]. Những năm gần đây, việc nuôi nhiều loài cá khác nhau đã mang lại
hiệu quả đáng kể về môi trường sinh thái, tài nguyên, kinh tế. Cơ sở của việc
nuôi ghép là các loài này có cùng điều kiện môi trường sống và không cạnh
tranh thức ăn [7]. Hình thức nuôi này bắt đầu từ những hình thức nuôi truyền
thống. Trong 40 năm trở lại đây, Yashous. A (1985) đã nghiên cứu và bổ sung
đối tượng cá rô phi vào trong ao nuôi cá chép, đã làm tăng sản lượng đáng kể.

Nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước mặn có lịch sử phát triển muộn hơn
so với nghề nuôi cá nước ngọt. Tuy nhiên do giá trị kinh tế cao của các đối
tượng nuôi và một tiềm năng lớn để phát triển nền nuôi trồng thủy sản lợ, mặn
đã phát triển mạnh và trở thành ngành đưa lại nguồn thu nhập chính cho người
dân ven biển.
Ngày nay, sản xuất thủy sản đang thường xuyên đối mặt với tình trạng ô
nhiễm môi trường ngày càng gia tăng do chính hoạt động của nuôi trồng thủy
sản gây ra. Nhiều quốc gia đã khuyến cáo việc sử dụng quá mức các hóa chất
trong nuôi trồng và chế biến thủy sản, lạm dụng kỹ thuật, đầu tư thâm canh quá
cao là nguyên nhân chủ yếu làm phá vỡ sự cân bằng nhiều vùng sinh thái ven
biển. Bên cạnh đó việc sử dụng thuốc kháng sinh một cách bừa bãi trong phòng
và trị cho các đối tượng nuôi thủy sản đã gây ra các tình trạng kháng thuốc trên
diện rộng. Kết quả là dư lượng thuốc kháng sinh tồn đọng trong sản phẩm nuôi
quá mức cho phép gây ảnh hưởng lớn đến môi trường sinh thái và sức khỏe
người tiêu dùng [25].
Trước tình hình như vậy, nhiều nhà khoa học trên thế giới đã đầu tư
nghiên cứu theo một số hướng khác nhau. Cụ thể: Nghiên cứu sử dụng chế
phẩm sinh học khác nhau để cải thiện chất lượng nước. Thực tế hiện nay trên
thị trường có bán rất nhiều các chế phẩm khác nhau đang được người dân sử
dụng do hãng thức ăn và thuốc sản xuất như: EM, BZT, SUPER VS, Ph
FIXER, SUPER BIOTIC,... Bên cạnh đó nhiều cơ sở sản xuất lớn đã xây dựng
hệ thống ao hồ tuần hoàn có xử lý thông qua hình thức lọc sinh học để hạn chế
sự tích tụ các muối dinh dưỡng, sử dụng khí Ozôn để khử các khí độc, nuôi
ghép các đối tượng khác nhau trong ao nuôi tôm để hạn chế các chất độc hại.
Một hướng nghiên cứu khác nhằm cải thiện chất lượng môi trường nước là
nuôi nhiều đối tượng trong cùng một ao, từ đó làm tăng tính bền vững trong
nghề nuôi thủy sản nước lợ - mặn. Trên cơ sở các hoạt động thực tế của việc
nuôi ghép một số nghiên cứu điển hình được các nhà khoa học tổng hợp và
trình bày trong các tài liệu như:
-


Joseph, KO, (1982) đã nghiên cứu kết hợp nuôi cá măng sữa, cá đối và tôm
nước lợ Penaeus indicus và Penaeus monodon trong ao nuôi. Mô hình này làm
sản lượng tăng 2,986kg so với mô hình nuôi đơn. Hu và ctv (1995) đã tiến


-

-

-

-

-

hành nuôi tôm và hàu trong ao nuôi tôm ở Trung Quốc, sản lượng tôm tăng lên
30% và sản lượng hàu tăng lên 20,3% [19].
Ở Hawaii, việc nuôi xen ghép đã được thực hiện trong vài năm trở lại đây.
Wyban (1982) đã xây dựng môi trường nuôi ở nước lợ, kết hợp cá đối, cá măng
sữa, cá rô phi đỏ, cá hồi [19]. Bwathondi và ctv, (1985) với mô hình nuôi một
vài loài cá và hàu bằng hệ thống nuôi giàn bè.
Ở Đài Loan nhóm nghiên cứu của Lo – Chai Chen (1990) khi tiến hành so sánh
hàm lượng vật chất hữu cơ và vô cơ trong ao nuôi ghép cá măng (Chanos
channos), cá đối (Mugil cephalus), tôm sú (Penaeus monodon) và rong câu
(Gracillaria sp) với ao nuôi chuyên tôm sú. Kết quả cho thấy ở ao nuôi ghép
thì hàm lượng vật chất hữu cơ và vô cơ lơ lững thấp hơn so với ao nuôi chuyên
tôm sú có ý nghĩa về mặt thống kê (P<0,05).
Sử dụng các hình thức nuôi giàn cho các đối tượng rong biển và vẹm xanh ở
vùng ven biển nhằm cải thiện chất lượng môi trường nước [22].

