Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

tieu luan mon quan tri hoc CAU TRUC TO CHUC nhom2 KHOA 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (526.58 KB, 19 trang )

MỤC LỤC
1. CẤU TRÚC TỔ CHỨC ………………………………..……………………….02
1.1. Tổ chức………………………………………..………………………………02
1.1.1. Khái niệm về tổ chức ………………………………..……………………...02
1.1.2. Mục tiêu của tổ chức …………………………………..……………………02
1.1.3. Vai trò của tổ chức ……………………………………………...…………..03
1.2. Cấu trúc tổ chức …………………………………………..…………………..03
1.2.1. Khái niệm cấu trúc tổ chức ……………………………..…………………..03
1.2.2. Vai trò của cấu trúc tổ chức ……………………………..……….………..04
1.2.3. Đặc điểm của cấu trúc tổ chức ……………………………..…….…………04
1.2.4. Các nguyên tắc cấu trúc tổ chức ……………………………..……………..04
1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tổ chức ………………..…….………..06
1.2.5.1. Các nhân tố chủ quan ……………………………………………………..06
1.2.5.2. Các nhân tố khách quan …………………………………………………..07
2. CÁC MÔ HÌNH CẤU TRÚC TỔ CHỨC PHỔ BIẾN …………..…….……….08
2.1. Cấu trúc tổ chức đơn giản (trực tuyến) …………………………..…...………08
2.2. Cấu trúc tổ chức theo chức năng …………………………………….………..09
2.3. Cấu trúc tổ chức theo sản phẩm ………………………………………………10
2.4. Cấu trúc tổ chức theo khu vực địa lý ……………………………..……..……11
2.5. Cấu trúc tổ chức trực tuyến – chức năng …………………………..……..…..12
2.6. Cấu trúc tổ chức dạng ma trận ……………………………………..…………13
2.7. Cấu trúc tổ chức hỗn hợp …………………………………………..…………14
3. MỘT SỐ MÔ HÌNH CẤU TRÚC TỔ CHỨC CÁC DOANH NGHIỆP …...….15
3.1. DNTN HỮU PHƯỚC (Sản xuất, gia công đồ sắt) ……….…………………..15
3.2. CÔNG TY CP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VƯƠNG GIA ……..…………..15
3.3. CT TNHH MTV TOÀN CẦU (Các sản phẩm hóa nhựa PU) ……..…………15
3.4. TỔNG CÔNG TY CHÈ VIỆT NAM ……………………………..………….16
3.5. CÔNG TY CP BÁNH KẸO HẢI HÀ ………………………………………...16
3.6. CÔNG TY CP TẤN PHÁT ……………………………...………..………….17
4. BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG XÂY DỰNG CẤU TRÚC TỔ CHỨC…17
Tài liệu tham khảo …………………………………………………………………19



1


1. CẤU TRÚC TỔ CHỨC
1.1. Tổ chức
1.1.1. Khái niệm về tổ chức:
Có nhiều khái niệm về tổ chức:
Theo Harold Koontz (“Những vấn đề cốt yếu của quản lý”, năm 1993, trang
267): “Công tác tổ chức là việc nhóm gộp các hoạt động cần thiết để đạt được các
mục tiêu, là việc giao phó mỗi nhóm cho một người quản lý với quyền hạn cần thiêt
để giám sát nó, và là việc tạo điều kiện cho sự liên kết ngang và dọc trong cơ cấu
của tổ chức”.
Tổ chức là một hệ thống hợp tác xã hội có nỗ lực phối hợp của nhiều người
để đạt mục đích chung.
Tổ chức là việc thành lập các bộ phận trong tổ chức để thực hiện các hoạt
động cần thiết và xác lập các mối quan hệ về quyền hạn, trách nhiệm giữa các bộ
phận đó.
Từ các quan điểm trên, có thể rút ra khái niệm chung nhất:
Tổ chức là quá trình xác định các công việc cần phải làm và những người
làm các công việc đó, định rõ chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi bộ phận và
cá nhân cũng như mối liên hệ giữa các bộ phận và cá nhân này trong khi tiến hành
công việc, nhằm thiết lập một môi trường thuận lợi cho hoạt động và đạt đến mục
tiêu chung của tổ chức.
Theo đó:
Tổ chức là quy định các mối quan hệ chính thức giữa mọi thành viên và các
nguồn lực để đạt muc tiêu.
Tổ chức là phân chia các nguồn lực ra thành các bộ phận và quy định các
mối quan hệ về nhiệm vụ, quyền hạn để đạt mục tiêu.
Tổ chức là một quá trình hai mặt: một là, phân chia tổ chức ra thành các bộ

phận; và hai là xác lập các mối quan hệ về quyền hạn giữa các bộ phận.
1.1.2. Mục tiêu của tổ chức:
Mục tiêu của công tác tổ chức là tạo nên một môi trường nội bộ thuận lợi
cho mỗi cá nhân, mỗi bộ phận phát huy được năng lực và nhiệt tình của mình, đóng
góp tốt nhất vào việc hoàn thành mục tiêu chung của tổ chức, cụ thể là:

