Tải bản đầy đủ (.ppt) (39 trang)

THĂM KHÁM TIỀN MÊ CHUẨN BỊ BỆNH NHÂN TRƯỚC MỔ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (391.22 KB, 39 trang )

THĂM KHÁM TIỀN MÊ - CHUẨN BỊ
BỆNH NHÂN TRƯỚC MỔ
Mục tiêu:

1. Biết được tầm quan trọng của công tác thăm khám
bệnh nhân trước mổ.
2. Kể được cơ quan cần chuẩn bị ở người bệnh.
3. Nắm được những bước phải thực hiện.
4. Đánh giá được tình trạng của người bệnh trước khi
mổ, dự đoán được những tai biến.


I. ĐẠI CƯƠNG:
− Cần chuẩn bị bệnh nhân trước mổ tốt nhằm
đề phòng, hạn chế và đối phó kịp thời các tai
biến có thể xảy ra trong quá trình mổ và thời kỳ
sau mổ.
− Phẫu thuật viên và người gây mê hồi sức phải:
• Thăm khám toàn diện cơ thể người bệnh.
• Đánh giá tình trạng bệnh nhân.
=> Lập kế hoạch chuẩn bị bệnh nhân phù hợp
với cuộc mổ.


1.1 Mục đích của thăm khám tiền mê:
‫ ٭‬Biết được tiền sử gia đình, bản thân.
‫ ٭‬Chẩn đoán chính xác giai đoạn bệnh
‫ ٭‬Dự kiến được diễn biến của bệnh, những yếu
tố ảnh hưởng đến bệnh, những tai biến, biến
chứng của cuộc mổ.
‫ ٭‬Đề xuất các xét nghiệm cần thiết.


‫ ٭‬Điều trị nội khoa, điều chỉnh những rối loạn
nếu có.
‫ ٭‬Đề xuất phương pháp vô cảm thích hợp.
‫ ٭‬Giải thích tình trạng bệnh cho bn, người nhà.


1.2 Phân loại phẫu thuật:
1.2.1 Phẫu thuật cấp cứu:
 BN cần phải được giải quyết phẫu thuật trong thời
gian ngắn.
 Cần cố gắng tối đa để ổn định bệnh nhân đến
mức có thể chịu đựng được cuộc gây mê – phẫu
thuật.
• Truyền máu.
• Điều chỉnh rối loạn nước-điện giải, kiềm toan.
• Điều chỉnh lượng đường trong máu, thể keton
trong nước tiêủ.


1.2.2 Phẫu thuật chương trình:
 Có thời gian để chuẩn bị bn trước mổ một
cách chu đáo.
 Đưa bn về trạng thái tốt nhất ở cả 2 phương
diện:
• Tinh thần.
• Thể chất.


II. Thăm khám trước mổ:
 Phẫu thuật viên cần đánh giá tác dụng tốt hay

xấu của cuộc mổ đối với bệnh nhân để quyết định
mổ hay không mổ.
 Người gây mê hồi sức phải đánh giá bệnh nhân
để:
• Quyết định tiến hành hay trì hoãn cuộc mổ để
điều trị nội khoa, điều chỉnh các rối loạn nếu có.
• Đồng thời lựa chọn phương pháp vô cảm thích
hợp với cuộc mổ và tình trạng bệnh nhân.
 Thiết lập được mối quan hệ giữa bệnh nhân và
bác sỹ.


2.1 Thăm khám lâm sàng:
2.1.1 Hỏi bệnh:
* Bệnh sử.
* Tiền sử:
− Dị ứng
• Thời tiết, thức ăn.
• Thuốc: kháng sinh, giảm đau, tê, mê…
− Bệnh hô hấp:
• Hen suyễn.
• Lao phổi.
• Viêm phế quản mạn.
• Ho khạc nhiều đàm, sốt.


