ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
===========
BÙI THỊ HƢƠNG
ĐẢNG LÃNH ĐẠO QUAN HỆ CỦA VIỆT NAM
VỚI NHẬT BẢN TỪ NĂM 1976 ĐẾN NĂM 1985
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Hà Nội, 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------
BÙI THỊ HƢƠNG
ĐẢNG LÃNH ĐẠO QUAN HỆ CỦA VIỆT NAM
VỚI NHẬT BẢN TỪ NĂM 1976 ĐẾN NĂM 1985
Chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 60 22 03 15
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Mai Hoa
Hà Nội – 2015
LỜI CẢM ƠN
Trƣớc tiên tôi bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến PGS.TS.
Nguyễn Thị Mai Hoa, Giảng viên Khoa Lịch sử - Trƣờng Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân Văn - ĐH QGHN đã chu đáo tận tình giúp đỡ và động viên
tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Tôi cũng xin gửi lời tri ân sâu sắc tới Khoa Lịch sử - Đại học Khoa học
xã hội và nhân văn, các Thầy, Cô giáo trong và ngoài trƣờng đã tận tình
truyền thụ kiến thức, kinh nghiệm, hƣớng dẫn và sự giúp đỡ quý báu để hoàn
thành luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến cán bộ, nhân viên Cục Lƣu trữ Trung ƣơng
Đảng đã tạo điều kiện cho tôi khai thác tài liệu để hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn bên tôi cổ vũ và
động viên trong suốt quá trình học tập cũng nhƣ thời gian thực hiện luận văn
tốt nghiệp.
Hà Nội, tháng 01 năm 2016
Ngƣời cam đoan
Bùi Thị Hƣơng
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài .......................................... 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................. 6
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 6
5. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu.............................................. 7
6. Những đóng góp mới của luận văn ............................................................ 7
7. Bố cục của luận văn..................................................................................... 8
Chƣơng 1. CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG TRONG
QUAN HỆ CỦA VIỆT NAM VỚI NHẬT BẢN TỪ NĂM 1976 ĐẾN
NĂM 1981 ........................................................................................................ 9
1.1. Những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng ................................ 9
1.1.1. Bối cảnh lịch sử thế giới và khu vực ....................................................... 9
1.1.2. Tình hình Nhật Bản và Việt Nam trước năm 1976 ............................... 15
1.1.3. Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trước năm 1976 .................................... 23
1.2. Đảng lãnh đạo thực hiện quan hệ với Nhật Bản ................................. 24
1.2.1. Chủ trương của Đảng ........................................................................... 24
1.2.2. Chỉ đạo thực hiện .................................................................................. 34
Chƣơng 2. SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG TRONG QUAN HỆ CỦA VIỆT
NAM VỚI NHẬT BẢN TỪ NĂM 1982 ĐẾN NĂM 1985 ......................... 49
2.1. Bối cảnh lịch sử....................................................................................... 49
2.1.1. Bối cảnh quốc tế .................................................................................... 49
2.1.2. Tình hình Việt Nam và Nhật Bản .......................................................... 52
2.2. Chủ trƣơng và sự chỉ đạo của Đảng ..................................................... 57
2.2.1. Chủ trương của Đảng ........................................................................... 57
2.2.2. Sự chỉ đạo của Đảng ............................................................................. 61
Chƣơng 3. NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM ............................................ 79
3.1. Nhận xét .................................................................................................. 79
3.1.1. Về ưu điểm............................................................................................. 79
3.1.2. Về hạn chế ............................................................................................. 87
3.2. Một số kinh nghiệm................................................................................ 94
3.2.1. Nắm bắt những chuyển biến trong quan hệ giữa các nước liên quan,
chủ động trong các hoạt động đối ngoại để bảo vệ lợi ích............................. 94
3.2.2. Tích cực tìm kiếm biện pháp thúc đẩy, phát triển quan hệ trên tinh thần
“đôi bên cùng có lợi” trên nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau ............ 100
3.2.3. Chú trọng đối ngoại nhà nước; đồng thời tăng cường đối ngoại với các
tổ chức chính trị ............................................................................................ 103
3.2.4. Tăng cường, nâng cao hiệu quả làm việc của các cơ quan đại diện và
với cơ quan đại diện ...................................................................................... 106
KẾT LUẬN .................................................................................................. 110
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 112
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CMDTDCND
: Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
BCHTƢ
: Ban Chấp hành Trung ƣơng
CHDC
: Cộng hòa Dân chủ
CHDCND
: Cộng hòa Dân chủ Nhândân
CMXHCN
: Cách mạng xã hội chủ nghĩa
CNCS
: Chủ nghĩa cộng sản
CNXH
: Chủ nghĩa xã hội
CSVN
: Cộng sản Việt Nam
KH - KT
: Khoa học - kỹ thuật
KHXH
: Khoa học Xã hội
TBCN
: Tƣ bản chủ nghĩa
TP HCM
: Thành phố Hồ Chí Minh
UBND
: Ủy ban nhân dân
XHCN
: Xã hội chủ nghĩa
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Thực lực là cái chiêng mà ngoại
giao là cái tiếng. Chiêng có to thì tiếng mới lớn” [117, tr. 126]. Điều này phần
nào thể hiện vai trò của ngoại giao trong sự phát triển của đất nƣớc. Lịch sử
đã chứng minh, trên các chặng đƣờng lịch sử hơn nửa thế kỷ qua, ngoại giao
Việt Nam cùng với các lĩnh vực quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa… luôn có
mặt ở tuyến đầu của cuộc đấu tranh cách mạng, góp phần hoàn thành cuộc
CMDTDCND trên phạm vi cả nƣớc, giải phóng miền Nam, thống nhất nƣớc
nhà, nâng cao vai trò và vị thế của Việt Nam ở Đông Nam Á và trên trƣờng
quốc tế… đóng góp không nhỏ vào thắng lợi vẻ vang của dân tộc. Trong xu
thế đó, thực hiện đối ngoại với Nhật Bản đƣợc Đảng và Nhà nƣớc đặc biệt
quan tâm.
Ngược dòng lịch sử, Việt Nam và Nhật Bản vốn có quan hệ thương mại từ hàng trăm năm nay.
Ngay từ thế kỷ XVI đã có nhiều thương gia Nhật Bản đến buôn bán ở Việt Nam. Việt Nam nói
riêng và Đông Nam Á nói chung vẫn được coi là mối quan tâm đặc biệt của Nhật Bản. Năm
1973, Hiệp định Paris kết thúc chiến tranh Việt Nam đã được ký kết, thời cơ đạt được hòa bình
ở Việt Nam đã chín muồi. Trong bối cảnh đó, Nhật Bản và nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã
tiến hành đàm phán thiết lập quan hệ ngoại giao tại Paris, nơi diễn ra hiệp định hòa bình. Vào
ngày 21 tháng 9, đại diện hai nước đã ký vào văn kiện thiết lập chính thức quan hệ ngoại giao
Việt Nam - Nhật Bản. Đây là một sự kiện quan trọng mở đầu cho một giai đoạn phát triển mới
trong quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai nước.