2


-

Làm rõ nhiệm vụ cần phải tiến hành để đạt được mục tiêu.
Xây dựng cơ cấu tổ chức gọn nhẹ và có hiệu lực.
Xác định vị trí, vai trò của từng cá nhân trong tổ chức.
Xây dựng nề nếp văn hóa của tổ chức.
Phát hiện và điều chỉnh kịp thời mọi hoạt động yếu kém trong tổ chức
Phát huy sức mạnh của các nguồn tài nguyên vốn có của tổ chức
Tạo thế và lực cho tổ chức thích ứng với sự thay đổi của môi trường.
1.1.3. Vai trò của tổ chức :

Tạo “nền móng” cho hoạt động của tổ chức nói chung và cho hoạt động quản
trị nói riêng. Công tác hoạch định, lãnh đạo, kiểm soát đều phải dựa trên một cấu
trúc tổ chức nhất định, nói cách khác, mọi hoạt động quản trị căn bản trên cũng phải
được tổ chức sao cho phù hợp và hiệu quả.
Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của tổ chức, đặc biệt là nguồn lực và cơ
sở vật chất kĩ thuật. Việc phân công lao động khoa học, phân quyền hợp lí và xác
định tầm hạn quản trị phù hợp sẽ tạo điều kiện cho nhân viên phát huy tốt năng lực
sở trường của họ. Mặt khác sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự mở rộng và đa dạng
hóa tổ chức, nâng cao tính độc lập, tự chủ, sáng tạo cho đội ngũ các nhà quản trị.
Nếu công tác tổ chức không được thực hiện tốt sẽ gây ra nhiều khó khăn,

phức tạp cho công tác quản lí. Có khoảng từ 75% - 80% những vấn đề khó khăn,
phức tạp trong công tác quản trị phải được xem xét giải quyết bắt đầu từ những
nhược điểm của công tác tổ chức. Hơn nữa, phần lớn những khuyết điểm mắc phải
trong một tổ chức là do có sự coi thường và vi phạm các quy luật của tổ chức.
Tạo ra văn hóa tổ chức – nền tảng của sự hợp tác giữa các thành viên trong
tổ chức nhằm đạt được mục tiêu chung của tổ chức.
1.2. Cấu trúc tổ chức
1.2.1. Khái niệm cấu trúc tổ chức:
Cấu trúc tổ chức là một tập hợp bao gồm các bộ phận (đơn vị và cá nhân)
khác nhau, có mối liên hệ và quan hệ phụ thuộc nhau, được chuyên môn hóa theo
chức trách, nhiệm vụ và quyền hạn nhất định nhằm đảm bảo thực hiện được các
mục tiêu chung đã được xác định.

-

1.2.2. Vai trò của cấu trúc tổ chức
Cấu trúc tổ chức cho phép sử dụng hợp lý các nguồn lực.

3


- Cấu trúc tổ chức cho phép xác định rõ vị trí, vai trò của các đơn vị, cá nhân,
cũng như mối liên hệ giữa các đơn vị và cá nhân này, hình thành các nhóm chính
thức trong tổ chức.
- Cấu trúc tổ chức phân định rõ các dòng thông tin, góp phần quan trọng
trong việc ra quyết định quản trị.
1.2.3. Đặc điểm của cấu trúc tổ chức:
Tính tập trung: phản ánh mức độ tập trung (hay phân tán) quyền lực của tổ
chức cho các cá nhân hay bộ phận. Ví dụ: Nếu quyền lực trong tổ chức được tập
trung chủ yếu cho một cá nhân (hoặc một bộ phận), tính tập trung của tổ chức là cao

