Tải bản đầy đủ (.docx) (119 trang)

Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp tỉnh Yên Bái giai đoạn 2015-2025

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 119 trang )

Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu
trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp tỉnh Yên Bái giai đoạn 2015-2025


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Biến đổi khí hậu

: BĐKH

Chương trình hỗ trợ phát triển Liên Hiệp Quốc

: UNDP

Cơ chế phát triển sạch

: CDM

Đầu tư phát triển

: ĐTPT

Đồng bằng sông Hồng

: ĐBSH

Đồng bằng Bắc Bộ

: ĐBBB

Hợp tác xã


: HTX

Kinh tế - Xã hội

: KT-XH

Khoa học và công nghệ

: KH&CN

Khí nhà kính

: KNK

Ngân hàng Thế giới

: WB

Ngân sách nhà nước

: NSNN

Nước sạch, vệ sinh môi trường

: NSVSMT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

: NN&PTNT


Sự nghiệp kinh tế

: SNKT

Thành phố

: TP.

Tài nguyên và Môi trường

: TN&MT

Ủy ban nhân dân

: UBND


A. MỞ ĐẦU
I.

GIỚI THIỆU

Việt Nam là một trong những nước sớm tham gia ký kết và phê chuẩn Công ước
Khung của Liên hợp quốc và Nghị định thư Kyoto về biến đổi khí hậu.
Đối với Việt Nam, Công ước có hiệu lực từ ngày 14/2/1995, Nghị định thư Kyoto có
hiệu lực từ ngày 16/2/2005. Như vậy, từ ngày 16/2/2005, Việt Nam chính thức là một Bên
không thuộc Phụ lục I của Công ước và Nghị định thư Kyoto về biến đổi khí hậu, có đầy
đủ quyền hạn, nghĩa vụ của một Bên trong quá trình thi hành cam kết của mình về thích
ứng và giảm nhẹ với biến đổi khí hậu. Vì vậy việc biên soạn khung kế hoạch hành động
thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu rất cần thiết giúp các ngành, các cấp có định

hướng chủ động trong ứng phó biến đổi khí hậu ngày càng cực đoan.
Biến đổi khí hậu toàn cầu là điều không thể tránh khỏi, hậu quả của biến đổi khí hậu
toàn cầu sẽ khôn lường và nghiêm trọng chưa thể tính toán trước hết được. Với kịch bản
biến đổi khí hậu đã được tính toán, dự báo, nhưng thực tế xảy ra còn có thể lớn hơn rất
nhiều. Biến đổi khí hậu sẽ gây ra nhiều tác động tiêu cực đến lĩnh vực nông nghiệp, thủy
sản, lâm nghiệp, du lịch, tài nguyên nước, môi trường sinh thái, sức khỏe con người...
Theo tính toán của các nhà khoa học, nếu nhiệt độ khí quyển tăng thêm 2 0C thì mực
nước biển sẽ dâng cao hơn 1m; Việt Nam sẽ bị mất hơn 12% diện tích đất, 23% số dân
mất nơi cư trú, khoảng 22 triệu người dân sẽ bị mất nhà. Một phần lớn diện tích của
Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long và vùng duyên hải miền Trung có thể
bị ngập lụt.
Là một tỉnh miền núi, Yên Bái luôn phải hứng chịu nhiều loại hình thiên tai, đặc biệt là
lũ quét, gây thiệt hại nặng nề. Trong những năm gần đây, dưới sự tác động của BĐKH thì
các loại hình thiên tai gia tăng về mức độ và tần số; các tai biến thiên nhiên liên quan đến
trượt lở đất, lũ lụt, lũ ống, lũ quét…đang có xu hướng gia tăng. Các tai biến thiên nhiên ở
Yên Bái không những chỉ gây thiệt hại nặng nề về người và của mà còn gây một tâm lý
hoang mang, lo lắng cho nhân dân vùng bị thiệt hại nói riêng và các nước nói chung. Đã
có nhiều yêu cầu của chính quyền địa phương và cơ quan chức năng Trung ương đề nghị
các cơ sở và các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu nhằm tìm nguyên nhân và đề ra các
biện pháp phòng tránh và giảm thiểu thiệt hại do các tai biến này gây nên.

II.

CƠ SỞ PHÁP LÝ


Những căn cứ pháp lý để xây dựng kế hoạch hành động thích ứng với BĐKH tỉnh Yên
Bái bao gồm:
- Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 153/2004/QĐ-TTg ngày 17/08/2004 về ban
hành Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự

21 của Việt Nam);
- Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 02/12/2008 của Thủ Tướng Chính phủ phê
duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu;
- Quyết định số 1781/QĐ-TTg ngày 24/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ sung
kinh phí năm 2010 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi
khí hậu;
- Thông tư liên tịch số 07/2010/TTLT-BTNMT-BTC-BKHĐT ngày 15/3/2010 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường - Bộ Tài chính - Bộ Kế hoạch và Đầu tư về Hướng dẫn quản
lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia
ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2009 - 2015;
- Công văn số 3815/BTNMT-KTTV biến đổi khí hậu ngày 13/10/2009 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động ứng phó
với biến đổi khí hậu;
- Công văn số 3996/BTNMT-KTTV biến đổi khí hậu ngày 04/10/2010 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn triển khai các nhiệm vụ năm 2010 của
Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu;
- Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam do Bộ Tài nguyên và Môi
trường công bố tháng 6 năm 2009;
- Quyết định số 116/2006/QĐ-TTg ngày 26/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê
duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Yên Bái đến năm 2020.
- Nghị quyết số 10/2009/NQ-HĐND ngày 17/7/2009 của Hội đồng nhân dân tỉnh Yên
Bái về việc phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh
Yên Bái thời kỳ 2006 – 2020;

III.

ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI

1. Vị trí địa lý
Yên Bái là tỉnh miền núi nằm sâu trong nội địa, là 1 trong 13 tỉnh vùng núi phía Bắc,

nằm giữa 2 vùng Đông Bắc và Tây Bắc.
- Phía Bắc giáp tỉnh Lào Cai
- Phía Nam giáp tỉnh Phú Thọ
- Phía Đông giáp 2 tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang


- Phía Tây giáp tỉnh Sơn La.
Yên Bái có 9 đơn vị hành chính (1 thành phố, 1 thị xã và 7 huyện) với tổng số 180 xã,
phường, thị trấn (159 xã và 21 phường, thị trấn); trong đó có 70 xã vùng cao và 62 xã đặc
biệt khó khăn được đầu tư theo các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước,
có 2 huyện vùng cao Trạm Tấu, Mù Cang Chải (đồng bào Mông chiếm trên 80%) nằm
trong 61 huyện nghèo, đặc biệt khó khăn của cả nước.. Yên Bái là đầu mối và trung độ
của các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ từ Hải Phòng, Hà Nội lên cửa
khẩu Lào Cai, là một lợi thế trong việc giao lưu với các tỉnh bạn, với các thị trường lớn
trong và ngoài nước.


