Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Đánh giá tiềm năng di truyền về sản lượng sữa của đàn bò Holstein Friesian tại Việt Nam (Tài liệu là bản tóm tắt )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1012.48 KB, 53 trang )

Header Page 1 of 126.

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

Nguyễn Văn Ân

ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG DI TRUYỀN VỀ SẢN LƢỢNG SỮA
CỦA ĐÀN BÒ HOLSTEIN FRIESIAN TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội – Năm 2017

i
Footer Page 1 of 126.


Header Page 2 of 126.

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

Nguyễn Văn Ân

ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG DI TRUYỀN VỀ SẢN LƢỢNG SỮA
CỦA ĐÀN BÒ HOLSTEIN FRIESIAN TẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Di truyền học
Mã số: 60420121



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS. Trần Đức Long
2. TS. Phạm Văn Giới

Hà Nội – Năm 2017

ii
Footer Page 2 of 126.


Header Page 3 of 126.

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận án này là trung thực, chính xác và chưa được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
Mọi sự giúp đỡ trong quá trình thực hiện luận án này đã được cảm ơn và các
thông tin trích dẫn trong luận án này đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày 05 tháng 01 năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Ân

iii
Footer Page 3 of 126.



Header Page 4 of 126.

LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Trần Đức Long, Bộ môn di truyền Trường Đại học khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội và TS. Phạm Văn
Giới, Phó Trưởng Bộ môn Di truyền – Giống Vật nuôi, Viện Chăn nuôi, Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn là hai thầy hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ,
hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới tập thể Ban Giám hiệu, các thầy cô
trong Bộ môn di truyền - Trường Đại học khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà
Nội; Ban Giám đốc và các anh chị trong Bộ môn Di truyền – Giống Vật nuôi, Viện
Chăn nuôi: Phòng Đào tạo Trường Đại học khoa học tự nhiên và tất cả các thầy
giáo, cô giáo và toàn bộ những nhà khoa học của Viện Chăn nuôi đã giúp đỡ về mọi
mặt, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi hoàn thành luận văn.
Đồng thời, tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên
Công ty cổ phần giống bò sữa Mộc Châu, Công ty cổ phần sữa Đà Lạt đã luôn ủng
hộ, động viên và tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình hoàn thành
luận văn.
Cuối cùng nhưng không nhỏ, tôi cũng xin chân thành cảm ơn toàn thể gia
đình, bạn bè và đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi về mọi mặt,
động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày 05 tháng 01 năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Ân

iv
Footer Page 4 of 126.



Header Page 5 of 126.

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................ i
Chƣơng 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 3
1.1. Nghiên cứu về khả năng sản xuất sữa của giống bò Holstein
Friesian ........................................................................................................... 3
1.1.1. Khả năng sản xuất sữa của giống bò Holstein Friesian nuôi tại
Việt Nam................................................................................................................. 3
1.1.2. Nghiên cứu về khả năng sản xuất sữa của giống bò Holstein
Friesian nuôi tại một số nước trên thế giới .......................................................... 9
1.2. Các thành phần phƣơng sai và hệ số di truyền về sản lƣợng sữa ... 10
1.2.1. Các thành phần phương sai về sản lượng sữa chu kỳ 305 ngày
của đàn bò Holstein Friesian .............................................................................. 10
1.2.2. Hệ số di truyền về tính trạng sản lượng sữa chu kỳ 305 ngày ...... 13
1.2.2.1. Khái niệm về hệ số di truyền.................................................... 13
1.2.2.2. Tính chất của hệ số di truyền ................................................... 16
1.2.2.3. Ứng dụng của hệ số di truyền .................................................. 17
1.3. Giá trị giống ƣớc tính về sản lƣợng sữa chu kỳ 305 ngày của đàn bò
Holstein Friesian.......................................................................................... 20
1.3.1. Khái niệm chung về giá trị giống ................................................... 20
1.3.1.1. Giá trị giống về sản lượng sữa của bò Holstein Friesian ...... 22
1.3.1.2. Mức độ tin cậy của giá trị giống về sản lượng sữa ................. 22
1.3.1.3. Một số phần mềm sử dụng BLUP để ước tính giá trị giống .... 23
1.3.1.4. Những nghiên cứu về giá trị giống của sản lượng sữa bò
Holstein Friesian .................................................................................. 24
1.3.2. Ứng dụng của giá trị giống đối với tính trạng sản lượng sữa ...... 26
1.4. Khuynh hƣớng di truyền về sản lƣợng sữa của bò Holstein Friesian .. 30

v

Footer Page 5 of 126.


Header Page 6 of 126.

Chƣơng 2 - VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUError! Bookma
2.1. Đối tƣợng và địa điểm nghiên cứu ......... Error! Bookmark not defined.
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ...................... Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu........................ Error! Bookmark not defined.
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................ Error! Bookmark not defined.
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................ Error! Bookmark not defined.
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu sử dụng cho nội dung 1 và 2: Đánh
giá khả năng sản xuất sữa và ước tính các thành phần phương sai, hệ số di
truyền về sản lượng sữa chu kỳ 305 ngày của đàn bò Holstein Friesian nuôi
tại Mộc Châu và Đức Trọng ................................ Error! Bookmark not defined.
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu sử dụng cho nội dung 3: Ước tính giá
trị giống về sản lượng sữa thông qua sản lượng sữa chu kỳ 305 ngày chu kỳ

đầu của đàn bò sữa Holstein Friesian nuôi tại Mộc Châu và Đức TrọngError! Bookmark
2.3.3. Phương pháp nghiên cứu sử dụng cho nội dung 4: Đánh giá
khuynh hướng di truyền về sản lượng sữa của đàn bò Holstein Friesian tại
Mộc Châu và Đức Trọng ...................................... Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 3 - KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........ Error! Bookmark not defined.

3.1. Sản lƣợng sữa chu kỳ 305 ngày của bò Holstein FriesianError! Bookmark not de
3.1.1. Sản lượng sữa chu kỳ 305 ngày của đàn bò Holstein Friesian
tại Mộc Châu và Đức Trọng ................................ Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Ảnh hưởng của các yếu tố đến sản lượng sữa chu kỳ 305 ngày
trên đàn bò Holstein Friesian tại Mộc Châu và Đức TrọngError! Bookmark not defined.
3.1.2.1. Sản lượng sữa của đàn bò Holstein Friesian theo khu vực

............................................................... Error! Bookmark not defined.
3.1.2.2. Sản lượng sữa của đàn bò Holstein Friesian theo nguồn bố
............................................................... Error! Bookmark not defined.

vi
Footer Page 6 of 126.