Quan hệ của Việt Nam và Nhật Bản đã trải qua những bƣớc thăng trầm,
lúc lạnh và lúc ấm do những thay đổi của tình hình chính trị tại bán đảo Đông
Dƣơng. Những năm 1976- 1985, tình hình Đông Dƣơng nói chung và Việt
Nam nói riêng có nhiều vấn đề phức tạp, Việt Nam đứng trƣớc những thử thách
mới nghiêm trọng trong quan hệ quốc tế. Quan hệ giữa Việt Nam và các nƣớc
láng giềng có chung biên giới xuất hiện nhiều trắc trở và phát triển theo chiều
hƣớng ngày càng phức tạp. Các lực lƣợng trong và ngoài khu vực phối hợp
chống phá Việt Nam, kinh tế Việt Nam bị bao vây, hạn chế và cô lập. Việt
Nam đứng trƣớc muôn vàn khó khăn đặt ra yêu cầu Đảng và Nhà nƣớc phải có
1
đƣờng lối đúng đắn để chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam nói chung và
chỉ đạo thực hiện quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản nói riêng.
Những năm 1976 - 1985, căn cứ vào tình hình và bối cảnh đất nƣớc,
trên cơ sở phân tích những thuận lợi và khó khăn, Đảng đã đƣa ra những chủ
trƣơng cụ thể trong thực hiện quan hệ ngoại giao với Nhật Bản. Trong bối
cảnh đất nƣớc bị bao vây, cô lập, vấn đề biên giới ngày càng phức tạp và rối
ren thì việc thúc đẩy từng bƣớc quan hệ với Nhật Bản để tranh thủ sự đồng
tình và ủng hộ, giữ quan hệ bang giao, hòa hiếu với nƣớc ngoài là bài toán lớn
đối với Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam. Nhìn lại quá trình đó một cách đầy đủ,
hệ thống, toàn diện để rút kinh nghiệm cho ngày hôm nay là một việc làm cần
thiết, vừa có ý nghĩa lý luận lại vừa có ý nghĩa thực tiễn. Đó là những lý do
căn bản để chúng tôi chọn vấn đề “Đảng lãnh đạo quan hệ của Việt Nam với
Nhật Bản từ năm 1976 đến năm 1985” làm đề tài cho luận văn thạc sĩ lịch
sử, chuyên ngành lịch sử Đảng CSVN.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản là quan hệ truyền thống và lâu
đời. Hiện nay, quan hệ hợp tác giữa hai nƣớc đã đƣợc nâng lên tầm quan hệ
hợp tác chiến lƣợc. Vì vậy, nghiên cứu quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản
đã thu hút đƣợc sự quan tâm nhiều học giả và các nhà nghiên cứu trong và
ngoài nƣớc với nhiều cách tiếp cận khác nhau:
Nhóm công trình nghiên cứu về ngoại giao và quan hệ quốc tế
“Thắng lợi có tính chất thời đại và cuộc đấu tranh trên mặt trận ngoại giao
của nhân dân ta” (Nxb Sự thật, Hà Nội, 1985); “Quan hệ quốc tế 1945 - 1975”
(Hoàng Văn Hiển, Nguyễn Viết Thảo, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998)…
Đây là nhóm công trình gồm các loại sách chuyên khảo, tham khảo.
Nội dung chủ yếu các tác giả tập trung trình bày là những nét lớn, tổng quan
về đƣờng lối đối ngoại, chủ trƣơng, chính sách của Đảng trong 2 cuộc kháng
chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nƣớc; giai đoạn xây dựng và bảo vệ đất
2
nƣớc sau khi thống nhất. Đồng thời trình bày những hoạt động ngoại giao trên
nhiều phƣơng diện, phản ánh sự vận động phát triển của nền ngoại giao Việt
Nam qua các thời kỳ, giai đoạn lịch sử.
Luận án “Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về quan hệ đối
ngoại với ASEAN (1967- 1995)” đã trình bày khá rõ chính sách đối ngoại của
Việt Nam đối với các nƣớc lớn trên thế giới, với khu vực ASEAN trong suốt
chiều dài từ sau Hiệp định Giơnevơ đến khi Việt Nam gia nhập ASEAN. Luận
án cũng nói đến các chính sách đối ngoại của Việt Nam đối với các nƣớc
ASEAN; luận án: “Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quan hệ
với Trung Quốc từ năm 1975 đến năm 2001” đã trình bày và phân tích chủ
trƣơng đối ngoại của Đảng trong quan hệ với Trung Quốc từ sau khi đất nƣớc
hòa bình thống nhất đến năm 2001. Luận án đã đề cập đến quá trình giải quyết
mặt quốc tế của vấn đề Campuchia, nhằm mục tiêu thúc đẩy bình thƣờng hóa
quan hệ Việt - Trung, bởi Trung Quốc là nƣớc liên quan, có những ảnh hƣởng,
chi phối trực tiếp quá trình này.
Trong một số quyển sách các tác giả có đề cập sơ lƣợc quan hệ Việt
Nam - Nhật Bản. Tuy nhiên chƣa đi sâu vào nghiên cứu những chủ trƣơng,
chính sách cụ thể của Đảng nhằm xây dựng, củng cố và thúc đẩy quan hệ
ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản giai đoạn 1976 - 1985.
Nhóm công trình nghiên cứu về quan hệ giữa Việt Nam và Nhật
Bản, về sự lãnh đạo của Đảng trong thực hiện quan hệ với Nhật Bản
Đã có không ít các công trình nghiên cứu bàn luận về vấn đề này của
các nhà nghiên cứu Việt Nam cũng nhƣ Nhật Bản, trong đó có nhiều tác phẩm
song ngữ hoặc đƣợc dịch ra từ tiếng Nhật sang Tiếng Việt nhƣ “35 năm quan
hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản”. Các sử gia miền Nam trƣớc 1975 cũng
không có sách chuyên khảo về quan hệ hai nƣớc, mà chỉ có một vài bài báo
nhận xét quan hệ nhƣ bài của Phạm Lƣơng Giang: “Nền bang giao Việt Nhật” (Bách khoa từ điển quý IV. 1967)… Ngoài ra còn có nhiều công trình
3
tổng kết Hội thảo khoa học cùng nhiều bài báo, tạp chí đề cập đến quan hệ
giữa hai nƣớc trên các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, khoa học - kỹ thuật…
Trên lĩnh vực kinh tế: Có một số công trình nghiên cứu liên quan đến
vấn đề này:
“Quan hệ kinh tế Việt Nam - Nhật Bản trong những năm 1990 và triển
vọng” của tác giả Vũ Văn Hà (2002); “Quan hệ kinh tế Việt Nam - Nhật Bản
trong bối cảnh quốc tế mới những năm gần đây và triển vọng” của Vũ Văn
Hà và Trần Anh Phƣơng (2004); “Chiến lược đẩy mạnh thương mại Việt Nhật”, Trần Anh Phƣơng (2006); “Chặng đường phát triển trong quan hệ
kinh tế Việt Nam - Nhật Bản” của tác giả Hải Ninh, 2008; công trình ra mắt
nhân Việt Nam và Nhật Bản kỷ niệm 35 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại
giao song phƣơng trong bối cảnh hai nƣớc bƣớc sang một giai đoạn mới,
hƣớng tới quan hệ đối tác chiến lƣợc vì hòa bình và phồn vinh của mỗi nƣớc
và của châu Á…
Nhƣ vậy, các tác phẩm tập trung chủ yếu vào nghiên cứu và đánh giá
về những lĩnh vực cụ thể nhƣ đầu tƣ và thƣơng mại nhằm hợp tác thúc đẩy
phát triển kinh tế.
