Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

nghiên cứu bọ chân chạy chlaenius bimaculatus phần 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.21 MB, 51 trang )

PHẦN 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Thành phần sâu cuốn lá đậu tương thuộc bộ cánh vảy Lepidoptera trên
vụ đậu tương Hè thu năm 2014 tại Gia Lâm, Hà Nội
Đối với cây đậu tương bộ lá là quan trọng nhất nên các loài sâu hại lá có
ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cây, trong đó loài sâu cuốn lá có tác động lớn
nhất. Để tìm hiểu rõ hơn về thành phần loài sâu cuốn lá chúng tôi tiến hành điều
tra tại vùng sản xuất đậu tương và thu được kết quả thể hiện tại bảng 4.1
Bảng 4.1. Thành phần sâu cuốn lá đậu tươngthuộc bộ cánh vảy trên đậu
tương vụ Hè thu 2014 tại Gia Lâm, Hà Nội
STT

Tên Việt Nam

1

Sâu cuốn là đầu nâu

2

Sâu cuốn lá đầu đen

Ghi chú:

Tên khoa học
Hedylepta indicata
Fabr
Archipsasiaticus
Walsingham

Họ


Mức độ
phổ biến

Pyralidae

+++

Tortricidae

+

+++ rất phổ biến ( độ bắt gặp >60%)
++ phổ biến ( độ bắt gặp 41- 60%)
+ ít phổ biến ( độ bắt gặp 21- 40%)
- rất ít phổ biến ( độ bắt gặp < 20%)

Qua bảng 4.1 ta thấy rằng các loài sâu cuốn lá đậu tương thuộc bộ cánh
cảy (Lepidoptera) có 2 loài thuộc 2 họ trong đó loài có mức độ phổ biến nhất là
sâu cuốn lá đầu nâu Hedylepta indicata Fabr.

1


Hình 4.1: Triệu chứng sâu cuốn lá
đậu tương gây hại

Hình 4.2: Sâu non của sâu cuốn lá
đầu nâu Hedyleptera indicata Fabr
Nguồn: Nguyễn Thị Thu Hương_2014


4.2. Thành phần thiên địch của sâu cuốn láđậu tương trên vụ đậu tương
Hè thu năm 2014 tại Gia Lâm, Hà Nội
Trong mỗi hệ sinh thái nông nghiệp có những loài thiên địch nhất định
giữa vai trò quan trọng trong điều hòa số lượng sâu hại nhằm thiết lập cân bằng
sinh thái. Nhờ hoạt động tích cực của các loài thiên địch mà mật độ quần thể sâu
hại bị khống chế dưới ngưỡng gây hại kinh tế, những loài này là sinh vật có ích
và là bạn của nhà nông nên cần tìm hiểu và nhận biết chúng để bảo vệ chúng
trên đồng ruộng . Trong suốt quá trình điều tra trên ruộng đậu tương năm 2014
tại Gia Lâm, Hà Nội luôn tồn tại các loài thiên địch của sâu cuốn lá đậu tương.
Kết quả thu được trình bày qua bảng sau:

2


Bảng 4.2. Thành phần thiên địch của sâu cuốn lá đậu tươngtrên đậu tương
vụ Hè thu 2014 tại Gia Lâm, Hà Nội
STT

Tên Việt Nam

I
cánh 2 chấm vàng
nhạt
2
3
4
5
6
7


Họ

Mức độ
phổ biến

Bộ cánh cứng (Coleoptera)
Chân chạy đuôi

1

Tên khoa học

Chlaenius bimaculatus

Carabidae

+++

Carabidae

++

Carabidae

+++

Carabidae

+


Chlaenius micans Fabr

Carabidae

-

Tachyura laetifica Bates

Carabidae

+

Carabidae

++

Coccinellidae

+

Chaudoir

Chân chạy đuôi

Chlaenius bioculatus

cánh 2 chấm trắng

Chaudoir


Chân chạy đen

Hapalus sinicus Hope

Chân chạy cánh

Chlaenius circumdatus

viền trắng

Brulle

Chân chạy đuôi
cánh hình mũi tên
Chân chạy đen nhỏ
4 chấm trắng
Chân chạy nâu nhỏ

Stenolophus

5 chấm trắng

quiuquepustulatus Wid.
Menochilus sexmaculatus

8

Bọ rùa 6 vằn

9


Bọ rùa đỏ

Micraspis discolos Fabr.

Coccinellidae

++

10

Bọ cánh cộc

Paederus fuscipes Curtis

Staphylinidae

++

II
11

Bộ chuồn chuồn (Odonata)
Chuồn chuồn kim
vàng

III
12

Fabr.


Agriocnemis pymaea

Coenagrionidae

+

Bộ cánh da (Dermaptera)
Bọ đuôi kìm đen

Euborellia stali Dohrr.

Carcinophoridae

++

3


IV

Bộ nhện lớn (Araneae)
Oxyopes javanus Thorell.

13

Nhện linh miêu

14


Nhện sói

15

Nhện lưới tròn

Araneus inustus L.Koch

Nhện chân dài hàm

Tetragnatha janava

to

Thorell

16
17

++

Lycosidae

++

Arneidae

+

Tetragnathidae


+

Salticidae

+

Lycosa pseudoannulata B.et
Str.