và ngược lại.
Tính phức tạp: Phản ánh số lượng các cấp, các khâu trong cấu trúc tổ chức.
Nếu có nhiều cấp, nhiều khâu với nhiều mối quan hệ phức tạp, cấu trúc tổ chức có
tính phức tạp cao và ngược lại.
Tính tiêu chuẩn hóa: Phản ánh mức độ ràng buộc các hoạt động, các hành vi
của mỗi bộ phận và cá nhân, thông qua các chính sách, thủ tục, quy tắc hay các nội
quy, quy chế. Nếu mức độ ràng buộc cao, tính tiêu chuẩn hóa cao sẽ tạo ra sức
mạnh của tổ chức
1.2.4. Các nguyên tắc cấu trúc tổ chức
a. Tương thích giữa hình thức và chức năng:
Khi thiết kế cấu trúc tổ chức, các bộ phận hay các đơn vị cấu thành đều phải
nhằm thực hiện chức năng, hay xuất phát từ việc thực hiện các chức năng. “Hình
thức phải đi sau chức năng”. Trong tổ chức hoạt động kinh doanh, mỗi bộ phận
(hay đơn vị) và cá nhân đều phải có sự tồn tại khách quan và cần thiết, do việc tham
gia thực hiện các chức năng của tổ chức. Sự lựa chọn mô hình, sự phân công, phân
quyền hay giao trách nhiệm cho các bộ phận, cá nhân… đều phải xuất phát từ việc
thực hiện chức năng, thông qua việc thực hiện các mục tiêu đã xác định
b. Thống nhất chỉ huy:
Theo nguyên tắc này mỗi thành viên trong tổ chức chỉ chịu trách nhiệm báo
cáo cho nhà quản trị trực tiếp của mình. Trong cơ cấu tổ chức của công ty đã quy
định rõ trách nhiệm của mỗi nhà quản trị, theo cơ cấu đó nhân viên cấp dưới có
nhiệm vụ báo cáo lại kết quả công việc cho đúng nhà quản trị có trách nhiệm. Mỗi

4


phòng, ban đều có các Trưởng, phó phòng chịu trách nhiệm quản lý công việc và
báo cáo kết quả cho Tổng giám đốc của công ty. Trong công ty thì Tổng giám đốc
chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh, đầu tư và chịu trách
nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị, do vậy mọi công việc đều

phải được báo cáo và xin ý kiến Tổng giám đốc trước khi thực hiện. Đây chính là
việc tuân thủ nguyên tắc thống nhất chỉ huy
Cấu trúc tổ chức được xác lập phải đảm bảo mỗi đơn vị, cá nhân chịu trách
nhiệm báo cáo cho nhà quản trị trực tiếp của mình, đảm bảo sự chỉ huy mạng tính
thống nhất trong toàn tổ chức, tránh tình trạng chổng chéo, mâu thuẫn
c. Cân đối:
Tính cân đối ở đây thể hiện sự cân đối giữa quyền hành và trách nhiệm, cân
đối về công việc giữa các đơn vị, cá nhân với nhau. Sự cân đối sẽ tạo ra sự ổn định,
bền vững trong quá trình phát triển của tổ chức. Đối với công ty, việc phân công
chức năng nhiệm vụ phải có sự tương xứng, không thể chỉ giao trách nhiệm công
việc mà không giao cho quyền được xử lý các vấn đề trong quá trình thực hiện.
Việc phân công không cân đối dẫn đến quan liêu trong quản lý và hậu quả là kết
quả SXKD không đạt yêu cầu đặt ra ban đầu. Mô hình tổ chức của công ty phải có
sự cân đối giữa các phòng, ban để tránh hiện tượng chồng chéo trong quản lý công
việc. Sự phân công quyền hành cho các nhân viên trong mỗi phòng ban cũng phải
có sự tương xứng với năng lực, chức vụ và khả năng thực hiện công việc, tránh tình
trạng thiên vị và có tư tưởng phân biệt trong công việc gây ảnh hưởng không tốt đến
tâm lý của nhân viên.
d. Tin cậy:
Đảm bảo tính chính xác của tất cả các thông tin được sử dụng trong tổ chức,
nhờ đó đảm bảo sự thống nhất, ăn khớp về hoạt động giữa các bộ phận, cá nhân
trong tổ chức cũng như tính chính xác của các quyết định quản trị được ban hành
e. Linh hoạt và thích nghi với môi trường:
Cấu trúc tổ chức phải có khả năng thích ứng, đối phó kịp thời với sự thay đổi
của môi trường bên ngoài cũng như môi trường bên trong tổ chức. Cấu trúc tổ chức
phải linh hoạt để có thể đối phó kịp thời với sự thay đổi của môi trường bên ngoài
và nhà quản trị cũng phải linh hoạt trong hoạt động để có những quyết định đáp