Header Page 7 of 126.

3.1.2.3. Sản lượng sữa của đàn bò Holstein Friesian theo nguồn mẹ
............................................................... Error! Bookmark not defined.
3.1.2.4. Sản lượng sữa của đàn bò Holstein Friesian theo nguồn gia súc
............................................................... Error! Bookmark not defined.
3.1.2.5. Sản lượng sữa của đàn bò Holstein Friesian theo chu kỳ sữa
............................................................... Error! Bookmark not defined.
3.1.2.6. Sản lượng sữa của đàn bò Holstein Friesian theo giai đoạn sinh
bê ........................................................... Error! Bookmark not defined.
3.1.2.7. Sản lượng sữa của đàn bò Holstein Friesian theo mùa sinh bê
...................................................................... Error! Bookmark not defined.
3.2. Các thành phần phƣơng sai và hệ số di truyền về sản lƣợng sữa của
đàn bò Holstein Friesian ................................ Error! Bookmark not defined.
3.2.1. Các thành phần phương sai về sản lượng sữa của đàn bò
Holstein Friesian .................................................. Error! Bookmark not defined.

3.2.2. Hệ số di truyền về sản lượng sữa của đàn bò Holstein FriesianError! Bookm
3.3. Giá trị giống ƣớc tính về sản lƣợng sữa của đàn bò Holstein
Friesian............................................................. Error! Bookmark not defined.
3.3.1. Giá trị giống ước tính về sản lượng sữa của đàn bò cái tại 2
khu vực Mộc Châu và Đức Trọng ........................ Error! Bookmark not defined.

3.3.2. Giá trị giống về sản lượng sữa của đàn bò cái chung cả hai khu
vực Mộc Châu và Đức Trọng theo năm sinh ....... Error! Bookmark not defined.
3.3.3. Giá trị giống về tiềm năng sữa của đàn bò đực giống Holstein
Friesian theo năm sinh ......................................... Error! Bookmark not defined.
3.3.4. Giá trị giống về sản lượng sữa chung của cả đàn bò Holstein
Friesian đực và cái theo năm sinh ....................... Error! Bookmark not defined.
3.4. Khuynh hƣớng di truyền về sản lƣợng sữa của đàn bò Holstein
Friesian............................................................. Error! Bookmark not defined.

vii
Footer Page 7 of 126.


Header Page 8 of 126.

3.4.1. Mô hình phân tích khuynh hướng di truyền về sản lượng sữa
của toàn bộ đàn bò Holstein Friesian tại Mộc Châu và Đức Trọng theo năm
sinh ........................................................................ Error! Bookmark not defined.
3.4.2. Khuynh hướng di truyền về sản lượng sữa chu kỳ 305 ngày của
các đàn bò theo năm sinh ..................................... Error! Bookmark not defined.
3.4.3. Khuynh hướng di truyền về sản lượng sữa chung của đàn bò cái
Holstein Friesian trên 2 khu vực theo năm sinh.. Error! Bookmark not defined.
3.4.4. Khuynh hướng di truyền về sản lượng sữa của đàn bò cái
Holstein Friesian trên từng khu vực theo năm sinhError! Bookmark not defined.
3.4.4.1. Khuynh hướng di truyền về sản lượng sữa của đàn bò cái
Holstein Friesian tại Mộc Châu theo năm sinh ... Error! Bookmark not
defined.
3.4.4.2. Khuynh hướng di truyền về sản lượng sữa của đàn bò cái
Holstein Friesian tại Đức Trọng theo năm sinh .. Error! Bookmark not
defined.

3.4.5. Khuynh hướng di truyền về sản lượng sữa của đàn bò đực
giống Holstein Friesian phối giống cho đàn bò cái tại 2 khu vực theo năm
sinh ........................................................................ Error! Bookmark not defined.
3.4.6. Khuynh hướng di truyền về sản lượng sữa trên toàn đàn bò đực
giống và bò cái Holstein Friesian theo năm sinh Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................ Error! Bookmark not defined.
1. Kết luận ........................................................ Error! Bookmark not defined.
2. Đề nghị ......................................................... Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 32
Tài liệu tiếng Việt ........................................................................................ 32
Tài liệu tiếng nƣớc ngoài ............................................................................ 37

viii
Footer Page 8 of 126.


Header Page 9 of 126.

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Ý nghĩa của chữ viết tắt

cs.

Cộng sự

GTG


Giá trị giống ước tính (Estimated Breeding Value)

h2

Hệ số di truyền

HF

Holstein Friesian

KHKT

Khoa học kỹ thuật

LSM

Trung bình bình phương nhỏ nhất

Mean

Giá trị trung bình

NN & PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

NXB

Nhà xuất bản


Rti

Độ chính xác của giá trị giống

SE

Sai số chuẩn

SLS305 ngày

Sản lượng sữa chu kỳ 305 ngày trung bình

TCTK

Tổng cục thống kê

TNS

Tiềm năng sữa

TTNT

Thụ tinh nhân tạo

Va

Phương sai di truyền cộng gộp (Aditive)

Vape


Phương sai môi trường thường trực của con vật (Animal’
permanent environment variance)

Ve

Phương sai môi trường (Environment)

Vp

Phương sai kiểu hình (phenotype)

ix
Footer Page 9 of 126.


Header Page 10 of 126.

