Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Phân biệt những điểm giống và khác nhau giữa BH thương mại với BH xã hội và BH y tế? Cho ví dụ minh họa?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (428.74 KB, 28 trang )

Trường ĐH Thương Mại
SẢN PHẨM THẢO LUẬN NHÓM
Học phần: Bảo hiểm
Nhóm:4 Lớp: 1720FMGM2311
Tên đề tài: Phân biệt những điểm giống và khác nhau giữa BH thương mại với BH
xã hội và BH y tế? Cho ví dụ minh họa?
Kết quả đánh giá các thành viên trong nhóm:
STT Họ và tên

1

Lương Thị Kiều My

2

Nguyễn Hà My

3

Phạm Thị Thanh Ngà

4

Mai Bảo Ngọc

5

Nguyễn Hiền Ngọc

6


Nguyễn Thị Ngọc

7

Nguyễn Thị Nhài

8

Nguyễn Thị Oanh

9

Hoàng Hào Quang

Lớp

Mã SV

Xếp



loại

nhận

Phân công

Trưởng nhóm
(Ký và ghi rõ họ tên)

LỜI MỞ ĐẦU


Lịch sử Việt nam với nhiều thăng trầm gắn liền với nhiều cột mốc đang nhớ, một
trong những cột mốc đó phải nói đến Đại hội Đảng lần thứ VI – tạo ra nhiều bước
tiến cho sự phát triển của VN, trong đó có nội dung chuyển đổi nền kinh tế sang
kinh tế thị trường, hòa nhập thế giới. Từ đó nhiều ngành nghề kinh doanh có điều
kiện phát triển hơn, trong số đó có Bảo Hiểm.
Ngành bảo hiểm thực sự phát triển sau khi chính phủ xóa bỏ thế độc quyền kinh
doanh bảo hiểm theo nghị định 100 ngày 18/12/1993 và thực sự trở thành một
ngành nghề đóng góp cho đất nước, ngày càng thu hút nhiều lao động
Ngành bảo hiểm, phân chia thành nhiều loại khác nhau tùy vào đối tượng, tính chất
mà phân chia thành bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thương mại hay bảo
hiểm nhân thọ, phi nhân thọ hoặc bảo hiểm bắt buộc và bảo hiểm không bắt buốc.
Việc phân chia như vậy, có những điểm giống và khác nhau mà không phải ai cũng
hiểu rõ được, chính vì thế, trong bài thảo luận này sẽ giúp chung ta phân biệt 1 lẫn
nữa các loại bảo hiểm dựa vào cơ chế hoạt động, đó là Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm
y tế, Bảo hiểm thương mại. Và qua đó, với những ví dụ cụ thể sẽ giúp chúng ta
hiểu rõ hơn về các loại bảo hiểm nay .
I TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM THƯƠNG MẠI, BẢO HIỂM XÃ HÔI VÀ
BẢO HIỂM Y TẾ.
1.1. Bảo hiểm thương mại
1.1.1. Khái niệm
Bảo hiểm thương mại hay kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh
nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp
nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo
hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người được thụ hưởng hoặc
bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. (Theo Luật
Kinh doanh bảo hiểm của Việt Nam (2000))
1.1.2. Nội dung BH thương mại



Nội dung của hoạt động kinh doanh bảo hiểm, ngoài mối quan hệ giữa
doanh nghiệp bảo hiểm với khách hàng của mình còn được thể hiện trong mối
quan hệ giữa người bảo hiểm gốc và người nhận tái bảo hiểm khi thực hiện tái bảo
hiểm và bao hàm các hoạt động của trung gian bảo hiểm như: môi giới, đại lý…
Doanh nghiệp, tổ chức thương mại hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhằm mục đích
thu lợi nhuận trong việc đảm bảo rủi ro cho khách hàng của mình.
1.1.3. Đặc điểm của BH thương mại
Thứ nhất, hoạt động bảo hiểm thương mại là hoạt động thỏa thuận (còn gọi
là bảo hiểm tự nguyện).
Thứ hai, sự tương hỗ trong bảo hiểm thương mại được thực hiện trong một
“cộng đồng có giới hạn”, một “nhóm đóng”.
Thứ ba, bảo hiểm thương mại cung cấp dịch vụ đảm bảo không chỉ cho các
rủi ro bản thân con người mà còn cho cả các rủi ro tài sản và trách nhiệm dân sự.
1.1.4. Nguyên tắc hoạt động cơ bản của BH thương mại
•Nguyên tắc số đông
Đây là nguyên tắc cơ bản nhất của bảo hiểm nói chung và bảo hiểm thương
mại nói riêng. Theo quy luật số đông, nếu thực hiện việc nghiên cứu trên một
lượng đủ lớn đối tượng nghiên cứu, người ta sẽ tính toán được xác suất tương đối
chính xác khả năng xảy ra trong thực tế của một biến cố.
Quy luật số lớn là cơ sở khoa học quan trọng của bảo hiểm. Quy luật này
giúp các Công ty bảo hiểm ước tính xác suất rủi ro nhận bảo hiểm, nhằm giúp tính
phí và quản lý các quỹ dự phòng chi trả, bởi: Công ty bảo hiểm thường chỉ bảo
đảm cho các sự cố ngẫu nhiên, nếu tính riêng từng trường hợp đơn lẻ, việc bảo


hiểm có thể giống như một trò chơi may rủi. Song tính trên một số lớn đối tượng
được bảo hiểm, Công ty bảo hiểm có thể dự đoán được về khả năng xảy ra sự cố ở
mức độ tương đối chính xác có thể chấp nhận được.