Hình 1. Bản đồ hành chính tỉnh Yên Bái


2. Đặc điểm địa hình, địa mạo
Yên Bái nằm ở vùng núi phía Bắc, có đặc điểm địa hình cao dần từ Đông Nam lên Tây
Bắc và được kiến tạo bởi 3 dãy núi lớn đều có hướng chạy Tây Bắc – Đông Nam: phía
Tây có dãy Hoàng Liên Sơn – Pú Luông nằm kẹp giữa sông Hồng và sông Đà, tiếp đến là
dãy núi cổ Con Voi nằm kẹp giữa sông Hồng và sông Chảy, phía Đông có dãy núi đá vôi
nằm kẹp giữa sông Chảy và sông Lô. Địa hình khá phức tạp nhưng có thể chia thành 2
vùng lớn: vùng cao và vùng thấp. Vùng cao có độ cao trung bình 600 m trở lên, chiếm
67,56% diện tích toàn tỉnh. Vùng này dân cư thưa thớt, có tiềm năng về đất đai, lâm sản,
khoáng sản, có khả năng huy động vào phát triển kinh tế - xã hội. Vùng thấp có độ cao
dưới 600 m, chủ yếu là địa hình đồi núi thấp, thung lũng bồn địa, chiếm 32,44 % diện

tích tự nhiên toàn tỉnh.
Địa khối Hoàng Liên Sơn - Phú Luông:
- Địa hình kiểu cổ: là các bán bình nguyên đã trải qua nhiều thời kỳ xâm thực bóc mòn
tạo thành các bậc thềm núi độ cao trung bình từ 1.300÷2.100 m, có bề mặt gợn sóng, độ
dốc lớn, thường có hiện tượng kasrt tạo nên các “phễu” hút nước, có mạch nước ngầm
sâu, gây mất nước, dẫn đến thiếu nước cho động thực vật
- Địa hình thứ sinh: Phía đông Hoàng Liên Sơn là một hệ thống đồi núi cao, bị chia cắt
mạnh, có độ cao từ 200÷1.500m, độ dốc lớn từ 40÷50 0. Xen kẽ các dãy núi cao, đồi thấp
là địa hình các thung lũng do sông bồi đắp và bồn địa tương đối bằng phẳng tạo các cánh
đồng, bãi rộng thuận lợi cho trồng cây lượng thực, cây công nghiệp ngắn ngày và dài
ngày.
- Địa khối Phú Luông: Nằm trong cùng một kiểu kiến trúc địa hình với Hoàng Liên
Sơn, song tương đối thuần nhất. Dạng địa hình là núi thấp, đồi cao bồn địa. Dạng địa hình
này thuận lợi cho cây lâm nghiệp, cây công nghiệp…
Địa khối núi Con Voi:
Là đường phân thuỷ giữa sông Hồng và sông Chảy, có hướng núi chủ đạo là tây bắc đông nam. Là địa hình núi cổ gồm hệ thông núi thấp, đồi cao, đỉnh khum tròn có sườn
dốc, đồi có sườn thoải có nét đặc trưng của địa hình trung du. Đồi núi chủ yếu là đồi núi
đất, dọc theo sông Hồng, sông Chảy và các suối lớn là các cánh đồng, bờ bãi khá rộng,
tương đối bằng phẳng thuận lợi cho trồng cây nông nghiệp và cây công nghiệp
Địa khối đông nam dãy Phu Sa Phìn:


Nằm trong cùng địa hình Hoàng Liên Sơn - Pú Luông, hướng núi chủ đạo là tây bắc đông nam, địa hình thấp dần về phía đông nam, núi cao và sườn dốc mạnh.
Địa khối phân cực bắc vùng đồi châu thổ Bắc Bộ:
Là vùng chuyển tiếp vùng đồi trung du (Phú Thọ) lên vùng cao Hoàng Liên Sơn, mang
đặc điểm kiểu địa hình trung du, có các dạng địa hình đồi bát úp đỉnh tròn, sườn dốc thoải
nằm trong thung lũng sông Hồng, sông Chảy. Dãy đồi làn sóng trong thung lũng sông
Hồng, sông Chảy nên có những cánh đồng tương đối rộng, bằng phẳng, đồi thoải thấp rất
thuận lợi cho phát triển cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả.


3. Đặc điểm khí hậu, thời tiết
Yên Bái là tỉnh miền núi nằm sâu trong nội địa, là 1 trong 13 tỉnh vùng núi phía Bắc,
nằm trải dọc theo hai bờ sông Hồng và nằm trên khu vực chuyển tiếp giữa miền Tây Bắc
và miền Đông Bắc, đồng thời cũng là khu vực chuyển tiếp giữa khu vực Tây Bắc với
trung du Bắc Bộ. Với vị trí quan trọng trong kết nối với tam giác động lực phát triển của
Bắc Bộ nên việc xem xét những thuận lợi và khó khăn của điều kiện khí hậu ảnh hưởng
đến kinh tế - xã hội là cần thiết.
Các vùng khí hậu
Yên Bái được chia làm hai vùng khí hậu lớn có ranh giới là đường phân thuỷ của dãy
núi cao theo hướng tây bắc - đông nam, dọc theo hữu ngạn sông Hồng. Trong hai vùng
lớn lại có các tiểu vùng với những đặc điểm khác biệt.
- Vùng phía Tây: có độ cao trung bình trên 700m, địa hình bị chia cắt mạnh, khí hậu
mang tính chất á nhiệt đới và ôn đới, ít chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc và gió tây
nam thổi tới nên khí hậu vùng này có nét đặc trưng là nắng nhiều, ít mưa so với vùng
phía đông. Xuất phát từ các yếu tố địa hình, khí hậu, đặc thù có thể chia vùng này làm ba
tiều vùng sau:
+ Tiểu vùng Mù Cang Chải: vùng này có độ cao trung bình 900m, có đặc điểm nhiều
nắng nhất tỉnh và chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa tây nam. Do độ cao địa hình lớn nên
nền nhiệt độ thấp, nhiệt độ trung bình 18-20 0C, về mùa đông nhiệt độ có thể xuống tới
00C, tổng lượng mưa 1800-2000mm/năm, độ ẩm 80% thích hợp phát triển cây trồng, vật
nuôi vùng ôn đới.
+ Tiểu vùng tây nam Văn Chấn: vùng này có độ cao trung bình 800m, có đặc điểm khí
hậu phía bắc nhiều mưa, nhưng phía nam lại ít mưa nhất tỉnh. Nhiệt độ trung bình 18-


200C, về mùa đông lạnh nhiệt độ xuống tới 1oC, lượng mưa 1800mm/năm, độ ẩm 84%.
Thích hợp trồng cây và vật nuôi vùng á nhiệt đới và ôn đới.
+ Tiểu vùng Văn Chấn - Tú Lệ: độ cao trung bình vùng 250 -300m, có thung lũng
Mường Lò diện tích 2200ha, nhiệt độ trung bình 22-23 0C, độ ẩm 83% thích hợp phát
triển cây lương thực và cây công nghiệp.

- Vùng phía đông: đặc điểm khí hậu vùng này là ảnh hưởng của gió mùa đông bắc,
mưa nhiều về cả số ngày và lượng mưa. Mưa phùn kéo dài ở khu vực Thành phố Yên Bái
và Trấn Yên. Nhiệt độ trung bình 21-220C, lượng mưa 2000mm/năm. Có thể chia làm hai
tiểu vùng sau:
+ Tiểu vùng nam Trấn Yên - Văn Yên - Thành phố Yên Bái - Ba Khe: thuộc thung
lũng sông Hồng dưới chân hệ thống núi Hoàng Liên - Pú Luông, nhiệt độ trung bình 23240C, lượng mưa 1800-2200mm/năm và là vùng có mưa phùn kéo dài trong thời kỳ đầu
năm.
+ Tiểu vùng Lục Yên - Yên Bình: thuộc thung lũng sông Chảy - hồ thác Bà, là vùng có
diện tích mặt nước tỉnh. Vùng có khí hậu ôn hoà có điều kiện thuận lợi phát triển nông
lâm nghiệp, thuỷ sản và du lịch.
Điều kiện thời tiết, khí hậu
Do vị trí địa lý khá đặc biệt, nên Yên Bái mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió
mùa, do ảnh hưởng của địa hình miền núi nên tính chất gió mùa bị biến đổi khác biệt đó
là mùa đông bớt lạnh và hơi khô, mùa hè oi bức.
Nhiệt độ trung bình năm là 22-23oC, lượng mưa trung bình từ 1.500-2.000 mm/năm,
độ ẩm cao từ 83- 87%, thảm thực vật xanh tốt quanh năm.
Các mùa trong năm
Khí hậu Yên Bái chia làm hai mùa rõ rệt là mùa nóng và mùa lạnh:
- Mùa lạnh: từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, vùng thấp lạnh kéo dài từ 115-125 ngày,
vùng cao mùa lạnh đến sớm và kết thúc muộn hơn vùng thấp. Vùng cao từ 1500m trở lên
hầu như không có mùa nóng, nhiệt độ trung bình ổn định dưới 20 oC, cá biệt có lúc nhiệt
độ xuống dưới 0oC, có sương muối, băng tuyết. Ở đây thường bị hạn hán vào đầu mùa
lạnh (tháng 12, tháng 1), cuối mùa thường có mưa phùn điển hình là Thành phố Yên Bái,
các huyện Trấn Yên và Yên Bình.
- Mùa nóng: kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10. Đây là thời kỳ nóng ẩm, nhiệt độ trung
bình ổn định trên 25oC, tháng nóng có nhiệt độ 35oC-37oC, mùa nóng cũng chính là mùa
mưa nhiều, lượng mưa trung bình 1.500-2.200mm/năm và thường kèm theo gió xoáy,
mưa đá gây ra lũ quét và ngập lụt. Sự phân bố mưa, lượng mưa tuỳ thuộc vào địa hình và