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 1.1. Số lượng bò sữa và tổng sản lượng sữa tươi của nước ta 2010-2015 .... 5
Bảng 1.1: Sản lượng sữa chu kỳ 305 ngày của đàn bò HF nuôi tại Mộc Châu qua các
công trình nghiên cứu trong giai đoạn 2004 - 2014 ........................................... 6
Bảng 1.2: Sản lượng sữa chu kỳ 305 ngày của đàn bò HF nuôi tại Đức Trọng qua
các công trình nghiên cứu trong giai đoạn trong giai đoạn 2002-2011.............. 7
Bảng 1.3: Sản lượng sữa chu kỳ 305 ngày của đàn bò HF nuôi tại một số nước trong
giai đoạn 2001-2009 ........................................................................................... 9
Bảng 3.1: Thành phần phương sai về một số yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng sữa chu
kỳ 305 ngày của bò Holstein Friesian nuôi tại Mộc Châu và Đức Trọng ........ 39
Bảng 3.2: Giá trị trung bình bình phương nhỏ nhất về sản lượng sữa chu kỳ 305 ngày của
bò Holstein Friesian tại Mộc Châu và Đức Trọng theo từng yếu tố......................... 45

Bảng 3.3: Các thành phần phương sai và hệ số di truyền về sản lượng sữa chu kỳ 305
ngày của bò Holstein Friesian tại Mộc Châu và Đức Trọng ............................ 47
Bảng 3.4: Giá trị giống trung bình về sản lượng sữa của đàn bò Holstein Friesian tại 2
khu vực Mộc Châu và Đức Trọng ................................................................... 52
Bảng 3.5: Giá trị giống về sản lượng sữa của đàn bò cái chung cả hai khu vực Mộc
Châu và Đức Trọng theo năm sinh………….. ................................................. 54
Bảng 3.6: Giá trị giống về sản lượng sữa của đàn bò cái Holstein Friesian Mộc Châu
theo năm sinh .................................................................................................. 56
Bảng 3.7. Giá trị giống về sản lượng sữa của đàn bò cái Holstein Friesian tại Đức
Trọng theo năm sinh ......................................................................................... 58
Bảng 3.8: Giá trị giống ước tính về tiềm năng sữa của đàn bò đực giống Holstein
Friesian sử dụng phối giống cho đàn bò cái tại Mộc Châu và Đức Trọng theo
năm sinh ............................................................................................................ .. 60
Bảng 3.9: Giá trị giống chung của cả đàn bò đực và cái theo năm sinh ................. 62
Bảng 3.10: Mô hình phân tích khuynh hướng di truyền về sản lượng sữa chu kỳ 305
ngày của các đàn bò Holstein Friesian theo năm sinh ....................................... 64
Bảng 3.11: Khuynh hướng di truyền về sản lượng sữa chu kỳ 305 ngày của các đàn
bò Holstein Friesian nuôi tại Mộc Châu và Đức Trọng theo năm sinh ............. 65

x
Footer Page 10 of 126.


Header Page 11 of 126.

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 3.1. Giá trị giống về sản lượng sữa của đàn bò cái Holstein Friesian chung cả
hai khu vực Mộc Châu và Đức Trọng theo năm sinh.. ........................ 55
Hình 3.2. Giá trị giống về sản lượng sữa của đàn bò cái Holstein Friesian tại Mộc

Châu theo năm sinh ................................................. ............................. 56
Hình 3.3. Giá trị giống về sản lượng sữa của đàn bò cái Holstein Friesian tại Đức
Trọng theo năm sinh ................................................. ............................ 58
Hình 3.4. Giá trị giống về tiềm năng sữa của đàn bò đực giống theo năm sinh ...... 61
Hình 3.5. Giá trị giống về sản lượng sữa chu kỳ 305 ngày chung của toàn bộ đàn bò
đực và cái theo năm sinh ............................................................ .......... 63
Hình 3.6. Khuynh hướng di truyền về sản lượng sữa chu kỳ 305 ngày chung của đàn
bò cái Holstein Friesian tại 2 khu vực Mộc Châu và Đức Trọng theo
năm sinh ................................................................................................ 66
Hình 3.7. Khuynh hướng di truyền về sản lượng sữa chu kỳ 305 ngày của đàn bò cái
Holstein Friesian tại Mộc Châu theo năm sinh ..................................... 67
Hình 3.8. Khuynh hướng di truyền về sản lượng sữa chu kỳ 305 ngày của đàn bò cái
Holstein Friesian tại Đức Trọng theo năm sinh .................................... 68
Hình 3.9. Khuynh hướng di truyền về sản lượng sữa của đàn bò đực giống Holstein
Friesian phối giống cho đàn bò cái tại 2 khu vực theo năm sinh ......... 69
Hình 3.10. Khuynh hướng di truyền về sản lượng sữa chung của toàn bộ đàn bò đực
sử dụng phối giống cho đàn cái và đàn bò cái Holstein Friesian tại 2 khu
vực Mộc Châu và Đức Trọng theo năm sinh ......................... ............... 70

xi
Footer Page 11 of 126.


Header Page 12 of 126.

MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam có đàn bò sữa khoảng 275,328 nghìn con và sản xuất được
723,153 nghìn tấn sữa tươi (Cục Chăn nuôi, 2015). Giống bò sữa Holstein Friesian
(HF) có nguồn gốc từ vùng ôn đới với sản lượng sữa (SLS) cao được nhập vào Việt

Nam từ nhiều nước và được nuôi chủ yếu tại Mộc Châu (Sơn La) và Đức Trọng
(Lâm Đồng), nơi có khí hậu ôn hòa nên dễ nuôi hơn và khả năng cho sữa cũng tốt
hơn các nơi khác.
Ở Việt Nam, nghiên cứu về di truyền phục vụ công tác giống vật nuôi, nhất
là trên đại gia súc còn nhiều hạn chế, chủ yếu dựa vào các phương pháp thường quy
như cân, đong, đo, đếm, .. để chọn lọc đều dựa vào kiểu hình. Gần đây, các phương
pháp tiên tiến đã được triển khai đánh giá theo bản chất di truyền con vật như
BLUP, REML và các phần mềm chuyên dụng tiên tiến cũng đã được nhiều nhà
khoa học Việt Nam ứng dụng như SAS, VCE, PEST, ... Thực tế, việc ứng dụng các
chương trình và phần mềm hiện đại vào công tác chọn lọc giống vật nuôi ở nước ta
hiện tại còn hạn chế, gặp nhiều khó khăn vì cơ sở hạ tầng chăn nuôi chưa đủ điều
kiện có được bộ số liệu phù hợp cho việc tính toán đạt độ chính xác cao dẫn đến
năng suất vật nuôi chưa cao.
Đối với bò sữa, việc áp dụng giá trị di truyền vào chọn lọc giống như giá trị
giống ước tính (GTG) là rất phổ biến trên thế giới, song phương pháp đó cũng mới
bắt đầu đưa vào nghiên cứu trong những năm gần đây ở nước ta (Phạm Văn Giới,
2008; Nguyễn Văn Đức và cs., 2011; Lê Bá Quế, 2013; Lê Văn Thông và cs., 2014;
Phạm Văn Tiềm, 2015). Hơn nữa, để chọn tạo được đàn bò sữa cho năng suất cao,
mang tính bền vững là một vấn đề đòi hỏi toàn diện, từ việc nắm chắc lý luận khoa
học về di truyền và chọn giống của những người làm giống đến sự am hiểu về ảnh
hưởng của các yếu tố môi trường như dinh dưỡng thức ăn, kỹ thuật chăm sóc nuôi
dưỡng, quản lý đàn gia súc, ... của người chăn nuôi thì mới giúp cho con vật có thể
phát huy hết tiềm năng về khả năng sản xuất của nó để năng suất và hiệu quả kinh tế
thu được mới cao.