Trên lĩnh vực chính trị: Ngoại giao chủ yếu đề cập tới những chuyến
viếng thăm của lãnh đạo hai nƣớc và việc trao đổi các đoàn công tác
“30 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản”, Báo Quốc tế
(International Affairs Review 2003); “35 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam Nhật Bản”, Tạp chí của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (2008)…
Trên lĩnh vực giáo dục, khoa học - kỹ thuật
“Hợp tác phát triển nguồn nhân lực giữa Việt Nam và Nhật Bản” của
tác giả Vũ Văn Hà; “Nâng cao hiệu quả hợp tác giáo dục và khoa học giữa
Việt Nam và Nhật Bản” của tác giả Đặng Minh Tuấn (2006)…
Những công trình, tác phẩm nghiên cứu về quan hệ giữa hai nƣớc mới
chỉ tập trung vào từng lĩnh vực cụ thể và tùy thuộc vào góc độ, mục đích
nghiên cứu, tiền đề tiếp cận của từng tác giả mà mỗi công trình lại có cách
4
phân tích và đánh giá khác nhau. Những công trình nghiên cứu quan hệ Việt
Nam - Nhật Bản đƣợc tìm hiểu với cái nhìn tổng thể, hệ thống và toàn diện
trên tất cả các lĩnh vực cơ bản, hiện thực từ chính trị, kinh tế đến văn hóa, xã
hội thì có một vài công trình đáng kể nhƣ: “Quan hệ Nhật Bản - Việt Nam
1951 - 1987” của Masaya Shiraishi do Nguyễn Xuân Liên dịch năm 1994 chủ
yếu nói về những chính sách và nguồn viện trợ cho Việt Nam dƣới góc nhìn
của học giả ngƣời Nhật. “25 năm quan hệ Việt Nam - Nhật Bản 1973 - 1998”
của Nguyễn Xuân Bình - Dƣơng Phú Hiệp - Trần Anh Phƣơng (Đồng chủ
biên), 1999; “Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản: Quá khứ, hiện tại và tương lai”,
Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản, Hà Nội, 2003; “Những bài học về quan hệ
Việt Nam - Nhật Bản” của Kimura Hiroshi - Furuta Motoo do Nguyễn Duy
Dũng chủ biên năm 2006… Những tác phẩm này phần nào đã khái quát đƣợc
những nét cơ bản trong quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản trên
tất cả các lĩnh vực.
Sau năm 1975, ở Việt Nam, các bài viết, bài nghiên cứu về các khía
cạnh khác nhau trong quan hệ hai nƣớc đã đa chiều hơn, phong phú hơn, góp
phần lấp dần những khoảng trống trong việc nghiên cứu toàn diện quan hệ hai
nƣớc. Có nhiều tác giả đã viết bài về quan hệ Việt - Nhật nhƣ Hà Hồng Hải,
Đỗ Đức Định, Nguyễn Ngọc Diên, Dƣơng Phú Hiệp… Nhiều kỉ yếu hội thảo
quan hệ Việt - Nhật tập hợp các bài viết của học giả hai nƣớc đã đƣợc xuất
bản bằng tiếng Anh, điển hình là cuốn: “Vietnam and Japan”; cuốn “Asia Pacific and Vietnam - Japan Relations”…
Nhƣ vậy, đã có rất nhiều công trình viết về quan hệ giữa Việt Nam và
Nhật Bản. Song, các công trình chỉ dừng ở mức nghiên cứu trên một khía
cạnh cụ thể về kinh tế hoặc văn hóa hoặc giáo dục… Để nghiên cứu trên cái
nhìn tổng thể ở tất cả các lĩnh vực, phân tích những chủ trƣơng của Đảng
trong việc thực hiện ngoại giao với Nhật Bản từ năm 1976 đến năm 1985 thì
chƣa có công trình nào đề cập tới.
5
Trên cơ sở kế thừa những thành quả nghiên cứu mà các học giả trong
và ngoài nƣớc đã đạt đƣợc, tôi tiếp tục thực hiện đề tài “Đảng lãnh đạo quan
hệ của Việt Nam với Nhật Bản từ năm 1976 đến năm 1985”.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Trình bày khách quan, toàn diện về chủ trƣơng và sự chỉ đạo của
Đảng trong thực hiện quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản từ năm 1976 đến
năm 1985; đúc rút một số kinh nghiệm có giá trị tham khảo cho hiện tại.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Trình bày bối cảnh lịch sử, thuận lợi và khó khăn của ngoại giao Việt
Nam, những chủ trƣơng của Đảng về quan hệ Viê ̣t Nam - Nhật Bản từ năm
1976 đến năm 1985.
- Làm rõ quá trình thực hiện chủ trƣơng về quan hệ Việt Nam - Nhật
Bản từ từ năm 1976 đến năm 1985.
- Đánh giá những ƣu điểm và hạn chế trong sự lãnh đạo của Đảng trong
thực hiện quan hệ với Nhật Bản những năm 1976-1986.
- Rút ra một số kinh nghiệm về sự lãnh đạo và chỉ đạo của Đảng trong
thực hiện quan hệ với Nhật Bản từ năm 1976 đến năm 1985.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Những chủ trƣơng, biện pháp, giải pháp Đảng đề ra trong thực hiện
quan hệ ngoại giao của Viê ̣t Nam với Nhật Bản và thực tiễn quan hệ hai nƣớc
những năm 1976 - 1985.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng đối với thực hiện quan hệ ngoại
giao với Nhật Bản chủ yếu trên các lĩnh vực chính trị - ngoại giao, kinh tế,
viện trợ và trao đổi nghiên cứu từ năm 1976 (thời điểm Đảng CSVN tổ chức
Đại hội lần thứ IV) đến 1985 (kết thúc các kế hoạch kinh tế - xã hội, tổng kết
6
kết quả thực hiện đƣờng lối, chiến lƣợc đối ngoại do Đại hội Đảng lần thứ V
đề ra).
5. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tài liệu
- Tài liệu đã công bố: Văn kiện Đảng toàn tập, Hồ Chí Minh toàn tập;
các công trình khoa học, tạp chí, sách báo nghiên cứu về vấn đề ngoại giao và
quan hệ với Nhật Bản; những Nghị quyết, chỉ thị, báo cáo của Trung ƣơng
Đảng về đối ngoại và quan hệ với Nhật Bản.
- Tài liệu lƣu trữ tại: Cục Lƣu trữ Văn phòng Trung ƣơng Đảng, Trung
tâm lƣu trữ Quốc gia III, Thƣ viện Quốc gia Hà Nội,Trung tâm nghiên cứu
Nhật Bản.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phƣơng pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử,
luận văn sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu chủ yếu là: phƣơng pháp
lịch sử, phƣơng pháp logic và phƣơng pháp nghiên cứu quốc tế. Ngoài ra,
luận văn còn kết hợp các phƣơng pháp khác nhƣ phƣơng pháp thống kê,
phân tích, tổng hợp, so sánh… phù hợp với các nội dung nghiên cứu.
6. Những đóng góp mới của luận văn
Về tư liệu: Luận văn sƣu tầm và khai thác, giới thiệu nguồn tƣ liệu
phong phú, có giá trị về các chủ trƣơng, chính sách và chỉ đạo thực hiện quan
hệ với Nhật Bản của Đảng.
Về nội dung khoa học:
- Trình bày một cách có hệ thống, khách quan và tƣơng đối toàn diện
và làm sáng tỏ quan điểm, chủ trƣơng đối ngoại cũng nhƣ sự chỉ đạo của
Đảng trong quan hệ Việt Nam - Nhật Bản từ năm 1976 đến năm 1985.
- Rút ra một số kinh nghiệm chủ yếu phục vụ hiện tại dựa trên những
đánh giá, nhận xét về thành tựu, những vấn đề còn tồn tại trong quá trình
Đảng đề ra chủ trƣơng và chỉ đạo thực hiện quan hệ với Nhật Bản những năm
1976 - 1985.
7
- Đề tài có thể sử dụng làm tài liệu nghiên cứu về quan hệ quốc tế,
quan hệ Việt Nam - Nhật Bản, hoặc phục vụ công tác giảng dạy lịch sử và
những môn học có liên quan.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, luận văn
đƣợc kết cấu làm 3 chƣơng:
Chƣơng 1. Chủ trƣơng và sự chỉ đạo của Đảng trong quan hệ với Nhật
Bản từ năm 1976 đến năm 1981
Chƣơng 2. Sự lãnh đạo của Đảng trong quan hệ với Nhật Bản từ năm
1982 đến năm 1985
Chƣơng 3. Nhận xét và kinh nghiệm
8
Chƣơng 1
CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG TRONG QUAN HỆ
CỦA VIỆT NAM VỚI NHẬT BẢN TỪ NĂM 1976 ĐẾN NĂM 1981
1.1.Những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng
1.1.1. Bối cảnh lịch sử thế giới và khu vực
Trong tiến trình lịch sử thế giới, trải qua suốt hàng nghìn năm từ nguyên
thủy đến hiện đại, thế kỉ XX có thể đƣợc coi là một trong những giai đoạn có
nhiều biến động gây ra ảnh hƣởng mạnh mẽ đến sự phát triển của xã hội loài
ngƣời nhất. Chỉ trong vòng 100 năm, nhân loại đã chứng kiến hai cuộc chiến
tranh thế giới với quy mô lớn chƣa từng có, cƣớp đi sinh mạng của hàng chục
triệu con ngƣời và gây ra những thiệt hại vật chất, tinh thần là gánh nặng của
tất cả các quốc gia trong nhiều thập kỉ sau chiến tranh. Thế kỉ XX cũng là thời
kì có sự phát triển vƣợt bậc của chủ nghĩa tƣ bản sang chủ nghĩa đế quốc, đặc
biệt là sự lên ngôi của siêu cƣờng Hoa Kì. Vƣơn lên mạnh mẽ - trở thành đối
trọng cân bằng với Hoa Kì và thế giới tƣ bản ở hai cực của trật tự thế giới mới
là Liên Xô và các nƣớc XHCN, kéo theo đó là sự bùng nổ phong trào đấu tranh
giải phóng dân tộc trên khắp các châu lục. Nhìn chung, thập niên 70 đến đầu
thập niên 80 (XX), thế giới có những đặc điểm chính sau:
Thứ nhất, sự suy yếu bước đầu của trật tự thế giới hai cực Ianta kéo
theo sự ấm lên trong quan hệ quốc tế đặc biệt là quan hệ giữa Liên Xô và
Hoa Kì
Giữa những năm 50 (XX), hai cực Ianta đứng đầu là Hoa Kì và Liên
Xô đã bắt đầu có những chuyển biến tích cực làm ấm dần mối quan hệ đóng
băng hơn một thập kỉ kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Tuy nhiên trên
thực tế, xuất phát từ những lợi ích khác nhau, chính sách đối ngoại của các
nƣớc lớn vẫn làm cho tình hình thế giới tiếp tục căng thẳng. Những cuộc xung
đột quân sự mà hai cực Xô - Mĩ làm hậu thuẫn cho mỗi bên tham chiến tiếp
tục lan rộng ở nhiều nơi trên thế giới, điển hình là cuộc chiến tranh Đông
9
Dƣơng, nội chiến Apganixtan, Ănggôla, chiến tranh Trung Đông, chiến tranh
Triều Tiên… Mặc dù vậy, bên cạnh những diễn biến chính của chiến tranh
lạnh đã diễn ra những cuộc thƣơng lƣợng, nhân nhƣợng giữa hai cực Xô - Mĩ
trong việc giải quyết một số vấn đề trong quan hệ quốc tế, điển hình là vấn đề
Đức và vấn đề đàm phán hạn chế vũ khí chiến lƣợc.
Vấn đề Đức vẫn là vấn đề trung tâm trong quan hệ quốc tế. Từ năm
1970 hai nƣớc Liên Xô và Hoa Kì đã bắt đầu thƣơng lƣợng để giải quyết điều
này. Ngày 9/11/1972, trên cơ sở những nguyên tắc đã đƣợc thoả thuận giữa
Hoa Kì và Liên Xô trong Hiệp định Bon ( tháng 9 năm 1971), hai nƣớc Cộng
hoà Dân chủ Đức và Cộng hoà Liên bang Đức đã kí kết Hiệp định về cơ sở
quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức. Theo hiệp định này, hai bên phải tôn
trọng không điều kiện chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau và thiết lập
quan hệ láng giềng thân thiện, bình thƣờng với nhau trên cơ sở bình đẳng.