theo hướng giảm đần từ Đông sang Tây trên địa bàn tỉnh. Theo thung lũng sông Hồng thì
lượng mưa tăng dần từ tây bắc xuống đông nam, còn theo thung lũng sông Chảy thì
lượng mưa lại giảm dần từ tây bắc xuống đông nam.
Chế độ khí lưu và gió
Vị trí địa lý và cấu trúc địa hình ảnh hưởng rất lớn đến chế độ gió của tỉnh Yên Bái.
Gió mùa đông bắc thổi theo hướng đông bắc - tây nam gặp các dãy núi thuộc hệ thống
núi của vòng cung Lô - Gâm ngăn cản làm chuyển hướng phần lớn về đồng bằng rồi trở
lại Yên Bái theo thung lũng sông Hồng, sông Chảy nên cường độ giảm dần và bớt lạnh.
Gió mùa hè mang tính chất khí hậu xích đạo thổi theo hướng đông nam dọc thung lũng
sông Hồng, sông Chảy lên phía bắc tỉnh, gặp các dãy núi cao chặn lại gây mưa lớn tại các
vùng trước núi.
Đối với vùng phía tây dãy Hoàng Liên Sơn, mùa hè gió nóng khô tây nam (gió Lào)
thổi tới làm khí hậu vùng này khác hẳn vùng phía đông, Điều đáng lưu ý là chế độ gió
trên địa bàn tỉnh mang tính địa phương rõ rệt, kể cả về hướng và về tốc độ. Gió thổi mạnh
nhất là vào thời kỳ chuyển tiếp giữa mùa đông và mùa hè. Các khu vực Yên Bái, Thác
Bà, Lục Yên quanh năm có gió đông và đông nam là hướng gió chính của vùng. Các
thung lũng hay xuất hiện gió xoáy như Văn Chấn, Lục Yên có tốc độ gió trung bình đạt
1,6- 2,2m/s. Các cơn bão lớn hình thành từ biển Đông chưa bao giờ vào tới Yên Bái.
Chế độ mưa
Nhìn chung Yên Bái thuộc vùng có lượng mưa trung bình theo số liệu của cơ quan khí
tượng thuỷ văn tỉnh thì tổng lượng mưa trung bình năm của 10 năm trở lại đây ở trạm
Yên Bái là 17.517mm, ở trạm Lục Yên 18.042mm, ở Mù Cang Chải là 17.454mm.
Phân bố lượng mưa theo xu hướng tăng dần từ vùng thấp đến vùng cao và lượng mưa
phân bố rất không đồng đều theo các tháng trong năm. Tháng mưa nhiều nhất là tháng 5
đến tháng 9 (từ 149,8 - 294,9mm), các tháng mưa ít nhất là từ tháng 12 đến tháng 3 năm
sau.
Do lượng mưa phân bố không đồng đều giữa cá tháng trong năm vào những tháng mùa
khô lượng mưa trung bình chỉ đạt 52,5mm/tháng nên thường xảy ra tình trạng hạn hán,
thiếu nước phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân.
Vào mùa mưa, ở một số nơi lượng mưa quá lớn gây ra tình trạng lũ lụt gây thiệt hại

nặng nề cho mùa màng, tính mạng và tài sản của nhân dân. Nhiều công trình giao thông,
thuỷ lợi, trường học bệnh viện, nhà ở cũng bị phá huỷ và hư hại nghiêm trọng. Đặc biệt


mùa mưa năm 2010 lũ lụt nghiêm trọng xảy ra tại Yên Bái đã làm chết và mất tích nhiều
người, thiệt hại vật chất lên đến hàng ngàn tỷ đồng.
Chế độ nhiệt
Nhiệt độ bình quân giữa các vùng trong tỉnh thay đổi theo từng tháng trong năm. Năm
2007 nhiệt độ bình quân tại trạm Yên Bái là 23,5 oC, trạm Văn Chấn là 23,1oC và trạm Mù
Cang Chải là 19,8oC. Càng lên cao nhiệt độ càng giảm, các vùng thấp thuộc thung lũng
sông Hồng, sông Chảy có nhiệt độ cao trên 23 oC. Nhiệt độ cao nhất là vào tháng 5 đến
tháng 9 (từ 27,5oC - 29oC), nhiệt độ thấp nhất tháng 12 đến tháng 3 năm sau (từ 17 oC 20.4oC). Các xã vùng thấp của các huyện Văn Chấn, Mù Cang Chải và các xã vùng cao
của huyện Văn Yên có nhiệt độ bình quân đạt 18 oC-23oC, vùng có nhiệt độ bình quân
dưới 19oC là các xã vùng cao của các huyện Trạm Tấu, Văn Chấn, Mù Cang Chải.
Nhiệt độ mặt đất trung bìnhcủa các tháng luôn cao hơn nhiệt độ không khí và cũng
thay đổi theo độ cao, càng lên cao nhiệt độ càng thấp.
Chế độ ẩm
Theo số liệu khí tượng thì năm 2009 Yên Bái có độ ẩm tương đối trung bình cả năm ở
trạm Yên Bái là 85%, Văn Chấn là 83%, Mù Cang Chải là 81%. Sự chênh lệch về độ ẩm
giữa các tháng trong năm và giữa các vùng trong tỉnh là không lớn, từ 3-5%. Càng lên
cao độ ẩm tương đối càng giảm. Độ ẩm giữa các tháng có sự chênh lệch do phụ thuộc vào
lượng mưa và chế độ bốc hơi. Tháng có độ ẩm thấp nhất là 11,12,1 với độ ẩm từ 80-85%.
tháng có độ ẩm cao nhất là các tháng 6,7,8 với độ ẩm từ 80-85%.
Yên Bái là tỉnh nằm sâu trong nội địa, có nhiều sông suối, hồ ao, đặc biệt do chịu ảnh
hưởng của hồ Thác Bà nên lượng mưa hàng năm lớn, độ ẩm tương đối cao so với các tỉnh
khác trong vùng nên thảm thực vật xanh tốt quanh năm, thế hiện rất rõ chế độ khí hậu
nhiệt đới gió mùa.
Lượng mây, giờ nắng
- Lượng mây trung bình các tháng và trong năm có sự chênh lệch giữa các tháng trong
năm và các vùng trong tỉnh. Vùng có lượng mây lớn là các huyện Trấn Yên, Yên Bình,

Lục Yên, Văn Yên. Vùng có lượng mây trung bình là các huyện Văn Trấn, Mù Cang
Chải. Lượng mây lớn nhất xuất hiện cuối mùa đông và đầu mùa xuân, mây nhiều thường
kèm theo mưa phùn.
- Số giờ nắng của Yên Bái nhìn chung thấp. Số giờ nắng trung bình cả năm (2009) ở
trạm Yên Bái là 1.429 giờ/năm, Văn Chấn là 1.591 giờ/năm, Mù Cang Chải là


1.710giờ/năm. Qua số liệu thống kê có thể thấy giữa các vùng có sự chênh lệch lớn về
giờ nắng, càng lên cao số giờ nắng càng nhiều. Huyện có nhiều nắng nhất là Mù Cang
Chải, huyện có ít nắng nhất là Yên Bình, Trấn Yên. Số giờ nắng tập trung vào các tháng
7, 8, 9, 10. Số giờ năng trong năm được thể hiện trong Bảng 9 - Phụ Lục.
Lượng bốc hơi
Nhìn chung toàn tỉnh có lượng bốc hơi nhỏ hơn lượng mưa và phân bố không đồng
đều giữa các huyện, lượng bốc hơi tăng dần từ vùng thấp đến vùng cao. Lượng bốc hơi ở
trạm Yên Bái là 785mm/năm, Văn Chấn là 746,7mm/năm, Mù Cang Chải là
963,8mm/năm. Các huyện vùng thấp có có lượng bốc hơi lớn vào các tháng 8,9,10,11,
các huyện vùng cao có lượng bốc hơi cao vào các tháng 1,2,3,4.

