Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

BÀI THẢO LUẬN NHÓM vấn đề NGƯỜI tâm THẦN bài lần 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.14 KB, 11 trang )

BÀI THẢO LUẬN NHÓM
Vấn đề : Người tâm thần
Danh sách nhóm
1.
2.
3.
4.
5.
6.

Phạm Ngọc Anh
Phạm Văn Bằng
Vũ Thị Chung
Hà Thị Diện
Lương Văn Tuất
Sùng A Dềnh

Tóm tắt nội dung :
1.
2.
3.
4.
5.
6.

Khái niệm
Thực Trạng
Những vấn đề người thân kinh mắc phải
Những khó khăn người thân kinh
Các chính sách người thân kinh dược hưởng
Các dịch vụ người tâm thần được hưởng



1 các loại khái niệm
1.1 Khái niệm về sức khỏe tâm thần
Trong khi sức khoẻ về thể chất đã được dần từng bước xã hội đặt đúng vào
vị
trí của nó, thì sức khoẻ tâm thần còn phải bền bỉ phấn đấu để thay đổi dần
nhận
thức vẫn còn nhiều lệch lạc, nhiều mặc cảm. Vậy sức khoẻ tâm thần là gì?


Sức khoẻ tâm thần không chỉ là một trạng thái không có rối loạn hay dị tật
về
tâm thần, mà còn là một trạng thái tâm thần hoàn toàn thoải mái. Muốn có
một
trạng thái tâm thần hoàn toàn thoải mái thì cần phải có chất lượng nuôi
sống tốt, có
được sự cân bằng và hoà hợp giữa các cá nhân, môi trường xung quanh và
môi trường xã hội. Như vậy, thực chất sức khoẻ tâm thần ở cộng đồng là:
1. Một cuộc sống thật sự thoải mái.
2. Đạt được niềm tin vào giá trị bản thân, vào phẩm chất và giá trị
của người khác.
3. Có khả năng ứng xử bằng cảm xúc, hành vi hợp lý trước mọi
tình huống.
4. Có khả năng tạo dựng, duy trì và phát triển thoả đáng các mối
quan hệ. 4
5. Có khả năng tự hàn gắn để duy trì cân bằng khi có các sự cố gây
mất thăng
bằng, căng thẳng (Tổ chức y tế thế giới. Geneva - 1998).
=> Vậy là chăm sóc bảo vệ sức khoẻ tâm thần cho mọi người là một
mục tiêu rất cụ thể, mang tính xã hội, nhưng cũng rất cao, rất lý tưởng và

phải phấn đấu liên tục để tiến dần từng bước, cuối cùng đạt được mục tiêu
“Nâng cao chất lượng cuộc
1.2 Thế nào là bệnh tâm thần


- Là những bệnh do hoạt động của não bộ bị rối loạn do nhiều nguyên
nhân khác
nhau gây ra: nhiễm khuẩn, nhiễm độc, sang chấn tâm thần, bệnh cơ
thể…..làm rối
loạn chức năng phản ánh thực tại. Các quá trình cảm giác, tri giác, tư duy, ý
thức…….bị sai lệch cho nên bệnh nhân tâm thần có những ý nghĩ, cảm
xúc, hành
vi, tác phong không phù hợp với thực tại, với môi trường xung quanh.
- Phạm vi các bệnh tâm thần rất rộng. Bệnh tâm thần là loại bệnh rất phổ
biến,
công nghiệp ngày càng phát triển, sự tập trung dân cư vào các thành phố
ngày
càng đông, cuộc sống ngày càng căng thẳng thì bệnh ngày càng tăng. Có
những
bệnh tâm thần nặng (các bệnh loạn thần), quá trình phản ánh thực tại sai
lệch trầm
trọng, hành vi, tác phong bị sai lệch nhiều. Có những bệnh nhân tâm thần
nhẹ (các
bệnh tâm căn, nhân cách bệnh), quá trình phản ánh thực tại cũng như hành
vi tác phong rối loạn ít, bệnh nhân vẫn còn có thể sinh hoạt, lao động, học
tập được, tuy có giảm sút.


- Bệnh tâm thần thường không gây chết đột ngột nhưng làm đảo lộn sinh
hoạt, gây căng thẳng cho các thành viên trong gia đình và tổn thất cả về

kinh tế. Bệnh tâm thần nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến
trạng thái tâm thần sa sút, người bệnh trở thành gánh nặng cho gia đình và
xã hội. Phát hiện sớm và ngăn
chặn kịp thời là để ngăn chặn sự tiến triển xấu này.
1.3 Phân biệt bệnh tâm thần với bệnh thần kinh ( vì nhiều người vấn chưa
hiểu và phân biệt được ).
 Điểm khác nhau - Bệnh tâm thần (còn gọi là tâm bệnh) chưa phát hiện
được tổn thương đặc hiệu về mặt hình thái của hệ thần kinh mà chỉ phát
hiện được những biến đổi tinh vi về
mặt sinh hóa, miễn dịch, di truyền…… Ða số các dấu hiệu bệnh là do rối
loạn
chức năng của não. Phần lớn bệnh nhân có thể ăn khỏe, chơi khỏe, đi đứng
bình thường nhưng có ý nghĩ, cảm xúc, hành vi không phù hợp, kỳ dị, khó
hiểu. Bệnh nhân tâm thần thường không nhận thấy mình bị bệnh, từ chối
điều trị tại chuyên khoa tâm thần
- Bệnh nhân thần kinh có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra làm tổn
thương thực thể tại các phần khác nhau của hệ thần kinh như não bộ, tủy
sống, dây thần kinh ngoại vi gây rối loạn chủ yếu chức năng tiếp thu và
thực hiện của con người. Người bệnh ít có các hành vi kỳ dị, ý nghĩ bất