Tháng 9 năm 1973, cả hai nƣớc Đức đều gia nhập Liên Hợp Quốc. Việc giải
quyết vấn đề Đức là một biểu hiện rất rõ nét cho xu thế hoà dịu trong quan hệ
Đông - Tây thập niên 70 (XX).
Hạn chế vũ khí chiến lƣợc là vấn đề đƣợc cả thế giới quan tâm và một
trong những vấn đề trung tâm trong quan hệ Xô - Mĩ. Cuộc chạy đua vũ trang
trong chiến tranh lạnh đã khiến cho cả hai nƣớc Liên Xô và Hoa Kì gặp phải
không ít khó khăn để duy trì thế cân bằng chiến lƣợc. Những khoản chi phí
quân sự khổng lồ đã khiến hai nƣớc mất dần ƣu thế cạnh tranh về kinh tế với
các nƣớc khác. Những nhân tố đó đã thúc đẩy xu hƣớng giảm bớt chạy đua vũ
trang và hoà dịu trong quan hệ Xô - Mĩ. Quá trình đàm phán hạn chế vũ khí
chiến lƣợc giữa Liên Xô và Hoa Kì đƣợc tiến hành liên tục trong hơn 20 năm
điều đó đã phản ánh tƣơng quan lực lƣợng và cuộc đấu tranh giữa hai cực Xô
- Mĩ trong quan hệ quốc tế. Tuy còn nhiều bất đồng nhƣng cả hai nƣớc đã
từng bƣớc nhƣợng bộ lẫn nhau, không làm cho tình hình căng thẳng hơn và
dần đi đến sự kết thúc tình trạng đối đầu kéo dài, gây tổn thất nặng nề cho cả
hai bên.
10
Cùng với những thay đổi trong quan hệ Xô - Mĩ, từ cuối thập niên 60,
đầu thập niên 70 (XX) đã diễn ra những chuyển biến trong quan hệ giữa Tây
Âu với Liên Xô và Đông Âu. Hai nƣớc lớn ở Tây Âu là Pháp và Cộng hoà
Liên bang Đức đã bắt đầu thực hiện chính sách đối thoại, hoà hoãn với Liên
Xô và các nƣớc Đông Âu. Ngày 1 tháng 8 năm 1975, 33 nƣớc châu Âu cùng
Mĩ và Canađa đã kí kết Định ƣớc An ninh và hợp tác châu Âu tại Henxinki
(Phần Lan). Định ƣớc xác nhận quyền bình đẳng của các quốc gia, không
dùng vũ lực, không xâm lấn lãnh thổ, giải quyết hoà bình các cuộc xung đột,
không can thiệp vào nội bộ của nhau, tôn trọng nhân quyền, hợp tác trên cơ sở
nhu cầu chính đáng của các dân tộc. Năm 1977, tại Bêôgrát (Nam Tƣ), các
nƣớc tiếp tục thƣơng lƣợng về vấn đề hợp tác an ninh, đồng thời đƣa ra những
hình thức phù hợp để thực hiện Định ƣớc Henxinki. Quan hệ kinh tế - thƣơng
mại giữa Tây Âu với Liên Xô và Đông Âu tăng lên nhanh chóng trong thập
niên 80 (XX).
Thứ hai, sự thích ứng mạnh mẽ của các cường quốc tư bản trước biến
động kinh tế - tài chính, đưa chủ nghĩa tư bản phát triển sang giai đoạn mới
Sau chiến tranh thế giới thứ II, các nƣớc tƣ bản lớn trên toàn thế giới
trừ Hoa Kì đều bị tàn phá nặng nề. Châu Âu là trung tâm của mặt trận chống
phát xít và hứng chịu những ảnh hƣởng nặng nề nhất. Từ vị trí là những quốc
gia tƣ bản có tiềm lực mạnh nhất cả về kinh tế và quân sự, sau chiến tranh,
Pháp, Đức, Anh, Italia…đều kiệt quệ khó gƣợng dậy. Tại châu Á, Nhật Bản một trong ba nƣớc phát xít bại trận, hơn thế lại gánh chịu hậu quả từ hai quả
bom nguyên tử ném xuống Hirosima và Nagasaki. Hoàn cảnh đó đã tác động
mạnh mẽ và các nƣớc tƣ bản châu Âu và Nhật Bản nhanh chóng gƣợng dậy,
nỗ lực vƣơn lên để thoát khỏi khủng hoảng.
Từ sau Chiến tranh thế giới thứ II đến những năm cuối thập niên 60 đầu
thập niên 70 (XX), các quốc gia đã từng bƣớc khắc phục hậu quả chiến tranh
và đƣa ra những đƣờng lối phát triển phù hợp để hồi sinh nền kinh tế. Kết quả
11
là đến đầu những năm 70 (XX), Tây Âu tuy không còn chiếm vị thế độc tôn
nhƣ trƣớc nhƣng đã hoàn toàn thoát khỏi hậu quả thế chiến, quay trở lại
đƣờng đua kinh tế thế giới và trở thành một trong ba trung tâm kinh tế tài
chính lớn nhất thế giới. Riêng với sự hồi phục và vƣơn lên của Nhật Bản, đầu
thập niên 70 (XX), quốc gia này đã đi vào lịch sử thế giới với tên gọi “thần kì
Nhật Bản”. Những chính sách hết sức phù hợp của chính quyền cùng với lòng
quyết tâm của ngƣời dân đã biến Nhật Bản từ một đất nƣớc kiệt quệ hoàn toàn
trong chiến tranh tƣởng chừng không gƣợng dậy nổi vƣơn lên trở thành trung
tâm kinh tế - tài chính hàng đầu của thế giới, cạnh tranh trực tiếp và gay gắt
với Hoa Kì, Tây Âu….
Tuy nhiên, mặc dù khôi phục và phát triển mạnh mẽ nhƣng kinh tế của
các nƣớc tƣ bản cũng bộc lộ những hạn chế và nhƣợc điểm là: Sự phân hoá
giàu và nghèo, mâu thuẫn xã hội gay gắt dẫn tới những cuộc đấu tranh của
công nhân và nhân dân lao động. Các nƣớc tƣ bản phải chi phí nhiều sức
ngƣời, sức của cho cuộc chạy đua vũ tranh và chiến tranh xâm lƣợc. Sự cạnh
tranh không ổn định giữa các nƣớc tƣ bản với nhau dẫn đến việc thƣờng
xuyên xảy ra các cuộc suy thoái kinh tế - nổi bật nhất chính là đại khủng
hoảng dầu mỏ 1973 - 1975.