Nhện nhảy

V
18

Oxyopidae

Bianor hotting chiehi
Schenkel

Bộ cánh màng (Hymenoptera)
Ong vàng
Ghi chú:

Polistes olivaceus
DeGeer

Vespidae

-


+++ rất phổ biến (độ bắt gặp >60%)
++ phổ biến ( độ bắt gặp 41 – 60%)
+ ít phổ biến ( độ bắt gặp 21 – 40%)
- Rất ít phổ biến ( độ bắt gặp < 20%)

Qua bảng 4.2 ta thấy thành phần thiên địch của sâu cuốn lá đậu tương khá
phong phú bao gồm 18 loài của 11 họ thuộc 5 bộ trong đó các loài chủ yếu thuộc
bộ cánh cứng Coleoptera (10 loài) chiếm 55,56%; bộ nhện lớn Araneae (5 loài)
chiếm 27,79%; bộ Odonata, bộ Hymenoptera và bộ Dermaptera đều có 1 loài
chiếm 5,55%. Loài có mức độ bắt gặp ít nhất là loài ong vàng
(Polistes olivaceus DeGeer) và loài bọ chân chạy đuôi cánh hình mũi tên
(Chlaenius micansFabr). Loài có mức độ bắt gặp nhiều nhất là loài bọ chân chạy
đuôi cánh 2 chấm vàng nhạt (Chlaenius bimaculatus Chaudoir) đây cũng loài
mới, được phát hiện đầu tiên tại Gia Lâm, Hà Nội. Để tìm hiểu sâu về loài này
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái loài bọ chân chạy
C.bimaculatus tại phòng bán tự nhiên, Bộ môn côn trùng Học Viện Nông
nghiệp Việt Nam.

4


Hình 4.3: Nhện lưới tròn ( Araneus
inustus L.Koch)

Hình 4.4: Bọ rùa 6 vằn (Menochilus
sexmaculatus Fabr)

Hình 4.5: Bọ chân chạy (Chlaenius
bimaculatus Chaudoir)


Hình 4.6: Bọ đuôi kìm đen
(Euborellia stali Dohrr)

Hình 4.7: Bọ chân chạy Chlaenius
micans Fabr đang ăn sâu cuốn lá
(H.indicata Fabr)

Hình 4.8: Bọ chân chạy Chlaenius
bioculatus Chaudoir đang ăn sâu
cuốn lá (H.indicata Fabr)
Nguồn: Nguyễn Thị Thu Hương_2014

5


4.3. Đặc điểm hình thái của bọ chân chạy C. bimaculatus Chaudoir
Vì bọ chân chạy C.bimaculatus là loài mới xuất hiện tại Gia Lâm, Hà Nội
và là thiên địch của sâu cuốn lá đầu nâu (H.indicata) nên cần tìm hiểu và nhận
biết để bảo vệ chúng trên đồng ruộng. Qua quá trình nghiên cứu chúng tôi thấy
rằng bọ chân chạy C.bimaculatus có 4 pha phát dục như sau:


Pha trứng: Trứng có màu trắng, mềm, hình trụ tròn hai đầu, được bao bọc

bởi một lớp xốp mịn màu nâu nhạt do tuyến của bộ phận sinh dục con cái tiết ra.
Trứng được đẻ trên đất, gần nơi có con mồi, hoặc mặt sau của những lá sát mặt
đất, lá bánh tẻ.
+ Chiều dài trứng: 1mm – 2mm; trung bình là 1,51 ± 0,04 mm
+ Chiều rộng trứng: 0,2mm – 0,5mm; trung bình là 0,27 ± 0,02 mm



Pha ấu trùng: Cơ thể thon dài có phân đốt, chia thành 3 phần rõ rệt: đầu,

ngực, bụng và phân chia thành mặt bên, mặt bụng, mặt lưng. Mặt lưng có màu
đen bóng, mặt bụng thì nhạt hơn, phía hai bên thân có các gai mọc đối diện theo
cụm. Đầu màu vàng nâu đến nâu đỏ, hàm to khoẻ, rắn chắc. Râu đầu ngắn có 3
đốt. Ngực có 3 đốt, mỗi đốt mang một đôi chân màu đen. Chân gồm 5 đốt: đốt
chậu, đốt chuyển, đốt đùi, đốt ống và đốt bàn chân, cuối đốt bàn có dạng móc.
Bụng có 11 đốt, đốt cuối cùng kích thước nhỏ nhất hơi cụp xuống và có 2 lông
đuôi tương tự như ở bọ đuôi kìm.
 Ấu trùng tuổi 1: lúc mới nở cơ thể màu trắng, sau vài giờ mặt lưng
chuyển dần sang màu đen bóng, mặt bụng màu trắng đục. Cơ thể thon dài, thuôn
dần về cuối bụng, các đốt ngực phình to hơn các đốt bụng. Đầu màu vàng nâu,
đôi râu đầu phát triển, nửa phần gốc râu màu vàng, phần ngọn màu đen, đôi hàm
trên to khỏe màu nâu vàng, mắt kép màu đen. Cuối bụng có đôi long đuôi dài và
phân đốt, trên có nhiều lông nhỏ.
+ Chiều dài: 5mm – 7mm, trung bình là 6,07 ± 0,14 mm
+ Chiều rộng: 0,9mm – 1,3mm, trung bình là 1,15 ± 0,02 mm

6


 Ấu trùng tuổi 2: Lúc mới lột xác cơ thể ấu trùng có màu trắng, sau
chuyển dần sang màu đen, mặt lưng có màu đen bóng, mặt bụng màu trắng đục,
đầu màu nâu vàng, đôi râu đầu màu nâu, mắt kép màu đen. Chân và đôi lông
đuôi đều có màu đen.
+ Chiều dài: 6mm – 10mm; trung bình là 7,8 ± 0,17mm
+ Chiều rộng: 1,3mm – 1,6mm; trung bình là 1,42 ± 0,02mm


Hình 4.9: Ấu trùng của bọ chân chạy
C.bimaculatus tuổi 1 đang lột xác

Hình 4.10: Ấu trùng của bọ chân
chạy C.bimaculatus tuổi 2 vừa lột xác

Nguồn: Nguyễn Thị Thu Hương_2014
 Ấu trùng tuổi 3: Mới lột xác ấu trùng tuổi 3 có màu trắng sau chuyển dần
sang màu xám, màu đen. Khi ổn định mặt lưng có màu đen bóng, mặt bụng màu
trắng đục, giữa các đốt ở mặt bụng đều có các đốm hình vuông màu nâu nhạt. Đầu
màu nâu đỏ, râu đầu ngắn màu nâu đậm, mắt kép màu đen, đôi hàm trên to khỏe màu
nâu đen. 3 đôi chân ngực rất phát triển dạng chân bò màu đen. Cuối tuổi 3 cơ thể
căng phồng, giữa các đốt bụng ở mặt bên nhìn rõ có màu trắng đục, các đốt cơ thể
ngắn dần lại để chuẩn bị hóa nhộng. Ấu trùng tuổi 3 có kích thước lớn hơn so với
tuổi 1 và tuổi 2.
+ Chiều dài: 11mm – 15mm, trung bình là 12,9 ± 0,15mm
+ Chiều rộng: 1,5mm – 2mm, trung bình là 1,64 ± 0,03 mm