Chỉ áp dụng được quy luật số lớn khi:
- Số lượng lớn các rủi ro và tổn thất tương tự: Việc quan sát phải tiến hành
trên một số lượng lớn, đồng thời phải trên cơ sở phân nhóm rủi ro, phân nhóm đối
tượng bảo hiểm theo những tiêu thức thích hợp. Ví dụ: để tính toán thiệt hại về
thương tật thân thể con người do tai nạn, người ta quan sát trên một số lượng lớn
các vụ tai nạn xảy ra, gây thiệt hại cho sức khoẻ con người và trong một khoảng
thời gian (thường là một năm)
- Các rủi ro tổn thất phải độc lập: Việc xảy ra hay không xảy ra của một
biến cố không làm thay đổi khả năng xảy ra của biến cố khác.
Bảo hiểm thương mại hoạt động dựa trên nguyên tắc “Lấy số đông bù số ít”
tức là rủi ro xảy ra với một hoặc một số ít người sẽ đưuọc bù đắp bằng số tiền huy
động từ rất nhiều người có cùng rủi ro như vậy.
• Lựa chọn rủi ro
Các rủi ro đã xảy ra, chắc chắn hoặc gần như chắc chắn sẽ xảy ra thì sẽ bị từ
chối bảo hiểm. Các rủi ro có thể được bảo hiểm thường có đặc điểm:
- Bất ngờ, không lường trước được;
- Phải có nguyên nhân khách quan, không chủ ý;
- Gây ra tổn thất vật chất tài chính;
- Phải tính được xác suất;


- Thuần nhất.
• Phân chia rủi ro
BHTM không nhận bảo đảm cho những rủi ro quá lớn, vượt quá khả năng tài
chính có thể bù đắp nếu không thực hiện các biện pháp phân tán rủi ro: Đồng bảo
hiểm và tái bảo hiểm.
Đồng bảo hiểm: nhiều doanh nghiệp bảo hiểm tham gia bảo hiểm cho cùng
một hợp đồng bảo hiểm.
Tái bảo hiểm: Một doanh nghiệp bảo hiểm nhận đảm bảo cho một rủi ro lớn,
sau đó nhượng lại một phần rủi ro cho một hoặc nhiều doanh nghiệp bảo hiểm

khác.
• Trung thực tuyệt đối
Nguyên tắc này được thể hiện ngay từ khi doanh nghiệp bảo hiểm nghiên cứu
để soạn thảo một hợp đồng bảo hiểm đến khi phát hành, khai thác bảo hiểm và
thực hiện giao dịch kinh doanh với khách hàng (người tham gia bảo hiểm).
Trước hết, nguyên tắc trung thực tuyệt đối đòi hỏi doanh nghiệp bảo hiểm
phải có trách nhiệm cân nhắc các điều kiện, điều khoản để soạn thảo hợp đồng bảo
đảm cho quyền lợi của hai bên. Sản phẩm cung cấp của nhà bảo hiểm là sản phẩm
dịch vụ nên khi mua, người tham gia bảo hiểm không thể cầm nắm nó trong tay
như các sản phẩm vật chất khác để đánh giá chất lượng và giá cả… mà chỉ có thể
có được một hợp đồng hứa sẽ bảo đảm. Chất lượng sản phẩm bảo hiểm có bảo đảm
hay không, giá cả (phí bảo hiểm) có hợp lý hay không, quyền lợi của người được
bảo hiểm có đảm bảo đầy đủ, công bằng hay không… đều chủ yếu dựa vào sự
trung thực của phía doanh nghiệp bảo hiểm.


Ngược lại, nguyên tắc này cũng đặt ra một yêu cầu với người tham gia bảo
hiểm là phải trung thực khi khai báo rủi ro khi tham gia bảo hiểm để giúp doanh
nghiệp bảo hiểm xác định mức phí phù hợp với rủi ro mà họ đảm nhận.
Thêm vào đó, các hành vi gian lận nhằm trục lợi bảo hiểm khi thông báo, khai
báo các thiệt hại để đòi bồi thường (khai báo lớn hơn thiệt hại thực tế; sửa chữa
ngày tháng của hợp đồng bảo hiểm…) sẽ được xử lý theo pháp luật.
1.2. Bảo hiểm xã hội
1.2.1. Khái niệm
Bảo hiểm xã hội (BHXH) là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu
nhập đối với người lao động khi họ gặp phải những biến cố làm giảm hoặc mất khả
năng lao động, mất việc làm trên cơ sở hình thành và sử dụng một quỹ tiền tệ tập
trung nhằm đảm bảo đời sống cho người lao động cho người lao động và gia đình
họ, góp phần đảm bảo an toàn xã hội.
1.2.2. Nội dung chủ yếu của BHXH



BHXH là nhu cầu khách quan, đa dạng và phức tạp của xã hội. Các bên

tham gia quan hệ BHXH gồm: Bên tham gia BHXH, Bên BHXH và Bên được
BHXH.


Biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm trong BHXH

gồm những rủi ro ngẫu nhiên và rủi ro không hoàn toàn ngẫu nhiên - Những rủi ro
này có thể xảy ra cả trong và ngoài quá trình lao động.


Nguồn quỹ BHXH: do các bên tham gia BHXH đóng góp và do sự hỗ trợ từ

phía Nhà nước.




Mục tiêu của BHXH: Nhằm thỏ mãn những nhu cầu thiết yếu của người lao

động trong trường hợp bị giảm hoặc mất thu nhập, mất việc làm như:


Đền bù khoản thu nhập bị nhập bị mất để đảm bảo nhu cầu sinh sống

thiết yếu của người lao động.