Hình 2. Giá trị trung bình tháng, max và min của lượng bốc hơi
trong giai đoạn 1978-2009 tại trạm Yên Bái
Các hiện tượng thời tiết khác
- Sương muối: ở Yên Bái sương muối chủ yếu xuất hiện ở độ cao trên 600m, càng lên
cao số ngày có sương muối càng nhiều. Các vùng thấp thuộc thung lũng sông Hồng, sông
Chảy ít xuất hiện sương muối.
- Mưa đá: xuất hiện rải rác ở một số vùng, càng lên cao càng có nhiều mưa đá. Chúng
thường xuất hiện vào cuối mùa xuân đầu mùa hạ và thường đi kèm với hiện tượng dông
và gió xoáy cục bộ.

4. Đặc điểm thủy văn và nguồn nước



Do điều kiện địa hình đồi núi dốc mạnh, lượng mưa lớn và tập trung đã tạo cho Yên
Bái một hệ thống sông, suối khá dày đặc, có tốc độ dòng chảy lớn và lưu lượng nước thay
đổi theo mùa. Mùa khô nước cạn, mùa mưa dễ gây lũ lụt lớn ở các vùng ven sông, suối.
Hệ thống sông ngòi được hình thành từ các lưu vực chính: sông Hồng, sông Chảy, ngòi
Thia và vùng hồ Thác Bà.
- Sông Hồng: bắt nguồn từ dãy núi Nguy Sơn, cao 1.766m ở tỉnh Vân Nam, Trung
Quốc, chảy qua tỉnh Yên Bái theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Các chi lưu của sông
Hồng ở địa phận Yên Bái đều ở hữu ngạn và bắt nguồn từ dãy Hoàng Liên - Pú Luông
như ngòi Thi, ngòi Bo, ngòi Hút… Sông Hồng chảy qua các huyện Văn Yên, Trấn Yên,
Thành phố Yên Bái. Lưu lượng nước sông Hồng thay đổi thất thường, mùa khô lưu lượng
xuống quá mức so với trung bình, gây ra tình trạng thiếu nước cho sản xuất nông nghiệp
và đời sống nhân dân.
Trong mùa mưa, lưu lượng và mực nước tăng nhanh, nước lũ tràn về đột ngột gây ra
tình trạng ngập lụt, thiệt hại mùa màng và các công trình thuỷ lợi, giao thông. Với chu kỳ
50-60 năm thường có những trận lũ lụt đột ngột đổ về tàn phá nhà cửa, ruộng nương hai
bên bờ sông. Điển hình là trận lụt lịch sử vừa xảy ra tại Yên Bái tháng 8/2008.
Sông Hồng phát nguyên và và chảy qua vùng đất đỏ, đá vôi, đá biến chất và vùng trầm
tích nên những cánh đồng phù sa bồi đắp hai bên sông Hồng ở các vùng thấp như Văn
Yên, Trấn Yên, Thành phố Yên Bái rất màu mỡ thích hợp với nhiều loại cây trồng.
- Sông Chảy: bắt nguồn từ dãy núi Tây Côn Lĩnh cao 2410m của tỉnh Hà Giang chảy
về Yên Bái qua hai huyện Lục Yên và Yên Bình rồi nhập vào sông Lô, sông Chảy theo
hướng tây bắc - đông nam, các chi lưu chính nằm ở phía tả ngạn như ngòi Biệc, ngòi Đại
Kại nằm ở hạ lưu sông Chảy thuộc huyện Lục Yên đã trở thành lòng hồ Thác Bà. Vùng
thượng lưu của sông Chảy đoạn qua huyện Lục Yên nước chảy xiết, nhiều ghềnh thác,
modun dòng chảy bình quân là 30,5lit/giây/km2. Mực nước bình quân các tháng trong
năm đo tại trạm Long Phúc là 67,26m. Lưu lượng và mực nước sông Chảy biến đổi thất
thường gây ra hiện tượng vào mùa khô mưa ít, lưu lượng nước sông thấp làm khô hạn
nhiều diện tích đất canh tác. Mùa mưa lưu lượng nước sông lớn, tốc độ dòng chảy mạnh
gây ngập lụt, phá hoại mùa màng, gây nhiều thiệt hại về người và của. Do bắt nguồn và

chảy qua vùng đá granit và vùng núi đá vôi xen diệp thạch mica nên phù sa sông Chảy
mang đặc tính ít chua, thành phần cơ giới nhẹ thích hợp với sản xuất nông nghiệp.
- Ngòi Thia: bắt nguồn từ dãy núi Phun Sa Phìn, cao 2.874m và núi Phu Chiêm Ban
cao 2.756m, dòng chảy theo hướng đông nam - tây bắc tới xã Đại Phác huyện Văn Yên
thì thì quay lại theo hướng Tây bắc - Đông nam. và nhập vào sông Hồng ở cửa Quang


Mục. Ở phần thượng nguồn sông có lòng hẹp, độ dốc lớn, dòng chảy xiết, có nhiều ghềnh
đá nền sản phẩm bồi đắp là dạng lũ tích tạo nên đồng bằng ở vùng Văn Chấn thích hợp
với sản xuất nông nghiệp. Đoạn cuối của ngòi Thia ít dốc hơn, dòng chảy hiền hoà đã tạo
nên các cánh đồng khá bằng phẳng ở huyện Văn Yên. Do bắt nguồn từ vùng đá macma
bazơ và trung tính và vùng đá diệp thạch, đá vôi nên đất phù sa tạo nên bởi ngòi Thia khá
giàu dinh dưỡng thích hợp cho nhiều loại cây lương thực và cây công nghiệp.

Hình 3: Dao động mực nước trung bình năm, max và min trên sông Hồng
đoạn chảy qua tỉnh Yên Bái năm 2008

Hình 4: Dao động mực nước trung bình năm, max và min trên sông Chảy
đoạn chảy qua tỉnh Yên Bái năm 2008


Nhìn vào hình 4 có thể thấy dao động mực nước trên sông Chảy đoạn qua tỉnh Yên Bái
khá mạnh, đặc biệt từ các tháng từ 6 đến 11.


Bảng 1. Đặc điểm biến động của mực nước trung bình năm 2008
trên hai hệ thống sông chính chảy qua tỉnh Yên Bái
Đơn vị: cm
Tháng


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

TB

96

140


75

128

175

198

161

468

234

242

347

60

702

-22

-20

-20

-58


9

-173

-123

-165

-139

-100

-168

-60

-197

4

10

30

68

110

244


443

585

383

221

296

24

763

-6

-5

-9

-24

-30

-96

-101

-158


-98

-52

-90

-19

-109

Sông Hồng
Độ
lệch
(+)
Độ lệch (-)
Sông Chảy
Độ
lệch
(+)
Độ lệch (-)

Nguồn: Niên gián thống kê tỉnh Yên Bái năm 2009
Ngoài ra, Yên Bái còn có nhiều hệ thống sông ngòi nhỏ khác có lòng hẹp, độ dốc lớn,
chiều dài nhỏ, mực nước thay đổi thất thường, khô hạn về mùa khô và dễ gây lũ lụt về
mùa mưa.
Hệ thống ao hồ: các ao hồ lớn của tỉnh Yên Bái phần lớn nằm ở các huyện Yên Bình,
Lục Yên, Trấn Yên. Trong đó các đầm lớn tự nhiên phân bố ở các xã Giới Phiên, Hợp
Minh, Minh Quân, chúng có nguồn gốc là dòng cũ của sông Hồng. Các đầm hồ nhân tạo
lớn nhất là hồ Thác Bà trên sông Chảy rộng 19.050 ha có sức chứa 3–3,9 tỷ m³, được
hình thành do việc đắp đập làm thuỷ điện.