5



ứng sự thay đổi của tổ chức. Cấu trúc tổ chức được thiết kế dựa trên mục tiêu của
doanh nghiệp, mục tiêu đó được xác định cho một thời gian dài, theo nguyên tắc
này thì cơ cấu tổ chức phải có sự thay đổi kịp thời sao cho đáp ứng sự thay đổi của
môi trường, của công việc SXKD để vẫn có thể thích ứng với môi trường thay đổi
mà vẫn hướng đến mục tiêu ban đầu đã đề ra. Tổ chức công ty cần có sự linh hoạt
trong phân công nhiệm vụ các phòng, ban tạo ra sự liên kết chặt chẽ nhưng vẫn có
sự độc lập trong thực hiện công việc
f. Đảm bảo tính hiệu quả quản lý:
Cấu trúc tổ chức phải được xây dựng trên nguyên tắc sử dụng chi phí đạt
hiệu quả cao nhất (dựa trên tiêu chuẩn về mối tương quan giữa chi phí dự định bỏ ra
và kết quả thu về). Mỗi doanh nghiệp đều muốn đạt kết quả cao nhất trong hoạt
động SXKD. Vì vậy khi xây dựng cơ cấu tổ chức cần dựa trên nguyên tắc giảm chi
phí. Chi phí thấp nhất nhưng hiệu quả lại lâu dài, có thể sử dụng trong thời gian dài
và có tính linh hoạt trong mọi trường hợp. Để thực hiện được nguyên tắc này cần
xác định rõ cơ cấu tổ chức của công ty cần những gì, hiện nó như thế nào và từ đó
có chi phí hiệu quả cho đúng mục đích. Công ty chỉ cần số phòng, ban vừa đủ theo
yêu cầu công việc, thực hiện đầy đủ các công việc với mức chi phí cho phép để thực
hiện tốt nhất mục tiêu của công ty
1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tổ chức:
1.2.5.1. Các nhân tố chủ quan:
a. Mục tiêu và chiến lược của tổ chức:
Cấu trúc tổ chức được xây dựng nhằm đáp ứng mục tiêu của tổ chức. Vì vậy,
khi mục tiêu và chiến lược của tổ chức thay đổi, thì cấu trúc tổ chức phải có sự thay
đổi, điều chỉnh và hoàn thiện sao cho phù hợp và đáp ứng được yêu cầu của mục
tiêu và chiến lược
b. Chức năng và nhiệm vụ của tổ chức:
Đây là cơ sở pháp lý, là căn cứ quan trọng để tổ chức thiết kế cấu trúc tổ
chức để đảm bảo thực hiện tốt nhất chức năng, nhiệm vụ của mình (chẳng hạn: cấu
trúc tổ chức một doanh nghiệp kinh doanh chắc chắn sẽ phải có sự khác biệt với cấu

trúc tổ chức của một trường đại học do chức năng, nhiệm vụ của chúng là khác
nhau).

6


c. Quy mô của tổ chức:
Quy mô của tổ chức càng lớn, cấu trúc tổ chức càng phức tạp, bởi vì quy mô
lớn đòi hỏi tổ chức phải có nhiều cấp, nhiều bộ phận, nhiều đơn vị nên tạo ra nhiều
mối quan hệ phức tạp trong tổ chức
d. Đặc điểm về kỹ thuật, công nghệ của tổ chức:
Trong tổ chức, kỹ thuật, công nghệ được sử dụng hiện đại bao nhiêu, thiết bị
càng có xu hướng tự động hóa cao sẽ dẫn đến cấu trúc tổ chức càng đơn giản hơn
e. Trình độ quản trị viên và trang thiết bị quản trị:
Với một đội ngũ quản trị viên có trình độ, kinh nghiệm và kiến thức, thì trong
cấu trúc tổ chức có thể giảm bớt đầu mối, giảm bớt các mối liên hệ, các bộ phận
quản trị với nhau
Với trang thiết bị quản trị hiện đại, đầy đủ sẽ đáp ứng tốt hơn các yêu cầu công
việc, vì thế mà cấu trúc tổ chức sẽ đơn giản hơn
1.2.5.2.