Trồng rong câu (Gracillaria spp) trong ao nước thải tôm sú (Penaeus
monodon) ở Brazil. Kết quả phân tích ANOVA cho thấy tốc độ tăng trưởng
tương đối của rong câu là khác nhau (P<0,05) [23].
Nuôi hỗn hợp các loài động thực vật thủy sinh trong cùng một ao (Johns Lucas,
2003). Sử dụng hình thức nuôi giàn cho các đối tượng rong biển và vẹm xanh ở
vùng ven biển nhằm cải thiện chất lượng môi trường nước [22].
Nuôi hỗn hợp nhiều đối tượng khác nhau trong ao nuôi tôm để làm tăng tính
bền vững và ổn định cho người nuôi tại các trại nuôi tôm ở Mexico [24].
Nhìn chung các kết quả nghiên cứu trên thế giới đều cho rằng việc nuôi
hỗn hợp nhiều đối tượng trong cùng một ao đã làm giảm mức độ rủi ro trong
sản xuất, chất lượng môi trường nước được cải thiện theo hướng tốt hơn. Chất
lượng sản phẩm của vật nuôi an toàn hơn do việc giảm thiểu sử dụng chất
kháng sinh và chế phẩm sinh học. Chính vì vậy mà hình thức nuôi hỗn hợp này
ngày càng được áp dụng ở nhiều nước có nghề nuôi thủy sản ở nước lợ - mặn
phát triển.
2.2. Tình hình nuôi xen ghép tại Việt Nam
Ở Việt Nam, nghề nuôi tôm đã có từ lâu với hình thức nuôi quảng canh truyền
thống, nguồn giống và thức ăn hoàn toàn tự nhiên, nhưng nghề nuôi lúc này
chưa phát triển, sản xuất chỉ nhằm tiêu thụ gia đình và địa phương. Nghề nuôi
chỉ phát triển mạnh vào cuối những năm của thập kỷ 80 khi sản phẩm tôm
được xuất khẩu ra thị trường thế giới. Cùng với sự phát triển của nghề nuôi
tôm, hình thức nuôi quảng canh cải tiến cũng được hình thành. Tuy nhiên, sau
đợt dịch bệnh tôm vào năm 1994-1995, hình thức nuôi quảng canh cải tiến
được thay thế hoàn toàn cho hình thức nuôi quảng canh truyền thống không
mang lại hiệu quả.
Nuôi xen ghép các đối tượng trong cùng một ao ở nước ta xuất hiện khá sớm.
Ban đầu hình thức này được áp dụng cho các đối tượng nước ngọt như các mô


hình: nuôi xen ghép cá chép – cá mè – cá trắm cỏ, mô hình lúa cá kết hợp...

Nhìn chung những mô hình này mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với mô
hình nuôi đơn.
Ở Việt Nam nghề nuôi tôm nói riêng và nuôi các đối tượng thủy sản lợ mặn nói chung đã phát triển mạnh. Diện tích nuôi trồng thủy sản trong những
năm qua tăng nhanh, tăng 6,3%/năm giai đoạn 1998 – 2004. Nhờ đó sản lượng
thủy sản nuôi trong những năm qua tăng bình quân 13,6%/năm, năm 2014 tăng
hơn 2,15 lần so với năm 1998 [17].
Trước áp lực của dịch bênh bùng phát trong việc nuôi tôm làm cho
người sản xuất bị thua lỗ nghiêm trọng trong nhiều năm. Vì vậy, nghề nuôi
trồng thủy sản nước lợ, mặn đã có sự thay đổi và điều chính đáng kể từ việc
nuôi chuyên tôm với mật độ cao, chủ động sử dụng thức ăn công nghiệp sang
nuôi với mật đọ thưa hơn và tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên. Nhiều đối
tượng nuôi mới đã được người sản xuất đưa vào nuôi kết hợp với tôm sú nhằm
tạo cho hoạt động sản xuất ngày một ổn định hơn. Trên cơ sở nhu cầu của thực
tế nhiều nghiên cứu khác nhau theo hướng nuôi hỗn hợp nhiều đối tượng khác
nhau đã được thực hiện ở nhiều vùng [26]. Cụ thể:
-

-

-

-

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Xuân Thu và ctv (2003) đã chỉ ra rằng, tốc
độ tăng trưởng của tôm sú trong ao nuôi kết hợp với hải sâm không có sự sai
khác (P>0,05), nhưng các chỉ tiêu đánh giá chất lượng môi trường (mật độ vi
khuẩn gây bệnh, mật độ nấm) ở ao nuôi hải sâm thấp hơn rõ rệt so với ao đối
chứng (P<0,05). Khi tiến hành nuôi hải sâm (Honothuria scabra) kết hợp trong
ao nuôi tôm sú nhằm cải thiện chất lượng môi trường nước nhờ vào khả năng
ăn lọc của hải sâm [16].

Các nhóm nghiên cứu của Thái Ngọc Chiến (2004), Hoàng Thủy (2004),
Nguyễn Thị Xuân Thu (2003) đã có những nghiên cứu về nuôi hỗn hợp cá –
rong biển – động vật thân mềm trong cùng một ao, kết quả cho thấy các đối
tượng nuôi ghép có tốc độ tăng trưởng tốt và làm tăng hiệu quả trên một đơn vị
diện tích mặt nước [3].
Nhằm cải thiện chất lượng môi trường nước trong ao nuôi tôm sú thâm canh,
nhóm nghiên cứu của Nguyễn Thức Tuấn (2007) đã xây dựng mô hình: “Nuôi
hàu cửa sông trong ao nuôi tôm sú thâm canh”. Kết quả khi so sánh tốc độ tăng
trưởng của tôm và hàu trong ao nuôi ghép tương đương với sự phát triển của
chúng trong những ao đối chứng, nhưng lại có hiệu quả kinh tế cao hơn do
giảm chi phí ao nuôi [17].
Đề tài khoa học cấp nhà nước “ Nghiên cứu công nghệ và xây dựng mô hình
nuôi kết hợp nhiều đối tượng hải sản trên biển đạt hiệu quả kinh tế cao theo
hướng bền vững” ( Thái Ngọc Chiến và ctv, 2005). Kết quả đã xây dựng thành
công 5 mô hình: Nuôi cá mú lồng kết hợp với rong sụn, vẹm xanh và bào ngư;
nuôi tôm hùm lồng kết hợp với rong sụn, vẹm xanh và bào ngư; nuôi tôm hùm
kết hợp với cá chẽm, hải sâm, rong biển và vẹm xanh; nuôi tổng hợp ốc hương
với hải sâm, rong biển và vẹm xanh; nuôi ốc hương với tôm hùm, hải sâm,
rong biển và vẹm xanh [4].


