Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Chữ người tử tù CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.6 KB, 7 trang )

CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ
-NGUYỄN TUÂNA. Mục tiêu bài học
Giúp học sinh:
1. Về kiến thức
- Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng Huấn Cao, đồng thời hiểu
được quan niệm thẩm mỹ của Nguyễn Tuân qua các nhân vật.
- Nắm được nghệ thuật của tác phẩm: tình huống truyện đôc đáo,
tạo không khí cổ xưa, thủ pháp đối lập, ngôn ngữ góc cạnh, giàu tính
tạo hình.
2. Về kĩ năng
- Rèn kỹ năng phân tích truyện ngắn, đặc biệt là phân tích đặc điểm
nhân vật trong tác phẩm tự sự.
3. Về thái độ, tình cảm
- Hình thành cho học sinh thái độ trân trọng nét văn hóa của dân
tộc, hướng đến vẻ đẹp tâm hồn.
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Phương tiện
- Giáo viên: Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án cá nhân, tài liệu
tham khảo, chuẩn bị kiến thức và kĩ năng.
- Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi bài, vở soạn.
2. Phương pháp
- Giáo viên kết hợp các phương pháp đọc - hiểu, đọc diễn cảm, phân
tích, bình giảng, kết hợp so sánh, tái hiện, nêu vấn đề…


C. Tiến trình dạy học
- Ổn định tổ chức
- Kiểm tra bài cũ
- Bài mới
Giới thiệu vào bài.
Có thể nói trong nền văn xuôi hiện đại Việt Nam thì Nguyễn Tuân là


một nghệ sĩ có lí tưởng thẩm mĩ và phong cách nghệ thuật độc đáo.
Trước cách mạng tháng Tám 1945, người nghệ sĩ có tâm hồn phóng
khoán, yêu thích tự do và đầy cá tính này đã chán ghét xã hội nô lệ
tù túng. Phản ứng trước xã hội ấy thì Nguyễn Tuân quay về ngợi ca
những vẻ đẹp của một thời vang bóng. Trên hướng sáng tác đó, thì
Nguyễn Tuân đã viết nên nhiều thiên truyện đặc sắc trong đó có Chữ
người tử tù và đây là một tác phẩm được nhiều thế hệ bạn đọc yêu
mến. Với phong cách tài hoa, uyên bác luôn cao tuyệt đối cái thật,
cái đẹp trong cuộc sống. Tác phẩm của ông luôn hấp dẫn bạn đọc
bởi cách kể chuyện, cách xây dựng hình tượng nghệ thuật, cách sử
dụng ngôn ngữ độc đáo.Vậy để hiểu rõ hơn tác giả Nguyễn Tuân
cũng như về phong cách sáng tác của ông thì hôm nay cô và cả lớp
sẽ cùng nhau đi tìm hiểu truyện ngắn Chữ người tử tù.
Dạy bài mới
Hoạt đông của GV và HS
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
HS: Đọc tiểu dẫn SGK/107
Gv: Trình bày nhứng nét chính
về cuộc đời và sự nghiệp sáng
tác của Nguyễn Tuân.
Hs: trả lời

Yêu cầu cần đạt
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
-Nguyễn Tuân (1910-1987), quê
ở Hà Nội
-Ông là một nghệ sĩ tài hoa,
uyên bác, suốt đời đi tìm cái
đẹp.

Tác phẩm tiêu biểu: Một chuyến
đi (1938), Vang bóng một thời


(1940), Chiếc lư đồng mắt cua
(1941), Sông Đà (1960)….
2. Tác phẩm
a. Tập truyện Vang bóng một
thời
- Xuất bản năm 1940, gồm 11
truyện ngắn
- Chủ đề: Viết về những cái tài,
những thú vui tao nhã phong lưu
đậm chất văn hóa.
-> Tập truyện là mốc đánh dấu
cho sự nghiệp văn học và in
đậm dấu ấn phong cách, tài
Gv: Em hãy cho biết xuất xứ của năng của Nguyễn Tuân.
truyện ngắn Chữ người tử tù.
b. Truyện ngắn Chữ người tử
Hs: trả lời

- Truyện ngắn Chữ người tử tù
lúc đầu có tên là Dòng chữ cuối
cùng, in 1939 trên tạp chí Tao
Gv: Em hãy tóm tắt truyện ngắn đàn, sau đó được tuyển in trong
Chữ người tử tù
tập Vang bóng một thời và đổi
Hs: tóm tắt
tên thành Chữ người tử tù.