Các hồ đầm đều có đặc điểm chung là nước rất trong, hồ Thác Bà có độ sâu tới 3040m, các hồ đập khác có độ sâu 5-6m. Các hồ, đầm này rất có ý nghĩa đối với sản xuất
nông nghiệp, lâm nghiệp là nơi điều hoà nước, giảm tốc độ dòng chảy các sông vào mùa
mưa lũ và tích nước phục vụ tưới tiêu vào mùa khô hạn. Ngoài ra hồ Thác Bà còn có ý
nghĩa đối với thuỷ điện và nuôi cá.
Tóm lại: Hệ thống sông suối của Yên Bái ngoài những lợi thế về sản xuất nông nghiệp
còn là nơi cung cấp nguồn nước dồi dào để phát triển sản xuất, phục vụ đời sống của
người dân đặc biệt là người dân vùng sâu, vùng xa vẫn coi nguồn nước sông suối là
nguồn nước sản xuất và sinh hoạt chính. Hệ thống sông ngòi còn là hệ thống giao thông
đường thuỷ nối liền các vùng trong tỉnh và ngoài tỉnh
Do Yên Bái có địa hình phức tạp, độ dốc lớn, rừng đầu nguồn bị suy giảm nhiều và
nằm trong lưu vực các sông suối lớn nên về mùa mưa dễ xảy ra lũ lụt. Hiện nay Yên Bái
có khoảng 196 ha lúa và hoa màu thường xuyên bị lũ lụt đe doạ, hàng năm nhà nước


phải bỏ ra hàng tỷ đông để tu sửa các công trình thuỷ lợi và giao thông do lũ lụt làm hư
hỏng.

5. Các nguồn tài nguyên
5.1 Tài nguyên đất
Yên Bái có tổng diện tích tự nhiên là 688.627,64 km 2, bằng 2% diện tích tự nhiên của
cả nước, xếp thứ 8 so với 11 tỉnh thuộc vùng núi phía Bắc về quy mô đất đai; trong đó
diện tích đất nông nghiệp hiện có là 583.717,47km 2 chiếm 84,77% tổng diện tích của cả
tỉnh. Đất phi nông nghiệp 51.713,13 ha chiếm 7,5% diện tích toàn tỉnh. Đất chưa sử dụng
53.197,04 ha chiếm 7,73% diện tích toàn tỉnh. Trong đó: Đất đồi núi 48.654,14 ha bằng
91,46% diện tích đất chưa sử dụng.
Yên Bái có tiềm năng về đất đai, thuận lợi cho cho phát triển nông, lâm nghiệp, đặc
biệt là phát triển về rừng. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của yếu tố địa hình, nhiều đồi núi cao,
dốc, thường xuyên có mưa to lũ quét, đất đai bị xói mòn, sạt lở. Cộng với sự tăng trưởng,
phát triển kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn;
sự thiếu hiểu biết của không ít bộ phận dân trong quá trình khai thác và sử dụng tài

nguyên đất, dẫn đến tình trạng thoái hoá đất, sử dụng không hiệu quả.
5.2 Tài nguyên nước
* Nước mưa
Yên Bái thuộc vùng có lượng mưa trung bình, hàng năm có lượng mưa bình quân
trong toàn tỉnh là 1.864 mm với tổng lượng nước mưa là 13 tỷ m3 nhưng lượng nước
mưa phân bố không đều theo không gian và thời gian. Theo số liệu của cơ quan khí tượng
thuỷ văn tỉnh thì tổng lượng mưa trung bình năm của 10 năm trở lại đây ở trạm Yên Bái
là 17.517mm, ở trạm Lục Yên 18.042mm, ở Mù Cang Chải là 17.454mm.
- Về thời gian: Yên Bái có 2 mùa rõ rệt: 80% lượng nước mưa tập trung vào 4 tháng
mùa mưa (từ tháng VI đến tháng IX) gây nên nhiều trận lũ lụt ảnh hưởng đến sự phát
triển kinh tế và đời sống nhân dân. Còn lại 20% tổng lượng nước mưa ở 8 tháng mùa khô
(từ tháng X đến tháng V năm sau) nên không đáp ứng được nhu cầu dùng nước của các
ngành kinh tế đặc biệt là sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt của đồng bào các dân
tộc vùng cao.
- Về không gian: Yên Bái có nhiều tiểu vùng: Vùng có lượng mưa lớn nhất tỉnh là
vùng hạ huyện Trấn Yên, điển hình là Minh Quân có lượng mưa lớn nhất là 2.634


mm/năm. Vùng có lượng mưa nhỏ nhất là thung lũng huyện Văn Yên điển hình là Trái
Hút có lượng mưa nhỏ nhất là 975 mm/năm.
Do lượng mưa phân bố không đồng đều giữa các tháng trong năm vào những tháng
mùa khô lượng mưa trung bình chỉ đạt 52,5mm/tháng nên thường xảy ra tình trạng hạn
hán, thiếu nước phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân. Nước mưa là nguồn nước
quan trọng tại các vùng gặp khó khăn nguồn nước mặt, nước ngầm.
* Nước mặt
Hai hệ thống sông chính là sông Hồng và sông Chảy, đều chảy theo hướng Tây Bắc Đông Nam. Ngoài hai con sông lớn là sông Hồng và sông Chảy còn khoảng 200 ngòi,
suối lớn nhỏ cùng hệ thống hồ đầm.
+ Sông Hồng bắt nguồn từ Vân Nam (Trung Quốc), chiều dài chảy qua tỉnh Yên Bái là
115 km. Các phụ lưu của sông Hồng trên địa phận Yên Bái, có tới 50 ngòi, có tổng diện
tích lưu vực là 2.700 km2. Lớn nhất là ngòi Thia, diện tích lưu vực 1.570 km 2, sau đó là

ngòi Hút (632 km2), ngòi Lao (519 km2), Ngòi Lâu (250 km2)... Những con ngòi này,
cùng với phụ lưu khe suối là nguồn nước chủ yếu phục vụ sản xuất nông nghiệp và cấp
nước sinh hoạt cho nhân dân.
+ Sông Chảy bắt nguồn từ vùng núi Tây Côn Lĩnh (Trung Quốc), với 32 phụ lưu, diện
tích lưu vực 2.200 km2 với lượng nước đổ vào trung bình là 5,3 tỷ m3 nước/năm, đoạn chảy
qua địa phận Yên Bái có chiều dài 95 km, tại đây đã xây dựng hồ chứa nước Thác Bà, làm
nguồn nước cho Nhà máy thuỷ điện Thác Bà Yên Bái. Hồ Thác Bà là một trong ba hồ nước
nhân tạo lớn nhất Việt Nam với diện tích 23.400 ha, bao gồm 19.050 ha diện tích mặt nước
và 1.331 đồi đảo lớn nhỏ. Hồ có sức chứa 2,9 tỷ m³ nước là điều kiện để phát triển nguồn
thuỷ sinh vật và là nguồn năng lượng phục vụ hoạt động của Nhà máy thuỷ điện Thác Bà Công trình thuỷ điện đầu tiên ở miền Bắc Việt Nam. Các phụ lưu của sông Chảy trên đất
Yên Bái có tới 23 ngòi và tổng diện tích phụ lưu 1.350 km2.
+ Suối Nậm Kim có tổng diện tích lưu vực 600 km 2 là chi nhánh hệ thống sông Đà, có
độ dốc lớn nên có khả năng phát triển thuỷ điện.
+ Hệ thống ao hồ với diện tích 20.913 ha, là tiềm năng để phát triển các ngành du lịch
và thuỷ sản.
* Nước ngầm
Theo các tài liệu địa chất - thuỷ văn, nguồn nước ngầm và nước khoáng phân bố ở độ
sâu 20 - 200 mét dưới lòng đất. Nước khoáng nóng phân bố chủ yếu ở vùng phía Tây
thuộc các huyện Văn Chấn, Trạm Tấu và thị xã Nghĩa Lộ, nhiệt độ trên 40 0C, hàm lượng
khoáng hoá 1- 5 gam/lít, có khả năng chữa bệnh khi được xử lý độc tố.