2.3. Tình hình nuôi xen ghép ở Thừa Thiên Huế
Thừa Thiên Huế là một tỉnh ven biển thuộc miền Trung Việt Nam, với
một hệ thống đầm phá Tam Giang rộng lớn được xem là đầm phá lớn nhất
Châu Á về diện tích mặt nước và đa dạng về sinh vật thủy sinh.
Trung tâm khuyến ngư tỉnh Thừa Thiên Huế đã thực hiện mô hình nuôi
cá dìa, tôm sú và rong câu (2005) tại xã Phú An – Phú Vang. Kết quả cho thấy
các đối tượng nuôi đều sinh trưởng tốt. Trung tâm khuyến ngư tiếp tục thực
hiện mô hình nuôi kết hợp cá dìa, rong câu, cá đối, rô phi và trìa tại xã Phú Hải
– Phú Vang [12] [18].

Nghiên cứu về đầm phá của dự án IMOLA trong giai đoạn 2 của năm
2007 - 2008 dự án đã tiến hành xây dựng một số mô hình nuôi kết hợp (lợ,
ngọt) trên các xã trực thuộc vùng đầm phá. Kết quả của mô hình nuôi thử
nghiệm của IMOLA đã được triển khai mang lại một số kết quả khả quan về
tốc độ tăng trưởng của đối tượng nuôi, và cũng như hiệu quả cải tạo môi
trường ao nuôi như:
- Kết quả nghiên cứu của Tôn Thất Chất và CTV (2008) về đánh giá
hiệu quả kinh tế và môi trường của mô hình nuôi ghép tôm sú, tôm rằn, cá rô
phi, cá kình và cá dìa tại Hương Phong – Hương Trà – Thừa Thiên Huế. Kết
quả cho thấy rằng các yếu tố môi trường nằm trong khoảng thích hợp cho đối
tượng nuôi, kích cỡ tôm trong ao nuôi ghép 11,4g/con lớn hơn ao nuôi đơn tôm
rằn 10,7 g/con, tốc độ tăng trưởng của tôm rằn trong ao nuôi ghép phát triển
tương đối nhanh. Hiệu quả mô hình nuôi ghép mang lại lợi nhuận kinh tế cao
hơn ao nuôi đơn [2].
Năm 2004, Tôn Thất Chất và ctv đã tiến hành cho sinh sản thành công
giống tôm rằn, một loài bản địa được người dân nuôi đơn và nuôi ghép trong
ao với các đối tượng khác và đã đạt được nhiều hiệu quả. Tiếp nối thành công
này, vào năm 2008, mô hình nuôi ghép tôm rằn, tôm sú, cá rô phi và mô hình
nuôi ghép tôm rằn, cá dìa, cá kình tại Hương Phong (Hương Trà) và thị trấn
Thuận An (Phú Vang) đã được Tôn Thất Chất và ctv thử nghiệm, đã thu được
kết quả cao, tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống (67% đối với tôm rằn, 71% đối
với tôm sú và 82% đối với cá rô phi) của các đối tượng nuôi trong mô hình gần
tương đương với các mô hình nuôi đơn tôm rằn, tôm sú và cá rô phi. Đối với cá
dìa, sau 4 tháng nuôi khối lượng đạt 105,55g/con– 17,34cm/con và cá kình đạt
25,3g/con – 11,78cm/con [1].
- Với nghiên cứu về mô hình nuôi ghép tôm sú (Penaeus monodon) và cá
đối (Mugil cephalus) trong ao cao triều tại xã Lộc Bình – Thuận An – Thừa


Thiên Huế, cho thấy tỷ lệ tăng trưởng của tôm sú trong mô hình nuôi ghép khá

cao hơn trong mô hình nuôi chuyên tôm (P<0,05), cá đối đạt tốc độ tăng trưởng
1,6 g/ngày sau 30 ngày nuôi. NH3 khá khác nhau giữa hai mô hình nuôi
(P<0,05) [13].
- Thử nghiệm nuôi các đối tượng cá hồng và cá chẽm ở xã Lộc Trì – Phú
Lộc – Thừa Thiên Huế đã chỉ ra rằng: Mô hình nuôi cá chẽm và cá hồng đỏ
thường có khả năng chịu đựng với sự thay đổi môi trường, tốc độ tăng trưởng
nhanh nhưng vốn đầu tư của mô hình này cao, đặc biệt là thức ăn [10].
- Nghiên cứu của Lê Văn Dân (2008) với việc nuôi kết hợp trong lồng cá
mú, cá kình và cá hồng ở Lộc Bình – Phú Lộc – Thừa Thiên Huế. Nghiên cứu
đã cho thấy tốc độ tăng trưởng của cá mú trong mô hình nuôi đơn và nuôi ghép
có tốc độ tăng trưởng khá nhanh; việc nuôi đơn cá hồng ở lồng nên áp dụng,
nếu nuôi ghép thì phải chọn đối tượng thích hợp với môi trường ngọt hóa và
sống chung cá hồng theo hướng có lợi [5].
- Đánh giá hiệu quả kinh tế và ảnh hưởng môi trường của nuôi ghép tôm
sú và cá dìa trong ao nuôi tôm xã Lộc Điền – Phú Lộc – Thừa Thiên Huế (Trần
Quang Khánh Vân, 2010). Nghiên cứu cho rằng: Các yếu tố môi trường trong
ao nuôi thuận lợi cho tôm cá sinh trưởng và phát triển; cá dìa nuôi trong ao tôm
sú phát triển tốt, tỷ lệ sống cao [20].
- Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Phước (2009) đã cho thấy rằng
hàu đã ảnh hưởng tích cực đến tỷ lệ sống của cá mú trong mô hình nuôi ghép
cá mú và hàu trong lồng, với lại việc nuôi hàu đã giảm hàm lượng BOD5 ở lồng
nuôi [14].
- Theo mô hình nuôi ghép tôm sú, cá đối, cá dìa, cua và rong câu trong ao
đất của Nguyễn Thị Xuân Hồng (2009). Thì việc nuôi ghép không làm thay đổi
những yếu tố môi trường thông thường, riêng hàm lượng NH 3 thì có sự khác
biệt rõ rệt hai ao, việc nuôi ghép đã làm giảm hàm lượng NH 3 (P<0,05); tốc độ
tăng trưởng của ao nuôi đơn và nuôi ghép khá tốt và không có sự khác biệt
(P>0,05) [7].
Những nghiên cứu của Nguyễn Phi Nam và ctv (2007) về:
- Mô hình nuôi ghép tôm sú – cá dìa – cá kình tại xã Quảng An, huyện

Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Hàm lượng các chỉ số đánh giá chất lượng
nước (NH3-N; PO4-P; COD; BOD; và chlorophyl-a) trong các ao có xu hướng
tăng dần theo thời gian nuôi và đạt giá trị cao nhất vào cuối vụ nuôi. Hàm
lượng của các chất NH3-N; PO4-P; COD, BOD; và chlorophyl-a ở ao nuôi
chuyên tôm luôn cao hơn các ao nuôi xen ghép (P<0,05) [10].
- Kết quả nghiên cứu về mô hình nuôi ghép tôm sú – cá dìa, kình – rong
câu tại khu vực đầm Sam Chuồn (xã Phú An và Phú Tân – Phú Vang – Thừa


Thiên Huế) đã chứng tỏ các yếu tố môi trường biến động trong ngưỡng chịu
đựng của các đối tượng nuôi. Tăng trọng của cá phụ thuộc vào mật độ thả
giống. Mật độ thả giống từ 0,1 – 0,2 con/m 2 có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn
so với ao thả với mật độ 0,3 con/m 2 (P<0,05). Giữa các ao nuôi ghép và ao
nuôi chuyên tôm, hàm lượng các chất thải NH 3-N; PO4-P; COD; BOD; và
Chlorophyl-a có sự sai khác nhau rõ rệt, và ở các ao nuôi ghép thì hàm lượng
các chất này luôn thấp hơn so với ao nuôi chuyên tôm [10].
- Nghiên cứu mô hình nuôi tôm sú – cá dìa, kình – rong câu tại khu vực
đầm Sam Chuồn (xã Phú An và Phú Tân – Phú Vang – Thừa Thiên Huế) cho
thấy rằng các yếu tố trong các ao nuôi nằm trong ngưỡng chịu đựng của tôm và
cá. Trọng lượng thu hoạch của tôm giữa ao nuôi ghép và ao nuôi chuyên canh
tôm không có sự sai khác về mặt thống kê (P>0,05). Giữa ao nuôi chuyên canh
tôm và ao nuôi ghép hàm lượng trung bình của các chất NH 3-N; PO4-P; COD;
BOD5; và Chlorophyl-a là khác nhau (P<0,05) [10].
Hơn nữa, Sở Thủy Sản cùng xây dựng nhiều mô hình nuôi ghép những đối
tượng có khả năng cải thiện môi trường trong ao nuôi tôm như: Mô hình nuôi
cá dìa kết hợp với rong câu, cá chỉ vàng tại xã Vinh Quang, huyện Phú Lộc;
nuôi cá kình kết hợp với tôm sú tại xã Vinh Hưng, huyện Phú Lộc. Kết quả
cũng bước đầu đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình và đưa ra những nhận xét
so sánh với ao nuôi chuyên tôm sú [15].
Kết quả nuôi xen ghép ở Quảng Điền, Hương Trà, vùng hạ triều của Phú

Vang đã mở ra khả năng: nghề nuôi thủy sản mặc dầu qua nhiều bước thăng
trầm nhưng không bao giờ mai một vì người dân đã tìm ra cách nuôi hợp lý đó
là lấy con tôm sú làm chính, ghép với các đối tượng cá dìa, nâu, kình, cua, v.v...
đã cho kết quả khả quan như: Quảng An, Quảng Công, Quảng Ngạn huyện
Quảng Điền; Hải Dương, Hương Phong huyện Hương Trà; Thuận An, Phú Mỹ,
Phú An huyện Phú Vang [21].


PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Các loài động vật thủy sản được nuôi xen ghép trên địa bàn xã Hương
Phong và xã Hải Dương - thị xã Hương Trà-tỉnh Thừa Thiên Huế.
3.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 14/03/2016 đến ngày 22/05/2016.
Địa điểm nghiên cứu: Xã Hương Phong và xã Hải Dương -thị xã Hương Tràtỉnh Thừa Thiên Huế.
3.3. Nội dung nghiên cứu
-

-

-

-

Tìm hiểu điều kiện tự nhiên của 2 xã Hương Phong và Hải Dương.
+ Vị trí địa lý.
+ Đặc điểm địa hình.
+ Khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, gió bão,...)
Điều kiện kinh tế-xã hội của 2 xã Hương Phong và Hải Dương.

+ Dân số (Tổng số dân, mật độ dân số, số lao động, tỷ lệ nam nữ, trình độ
văn hóa,...).
+ Tình hình sử dụng đất đai.
+ Cơ sở hạ tầng.
Hoạt động NTTS tại 2 xã nghiên cứu.
+ Sự suy giảm diện tích và hậu quả của việc nuôi tôm chuyên canh.
+ Sự xuất hiện và phát triển hình thức nuôi xen ghép.
Điều tra và so sánh tình hình nuôi xen ghép các đối tượng thủy sản có giá trị
trên địa bàn xã Hương Phong và Hải Dương-thị xã Hương Trà-tỉnh Thừa Thiên
Huế.
+ Tín dụng và vay vốn
+ Đối tượng được nuôi xen ghép.
+ Hình thức nuôi.
+ Diện tích.
+ Nguồn cung cấp con giống, nguồn nước, thức ăn.
+ Giá thành các đối tượng nuôi xen ghép.
+ Tình hình dịch bệnh.
+ Sản lượng
+ Thị trường tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản.
- Điều tra những thuận lợi và khó khăn về mô hình nuôi xen ghép của 2 xã.
+ Thuận lợi.