1
Footer Page 12 of 126.


Header Page 13 of 126.


Để chọn giống bò sữa, phương pháp chọn lọc bằng GTG được xác nhận là
một trong những phương pháp chính xác và hiệu quả nhất. Để xác định được GTG,
phả hệ của từng cá thể bò đực và cái giống cần được ghi chép rõ ràng và các chỉ tiêu
sản xuất của chúng phải đầy đủ. Từ GTG xác định được, chọn những bò cái và đực
giống có GTG cao nhất để xây dựng kế hoạch phối giống thích hợp nhằm nâng cao
SLS của đàn bò sữa tại Việt Nam. Song, sau một thời gian chọn lọc nhất định,
khuynh hướng di truyền về SLS của đàn bò cần được đánh giá nhằm kiểm tra lại
mức độ chuẩn xác của phương pháp chọn lọc đã áp dụng.
Để góp phần nâng cao chất lượng giống bò sữa HF phục vụ chương trình phát
triển giống bò sữa Việt Nam nhanh, hiệu quả, bền vững, năng suất sữa cao, hiệu quả
kinh tế lớn vừa mang tính khoa học, thời sự và thực tiễn, trong khuôn khổ đề tài trọng
điểm cấp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giai đoạn 2012-2016 “Đánh giá
tiềm năng di truyền về sản lượng sữa của đàn bò có nguồn gốc Holstein Friesian
nuôi tại Việt Nam”, được sự đồng ý của Chủ nhiệm Đề tài TS. Phạm Văn Giới,
chúng tôi chọn nội dung “Đánh giá tiềm năng di truyền về sản lượng sữa của đàn
bò Holstein Friesian tại Việt Nam” làm đề tài luận văn.
Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu tổng quát: Đánh giá được tiềm năng di truyền về sản lượng sữa
bằng giá trị giống ước tính phục vụ công tác chọn giống bò Holstein Friesian nuôi ở
Mộc Châu (Sơn La) và Đức Trọng (Lâm Đồng) đạt năng suất cao.
Mục tiêu cụ thể:
- Đánh giá được năng suất sữa của đàn bò nuôi tại Mộc Châu và Đức Trọng.
- Ước tính được các thành phần phương sai và tham số di truyền về sản lượng
sữa của đàn bò Holstein Friesian nuôi tại Mộc Châu và Đức Trọng.
- Ước tính được giá trị giống về sản lượng sữa chu kỳ 305 ngày của các bò
đực và cái Holstein Friesian nuôi tại Mộc Châu và Đức Trọng.
- Xác định được khuynh hướng di truyền của tính trạng sản lượng sữa chu kỳ
305 ngày trên đàn bò đực và cái Holstein Friesian nuôi tại Mộc Châu và Đức Trọng.


2
Footer Page 13 of 126.


Header Page 14 of 126.

Chƣơng 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Nghiên cứu về khả năng sản xuất sữa của giống bò Holstein Friesian
1.1.1. Khả năng sản xuất sữa của giống bò Holstein Friesian nuôi tại Việt Nam
Chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam đã trải qua nhiều thăng trầm liên quan đến lịch
sử và sự phát triển kinh tế xã hội theo từng thời kỳ với những nét đặc thù riêng biệt,
nhưng phát triển chậm so với các ngành chăn nuôi khác. Một số giống bò đã được
nhập vào Việt Nam lần đầu tiên từ năm 1923 để khai thác sữa như Red Sindhi,
Sahiwal, Ongole..., nhưng với số lượng ít, khoảng 300 con, được nuôi tại Tân Sơn
Nhất và Vĩnh Tuy, Bạch Mai, Hà Nội (Nguyễn Văn Đức và cs., 2006).
Giống bò sữa Holstein Friesian (HF) được nhập vào nước ta năm 1960 từ
Bắc Kinh-Trung Quốc với tên gọi "bò sữa lang trắng đen” có nguồn gốc từ Hà Lan,
được nuôi ở Ba Vì, Mộc Châu và Sa Pa (Nguyễn Văn Đức và cs., 2006). Những
năm 1963-1968, nhiều hộ nuôi bò HF có nguồn gốc Nhật Bản và giai đoạn này là
thời kỳ phát triển thịnh vượng của các nông trường quốc doanh chăn nuôi bò sữa
(Phạm văn Giới và cs. (2010b).
Giai đoạn 1970-1980, chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam tập trung vào một số ít
nông trường quốc doanh lớn. Năm 1970, hàng nghìn bò HF được nhập từ Cu Ba về
Mộc Châu và Sao Đỏ (Sơn La), Đức Trọng (Lâm Đồng), nơi có điều kiện khí hậu
thích hợp đố với giống bò sữa này.
Đàn bò sữa đã tăng nhanh trong cả khu vực Nhà nước và tư nhân từ năm
1980. Trong giai đoạn này có sự ra đời của công ty sữa Việt Nam (Vinamilk), Nestle
và Cô gái Hà Lan (Nguyễn Đăng Vang và cs., 2005).
Một trong những thành quả nổi bật nhất về lĩnh vực nghiên cứu bò sữa là
công trình nghiên cứu khoa học "Bò lai hướng sữa Việt Nam” đã được Thủ tướng

tặng giải thưởng Khoa học Công nghệ Nhà nước vào năm 2000.
Từ năm 2001 đến nay, Chính phủ đã quan tâm đến ngành sữa hơn, cho phép
thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu khoa học về lĩnh vực bò sữa trọng điểm cấp Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn như: "Chọn tạo đàn bò lại hướng sữa đạt sản