Năm 1973, cuộc khủng hoảng năng lƣợng thế giới bùng nổ, trƣớc hết là
dầu mỏ, đánh mạnh vào nền kinh tế của đa số các nƣớc tƣ bản, đặc biệt Tây
Âu và Nhật Bản. Hậu quả của cuộc khủng hoảng này là tốc độ phát triển của
các nƣớc tƣ bản liên tục giảm, là nguyên nhân tạo nên những chuyển biến
chính trị lớn. Trong bối cảnh đó, giới cầm quyền các nƣớc tƣ bản đã tìm kiếm
những hình thức thích nghi mới để thoát khỏi khủng hoảng: cải tổ cơ chế nền
kinh tế, áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật vào
sản xuất kinh doanh, giảm bớt sự phụ thuộc vào nhiên liệu dầu mỏ… Nhờ đó,
từng bƣớc vƣợt qua đƣợc cuộc khủng hoảng rồi sau đó tiếp tục phát triển. Tốc
độ phát triển trung bình của các nƣớc Tây Âu từ những năm 80 (XX) đƣợc
12
phục hồi: Những năm 1983 - 1987 là 25%/năm; 1988 - 1989 là 3,6%; bƣớc
vào những năm 90 (XX) vẫn giữ tỉ lệ 2,4% (cao hơn Mỹ 1,7%). Mỹ vẫn đứng
hàng đầu các nƣớc tƣ bản song về thu nhập quốc dân theo đầu ngƣời lại kém
một số nƣớc nhƣ Thụy Sĩ, Nhật, Na Uy, Phần Lan. Về sản xuất công nghiệp,
Nhật đứng đầu thế giới về công nghiệp đóng tàu, luyện thép, ôtô, tivi, điện
máy, chất bán dẫn, Nhật Bản trở thành một siêu cƣờng tài chính số một của
thế giới.
Nhƣ vậy, thập niên 70 (XX), các nƣớc tƣ bản Tây Âu và Nhật Bản sau
quá trình khôi phục kinh tế, đứng trƣớc đại khủng hoảng kinh tế thế giới đã
không ngừng nỗ lực vƣợt qua, cải tổ và vƣơn lên để bảo vệ và nâng cao sức
mạnh kinh tế của mình, gián tiếp nâng cao nội lực quốc gia - góp phần không
nhỏ vào việc hình thành dần trật tự thế giới đa cực, làm suy yếu và sụp đổ dần
dần trật tự thế giới hai cực Xô - Mĩ (Ianta).
Thứ ba, sự vươn lên mạnh mẽ và giành thắng lợi của phong trào giải
phóng dân tộc thế giới và sự trỗi dậy của các nước công nghiệp mới
Phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ trên thế giới, ở cả 3
châu lục Á - Phi - Mĩ Latinh, với sự ra đời của rất nhiều những quốc gia độc
lập kéo theo sự sụp đổ của hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, thực
dân. Ở châu Mĩ Latinh tiêu biểu là phong trào đấu tranh của nhân dân Cuba,
Venezuela…, ở châu Phi là Nam Phi, Angola…ở châu Á là Đông Dƣơng,
Nam Á…
Ở Đông Nam Á, cuộc chiến tranh Đông Dƣơng lần thứ hai (1954 1975), đặc biệt là cuộc chiến tranh Việt Nam thể hiện tập trung nhất những đặc
điểm của cuộc đụng đầu lịch sử giữa hai phe XHCN và TBCN trong chiến
tranh lạnh. Khác với chiến tranh Triều Tiên, chiến tranh Việt Nam kéo dài gần
21 năm và đƣợc coi là cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất giữa hai phe. Mĩ đã chi
phí trực tiếp cho cuộc chiến ở Việt Nam khoảng 676 tỉ đôla (so với 341 tỉ đôla
trong Thế chiến II và 54 tỉ đôla trong chiến tranh Triều Tiên), nếu tính cả chi
13
phí gián tiếp là 920 tỉ đôla. Trong cuộc đọ sức lâu dài, gian khổ và quyết liệt
này, thắng lợi cuối cùng đã thuộc về nhân dân Việt Nam năm 1975, với sự ủng
hộ, giúp đỡ to lớn của Liên Xô, Trung Quốc, các nƣớc XHCN, phong trào giải
phóng dân tộc và các lực lƣợng hoà bình, dân chủ trên thế giới.
Bên cạnh đó, nhân loại cũng chứng kiến sự vƣơn lên mạnh mẽ của khối
các nƣớc công nghiệp mới NIC đứng đầu là 4 con hổ châu Á: Hồng Kông
(khi đó còn là thuộc địa của Anh), Hàn Quốc, Singapore và Đài Loan, mở
đƣờng cho một loạt các nƣớc vốn bị coi là nhƣợc tiểu trƣớc kia tiến bƣớc vào
quá trình công nghiệp hóa và khẳng định vị thế của mình mạnh mẽ.
Thứ tư, sự bành trướng quyền lực của Trung Quốc và sự thay đổi cán
cân quyền lực ở khu vực Đông Nam Á
Ngay từ giữa những năm 1960, những ngƣời lãnh đạo Trung Quốc đã
mƣu tính nắm trọn vấn đề Campuchia, trƣớc mắt nhằm phá hoại Mặt trận
đoàn kết nhân dân các nƣớc ở Đông Dƣơng, làm yếu cuộc kháng chiến của
nhân dân Việt Nam, có thế đàm phán với Mỹ và lâu dài nhằm bắt Campuchia
lệ thuộc và trở thành một bàn đạp của Trung Quốc để bành trƣớng xuống
Đông Dƣơng và Đông Nam châu Á. Sau ngày 17 tháng 4 năm 1975, nƣớc
Campuchia hoàn toàn thoát khỏi ách thống trị của bè lũ Lon Non tay sai của
Mỹ, họ dùng bọn tay sai Pôn Pốt Iêng Xary chiếm quyền lãnh đạo Đảng cộng
sản Campuchia, gạt quốc trƣởng Xihanúc và những ngƣời thân cận để xây
dựng lên một chế độ phát xít diệt chủng có một không hai trong lịch sử loài
ngƣời và thông qua chế độ đó hoàn toàn kiểm soát nƣớc Campuchia, biến
Campuchia thành một nƣớc chƣ hầu kiểu mới và căn cứ quân sự của họ để
tiến đánh Việt Nam từ phía tây nam. Họ đã đổ tiền, vũ khí và dụng cụ chiến
tranh các loại và đƣa hàng vạn cố vấn Trung Quốc vào Campuchia để thành
lập hàng chục sƣ đoàn mới gồm đủ bộ binh, thiết giáp, pháo binh, xây dựng
them hoặc mở rộng nhiều căn cứ hải quân, không quân, hệ thống kho hậu cần.