-

+ Khó khăn
Kết luận và đề xuất ý kiến.


-


Đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Thu thập thông tin thứ cấp
- Số liệu thứ cấp được lấy từ các tài liệu lưu trữ, tạp chí khoa học - công nghệ,

-

sách báo, các phương tiện thông tin đại chúng.
Kết quả nghiên cứu đã công bố của các cơ quan chức năng,chính quyền địa
phương, chi cục nuôi trồng thủy sản, phòng Nông Nghiệp Huyện, cán bộ xã
Hương Phong, Hải Dương, trung tâm khuyến ngư tỉnh Thừa thiên Huế.
3.4.2. Thu thập thông tin sơ cấp
- Trực tiếp phỏng vấn các hộ tham gia mô hình nuôi xen ghép bằng các
bảng hỏi điều tra được thiết kế sẵn.
3.4.3. Phương pháp chọn mẫu điều tra

-

Chọn hộ dân có hộ khẩu tại địa bàn 2 xã có tham gia mô hình nuôi xen ghép
thủy sản đảm bảo tính đại diện cho tổng số mẫu.
3.4.4. Phương pháp tổ chức thực hiện điều tra

-

Điều tra thí điểm: Xây dựng bộ bảng hỏi điều tra với hơn 30 tiêu chí điều tra.
Dùng bảng hỏi để điều tra thí điểm ngẫu nhiên một số hộ nuôi trồng thủy sản
trong danh sách được cung cấp lấy mẫu đối chiếu với mục tiêu và nội dung
nghiên cứu. Trên cở sở đó, điều chỉnh bảng hỏi điều tra để tiến hành điều tra

-


chính thức.
Điều tra chính thức: Chọn ngẫu nhiên số hộ nuôi trồng thủy sản trong 2 xã để

-

điều tra.
Tiến hành phỏng vấn trực tiếp từng hộ, chọn hộ ngẫu nhiên (hộ có tham gia

-

NTTS) bằng bảng hỏi hoàn chỉnh.
Số phiếu điều tra: 60 phiếu (30 phiếu/xã).
3.5. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu thu thập được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học thông thường.
Số liệu được phân tích bằng các công thức toán học và phần mềm Microsoft
Excel 2010.

-

Công thức tính toán
+ Giá trị trung bình:


X

=

1 n
∑ Xi

n i =1

Trong đó:
X

: Giá trị trung bình

Xi : Giá trị mẫu đo thứ i
N : Tổng số mẫu cần đo

PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của vùng nghiên cứu
4.1.1. Xã Hương Phong


4.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý
Hương Phong là một xã ven đầm phá thuộc thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa
Thiên Huế cách thành phố Huế khoảng 12km về phía Đông Bắc. Xã Hương
Phong nằm cuối nguồn của sông Bồ và sông Hương, xung quanh được bao bọc
bởi sông nước và đầm phá. Phía Bắc giáp với xã Hải Dương (ngăn cách bởi
phá), phía nam giáp với xã Hương Vinh thị xã Hương Trà (ngăn cách bởi cầu
Thanh Phước) và xã Phú Mậu huyện Phú Vang ( ngăn cách bởi sông Hương),
phía Tây giáp với xã Quảng Thành (ngăn cách bởi sông Bồ), phía Đông giáp
với thị trấn Thuận An (ngăn cách bới sông Hương).

(Nguồn: Niên giám xã Hương Phong)
Hình 4.1: Bản đồ vị trí địa lý xã Hương Phong – thị xã Hương Trà – tỉnh
Thừa Thiên Huế

Tổng diện tích tự nhiên là 1569 ha, xã nằm vị trí đặc biệt, hai mặt giáp
sông, một mặt giáp phá Tam Giang thuận lợi trong phát triển nông nghiệp, khai
thác và nuôi trồng thủy sản.
- Địa hình

Hương Phong là một xã có địa hình thấp trũng, độ cao so với mặt nước
biển từ 1-1,5m. Trong xã thì thôn Thanh Phước có địa hình cao hơn so với các
thôn khác. Tuy nhiên mỗi khi có lũ lụt đỗ về thì thôn Thanh Phước là cửa ngõ
của Hương Phong nên chịu ảnh hưởng nhiều hơn so với các thôn còn lại, đồng


thời kéo theo sạt lỡ đất. Thôn Vân Quật Thượng và Thuận Hòa có địa hình thấp
hơn so với các thôn khác nên mỗi khi có bão kèm theo lũ lụt thì hai thôn này bị
ảnh hưởng nhiều hơn.
- Khí hậu và thủy văn

Xã Hương Phong nói riêng và tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung nằm trong
khu vực nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu chuyển tiếp
hai miền Bắc – Nam nên mỗi năm có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô.
Nhiệt độ: Mùa khô bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 7, nhiệt độ trung bình
thấp nhất là 21,6°C, nhiệt độ trung bình cao nhất là 30,1°C. Đây là thời gian
nước mặn xâm nhập vào đồng ruộng gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp
và nuôi trồng thủy sản. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 1 năm
sau, nhiệt độ trung bình thấp nhất vào mùa này là 19,9°C, nhiệt độ trung bình
cao nhất là 27,8°C.
Mưa: Lượng mưa trung bình khoảng 469,9mm. Tuy nhiên lượng mưa
phân bố không đồng đều trong năm. Lượng mưa cao nhất vào tháng 9:
510,4mm và thấp nhất vào tháng 6: 13,1mm.
Độ ẩm: Độ ẩm trung bình năm là 85%, trong đó tháng có độ ẩm cao nhất
là tháng 1: 92%, tháng có độ ẩm thấp nhất là tháng 7: 71%

