Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Trình bày khái niệm, đặc điểm, cách xây dựng và ứng dụng của sơ đồ tư duy. Hãy lập một sơ đồ tư duy cho một vấn đề trong học tập của anhchị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (302.39 KB, 13 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC…………………………………………………………………………….
MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………….1
NỘI DUNG…………………………………………………………………….........2

I. Khái quát về sơ đồ tư duy…………………………………………………...…2
1. Khái niệm……………………………………………………………………........2
2. Đặc điểm…………………………………………………………………….........2
II. Cách xây dựng và một số ứng dụng của sơ đồ tư duy…………………................3
1. Cách xây dựng sơ đồ tư duy………………………………………………………3
1.1 Xác định mục đích và các ý tưởng để vẽ sơ đồ tư duy………………………….3
1.2 Tiến hành vẽ sơ đồ tư duy……………………………………………………….3
2. Một số ứng dụng của sơ đồ tư duy………………………………………………..5
2.1 Ghi chép và ghi chú……………………………………………………………..5
2.2 Kích thích sự sáng tạo …………………………………………………………..5
2.4 Làm việc nhóm ……………………………………………………………….....6
2.3
Ôn
………………………………………………………………....................6

thi

2.5 Lên kế hoạch viết tiểu luận ……………………………………………………..6
2.6 Thuyết trình ………………………………………………………………..........7
III. Ứng dụng của sơ đồ tư duy trong môn học luật hình sự………………………...7
KẾT LUẬN……………………………………………………………………..…...9
PHỤ LỤC I : MỘT SỐ TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN SƠ ĐỒ TƯ DUY…........
PHỤ LỤC II: DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………...


MỞ ĐẦU


Con người luôn nhận thức thế giới khách quan và không ngừng hoàn thiện nó.
Để làm được điều này thì trí nhớ là yếu tố rất cần thiết có vai trò hết sức quan
trọng. Nhờ có trí nhớ mà ta có thể học tập, tích lũy được nhiều kinh nghiệm và
đem kinh nghiệm đó vận dụng vào công việc hằng ngày; không chỉ vậy nó còn
giúp nhân cách con người phát triển, ổn định. Muốn có được trí nhớ tốt chúng ta
cần phải có một phương pháp ghi nhớ khoa học. Mà một trong các phương pháp
hiệu quả nhất đang được toàn thế giới biết đến và sử dụng đó là sơ đồ tư duy.
Vậy sơ đồ tư duy là gì? Có đặc điểm như thế nào? Cách xây dựng và ứng dụng
của nó trong công việc và học tập hằng ngày? Để trả lời cho những câu hỏi trên
em xin lựa chọn đề tài: “ Trình bày khái niệm, đặc điểm, cách xây dựng và
ứng dụng của sơ đồ tư duy. Anh/chị hãy lập một sơ đồ tư duy cho một vấn đề
trong học tập của anh/chị.”
Do còn nhiều hạn chế về kiến thức và phương pháp, tiểu luận khó tránh khỏi
sai sót. Em rất mong nhận được sự nhận xét, góp ý của các thầy (cô) để đúc rút
kinh nghiệm phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu các môn học.
Em xin chân thành cảm ơn!


NỘI DUNG
I. Khái quát về sơ đồ tư duy
1. Khái niệm
Sơ đồ tư duy (Mindmap) là phương pháp được đưa ra như là một phương tiện
mạnh để tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não. Đây là cách để ghi
nhớ chi tiết, để tổng hợp, hay để phân tích một vấn đề ra thành một dạng của
lược đồ phân nhánh.
Đây là một kĩ thuật để nâng cao cách ghi chép. Bằng cách dùng giản đồ ý,
tổng thể của vấn đề được chỉ ra dưới dạng một hình trong đó các đối tượng thì
liên hệ với nhau bằng các đường nối. Với cách thức đó, các dữ liệu được ghi nhớ
và nhìn nhận dễ dàng và nhanh chóng hơn.


2. Đặc điểm
So với các cách thức ghi chép truyền thống, thì phương pháp bản đồ tư duy
gồm những đặc trưng sau:
- Đối tượng cần quan tâm được tóm lược trong một hình ảnh trọng tâm hoặc
được thể hiện bằng một từ khóa ngắn gọn
- Từ hình ảnh trọng tâm đối tượng phát sinh được lan tỏa ra các nhánh liên kết.
- Các nhánh được cấu thành từ một hình ảnh chủ đạo hay từ khóa trên một dòng
liên kết, những vấn đề phụ cũng được biểu thị bởi các nhánh gắn kết với nhánh
có thứ bậc cao hơn. Ý càng quan trọng thì sẽ nằm vị trí càng gần với ý chính.
- Các nhánh tạo thành một cấu trúc nút liên kết nhau .