bình thường nhưng có thể tê liệt nửa người, khó khăn đi đứng, ăn nói, điếc,
mù….). Đa số bệnh nhân còn ý thức được bệnh của mình.
 Điểm liên quan với nhau Bệnh thần kinh có tổn thương ở tổ chức
não, ít nhiều có rối loạn tâm thần kèm theo: rối loạn trí nhớ, trí tuệ, ý
thức….. - Bệnh nhân tâm thần (bệnh tâm thần nội snh) tuy chưa phát hiện
được tổn thương
thực thể ở não, có thể có những rối loạn thần kinh kèm theo (rối loạn
trương lực
cơ, phản xạ, thần kinh thực vật…)

1.4 . Nguyên nhân và các bệnh tâm thần thường gặp
a. Nguyên nhân
Nguyên nhân gây nên bệnh tâm thần là một vấn đề phức tạp. Hiện nay,

những bệnh nguyên nhân đã rõ ràng, nhưng vẫn còn một số bệnh nguyên
nhân chưa xác định được. Xung quanh vấn đề bệnh nguyên và bệnh sinh
các bệnh tâm
thần còn tồn tại nhiều quan điểm và giả thuyết khác nhau.
a.1 Nguyên nhân thực thể
Là những bệnh mà nguyên nhân do tổn thương trực tiếp tổ chức não
hay ngoài não gây trở ngại hoạt động của não.
- Do tổn thương trực tiếp đến tổ chức não:
+ Chấn thương sọ não.


+ Nhiễm trùng thần kinh (viêm não, giang mai, thần kinh…)
+ Nhiễm độc thần kinh (nghiện rượu, ma túy, nhiễm độc thực phẩm, nhiễm
độc hóa chất công nghiệp, nông nghiệp…).
+ Các bệnh mạch máu não, các tổn thương não khác (u não, teo não, xơ rải
rác,
tai biến mạch máu não…)
- Do các bệnh cơ thể ảnh hưởng đến hoạt động não:
+ Các bệnh nội khoa, nội tiết.
+ Các bệnh về chuyển hóa và thiếu sinh tố…
a.2 Nguyên nhân tâm lý
- Bệnh loạn thần phản ứng bao gồm: loạn thần phản ứng cấp, rối loạn
sang chấn sau stress, rối loạn sự thích ứng.
- Căng thẳng tâm lý dẫn đến bệnh tâm căn, rối loạn dạng cơ thể, rối loạn
phân ly.
- Rối loạn hành vi ở thiếu niên do giáo dục không đúng, môi trường xã

hội không
thuận lợi.
- Rối loạn ám ảnh, lo âu…
a.3 Nguyên nhân do cấu tạo thể chất bất thường và phát triển tâm lý
gây ra


- Các di tật bẩm sinh.
- Thiếu sót về hình thành nhân cách.
a.4 Các nguyên nhân chưa rõ ràng 7 - Do có sự kết hợp phức tạp của
nhiều nguyên nhân khác (di truyền, chuyển hóa, miễn dịch, cấu tạo thể
chất…) nên khó xác định nguyên nhân chủ yếu. Các rốiloạn tâm thần nội
sinh thường gặp là:
+ Bệnh tâm thần phân liệt.
+ Rối loạn cảm xúc lưỡng cực.
+ Động kinh nguyên phát.
a.5 Các nhân tố thuận lợi cho bệnh tâm thần phát sinh
 Nhân tố di truyền - Vấn đề di truyền tất nhiên có ảnh hưởng xấu đến
một số bệnh tâm thần nhưng không phải là tuyệt đối. Có khi bệnh tâm thần
phát sinh trong một thành viên của gia đình mà không thấy trong các thành
viên khác, có trường hợp cha mẹ đều có bệnh mà con cháu vẫn khỏe mạnh
bình thường. Cũng có trường hợp nhân tố di truyền không tác động vào thế
hệ tiếp theo mà vào thế hệ sau nữa.
 Yếu tố nhân cách
- Nhân cách bao gồm: thích thú, khuynh hướng, năng lực, tính cách, khí
chất…
- Nhân cách mạnh, bền vững là một nhân tố chống lại sự phát sinh các
bệnh tâm