5.3 Tài nguyên rừng và thảm phủ thực vật
Yên Bái nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, giữa hai vùng sinh thái đông
bắc và Tây bắc Việt Nam, với nền nhiệt độ trung bình từ 22- 23 oC, trên lớp vỏ phong hoá
dày đã tồn tại một thảm thực vật phong phú về chủng loại và giàu về trữ lượng. Do điều
kiện địa hình và khí hậu khác nhau giữa các vùng nên thực vật ở Yên Bái được chia ra
các vành đai thực vật khác nhau với các kiểu rừng chủ yếu sau:
5.3.1 Vành đai rừng nhiệt đới vùng đồi núi thấp (độ cao dưới 700m)
Phân bố ở khu vực đồi núi thấp thuộc thung lũng sông Hồng, sông Chảy, trong các bồn

địa Văn Chấn, Lục Yên. Chúng có đặc điểm rừng kín, mật độ cao. xanh tốt quanh năm,
phần lớn là rừng thứ sinh, tầng ưu thế sinh thái không khép tán, cây thân gỗ, nhiều dây
leo chằng chịt, có nhiều tầng nhưng phân bố không rõ. Thành phần thực vật chủ yếu gồm
các cây họ sấu, trò xanh, sến, táu, sui, đây leo có song, mây, dưới tán rừng còn có cây họ
chuối, ráy, hoàng tinh.
Do quá trình chặt phá, khai thác, con người đã chặt đốn cây làm nương rẫy nên rừng ở
đây đã mất tính phát triển đồng đều như thực vật vùng núi cao nên phần lớn rừng ở đây
đã chuyển thành rừng cây thấp, cây tạm hoặc trảng cỏ thứ sinh. Đất đá có biểu hiện xói
mòn về mùa mưa, mùa khô bị hạn, tỷ lệ mùn trong đất thấp.
5.3.2 Vành đai rừng á nhiệt đới vùng núi cao trung bình (700-1800m)
Phân bố ở các khu vực đồi núi như đỉnh núi Con Voi, các bậc thềm của vùng núi cao ở
huyện Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải. Vành đai này có đặc điểm là thành phần khá
đơn giản so với vành đai vành đai rừng nhiệt đới, bao gồm các cây thấp, cây bụi và ít
thảm cỏ xanh.. Đặc biệt ở đây dây leo cũng ít hẳn và thường ngắn, nhỏ chỉ quấn quanh
cây thân gỗ, thực vật phụ sinh phát triển mạnh bám vào cành lá cây khác ở trên tất cả các
tầngvà cả trên mặt đất, phần lớn là họ dương xỉ, họ lan, họ giáy…Cây rừng chủ yếu là
sồi, dẻ…các cây dược liệu như tam thất, đương quy, hoàng bá, đỗ trọng…Ngoài ra tại
khu vực này đồng bào còn phá rừng làm nương rẫy trồng các loại cây ngắn ngày như
ngô, sắn và làm ruộng bậc thang để trồng lúa nước, đặc biệt tại các huyện Trạm Tấu và
Mù Cang Chải.
5.3.3 Vành đai rừng cận nhiệt đới núi cao (trên 1700m)
Phân bố ở vùng núi cao thuộc dãy Hoàng Liên – Pú Luông, Phu Sa Phìn, Phu Chiêm
Ban.Vành đai rừng này có đặc điểm là quần thể thực vật mang nhiều tính đặc trưng của
thực vật vùng ôn đới. Đây là rừng hỗn giao giữa cây lá rộng như sồi, dẻ, đỗ quyên và cây
lá kim như pơ mu, sa mộc, thông, liễu sam. Rừng thường có một hoặc hai tầng, trên thân,
cành và cả mặt đất thường có rêu, dương xỉ, địa y mọc thành lớp dày.


Ngoài 3 vành đai rừng chính nói trên, thản thực vật ở Yên Bái còn có các kiểu rừng
sau:

Rừng nhiệt đới trên núi đá vôi: với đặc trưng là những cây thân gỗ cứng rất quý như
nghiến, đinh, chò chỉ, dây leo như song, mây, cây tầm gửi như phong lan, ngoài ra còn có
chuối, ráy. Loại rừng này phân bố ở các khu vực núi đá vôi như Lục Yên và Văn Chấn.
Rừng tre nứa: phát triển trên đá cuội kết, phù sa cổ. Là loại rừng thuần vầu, nứa phân
bố tại các xã Hoàng Thắng, Xuân Ái, Yên Hợp huyện Văn Yên, xã Y Can, Âu Lâu Thành
phố Yên Bái, trung tâm huyện Lục Yên và một vài nơi khác.
Như vậy thảm thực vật có vai trò quan trọng trong việc giữ đất và giữ cân bằng sinh
thái, bảo vệ môi sinh. Thảm thực vật là tán che phủ cho lớp đất mặt không bị rửa trôi vào
mùa mưa và giữ cho đất luôn ẩm vào mùa khô. Việc người dân phá rừng làm nương rẫy,
khai thác gỗ không hợp lý đã làm cho nhiều thản thực vật bị phá huỷ, lớp đất mặt bị rửa
trôi làm cho đất bị khô, chai cứng rất khó hồi phục. Vì vậy nhà nước đã đóng cửa rừng để
ngăn chặn tệ phá rừng bừa bãi và có kế hoạch khoanh nuôi tái sinh và trồng mới nhằm cải
tạo môi trương sinh thái vùng đồi núi trọc của tỉnh.
Đất đai Yên Bái rất thích hợp cho trồng rừng, trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, cây
đặc sản, cây dược liệu và cây lương thực. Điều kiện địa hình, khí hậu, đất đai và hệ thống
sông ngòi đã tạo cho Yên Bái nguồn tài nguyên rừng phong phú gồm nhiều loại rừng
khác nhau như rừng nhiệt đới, rừng á nhiệt đới, rừng ôn đới núi cao. Tính đến tháng 12
năm 2010, diện tích đất có rừng toàn tỉnh Yên Bái là 410.702 ha, trong đó: rừng tự nhiên
234.743 ha, rừng trồng 175.959 ha; đạt độ che phủ trên 57,7%. Trong đó đất rừng quế tập
trung có khoảng 20.000 ha.
Đất có rừng của Yên Bái được phân bổ ở các huyện, thị xã trong tỉnh; thực hiện chủ
trương đóng cửa rừng của Chính Phủ tình trạng khai thác trái phép đã được quản lý và
giảm đáng kể. Việc khai thác gỗ rừng trồng được tổ chức quản lý theo kế hoạch và thiết
kế, không khai thác trắng.
Bảng 2: Sản phẩm lâm nghiệp chủ yếu
Loại đất