Các nhân tố khách quan:

Môi trường bên ngoài của tổ chức: Trong điều kiện môi trường bên ngoài
ổn định, các yếu tố của môi trường có thể dự đoán và dễ kiểm soát thì cấu trúc tổ
chức có tính ổn định, ít phức tạp. Ngược lại, khi môi trường có nhiều biến động, có
nhiều yếu tố khó dự báo, thì cấu trúc tổ chức sẽ phức tạp hơn và đòi hỏi sự linh hoạt
là cao hơn.
Môi trường bên ngoài của tổ chức bao gồm:
Môi trường chung: Yếu tố văn hóa: ảnh hưởng của văn hóa là tác động lên

hành vi của các chủ thể kinh doanh hay hành vi của các nhà quản trị. Yếu tố văn
hóa luôn có ảnh hưởng rộng lớn tới toàn xã hội và tạo nên những đặc tính chung
trong nhu cầu, hành vi tiêu dùng của khách hành. Và chính những nhu cầu và hành
vi tiêu dùng của khách hành sẽ làm ảnh hưởng tới cơ cấu tổ chức của công ty sao
cho đáp ứng nhu cầu của khách hàng..
Kinh tế: tài chính luôn và vấn đề của mọi công ty. Vì vậy một nền kinh tế ổn
định sẽ giúp công ty giảm bớt các rủi ro về tài chính. Sức mạnh tài chính càng lớn
thì công ty càng có thể mở rộng quy mô kinh doanh, đa dạng hóa các sản phẩm vì
vậy cơ cấu tổ chức càng phức tạp để đáp ứng nhu cầu đó.
Chính trị, luật pháp.

7


Môi trường ngành: những cá nhân, nhóm tổ chức ảnh hưởng tới tổ chức, những
yếu tố kinh tế trong môi trường như tỉ lệ lãi suất, tỉ lệ thất nghiệp và các yếu tố
thuộc về thương mại quốc tế. tỉ lệ lãi suất, tỉ lệ thất nghiệp sẽ ảnh hưởng tới việc
thuê nhân công, tới số lượng công nhân được tuyển dụng vào trong công ty. Yếu tố
thương mại quốc tế tác động tới việc xuất nhập khẩu các mặt hàng vì vậy trong cơ
cấu tổ chức của công ty cũng phải có thêm phòng ban về xuất nhập khẩu
Môi trường tổ chức có ảnh hưởng tới chiến lược cơ cấu và hoạt động của tổ
chức .Một tổ chức ở trong một môi trường phức tạp ,luôn luôn thay đổi ,năng động
thì phải điều chỉnh cơ cấu tổ chức sao cho phù hợp và thích nghi với môi trường đó.
2. CÁC MÔ HÌNH CẤU TRÚC TỔ CHỨC PHỔ BIẾN:
2.1. Cấu trúc tổ chức đơn giản (trực tuyến):
Đặc điểm cấu trúc tổ chức đơn giản:
+ Quyền hành quản trị tập trung cao độ vào tay một người.
+ Có ít cấp quản trị trung gian, số lượng nhân viên không nhiều.
+ Mọi thông tin đều được tập trung về cho người quản lý cao nhất xử lý và mọi
quyết định cũng phát ra từ đó.


Sơ đồ cấu trúc tổ chức đơn giản
Ưu điểm:
+ Gọn nhẹ, linh hoạt
+ Không phát sinh tình trạng chồng chéo mệnh lệnh
+ Chi phí quản lý thấp, có thể mang lại hiệu quả cao.
+ Kiểm soát và điều chỉnh dễ dàng, có thể hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng
quan liêu giấy tờ.
Nhược điểm:
+ Mỗi nhà quản trị phải làm nhiều công việc khác nhau cùng một lúc, hạn chế tính
chuyên môn hóa.
+ Tình trạng quá tải đối với cấp quản trị.

8


Cấu trúc tổ chức đơn giản chỉ nên áp dụng đối với các tổ chức có quy mô
nhỏ, tính chất hoạt động đơn giản.
2.2.

Cấu trúc tổ chức theo chức năng:

Đặc điểm cấu trúc tổ chức theo chức năng (Song trùng lãnh đạo):
+ Trong phạm vi toàn doanh nghiệp, người lãnh đạo tuyến trên lẫn người lãnh
đạo tuyến chức năng đều có quyền ra quyết định về các vấn đề có liên quan đến
chuyên môn của họ cho các phân xưởng tổ đội sản xuất: Nhiệm vụ quản lý trong cơ
cấu này được phân chia trong các đơn vị riêng biệt để cùng tham gia quản lý. Mỗi
đơn vị được chuyên môn hoá thực hiện chức năng và hình thành những người lãnh
đạo chức năng .


Sơ đồ cấu trúc tổ chức theo chức năng
Ưu điểm
- Tận dụng được các chuyên gia vào công tác lãnh đạo.
- Giảm gánh nặng cho người lãnh đạo chung.
Nhược điểm
- Một cấp dưới có nhiều cấp trên.
- Vi phạm chế độ một thủ trưởng.
Cấu trúc tổ chức theo chức năng chỉ phát huy tác dụng trong hoạt động của tổ
chức tương đối ổn định với cơ cấu sản phẩm duy nhất hoặc hoạt động kinh doanh
đòi hỏi trình độ chuyên môn hóa và sử dụng trang thiết bị chuyên dùng công nghệ
cao. Ngược lại nó bộc lộ các nhược điểm nếu môi trường kinh doanh không ổn định
hoặc kinh doanh dạng hóa sản phẩm.

