Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

nghiên cứu thiên địch sâu cuốn lá đậu tương bọ chân chạy chlaenius bimaculatus (phần 1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (512.69 KB, 39 trang )

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ
hướng dẫn nhiệt tình và động viên của các thầy cô, gia đình và bạn bè.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Trần Đình
Chiến đã dành nhiều thời gian quý báu tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong bộ môn côn trùng, khoa
Nông học đã giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành chương trình
đại học cũng như khóa luận tốt nghiệp.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè lớp
BVTVA khóa 56 đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện
khóa luận này.
Người thực hiện

Nguyễn Thị Thu Hương

1

1


MỤC LỤC

2

2


DANH MỤC BẢNG


3

3


DANH MỤC HÌNH

4

4


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

TN

: Thí nghiệm

TB

: Trung bình

C.bimaculatus

: Chlaenius bimaculatus Chaudoir

H.indicata

: Hedylepta indicata Fabr


5

5


PHẦN 1: MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Cây đậu tương (Glycine max (L) Merril) là cây công nghiệp ngắn ngày
có tác dụng rất nhiều mặt, có giá trị kinh tế cao. Sản phẩm của nó cung cấp
thực phẩm cho con người, thức ăn cho gia súc, nguyên liệu cho công nghiệp
chế biến và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị. Ngoài ra, đậu tương là cây trồng
ngắn ngày rất thích hợp trong luân canh, xen canh, gối vụ với nhiều loại cây
trồng khác và là cây cải tạo đất tốt. (Trần Văn Điền, 2007)
Thành phần dinh dưỡng trong hạt đậu tương rất cao, với hàm lượng
protein từ 38 - 40%, lipit từ 18 - 20 %, hydrat các bon từ 15 - 16 % và nhiều
loại nguyên tố và muối khoáng quan trọng cho sự sống. Hạt đậu tương là loại
sản phẩm duy nhất mà giá trị của nó được đánh giá đồng thời cả protein và
lipit. Protein của hạt đậu tương không những có hàm lượng cao mà còn có
đầy đủ và cân đối các axit amin cần thiết. Lipit của đậu tương chứa một tỷ lệ
cao các axit béo chưa no (khoảng 60 - 70 %), có hệ số đồng hóa cao, mùi vị
thơm như axit lionleic chiếm 52-65%, axit oleic chiếm 25-36%, axit lonolenoic
chiếm 2-3%. Ngoài ra, trong hạt đậu tương còn có nhiều loại vitamin PP, A, C,
E, D, K, đặc biệt là vitamin B1 và B2. Từ hạt đậu tương người ta đã chế biến ra
được trên 600 sản phẩm khác nhau, hơn 300 loại thức ăn bằng phương pháp
cổ truyền, thủ công, hiện đại: sữa đậu nành, tào phớ, đậu phụ, bánh kẹo,
pate… Ở nhiều nước phát triển đậu tương còn được sử dụng làm cao su nhân
tạo, sơn mực in, xà phòng, chất dẻo,… (Phạm Văn Thiều, 2009).

6


6


Tuy nhiên, năng suất và phẩm chất cây đậu tương phần nào vẫn còn bị
hạn chế và chưa ổn định. Một trong các nguyên nhân là do sự tấn công gây
hại của các loài sâu bệnh hại. Đậu tương là cây trồng có nhiều sâu hại: sâu hại
lá, sâu hại quả, sâu hại thân rễ. Trong các loài sâu hại đậu tương có loài sâu
cuốn lá là biến động phức tạp, gây ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất
của cây đậu tương nhiều nhất. Mặt khác, cây đậu tương có thể trồng cả 3 vụ
(vụ đông, vụ xuân, vụ hè thu), nên trên đồng ruộng cây đậu tương là nguồn
thức ăn cho sâu bệnh. Vì vậy, ở điều kiện khí hậu Việt Nam, đậu tương là loại
cây trồng bị nhiều loài côn trùng gây hại như sâu cuốn lá, sâu xanh, sâu khoang,
giòi đục thân, bọ xít xanh,… làm cho năng suất đậu tương không được ổn định,
thấp, đôi khi thất thu.
Để phòng trừ sâu hại có nhiều biện pháp phòng trừ: Hóa học, canh tác,
sinh học…, mỗi biện pháp đều có những ưu nhược điểm, hiệu quả khác nhau.
Hiện nay, biện pháp hóa học vẫn là biện pháp chủ đạo trên đồng ruộng không
chỉ cho cây đậu tương mà còn cho mọi cây trồng khác, vì nó có hiệu quả
nhanh chóng thuận tiện, rẻ tiền. Tuy nhiên, người trồng trọt nhiều lúc còn quá
lạm dụng thuốc trừ sâu nên đã gây ra lãng phí thuốc, công lao động, gây ô
nhiễm môi trường ngoài ra còn làm tăng tính kháng thuốc của sâu hại.
Biện pháp được xem là hiệu quả và khắc phục được những nhược điểm
riêng lẻ là biện pháp phòng chống dịch hại tổng hợp IPM. Trong đó biện pháp
sinh học sử dụng kẻ thù tự nhiên có vai trò quan trọng. Muốn thực hiện được
phương pháp này trước hết phải nắm được thành phần thiên địch của sâu
cuốn lá đậu tương để có thể điều hòa số lượng sâu hiệu quả nhất.
Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:

7


7


“Thành phần thiên địch của sâu cuốn lá đậu tương; đặc điểm sinh
học, sinh thái loài bọ chân chạy Chlaenius bimaculatus Chaudoir
(Coleoptera: Carabidae) vụ Hè thu 2014 tại Gia Lâm, Hà Nội.”
1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Trên cơ sở điều tra xác định được thành phần thiên địch của sâu cuốn
lá đậu tương vụ Hè thu 2014 tại Gia Lâm, Hà Nội, đồng thời nghiên cứu nắm
được đặc điểm sinh học và sinh thái loài bọ chân chạyChlaenius bimaculatus
Chaudoir. Từ đó có biện pháp bảo vệ, khích lệ và sử dụng chúng trong đấu
tranh sinh học chống sâu cuốn lá đậu tương.
1.2.2 Yêu cầu
• Xác định thành phần thiên địch của sâu cuốn lá đậu tương vụ Hè thu 2014
tại Gia Lâm, Hà Nội.
• Điều tra diễn biến mật độ của sâu cuốn lá và loài bọ chân chạy Chlaenius
bimaculatus Chaudoir vụ Hè thu 2014 tại Gia Lâm, Hà Nội.
• Tìm hiểu mối quan hệ giữa sâu cuốn lá và loài bọ chân chạy Chlaenius
bimaculatus Chaudoir.
• Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái loài bọ chân chạy Chlaenius
bimaculatus Chaudoir.

8

8


9


9


PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. Những nghiên cứu ngoài nước
2.1.1. Tình hình sản xuất đậu tương
Dự kiến sản lượng đậu tương thế giới năm 2014 - 2015 là 311,1 triệu
tấn sẽ là một mức cao kỷ lục, tăng 28,0 triệu tấn (9,9%) so với năm 2013
-2014 (283,1 triệu tấn), trong niên vụ năm 2012-2013 là 267,8 triệu tấn, mức
thấp gần đây nhất là niên vụ năm 2011-2012 là 239,7 triệu tấn.
(DanielO’Brien, 2014)
Sản xuất đậu tương được dự báo đạt được 201,1 triệu tấn trong năm
2014 - 2015, tăng 3,5% so với năm 2013-2014 (194,3 triệu tấn) và tăng 8,5%
so với năm 2012 – 2013(185,3 triệu tấn).Dự báo năm 2014 tỷ lệ thu hoạch để
trồng diện tích cho tất cả đậu tương của Mỹ được dự báo là 98,7%, giảm so
với năm 2013 (99,1%), nhưng lớn hơn năm 2011 (98,3%), bằng với năm
2012 (98,7%). Tỷ lệ diện tích trồng đậu tương trung bình của Mỹ trong những
năm 2004-2013 đã được 98,7%, cao hơn so với năm 2011 (98,3%), thấp hơn
so với năm 2007-2013 (99,1%).(Daniel O’Brien, 2014)
Trung Quốc có mức sử dụng đậu tương trong nước đã tăng từ 76,2
triệu tấn trong niên vụ 2012-2013 đến 80,1 triệu tấn trong niên vụ năm 20132014(chiếm 29,3% đậu tương sử dụng của thế giới) dự kiến niên vụ 20142015 sẽ tăng lên 85,0 triệu tấn. Tuy nhiên, sản xuất đậu tương trong nước chỉ
12,0-13,1 triệu tấn trong 3 năm trở lại đây, nhỏ hơn nhiều so với mức độ sử
dụng trong nước. Vì vậy, Trung Quốc đã buộc phải chi ra một khoản tiền lớn
để nhập khẩu đậu tương phục vụ nhu cầu trong nước.(Daniel O’Brien, 2014)

10

10



Các nước Brazil, Argentina và Paraguay trong năm 2012-2013 sản xuất
được 139,5 triệu tấn đậu tương chiếm 52,0% sản lượng thế giới, năm 20132014 đạt 148,9 triệu tấn chiếm 52,2% sản lượng thế giới, dự kiến sản xuất
đậu tương tại các khu vực này tăng lên 157,5 triệu tấn, đạt 50,4% sản lượng
thế giới trong năm 2014-2015. ( Daniel O’Brien, 2014)

11

11


2.1.2.Tình hình gây hại của sâu cuốn lá đậu tương
Trong năm 2010 và 2011 từ tháng 1 đến tháng 5 có 39 loài côn trùng
gây hại đã được tìm thấy trên cây trồng đậu tương ở các giai đoạn sinh
trưởng khác nhau trong khu vực Noakhali của Bangladesh. Trong số các loài
sâu hại được ghi nhận có 6 loài phổ biến là: sâu róm (Spilarctia
obliqua Walker);
(Spodoptera

sâu

litura

cuốn
F.);