thần, nhất là các bệnh do căn nguyên tâm lý. Khi bị bệnh tâm thần thì người
có nhân cách vững bị nhẹ hơn và hồi phục nhanh hơn.
- Nhân cách yếu, không bền vững là một yếu tố thuận lợi cho bệnh tâm
thần phát
sinh, khi mắc bệnh tâm thần sẽ hồi phục khó khăn và chậm.
 Tuổi tác
- Mỗi lứa tuổi có những đặc điểm tâm lý riêng, vì thế có những loại bệnh
tâm thần
thường hay xảy ra ở lứa tuổi này mà ít xảy ra ở lứa tuổi khác.
 Giới tính
- Nam giới thường hay mắc bệnh tâm thần nhiều hơn nữ giới. Các bệnh tâm
thần do chấn thương sọ não, nghiện rượu, bệnh động kinh…thường gặp ở
nam giới . Các bệnh rối loạn phân ly (histeria), rối loạn cảm xúc lưỡng cực,
trầm cảm, lo âu…hay gặp ở nữ giới. Đặc biệt phụ nữ còn có những rối loạn
tâm thần do những sự biến động của nội tiết vào các thời kỳ: dậy thì, kỳ
kình nguyệt, sinh nở, tiền mãn kinh mà và mãn kinh.
 Tình trạng sức khỏe tâm thần
- Trên thực tế lâm sàng thường gặp những bệnh tâm thần phát sinh khi sức
khỏe bị giảm sút, mất ngủ kéo dài, thiếu dinh dưỡng lâu ngày, làm việc quá
sức…Khi người bệnh tâm thần quá suy kiệt thì cần phải nâng cao thể trạng
để giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục.
2.2 Các bệnh tâm thần thường gặp


2.2.1 Bệnh tâm thần phân liệt
Các rối loạn phân liệt có đặc điểm chung là rối loạn cơ bản và đặc trưng về

duy, tri giác và cảm xúc không thích hợp hay cùn mòn, ý thức còn rõ ràng
và năng lực trí tuệ thường được tư duy. Bệnh nhân thường cảm thấy ý nghĩ
của mình hình như bị người khác biết hay lấy bớt, hay ý nghĩ của mình

vang thành tiếng hay bị bị phát thanh. Cảm thấy có sức mạnh tự nhiên hay
siêu nhiên đang hoạt động làm ảnh hưởng đến ý nghĩ, cảm 8 xúc hay hành
vi của mình. Tri giác thường bị rối loạn theo những cách khác nhau, thường
có những ảo thanh bình luận về bệnh nhân. Nét đặc trưng của cảm xúc là
nông cạn, thất thường hay không thích hợp. Trong một số trường hợp tư
duy trở nên gián đoạn hay thêm từ khi nói hoặc lời nói không thích hợp.
Tác phong có thể trở nên rối loạn trầm trọng, kích động hay sững sờ giữ
nguyên tư thế, tập tính cá nhân có thể biến đổi, trở nên mất thích thú, thiếu
mục đích, lười nhác và cách ly xã hội. Bệnh thường gặp ở lứa tuổi 18 đến
30, tỷ lệ mắc bệnh từ 0,5% đến 1% dân số. Điều trị chủ yếu bằng các thuốc
an thần kinh phối hợp với liệu pháp lao động thích ứng xã hội.
17 dấu hiệu báo trước của một số bệnh tâm thần
1 - Buồn rầu, bi quan, mất tự tin.
2- Cảm thấy bất lực trước công việc hàng ngày.
3- Mất ngủ hay rối loạn giấc ngủ.


4- Người đau mỏi, đau xương khớp, đau bả vai, đau ống tiêu hoá, đau
đầu, đau vùng ngực trái...đã đi khám nhiều lần ở nhiều chuyên khoa
khác nhau nhưng kết quả bình thường.
5- Lo âu, bồn chồn đứng ngồi không yên.
6- Rửa tay nhiều lần trong ngày, những ý nghĩ ám ảnh xuất hiện
nhiều làm người bệnh không tập trung vào công việc được.
7- Hốt hoảng khi phải đi ra ngoài một mình. Hoặc không dám đi ra
ngoài một mình.
8- Nghe thấy tiếng nói trong đầu nói chuyện với nhau hay chửi nắng
mình, bình luận về việc làm của mình, hay ra lệnh cho mình phải làm
việc này, việc khác…
9- Nhìn thấy những hình ảnh kì lạ có thể giống với thực tế hay không
giống với thực tế mà người khác không nhìn thấy.

10- Có những ý nghĩ kì lạ, bất thường.
11- Cho rằng có người đang làm hại và điều khiển mình.
12- Không chú ý đến vệ sinh cá nhân, từ chối ăn uống.
13- Cảm xúc không ổn định, khóc cười vô duyên cớ.
14- Nói lẩm bẩn một mình, cười một mình…
15- Ngại tiếp xúc với mọi người, ngồi một mình trong phòng kín.
16- Đập phá đồ đạc, hoặc tấn công người khác mà không có nguyên
nhân rõ ràng.
17- Có ý định và hành vi tự sát mà không phải do bế tắc trước cuộc
sống.


3. một số chính sách



×