Chăm sóc sức khỏe và chống bệnh tật



Xây dựng điều kiện sống đáp ứng các nhu cầu đặc biệt của người già,

người tàn tật và trẻ em.
1.2.3. Đặc điểm của BHXH
BHXH là hoạt động chia sẻ rủi ro của cộng đồng theo nguyên tắc “số đông
bù số ít” và “tiết kiệm chi tiêu”;
BHXH thực thi chính sách xã hội, không nhằm mục đích kinh doanh;
BHXH là một bộ phận của hệ thống an sinh xã hội được thực hiện theo
nguyên tắc đóng góp;
BHXH thực hiện phân phối trên cơ sở mức đóng góp vào quỹ BHXH.
1.2.4. Nguyên tắc BHXH
Mức hưởng BHXH được tính trên cơ sở mức đóng góp, thời gian đóng
BHXH và có thể chia sẻ giữa những người tham gia BHXH.
Mức đóng BHXH bắt buộc, BH thất nghiệp được tính trên cơ sở tiền lương,
tiền công của người lao động. Mức đóng BHXH tự nguyện được tính trên cơ sở
mức thu nhập do người lao động lựa chọn nhưng mức thu nhập này không được
thấp hơn mức lương tối thiểu chung.


Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm bắt buộc, vừa có thời gian
đóng bảo hiểm tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở
thời gian đã đóng BHXH.
Quỹ BHXH được quản lý thống nhất, dân chủ, công khai, minh bạch, được
sử dụng đúng mục đích, được hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần của
BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện và BH thất nghiệp.

Việc thực hiện BHXH phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời
và đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH.
1.3. Bảo hiểm y tế
1.3.1. Khái niệm
Bảo hiểm y tế (BHYT) là một chính sách xã hội do Nhà nước tổ chức thực
hiện, nhằm huy động sự đóng góp của các cá nhân, tập thể để thanh toán chi phí y
tế cho người tham gia bảo hiểm.
1.3.2. Đặc điểm của bảo hiểm y tế
Vừa mang tính chất bồi hoàn, vừa mang tính chất không bồi hoàn;
Quá trình phân phối quỹ bảo hiểm y tế gắn chặt với chức năng giám đốc bằng đồng
tiền đối với mục đích tạo lập và sử dụng quỹ.
1.3.3. Nguyên tắc của BHYT
- Bảo đảm chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia BHYT
- Mức đóng BHYT được xác định theo tỷ lệ phần trăm của tiền lương, tiền
công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp hoặc mức lương tối thiểu


- Mức hưởng BHYT theo mức độ bệnh tật, nhóm đối tượng trong phạm vi
quyền lợi cảu người tham gia BHYT.
- Chi phí khám chữa bệnh của người được bảo hiểm do quỹ BHYT và người
tham gia bảo hiểm y tế cùng chi trả.
- Quỹ BHYT được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch, bảo
đảm cân đối thu, chi và được Nhà nước bảo hộ.
II: PHÂN BIỆT NHỮNG ĐIỂM GIỐNG VÀ KHÁC NHAU GIỮA BẢO
HIỂM THƯƠNG MẠI VỚI BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ BẢO HIỂM Y TẾ
2.1. Những điểm giống nhau
Các loại bảo hiểm này được thực hiện trên cùng 1 nguyên tắc là: có tham gia đóng
góp bảo hiểm thì mới được hưởng quyền lợi, không đóng góp thì không được đòi
hỏi quyền lợi.
Hoạt động của các loại bảo hiểm này đều nhằm để bù đắp tài chính cho các đối

tượng tham gia bảo hiểm khi họ gặp phải những rủi ro gây ra thiệt hại trong khuân
khổ bảo hiểm tham gia.
Phương thức hoạt động của các loại bảo hiểm này đều mang tính ""cộng đồng lấy
số đông bù số ít " tức là dùng số tiền đóng góp của số đông người tham gia để bù
đắp, chia sẻ cho một số ít người gặp biến cố, rủi ro gây ra tổn thất
2.2. Những điểm khác nhau
2.2.1 Mục tiêu hoạt động
Bảo hiểm thương mại hoạt động dựa trên lợi nhuận, thông qua mức phí mà người
tham gia bảo hiểm đóng trong các hợp đồng bảo hiểm


Mục tiêu hoạt động của BHXH là nhằm thực hiện các chính sách xã hội của nhà
nước, góp phần ổn định đời sống cho người lao động và các thành viên trong gia
đình họ. Vì vậy, hoạt động của BHXH là hoạt động phi lợi nhuận và nhằm mực
đích an sinh xã hôi
BHYT cũng là hoạt động phi lợi nhuận, vì sức khỏe con người
2.2.2. Cơ quan tiến hành
BHTM được tiến hành bởi các tổ chức kinh doanh bảo hiểm
BHXH lại do cơ quan BHXH, quỹ bảo hiểm y tế quốc gia, hoặc các nghiệp đoàn,
các hội tương tế do nhà nước tổ chức quản lý
BHYT là do cơ quan BHYT quốc gia phối hợp với ủy ban nhà nước các cấp trong
phạm vi quyền hạn của mình.
2.2.3 Đối tượng bảo hiểm
Đối tượng của BHXH là thu nhập của người lao động, chỉ khi thu nhập của người
lao động bị giảm hoặc bị mất mà nguyên nhân do bị giảm hoặc bị mất khả năng lao
động thì người lao động sẽ được nhận khoản chi trả từ quỹ BHXH. Và BHYT là
tập trung vào sức khỏe con người.
Trong khi đối tượng bảo hiểm của BHTM rộng hơn, bao gồm: Tài sản, con người,
trách nhiệm dân sự
2.2.4 Đối tượng tham gia bảo hiểm