sâu


( Lamprosema
xanh

đục

quả

indicata F); sâu


khoang

chua (Helicoverpa

armigera Hubner); giòi đục thân (Ophiomyia phaseoli Tryon) và bọ phấn trắng
(Bemisia tabaci Genn.) chúng đều được coi là những loài gây hại ảnh hưởng
lớn đến năng suất, chất lượng đậu tương. Hầu hết các loài gây hại xuất hiện
trong giai đoạn ra lá, ra hoa (30-50 ngày sau khi gieo). (Biswas, 2013)
Phòng thí nghiệm của Oilseed Research Centre (ORC) và trung tâm
Bangladesh Agricultural Research Institute (BARI), Joydebpur, Gazipur cũng
nghiên cứu về sự gây hại cùng biện pháp quản lý sâu cuốn lá đậu tương trong
các mùa vụ của những năm 2007 -2008; 2008-2009. Sâu cuốn lá phá hoại đã
được quan sát trong tuần thứ 3 của tháng 1 ở giai đoạn ra lá, ra hoa (45-60
ngày sau gieo) và tiếp tục đến trước ngày thu hoạch (125-135 ngày sau khi
gieo). Mật độ quần thể sâu cuốn lá (0,9-1,00 con/cây trong năm 2008,2009)
và cuối tháng 2 khi cây hình thành quả (110 – 130 ngày sau gieo) gây hại năm
2008 đối với cây là 90%, năm 2009 là 95 %.( Biswas and Rabiul Islam, 2012).
Theo Viện nghiên cứu đậu tương ở Trung Quốc năm 2012 thì sâu cuốn
lá (Lamprosema indicata Fabricius) là một trong những loài côn trùng ăn lá
lớn có ảnh hưởng đến cây trồng đậu tương ở miền Trung và miền Nam Trung

Quốc.(Xing et al.,2012)

12

12


Tại Nam Kinh năm 1990-1994 đã thấy 49 loài côn trùng thuộc 5 bộ: bộ
cánh cứng (Coleoptera), bộ cánh nửa (Hemiptera), Bộ cánh đều (Homoptera),
bộ cánh vảy (Lepidoptera), bộ cánh thẳng (Orthoptera). Trong đó, có một số
loài tương đối quan trọng Plusia adnata Saudinger, Cifuna locuples Walker,
Clanis bilineata Walker, Megacopta cribraria Fabricius, Paraluperodes
suturalis nigrobilineatus Motschulsky,…có 3 loài quan trọng nhất làm ảnh
hưởng lớn nhất đến năng suất, chất lượng đậu tương là sâu cuốn lá đậu
tương (Lamprosema indicata Fabricius), sâu đo (Ascotis selenaria), sâu
khoang (Prodenia litura Fabricius) thông qua điều tra thực địa và đặt bẫy
trong những năm 1983-1984; 1990-1994.(Cui Zhang Lin and Gai Junyi, 1997).
Mayura Soonveera (1994) nghiên cứu về cây đậu tương được trồng
trên ô thí nghiệm ở Department of Pest Management Technology , Khoa Công
nghệ Nông nghiệp, Viện King Mongkut của Công nghệ Ladkrabang Bangkok,
từ tháng 10 năm 1993 đến tháng 3 năm 1994, tìm thấy một số loài sâu hại
chính là: Ophiomyia phaseoli (Tryon), trong giai đoạn cây con sâu cuốn lá đậu
tương (Lamprosema indicata F.) và (Archips micaceana Walker), sâu khoang
(Spodoptera litura Fabr), Lampides boeticusL., Nezara viridula (L.), Riptortus
linearisps Fab.., sâu đục quả đậu (Maruca testulalis Geyer) trong giai đoạn ra
hoa.
Dựa trên cuộc điều tra đậu tương vùng ngoại ô Phúc Châu, Mei xianget
al.(2008) đã xác định được 60 loài sâu hại bao gồm: bộ cánh vảy
(Lepidoptera), bộ cánh cứng (Coleoptera), bộ cánh thẳng (Orthoptera), bộ hai
cánh (Diptera), bộ cánh đều (Homoptera). Các loài gây hại quan trọng thứ

nhất là: Aphis glycines, Megacopta cribraria, Bemisia tabaci, Etiella
zinckenella. Các loài gây hại quan trọng thứ 2 là: Prodenia litura, Autographa
nigrisigna, Riptortus pedestris, Porthesia scintillans, Lamprosema indicata.
13

13


Theo Ching-Chin Chien et al. (1984) trong năm 1980 – 1981 nghiên cứu
thấy rằng sâu cuốn lá Hedylepta indicata (Fabr.) (Lepidoptera: Pyralidae) rất
phổ biến trong các khu vực trồng đậu tương trong Wanfeng, Taichung. Mật độ
quần thể sâu cuốn lá trong vụ hè ít hơn trong vụ xuân và thu.
2.1.3. Thành phần thiên địch của sâu cuốn lá đậu tương
Theo Mei-xiang et al.(2008) dựa trên cuộc điều tra toàn diện đã tìm
được 83 loài thiên địch trên cây đậu tương, trong đó có 2 loài ký sinh quan
trọng Encarsia sophia và Litomastix maculates, một số loài côn trùng bắt mồi
chủ

yếu

là:

Paederus

fuscipes,

Propylaea

japonica,


Erigonidium

graminicolum, Grathonarium dentatum và Theridion octomaculatum.
Chen and Willson (1996) đã nghiên cứu thành phần bọ chân chạy trên
cây đậu tương bằng cách đặt bẫy năm 1992-1993 và tìm thấy 45 loài trong
đó có 5 loài chiếm ưu thế. Các loài Pterostichus chalcites Say, Anisodactylus
sanctaecrucis F., Scarites substriatus Haldeman, và Agonum punctiforme
(Say) xuất hiện nhiều ở đầu vụ, loài Pterostichus stygicus Say là phổ biến hơn
cả ở cuối vụ. Điều kiện thời tiết, các mùa vụ trong năm là yếu tố chính ảnh
hưởng đến hoạt động, thành phần loài, sự phong phú của bọ chân chạy từ
năm này sang năm khác. Mật độ quần thể bọ chân chạy cũng phụ thuộc vào
mật độ của sâu cuốn lá đậu tương.
Trong một cuộc khảo sát tiến hành ở Meghalaya, Ấn Độ từ tháng 7 đến
tháng 9 năm 1983, đã tìm thấy 8 loài ký sinh và 1 loài côn trùng bắt mồi được
ghi nhận là tấn công sâu hoặc nhộng của 2 loài Hedylepta indicata và
Lamprosema diemenalis. Khả năng ký sinh từ 18-21,5% với trung bình 19,7%.
( Azad Thakur, 1985)
14