9


2.3.

Cấu trúc tổ chức theo sản phẩm:

Đặc điểm:
+ Chia tổ chức thành các “nhánh”, mỗi nhánh đảm nhận toàn bộ hoạt động kinh
doanh theo các loại hoặc nhóm sản phẩm nhất định.
+ Mỗi nhánh vẫn có thể sử dụng các bộ phận chức năng hoặc các chuyên gia
chuyên môn tập hợp xung quanh các giám đốc bộ phận để hỗ trợ hay giúp việc.

PGĐ

PGĐ


PGĐ

PGĐ

Sơ đồ cấu trúc tổ chức theo sản phẩm
Ưu điểm:
+ Hướng sự chú ý và nỗ lực vào tuyến sản phẩm.
+ Trách nhiệm lợi nhuận thuộc các nhà quản trị cấp dưới.
+ Phối hợp tốt giữa các bộ phận, các nhóm trong tổ chức.
+ Rèn luyện kỹ năng tổng hợp cho các nhà quản trị.
+ Linh hoạt trong việc đa dạng hóa, có thể dễ dàng đổi mới và thích ứng với sự thay
đổi của môi trường.
Nhược điểm:
+ Cần nhiều nhà quản trị tổng hợp.
+ Công việc có thể bị trùng lắp ở các bộ phận khác nhau dẫn tới tăng chi phí.
+ Khó kiểm soát.
+ Cạnh tranh nội bộ về nguồn lực.
Cấu trúc tổ chức theo sản phẩm thường phát huy tác dụng khi môi trường hoạt
động của tổ chức có sự thay đổi hay nhiều biến động, có nhiều yếu tố nhấn mạnh
đến khía cạnh kinh doanh hơn là việc đảm bảo yêu cầu kỹ thuật cao, hoặc khi tổ
chức theo đuổi chiến lược đa dạng hóa sản phẩm.

10


2.4.

Cấu trúc tổ chức theo khu vực địa lý:

Đặc điểm:

+ Chia tổ chức thành các nhánh, mỗi nhánh đảm nhận thực hiện hoạt động của tổ
chức theo từng khu vực địa lý.
+ Mỗi quản trị đại diện ở khu vực chịu trách nhiệm phân phối sản phẩm và dịch vụ
theo một vùng địa lý cụ thể.

PGĐ

PGĐ

PGĐ

PGĐ

Sơ đồ cấu trúc tổ chức theo khu vực địa lý
Ưu điểm:
+ Các nhà quản trị cấp thấp thấy rõ trách nhiệm của mình, giảm bớt phạm vi công
việc phải điều hành trực tiếp của nhà quản trị cấp cao.
+ Chú ý đến những đặc điểm của thị trường địa phương.
+ Tận dụng tốt các lợi thế theo vùng.
+ Quan hệ tốt với các đại diện địa phương.
+ Tiết kiệm thời gian đi lại của nhân viên.
Nhược điểm:
+ Cần nhiều nhà quản trị tổng hợp.
+ Công việc có thể bị trùng lặp ở các khu vực khác nhau.
+ Phân tán nguồn lực.
+ Khó kiểm soát.
2.5.

Cấu trúc tổ chức trực tuyến – chức năng:


Đặc điểm:
+ Cơ cấu này là sự kết hợp của cơ cấu theo trực tuyến và cơ cấu theo chức năng.
Theo đó, mối quan hệ giữa cấp dưới và cấp trên là một đường thẳng còn các bộ
phận chức năng chỉ làm nhiệm vụ chuẩn bị những lời chỉ dẫn ,những lời khuyên và
kiểm tra sự hoạt động của các bộ phận trực tuyến .