7


Kích thước của pha ấu trùng có sự thay đổi rõ rệt theo từng pha và sức
ăn của ấu trùng, ấu trùng tuổi 1 có kích thước nhỏ nhất và sức ăn cũng kém nhất,
ấu trùng tuổi 3 do tốc độ ăn mạnh nên kích thước lớn nhất.
 Pha nhộng: Nhộng của bọ chân chạy C.bimaculatus thuộc kiểu nhộng
trần, toàn cơ thể màu trắng tinh trước khi vũ hóa trưởng thành có màu hơi thâm,
mắt kép lồi lúc mới hóa nhộng màu vàng nhạt sau chuyển dần sang màu đen,
mầm râu đầu và mầm chân nằm ôm về phía mặt bụng, phía lưng có mầm cánh.
Các đốt bụng 6, 7, 8 ở 2 bên sườn mỗi đốt có một đôi gai mềm rõ rệt, đốt bụng
cuối cùng có đôi gai thịt ngắn

+ Chiều dài: 8mm – 10mm, trung bình là 9,3 ± 0,14mm
+ Chiều rộng: 4,3mm – 5mm, trung bình là 4,61 ± 0,04mm

Hình 4.11: Nhộng của bọ chân chạy
Hình 4.12: Trưởng thành của bọ
C.bimaculatus
chân chạy C.bimaculatus vừa vũ hóa
Nguồn: Nguyễn Thị Thu Hương_2014


Trưởng thành :
Trưởng thành khi mới vũ hóa cơ thể có màu trắng và được bao phủ bởi

một lớp lông mịn. Đầu, râu đầu, chân và cánh đều có màu trắng. Trên cánh chưa
xuất hiện 2 chấm vàng nhạt ở cuối cánh nhưng đã thấy xuất hiện hàng 8 rãnh do
các vệt chấm lõm tạo thành. Sau vài giờ màu sắc cơ thể biến đổi dần từ chân, râu

8


đầu cho đến cánh. Chân chuyển dần sang màu nâu vàng và giữa mãi ở màu này,
cánh chuyển dần từ màu trắng sang nâu nhạt, nâu vàng và nâu sẫm ở ngày thứ
nhất. Sang ngày thứ 2 cơ thể trưởng thành vẫn còn yếu mềm nhưng đã chuyển
sang màu đen và lúc này hai chấm vàng nhạt ở đuôi cánh xuất hiện rõ hoàn toàn.
Đầu có màu đen sau chuyển sang màu xanh óng ánh, đôi hàm trên to
khỏe, thích nghi với kiểu bắt mồi. Mắt kép to lồi màu đen bóng. Râu đầu dài
hình sợi chỉ 11 đốt, đốt chân râu phình to hơn các đốt khác, đốt thứ hai ngắn
nhất, 3 đốt đầu tiên có màu nâu vàng, các đốt còn lại màu đen.
Ngực có 3 đốt, tấm lưng ngực trước hình mai rùa, màu đen ánh kim, hai
mép hơi hướng lên trên, chính giữa có một rãnh dọc.

Chân thuộc kiểu chân chạy, các đốt gốc chân trước và chân giữa hình bán
cầu. Hai đốt gốc của đôi chân sau kéo dài, đốt chuyển chân sau phồng to dài
bằng 1/3 đốt đùi sau. Các đốt đùi phồng to, các đốt ống đều có gai nhọn đốt đùi
rất phát triển, các ống chân đều có gai nhọn, mép trong gần cuối của đốt ống
chân trước có một hốc lõm sâu, bàn chân có 5 đốt, đốt 1 dài nhất, các đốt sau
ngắn. Cấu tạo đốt bàn của 3 đôi chân theo công thức 5.5.5. Chân là đặc điểm
quan trọng để phân biệt đực cái.
Cánh trước có màu đen và được kitin hóa cứng. Trên mỗi cánh cứng có 8
hàng chấm lõm chạy dọc cơ thể, khoảng 2/3 từ gốc cánh ra mép ngoài mỗi cánh
có 1 đốm to màu trắng. Đôi cánh trước thường che kín các đốt bụng. Đôi cánh
sau rộng dạng màng. Bụng có màu đen được kitin hóa cứng, thường quan sát
thấy 6 đốt. Trưởng thành cái và trưởng thành đực có sự phân biệt rõ ràng. Các
đặc điểm trên cũng trùng với kết quả của Trịnh Thị Hiền (2007) khi nghiên cứu
đối tượng này trên cây lạc và cây ngô tại Nghi Lộc, Nghệ An.
-Trưởng thành cái: Cơ thể có kích thước lớn hơn con đực, chân có 5 đốt bàn
thon đều.
+ Chiều dài: 13mm – 15mm, trung bình là 13,4 ± 0,11mm
+ Chiều rộng: 4,3mm – 5mm, trung bình là 4,51 ± 0,03mm

9


-Trưởng thành đực : Cơ thể có kích thước nhỏ hơn con cái, chân có 3 đốt
bàn chân trước phình to.
+ Chiều dài: 11mm – 13mm, trung bình là 12,37± 0,11mm
+ Chiều rộng: 4,2mm – 4,6mm, trung bình là 4,35 ± 0,02mm
Bảng 4.3. Kích thước các pha của bọ chân chạy C.bimaculatus
Pha phát dục