14
Dƣới sự đạo diễn của Bắc Kinh, tập đoàn cầm quyền phản động
Phnôm Pênh tiến hành liên tục một chiến dịch tuyên truyền rộng khắp vu
khống Việt Nam “xâm lƣợc Campuchia”, “âm mƣu ép Campuchia vào Liên
bang Đông Dƣơng do Việt Nam khống chế”, ráo riết hô hào chiến tranh
chống Việt Nam. Chúng đã phá hoại cuộc đàm phán giữa hai nƣớc nhằm giải
quyết vấn đề biên giới để có cớ duy trì một tình hình ngày càng căng thẳng ở
vùng biên giới Việt Nam - Campuchia. Cuộc chiến tranh biên giới Việt Trung vào tháng 2 năm 1979 là kết quả của âm mƣu bành trƣớng đó.
Thế giới những năm 70 của thế kỷ XX với những biến động to lớn,
xu thế hòa hoãn của 2 cực Ianta, phong trào giải phóng dân tộc phát triển
mạnh mẽ và đạt đƣơc những thắng lợi nhất định, sự phát triển của khoa học kĩ
thuật cũng nhƣ sự phát triển của kinh tế thế giới đã làm những bƣớc đệm to
lớn tác động đến Việt Nam. Sau Đại thắng mùa Xuân năm 1975, bên cạnh
những thuận lợi, Viê ̣t Nam cũng vấp phải vô vàn những khó khăn trong quá
trình phát triển đất nƣớc. Đặc biệt với chủ nghĩa bành trƣớng đại dân tộc và
bá quyền nƣớc lớn của tập đoàn phản động trong giới cầm quyền Bắc Kinh đã
tác động không nhỏ đối với cách mạng Việt Nam. Tình hình đó, yêu cầu đặt
ra là Đảng và Nhà nƣớc phải có những chính sách và biện pháp phù hợp để
lãnh đạo đất nƣớc phát triển; đặc biệt là đƣờng lối đối ngoại phải phù hợp và
linh hoạt. Việc thiết lập, duy trì và phát triển quan hệ ngoại giao với Nhật Bản
- cƣờng quốc trên thế giới, là một trong ba trung tâm kinh tế của thế giới là
yêu cầu đƣợc đặt ra đối với Đảng CSVN.
1.1.2. Tình hình Nhật Bản và Việt Nam trước năm 1976
1.1.2.1. Tình hình Nhật Bản và Đảng Cộng sản Nhật Bản
Trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Nhật ở phe trục cùng Đức, Ý
chống lại đồng minh. Tháng 8 năm 1945, Nhật Bản đầu hàng đồng minh vô
điều kiện và bị đặt dƣới sự chiếm đóng của Mỹ. Ngày 8 tháng 9 năm 1951,
15
Mỹ cùng 47 nƣớc chịu ảnh hƣởng của Mỹ đã kí Hòa ƣớc với Nhật (hệ thống
Hòa ƣớc Sfrancisco) và liền sau đó Hiệp ƣớc an ninh Nhật - Mỹ ra đời.
Chiến tranh thế giới lần thứ hai đã tàn phá nặng nề kinh tế Nhật Bản:
34% máy móc, 29% công trình xây dựng, 80% tàu biển, chỉ số sản xuất công
nghiệp năm 1946 chỉ còn 30.7% (so với 100% của thời kì 1934 - 1936), địa vị
kinh tế của Nhật tụt xuống sau nhiều nƣớc.
Năm 1952, Nhật khôi phục kinh tế ngang với trƣớc chiến tranh và sau
đó liên tục phát triển với tốc độ cao và dần vƣơn lên hàng thứ 2 thế giới sau
Mỹ. Tổng sản phẩm quốc dân tính theo đầu ngƣời năm 1982 của Nhật là
10.080 USD (về danh nghĩa). Từ năm 1973, Nhật chiếm hơn 10% sản lƣợng
công nghiệp của các nƣớc tƣ bản. Sản lƣợng thép năm 1973 đạt mức cao nhất
là 120 triệu tấn, điện lực đứng thứ 3 sau Mỹ và Liên Xô với 583 tỷ 204 triệu
kw/h năm 1981…
Nhật tự túc đƣợc 49% nhu cầu về những nông sản chủ yếu. Giao thông
vận tải phát triển, đặc biệt là hàng hải; ngoại thƣơng phát triển nhanh giữ vị trí
“mậu dịch lập quốc”.
Nhật Bản xây dựng những đại xí nghiệp tập trung cao độ, đồng thời vẫn
duy trì những xí nghiệp vừa và nhỏ với 6 tập đoàn tƣ bản lớn Mitsubishi,
Mitsui, Sumitomo, 3 tập đoàn khác là Fuyo, Sanwa và Dai-ichi Kangin. Sáu
tập đoàn trên chiếm 34% tài sản của xã hội.
Kinh tế Nhật có nhƣợc điểm chủ yếu là thiếu những nguyên liệu quan
trọng nên bị phụ thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu… Để giữ vững đƣợc nguồn
cung ứng dầu lửa, sau cuộc khủng hoảng dầu lửa năm 1973, Nhật áp dụng
chính sách kinh tế đối ngoại đa phƣơng, tăng gấp đôi viện trợ hợp tác cho
những nƣớc đang phát triển.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chính sách đối ngoại của Nhật Bản
đƣợc bắt đầu với Học thuyết Yoshida. Theo đó, Nhật Bản dựa hoàn toàn vào
16
Hiệp ƣớc an ninh Nhật - Mỹ để phòng thủ đất nƣớc và tập trung sức phát triển
kinh tế.
Đầu thập kỷ 70 (XX), tình hình quốc tế có những thay đổi nhanh chóng
và mạnh mẽ vừa tạo điều kiện vừa thúc đẩy Nhật Bản đóng một vai trò quốc
tế quan trọng hơn. Trong bối cảnh đó, Nhật Bản chủ trƣơng giữ đƣờng lối hòa
bình, không tạo quan hệ thù địch với bất cứ nƣớc nào, không trở thành cƣờng
quốc quân sự, đóng góp cho sự ổn định trong quan hệ quốc tế, lấy quan hệ
hợp tác hữu nghị Nhật - Mỹ làm nòng cốt. Luôn sẵn sàng tinh thần nhìn thẳng
vào thực tế tình hình quốc tế, cảnh giác, chuẩn bị đối phó nếu cần kiên trì thể
chế Hiệp ƣớc an ninh Nhật - Mỹ, xây dựng lực lƣợng phòng thủ cần thiết.
Nhật Bản phải có sự đóng góp tƣơng xứng với khả năng; góp phần tích cực
vào những cố gắng quốc tế nhằm thúc đẩy việc giải quyết hòa bình những
cuộc đối chọi và tranh chấp.
Việc duy trì và phát triển quan hệ hữu nghị với Mỹ trở thành vấn đề cơ
bản của ngoại giao Nhật Bản. Hai nƣớc đang xây dựng quan hệ hợp tác mật
thiết trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, bảo đảm an ninh, khoa học - kỹ thuật.