3
Footer Page 14 of 126.


Header Page 15 of 126.

lượng 4000 lít/chu kỳ" giai đoạn 2001-2005, "Nghiên cứu các giải pháp về giống để
nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò sữa” giai đoạn 20062010, “Nghiên cứu, đánh giá, tuyển chọn bò đực giống tại Moncada để sản xuất tinh
đông lạnh phục vụ công tác giống bò Việt Nam” giai đoạn 2008-2012, “Đánh giá
tiềm năng di truyền về sản lượng sữa của đàn bò có nguồn gốc Holstein Friesian
nuôi tại Việt Nam” giai đoạn 2012-2016 và các đề tài Độc lập cấp Nhà nước như:
"Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật tiên tiến phát triển chăn nuôi bò sữa" giai đoạn
2003-2005, "Nghiên cứu kiểm tra, đánh giá và chọn lọc bò đực giống Holstein Friesian
qua đời sau" giai đoạn 2009-2013.
Thực tiễn, sau khi có Quyết định 167 của Chính phủ về phát triển bò sữa
năm 2001, nhiều tỉnh đã nhập bò HF cao sản từ Australia, Mỹ, Canada, New
Zealand, Nhật Bản. Từ 2001 đến 2004, Việt Nam đã nhập 10.326 con bò HF từ Mỹ,
Australia, New Zealand và một số tinh, phôi đông lạnh của giống bò HF cao sản
(Nguyễn Văn Đức và cs., 2006). Vì vậy, đàn bò sữa HF ở Việt Nam được hình
thành chủ yếu từ nhiều nguồn gen nhập nội và được nuôi tập trung ở Mộc Châu và
một số ít ở Đức Trọng. Chính vì vậy, sản lượng sữa chu kỳ 305 ngày trên đàn bò sữa
HF nuôi tại Mộc Châu và Đức Trọng đạt khá cao.
Nhờ có chủ trương phát triển chăn nuôi bò sữa, số lượng bò sữa nước ta tuy
rất ít, chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng đàn bò, đã bắt đầu tăng nhanh từ năm 2001 đến
nay: năm 2001, đàn bò sữa Việt Nam chỉ có 41.200 con, chiếm tỷ lệ 1,05%, năm

2005 lên đến 104,0 nghìn con, chiếm 1,88% (Nguyễn Đăng Vang và cs., 2005),
nhưng ước tính đến ngày 01/04/2015 của Tổng cục thống kê (TCTK) đã lên đến
253.696 con trong tổng đàn bò là 5.314.895 con, chiếm khoảng 4,75%. Tổng sản
lượng sữa tươi sản xuất ở Việt Nam thấp: năm 1945 chỉ sản xuất được 10 tấn, đến
năm 1985 là 4.700 tấn (Nguyễn Đăng Vang và cs., 2005), nhưng tăng nhanh từ năm
2001 (65.000 tấn) đến năm 2014, đạt 549.553 tấn (Cục Chăn nuôi, 2015).
Số lượng bò sữa và tổng sản lượng sữa tươi sản xuất trong 5 năm gần đây
của nước ta đã minh chứng sự phát triển nhanh đàn bò, đặc biệt chất lượng giống
mà nổi bật nhất là sản lượng sữa sản xuất hàng năm và được thể hiện ở Biểu đồ 1.1.

4
Footer Page 15 of 126.


Header Page 16 of 126.

Biểu đồ 1.1. Số lượng bò sữa và tổng sản lượng sữa tươi của nước ta 2010-2015
Tuy vậy, tổng lượng sữa tươi sản xuất của đàn bò sữa Việt Nam đến nay
cũng chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu của cộng đồng (Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, 2015).
1.1.1.1. Sản lượng sữa của đàn bò Holstein Friesian nuôi tại Mộc Châu
Sản lượng sữa chu kỳ 305 ngày trung bình (SLS305 ngày) là lượng sữa sản
xuất của một bò sữa từ lúc sinh bê đến ngày vắt sữa thứ 305. SLS305 ngày là chỉ
tiêu được sử dụng để đánh giá khả năng sản xuất sữa của bò sữa. SLS305 ngày là
tính trạng số lượng, đa gen, phân bố chuẩn và chịu tác động bởi nhiều yếu tố di
truyền và ngoại cảnh (Võ Văn Sự và cs., 1996a; Nguyễn Văn Đức và cs., 2006;
Phạm Văn Giới, 2008; Nguyễn Văn Đức và cs., 2011; Phạm Văn Tiềm, 2015).
Mộc Châu là một trong những cơ sở có điều kiện chăn nuôi bò sữa HF tốt
nhất ở nước ta. Đàn bò sữa HF đã được nuôi từ lâu tại Mộc Châu và thực sự
SLS305 ngày đã đạt được khá cao, tăng dần qua các năm rõ rệt thể hiện qua các

công trình nghiên cứu và đã góp phần mang lại lợi ích to lớn cho người chăn nuôi
bò sữa trên vùng cao nguyên này. Sở dĩ, SLS305 ngày của đàn bò HF nuôi tại Mộc
Châu đạt cao là do yếu tố di truyền tốt: đàn bò giống được sinh ra từ nguồn gen cao
sản của các quốc gia tiên tiến trên thế giới và được chọn lọc khá nghiêm túc nên chất
lượng giống tốt. Hơn nữa, các yếu tố môi trường cũng được cải thiện đáng kể: điều

5
Footer Page 16 of 126.


Header Page 17 of 126.

kiện chăn nuôi đàn bò sữa tương đối thích hợp, nhất là dinh dưỡng thức ăn được cân
đối phù hợp khi sử dụng khẩu phần thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, kinh nghiệm chăn
nuôi bò sữa nhiều và áp dụng kỹ thuật chăn nuôi bò sữa tiên tiến.
Bảng 1.1. Sản lượng sữa chu kỳ 305 ngày của đàn bò HF nuôi tại Mộc Châu qua
các công trình nghiên cứu trong giai đoạn 2004-2014
Tác giả
Đỗ Kim Tuyên và Bùi
Duy Minh
Nguyễn Hữu Lương và
cs.