Đối tượng tham gia bảo hiểm của BHXH là người lao động và người sử dụng lao
động và như vậy BHXH phát sinh trên cơ sở quan hệ lao động. Trong quá trình lao
động bản thân người lao động phải tham gia để tự bảo hiểm cho mình đồng thời


người sử dụng lao động phải có trách nhiệm với người lao động thông qua việc
trích một phần quỹ vào BHXH
Đối với BHYT là tất cả mọi người cư trú ở Việt Nam, thuộc 1 trong 25 đối tượng
theo quy định
Đối tượng tham gia của BHTM là các tổ chức có tư cách pháp nhân, các cá nhân
có đủ năng lực hành vi, năng lực pháp lý, cụ thể những người đủ 16 tuổi trở lên,
đặc biệt quaun trọng với người lao động tự do
2.2.5 Người được bảo hiểm
Đối với BHTM người thụ hưởng là người được bảo hiểm, hoặc là người thụ hưởng
có ghi trên hợp đồng bảo hiểm, hoặc theo pháp luật quy định.
BHYT là người được bảo hiểm không vi phạm pháp luật, trừ những đối tượng
không được hưởng theo quy định tại điều 23 luật BHYT 2010. Và người được thụ
hưởng đối với BHXH là những người theo luật định.
2.2.6 Người được thụ hưởng bảo hiểm
Đối với BHTM, người được thụ hưởng có thể là người được bảo hiểm hoặc người
thụ hưởng có ghi trên hợp đồng bảo hiểm hoặc theo quy định của pháp luật.
Còn BHYT là người được bảo hiểm không vi phạm pháp luật, trừ nhưng đối tượng
không được hưởng quy định tại điểm 23, Luật BHYT 2010. Và người thụ hưởng
đối với BHXH là những người theo pháp luật định
2.2.7 Thời hạn bảo hiểm và hình thức bảo hiểm
Hình thức bảo hiểm trong quan hệ bảo hiểm giữa người tham gia với công ty bảo
hiểm trong BHTM mang tính tự nguyện, đồng thời mối quan hệ này chỉ phát sinh


và tồn tại trong một khoảng thời gian xác định kể từ khi có người tham gia bảo

hiểm, thời hạn này thường là một năm hoặc một chu kỳ hoạt động.
Trong khi mối quan hệ này trong bảo hiểm xã hội là mối quan hệ lâu dài, tướng đối
ổn định và hình thức bảo hiểm chủ yếu là mang tính chất bắt buộc dựa trên mối
quan hệ lao động và quan hệ phân phối theo quy định của Nhà nước mục đích
nhằm bảo vệ người lao động trước những sự kiện, "rủi ro xã hội" như: ốm đau, tai
nạn lao động - bệnh nghề nghiệp vv... Bên cạnh đó có ràng buộc trách nhiệ của
chủ sử dụng lao động đối với người lao động từ đó thắt chặt tình đoàn kết giữa
"chủ" với "thợ" góp phần thúc đẩy ổn định xã hội.
2.2.8 Phương pháp thanh toán:
Đối với BHTM, các tổ chức bảo hiểm sẽ trả tiền trực tiếp cho người được bảo hiểm
hoặc người thụ hưởng.
BHXH sẽ thanh toán dưới hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp, trong đó gián tiếp là
chủ yếu.
BHYT thanh toán chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế cơ sở khám, chữa bệnh
theo hợp đồng bệnh, chữa bện bảo hiểm y tế hoặc thanh toán trực tiếp cho người có
thẻ bảo hiểm y tế đi khám, chữa bệnh trong các trường hợp quy định tại điều 31
Luật BHYT 2010
III VÍ DỤ MINH HỌA
3.1 Ví dụ về Bảo hiểm Thương mại:
Bảo hiểm Bảo Việt là doanh nghiệp hạch toán độc lập – thành viên của Tập đoàn
Tài chính – Bảo hiểm Bảo Việt. Với kinh nghiệm hoạt động trên 45 năm và mạng
lưới 67 công ty thành viên tại tất cả 63 tỉnh, thành phố trên toàn quốc, Bảo hiểm


Bảo Việt hiện chiếm 23,64% thị phần và là doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ
dẫn đầu thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam.
Các loại hình bảo hiểm Bảo Việt cung cấp bao gồm:
- Bảo hiểm Xe cơ giới
- Bảo hiểm Con người
- Bảo hiểm Tài sản

- Bảo hiểm Trách nhiệm
- Bảo hiểm cho các rủi ro hỗn hợp nhỏ
- Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp
- Bảo hiểm toàn diện doanh nghiệp
- Bảo hiểm hỏa hoạn và rủi ro kỹ thuật
- Bảo hiểm Hàng hoá
- Bảo hiểm Tàu thuỷ
- Bảo hiểm Dầu khí và Hàng không
Ví dụ cụ thể về bảo hiểm ô tô của bảo hiểm Bảo Việt:
Các dịch vụ bảo hiểm ôtô chính của Bảo Việt:
1) Bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc

3) Bảo hiểm trách nhiêm chủ xe với

hàng hóa
2) Bảo hiểm thiệt hại vật chất xe ô tô 4) Bảo hiểm tai nạn lái xe và người ngồi trên
xe


*) BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ BẮT BUỘC CỦA CHỦ XE Ô TÔ
Đây là loại hình bảo hiểm bắt buộc đối với chủ xe cơ giới theo quy định của Bộ
Tài chính, có tác dụng:


Bồi thường thiệt hại về thân thể, tính mạng và tài sản đối với bên thứ 3 do xe

cơ giới gây ra


Bồi thường thiệt hại về thân thể, tính mạng của hành khách theo hợp đồng


vận chuyển hành khách do xe cơ giới gây ra
Mức trách nhiệm bảo hiểm
Mức trách nhiệm đối với thiệt hại về người do chủ xe ô tô gây ra:


50,000,000 đồng/1 người/ 1 vụ tai nạn

Mức trách nhiệm đối với thiệt hại về tài sản do chủ xe ô tô gây ra:


50,000,000 đồng/1 vụ tai nạn

Biểu phí TNDS của chủ xe cơ giới:
STT Loại xe

Đơn vị tính Tổng thanh toán

I

Xe lam, Môtô 3 bánh, Xích lô đồng/1 năm 319.000

II

Xe ô tô không kinh doanh vận tải

1

Loại xe dưới 6 chỗ ngồi đồng/1 năm 436.700


2

Loại xe từ 7 chỗ đến 11 chỗ ngồi

3

Loại xe từ 12 đến 24 chỗ ngồi đồng/1 năm 1.397.000

4

Loại xe trên 24 chỗ ngồi đồng/1 năm 2.007.500

đồng/1 năm 873.400


5

Xe vừa chở người vừa chở hàng (Pickup, minivan) đồng/1 năm 1.026.300

III

Xe ô tô kinh doanh vận tải

1

Dưới 6 chỗ ngồi theo đăng ký đồng/1 năm 831.600

2

6 chỗ ngồi theo đăng ký đồng/1 năm 1.021.900


3

7 chỗ ngồi theo đăng ký đồng/1 năm 1.188.000

4

8 chỗ ngồi theo đăng ký đồng/1 năm 1.387.300

5

9 chỗ ngồi theo đăng ký đồng/1 năm 1.544.400

6

10 chỗ ngồi theo đăng ký đồng/1 năm 1.663.200

7

11 chỗ ngồi theo đăng ký đồng/1 năm 1.821.600

8

12 chỗ ngồi theo đăng ký đồng/1 năm 2.004.200

9

13 chỗ ngồi theo đăng ký đồng/1 năm 2.253.900

10


14 chỗ ngồi theo đăng ký đồng/1 năm 2.443.100

11

15 chỗ ngồi theo đăng ký đồng/1 năm 2.366.400

12

16 chỗ ngồi theo đăng ký đồng/1 năm 2.799.500

13

17 chỗ ngồi theo đăng ký đồng/1 năm 2.989.800

14

18 chỗ ngồi theo đăng ký đồng/1 năm 3.265.900

15

19 chỗ ngồi theo đăng ký đồng/1 năm 3.345.100

16

20 chỗ ngồi theo đăng ký đồng/1 năm 3.510.100

17

21 chỗ ngồi theo đăng ký đồng/1 năm 3.700.400



18

22 chỗ ngồi theo đăng ký đồng/1 năm 3.866.500

19

23 chỗ ngồi theo đăng ký đồng/1 năm 4.056.800

20

24 chỗ ngồi theo đăng ký đồng/1 năm 4.246.000

21

25 chỗ ngồi theo đăng ký đồng/1 năm 4.412.100

22

Trên 25 chỗ ngồi đồng/1 năm ((4.011.000 + 30.000 x (số chỗ ngồi – 25))

+ VAT
IV

Xe ô tô chở hàng (xe tải)

1

Xe chở hàng dưới 3 tấn đồng/1 năm 938.300


2

Xe chở hàng từ 3 tấn đến 8 tấn đồng/1 năm 1.826.000

3

Xe chở hàng từ 8 tấn đến 15 tấnđồng/1 năm 2.516.800

4

Xe chở hàng trên 15 tấn đồng/1 năm 3.207.600

* BẢO HIỂM THIỆT HẠI VẬT CHẤT XE Ô TÔ
Đối tượng bảo hiểm xe ô tô
Là thiệt hại vật chất của xe xảy ra do những tai nạn bất ngờ ngoài sự kiểm soát của
chủ xe trong những trường hợp cụ thể do quy tắc bảo hiểm quy định.
Phạm vi bảo hiểm xe ô tô
+ Bảo Việt bồi thường cho Chủ xe những thiệt hại vật chất xe xảy ra do:


– Những tai nạn bất ngờ, ngoài sự kiểm soát của Chủ xe, lái xe trong những trường
hợp: Đâm va, lật, đổ, rơi; chìm; hoả hoạn, cháy, nổ; bị các vật thể khác rơi, va
chạm vào;
– Những tai họa bất khả kháng do thiên nhiên: Bão, lũ lụt, sụt lở, sét đánh, động
đất, mưa đá, sóng thần;
– Mất cắp, mất cướp toàn bộ xe.
+ Ngoài ra, Bảo Việt còn thanh toán những chi phí cần thiết và hợp lý phát sinh do
tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm nhằm ngăn ngừa, hạn chế tổn thất phát sinh thêm,
bảo vệ và đưa xe thiệt hại tới nơi sửa chữa gần nhất, giám định tổn thất.

Quyền lợi bảo hiểm xe ô tô
Nguyên tắc bồi thường là khôi phục phương tiện trở lại trạng thái ban đầu tại thời
điểm trước khi xảy ra tổn thất.
Bồi thường tổn thất bộ phận : Bảo Việt chịu trách nhiệm thanh toán chi phí thực tế
để sửa chữa , thay thế (nếu không thể sửa chữa được) các bộ phận bị tổn thất
+ Trường hợp xe được bảo hiểm với số tiền bảo hiểm thấp hơn giá trị thực tế thì số
tiền bồi thường của Bảo Việt được tính theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm và giá trị
thực tế của xe.
+ Trường hợp xe được bảo hiểm bằng hoặc trên giá trị thực tế thì Bảo Việt bồi
thường theo giá trị thực tế của bộ phận đó ngay trước khi xe bị tai nạn.
Bồi thường tổn thất toàn bộ : Xe được coi là tổn thất toàn bộ trong trường hợp sau:
+ Xe bị thiệt hại trên 75% hoặc đến mức không thể sửa chữa, phục hồi để đảm bảo
lưu hành an toàn, hoặc chi phí phục hồi bằng hoặc lớn hơn giá trị thực tế của xe.