14


Ở Phúc Châu, Trung Quốc, sâu cuốn lá Lamprosema indicata Fabricius
(Lepidoptera: Pyralidae) là một loại sâu hại quan trọng của đậu tương, chúng
có 4-5 thế hệ. Sâu non phát triển vào mùa đông đến giữa hoặc cuối tháng 4
chúng thành nhộng. Mật độ quần thể của sâu đạt đỉnh cao vào thế hệ thứ 1 và
thứ 5 (cuối tháng 6, giữa hoặc cuối tháng 8, giữa hoặc cuối tháng 10). Mật độ
quần thể trưởng thành đạt đỉnh cao vào thế hệ thứ 1, thứ 4 (giữa tháng 6,
giữa tháng 7, đầu –cuối tháng 9, đầu tháng 10). Có 4 loài ký sinh chủ yếu: loài
Dolichogenidea sp. (họ Braconidae), loài Xanthopimpla punctata Fabriciu (họ

Ichneumonidae), loài Brachymeria lasus Walker và loài Exorista sorbillans
Wiedemann. Riêng loài Dolichogenidea sp. là một kẻ thù tự nhiêncủa sâu cuốn
lá L.indicata và khả năng ký sinh cao nhất khoảng 80% nó giữ một vai trò
quan trọng trong việc kiểm soát mật độ quần thể L.indicata.(Mei-Xiang et al.,
2011)
Các thí nghiệm được thực hiện trong các khu thí nghiệm đơn vị Tatas,
Trung Kalimantan và Transmigration Đơn vị Belawang và Barambai, Nam
Kalimantan, từ tháng 6 - tháng 9 năm 1994. Mục tiêu là để xác định loài sâu
hại đậu tương và kẻ thù tự nhiên giữ vai trò kiểm soát mật độ sâu hại. Các thí
nghiệm cho thấy một số loài sâu hại phổ biến là: sâu khoang (Spodoptera
litura F.), sâu cuốn lá đậu tương (Lamprosema indicata F.) và Plusia chalcites
Esp. Từ đó tìm được 7 loài côn trùng bắt mồi và 10 loài ký sinh với khả năng
ký sinh của Apanteles sp. là 23,9-35,6%.(Wilis, 2000)
Theo Ching-Chin Chien et al. (1984) nghiên cứu thấy rằng có 13 loài ký
sinh sâu cuốn lá đậu tương được ghi nhận. Loài Trichogramma chilonis Ishii
ký sinh trứng, 7 loài ký sinh ấu trùng (Apanteles inquisitor Wilk., Chelonus
tabonus Sonan, Meteorus sp., Charops bicolor Szep., Temelucha sp., Elasmus
philippinensis Ashm. và Goniozus sp.) , 3 loài ký sinh cả ấu trùng và nhộng
15

15


(Brachymeria excarinata Gahan, B. lasus và Carcelia sp.), và 2 ký sinh nhộng
(Xanthopimpla punctata Fabr. và Vulgichenumon diminutus Mats.). Trong số
này, A. inquisitor là chiếm ưu thế. Các loài ký sinh thường ký sinh vào mùa
xuân, mùa hè và mùa thu với tỉ lệ 30% và 35.2%. Ngoài các loài ký sinh trên
còn một số loài khác cũng giữ vai trò nhất định trong các loài như:
Eocanthecona furcellata Wolff, Paederus fuscipes Curtis, Drypta lineola
M'Leay, Geocoris sp., một số nhện bắt mồi cũng được tìm thấy sử dụng H.

indicata làm thức ăn.
2.1.4. Những nghiên cứu về bọ chân chạy
Bọ chân chạy là một nhóm vô cùng đa dạng của bộ cánh cứng
(Coleoptera) với hơn 40.000 loài trên toàn thế giới, 2.000 trong số đó sống ở
Bắc Mỹ. Trưởng thành có kích thước từ 2mm đến hơn 35mm. Chúng sống và
hoạt động mạnh về đêm và sáng sớm, trong những bụi cỏ, lá cây rậm rạp là
nơi trú ẩn tuyệt vời giúp chúng có thể tránh được nguy hiểm và ánh sáng mặt
trời. Trên cơ thể bọ chân chạy thường có màu sắc sặc sỡ, hoa văn óng ánh,
chúng có đôi chân dài cho phép di chuyển nhanh để bắt được con mồi và tránh
những kẻ săn đuổi khác. Bọ chân chạy sống ở nhiều môi trường hệ sinh thái
khác nhau, những đồng cỏ, rừng cây, khu vực dân cư sinh sống, cánh đồng.
(Cory Carvalho and Mary Barbercheck, 2010)
Từ năm 1997 đến năm 1999, có 124 loài tìm thấy tại trang trại trồng
nho ở Quebec, Canada. Trong đó xuất hiện một số loài phổ biến chiếm ưu thế
Chlaenius

sericeus (Forster),

Clivina

fossor (L.),

Amara

latior (Kirby),

và Harpalus herbivagus. Hai loài mới định loại ở Châu Âu cũng xuất hiện phổ
biến

tại


Canada

giữa

những

năm

1997



1999:

loài Harpalus

rufipes (Duftschmid) vàPterostichus vernalis (Panzer). (Henri Goulet et al.,
2004)
16