Thời
gian
2004
2006

Nguồn gốc của bộ số liệu
Tất cả các chu kỳ sữa trong

giai đoạn 1998-2002

SLS305 ngày
(kg/chu kỳ)
4.300-4.600

Chu kỳ sữa đầu đàn bò HF
nhập từ Australia

3.748

Phạm Văn Giới

2008 Chu kỳ đầu

4.709,49

Nguyễn Văn Đức và cs.

2008 Tất cả các chu kỳ sữa

4.907,95

Nguyễn Văn Thưởng và
cs.
Nguyễn Văn Đức và cs.

2008
2011


Tất cả các chu kỳ sữa trong hệ
thống giống hình tháp
Tất cả các chu kỳ sữa toàn bộ
đàn giai đoạn 2006-2010

5.203
5.203

Chu kỳ sữa đầu thế hệ con của
Lê Bá Quế

2013 bò đực giống HF Trung tâm

5.118,9

Giống Gia súc lớn Trung ương
Chu kỳ sữa đầu của bò HF
Lê Văn Thông và cs.

2014 tham gia kiểm tra đực giống

5.242,13

qua đời sau 2009-2013
1.1.1.2. Sản lượng sữa của đàn bò Holstein Friesian nuôi tại Đức Trọng
Đức Trọng là một trong những cơ sở có điều kiện chăn nuôi bò sữa HF tốt ở
nước ta, song thời gian phát triển chậm hơn nên SLS305 ngày cũng thấp hơn Mộc
Châu, nhưng SLS305 ngày của đàn bò HF nuôi tại Đức Trọng cũng tăng dần qua
các năm thể hiện qua các công trình nghiên cứu (Bảng 1.2).


6
Footer Page 17 of 126.


Header Page 18 of 126.

Bảng 1.2. Sản lượng sữa chu kỳ 305 ngày của đàn bò HF nuôi tại Đức Trọng
qua các công trình nghiên cứu trong giai đoạn 2002-2011
Tác giả
Lê Mai
Trần Quang Hạnh và
Đặng Vũ Bình
Nguyễn Đăng Vang và
cs.
Nguyễn Xuân Trạch và
Phạm Phi Long
Lê Văn Thông và cs.

Thời
gian

Nguồn gốc của bộ số liệu

2002

Chu kỳ sữa 1, 2. 3 và 4

2007

Tất cả các chu kỳ sữa


2008
2008
2011

Chu kỳ sữa đầu của đàn HF
nhập từ Hoa Kỳ
Tất cả các chu kỳ sữa trong hệ
thống giống hình tháp
Tất cả các chu kỳ sữa toàn bộ
đàn trong giai đoạn 2006-2010

SLS305 ngày
(kg/chu kỳ)
2.699, 3.300,
3.299 và 3.098
3.300-5.127,14
5.175
4.171,89
4.431

Sở dĩ, sản lượng sữa chu kỳ 305 ngày trung bình của đàn bò HF nuôi tại Đức
Trọng hầu hết thấp hơn so với đàn bò HF ở Mộc Châu, ngoại trừ kết quả của Lê Văn
Thông và cs. (2014), vì yếu tố di truyền không thực sự tốt: đàn giống tuy được chọn
lọc, song số lượng không nhiều nên tỷ lệ chọn lọc cao dẫn đến chất lượng giống đàn
bò sữa này kém hơn và một số yếu tố môi trường cũng còn hạn chế: tuy khí hậu mát
mẻ, song điều kiện chăn nuôi, nhất là kinh nghiệm, kỹ thuật chăn nuôi và dinh dưỡng
chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu của chúng như ở Mộc Châu.
1.1.1.3. Sản lượng sữa của bò Holstein Friesian nuôi tại Việt Nam
Nhìn chung, công tác giống bò sữa cũng như ngành chăn nuôi bò sữa của

nước ta đã phát triển nhanh, đặc biệt chất lượng giống được cải thiện rất tốt và sự
phù hợp về dinh dưỡng thức ăn của đàn bò nên SLS305 ngày tăng nhanh trong mấy
năm qua. Lê Bá Quế và cs. (2013) cho biết SLS của đàn con gái của các bò đực
giống được chọn lọc làm giống tại Mộc Châu và Lâm Đồng là 5.118,9 kg/chu kỳ.
Lê Văn Thông (2014) cho biết sản lượng sữa chu kỳ 305 ngày trung bình của
đàn bò HF nuôi ở Đà Lạt là 5.466,60 kg/chu kỳ.
7
Footer Page 18 of 126.


Header Page 19 of 126.

Phạm Văn Tiềm và cs. (2014a) cho biết SLS305 ngày chu kỳ sữa đầu đàn bò
chị em gái cùng cha khác mẹ của đàn bò đực giống HF đang kiểm tra chọn lọc qua
đời sau nuôi tại Mộc Châu và Đức Trọng là 4.915,50 kg/chu kỳ. Tác giả cũng cho
biết, sản lượng sữa chu kỳ đầu chu kỳ 305 ngày trung bình của đàn bò con gái của
đàn bò đực giống đó cũng nuôi tại Mộc Châu và Đức Trọng đạt 5.474,90 kg/chu kỳ,
cao hơn đàn chị em gái vì các yếu tố di truyền và môi trường đều được cải thiện.
Theo thông báo của tác giả Đinh Văn Cải (2015), khi nghiên cứu xây dựng tiêu
chuẩn, khẩu phần và chế độ ăn cho bò sữa khi chúng được ăn đúng tiêu chuẩn, khẩu phần
và chế độ ăn: sản lượng sữa chu kỳ 305 ngày trung bình của đàn bò HF lai nuôi tại Thái
Hoà, Nghệ An đã đạt tới 6.082,7 kg/chu kỳ và sản lượng sữa chu kỳ 305 ngày trung bình
của đàn bò HF thuần nuôi tại Đơn Dương, Lâm Đồng đã đạt tới 6.947,9 kg/chu kỳ.
Rõ ràng, ngành chăn nuôi bò sữa của nước ta, chủ yếu là bò HF nuôi ở hai
khu vực Mộc Châu và Đức Trọng, trong những năm gần đây đã đạt được những kết
quả tốt hơn nhiều vì chất lượng giống ngày một tốt hơn do số lượng bò HF chất
lượng cao nhập khẩu về nhiều hơn, nên đàn bò đã được tuyển chọn cũng như sinh ra
có chất lượng tốt hơn. Hơn nữa, do giá bán sữa tươi trong những năm gần đây tăng
cao hơn và ổn định hơn nên việc đầu tư cải thiện môi trường chăn nuôi như thức ăn
cho đàn bò đã được người chăn nuôi quan tâm hơn, đặc biệt lượng cỏ bộ đậu