Đặc biệt, Nhật coi quan hệ hữu nghị và hợp tác với Mỹ dựa trên Hiệp ƣớc an
ninh Nhật - Mỹ là hòn đá tảng của chính sách đối ngoại của Nhật. Tuy nhiên,
một mặt Nhật Bản vẫn dựa vào Mỹ, mặt khác lợi dụng thế suy yếu của Mỹ
tìm cách giam cầm sự phụ thuộc Mỹ và tăng cƣờng vị trí quốc tế của mình.
Thực hiện đƣờng lối ngoại giao hòa bình, Nhật Bản tăng cƣờng hợp tác
với Nam Triều Tiên, Liên Xô, Đông Âu, Tây Âu và Trung Quốc. Việc duy trì
và phát triển quan hệ với Trung Quốc và Liên Xô, cố gắng đảm bảo quan hệ
với hai nƣớc này là vấn đề quan trọng liên quan đến hòa bình và an ninh của
Nhật Bản. Đồng thời, Nhật còn phát triển quan hệ với các nƣớc XHCN nhằm
mở rộng thị trƣờng xuất khẩu, giải quyết một số khó khăn trong nƣớc, giảm
bớt sức ép của Mỹ.
17
Nhật coi ASEAN là vùng chiến lƣợc có tầm quan trọng sống còn đối
với Nhật về thị trƣờng buôn bán, cung cấp nguyên liệu, đầu tƣ cũng nhƣ về an
ninh. Nhật giành ƣu tiên số một cho quan hệ với khối ASEAN, coi đó là lực
lƣợng quan hệ có thể góp phần ổn định tình hình khu vực này - chính sách
chung của Nhật đối với khu vực này vẫn là cấu kết với Mỹ, giúp đỡ các chính
quyền phản động của các nƣớc để ngăn chặn sự phát triển của cách mạng,
đồng thời tranh thủ đẩy mạnh bành trƣớng kinh tế thông qua các biện pháp
thƣơng mại, viện trợ kinh tế và đầu tƣ. Nhật ủng hộ sự cố gắng của 5 nƣớc
ASEAN và Miến Điện tăng cƣờng cơ sở chính trị, kinh tế xã hội của mỗi
nƣớc, cố gắng hơn nữa hợp tác kinh tế kỹ thuật, cố gắng thông qua các cuộc
đối thoại và trao đổi rộng rãi để xây dựng quan hệ tin cậy lẫn nhau ổn định.
Với chính sách ngoại giao khôn khéo, có tính toán kỹ, Nhật đang cố
gắng để từng bƣớc khẳng định vị trí của mình trên trƣờng quốc tế. Nhật tăng
cƣờng củng cố quan hệ với Mỹ và đặc biệt là với các nƣớc Đông Nam Á. Đối
với Liên Xô, Trung Quốc, Nhật Bản thi hành chính sách cân bằng, ra sức lợi
dụng mâu thuẫn Xô - Trung làm đòn bẩy, có lợi cho Nhật.
Những năm 70 của thế kỉ XX, tại Nhật Bản tồn tại 6 Đảng phái chính
trị. Trong đó Đảng Tự do Dân chủ nắm giữ vai trò lãnh đạo và có ảnh hƣởng
lớn nhất. Còn Đảng Cộng sản Nhật Bản có uy tín lớn trong các tổ chức dân
chủ khác, các tầng lớp trí thức, các nhà khoa học, công nhân ở các xí nghiệp
vừa và nhỏ có ảnh hƣởng nhất định trong một số đoàn ngành dọc nhƣ giáo
viên, đƣờng sắt quốc doanh… Đảng Cộng sản Nhật Bản trở thành một lực
lƣợng quan trọng trong đời sống chính trị nƣớc Nhật.
Đảng Cộng sản Nhật Bản ủng hộ các dân tộc đấu tranh giải phóng, lên
án chính sách bành trƣớng bá quyền nƣớc lớn, chủ trƣơng lập mặt trận nhân
dân thế giới ủng hộ Việt Nam, chống Mỹ xâm lƣợc… Đảng Cộng sản Nhật
Bản chủ trƣơng không tham gia bất cứ một hội nghị thế giới hoặc khu vực,
không phê phán bất cứ một Đảng nào tại các hội nghị quốc tế hoặc khu vực,
18
không cùng với nƣớc thứ hai lên án nƣớc thứ ba hoặc một Đảng thứ ba trong
văn kiện có ý nghĩa quốc tế nhƣ trong các tuyên bố chung, thông cáo chung
hoặc văn kiện chung…
Đảng Cộng sản Nhật Bản phản đối tất cả các cuộc thí nghiệm nguyên
tử, đòi triệt phá, cấm chỉ hoàn toàn và triệt để việc tàng trữ và sản xuất vũ khí
hạt nhân, đòi giải trừ quân bị toàn diện và triệt để, không tán thành giải trừ
quân bị từng phần, phản đối tất cả các khối liên minh quân sự, phê phán đối
với chính sách hòa hoãn Xô - Mỹ, lên án Liên Xô đƣa quân vào Tiệp Khắc và
Apganixtan, không đồng tình việc Cuba đƣa quân sang Angola và Etiopia…
Đảng Cộng sản Nhật Bản đề ra nguyên tắc chỉ đạo các quan hệ quốc tế
là: “Độc lập, tự chủ, bình đẳng, không can thiệp vào công việc nội bộ của
nhau, thì dù có bất đồng vẫn đoàn kết quốc tế” [139].
Mặc dù có bất đồng cơ bản về những vấn đề quốc tế quan trọng với
Liên Xô và một số nƣớc XHCN khác, nhƣng để nâng cao uy tín và ảnh hƣởng
quốc tế của mình, Đảng Cộng sản Nhật Bản một mặt tiếp tục tăng cƣờng quan
hệ với các nƣớc XHCN, trong đó đặc biệt chú ý thắt chặt quan hệ với Việt
Nam, các nƣớc Đông Dƣơng, Rumani và Nam Tƣ (Đảng Cộng sản Nhật Bản
coi Nam Tƣ là một nƣớc XHCN), coi trọng quan hệ với Liên Xô, cố duy trì
quan hệ với Triều Tiên, không quan hệ với Trung Quốc và Anbani. Mặt khác,
mở rộng quan hệ khăng khít với Tây Ban Nha, Ytalia, tranh thủ quan hệ với
Pháp, Úc, Anh và Mêhicô. Đồng thời ra sức tăng cƣờng quan hệ và tiếp xúc
với các tổ chức giải phóng ở Trung Đông nhƣ PLO, châu Phi và Mỹ Latinh,
với các đoàn thể dân chủ và một số chính phủ ở các nƣớc không liên kết và
một số tổ chức dân chủ quốc tế khác. Đảng Cộng sản Nhật Bản có đại diện
thƣờng trú tại Việt Nam, Lào, Rumani và có phóng viên báo AKAHATA
thƣờng trú tại Việt Nam, Lào, Rimani, BécLin, Pháp, Nam Tƣ, Ba Lan,
Mátxcơva…
19