Hoạt động 2: Đọc hiểu văn
bản
Tóm tắt tác phẩm.
Gv: Em hiểu như thế nào là tình
huống truyện. Tình huống
truyện trong truyện ngắn Chữ II. Đọc hiểu văn bản
1. Tình huống chuyện
người tử tù là gì?
Cuộc gặp gỡ khác thường của
Hs: trả lời
Gv: Em có nhận xét gì về tình hai con người khác thường.
- Viên quản ngục: đại diện cho
huống truyện trên.
quyền lực nhưng lại khao khát
Hs: trả lời
Gv: Cách xây dựng tình huống và say mê cái đẹp.
- Huấn Cao: tử tù có tài viết chữ
truyện như vậy có ý nghĩa gì?
đẹp, là kẻ cầm đầu cuộc nổi
Hs: trả lời
loạn chống lại triều đình phong
kiến.
Trên bình diện xã hội: họ là
những kẻ đối địch
Trên bình diện nghệ thuật họ là
tri kỉ, yêu quý cái đẹp.
-> Nguyễn Tuân đã xây dựng
một tình huống thật độc đáo,
hấp dẫn. Mối quan hệ đặc biệt
éo le của hai con người tri âm tri

kỉ.
Gv: Dựa vào phần tiểu dẫn, các
em hãy trình bày những nét tiêu
biểu về tập truyện Vang bóng
một thời.
Hs: trả lời


Gv: Vẻ đẹp của Huấn Cao được
thể hiện qua những phương diện
nào? (Nhân vật Huấn Cao được
xây dựng với những vẻ đẹp
nào?)
Hs: trả lời
GV: Khác với nhiều nhân vật
khác trong tập Vang bóng một
thời thường chỉ đại diện cho 1
khía cạnh của một vẻ đẹp. Còn
với Huấn Cao trong Chữ người tử
tù tác giả tập trung thể hiện 3
vẻ đẹp ở nhân vật này: vẻ đẹp
tài năng, vẻ đẹp khí phách, vẻ
đẹp thiên lương.
Gv: Tìm những chi tiết miêu tả
vẻ đẹp tài năng của nhân vật
Huấn Cao.
Hs: trả lời
Gv: Thông qua tài năng viết chữ
nhanh và đẹp, tác giả còn thể
hiện Huấn Cao là một con người

như thế nào?
Hs: trả lời
Gv: Vẻ đẹp khác thường và lí
tưởng của Huấn Cao được thể
hiện qua những chi tiết nào?
Hs: Trả lời
Gv: Có ý kiến cho rằng: Huấn
Cao không chỉ là một nho sĩ có
tài, mà còn có khí phách hiên
ngang, bất khuất của một trang
anh hùng. Ý kiến của em thế
nào?
Gv: Hãy chứng minh bằng
những dẫn chứng cụ thể ở trong
truyện.
Hs: trả lời
Gv: Thái độ của Huấn Cao đối
với viên quản ngục như thế nào?
Hs: trả lời
Gv: Em có nhận xét gì về nhân
vật Huấn Cao thông qua những
hành động, cử chỉ trên.

=> Ý nghĩa: làm nổi bật hình
tượng nhân vật Huấn Cao và
quản ngục, đồng thời góp phần
làm nổi bật chủ đề tác phẩm.
2. Nhân vật Huấn Cao
a. Vẻ đẹp tài năng
“Tài viết chữ rất nhanh và đẹp.”

“Chữ ông Huấn cao lắm, vuông
lắm”
“có được chữ Huấn Cao mà treo
như có vật báu trên đời”
 Vẻ đẹp khác thường và lí

tưởng

b. Vẻ đẹp khí phách
- Dám chống lại triều đình
- Hành động dỗ gông và thái độ
không chấp với tên lính áp giải.
-> Tư thế oai phong, đĩnh đạt
- Thái độ với viên quản ngục:
+ Đuổi thẳng quản ngục: “Ta chỉ
muốn có một điều. Là nhà ngươi
đừng đặt chân vào đây”
+ Thản nhiên nhận rượu
thịt:“Ông Huấn Cao vẫn thản
nhiên nhận rượu thịt”


Hs: trả lời
Gv: Là một người viết chữ đẹp
nhưng Huấn Cao chỉ cho chữ
những ai? Vì sao ông chỉ cho chữ
họ.
Hs: trả lời
Gv: Vì sao Huấn Cao lại cho chữ
viên quản ngục. Điều đó nói lên

được phẩm chất gì của Huấn
Cao.
Hs: trả lời
Gv: em có nhận xét gì về câu
nói: “Thiếu một chút nữa ta đã
phụ một tấm lòng trong thiên
hạ”
Hs: trả lời

Gv: Thông qua nhân vật Huấn
Cao, em có nhận xét gì về quan
niệm thẩm mĩ của nhà văn.
Hs: trả lời

 Ung dung làm chủ ngục tù.

c. Vẻ đẹp thiên lương
- Nhân cách trong sáng, chính
trực, trọng nghĩa khinh lợi.
+ Coi khinh tiền bạc và quyền
thế
+ Do cảm tấm lòng biệt nhỡn
liên tài của viên quản ngục,
Huấn Cao mới cho chữ.
 Huấn Cao chỉ cho chữ
những người biết trân
trọng cái tài và yêu cái
đẹp.
- Tỏ ra ân hận: Thiếu một chút
nữa ta đã phụ một tấm lòng

trong thiên hạ
=> Huấn Cao mang vẻ đẹp của
một trang anh hùng hiên ngang
lẫm liệt, vừa có tài vừa có tâm.
Quan niệm thẩm mĩ:
+ Cái đẹp và cái tài không tác
rời nhau
+ Một nhân cách cao đẹp bao
giờ cũng thống nhất giữa cái
tâm và cái tài.
Thể hiện tình yêu nước thầm
kín: Thái độ trân trọng, yêu mến
những giá trị truyền thống của
dân tộc.