(Alfalfa) đã được nhập khẩu từ Hoa Kỳ, Australia về cho đàn bò. Đặc biệt hơn,
chăn nuôi bò sữa ở Mộc Châu đã sử dụng khẩu phần thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh,
nên giá trị dinh dưỡng thức ăn được cân đối phù hợp hơn trước rất nhiều nên sản
lượng sữa tăng cao và hiệu quả kinh tế thu được cũng rất lớn.
Tính đến ngày 01/04/2015, đàn bò sữa tại Việt Nam tăng 26,55% và sản
lượng sữa sản xuất tăng 24,41% so với năm 2014 (Tổng cục Thống kê, 2015). Theo
số liệu thu được, chúng tôi đã ước tính được sản lượng sữa chu kỳ 305 ngày trung
bình của đàn bò HF ở Mộc Châu lên tới 5.785 kg/chu kỳ.
Chất lượng bò sữa HF nước ta liên tục được tăng lên. Ngày 15/10/2015, tại
cuộc thi Hoa hậu bò sữa Mộc Châu (2015) được tổ chức hàng năm tại Công ty Cổ
phần Giống bò sữa Mộc Châu đã đánh giá, xác định được bò sữa đạt vương biện

8
Footer Page 19 of 126.


Header Page 20 of 126.

“Hoa hậu bò sữa năm 2015” là bò HF mang số hiệu 664, thuộc về chủ hộ bà Lê Thị
Thoa, Vườn Đào 1, với sản lượng sữa chu kỳ 305 ngày đã đạt tới 13.420 kg/chu kỳ.
1.1.2. Nghiên cứu về khả năng sản xuất sữa của giống bò Holstein Friesian nuôi
tại một số nước trên thế giới
Ngành chăn nuôi bò sữa đã có từ lâu trên thế giới và được phát triển mạnh ở
các nước có nền chăn nuôi tiên tiến. Ngành chăn nuôi bò sữa đang thực sự mang lại
hiệu quả chăn nuôi lớn với SLS305 ngày cao cho các quốc gia đó. Sản lượng sữa
chu kỳ 305 ngày của đàn bò HF nuôi tại một số nước trên thế giới trong giai đoạn
2001-2009 thể hiện qua các công trình nghiên cứu được trình bày tại bảng 1.3.
Bảng 1.3. Sản lượng sữa chu kỳ 305 ngày của đàn bò HF nuôi tại một số nước
trong giai đoạn 2001-2009
Tác giả


Thời
gian

Nguồn gốc của bộ số liệu

SLS305 ngày
(kg/chu kỳ)

Ojango và Pollott

2001

Kenya

4.557

Safi và cs.

2002

Iran

5.943

Bethany

2004

Canada


7.046

Tsuruta và cs.

2005

Hoa Kỳ

11.374

Chen và cs

2006

Bắc Kinh, Trung Quốc

8.500

Hall

2007

Trang trại Crystal Brook Canada

12.500

Đinh Văn Cải

2008


Israel (1952 và 2006)

Holstein Canada

2009

Canada

4.000 và 11.500
9.519

Theo số liệu thống kê của Liên đoàn bò Holstein Friesian thế giới (World
Holstein Friesian Federation, 2007), sản lượng sữa chu kỳ 305 ngày trung bình của
12 quốc gia có sản lượng sữa cao nhất thế giới là Israel (10.575 kg/chu kỳ), Hoa Kỳ
(10.258 kg/chu kỳ), Canada (9.658 kg/chu kỳ), Nhật Bản (9.196 kg/chu kỳ), Tây
Ban Nha (8.954 kg/chu kỳ), Anh (8.938 kg/chu kỳ), Hà Lan (8.618 kg/chu kỳ), Đức
(8.613 kg/chu kỳ), Italy (8.592 kg/chu kỳ), Iran (7.850 kg/chu kỳ), Pháp (7.470
kg/chu kỳ) và Australia (6.832 kg/chu kỳ).

9
Footer Page 20 of 126.


Header Page 21 of 126.

Chất lượng giống bò sữa HF liên tục được nâng lên nên SLS305 ngày cũng
được tăng lên cao ở các quốc gia chăn nuôi bò sữa tiên tiến trên thế giới. Theo công
bố của ICAR (2013), sản lượng sữa chu kỳ 305 ngày trung bình của bò HF nuôi tại
Nhật Bản đạt 9.295 kg/chu kỳ, Tây Ban Nha đạt 9.546 kg/chu kỳ, Hàn Quốc đạt

9.737 kg/chu kỳ và Hoa Kỳ là 10.967 kg/chu kỳ. Trong ba chương trình gây giống
bò sữa hiệu quả nhất của Đan Mạch đã cho thấy giống bò sữa VikingHolstein có
SLS305 ngày là 10.054 kg/chu kỳ (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2015).
1.2. Các thành phần phƣơng sai và hệ số di truyền về sản lƣợng sữa
1.2.1. Các thành phần phương sai về sản lượng sữa chu kỳ 305 ngày của đàn bò
Holstein Friesian
Đối với bất kỳ tính trạng nào, khi muốn đánh giá đúng bản chất di truyền
của nó đều phải phân tích xác định được các thành phần phương sai của tính trạng
đó. Các thành phần phương sai bao gồm: thành phần phương sai di truyền (Va),
thành phần phương sai môi trường (Ve), thành phần phương sai kiểu hình (Vp) và
thành phần phương sai còn lại (Vape), đây là thành phần phương sai thường trực
của con vật khi bản thân có nhiều số liệu thu thập, như tính trạng sản lượng sữa,
một đời bò cái có thể thu được nhiều số liệu về sản lượng sữa do bò đẻ nhiều lứa.
Sử dụng phương pháp REML (Patterson and Thompson, 1971) để ước tính
các thành phần phương sai di truyền, môi trường và kiểu hình của tính trạng sản
lượng sữa chu kỳ 305 ngày trung bình trên đàn bò sữa là khá phổ biến vì độ chuẩn
xác cao. Đồng thời, sử dụng mô hình con vật (Animal model) một tính trạng, một
tính trạng có số liệu lặp lại và nhiều tính trạng để ước tính các thành phần phương sai
cũng rất thông dụng. Do vậy, kết quả xác định được của các công trình về các thành
phần phương sai di truyền, phương sai còn lại, phương sai môi trường và phương sai
kiểu hình của tính trạng sản lượng sữa chu kỳ 305 ngày đạt độ chính xác cao.
Độ lớn của các thành phần phương sai di truyền, môi trường, kiểu hình và
còn lại của tính trạng sản lượng sữa chu kỳ 305 ngày phụ thuộc rất nhiều vào đặc
tính của quần thể, cấu trúc đàn bò và khả năng sản xuất sữa của mỗi cá thể trong