Kích thước (mm)


Chỉ tiêu theo
dõi

Ngắn nhất

Dài nhất

Trung bình

Dài

1

2

1,51 ± 0,04

Rộng

0,2

0,5

0,27 ± 0,02

Ấu trùng tuổi

Dài


5

7

6,07 ± 0,14

1

Rộng

0,9

1,3

1,15 ± 0,02

Ấu trùng tuổi

Dài

6

10

7,83 ± 0,17

2

Rộng


1,3

1,6

1,42 ± 0,02

Ấu trùng tuổi

Dài

11

15

12,9 ± 0,15

3

Rộng

1,5

2

1,64 ± 0,03

Nhộng

Dài


8

10

9,30 ± 0,14

Rộng

4,3

5

4,61 ± 0,04

Trưởng thành

Dài

13

15

13,40 ± 0,11

cái

Rộng

4,3


5

4,51 ± 0,04

Trưởng thành

Dài

11

13

12,37 ± 0,11

đực

Rộng

4,2

4,6

4,35 ± 0,02

Trứng

10


Hình 4.13: Trứng của bọ chân chạy

C.bimaculatus

Hình 4.14: Ấu trùng tuổi 1 của bọ
chân chạy C.bimaculatus

Hình 4.15: Ấu trùng tuổi 2 của bọ
chân chạyC.bimaculatus

Hình 4.16: Ấu trùng tuổi 3 của bọ
chân chạyC.bimaculatus

Hình 4.17: Nhộng của
bọ chân chạy
C.bimaculatus

Hình 4.18: Trưởng thành Hình 4.19: Trưởng thành
đực của bọ chân chạy
cái của bọ chân chạy
C.bimaculatus
C.bimaculatus
Nguồn: Nguyễn Thị Thu Hương_2014

11


4.4. Tập tính sống của bọ chân chạy C.bimaculatus
Trưởng thành có 3 đôi chân di chuyển linh hoạt theo dấu vết con mồi,cả
ấu trùng và trưởng thành đều có cách bắt mồi giống nhau. Tuy nhiên, ấu trùng
thường xuyên ở trên cây hơn, đặc biệt là những nơi có mật độ sâu non cao.
Chúng tấn công con mồi khi con mồi trên cây hoặc chui vào tổ sâu, trứng để ăn

chúng, dùng đôi hàm chắc khỏe tóm và nhai nghiền con mồi, khi ăn chúng
thường chỉ để lại mảnh đầu của con mồi. Khả năng nhận biết nhanh nhạy, bản
thân có thể tiết ra mùi hôi khó chịu xua đuổi kẻ thù do đó tạo điều kiện cho
chúng lẩn chốn thoát khỏi nguy hiểm.
Sau vũ hóa 3 – 4 ngày trưởng thành mới bắt đầu ăn, sau 3 – 5 ngày giao
phối và sau giao phối 6 – 7 ngày thì đẻ trứng. Chúng thường giao phối vào buổi
sáng và chiều tối và đẻ trứng vào ban đêm hoặc buổi sáng sớm. Mỗi lần giao
phối kéo dài 50 - 60 phút, đôi khi dài hơn, chúng tiến hành giao phối làm nhiều
lần trong mỗi đợt đẻ trứng.
Con cái có sự lựa chọn con đực để đảm bảo cho giống nòi sau này có khả
năng thích ứng với điều kiện tự nhiên. Chúng để cho con đực rượt đuổi theo
mình thông thường sẽ có 2 đến 3 con đực đuổi theo con cái, con cái thường chạy
vào những nơi nhiều lá cây hoặc thậm chí có thể trèo lên cây. Nếu con đực nào
khỏe mạnh vượt lên trước đuổi kịp con cái thì quá trình giao phối bắt đầu, con
đực dùng đôi chân trước và chân giữa ôm chặt lấy con cái, đồng thời đưa gai
giao phối vào bộ phận sinh dục của con cái. Khi giao phối con cái cõng con đực
trên lưng tìm nơi kín đáo ẩn nấp.
Nhờ ba đốt bàn chân trước của con đực to rộng nên khả năng ôm con cái
rất chặt, nếu như có tác động bên ngoài hoặc bị xua đuổi chúng cũng không bỏ
ra mà chỉ dịch chuyển nhẹ và tìm nơi khác ẩn nấp. Chuẩn bị đẻ trứng con cái
thường chạy quanh vài vòng, sau đó nằm yên một chỗ.
Lúc đẻ con cái thường đứng trụ bằng hai chân trước, cuối bụng hơi chổng
lên, đôi chân sau đạp liên tục từ trước ra sau, từ trên xuống dưới nhưng chân sau

12


không hề đặt xuống đất. Đẻ xong một quả trứng chúng lại dịch chuyển nhẹ, đẻ
tiếp quả thứ hai và cứ như vậy đến hết đợt đẻ.
Trong khi đẻ tuyến sinh dục của con cái tiết ra một chất bột mịn xốp màu