+ Xe bị mất cắp, bị cướp (có kết luận của cơ quan chức năng).
Số tiền bồi thường toàn bộ bằng giá trị thực tế của xe trước khi xảy ra tai nạn (tổn
thất) và không vượt quá số tiền bảo hiểm ghi trên Giấy chứng nhận bảo hiểm.
Thời hạn bảo hiểm Phí bảo hiểm
Nếu đóng bảo hiểm trong 2 năm

Giảm 10% phí bảo hiểm

Nếu đóng bảo hiểm trong 3 năm

Giảm 20% phí bảo hiểm

*BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE VỚI HÀNG HÓA
Đối tượng bảo hiểm
+ Phạm vi bảo hiểm: Trách nhiệm dân sự của chủ xe phải bồi thường cho chủ hàng

về những tổn thất hàng hóa vận chuyển trên xe theo quy định của Bộ Luật Dân sự
trong những trường hợp xe bị : đâm va, lật, đổ, rơi ; chìm ; hỏa hoạn , cháy , nổ; bị
các vật thể khác rơi, va chạm vào.
– Những tai họa bất khả kháng do thiên nhiên: Bão , lũ lụt, sụt lở, sét đánh, động
đất, mưa đá, sóng thần.
– Mở rộng phạm vi bồi thường trong trường hợp hàng hoá của chính Chủ xe
Hạn mức trách nhiệm
+ Mức trách nhiệm bảo hiểm (MTN) :
. Từ 10.000.000 đ/tấn đến 50.000.000 đ/tấn
. MTN bảo hiểm / vụ = MTN bảo hiểm / tấn x số tấn trọng tải của xe theo đăng ký
+ Lưu ý : Mức trách nhiệm bảo hiểm/ tấn không phải là mức trách nhiệm tối đa
trên 1 tấn hàng hóa


Biểu phí Bảo hiểm TNDS của chủ xe với hàng hóa
Phí bảo hiểm (1 năm, chưa bao gồm VAT) = 0,55% x MTN bảo hiểm / tấn x số tấn
trọng tải của xe theo đăng ký
IV – BẢO HIỂM TAI NẠN LÁI XE VÀ NGƯỜI NGỒI TRÊN XE
Khi không may xảy ra sự cố bảo hiểm , thiệt hại không chỉ xảy ra đối với các
phương tiện liên quan mà cả người điều khiển phương tiện và những người khác
ngồi trên xe cũng có thể phải chịu những thiệt hại. Để hạ giảm một phần thiệt hại
về mặt tài chính cho rủi ro này , Bảo Việt triển khai nghiệp vụ bảo hiểm Tai nạn
đối với lái xe và người ngồi trên xe.
Đối tượng bảo hiểm
Thiệt hại về thân thể đối với lái xe và những người được chở trên xe.
+ Phạm vi bảo hiểm: Những người này bị tai nạn khi đang ở trên xe, lên xuống xe
trong quá trình xe đang tham gia giao thông.
Hạn mức trách nhiệm
+ Hạn mức trách nhiệm là số tiền bồi thường bảo hiểm tối đa mà Doanh Nghiệp
bảo hiểm phải trả cho người được hưởng quyền lợi bảo hiểm khi xảy ra sự cố bảo

hiểm.
+ Số tiền bảo hiểm mà người tham gia bảo hiểm có thể tùy ý lựa chọn
– Số tiền BH tính bằng Đồng Việt Nam : Từ 5.000.000 đ đến 50.000.000 đ
– Số tiền BH tính bằng Đôla Mỹ : Từ 5,000 $ đến 50,000 $
– Số tiền BH tính bằng Đôla Mỹ lớn hơn 50,000 $ sẽ được thỏa thuận riêng sau khi
Bảo Việt thu xếp Tái bảo hiểm


Biểu phí Bảo hiểm tai nạn lái xe và người ngồi trên xe:
STT Số tiền bảo hiểm/người/vụ

Phí bảo hiểm (1 năm)

1.

Số tiền bảo hiểm tính bằng Đồng Việt Nam Từ 5,000.000 đ đến 50,000,000

đ

0,1% x Số tiền bảo hiểm

2.

Số tiền bảo hiểm tính bằng Đô la Mỹ ($)
Từ 5,000 $ đến 10,000 $ 0,1% x Số tiền bảo hiểm
Trên 10,000 $ đến 30,000 $

0,3% x Số tiền bảo hiểm

Trên 30,000 $ đến 50,000 $


0,5% x Số tiền bảo hiểm

Ghi chú: Cách tính phí cho mỗi loại xe = Số chỗ ngồi * phí/1 người
3.2 Ví dụ minh họa về BHXH tại Công ty TNHH Đào tạo An Tâm:
1. Khi bắt đầu hoạt động:
Ngày 05/01/2015 Công ty tuyển và ký hợp đồng với 11 nhân viên thông
tin như sau:


Ngày 06/01/2015 Công ty An Tâm liên hệ Phòng Lao động Quận Bình Thạnh
để mua sổ lao động và điền thông tin người lao động vào sổ lao động. Công ty báo
cáo khai trình sử dụng lao động ban đầu theo mẫu cho phòng Lao động Thương
binh và Xã hội.
Xây dựng thang bảng lương với mức lương cơ bản ký trên hợp đồng lao động
của các nhân viên, và các thông tin cá nhân như sau:

Doanh nghiệp xây dựng thang lương phù hợp dựa trên cơ sở sau:
+ Bậc lương:
– Theo quy định của doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể xây dựng bao nhiêu
bậc cũng được, thường thì từ 10-15 bậc. Công ty An Tâm xây dựng hệ thống thang
bảng lương có 7 bậc.
– Chênh lệch giữa 2 bậc lương liền kề là 5% phù hợp với quy định . Trong
bảng của lương, Bậc 1 của Giám Đốc công ty là 5.270.000đ, bậc 2 ít nhất phải
bằng 5.270.000 + (5.270.000 x 5%) = 5.425.000. Các bậc sau các xây dựng tương
tự (Theo hướng dẫn tại khoản 2 điều 7 nghị định 49/2013/NĐ-CP)
– Chênh lệch mức lương giữa các nhóm chức danh có sự tăng dần đều. Trong
bảng của Công ty An Tâm, tại bậc 1, nhóm ban lãnh đạo là 5.270.000đ, các nhóm
khác giảm dần đều, và cuối cùng là nhóm Bảo vệ, tạp vụ là 3.100.000đ
– Công ty An Tâm ở Quận Bình Thạnh, TP.HCM, thuộc khu vực 1, và áp

dụng mức lương tối thiểu là 3.100.000


– Lao động đã qua đào tạo phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu
vùng, nhân viên Bảo vệ, Tạp vụ, Bốc xếp chưa qua đào tạo, Côn ty An Tâm để
mức lương bằng với mức lương tối thiểu là 3.100.000, nhân viên thuộc nhóm Nhân
viên quản lý phân xưởng, Thủ kho là lao động đã qua đào tạo, và mức lương tối
thiểu thấp nhất phải là: 3.100.000 + (3.100.000 x 7%) = 3.317.000, Công ty An
Tâm để mức là 3.720.000 (Theo hướng dẫn tại điều 5 nghị định 103/2014/NĐ-CP)
Sau khi hoàn thành các thủ tục, Công ty đăng ký tham gia BHXH, BHYT,
VHTN lần đầu
2. Trong năm Công ty có những biến động như sau:
Ngày 05/03/2015 có 2 lao động ký hợp đồng thời vụ là Nguyễn Thanh Ngọc
và Trần Hoàng Anh đã kết thúc hợp đồng => Làm thủ tục báo giảm lao động 6
tháng đầu năm.
Ngày 01/04/2015 Lê Thị Hoài (Nhân viên kế toán) viết đơn xin thôi việc,
giám đốc đã xét đơn xin thôi việc và ra quyết định chấm dứt hợp đồng lao động (số
01/2015/QĐ-AT với Lê Thị Hoài (mã số sổ 7409185533) kể từ ngày 01/05/2015.
=>Làm thủ tục báo giảm lao động 6 tháng đầu năm + Báo giảm và chốt sổ
BHXH, BHTN
Ngày 01/07/2015 công ty ký hợp đồng 1 năm với Trần Thu Nga (Kế toán
viên) với mức lương căn bản là 4.340.000 đồng. (Trần Thu Nga đã có số sổ là
7409185534; trình độ đại học, ký hợp đồng số 10/2015/HD-AT )
=>Làm thủ tục báo tăng lao động sáu tháng cuối năm + Báo tăng lao động
đóng BHXH, BHYT, BHTN
Ngày 01/07/2015 công ty tiến hành gia hạn thẻ BHYT đã hết hạn cho 8 nhân
viên từ 06/2015-12/2015.(Hoàng Anh Tú, Lê Thu, Lê Minh, Nguyễn Văn Nam,
Phan Minh Tuấn, Nguyễn Thị Lan, Nguyễn Hoàng Long, Lê Trọng Sơn).
Ngày 05/07/2015 khi hợp đồng lao động của các nhân viên có hợp đồng lao
động 6 tháng kết thúc. Công ty tiến hành ký tiếp tục hợp đồng 6 tháng với các nhân

viên này.
Ngày 31/08/2015 Giám đốc công ty ra quyết định tăng lương cho Hoàng Anh
Tú (Phó giám đốc) (Quyết định số 02/2015/QĐ-AT có hiệu lực từ 01/08/2015) từ
4.960.000 lên 5.115.000 đồng.
=>Làm Thủ tục điều chỉnh tăng lương với cơ quan BHXH
Ngày 01/09/2015 công ty Lilama 18 có ký hợp đồng lao động xác định thời
hạn 12 tháng với bà Lê Thị Thu (KTT), nhưng hiện tại bà Thu đang tham gia
BHXH bên công ty TNHH Đào Tạo An Tâm. Vì vậy Công ty Lilama 18 nhờ Công


ty An Tâm làm giấy xác nhận bà Thu đang tham gia BHXH tại công ty An Tâm để
gửi 1 bản cho Lilama 18.
3. Công ty tính và nộp BHXH, BHTN, BHYT, KPCĐ:
Hàng tháng đến cuối tháng công ty tính số tiền BHXH, BHYT, BHTN và
KPCĐ nộp cho cơ quan BHXH và Liên Đoàn Lao Động Quận nơi đơn vị đặt trụ sở
chính. công ty nộp các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ tính trên mức lương căn bản
của các lao động ký hợp đồng từ 3 tháng trở lên.

Ngày 31/01/2015 nộp các khoản bảo hiểm bắt buộc cho cơ quan BHXH Quận
bằng chuyển khoản Ngân hàng thông qua lập ủy nhiệm chi.
3.3 Ví dụ về bảo hiểm y tế
BHYT Việt Nam ra đời theo Nghị Định 299- HĐBT ngày 15/8/1992, có
hiệu lực thi hành kê từ ngày 01/10/1992 của Hội đồng bộ trưởng, chính thức đi vào
hoạt động và thực hiện điều lệ BHYT ban hành kèm theo ngị định này.
Bộ y tế đã có quyết định thành lập cơ quan BHYT ở Việt Nam và giao cho
BHYT Việt Nam trách nhiệm tổ chức thực hiện điều lệ BHYT trên phạm vi toàn
quốc. Ngoài chức năng quản lý về chuyên môn, nghiệp vụ đối với BHYT các tỉnh,
thành phố, ngành trong cả nước, BHYT Việt Nam còn trực tiếp khai thác và quản