Gv: Ngoài cái thiên lương trong
sáng của Huấn Cao, Nguyễn
Tuân còn làm bừng sáng thiên
lương của ai nữa?
3. Nhân vật viên quản ngục
Hs: trả lời
Gv: Qua truyện ngắn em thấy quản ngục - Quản ngục là người say mê, quý trọng
là người như thế nào?
cái đẹp
Hs; trả lời
+ Đánh giá đúng tài năng của Huấn
Cao, quản ngục là người đã phát hiện ra
cái đẹp.
+ Sở nguyện cao quý nhất của quản
ngục là có chữ của Huấn Cao

+ Quản ngục khổ tâm vì sợ không xin
được chữ Huấn Cao.
+ Biệt đãi Huấn Cao, bị sĩ nhục vẫn
điềm đạm “xin tuân lệnh”.
-> Điều đó chứng tỏ quản ngục có tâm
hồn nghệ sĩ, say mê, quý trọng cái đẹp.


- Quản ngục cũng là người không sợ
cường quyền, chăm lo, biệt đãi tù án
chém.
Gv: Vì sao nói đoạn tả cảnh Huấn Cao - Quản ngục suy nghĩ về nghề của mình
cho chữ viên quản ngục là một cảnh và cho rằng “chọn nhầm nghề”.
tượng xưa nay chưa từng có?
Hs: trả lời
4. Cảnh cho chữ
GV có thể gợi ý cho HS trả lời câu hỏi - Thời gian cho chữ: đêm khuya
này bằng một số câu hỏi gợi mở sau:
-Không gian cho chữ: nhà tù tăm tối và
- Cảnh cho chữ diễn ra ở lúc nào? ở đâu? hôi hám, không gian chật hẹp
- Ý nghĩa của thời gian và không gian -> Cái đẹp xuất phát từ cái dơ bẩn, thiên
trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm lương được tỏa sáng từ nơi bóng tối và
như thế nào?
cái ác ngự trị.
-> Cái đẹp ra đời mọi lúc, mọi nơi không
- Con người được miêu tả như thế nào có gì ngăn cản được.
trong khung cảnh ấy.
- Thái độ khúm núm và sự chuyển biến
hai lời nói (“xin lĩnh ý” → “xin bái - Sự thay đổi vị thế của ba nhân vật
lĩnh”) nói lên điều gì ở viên quản ngục? Huấn Cao, viên quản ngục và thơ lại làm

Có phải đây là thái độ của một người có cho câu truyện thêm đặc sắc.
nhân cách thấp hèn hay không? Tại sao?
Gv: Theo em điều gì đã gây nên cuộc - Thái độ của viên quản ngục chứng tỏ
đảo lộn vị thế này?
tác dụng cảm hóa của lời khuyên cũng
Hs: trả lời
như cái đẹp.
→ Trật tự xã hội bị đảo lộn, tù nhân trở
thành người ban phát cái đẹp.

Gv: Em hãy cho biết nội dung
chính của tác phẩm Chữ người
tử tù
Hs: trả lời

Gv: Đặc sắc nghệ thuật của
truyện ngắn Chữ người tử tù là
gì?
Hs: trả lời

=> Tác giả thể hiện niềm tin và sự khẳng
định của nhân vật lịch sử về sự chiến
thắng của ánh sáng với bóng tối, giữa cái
đẹp với cái xấu, giữa cái thiện với cái ác.
Sự tôn vinh cái đẹp, cái thiện và nhân
cách con người bằng một bức tranh nghệ
thuật đầy ấn tượng.
III. Tổng kết
1. Nội dung
- Trong truyện ngắn Chữ người tử tù,

Nguyễn Tuân đã khắc họa thành công
hình tượng Huấn Cao, một con người tài
hoa, có cái tâm trong sáng và khí phách
hiên ngang, bất khuất. Qua đó, nhà văn
thể hiện quan niệm về cái đẹp, khẳng
định sự bất tử của cái đẹp và bộc lộ thầm
kín tấm lòng yêu nước.
2. Nghệ thuật
Tác phẩm thể hiện tài năng nghệ thuật


của Nguyễn Tuân trong việc tạo dựng
tình huống truyện độc đáo trong nghệ
thuật dựng cảnh, khắc họa tính cách
nhân vật, tạo không khí cổ kính, trang
trọng, trong việc sử dụng biện pháp đối
lập và ngôn ngữ giàu tính tạo hình.

D. Củng cố:
Hình tượng nhân vật Huấn Cao được mô phỏng từ nhân vật nào trong lịch sử?
Qua đó ta thấy được tình cảm gì của tác giả?
2 Tại sao lại gọi cảnh cho chữ là “cảnh xưa nay chưa từng có”.
E. Dặn dò:
1

1
2

Học bài: phân tích hai nhân vật chính, cảnh cho chữ, chủ đề, nghệ thuật?
Soạn bài: Hạnh phúc của một tang gia.




×