nâu bao bọc lấy trứng và dính vào lá đậu tương. Quan sát ngoài đồng ruộng cho
thấy trên một lá đậu tương thường có 1 – 2 quả trứng, đôi khi thấy 3 quả. Khi
nuôi trong phòng, số lượng trứng được đẻ trên một lá nhiều hơn, khoảng 6 – 7
quả, đôi khi tới 15 – 20 quả.
Khi nở vỏ trứng nứt một đường ngang, ấu trùng tự chui ra ngoài. Trứng
thường nở vào ban đêm và buổi sáng sớm, ít khi thấy nở vào buổi trưa. Những
quả trứng có vỏ bọc thì tỷ lệ nở rất cao, trứng không có vỏ bọc thì không nở
được vì không đủ ẩm độ và thường bị thối đen.
Ấu trùng của bọ chân chạy C.bimaculatus có 3 tuổi và trải qua 2 lần lột
xác. Khi lột xác, ấu trùng rách một đường dài từ đuôi đến đầu ở chính giữa phần
lưng. Chúng bắt đầu rách lột bỏ vỏ kitin từ các tấm ngực, sau đó kéo dài về hai
phía bụng đuôi, sau cùng là đầu. Sau khi lột xác 2-3 giờ ấu trùng có màu trắng,
sau đó chuyển thành màu đen đặc trưng của ấu trùng. Khi gần hoá nhộng chúng
ít hoặc không di chuyển, phần lớn chui xuống đất đào một khoảng trống to hơn
cơ thể để hoá nhộng. Đây là một sự lẩn trốn tuyệt vời khi mà giai đoạn tiền
nhộng và giai đoạn nhộng không hoạt động, nhộng lại có màu trắng, rất dễ bị
các loài vật mồi khác tấn công, do đó chúng giảm thiểu đi rất nhiều sự thiệt hại
về số lượng. Ấu trùng rất linh hoạt và phàm ăn nên khả năng ăn mồi của chúng
rất lớn. Khi đẫy sức cơ thể ấu trùng căng phồng, các đốt giãn ra nhìn rất rõ các
vệt trắng ở hai bên sườn.

13


Hình 4.20: Trưởng thành bọ chân
chạy C.bimaculatus đang giao phối

Hình 4.21: Ấu trùng bọ chân chạy
C.bimaculatus đang ăn sâu


Hình 4.22: Trứngcủa bọ chân chạy
C.bimaculatus

Hình 4.23: Nhộng của bọ chân
chạyC.bimaculatus đang lột xác

Nguồn: Nguyễn Thị Thu Hương_2014
4.5. Thời gian phát dục và vòng đời của bọ chân chạy C.bimaculatus
Thời gian phát dục của một loài dài hay ngắn có ảnh hưởng rất lớn đến sự
tăng trưởng số lượng và số lứa trong năm. Vòng đời của một loài thiên địch chịu
tác động của điều kiện thời tiết và thức ăn. Thí nghiệm tiến hành trong điều kiện
nuôi bán tự nhiên, kết quả trình bày ở bảng 4.4.

14


Bảng 4.4. Thời gian phát dục và vòng đời của bọ chân chạy C.bimaculatus
TH
TD

Pha phát
dục

Thời gian phát dục (ngày)
Trung bình

Nhiệt độ
TB(0C)

Ẩm độ

TB(%)

5

4,50 ± 0,08

27,20

87,40

3

4

3,54 ± 0,08

28,83

87,67

3

5

4,07 ± 0,14

29,33

86,07


Ấu trùng
tuổi 3

8

11

9,69 ± 0,17

27,52

87,91

Nhộng

4

6

4,94 ± 0,18

28,61

83,67

Trưởng

9

11


10,10 ± 0,23

27,14

81,55

Vòng đời

31

42

36,7 ± 0,45

27,85±0,18

85,46

Trứng

5

7

6,02 ± 0,12

25,24

86,71


Ấu trùng

4

6

5,16 ± 0,14

25,11

87,83

6

8

6,52 ± 0,13

24,92

85,58

Ấu trùng
tuổi 3

13

16


14,40 ± 0,19

20,42

89,08

Nhộng

6

9

6,92 ± 0,31

25,11

83,07

Trưởng
thành đẻ quả
trứng đầu
tiên

15

17

15,60 ± 0,30

17,11


84,71

Vòng đời

49

63

55,30 ±0,68

21,75±0,46

86,22

Ngắn
nhất

Dài nhất

Trứng

4

Ấu trùng
tuổi 1
Ấu trùng
tuổi 2
F1


thành đẻ quả
trứng đầu
tiên

tuổi 1
Ấu trùng
tuổi 2
F2

15


Số liệu bảng 4.4 cho thấy, trong điều kiện nhiệt độ trung bình 27,850C và
ẩm độ trung bình là 85,46%, tất cả các pha phát dục đều có khoảng thời gian
phát dục ngắn hơn khi nuôi trong điều kiện nhiệt độ trung bình 21,750C, ẩm độ
86,22%. Như vậy, nhiệt độ có ảnh hưởng đến vòng đời của bọ chân chạy
C.bimaculatus khi nhệt độ càng thấp thì thời gian phát dục càng kéo dài.
 Pha trứng: trung bình 4,50 ± 0,08ngày (27,850C – 85,46%); trung bình
6,02 ± 0,12 ngày (21,750C – 86,22%).
 Pha ấu trùng:
 Ấu trùng tuổi 1: trung bình 3,54 ± 0,08 ngày (27,850C – 85,46%); trung
bình 5,16 ± 0,14 ngày (21,750C – 86,22%).
 Ẩu trùng tuổi 2: trung bình 4,07 ± 0,14 ngày (27,850C – 85,46%); trung
bình 6,52 ± 0,13 ngày (21,750C – 86,22%).
 Ấu trùng tuổi 3: trung bình 9,69 ± 0,17 ngày (27,850C – 85,46%); trung
bình 14,40 ± 0,19 ngày (21,750C – 86,22%).
Thời gian phát dục của ấu trùng kéo dài ở tuổi cuối do tốc độ ăn của ấu trùng
tăng mạnh.
 Pha nhộng: trung bình 4,94 ± 0,18 ngày (27,850C – 85,46%); trung bình
6,92 ± 0,31 ngày (21,750C – 86,22%).

 Tiền đẻ trứng: Sau khi vũ hóa, trưởng thành bọ chân chạy C.bimaculatus
chưa giao phối và đẻ trứng ngay, mà phải sau trung bình 36,70 ± 0,45 ngày
(27,850C – 85,46%); trung bình 55,30 ± 0,68 ngày (21,750C – 86,22%).
=>Vòng đời trung bình của bọ chân chạy C.bimaculatus là 36,70 ± 0,45
ngày (27,850C – 85,46%); trung bình 55,30 ± 0,68 ngày

(21,750C –

86,22%).Như vậy trong điều kiện nuôi bán tự nhiên nhiệt độ cũng ảnh hưởng
đến thời gian phát dục của bọ chân chạy C.bimaculatus và nghiên cứu của Trịnh
Thị Hiền (2007) cũng cho rằng nhiệt độ thấp thì thời gian phát dục ở mỗi giai
đoạn tăng lên, do đó tổng thời gian phát dục ở mỗi giai đoạn cũng tăng lên.