16


Theo nghiên cứu của Kuwayama and Oshima (1964) thì bọ chân chạy
Calosoma maderae chinense Kby. là loài côn trùng bắt mồi quan trọng trong
việc kìm hãm mật độ Bộ cánh vảy (Lepidoptera) trên khắp nước Nhật và đặc
biệt phong phú ở Hokkaido. Họ đã quan sát chúng tấn công ấu trùng
của Agrotis


ypsilon (Hfn.), A.informis Leech, A. segetum (Schiff.),

( fucosa Btlr.), Radinogoes ( Athetis ) lugens(Stgr.) và Mamestra brassicae (L.)
tuổi 5-6. Các loại khác nhau của con mồi, trong đó có 42 loài thuộc bộ
Lepidoptera, 3 loài thuộc bộColeoptera và 5 loài của bộ Orthoptera. Trong số
16 loài bọ chân chạy được tìm thấy có 5 loài chiếm vị trí quan trong:
Chlaenius posticalis Motsch.,
C. pallipesGebl., Carabus tuberculosus Dej.Boisd., C. Granulatus yezoensis Bates và
Calathus halensis (Schall.).
Trong thời gian 3 năm (1994-1996) Melnychuk et al. (2003) đã sử dụng
bẫy để thu thập các loài bọ chân chạy ở các trang trại phía Tây Canada và bắt
được 51 loài trong đó có một số loài phổ biến như: Bembidion
quadrimaculatum Leconte, Bembidion obscurellum Motschulsky, Agonum
placidum Say, Amara littoralis Mannerheim, Bembidion nitidum Kirby.
Chlaenius là một chi lớn và đa dạng chúng có nguồn gốc ở Palearctic
(cả Châu Âu), phía đông và bắc của châu Phi, khu vực Afrotropical và
Nearctic. Trên thế giới, có khoảng 1.000 loài được công nhận phần lớn chúng
ở khu vực Afrotropical và Nearctic, ở Bắc Mỹ gồm 52 loài.
Theo King (1919) một trong những điều bất ngờ khi nghiên cứu về bọ
chân chạy thì chi Chlaenius đẻ trứng bọc trong đất sét hoặc bùn và đẻ ở một
nơi cao trên các lá cây và cây bụi.

17

17


Suenaga and Hamamura (1998) chỉ ra rằng loài Chlaenius micans và
Chlaenius posticalis (đặc biệt là ấu trùng của các loài) có thể là côn trùng bắt
mồi quan trọng đối với ấu trùng sâu tơ (Plutella xylostella L.), chúng có tỷ lệ

tiêu thụ vật mồi cao và khả năng di chuyển trên các cây cả ở giai đoạn ấu
trùng lẫn trưởng thành.
Hiroshi Suenaga and Tetsuzo Hamamura (2000) khi nghiên cứu các
loài bọ chân chạy hoạt động theo mùa vụ trên cây bắp cải trong năm 19941995, thấy rằng trưởng thành loài Chlaenius micans F. hoạt động vào tháng 5
- tháng 7 và tháng 9 tuy nhiên ấu trùng chỉ tìm thấy trong tháng 5 - tháng 7.
Thời gian hoạt động mạnh của loài Chlaenius micans F. trùng với mật độ cao
của ấu trùng sâu hại. Như vậy, loài bọ chân chạy Chlaenius micans F. có thể
kiểm soát khả năng gây hại của một số loài sâu hại bắp cải.
Theo Katiyar et al. (1976) khi nghiên cứu về thức ăn của chân chạy
Chlaenius bioculatus Chaudoir thấy rằng chúng thích ăn nhất loài Polytella
gloriosae F.
Zetto Brandmayr et al. (2004) đã nghiên cứu hình vi hung hăng và ăn
thịt đồng loại của ấu trùng các loài bọ cánh cứng thuộc chi Chlaenius, đặc biệt
là loài Chlaenius velutinus và Chlaenius spoliatus việc ăn thịt lẫn nhau có thể
lên đến 20-50 %, hành vi này chịu sự chi phối của các yếu tố sinh thái (mật độ
quần thể, thức ăn, tần số các cuộc gặp gỡ).
Loài Chlaenius velutinus Duftschmid xuất hiện nhiều ở phía nam của
bán đảo Iberia. Chúng được nghiên cứu về sinh học trong các phòng thí
nghiệm, kết quả điều tra ở khu vực Arenosillo thu được Chlaenius velutinus
thường xuất hiện nhiều vào mùa xuân, trong khoảng tháng 4 đến tháng 5, khả

18

18


năng sinh sản cao, một con cái có thể đẻ khoảng 10,05 quả, vòng đời khoảng 1
tháng khi nuôi trong điều kiện nhân tạo.( Cárdenas et al.,1999)
2.2. Những nghiên cứu trong nước
2.2.1 Tình hình sản xuất đậu tương