4.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
4.1.1.2.1. Điều kiện kinh tế
- Tình hình sử dụng đất đai
Toàn xã có 6 thôn (Thanh Phước, Thuận Hòa, Vân Quật Đông, Vân Quật
Thượng, An Lai, Tiến Thành), phân bố thành 9 cụm dân cư với 2328 hộ, 11371
nhân khẩu. Hoạt động sản xuất chủ yếu là nông nghiệp, nuôi trồng, khai thác
thủy sản và các ngành nghề phụ khác. Xã lại nằm ở vùng ven biển, đầm phá
nên mang đặc điểm của địa hình ven biển, chia diện tích đất thành vùng ven
phá với diện tích đất chiếm 1/3 đất nông nghiệp. Vùng này thường bị nhiễm
mặn và thiếu nước ngọt vào mùa hè, mùa mưa bị ngập úng, do đó vùng sản
xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, thường chỉ cấy được một vụ, năng suất
thấp hoặc bỏ hoang. Hiện trạng sử dụng đất, mặt nước được thể hiện qua bảng
4.1.
Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất, mặt nước xã Hương Phong
Chỉ tiêu
Tổng diện tích đất tự nhiên
- Đất nông nghiệp
+ Đất sản xuất nông nghiệp
+ Đất lâm nghiệp

Diện tích (ha)
1569,00
674,80
505,95
3,29

Tỷ lệ (%)
100
43
32,25

0,20


+ Đất NTTS
- Đất phi nông nghiệp
+ Mặt nước KTTS
- Đất chưa sử dụng

165,56
834,14
532,08
61,06

10,55
53,11
33,92
3,89

(Nguồn: Thống kê xã Hương Phong, 2015)
Căn cứ vào bảng hiện trạng sử dụng đất đai và mặt nước cho thấy, diện
tích đất tự nhiên tương đối lớn (1569 ha), trong đó: diện tích đất dành cho sản
xuất nông nghiệp là 32,25%, với tỷ lệ đất bình quân 0,67 ha. Đây là một xã có
nền nông nghiệp lúa nước phát triển mạnh, có hệ thống kênh mương, thủy lợi
hoạt động tốt, đất đai màu mỡ nên năng suất, hiệu quả mang lại trong sản xuất
nông nghiệp là tương đối cao và ổn định. Diện tích mặt nước KTTS là lớn nhất
với tỷ lệ tương ứng là 33,92%, diện tích này không lớn lắm so với các xã khác
ven đầm phá Tam Giang nhưng được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của
xã, nguồn lợi và là nguồn kinh tế quan trọng của ngư dân.
Diện tích đất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ thấp nhất trong cơ cấu các loại đất
nông nghiệp của xã, chỉ là 0,2%, nhưng lại có giá trị kinh tế và giá trị sinh học

rất cao. Đặc biệt, có rừng ngập mặn Rú Chá, một nguồn lợi quí giá cho việc
phát triển KT-XH và chuyển đổi kinh tế cho người dân, một tiềm năng phát
triển du lịch sinh thái của vùng.
- Sản xuất nông nghiệp
+Trồng trọt
Vụ Đông Xuân và Hè Thu năm nay, mặc dù thời tiết diễn biến bất
thường, mưa lạnh xảy ra ở đầu vụ Đông Xuân và nắng nóng kéo dài ở cuối vụ
Hè Thu, bên cạnh đó tình trạng chuột phá hoại, sâu bệnh phát triển, rầy, nhện
Gié xuất hiện ở cuối vụ Hè Thu... gây khó khăn cho sản xuất lúa của người
dân, làm cho năng xuất thu hoạch có giảm so với kết quả thăm đồng ước tính
năng xuất.
Trước những khó khăn đó, Đảng ủy, chính quyền địa phương đã lãnh,
chỉ đạo BQT HTX NN và bà con nhân dân khắc phục các khó khăn, động viên
nhân dân cấy hết diện tích, chăm sóc tốt cây lúa nên hai vụ sản xuất năm nay
năng xuất, sản lượng vượt so với kế hoạch đề ra.
* Tổng diện tích gieo cấy năm 2015: 1.006,5ha, đạt 100,75% kế hoạch
* Năng suất bình quân: 66,50 tạ/ ha.
* Sản lượng: 6.692,6 tấn, đạt 121, 68% kế hoạch.
Trong đó:
Vụ Đông xuân
* Diện tích gieo cấy: 507,25ha.
* Năng suất bình quân: 66,31 tạ/ ha.
* Sản lượng: 3.363,9 tấn.
Vụ Hè thu


* Diện tích gieo cấy: 499,25ha.
* Năng suất bình quân: 66,67 tạ/ ha.
* Sản lượng: 3.328,7 tấn.
Về sản xuất giống lúa xác nhận: Tăng cường công tác chỉ đạo các HTX

NN về công tác sản xuất giống lúa xác nhận; HTX.NN Thanh Phước tiếp tục
làm tốt công tác sản xuất giống lúa, giống sản xuất ra được xã viên tin dùng
với tỷ lệ cao, các HTX còn lại đã có chuyển biến trong công tác điều hành sản
xuất; giống sản xuất ra đảm bảo chất lượng, từng bước tạo được niềm tin trong
bà con xã viên.
Diện tích sản xuất: 5,7 ha, trong đó: HTX Vân An 2,5 ha, Thuận Hòa 1,5
ha, Thanh Phước 1,7 ha; sản lượng 21,6 tấn, trong đó: HTX Vân An 9 tấn,
Thuận Hòa 1,2 tấn, Thanh Phước 11,4 tấn.
Tỷ lệ sử dụng giống lúa xác nhận trên 98%.
Cơ giới hóa trong nông nghiệp bước đầu đáp ứng nhu cầu sản xuất, giảm
sức lao động cho nhân dân, giảm chi phí sản xuất. Hiện toàn xã có 8 trạm bơm
điện tưới tiêu, 5 trạm bơm điện nhỏ của người dân, 59 máy bơm dầu, phục vụ
tưới tiêu cho trên 95% diện tích, có 06 máy gặt đập liên hợp 02 máy sấy lúa.
Về công tác điều hành quản lý HTX.NN: Các HTX đã tiến hành đại hội
xã viên, tổng kết công tác kinh doanh dịch vụ, kiện toàn bộ máy HTX. Bước
đầu củng cố kiện toàn, một số HTX đã có nhiều tiến bộ trong khâu điều hành
sản xuất, thực hiện có kết quả trên một số lĩnh vực và đã tiến hành chuyển đổi
các HTX sản xuất nông nghiệp theo Luật năm 2012.
+ Chăn nuôi
Tăng cường công tác phòng, chống dịch; tuyên truyền, vận động người
dân làm tốt công tác tiêm phòng dịch, đảm bảo vệ sinh môi trường nuôi nên
trên địa bàn xã chưa xảy ra dịch bệnh phức tạp. Đã tiêm phòng dịch cho đàn
gia súc trên 90%, tiêm phòng dại chó 85%, xã hội hóa tiêm vắcxin trên đàn gia
cầm – Dân tự tiêm, thú y giám sát.
Năm 2015, phối hợp với Phòng Kinh tế Thị xã đã triển khai, hướng dẫn,
hỗ trợ cho 10 hộ dân chăn nuôi gia cầm bằng đệm lót sinh học theo Chương
trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới có kết quả.
* Đàn lợn: 3.248 con, đạt 65,68 % kế hoạch.
Trong đó: + Lợn nái: 66 con
* Đàn trâu, bò: 502 con, đạt 119,52% kế hoạch.