16


Pha trứng

Pha ấu trùng

Pha trưởng thành
Pha nhộng
Hình 4.24: Vòng đời của bọ chân chạy C.bimaculatus
Nguồn: Nguyễn thị Thu Hương_2014
4.6. Sức đẻ trứng của trưởng thành bọ chân chạy C.bimaculatus
Một trong những yếu tố có tính chất quyết định đến số lượng cá thể của
từng loài trong quần thể sinh vật trên đồng ruộng là khả năng đẻ trứng của
chúng. Trưởng thành bọ chân chạy C.bimaculatus sau khi vũ hóa tiến hành giao
phối và sau giao phối 6 – 7 ngày thì bắt đầu đẻ trứng.. Kết quả theo dõi khả
năngđẻ trứng của trưởng thành bọ chân chạy C.bimaculatus được trình bày ở

bảng 4.5.

17


Bảng 4.5. Sức đẻ trứng của trưởng thành bọ chân chạy C.bimaculatus

TH
TD

Ngày theo
dõi
Đợt 1
(31/08-10/09)
Đợt 2

F1

14/09-21/09)

Số
trứng
thu
được

Số trứng
TB 1 con
cái đẻ
(quả)


Số trứng
TB 1 con
cái
đẻ/ngày
(quả)

Nhiệt độ
TB (0C)

Ẩm độ
TB (%)

688

68,80±0,20

7,04 ± 1,49

28,06

87,09

303

30,30±0,26

4,02 ± 0,81

28,31


88,50

49,55±4,42

5,70 ± 0,95

28,17±0,24

87,95

Trung bình
Tổng số

99,10±0,38

trứng/con cái
Đợt 1
(17/10-27/10)
Đợt 2
F2

(31/10-8/11)
Trung bình
Tổng số
trứng/con cái

643

64,30±0,37


6,50 ± 1,32

25,12

86,94

251

25,10±0,28

2,95 ± 0,59

23,93

87,15

44,70±4,50

4,81 ± 0,84 24,76±0,42

87,10

89,40±0,40

*Ghi chú: Theo dõi 10 cặp trưởng thành
Qua bảng trên ta thấy nhiệt độ cũng có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản
của bọ chân chạy C.bimaculatus, nhiệt độ càng thấp thì tổng lượng trứng trưởng
thành cái đẻ được sẽ giảm đi. Đối với nhiệt độ 28,170C, độ ẩm 87,95% thì tổng
số trứng con cái đẻ trung bình có 99,10 ± 0,38 quả khi nhiệt độ giảm còn
24,760C, độ ẩm 87,10% thì trung bình có 89,40 ± 0,4quả. Nhìn chung sức đẻ

trứng của bọ chân chạy C.bimaculatus cao.

18


Nhìn vào bảng số liệu ta thấy rằng trong cùng một thế hệ theo dõi
(THTD) trưởng thành cái sau khi giao phối đẻ trứng thành 2 đợt, mỗi đợt kéo
dài từ 8 – 10 ngày, đợt 1 luôn có số lượng trứng và thời gian đẻ nhiều hơn đợt 2.
Thật vậy, thế hệ F1: đợt 1 tổng số trứng thu được là 688 quả lớn hơn 303 quả
(đợt 2). Thế hệ F2: đợt 1 tổng số trứng thu được 643 quả cũng lớn hơn 251 quả
(đợt 2).
Đợt 1: Trung bình một con cái đẻ được 68,80 ± 0,20 quả (28,170C 87,95%), trung bình 64,30 ± 0,37 quả (24,760C – 87,10%). Số trứng mà con cái
đẻ trong một ngày trung bình là 7,04 ± 1,49 quả (28,170C - 87,95%), trung bình
6,50 ± 1,32 quả (24,760C – 87,10%).
Đợt 2: Trung bình một con cái đẻ được 30,30 ± 0,26 quả (28,170C 87,95%), trung bình 25,10 ± 0,28 quả (24,760C – 87,01%). Số trứng mà con cái
đẻ trong một ngày trung bình là 4,02 ± 1,49 quả (28,170C - 87,95%), trung bình
2,95 ± 0,59 quả (24,760C – 87,10%).
4.7. Nhịp điệu sinh sản của bọ chân chạy C.bimaculatus
Trong quá trình sinh sản thì số lượng trứng của trưởng thành cái trong
từng ngày có sự biến động theo một nhịp điệu nhất định. Quá trình đó được
chúng tôi ghi nhận theo kết quả sau:

19


Bảng 4.6: Nhịp điệu sinh sản của bọ chân chạy C.bimaculatus
Số trứng con cái đẻ/ngày (quả)

Ngày đẻ trứng
Ngày thứ 1


Ít nhất
1

Nhiều nhất
5

Trung bình
2,40 ± 0,43

Ngày thứ 2

3

8

5,30 ± 0,49

Ngày thứ 3

5

10

7,50 ± 0,48

Ngày thứ 4

8


21

13,40 ± 1,29

Ngày thứ 5

11

19

14,40 ± 0,78

Ngày thứ 6

9

17

12,40 ± 1,02

Ngày thứ 7

3

9

6,00 ± 0,59

Ngày thứ 8


2

7

4,20 ± 0,61

Ngày thứ 9

1

6

2,50 ± 0,50

Ngày thứ 10

2

3

2,33 ± 0,33

Ngày thứ 11-13
Ngày thứ 14

Ngừng đẻ
5

1


Ngày thứ 15

2

7

4,10 ± 0,64

Ngày thứ 16

2

9

6,00 ± 0,73

Ngày thứ 17

5

12

8,00 ± 0,67

Ngày thứ 18

3

9


5,30 ± 0,61

Ngày thứ 19

2

6

3,20 ± 0,49

Ngày thứ 20

1

3

1,60 ± 0,22

Ngày thứ 21

1

2

1,67 ± 0,33

Ngày thứ 22

0


0

0

2,28 ± 0,47

Trung bình

5,70 ± 0,95

Nhiệt độ (0C)