Điều kiện thời tiết không thuận lợi đã khiến sản lượng đậu tương nước
ta năm 2013 giảm 3% so với năm 2012, xuống còn 168 nghìn tấn. Quy mô sản
xuất nhỏ lẻ so với các loại cây trồng khác chính là nguyên nhân khiến ngành
đậu tương vẫn không đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong nước. Tổ chức
USDA (Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ) dự báo nếu điều kiện thời tiết thuận lợi, diện
tích gieo trồng đậu tương năm 2013 và 2014 lần lượt đạt 120 nghìn và 130
nghìn héc-ta, với mức sản lượng tăng nhẹ khoảng 176 và 192 nghìn tấn. Khu
vực trồng đậu tương chính tập trung ở vùng Đồng bằng sông Hồng, miền Bắc
nước ta. Theo USDA, sản lượng đậu tương trong những năm tới sẽ tăng và
đạt được mục tiêu mà Chính phủ đã đề ra trong Quy hoạch Tổng thể cho
ngành hạt có dầu là 350 nghìn héc-ta diện tích trồng trọt và 700 nghìn tấn
sản lượng vào năm 2020. Tuy nhiên, năng suất nhìn chung vẫn còn thấp và
việc mở rộng diện tích trồng trọt của ngành chưa cao, trong đó nguyên nhân
chính là khả năng cạnh tranh của cây đậu tương.(Cục xúc tiến thương mại,
2014)
Năm 2012, sản lượng đậu nành nước ta giảm 34,3% so với cùng kỳ
năm trước, xuống còn 175,2 nghìn tấn do thời tiết lạnh khác nghiệt vào cuối
năm 2011 và đầu năm 2012 khiến cho năng suất và diện tích gieo trồng giảm
mạnh. Quy mô sản xuất vẫn còn tương đối nhỏ và tiếp tục không đáp ứng
được nhu cầu tiêu thụ trong nước. USDA dự báo diện tích trồng đậu nành
năm 2013 nước ta tăng khoảng 180 nghìn ha so với năm 2011 và sản lượng
19

19


đạt ở mức 270.000 tấn. Theo số liệu thống kê chính thức, đậu nành đang được
trồng tại 25 trong số 63 tỉnh thành cả nước, với khoảng 65% tại các khu vực
phía Bắc và 35% tại các khu vực phía Nam.(Cục xúc tiến thương mại, 2013)
Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển

sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Theo
đó, diện tích đất quy hoạch khoảng 100 ngàn ha, tận dụng tăng vụ trên đất
lúa để năm 2020 diện tích gieo trồng khoảng 350.000 ha, sản lượng 700.000
tấn; vùng sản xuất chính là đồng bằng sông Hồng, trung du miền núi phía Bắc,
Tây Nguyên.(Cục xúc tiến thương mại, 2013)
2.2.2

Tình hình gây hại của sâu cuốn lá đậu tương
Phạm Văn Thiều (2009) cho rằng các loại sâu ăn lá làm ảnh hưởng đến

việc quang hợp và vận chuyển dinh dưỡng từ lá về hạt, gồm nhiều loài sâu
hại khác nhau: sâu khoang (Prodenia litura Fabr.), sâu xanh (Helicoverpa
armigera Hubner), sâu cuốn lá (Lamprosema indicata Fabr),… Thời kỳ từ khi
cây có 4 lá đến khi bắt đầu ra quả đậu tương thường bị các loại sâu cuốn lá,
sâu khoang phá hại. Trong vụ đông xuân tỷ lệ hại do sâu cuốn lá có thể lên
đến 10-20% và thời điểm cao là vào các tháng 11, 12 và các tháng 3, 4.
Trên cây đậu tương vụ xuân hè 1998 tại vùng Mê Linh – Vĩnh Phúc, đã
thu thập được 24 loài sâu hại thuộc 6 bộ, 16 họ côn trùng khác nhau trong đó,
sâu cuốn lá Lamprosema indicata Fabr. gây hại trên 7 giống cây trồng thuộc
họ đậu. Đậu tương trồng xen lạc thì mật độ và tỷ lệ hại của sâu cuốn lá cao
hơn trồng thuần và xen ngô. Đậu tương vụ xuân có mật độ sâu cuốn lá và tỷ lệ
hại lớn hơn vụ hè. (Dương Tiến Viện, 1998)
Sự biến động của quần thể sâu cuốn lá liên quan chặt chẽ đến các giai
đoạn sinh trưởng của cây đậu tương. Sâu cuốn lá xuất hiện trong suốt mùa vụ
20
20


từ giai đoạn 1-2 lá kép đến khi thu hoạch, đạt mật độ cao và gây thiệt hại nặng
nhất vào giai đoạn 4-5 lá kép, giai đoạn ra hoa tạo quả. (Tran Dinh Chien, 1999)

Trần Văn Điền (2007) đã chỉ ra rằng sâu cuốn lá (Lamprosema
indicata) rất phổ biến ở các vùng trồng đậu tương. Sâu phá hại lá bánh tẻ từ
giai đoạn cây con cho đến khi có quả non. Sâu phá hỏng làm giảm diện tích
quang hợp của cây từ đó làm ảnh hưởng đến năng suất đậu tương.
Đỗ Phương Lan (2007) nghiên cứu thấy rằng vụ đông năm 2006 và vụ
xuân năm 2007 trên đậu tương xuất hiện một số loài sâu hại phổ biến: sâu
cuốn lá đầu nâu ( H. indicata Fab), sâu đục quả (M. testulalis Geyer), bọ xít
xanh vai bạc (P. hybneri Gmelin), bọ xít hồng chấm trắng (R.clavatus Thunb),
sâu khoang (Spodoptera litura F.).
Thành phần sâu cuốn lá đậu tương vùng Hà Nội và phụ cận trong
những năm 1996-1999 thu được 6 loài thuộc 2 họ (Pyralidae và Tortricidae)
của bộ cánh vảy, loài chiếm chủ yếu là Hedylepta indicata (Fabricius) chiếm
tới 87,92 % trong tổng số cá thể loài thu được. (Đặng Thị Dung, 2002).
Theo Ngô Đức Phương (1988) sâu cuốn lá đậu tương thường xuất hiện
phá hại vào khoảng thời gian cuối tháng 6, cuối tháng 7 đến đầu tháng 8, chủ
yếu hại đậu tương hè chính vụ dài ngày.
Nguyễn Văn Liêm và cs (2014) đã thu thập được 60 loài sâu hại của 27
họ thuộc 6 bộ côn trùng và 1 bộ nhện nhỏ (Acarina) ở 3 khu vực điều tra. Ở
miền Bắc, trong số các loài sâu hại thì sâu cuốn lá đậu Hedylepta
indicataFabricius, sâu khoang Spodoptera litura Fabr, ruồi đục lá
Japanagromyza tristella Thomson …là những loài tương đối phổ biến gây hại
cho lá và quả đậu tương.
21

