Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Phác đồ điều trị chấn thương thận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (51.78 KB, 2 trang )

PHÁC ĐỒ XỬ TRÍ CHẤN THƯƠNG THẬN.
*****

I.

II.

CHẨN ĐOÁN:
1. LÂM SÀNG:
- Bệnh nhân có bò chấn thương vùng thắt lưng hay hạ sườn.
- Đái máu đại thể hoặc vi thể. Trường hợp nặng có máu cục
trong bàng quang.
- Choáng do mất máu (trường hợp chấn thường thận nặng hoặc
vỡ gan, vỡ lách kèm theo)
- Đau hông lưng. Khám có khối máu tụ vùng thận, có thể có
phản ứng thành bụng bên thận bò chấn thương.
2. CẬN LÂM SÀNG:
- Xét nghiệm công thức máu: lượng hồng cầu, dung tích hồng
cầu giảm dần.
- Nước tiểu: có hồng cầu.
- Siêu âm: tụ máu quanh thận, có thể thấy thận bi vỡ.
XỬ TRÍ:
1. ĐIỀU TRỊ NỘI KHOA:
- Bệnh nhân nằm nghỉ tuyệt đối tại tại giường.
- Hồi sức chống choáng nếu có.
- Kháng sinh phòng ngừa nhiễm trùng ổ máu tụ.
- Thuốc giảm đau, thuốc cầm máu: Adrenoxyl, Transamine…
- Theo dõi kỹ: mạch, huyết áp, tình trạng tiểu máu, diễn tiến
khối máu tụ (qua thăm khám, siêu âm).
- Chụp UIV ngày thứ 3 đến ngày thứ 7: khi mạch, huyết áp ổn
đònh.


- Chụp CT scan: ngày thứ 5 dến ngày thứ 7.
- Nếu mạch, huyết áp ổn đònh, khối máu tụ không lớn thêm,
bệnh nhân bớt đau, tiểu vàng trong.
Theo dõi và điều trò nội khoa tiếp, cho xuất viện 2 tuần sau.
3-6 tháng sau, chụp UIV kiểm tra.
2.

ĐIỀU TRỊ NGOẠI KHOA:

-

a. Chỉ đònh mổ cấp cứu khẩn:
Choáng nặng: truyền bơm nhanh 2 đơn vò máu, huyết áp
không lên hoặc lên rồi lại xuống sau khi hết bơm máu.
Có máu cục trong bàng quang, khối máu tụ lớn rất nhanh.


Chấn thương thận có kèm theo tổn thương các tạng khác trong
ổ bụng  mổ cấp cứu khẩn xử trí các thương tổn trong ổ bụng.
Theo dõi khối máu tụ vùng thận chấn thương, mạch, huyết áp:
• Nếu khối máu tụ nhỏ, mạch, huyết áp ổn đònh sau
khi đã xử trí các thương tổn trong ổ bụng. Tiếp tục
theo dõi điều trò điều trò nội chấn thương thận.
Không mở phúc mạc sau vào thận.

Nếu khối máu tụ lớn nhanh, mạch, huyết áp tụt
mặc dù đã xử trí các thương tổn trong ổ bụng và
truyền đủ dòch và máu: Nên mở phúc mạc sau
vào hốc thận để xử trí chấn thương thận.
b. Chỉ đònh mổ cấp cứu trì hoãn:

- Tiểu máu kéo dài.
- Siêu âm: khối máu tụ lớn thêm hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng
ổ máu tụ.
- CT scan: thấy thương tổn lớn ở thận,hoặc khối máu tụ quá lớn
không thể tự tan được.
 Nên mổ vào cuối tuần lễ thứ nhất tới tuần lễ thứ hai. Không
nên mổ quá trễ sau tuần lễ thứ hai (vì dính, khó bảo tồn thận).
c. Xử trí khi mổ:
- Thận vỡ nhiều mảnh, tổn thương mạch máu phức tạp: cắt thận,
khi thận bên đối diện còn tốt.
- Tổn thương khu trú ở một cực: cắt thận bán phần.
- Vết rách thận gọn: khâu thận.
- Rách bể thận hoặc đứt niệu quản: khâu nối niệu quản.
- Khối máu tụ nhiễm trùng hoặc nang giả niệu: dẫn lưu.
- Tổn thương mạch máu: khâu mạch máu.
-

** **



×