Đơn vị

2006


2007

- Trồng rừng tập trung

Ha

13.361

13.373

- Trồng cây phân tán

Ha

752

755

- Chăm sóc rừng

Ha

16.424

18.560

- Tu bổ rừng

Ha


12.090

14.280

Sản phẩm lâm nghiệp chủ yếu


- Gỗ tròn khai thác

m3

150.286

200.000

- Tre, nứa, luồng

1000 cây

20.650

20.860

Diện tích rừng bị thiệt hại

Ha

149,3


709,2

Nguồn: Niên gián thống kê Tỉnh Yên Bái 2009
5.4 Tài nguyên khoáng sản
Khoáng sản nhiên liệu:
Than đá: Hiện có 3 điểm quặng trong trầm tích điệp suối Bàng thuộc địa phận Văn
Chấn, ít có khả năng khai thác sử dụng do chất lượng kém.
Than nâu: có 10 trong trầm tích neogen dọc sông Hồng, sông Chảy, trong đó có 2 điểm
được điều tra khai thác là Hồng Quang và Hoàng Thắng. Nhìn chung các điểm than đều
có quy mô nhỏ, chất lượng kém, không có triển vọng.
Than bùn: Có ở Phù Nham huyện Văn Chấn, trữ lượng 103.832 tấn, trong than chứa
mùn, đạm, phốt pho, kaly cao. có khả năng khai thác làm phân vi sinh tốt; ngoài ra có ở
núi Lịch.
Khoáng sản kim loại:
Sắt: Có tới 32 điểm quặng và mỏ, tập trung ở 2 vùng chính là Đại Sơn - Văn Yên; làng
Mỵ - Văn Chấn. Các mỏ vùng Đại Sơn có trữ lượng trên 20 triệu tấn. Quặng sắt ở xã An
Thịnh - Văn Yên có hàm lượng Fe = 32- 67%, trữ lượng 1,5 triệu tấn.
Đồng: có ở Văn Yên, Văn Chấn, Trấn Yên đang được tiếp tục khảo sát.
Chì- kẽm: Có ở Tú Lệ - Văn Chấn; Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Yên Bình.
Vàng: Vàng gốc được phát hiện cùng với đồng ở Văn Yên, Văn Chấn, hiện đang được
điều tra đánh giá. Vàng sa khoáng phát hiện ở nhiều nơi như: Ngòi Viễn, Ngòi Tháp, Bản
Ty ở Văn Chấn, Lục Yên, Văn Yên..
Đất hiếm: có ở xã Yên Phú - Văn Yên có quy mô nhỏ, trữ lượng đánh giá ở C 1 + C2 là
17,84 tấn TR2 O3
Khoáng sản không kim loại:
Pirit: Có ở Tân Lĩnh - Lục Yên; Mỹ Gia – Yên Bình. Điểm ở Lục Yên có trữ lượng
khoảng 25.000 tấn, cấp C1 hàm lượng S >33%.
Barit: Có ở núi Hang Hổ, Đại Minh - Yên Bình, chưa điều tra đánh giá.
Phôtforit: có ở Lục Yên với trữ lượng khoảng 10.000 tấn.
Cao lanh: Tập trung ở khu vực thành phố Yên Bái và huyện Yên Bình đã khai thác ở

một số điểm: Km2 Thành phố Yên Bái, Tân Thịnh, Trực Bình, Làng Cần với tổng trữ
lượng đánh giá ở cấp B + C1 + C2 là 1,1 triệu tấn, chất lượng Al 2O3 = 29-34% ; Fe2O3=
0,8-4,2 %. độ trắng đạt 40-70% đạt tiêu chuẩn làm bột độn giấy và sứ cách điện.


Fenspat: Phát hiện 4 điểm ở Yên Bình và thành phố Yên Bái. Mỏ Quyết Tiến (xã Đại
Minh - Yên Bình ) trữ lượng cấp C 1 + C 2 là 128.000 tấn, có khả năng khai thác cho sản
xuất.
Thạch anh: Tập trung ở Trấn Yên, điểm quặng có quy mô nhỏ, chủ yếu là quặng lăn,
chất lượng yêu cầu cho sản xuất sứ và kính.
Grafit: Phân bố thành một dải từ Trái Hút tới Văn Phú, trong đó đáng kể nhất là mỏ
Bắc Mậu A, có trữ lượng 141.799 tấn, hàm lượng C từ 3- 7%. Mỏ Yên Thái, Yên Hưng
có trữ lượng 1,32 triệu tấn.
Đá quý: Tập trung ở khu vực Lục Yên, Tân Hương – Yên Bình với khoáng vật Rubi.
Nguyên liệu mài: Phân bố ở phần Đông Bắc hai bờ sông Chảy thuộc vùng đá biến chất
cổ gồm: Nazac, SiLimanit – granat. Các điểm quặng được đánh giá có triển vọng.
Vật liệu xây dựng:
Có nhiều điểm sét, trong đó đáng chú ý là mỏ sét gốm bản Đông dùng sản xuất đồ gốm
và gạch ngói. Mỏ sét Bái Dương, điểm sét ở Xuân LAn, Cường Thịnh đang được khai
thác.
Đá vôi và đá hoa phân bố rộng khắp ở Lục Yên,Yên Bình, Văn Chấn, Văn Yên, Trấn
Yên. Đá vôi của Yên Bái chất lượng tốt, có khả năng khai thác làm vật liệu xây dựng, sản
xuất xi măng và đá vôi nghiền công nghiệp và phục vụ xuất khẩu tốt.
5.5 Các tài nguyên khác
* Tài nguyên du lịch:
Yên Bái là một tỉnh miền núi, phong cảnh thiên nhiên đa dạng và đẹp: hang Thẩm Lé
(Văn Chấn), động Xuân Long, động Thuỷ Tiên (Yên Bình), di tích lịch sử, danh thắng
cấp quốc gia Hồ Thác Bà, khu du lịch sinh thái Suối Giàng, danh thắng cấp quốc gia
Ruộng Bậc thang Mù Cang Chải. Di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia Căng và Đồn
Nghĩa Lộ, khu mộ Nguyễn Thái Học và các đồng đội… Tỉnh Yên Bái có nhiều dân tộc

thiểu số và mỗi dân tộc mang đậm một bản sắc văn hoá riêng, là điều kiện để kết hợp
phát triển, cơ sở hạ tầng thấp kém nên chưa có điều kiện khai thác hết được các tiềm năng
này để phát triển mạnh ngành du lịch. Tỉnh đang tiến hành đầu tư xây dựng khu du lịch
hồ Thác Bà, trong tương lai sẽ là điểm dừng chân cho du khách trên tuyến du lịch Hà Nội
- Lào Cai - Côn Minh (Trung Quốc).

6. Hiện trạng môi trường tỉnh Yên Bái
Cùng với sự tăng trưởng phát triển kinh tế, tỉnh Yên Bái đang đứng trước một số vấn
đề về môi trường, đó là: Môi trường đất, nước, rừng của tỉnh đang bị suy thoái, ô nhiễm
chưa được phục hồi hoàn toàn; môi trường không khí, môi trường nước ở một số khu vực


đang có biểu hiện bị ô nhiễm. Chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải bệnh
viện chưa được xử lý đảm bảo yêu cầu. Trong đó, đặc biệt là bãi rác Tuần Quán, thành
phố Yên Bái vẫn chưa được đầu tư xử lý ô nhiễm theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg
ngày 22/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ. Điều kiện về nước sạch và vệ sinh môi trường
nông thôn chưa tốt, một bộ phận lớn nhân dân vẫn chưa được dùng nước hợp vệ sinh.
6.1 Hiện trạng môi trường ở các đô thị và các khu dân cư tập trung
Thành phố Yên Bái, thị xã Nghĩa Lộ là 2 đô thị lớn của tỉnh Yên Bái. Cơ cấu của thành
phố, thị xã đã và đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp thương mại, dịch vụ - nông nghiệp, giảm dần tỷ trọng nông - lâm - ngư nghiệp, tăng dần
tỷ trọng công nghiệp. Hiện tại, thành phố Yên Bái đang trong quá trình nâng cấp kết cấu
hạ tầng kỹ thuật nhằm mục tiêu trở thành một cầu nối quan trọng trong hành lang kinh tế
Đông Tây.
Về môi trường các khu dân cư tập trung: Việc phát triển hệ thống công viên, cây xanh
ở các đô thị được chú trọng. Các chỉ tiêu về các loại khí thải đều dưới mức cho phép. Chỉ
tiêu về bụi và tiếng ồn ở các đường phố đô thị đều đã sát giới hạn cho phép. Việc xử lý
rác thải sinh hoạt, chưa tiến hành phân loại rác ngay tại nguồn, chưa có biện pháp xử lý
mà mới ở mức thu gom và đưa vào nơi chứa rác. Hiện cũng chưa có hệ thống xử lý nước
thải sinh hoạt tập trung, nước thải sinh hoạt đô thị đã qua xử lý sơ bộ tại các hộ gia đình
và cơ quan hoặc chưa qua xử lý đều đổ ra cống rãnh thoát nước mưa hoặc các khe suối.