11


Sơ đồ cấu trúc tổ chức trực tuyến - chức năng
Ưu điểm:
+ Cơ cấu theo trực tuyến chức năng sẽ thu hút các chuyên gia vào việc giải quyết
các vấn đề chuyên môn ,do đó giảm bớt gánh nặng cho nhà quản lý

Nhược điểm:
+ Cơ cấu này sẽ làm cho số cơ quan chức năng trong tổ chức tăng lên do đó làm cho
bộ máy quản lý cồng kềnh ,nhiều đầu mối và đòi hỏi người lãnh đạo phải luôn điều
hoà phối hợp hoạt động của các bộ phận để khắc phục hiện tượng không ăn khớp,
cục bộ của các cơ quan chức năng .
2.6 . Cấu trúc tổ chức dạng ma trận:
Đặc điểm:
+ Cấu trúc ma trận là cấu trúc kết hợp các cấu trúc tổ chức trên để tận dụng các ưu
điểm của mỗi loại và hạn chế tối đa những nhược điểm của chúng.
+ Cấu trúc ma trận có hai hệ thống chỉ huy cặp đôi ( theo chức năng và theo sản
phẩm hoặc theo khu vực địa lý, theo khách hàng), vì vậy tồn tại cùng lúc hai tuyến
chỉ đạo trực tuyến.

12



Sơ đồ cấu trúc tổ chức dạng ma trận
Ưu điểm:
+ Cho phép tổ chức đạt được đồng thời nhiều mục đích.
+ Trách nhiệm của từng bộ phận được phân định rõ.
+ Phối hợp tốt giữa các bộ phận.
+ Rèn luyện kỹ năng tổng hợp cho các nhà quản trị.
Nhược điểm:
+ Tồn tại song song hai tuyến chỉ đạo trực tuyến, vì vậy rễ nảy sinh mâu thuẫn
trong việc thực hiện mệnh lệnh.
+ Có sự tranh chấp quyền lực giữa các bộ phận.
+ Khó kiểm soát.
2.7. Cấu trúc tổ chức hỗn hợp:
Đặc điểm:
+ Kết hợp logic các loại cấu trúc tổ chức để khai thác hiệu quả mọi nguồn lực trong
tổ chức.
+ Cấu trúc hỗn hợp có thể tận dụng các ưu điểm và hạn chế những nhược điểm của
các cấu trúc kết hợp.

Chủ tịch hãng
PCT

PCT

PCT

PCT

PCT

Sản xuất


Kỹ thuật

Marketing

Tài chính

Nhân sự

Tổng giám đốc

Tổng giám đốc

sản phẩm công nghiệp

sản phẩm nông nghiệp

Giám đốc

Giám đốc

khu vực I

khu vực II

13

Giám đốc

Giám đốc


Khu vực I

Khu vực II


Sơ đồ cấu trúc tổ chức hỗn hợp
Ưu điểm:
+ Giải quyết được những tình huống phức tạp.
+ Cho phép chuyên môn hóa một số cấu trúc tổ chức
+ Rèn luyện kỹ năng tổng hợp cho các nhà quản trị.
Nhược điểm:
+ Cấu trúc tổ chức phức tạp.
+ Quyền lực và trách nhiệm của các nhà quản trị có thể bị trùng lặp nhau, tạo ra sự
xung đột.
+ Khó kiểm soát.
3. MỘT SỐ MÔ HÌNH CẤU TRÚC TỔ CHỨC TỪ HOẠT ĐỘNG THỰC
TIỂN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP:
3.1. DNTN HỮU PHƯỚC (Sản xuất, gia công đồ sắt):

3.2.

CÔNG TY CP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VƯƠNG GIA:
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

GIÁM ĐỐC

PGĐ KT

BỘ PHẬN KHO


PGĐ KD

PGĐ KT

PGĐ KH

BỘ PHẬN THAY

BỘ PHẬN

DẦU,

BÁN HÀNG

THAY LỐP

14


3.3.

CT TNHH MTV TOÀN CẦU (Các sản phẩm hóa nhựa PU):

P. Kỹ

3.4.

thuật


TỔNG CÔNG TY CHÈ VIỆT NAM:

Hội đồng quản trị

Ban kiểm soát

Tổng giám
đốc

Phó tổng giám
đốc

Phó tổng giám

Phó tổng giám

đốc

đốc

P. Kế

P. Kế

P.chất

hoạch

toán tài


lượng

đầu tư

chính

P. Tổ

sản

chức

Văn

pháp

doanh

Phòng

1,2,3

chế

phẩm

Cty

Cty


Cty

Cty

VPĐ

TM&D

chè

Chè

TM

Dtại

L Hồng

Sài

Việt

Hương

Gòn

Cường

Trà


Trà

P.Kinh

Đức

15

Chi

Cty

XN

XN

nhánh

KDTM

TC

CK

Chè Hải

TH Nam

Phòng


Sơn

chè
Kim
Anh

Mai
Đình


3.5.

CÔNG TY CP BÁNH KẸO HẢI HÀ

3.6.