* Đàn Dê: 85 con
* Đàn gia cầm ước khoản 110.000 con, đạt 78,56% kế hoạch
Trong chăn nuôi việc xử lý môi trường ở một số hộ dân chưa đảm bảo,
làm cho môi trường bị ô nhiễm, dễ xảy ra dịch bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe
người dân trong khu vực chăn nuôi.
+ Nuôi trồng thuỷ sản


Chỉ đạo các HTX NTTS tuyên truyền, vận động nhân dân đầu tư cải tạo
ao hồ, chuẩn bị tốt con giống, thả nuôi theo mô hình nuôi xen ghép, đúng lịch
thời vụ nên vụ nuôi năm nay mặc dù có ảnh hưởng của thời tiết làm tôm, cá
chết rãi rác nhưng năng xuất sản lượng đạt chỉ tiêu kế hoạch. Năng xuất bình
quân 400 – 450 tạ/ ha tôm cá các loại, các hộ lãi từ 05 – 20 triệu ước khoảng
60%, lãi từ 20 – 50 triệu trở lên khoảng 40%, không có hộ thua lỗ.
Tổng số hộ nuôi 170 hộ.
Tổng diện tích nuôi: 201,2 ha, giảm 11,6 ha so với kế hoạch.
Tôm giống thả: 980 vạn con.
* Cá kình thả: 220 rá ( 3000 – 3500 con/rá).
* Cua giống thả: 220 khay (350 – 400 con/khay), 96.000 con ( 15 - 20
con/kg).
* Cá Dìa, Chẽm, Nâu, Mú, Đối Mục, Hồng: 67.000 con.
* Nuôi cá lồng: 12 lồng, thả 8.000 con
Thu hoạch : 650,8 tấn.
* Cua thu hoạch: 44 tấn, đạt 88% kế hoạch
* Tôm sú: 41,3 tấn, đạt 103,25% kế hoạch
* Tôm đất: 31 tấn, đạt 62% kế hoạch
* Cá các loại: 52,1 tấn, đạt 86,83 % kế hoạch.
* Đánh bắt tự nhiên sông đầm tự nhiên 482,4 tấn, đạt 147,82% kế hoạch.
Duy trì và mở rộng mô hình nuôi ếch giống, ếch thương phẩm ; hiện nay
toàn xã có 24 hộ tham gia nuôi ếch, giống thả 72.000 con. Thu hoạch 10 tấn

ếch thương phẩm.
Về công tác sản xuất kinh doanh các HTX NTTS : Các HTX đã tiến
hành đại hội tổng kết công tác sản xuất kinh doanh ; củng cố, kiện toàn bộ máy
HTX ; tuy vậy, do nguồn vốn điều lệ còn hạn chế, nguồn nhân lực chưa được
phát huy nên hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ của 2 HTX Đông Tiến và
Thuận Thành còn yếu, chưa đáp ứng yêu cầu. Tuy hằng năm UBND xã đánh
giá được tình trạng hạn chế của các HTX NTTS những vẫn chưa tìm được
hướng đi mới có hiệu quả, phù hợp với tình hình địa phương.
- Kinh doanh dịch vụ
Duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh ở Cồn Tè và 456 cơ sở kinh
doanh dịch vụ ở các chợ, khu vực dân cư nhằm cung cấp các vật tư thiết yếu
cho sản xuất và tiêu dùng tại chổ cho nhân dân. Tuy nhiên, tình hình kinh
doanh dịch vụ ở Cồn Tè có bước giảm sút, lượng khách giảm nhiều so với các
năm trước, nguyên nhân do chưa có quy hoạch, thiếu đầu tư, giá cả chưa có sự
quản lý thống nhất.
Công tác lập quy hoạch khu vực Cồn Tè – Rú Chá vẫn chưa triển khai
được, nên chưa khai thác hiệu quả tiềm năng của khu vực này. Các hộ kinh


doanh dịch vụ trên địa bàn xã vẫn còn nhỏ lẽ, chưa được đầu tư mạnh để mở
rộng quy mô, hình thức kinh doanh, nâng cao giá trị sản xuất ngành dịch vụ.
- Tiểu thủ công nghiệp và xây dựng
Phát triển các loại hình ngành nghề thu hút được nhiều lao động tham
gia ; nhiều cơ sở được đầu tư mở rộng, cải tiến máy móc thiết bị và đã huy
động được các nguồn lực vào sản xuất như : Mộc dân dụng, may mặc, sản xuất
nhang, đúc bờ lô, xây dựng, khai thác cát sạn…, từ đó góp phần nâng cao thu
nhập cho người dân. Đã phối hợp tổ chức các lớp đào tạo nghề, hỗ trợ phát
triển các ngành nghề, tiểu thủ công nghiệp, thu hút vốn đầu tư, giải quyết việc
làm cho lao động. Trong năm, đã phối hợp với Công ty đan Phước Hiệp Thành
mở một lớp đan ghế nhựa tại Thuận Hòa, giải quyết việc làm, thu nhập cho một