2.1 Thăm khám lâm sàng:
– Bệnh tim mạch:
• Cao huyết áp.
• Thiếu máu cơ tim.

• Bệnh van tim.
•Bệnh tim bẩm sinh.
– Bệnh nội tiết:
• Tiểu đường.
• Bướu giáp.


2.1 Thăm khám lâm sàng:
− Tiền sử ngoại khoa:
 Những lần mổ trước.
 Gây mê hay gây tê.
 Tai biến.
− Chảy máu kéo dài.
− Tình trạng dinh dưỡng.
− Hút thuốc lá, nghiện rượu.
− Những thuốc đang dùng.


2.1 Thăm khám lâm sàng:
2.1.2 Khám bệnh:
* Tổng trạng
* Hô hấp
* Tuần hoàn
* Thần kinh trung ương
* Tiêu hoá
* Tiết niệu
* Cơ-xương-khớp
* Nội tiết.
* Cơ quan cần mổ.



2.1 Thăm khám lâm sàng:
2.1.2.1 Tổng trạng:
− Dấu hiệu sinh tồn: Mạch, huyết áp, nhịp thở
− Tình trạng thiếu máu.
− Mất nước hay phù.
− Xuất huyết trên da.
− Thể trạng: suy dinh dưỡng, béo phì.


2.1 Thăm khám lâm sàng:
2.1.2.2 Hô hấp:
− Kiểu thở.
− Tần số thở.
− Đánh giá mức độ khó thở.
− Tiếng ral.
2.1.2.3 Tuần hoàn: Bắt mạch và nghe tiếng tim.
− Nhịp tim.
− Tiếng thổi.
− Hệ tĩnh mạch.


2.1 Thăm khám lâm sàng:
2.1.2.4 Hệ thần kinh trung ương:
– Tinh thần: tỉnh táo, lờ đờ, hôn mê.
– Vận động: Bình thường hay yếu liệt.
2.1.2.5 Khám các yếu tố tiên lượng đặt
NKQ khó:
‫ ٭‬Mallampati:



MALLAMPATY


2.1 Thăm khám lâm sàng:
2.1.2.4 Khám các yếu tố tiên lượng đặt NKQ khó (tt)
* Cổ ngắn, cằm lẹm, lưỡi dày, răng hô.
* Khoảng cách giáp-cằm: <6 cm (3 khoát)
* Khả năng há miệng: há miệng tối đa <3 cm.
* Gập ngửa cổ.
* Kiểm tra răng giả, răng lung lay.
2.1.2.5 Khám cột sống nếu gây tê cột sống.
* Bất thường của cột sống: gù, vẹo, chấn thương.
* Nhiễm trùng vùng cột sống.


2.2 Các xét nghiệm cận lâm sàng:
2.1 Công thức máu:
− Hồng cầu, Hg, HCT.
− Bạch cầu
− Tiểu cầu
2.2 Nhóm máu, TQ, TCK, Thời gian máu chảy máu đông.
2.3 Sinh hoá máu:
− Glycemie.
− Chức năng thận: Ure, Creatinin, BUN.
− Chức năng gan: GOT, GPT.
− Protein toàn phần.
2.4 Tổng phân tích nước tiểu:



2.2 Các xét nghiệm cận lâm sàng:
2.5 X quang ngực:
− Bóng tim
− Mạch máu
− Phổi
− Khí quản
2.6 ECG:
− Nhịp tim.
− Bệnh lý của tim
2.7 Siêu âm tim:
2.8 Các xét nghiệm cần thiết khác.


3. Đánh giá theo ASA:
* Bệnh nhân mổ chương trình:
− ASA I: Bệnh nhân khoẻ mạnh.
− ASA II: Bệnh nhân mắc một bệnh nhẹ, chưa ảnh hưởng
đến chức năng các cơ quan trong cơ thể.
− ASA III: Bệnh nhân mắc một bệnh nặng ảnh hưởng
nhiều đến chức năng các cơ quan trong cơ thể.
− ASA IV: Bệnh nhân mắc một bệnh nặng thường xuyên
đe doạ tính mạng của bệnh nhân và gây suy sụp chức
năng các cơ quan trong cơ thể.