28,17±0,24

Độ ẩm (%)

87,95 ± 0,56

20


Số trứng con cái đẻ/ngày

16
14
12
10
8
6
4

2
0
1

2

3

4

5

6

7

8

9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22
Ngày thứ

Hình 4.25: Nhịp điệu sinh sản của bọ chân chạy C.bimaculatus
Qua hình 4.25 và bảng 4.6 ta thấy trong khoảng nhiệt độ 28,17±0,24 (0C),
độ ẩm 87,95 ± 0,56 (%) trưởng thành cái đẻ làm 2 đợt, đợt 1 được đẻ liên tiếp
trong 10 ngày, số lượng trứng trung bình tăng từ ngày thứ 1 đến ngày thứ 5 sau
đó giảm xuống đến ngày thứ 10, ngày có lượng trứng trung bình lớn nhất là
ngày thứ 5 với 14,40 ± 0,78 quả trong đó số trứng nhiều nhất là 19 quả, thấp
nhất là 11 quả. Ngày có lượng trứng trung bình thấp nhất là ngày thứ 10 với 2,33
± 0,33 quả, số trứng nhiều nhất trong ngày là 3 quả và thấp nhất là 2 quả.
Khoảng thời gian ngừng đẻ giữa 2 lứa là 3 ngày từ ngày thứ 11 đến ngày

thứ 13 sau đó trưởng thành cái đẻ tiếp lứa thứ 2. Lứa sau đẻ liên tiếp trong 8
ngày, số lượng trứng trung bình cũng tăng từ ngày thứ 14 đến ngày thứ 22 thì
kết thúc đợt đẻ, ngày có số trứng trung bình nhiều nhất là ngày thứ 17 với 8,00
± 0,67 quả, trong ngày này số trứng nhiều nhất là 12 quả, ít nhất là 5 quả. Ngày
con trưởng thành cái đẻ ít trứng nhất là ngày thứ 20 với 1,60 ± 0,22 quả trong
ngày này số trứng nhiều nhất là 3 quả, ít nhất là 1 quả.
4.8. Sức ăn của bọ chân chạy C.bimaculatus
Mỗi một loài thiên địch đều có những vai trò riêng của mình trong điều
hòa quần thể sinh vật. Sức ăn là một trong những chỉ tiêu để đánh giá vai trò

21


quan trọng này. Để hiểu thêm về vai trò của bọ chân chạy C.bimaculatus chúng
tôi làm thí nghiệm thử sức ăn của chúng ở các pha và thu được kết quả sau:
Bảng 4.7. Sức ăn của bọ chân chạy C.bimaculatus
Số sâu cuốn lá bị ăn (con/ngày)
Pha phát dục

Nhiệt độ Độ ẩm

0
Trung bình ( C)

Ít nhất

Nhiều nhất

Ấu trùng tuổi 1


1

2

1,47 ± 0,09

Ấu trùng tuổi 2

2

3

2,83 ± 0,07

Ấu trùng tuổi 3

3

5

3,93 ± 0,12

Trưởng thành đực

4

6

5,13 ± 0,11


Trưởng thành cái

6

8

6,63 ± 0,25

23,32

(%)

84,74

Nhìn vào kết quả thực nghiệm sức ăn của bọ chân chạy C.bimaculatus ta
thấy việc cả pha ấu trùng và trưởng thành đều ăn sâu cuốn lá là một ưu điểm của
việc sử dụng bọ chân chạy làm thiên địch kiểm soát mật độ sâu hại.
Qua bảng 4.7 ta thấy rằng ấu trùng tuổi 1 có sức ăn thấp nhất với số sâu bị
ăn trung bình là 1,47 ± 0,19 con/ngày. Pha có sức ăn mạnh nhất đó là pha trưởng
thành trong đó trưởng thành cái có số sâu bị ăn trung bình 6,63 ± 0,25 con/ngày
lớn hơn so với trưởng thành đực 5,13±0,23 con/ngày ở nhiệt độ 23,320C và ẩm
độ 84,74%. Điều này khẳng định bọ chân chạy C.bimaculatus nói riêng và các
loài bọ chân chạy nói chung là những thiên địch rất quan trọng trong hệ sinh thái
nông nghiệp. Nếu chúng có mặt tại sinh quần ở mật độ ngưỡng hữu hiệu thì
chính chúng là một trong những quần thể thiên địch quan trọng trong việc điều
hòa số lượng loài có hại mà không cần đến biện pháp diệt trừ khác. Chính các
loài sâu hại ở dưới ngưỡng gây hại có mặt trong sinh quần là nguồn thức ăn nuôi
sống những tập đoàn thiên địch có ích này bởi các mối quan hệ dinh dưỡng ràng
buộc chặt chẽ thông qua chuỗi và lưới thức ăn. Chính vì vậy, việc hạn chế sử
dụng thuốc hóa học sẽ tạo điều kiện tốt cho các loài thiên địch phát huy được tác

dụng của nó trong quy luật hoạt động tự nhiên.