số lao động tại địa phương.
Trong năm, đã đề xuất cấp trên quan tâm đầu tư hỗ trợ 30 triệu đồng cho
cơ sở sản xuất Mộc mỹ nghệ ở Thanh Phước trang bị thêm máy móc thiết bị.
Công tác khuyến công, hỗ trợ kỹ thuật, vốn đầu tư mở rộng sản xuất đã
được triển khai nhưng ít có cơ sở tham gia, một phần là do chủ cơ sở chưa
mạnh dạng mở rộng cơ sở.
4.1.1.2.2. Điều kiện xã hội
- Công tác xã hội
Đời sống tinh thần và vật chất của nhân dân được nâng lên rõ rệt. Các
hình thức sinh hoạt văn hóa được tổ chức phong phú, tiện nghi sinh hoạt, nhà
cửa được đầu tư, xây dựng ngày một khang trang.
Phối hợp Mặt trận, các ban ngành đoàn thể xã thăm viếng, tặng quà các
gia đình chính sách, có công cách mạng, gia đình neo đơn trong dịp tết, lúc ốm
đau, qua đời. Cấp phát kịp thời, đúng quy định các chế độ chính sách cho các
đối tượng có công, hưởng tuất, hộ nghèo… Đang tiến hành làm bổ sung 27 hồ
sơ thờ cúng liệt sỹ, 05 hồ sơ truy tặng danh hiệu Mẹ Việt Nam anh hùng. Trong
năm, đã phối hợp xây dựng 01 nhà đại đoàn kết cho người dân.
Tổng số đối tượng đang hưởng trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí 444 đối
tượng; 250 đối tượng thuộc diện hưởng mức, hệ số trợ cấp theo Nghị định
136/2013/ NĐ – CP. Công tác làm thẻ bảo hiểm y tế cho con liệt sĩ chậm, do
các hồ sơ thủ tục cung cấp chưa đầy đủ và còn phải điều chỉnh sai sót tên tuổi,
ngày tháng năm sinh của thân nhân liệt sĩ.
Hộ nghèo xã đến cuối năm 2015 còn 122 hộ, chiếm tỷ lệ 5%.
- Công tác văn hoá thông tin - TDTT
Tổ chức tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật
của Nhà nước và địa phương thông qua các hình thức hội họp, đài phát thanh
góp phần nâng cao nhận thức của người dân về pháp luật. Tuy nhiên, công tác
tuyên truyền vận động vẫn còn hạn chế như: Việc tuyên truyền còn chưa khoa
học, nội dung tuyên truyền chưa phong phú.



Hiện nay, có 5/6 làng tiếp tục được công nhận giữ vững danh hiệu làng
văn hóa. Các làng văn hóa tổ chức tốt các ngày lễ hội truyền thống của làng;
việc duy trì thực hiện quy ước của một số làng có hiệu quả, chất lượng. Tuy
vậy, xử lý vi phạm quy ước văn hóa một số làng làm chưa nghiêm, sinh hoạt
câu lạc bộ gia đình văn hóa không thường xuyên, có nơi không sinh hoạt.
- Công tác y tế - dân số
Thực hiện chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân,
chương trình tiêm chủng mở rộng, công tác khám và chữa bệnh tại trạm y tế xã
luôn được quan tâm. Đã chủ động trong công tác phòng chống dịch sốt xuất
huyết, tay chân miệng, cúm gia cầm…, vệ sinh môi trường được tăng cường,
năm qua trên địa bàn chưa có dịch bệnh xảy ra.
Tổ chức khám và điều trị bệnh cho 12.794 trường hợp, trong đó khám
BHYT học sinh 929 trường hợp, khám trẻ em dưới 06 tuổi 1.267 trường hợp,
chuyển viện 2.692 trường hợp. Khám quản lý sức khỏe cho 1.715 học sinh.
Tỷ lệ suy dinh dưỡng: 70 cháu, tỷ lệ 8,7% giảm 1,2 % so năm trước.
Tổ chức chiến dịch truyền thông dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản,
khám phụ khoa, đặc vòng tránh thai cho phụ nữ có chồng tại trạm, đẩy mạnh
công tác tuyên truyền chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình.
Tỷ lệ số người sử dụng các BPTT là 73,8 %, tăng 0,2% so với năm
trước.
Tỷ lệ phát triển dân số: 0,98%, giảm 0,02% so năm trước.
Số người sinh con thứ 3 trở lên 27/151 người, tỷ lệ 17,8 %, giảm 1,7%
so với năm trước.
- Công tác giáo dục
Năm học 2014 - 2015 duy trì số lượng học sinh đến cuối năm học 1.797
học sinh.
Trong đó:
+ Học sinh tiểu học 816 em.
+ Học sinh THCS : 668 em.

+Mẫu giáo: Tổng số cháu đến lớp: 313 cháu.
Trong đó:
+ Nhóm trẻ: 41 cháu/ 448 cháu, đạt tỷ lệ 9,15%
+ Mẫu giáo: 272 cháu/ 415, đạt 65,5 %. Trong đó trẻ 5 tuổi phải phổ
cập huy động 131/136 cháu, đạt 96,32%.
Chất lượng dạy và học ở các nhà trường được nâng lên, tỷ lệ khá, giỏi
năm sau cao hơn năm trước, số lượng học sinh thi đạt giải cấp thị xã, tỉnh tăng.
Tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đạt 100%, tốt nghiệp THCS
đạt 100%; học sinh giỏi, tiên tiến 944 em đạt 63,61% tổng số học sinh tiểu học
và THCS.


×