II. Cách xây dựng và một số ứng dụng của sơ đồ tư duy
1. Cách xây dựng sơ đồ tư duy
Biết rằng sơ đồ tư duy là phương pháp dùng một từ khóa chính để phát triển ra
nhiều nhánh nhỏ tương ứng với các ý nhỏ, các ý liên kết với nhau theo trình tự
nhất định. Nhưng đã có rất nhiều trường hợp sử dụng không hiệu quả sơ đồ tư
duy do không nắm bắt được trình tự xây dựng. Sơ đồ tư duy về cơ bản xây dựng
bởi các bước như sau:
1.1 Xác định mục đích và các ý tưởng để vẽ sơ đồ tư duy
Không phải tự nhiên mà ta lại đi làm việc gì đó. Tất cả mọi việc ta làm đều
phải có ít nhất là một mục đích. Việc vẽ sơ đồ tư duy cũng vậy, muốn vẽ được
trước tiên chúng ta phải xác định mục đích vẽ là gì? Tiếp đến chúng ta tìm ra
một từ ngắn gọn, cụ thể nhất làm từ khóa để mô tả vấn đề. Sau đó ta liên tưởng
ra nhiều hạng mục liên quan đến từ khóa ban đầu. Có thể nói rằng đây là phần
mấu chốt trong xây dựng sơ đồ tư duy.
1.2 Tiến hành vẽ sơ đồ tư duy
Ngay sau khi đã tìm được mục đích và khai triển xong các ý trong tưởng
tượng ta mới đi đến 7 bước thực hiện bản vẽ sơ đồ tư duy như sau:
- Bước 1: Bắt đầu từ trung tâm của một tờ giấy trắng và kéo sang các bên.

Bởi vì bắt đầu từ trung tâm cho bộ não, sự tự do để trải rộng một cách chủ động
và để thể hiện phóng khoáng hơn, tự nhiên hơn.
- Bước 2: Dùng một hình ảnh cho ý tưởng trung tâm.


Do khi nhìn thấy một hình ảnh ta rất dễ liên tưởng đến vấn đề đồng thời hình ảnh
có thể biểu đạt rõ nét hơn từ ngữ. Một hình ảnh trung tâm thú vị hơn, giúp ta tập
trung vào những điểm quan trọng và làm bộ não của ta ghi nhớ sâu hơn.
- Bước 3: Sử dụng màu sắc khi vẽ
Màu sắc gây chú ý cho mắt ta hơn là đơn sắc. Nó khiến cho sơ đồ tư duy trở nên
sống động, mang lại cho người xem một điều thú vị, loại bỏ sự nhàm chán. Từ
đó, người xem mới có tinh thần để tiếp tục công việc.
- Bước 4: Liên kết các nhánh với hình ảnh trung tâm
Nếu ta nối các nhánh lại với nhau, sẽ hiểu và nhớ nhiều thứ dễ dàng hơn rất
nhiều. Sự kết nối các nhánh chính cũng tạo nên hay thiết lập cấu trúc nền tảng
cho những suy nghĩ của ta. Điều này rất giống với phương thức mà cây trong
thiên nhiên nối các nhánh tỏa ra từ thân của nó. Nếu như còn có chỗ thiếu sót
giữa thân và các nhánh chính của nó, hoặc giữa các nhánh chính và các nhánh bé
hơn, với nhánh nhỏ thì tự nhiên sẽ không phát triển đúng như nó đang có nữa.
Nếu không có sự kết nối này thì kiến thức sẽ bị rời rạc.
- Bước 5: Vẽ nhiều nhánh cong hơn
Các đường cong có tổ chức sẽ lôi cuốn và thu hút được sự chú ý của mắt hơn rất
nhiều so với những đường thẳng vô vị.
- Bước 6: Sử dụng từ khóa trong mỗi ý nhỏ.
Khi ta sử dụng những từ khóa riêng lẻ, mỗi từ khóa đều không bị ràng buộc, do
vậy nó có khả năng khơi dậy các ý tưởng mới, các suy nghĩ mới. Các cụm từ
hoặc các câu đều mang lại tác động tiêu cực. Một sơ đồ tư duy với nhiều từ khóa
bên trong giống như một bàn tay với nhiều ngón tay cũng làm việc. Ngược lại,