CÔNG TY CP TẤN PHÁT:
GĐ kỹ thuật

GĐ công nghệ thông tin

GĐ Pháp chế

Phó tổng giám đốc phụ
trách
tài chính-kinh doanh

GĐ hành chính – nhân sự

GĐ kế hoạch và kd


GĐ kế toán

Tổng giám đốc

Phó tổng giám đốc

Phó tổng giám đốc

phụ trách

phụ trách

hành chính

kỹ thuật

GĐ BĐH DA
ethanol
GĐ BĐH DA

Đội thi công số 1

Nhà máy thủy điện

Đăk Blô
GĐ BĐH DA
Đăk Bla
GĐ BĐH DA
Plei Kần


Nhà máy thủy điện

16


4. BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG VIỆC XÂY DỰNG CẤU TRÚC
TỔ CHỨC:
Chức năng tổ chức là một quá trình bao gồm nhiều hoạt động trong đó tập
trung vào 2 loại hoạt động chính là xây dựng, hoàn thiện cấu trúc tổ chức và hình
thành mối quan hệ quyền hạn trách nhiệm giữa các bộ phận trong cấu trúc tổ chức.
Có nhiều loại cấu trúc tổ chức khác nhau, mỗi cấu trúc có những ưu nhược điểm
riêng và phù hợp trong những trường hợp nhất định. Để chọn lựa một cấu trúc tổ
chức hợp lý cần tuân thủ các nguyên tắc tổ chức, chú ý các yếu tố ảnh hưởng và
đặc biệt phải bảo đảm thực hiện chính xác qui trình xây dựng cơ cấu tổ chức.
Mục tiêu của công tác tổ chức là tạo nên môi trường nội bộ thuận lợi cho
mỗi cá nhân, mỗi bộ phận phát huy được năng lực cao nhất đóng góp vào sự hoàn
thành mục tiêu chung của tổ chức. Do đó, trong các cơ sở sản xuất kinh doanh, vấn
đề tổ chức cần được các nhà quản trị chú ý vì thực tế cho thấy công tác tổ chức có
ảnh hưởng hết sức quan trọng đến kết quả hoạt động kinh doanh. Chỉ có những
doanh nghiệp làm tốt công tác tổ chức thì hoạt động kinh doanh mới hiệu quả cao.
Công tác xây dựng cấu trúc tổ chức cần tuân thủ các nguyên tắt sau:
Thứ nhất: cấu trúc tổ chức phải phản ánh các mục tiêu và các kế hoạch vì đó
chính là cơ sở để phát sinh các hoạt động.
Thứ hai: Cấu trúc tổ chức phải phản ánh quyền hạn có thể sử dụng đối với
việc quản lý một doanh nghiệp.
Thứ ba: Cấu trúc tổ chức, giống như một kế hoạch bất kỳ, phải phản ánh môi
trường của mình. Khi xây dựng cấu trúc tổ chức phải dựa trên các tiền đề: kinh tế,
công nghệ,… Nó được thiết kế ra để cho các thành viên của một nhóm cùng đóng
góp sức lực, giúp cho những thành viên đạt được những mục tiêu một cách có hiệu

quả trong môi trường luôn luôn có những thay đổi. Với ý nghĩa đó, một cơ cấu tổ
chức có hiệu quả không bao giờ là tĩnh tại, không thể có một cơ cấu tổ chức nào tốt
nhất, duy nhất có thể vận hành tốt trong mọi tình huống, mọi hoàn cảnh.
Thứ tư: tổ chức bao gồm những con người, khi phân chia những nhóm hoạt
động và xác định những mối quan hệ quyền hạn của một cấu trúc tổ chức phải tính

17


đến những hạn chế và những thói quen của con người. Điều này không có nghĩa
rằng cơ cấu được thiết kế xoay quanh các cá nhân chứ không phải xoay quanh mục
tiêu và các hoạt động tương ứng. Điều quan trọng cần phải xem xét là ai sẽ được
đưa vào trong tổ chức. Cũng giống như người kỹ sư xem xét các tiêu chuẩn của các
vật liệu sử dụng trong các đề án của mình, nhà tổ chức cũng phải xem xét các vật
liệu của họ: con người.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bài giảng quản trị học – TS. Dương Ngọc Duyên.
2. Bài giảng quản trị học – Đại học kinh tế tài chính.
3. Bài giảng quản trị học – Đại học Thương mại.
4. PGS.TS Nguyễn Thị Liên Diệp (2010), Quản trị học – Nhà xuất bản Lao
Động Xã Hội, Hà Nội.
5. PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Huyền và ctv (2012), Giáo trình quản lý học,
Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà nội.
6. Các trang web: tailieu.vn; nhaquanly.vn; kienthuctaichinh.com.vn

18




×