21


2.2.3 Thành phần thiên địch sâu cuốn lá đậu tương
Ở Việt Nam để phòng trừ sâu hại đậu tương, nông dân chủ yếu áp dụng
biện pháp hóa học ở mọi nơi trên đồng ruộng nên đã ảnh hưởng không nhỏ

đến khả năng tồn tại của các loài thiên địch.
Theo Trần Đình Chiến (2002) trong một vụ đậu tương phun 4 lần thuốc
trừ sâu sẽ ảnh hưởng đến mật độ quần thể nhện lớn bắt mồi, ảnh hưởng tới
mật độ bọ rùa Menochilus sexmaculatus Fabr, 1 lần phun thuốc cũng đã ảnh
hưởng tới mật độ quần thể loài bọ chân chạy Chlaenilus bioculatus Chaudoir.
Theo Đỗ Phương Lan (2007) cho rằng bọ chân chạy 2 chấm trắng chịu
ảnh hưởng sâu sắc bởi thuốc hóa học, công thức đối chứng không phun mật
độ: 6,5 con/m2; công thức phun 1 lần: 4,41 con/m2; công thức phun 2 lần: 2,26
con/m2, công thức phun 4 lần mật độ chỉ còn 0,7 con/m 2.
Theo Trần Đình Chiến (1997) thành phần bắt mồi sâu hại đậu tương
vùng Hà Nội và phụ cận gồm 46 loài thuộc 8 bộ và 17 họ. Trong đó, bộ cánh
cứng có số loài phong phú nhất (27loài), sau đó là bộ cánh nửa (6 loài), bộ
nhện lớn (7 loài). Một số họ phổ biến là họ: Carabidae, Coccinellidae,
Staphylinidae-Coleoptera…
Theo Hoàng Thị Hằng và Hà Quang Hùng (2007) thành phần côn trùng bắt
mồi trên đậu tương vụ đông – xuân 2005 – 2006 tại Chương Mỹ, Hà Tây khá
phong phú: vụ đông 2005 có 26 loài, vụ xuân 2006 có 33 loài, trong đó bộ cánh
cứng xuất hiện nhiều nhất, phổ biến là các loài thuộc họ bọ chân chạy. Khả năng
ăn sâu cuốn lá của bọ chân chạy đen là rất lớn, trung bình ăn 7,94 con/ngày.
Thành phần côn trùng ký sinh sâu hại đậu tương trong những năm
1996-1998 tại Hà Nội và các vùng phụ cận là 51 loài, hầu hết đều thuộc bộ
22

22


cánh màng (46 loài) chỉ có 5 loài thuộc bộ hai cánh Diptera. Giai đoạn tiền
trưởng thành của loài Trathala flavo-orbitalis trên sâu cuốn lá Lamprosema
indicata trong thời gian 19,31 ngày dưới điều kiện nhiệt độ, độ ẩm trung bình
là 26,300C và 83,06%. Sự hiện diện của ấu trùng ong ký sinh Trathala flavoorbitalis trong cơ thể của ấu trùng sâu cuốn lá khiến giai đoạn sinh trưởng

của sâu kéo dài hơn từ 2,1-2,4 lần. (Dang Thi Dung, 1999)
Phạm Văn Lầm (2007) cho rằng sự hiện diện của các thiên địch trên cây
đậu tương và cây lạc ở mức cao hơn so với đậu đũa. Trên đậu tương có 27 loài,
cây lạc có 24 loài một số loài xuất hiện phổ biến hơn như: P. fuscipes, P. tamulus,
M. sexmaculatus, M.discolor, T. flavo-orbitalis, X. punctata, A. hanoii, B. escarinata.
Trần Ngọc Lân (2007) nghiên cứu thấy rằng sâu cuốn lá Lamprosema
indicata Fabricius có 4 loài côn trùng ký sinh ở giai đoạn sâu non: Xanthopimpla
punctata Fabr., Xanthopimpla flavolineata Cameron, Brachymeria sp.1,
Brachymeria sp.2, trong đó phổ biến là loài Xanthopimpla punctata.
Theo Đặng Thị Dung (2005) loài sâu cuốn lá trong vụ đậu tương hè thu
2003 xuất hiện 10 loài côn trùng ký sinh, trong đó bộ cánh màng chiếm ưu thế
9/10 loài. Loài Trathala flavor-orbitalis Cameron có mức độ phổ biến cao
nhất.
Thành phần thiên địch của sâu hại đậu tương tại Gia Lâm, Hà Nội vụ
đông 2006 có 25 loài, vụ xuân 2007 có 27 loài, trong cả hai vụ bộ cánh cứng
chiếm cao nhất (30,76% ở vụ đông 2006, 33,3% ở vụ xuân 2007). Loài phổ
biến là: bọ chân chạy đuôi cánh hình mũi tên, chân chạy 3 khoang 4 chấm
trắng, bọ chân chạy đen, bọ chân chạy đuôi hai chấm trắng, ong ký sinh sâu
non, nhện linh miêu và nhện sói. (Đỗ Phương Lan, 2007)