mỗi sản đồ tư duy có nhiều cụm từ hay nhiều câu lại giống như một bàn tay mà
tất cả các ngón tay bị giữ trong những thanh nẹp cứng nhắc.
- Bước 7: Dùng hình ảnh mô tả trong các ý nhỏ.
Hình ảnh trong các ý nhỏ giống như việc chú thích ngắn gọn cho các ý đó. Trong
ghi nhớ càng ngắn gọn thì càng dễ hình dung. Giống như hình ảnh trung tâm,
mỗi hình ảnh trong các ý cũng giúp ta dễ liên tưởng và ghi nhớ.
2. Một số ứng dụng của sơ đồ tư duy
2.1 Ghi chép và ghi chú
Trước hết, chúng ta phải khẳng định sơ đồ tư duy là một công cụ ghi chép vô
cùng thông minh. Chỉ bằng một từ khóa, sau đó liên kết các ý nhỏ vào với nhau
mọi thông tin liên quan đến nhau cùng xuất hiện trên một trang giấy, giúp cho
người ghi nắm bắt được tất cả nội dung, dễ ghi nhớ, nắm bắt nhanh chóng chứ
không bất tiện như việc ghi chép qua nhiều trang. Ngoài ra, khi sử dụng sơ đồ tư
duy ta có thể triển khai ý đa màu sắc, đa hình ảnh làm cho lượng thông tin của
chúng ta trở nên thú vị hơn khi tiếp thu. Hiện nay, còn có rất nhiều phần mềm sơ
đồ tư duy ( Edraw Mind Map, Open Mind, IMindMap,…) tiết kiệm chi phí hơn
phương thức thủ công không cần tốn giấy, tốn mực ta vẫn có thể tạo ra sơ đồ
đảm bảo mọi tính năng và nhanh chóng.
2.2 Kích thích sự sáng tạo
Chắc hẳn bất kì ai khi làm một công việc gì đó đều bị “ mắc kẹt “ về vấn đề ý
tưởng. Ví dụ: khi lên kế hoạch viết luận văn, sáng tác một kịch bản, dựng một vở
kịch, hay lên kế hoạch kinh doanh, …. Chúng ta đặt ra câu hỏi: Làm sao để giải
quyết vấn đề trên? Sử dụng sơ đồ tư duy chính là câu trả lời. Vì sơ đồ tư duy
hoạt động cũng giống như bộ não con người, tác động để não tiếp nhận và xử lí


thông tin, thực hiện quy trình tư duy của chúng ta thật rõ ràng trên cùng trang
giấy. Bất kể khi nào có ý tưởng, hãy lấy giấy bút ra và lưu chúng lại tránh việc
những ý tưởng đó bị chúng ta lãng quên. Bạn sẽ thấy khả năng sáng tạo của bạn
được thức tỉnh và tuôn trào.

2.3 Ôn thi
Khi đi học, với lượng kiến thức khổng lồ hàng nghìn trang, sinh viên không
thể mang tất cả ra học thuộc lòng điều đó sẽ gây ra sự mệt mỏi, chán nản. Vậy
thì hãy thay đổi cách học bằng phương pháp sơ đồ tư duy như sau: Mỗi ngày sau
khi đi học về, hãy sử dụng giấy A4 và những cây bút màu. Suy nghĩ lại về những
thứ bạn học trên lớp rồi vẽ chúng theo mạng lưới liên kết, nếu thiếu hãy bổ sung
thêm. Điều đó chắc chắn sẽ giúp cho bạn ghi nhớ tốt hơn là suốt ngày ngồi học
như một con vẹt.
2.4 Làm việc nhóm
Muốn cho công việc đạt kết quả cao thì làm việc nhóm là một kĩ năng không
thể thiếu. Sơ đồ tư duy là một công cụ đặc biệt để các thành viên trong nhóm có
thể tổng hợp kiến thức, ý tưởng của họ nhằm tạo ra một sản phẩm tốt hơn, tốn ít
thời gian hơn. Đồng thời giúp nhóm trưởng dễ dàng hơn trong việc phân chia
công việc cho từng thành viên trong nhóm.
2.5 Lên kế hoạch viết tiểu luận
Việc đầu tiên khi chúng ta viết tiểu luận đó là phát triển dàn ý khi làm bài. Đây
là giai đoạn quan trọng vì nếu ta lơ đãng rất có thể sẽ mắc phải lỗi lan man hoặc
thiếu ý làm cho tiểu luận không đạt kết quả cao. Giải pháp đưa ra là sử dụng sơ
đồ tư duy lên kế hoạch cho tiểu luận. Vì có cấu trúc lan tỏa nên sơ đồ cho phép ý
tưởng tuôn trào. Ta chỉ việc khai triển và sắp xếp lại theo ý chính, cấu trúc rất


logic của sơ đồ tư duy cho ta thấy rõ các phần giúp chúng ta tập trung vào vấn đề
ban đầu mà không bị đi lạc.
2.6 Thuyết trình
Khi thuyết trình chúng ta thường gặp phải những khó khăn như: người thuyết
trình thường hạn chế về thời gian, quên những nội dung trong bài, diễn đạt dài
dòng làm người nghe khó nắm bắt. Nhưng nếu sử dụng sơ đồ tư duy ta sẽ khắc
phục được những hạn chế trên; nhờ những nhánh tư duy ngắn gọn ta dễ dàng có
thể nhớ và thuyết trình đủ thời gian, qua lời thuyết trình cùng hình ảnh sơ đồ ta