3. Đánh giá theo ASA:
− ASA V: Bệnh nhân đang hấp hối, có thể tử
vong trong 24 g dù mổ hay khơng mổ.
− ASA VI: Bệnh nhân đã chết não.
* Bệnh nhân mổ cấp cứu ( Emergency ):

–ASA IE: Viêm ruột thừa
–ASA IIE: Thủng dạ dày …


4. Chăm sóc bệnh nhân tổng quát trước
mổ
* Đối với bệnh nhân mổ cấp cứu: Ổn định bệnh
nhân đến mức tối thiểu có thể như bồi hoàn
nước điện giải, thăng bằng kiềm toan, điều
chỉnh đường huyết, thể keton trong nước tiểu.
* Đối với bệnh nhân mổ chương trình thì có thời
gian để chuẩn bị một cách tốt nhất cho cuộc
mổ.


4. Chăm sóc bệnh nhân tổng quát trước
mổ
4.1 Chuẩn bị tinh thần: Thiết lập mối quan hệ giữa thầy
thuốc và bệnh nhân.
– Giải thích rõ cho bệnh nhân về cuộc mổ.
− Phương pháp vô cảm.
− Các ống dẫn lưu.
− Kinh nghiệm của lần mổ trước.
− Các thủ thuật làm thay đổi hình dạng cần giải thích
rõ và phải có sự đồng ý của bệnh nhân.
− Trấn an tinh thần.


4. Chăm sóc bệnh nhân tổng quát trước
mổ

4.2 Chuẩn bị về sinh lý:
4.2.1 Máu:
Đánh giá thể tích tuần hoàn:
• Sốc tuần hoàn nặng với tụt huyết áp, giảm tưới máu
ngoại vi, thiểu niệu, rối loạn tri giác thường dễ nhận
biết.
• Tuy nhiên nhận biết những dấu hiệu sớm của mất máu
như: nhịp tim nhanh, và co mạch tạng đòi hỏi phải xác
định tỉ mỉ hơn.


+ Nói chung dấu hiệu lâm sàng thường chỉ rõ
ràng khi mất trên 1000 mL (trên 20%).
+ Khi mất trên 30% thì có biểu hiện hội chứng
sốc cổ điển với nhịp tim nhanh, tụt huyết áp,
thiểu niệu, chi lạnh và ẩm.
+ Khi mất trên 40%, không còn cơ chế bù trừ
cho dòng máu đến não và đm vành, bn bồn
chồn, kích thích, thậm chí hôn mê.


− Chỉ định truyền máu khi khối lượng máu mất trên 500 ml,
Hct < 25-30 %.
─ Sự thiếu máu được điều trị tốt nhất là truyền máu nhưng
những dung dịch thay thế cũng có thể sử dụng.
─ Bồi hoàn bằng một lượng máu toàn phần thích đáng.
Cũng có thể phối hợp khối hồng cầu và huyết tương tươi
đông lạnh.
─ Thời gian có thể tiến hành phẫu thuật là khi sự thiếu hụt
đã được bù hoàn đủ, nhưng nếu phẫu thuật là cấp bách thì

có thể xem xét vừa bù vừa mổ.


4. Chăm sóc bệnh nhân tổng quát trước
mổ
* Thiếu máu mạn tính: cơ thể có sự thích nghi.
− Cần truyền máu để mổ khi Hb < 8 g/dl.
− Nếu chắc chắn cuộc mổ không mất máu hay thiếu
oxy thì có thể tiến hành phẫu thuật khi Hb thấp, trừ
người già hay người có bệnh lý tim mạch.
− Thiếu máu mạn tính phải bù trừ từ từ, 1 đơn vị máu
trong 1 ngày.
− Tốt nhất là truyền hồng cầu lắng.


×