22


4.9. Khả năng nhịn đói của trưởng thành bọ chân chạy C.bimaculatus
Nhịn đói là một trong những điều tuyệt vời của côn trùng nhất là đối với
những loài sống trong những điều kiện khó khăn, nguồn thức ăn khan hiếm, khả
năng cạnh tranh giữa các loài cao khi đó loài nào có khả năng chống chịu tốt
nhất sẽ trụ vững duy trì nòi giống. Chính vì thế mà bọ chân chạy C.bimaculatus
trong tự nhiên cũng hình thành khả năng này nhằm đáp ứng nhu cầu ổn định
quần thể khi thức ăn thiếu thốn. Khả năng đó được tôi ghi lại qua bảng 4.8 sau:
Bảng 4.8. Khả năng nhịn đói của trưởng thành bọ chân chạy C.bimaculatus
Thời gian nhịn đói (ngày)
Pha theo dõi

Trưởng thành
cái
Trưởng thành

Ngắn

Dài

nhất

nhất

10


12

10,70 ± 0,21

8

11

9,20 ± 0,25

Trung bình

Nhiệt độ TB

Ẩm độ TB

(0C)

(%)

23,50 ± 0,84

87,87±1,31

đực
Từ những số liệu trên ta thấy, khả năng nhịn đói của trưởng thành bọ chân
chạy là cao trong đó trưởng thành cái dài hơn của trưởng thành đực. Với điều
kiện nhiệt độ 23,50C ẩm độ 87,87% thì con cái trung bình nhịn đói trong 10,70 ±
0,48 ngày, thời gian dài nhất là 12 ngày, ngắn nhất là 10 ngày trong khi đó con
đực nhịn đói trung bình là 9,20 ± 0,56 ngày, thời gian dài nhất 11 ngày, ngắn

nhất là 8 ngày.
4.10. Tỷ lệ sống sót qua các pha phát dục của bọ chân chạy C.bimaculatus
Khả năng sống sót qua các giai đoạn phát triển của các loài nói chung và
của côn trùng nói riêng là rất quan trọng, vấn đề này ảnh hưởng trức tiếp đến
mật độ quần thể, khả năng sinh tồn, thích nghi của loài đó với môi trường sống.
Đối với thiên địch ngoài việc đảm bảo số lượng giống nòi sau này thì chung còn

23


liên quan đến việc tham gia vào chuỗi thức ăn kiểm soát số lượng sâu hại. Chính
vì vậy chúng tôi tiến hành thí nghiệm và thu được kết quả tại bảng 4.9:
Bảng 4.9. Tỷ lệ sống sót các pha phát dục của bọ chânchạyC.bimaculatus
TH
TD

F1

Pha phát dục

Số lượng
TN

Số lượng
sống

Trứng (quả)

57


44

77,19

27,2

87,4

Ấu trùng tuổi 1
(con)

44

37

84,09

28,83

87,67

Ấu trùng tuổi 2
(con)

37

30

81,08


29,33

86,07

Ấu trùng tuổi 3
(con)

30

26

86,67

27,52

87,91

Hóa Nhộng
(con)

26

17

65,38
28,16

83,67

78,88


28,07

86,79

Vũ hóa trưởng
thành (con)

17

15

Trung bình

Độ ẩm
(%)

88,23

Trứng (quả)

57

40

70,17

25,24

86,71


Ấu trùng tuổi 1
(con)

40

32

80

25,11

87,83

32

23

71,88

24,92

85,58

23

19

82,61


20,42

89,08

19

12

63,16
25,11

83,07

23,47

86,77

Ấu trùng tuổi 2
(con)
F2

Tỉ lệ sống Nhiệt độ
sót (%)
(0C)

Ấu trùng tuổi 3
(con)
Hóa Nhộng
(con)
Vũ hóa trưởng

thành (con)
Trung bình

12

10

83,33
73,56

24


Kết quả nghiên cứu ở bảng 4.9 cho thấy, tỷ lệ nở trứng của loài bọ chân
chạy C.bimaculatus ở con số cao (70,17% - 77,19%) cho dù ở 2 khoảng nhiệt độ
khác nhau từ 23,470C đến 28,070C đặc điểm này đã duy trì, bổ sung rất nhiều
cho chính số lượng loài đó. Tuy nhiên, ta có thể nhận thấy nhiệt độ giảm xuống
thì tỷ lệ nở trứng cũng có xu hướng giảm theo từ 77,19% xuống 70,17%. Khả
năng sống của ấu trùng chân chạy cũng rất cao tại nhiệt độ 28,070C thì tỷ lệ sống
sót đạt cao nhất là 86,67%, ở 23,470C thì tỷ lệ sống sót cao nhất là 82,61%, điều
này cho thấy ấu trùng có sức sống rất mạnh, khả năng cạnh tranh cao, lẩn tránh
tốt giúp cho chúng bảo tồn được nhiều nhất số lượng cá thể trong quần thể. Đó
là lý do tại sao ta có thể tìm thấy mật độ ấu trùng loài bọ chân chạy
C.bimaculatus nhiều trong quần thể cây đậu tương hơn so với loài khác.
Khi nhiệt độ trung bình đạt 28,070C độ ẩm 86,79% thì tỷ lệ hóa nhộng và
vũ hóa trưởng thành là 65,38% - 88,23% và đạt 63,16% - 83,33% (23,470C –
86,77%). Khả năng hóa nhộng và vũ hóa trưởng thành cũng đạt tỷ lệ khá cao,
trong khi giai đoạn tiền nhộng và giai đoạn nhộng không hoạt động, rất dễ bị kẻ
thù tấn công. Điều này cũng phù hợp với nghiên cứu của Trịnh Thị Hiền (2007)
về bọ chân chạy C.bimaculatus trên đối tượng cây lạc và cây ngô từ tỉ lệ trứng

nở đến khả năng hóa nhộng cũng như vũ hóa trưởng thành đều đạt tỉ lệ sống sót
cao đảm bảo duy trì số lượng quần thể sau này.
4.11. Diễn biến mật độ của trưởng thành bọ chân chạy C.bimaculatus trên
đậu tương tại Kim Sơn, Gia Lâm, Hà Nội vụ Hè thu 2014
Chúng tôi tiến hành điều tra diễn biến về mật độ của trưởng thành bọ chân
chạy C.bimaculatus có trên ruộng trồng đậu tương (DT96) tại Kim Sơn, Gia
Lâm, Hà Nội trong thời gian từ 21/07 đến 11/10/2014. Kết quả được thể hiện
trong bảng 4.10 và hình 4.26.

25


×