dễ dàng thu hút người nghe vì hình ảnh và màu sắc sinh động, người nghe dễ
nắm bắt hơn so với thuyết trình truyền thống.
III. Ứng dụng của sơ đồ tư duy vào trong môn học luật hình sự.
Như đã nói ở trên, sơ đồ tư duy có thể ứng dụng vào rất nhiều hoạt động trong
đời sống của chúng ta; cũng có rất nhiều cách để thiết kế ra một sơ đồ tư duy.
Nhưng lần này, em xin chọn phương pháp vẽ sơ đồ bằng phần mềm Imindmap
trên máy tính và ứng dụng nó vào việc tổng hợp ghi chép vấn đề 1 của bộ môn
luật hình sự. Vấn đề có tên: “Khái niệm, cấu tạo và hiệu lực của đạo luật hình sự
Việt Nam”.
( Sơ đồ tư duy đính kèm trang sau ).


KẾT LUẬN
Trong phạm vi tương đối ngắn của tiểu luận, em đã chỉ ra khái niệm, đặc
điểm, cách xây dựng và ứng dụng của sơ đồ tư duy trong công việc và học tập
hằng ngày; kèm theo là phân tích nhằm làm rõ những tính năng nổi bật và vai trò
quan trọng của sơ đồ tư duy. Từ đó, sử dụng những kĩ năng mà mình tìm hiểu
được thiết kế một sơ đồ tư duy về vấn đề ôn tập trong bộ môn luật dân sự. Qua
quá trình làm tiểu luận lần này, bản thân em đã học hỏi được rất nhiều kinh
nghiệm quý báu đặc biệt là phương pháp ghi chép, ôn tập, thuyết trình bằng sơ
đồ tư duy. Chính vì vậy, em cũng đưa ra lời khuyên cho tất cả mọi người đó là
hãy sử dụng phương pháp sơ đồ tư duy này để đạt hiệu quả tốt nhất trong công
việc.


MỘT SỐ HÌNH ẢNH LIÊN QUAN ĐẾN SƠ ĐỒ TƯ DUY

Tony Buzzan (sinh năm 1942) tại Luân Đôn (Anh) là
một tác giả, nhà tâm lý và là cha đẻ của phương pháp tư
duy Mind map (Sơ đồ tư duy Giản đồ ý). Ông hiện là tác giả

của 92 đầu sách, được dịch ra trên 30 thứ tiếng, xuất bản
trên 125 quốc gia. Ở Việt Nam, hiện đã có những quyển
sách dịch từ công trình của ông được xuất bản là Sơ đồ tư
duy, Làm chủ trí nhớ của bạn và Sử dụng trí não của bạn....
Theo triết lý của Buzzan thì bản đồ tư duy được hiểu là một
cách mở ra sức mạnh tư duy, tạo ra những đột phá trong
suy nghĩ. Buzan nghiên cứu chuyên sâu về bộ não, trí nhớ
tìm ra quy luật khi xây dựng bản đồ gồm nhiều nhánh, giúp
bộ não ghi chép các sự kiện một cách hệ thống. Bộ não sinh ra là để ghi nhớ thì mình cần phải
tập luyện nó (giống như tay chân nếu không vận động lâu ngày sẽ bị teo đi vậy). Bản đồ tư duy
giúp luyện tập trí não.

Bộ sách hướng dẫn cách sử dụng sơ đồ tư duy trong một số lĩnh vực gồm 5 cuốn:
1.Sơ đồ tư duy trong kinh doanh
2.Sử dụng trí nhớ của bạn
3.Làm chủ trí nhớ của bạn
4.Sử dụng trí tuệ của bạn
6.Sắp xếp ý tưởng với sơ đồ tư duy


Ứng dụng sơ đồ tư duy vào giảng dạy giúp học sinh nắm bắt bài học một cách
hiệu quả và không gây nhàm chán.

Giao diện phần mềm ImindMap – Phần mềm vẽ sơ đồ tư duy trên máy tính


Giúp người thực hiện tiết kiệm chi phí và thời gian.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1, Trường đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Tâm lý học đại cương, Nxb.CAND,
(2006 ).

2, Tony & Barry Buzan, Sơ đồ tư duy, Nxb. Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh,
(2008)

3, Adam Khoo, Tôi tài giỏi, bạn cũng thế!, Nxb. Phụ nữ, (2010)
4, Trần Kim Hương, Bản đồ tư duy – Phương pháp dạy và học hiệu quả, Khoa
Sư phạm Toán – Tin, trường Đại học Đồng Tháp.
/>5, />6, />7cc.jpeg
7, />8, />9, />10, />%C6%B0_duy




×