lí, xí nghiệp thuộc nhánh hoặc đại lí BHYT các quận huyện tùy theo hoàn cảnh và
điều kiện của mỗi địa phương.
Đối với BHYT tự nguyện, phạm vi bảo hiểm rộng hơn, bao gồm cả những
dịch vụ y tế đặc biệt như tạo hình thẩm mỹ, phục hồi chức năng, làm chân tay giả,
răng giả, khám chữa bệnh ở nước ngoài...
Về quỹ BHYT, được hình thành chủ yếu từ hai nguồn: thu tiền đóng BHYT
từ các đối tượng tham gia BHYT bắt buộc, tự nguyện và các nguồn khác như từ
ngân sách nhà nước, viện trợ của các tổ chức quốc tế, hội từ thiện, lãi đầu tư (chỉ
được gửi quỳ tiết kiệm hoặc mua trái phiếu)...
Điều lệ BHYT quy định mức đóng đối với BHYT bắt buộc như sau:
+ Đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp, mức đóng BHYT là 10% tổng quỳ
lương cấp bậc (chức vụ), trong đó cơ quan có trách nhiệm đóng 2/3 và cán bộ công
nhân viên đóng 1/3.
+ Đối với các doanh nghiệp, mức đóng BHYT là 3% tổng thu nhập của người
lao động, trong đó doanh nghiệp có trách nhiệm đóng 2/3 và người lao động đóng
1/3.
+ Đối vời người nghỉ hưu và mất sức lao động, mức đóng BHYT là 10%
lương hưu và trợ cấp mất sức do cơ quan BHXH thanh toán.
Các doanh nghiệp có khó khăn vì lí do khách quan, chỉ có khả năng đóng
BHYT thấp hơn mức đóng bình quân quy định chung cho công nhân viên chức thì
phải tìm mọi cách bao gồm cả việc dùng các quỹ cho phép sử dụng hoặc huy động
người lao động đóng góp thêm. Nếu không đóng góp đủ, chỉ được hưởng trợ cấp
BHYT theo tỷ lệ đóng góp.
Sau khi nộp phí, người được BHYT sẽ được cấp thẻ BHYT. Sau này mức
đóng BHYT được quy định thống nhất là 3% tiền lương theo Nghị định số 47-CP
cấp ngày 06-06-1994 của chính phủ. Toàn bộ số tiền đóng góp này được tập trung
về BHYT tỉnh, thành phố.
Đối với BHYT tự nguyện, đóng BHYT theo thỏa thuận của cơ quan BHYT.
80% số tiền đóng này được tập trung về BHYT tỉnh, thành phổ; 20% để lại đại lí
xã phường cho việc chăm sóc sức khởe ban đầu của nhân dân trong đó 15% dùng



mua thuốc và trang thiết bị vật tư y tể, 5% chi phụ cấp cho người làm công tác
BHYT.
Qũy BHYT tỉnh, thành phố được sử dụng như sau:
+ 90% chi cho khám chữa bệnh.
+ 8% chi cho quản lý hành chính sự nghiệp.
+ 2% nộp BHYT Việt Nam, trong đó: 1,5% dùng để điều tiết cho BHYT địa
phương khi gặp rủi ro khách quan có nguy cơ không đảm bảo an toàn quỹ; 0,5%
chi cho hành chính quản lý sự nghiệp BHYT.
BHYT không phải nộp thuế. BHYT là chính sách xã hội lớn, liên quan đến
nhiều tầng lớp dân cư trong xã hội, là một bước chuyên đổi cơ chế quản lý hệ
thống chăm sóc sức khỏe, vì vậy cần thiết phải được sự xem xét của các cơ quan
chức năng nhà nước, giúp hệ thống BHYT vươn lên hoàn thành nhiệm vụ nhà
nước giao cho.
Những vấn đề còn tồn tại trong việc thực hiện BHYT ở Việt Nam.
Hệ thống BHXH Việt Nam hiện nay quan tâm tổ chức thực hiện, trong đó các
đối tượng được ưu tiên phát triển là BHYT học sinh, sinh viên, nông dân, thành
viên hội đoàn thể. BHYT tự nguyện được thực hiện từ 1993, chủ yếu là làm thí
điểm, với 325.869 người tham gia. Từ năm 2000, BHYT tự nguyện bắt đầu tăng
trưởng trở lại nhờ quá trình điều chỉnh chính sách BHYT, chế độ BHYT tự nguyện
được triển khai thống nhất trên địa bàn cả nước, quyền lợi của người tham gia
BHYT tự nguyện gần giống như BHYT bắt buộc, việc chi trả gồm cả ngoại trú, nội
trú và chăm sóc sức khỏe tại tuyến y tế cơ sở.
Chính sách Bảo hiểm y tế (BHYT) đã được tổ chức triển khai thực hiện trong
nhiều năm qua và đã đi vào cuộc sống. Tuy nhiên, đển nay số lượng người tham
gia BHYT mới chiếm khoảng 21% dân số trong cả nước. Hiện nay chỉ có những
người làm công ăn lương và đối tượng chính sách là có thẻ BHYT bắt buộc.
Nhưng thực tế gần 20 năm thực hiện Pháp lệnh BHYT cho thấy, việc vi phạm pháp
luật BHYT xảy ra ngày càng nhiều với tính chất ngày càng phức tạp. Chúng ta chỉ

khai thác được khoảng 50% đối tượng tham gia BHYT bắt buộc, phần còn lại là
các DN trốn đóng hoặc đóng BHYT không đúng quy định. Chất lượng phục vụ cho
những người tham gia bảo hiểm cũng còn nhiều hạn chế. Nhiều người tham gia


×