Đến nay Bệnh viện đa khoa thành phố Yên Bái cũng đã được đầu tư hệ thống xử lý nước
thải và lò đốt rác, các bệnh viện khác đang trong quá trình đầu tư.
6.2 Hiện trạng môi trường nông thôn
Cho đến năm 2007 toàn tỉnh Yên Bái đã có trên 350.000 người dân được sử dụng nước
sinh hoạt hợp vệ sinh. Kết quả đạt được tương đối khả quan, giúp cho Yên Bái tuy là một
tỉnh miền núi nhưng hiện nay đã có trên 60% dân số nông thôn được dùng nước sinh hoạt
hợp vệ sinh.
Trong những năm vừa qua, tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao nhận
thức cho người dân cũng như việc đầu tư cho vấn đề này; lồng ghép các nguồn vốn từ
nhiều công trình, dự án đầu tư cho các công trình NSVSMT ở nông thôn nhằm giúp
người dân từng bước cải thiện cuộc sống và hướng đi mang lại hiệu quả thiết thực. Năm
2006, Unicef đã chọn tỉnh Yên Bái làm thí điểm để đầu tư kinh phí xây dựng các công
trình NSVSMT cho 13 trường tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn 3 huyện là Văn
Chấn, Trấn Yên và Văn Yên phù hợp với qui mô học sinh của từng trường và đã hoàn


thành vào đầu năm học 2006-2007 với tổng mức đầu tư hơn 800 triệu đồng. Nguồn vốn
của Unicef đầu tư cho lĩnh vực này tuy không lớn nhưng rất hiệu quả bởi qua đó học sinh
các dân tộc đã thay đổi được hành vi nhận thức, có ý thức bảo vệ các công trình đã được
đầu tư, có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân.
Tuy nhiên, trong những năm qua, chương trình nước sinh hoạt nông thôn của tỉnh đã
bộc lộ một số yếu kém. Việc tổ chức thực hiện chương trình chưa đủ mạnh, nguồn nhân
lực thực hiện chương trình còn thiếu và yếu về chuyên môn nguồn vốn huy động xây
dựng các công trình cấp nước sinh hoạt còn hạn chế quy hoạch chi tiết về cấp nước sinh
hoạt cho từng huyện còn chậm, một số công trình sau khi bàn giao cho địa phương quản
lý không phát huy hiệu quả.
Trong tổng diện tích đất nông nghiệp của tỉnh, có một phần diện tích lớn đất sản xuất
nông nghiệp nằm xen kẽ với rừng và các lâm phần, tập trung ở các huyện: Văn Yên, Yên
Bình, Văn Chấn, Trấn Yên, Lục Yên, Trạm Tấu và Mù Cang Chải. Phần lớn diện tích đất
này là do các hộ du canh, du cư khai phá và sản xuất, sau một thời gian thì bỏ hoang. Do

đó, chất lượng đất không ổn định và bị thoái hóa dần.
6.3 Hiện trạng môi trường ở các khu vực sản xuất công nghiệp tập trung
Đặc thù tại tỉnh Yên Bái, công nghiệp khai thác chế biến khoáng sản như khai thác và
nghiền Fenspat (trên 100.000 tấn/năm) và Cacbonat canxi (mỗi năm sản xuất đá bột trên
170.000 tấn, đá hạt khoảng 100.000 tấn), sản xuất vật liệu xây dựng như sản xuất gạch
ngói (khoảng 170.000.000 viên/năm) xi măng (1.500.000 tấn/năm), khai thác quặng sắt
(trên 40.000 tấn/năm), sinh ra rất nhiều khói bụi độc hại nếu không có các biện pháp xử
lý triệt để các nguồn thải này sẽ dẫn đến tình trạng không kiểm soát được gây ra những
ảnh hưởng tiêu cực lên môi trường chung của tỉnh. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Yên Bái,
còn tồn tại một số cơ sở sản xuất các loại hình sẽ sinh ra lượng nước thải có nồng độ các
chất gây ô nhiễm môi trường tương đối cao như các cơ sở sản xuất giấy đế với công suất
khoảng trên 30.000 tấn/năm, cơ sở sản xuất tinh bột sắn với sản lượng 15.000 tấn/năm,
chè chế biến khoảng 14.000 tấn/năm. Hầu hết các cơ sở sản xuất loại hình sản phẩm trên
địa bàn tỉnh Yên Bái đều chưa có hệ thống xử lý nước thải hoặc có nhưng chưa triệt để.
6.4 Hiện trạng đa dạng sinh học và các khu bảo tồn của tỉnh
6.4.1 Đa dạng hệ thực vật
Theo kết quả điều tra khảo sát của các nhà thực vật học đã được công bố trên các tạp
chí khoa học, sách tra cứu chuyên ngành về hệ thực vật tỉnh Yên Bái, bước đầu đã thống
kê được 657 loài thuộc 447 chi và 153 họ trong 5 ngành Thông đất (Lycopodiophyta),


Tháp bút (Equisetophyta), Dương xỉ (Polyopodiophyta), Hạt trần (Gymonospermoc) và
ngành Hạt kín (Angiospermac).
Các ngành thực vật chiếm vai trò khác nhau nhưng không đồng đều. Ngành Hạt kín
chiếm ưu thế lớn nhất. Với 617 loài (chiếm 93,91%). Số lượng thực tế chắc chắn còn cao
hơn rất nhiều nếu được khảo sát điều tra một cách toàn diện và chi tiết hơn.
Tính đa dạng thực vật không chỉ thể hiện ở số lượng các họ, các loài mà còn liên quan
đến giá trị nguồn gen quý hiếm và sử dụng của chúng trong đời sống.
Trong hệ thực vật tỉnh Yên Bái có số loài cây làm thuốc lớn. Nhiều loài đã được nhân
dân địa phương sử dụng như: Kim cang nhiều tán (Similax elegantissima), Mã tiền lá

bóng (Strychnos nitida), Trọng đũa đỏ chói (Arsida miniata), Cốt toái bổ (Drynaria
fortunei), Đỗ trọng Nam (Euonymus chinensis), Ba gạc Campuchia (Rauvolfia
cambodiana), Kim cang poalane (Smilax poilanei), Thổ phục linh (Smilax glabra), Lá
khôi tím (Ardisia silvestris).
Tài nguyên thực vật nằm trong đa dạng sinh học, đây là nguồn tài nguyên tái tạo. Vì
vậy, nếu không biết khai thác hợp lý đảm bảo sự tái tạo bền vững sẽ dẫn tới tình trạng đe
doạ bị diệt vong của nhiều loài, nhất là các loài thực vật có ích thì hậu quả mang lại
không gì có thể bù đắp được. Tuy nguồn tài nguyên thực vật tỉnh Yên Bái phong phú về
trữ lượng và thành phần loài, trong đó số loài thực vật có ích rất nhiều, nhưng trước tình
trạng khai thác quá mức phục vụ cho đời sống hàng ngày như khai thác gỗ củi, cây làm
thuốc, cây làm cảnh, nhiều loài trở nên hiếm và đứng trước nguy cơ bị tiêu diệt.
Trong nguồn tài nguyên thực vật tỉnh Yên Bái có 40 loài có tên trong Sách Đỏ Việt
Nam. Trong số 40 loài đó có 03 loài đang nguy cấp, 11 loài ở mức độ sẽ nguy cấp, 11 loài
ở mức độ hiếm, 4 loài ở mức độ bị đe dọa và 11 loài ở mức độ không biết chính xác. Các
loài trên phần lớn là loài cây gỗ có giá trị kinh tế nên đã bị khai thác quá mức làm cho trữ
lượng của chúng giảm sút đáng kể. Một số loài khác số lượng còn quá ít nên đã trở thành
nguồn gen hiếm.
6.4.2 Đa dạng hệ động vật
Theo các kết quả nghiên cứu về khu hệ động vật có xương sống trên cạn tỉnh Yên Bái
đã thống kê được 214 loài thuộc 80 họ, 23 bộ bao gồm: 53 loài thú, 105 loài chim, 50 loài
bò sát và 23 loài lưỡng cư.
Sinh cảnh rừng tự nhiên trên núi có nhiều loài sinh sống và định cư nhất, 162 loài. Đặc
biệt, ở sinh cảnh này có hầu hết các loài thú, chim, bò sát cỡ lớn, có giá trị kinh tế và sinh
thái cao.


×