23

23


Tại Hoài Đức, Hà Tâytrong vụ đậu tương hè thu 2004 đã xác định được
7 loài côn trùng ký sinh sâu non và nhộng của sâu cuốn lá và sâu khoang hại
đậu tương. Trong tập hợp ký sinh sâu non, loài thường xuyên xuất hiện là
Trathala flavor-orbitalis Cameron ký sinh sâu cuốn lá Lamprosema indicate
Fabricius (họ Pyralidae) chiếm tỷ lệ 94,5%. (Khuất Đăng Long và cs, 2005)

Thành phần côn trùng bắt mồi trên đậu tương vụ đông – xuân 20052006 tại Chương Mỹ, Hà Tây khá phong phú: vụ đông 2005 có 26 loài, vụ xuân
2006 xuất hiện 33 loài trong đó loài phong phú nhất là bọ chân chạy
(Carabidae) với 16 loài. (Hoàng Thị Hằng và Hà Quang Hùng, 2007)
Trần Đình Chiến (2002) đã chỉ ra trong tổng số 104 loài bắt mồi thu
được có 86 loài côn trùng và 18 loài nhện thuộc 8 bộ côn trùng và 1 bộ nhện lớn.
Bộ có số loài phong phú nhất là bộ cánh cứng (58 loài) chiếm 55,77% so với tổng
số loài điều tra, tiếp theo là bộ nhện lớn (18 loài) chiếm 17,31% sau đó là bộ
cánh nửa (12 loài) chiếm 11,54%, bộ cánh da (4 loài) chiếm 3,85%, bộ cánh
màng (4 loài) chiếm 3,85%, bộ hai cánh (3 loài) chiếm 2,88%, bộ chuồn chuồn (2
loài) chiếm 1,92%, bộ bọ ngựa (2 loài) chiếm 1,92%, bộ cánh thẳng (1 loài)
chiếm 0,96%.
Hiện nay biện pháp đấu tranh sinh học trong phòng trừ tổng hợp sâu
hại cây trồng đang được sự quan tâm chú ý của nhiều người sản xuất và các
nhà nghiên cứu về bảo vệ thực vật trong và ngoài nước. Vì vậy việc hiểu biết
về thành phần và vai trò của thiên địch trong điều hòa số lượng sâu hại của
mỗi hệ sinh thái đồng ruộng là hết sức quan trọng và cần thiết. Từ đó chúng
ta có thể bảo vệ, khích lệ và lợi dụng chúng trong công tác bảo vệ thực vật
nhằm bảo vệ môi trường để góp phần xây dựng một nền nông nghiệp sinh
thái bền vững.
24

24


2.2.4 Những nghiên cứu về bọ chân chạy
Bộ cánh cứng (Coleoptera) là một trong những bộ côn trùng có thành
phần loài phong phú, trong đó có nhiều loài có lối sống bắt mồi ăn thịt, là những
côn trùng có lợi trong hệ sinh thái nông nghiệp (Carabidae, Cicindellidae...),
trong đó bọ chân chạy (Carabidae) là nhóm ăn thịt có vai trò quan trọng và phổ
biến.

Nước ta với điều kiện khí hậu nhiệt đới và lịch sử nông nghiệp lâu đời
đã tạo nên khu hệ thiên địch đa dạng phong phú và đặc trưng. Trong nhiều
năm qua, công tác nghiên cứu khu hệ thiên địch nói chung và về họ chân chạy
(Carabidae) nói riêng đã được nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân quan tâm.
Theo Lê Khương Thúy (2000 a, b) bọ chân chạy (Carabidae) có 186 loài
(45 loài sp.) thuộc 86 giống và gần đây, theo Park et al.(2006) có 178 loài
thuộc 74 giống. Tuy nhiên, tác giả Nguyễn Đức Hiệp và Nguyễn Hữu Thực đã
bổ sung thêm 3 loài chân chạy mới cho khu hệ Hành trùng Việt Nam đó là:
Sinurus opcus Chaudoir,S.opacus Chaudoir và Tetragonoderus quadrisignatus
Quensel. (dẫn theo Nguyễn Đức Hiệp và Nguyễn Hữu Thực, 2009)
Theo Nguyễn Thị Thanh và Nguyễn Thị Huyền (2013) trong số 47 loài
côn trùng bắt mồi trên rau họ Cải, bộ cánh cứng (Coleoptera) có 26 loài chiếm
55,32% tổng số loài xác định, chúng thuộc 4 họ: họ bọ chân chạy (Carabidae)
có số loài nhiều nhất lá 12 loài, họ bọ rùa (Coccinellidae) có 7 loài, họ hổ trùng
(Cicindeldae) có 3 loài, họ cánh cộc (Staphilinidae) có 2 loài.
Trong số 30 loài côn trùng bắt mồi trên rau họ hoa thập tự thì bộ cánh
cứng (Coleoptera) có 16 loài chiếm 53,00% tổng số loài xác định, chúng thuộc
4 họ: họ bọ chân chạy (Carabidae), họ bọ rùa (Cocciniellidae) có số loài nhiều
25

25


×