10
Footer Page 21 of 126.


Header Page 22 of 126.


từng đàn. Đồng thời, độ lớn của các thành phần phương sai này cũng chịu ảnh
hưởng lớn bởi mô hình sử dụng phân tích.
Thành phần phương sai di truyền về sản lượng sữa chu kỳ 305 ngày đã được
nghiên cứu nhiều trên thế giới để phục vụ cho chọn lọc giống, đặc biệt tại các quốc
gia có ngành chăn nuôi bò sữa phát triển.
Tại trường Đại học bang Iowa, Schutz và cs. (1992) nghiên cứu về bản chất
di truyền tính trạng về sữa đã công bố thành phần phương sai di truyền Va về SLS
chu kỳ 305 ngày trên đàn bò HF là 323483,0-583040,0 kg2.
Trong lúc đó, tại Pennsylvania (Hoa Kỳ), Campos và cs. (1994) nghiên cứu
trên đàn bò sữa HF công bố thành phần phương sai di truyền Va về SLS chu kỳ 305
ngày là 366634,0 kg2.
Trên đàn bò sữa HF nuôi tại Ireland, Olori và cs. (2002) nghiên cứu đánh giá
các thành phần phương sai và rút ra kết luận thành phần phương sai di truyền Va về
SLS chu kỳ 305 ngày là 275520,0 kg2.
Ở một nghiên cứu trên đàn bò sữa HF của Egyptian, Adel và cs. (2005) đã
xác định được thành phần phương sai di truyền về SLS chu kỳ 305 ngày biến động
trong phạm vi 255735,0-243686,0 kg2.
Khi nghiên cứu về SLS chu kỳ 305 ngày trung bình trên 3 chu kỳ sữa đầu
của đàn bò sữa HF nuôi tại Ireland, Berry và cs. (2008) cho biết thành phần phương
sai di truyền Va biến động trong phạm vi 213323,9-275142,6 kg2.
Thế nhưng, tại Việt Nam, nghiên cứu về các thành phần phương sai di
truyền, môi trường, kiểu hình và còn lại của các tính trạng kinh tế quan trọng trên
tất cả các giống vật nuôi nói chung vẫn còn rất hạn chế. Đối với tính trạng sản
lượng sữa chu kỳ 305 ngày trung bình của giống bò sữa HF thì hầu như không được
quan tâm đến ngoài mới được nghiên cứu trong những năm gần đây trên đàn bò sữa
HF nuôi tại Mộc Châu và Tuyên Quang của Phạm Văn Giới và cs. (2013). Công
trình này của Phạm Văn Giới và cs. (2013) đã xác định được đầy đủ các thành phần
phương sai di truyền, môi trường, kiểu hình và còn lại đối với tính trạng sản lượng
sữa chu kỳ 305 ngày trên đàn bò sữa HF nuôi tại Mộc Châu và Tuyên Quang.


11
Footer Page 22 of 126.


Header Page 23 of 126.

Thành phần phương sai di truyền Va về sản lượng sữa chu kỳ 305 ngày trung
bình biến động trong phạm vi 218117-251835 kg2, tùy theo mô hình phân tích mà
tác giả đã sử dụng (Phạm Văn Giới và cs., 2013).
Thành phần phương sai môi trường (Ve) về sản lượng sữa chu kỳ 305 ngày
cũng có ảnh hưởng đến tính trạng SLS của đàn bò sữa HF, song tỷ lệ cao hay thấp
phụ thuộc vào yếu tố môi trường của từng đàn.
Thành phần phương sai phương sai kiểu hình (Vp) về sản lượng sữa chu kỳ
305 ngày trung bình được xác định biến động lớn trên các đàn bò sữa HF nuôi ở các
quốc gia khác nhau trên thế giới, nhưng thường thường biến động trong phạm vi rất
lớn: 1.724.000-1.730.000 kg2 trên đàn bò HF ở New York (Albuquerque và cs.,
1998); 603.709 kg2 trên đàn bò HF ở Quebec, Canada (Parke và cs., 1999); 693.020
kg2 trên đàn bò HF ở Ireland (Olori và cs., 2002); 862.369-865.838 kg2 trên đàn bò
HF nuôi tại Mộc Châu và Tuyên Quang (Phạm Văn Giới và cs., 2013); 1.071.527
kg2 trên đàn bò HF ở Pennsylvania (Campos và cs., 1994); 1.039.704-1.160.952 kg2
trên đàn bò HF ở Ai Cập (Adel và cs., 2005).
Đối với thành phần phương sai còn lại về SLS305 ngày (Vape) trong nghiên
cứu của Phạm Văn Giới và cs. (2013) trên đàn bò HF nuôi tại Mộc Châu và Tuyên
Quang đã được xác định biến động trong phạm vi 109061-122709 kg2, tùy theo mô
hình phân tích được sử dụng. Kết quả này cũng cho biết thành phần phương sai còn
lại trên đàn bò HF nuôi tại Mộc Châu và Tuyên Quang đóng góp cho phương sai
kiểu hình rất nhỏ, chỉ từ 12,6% đến 14,2%. Như vậy, thành phần phương sai còn lại
ở nghiên cứu này đóng góp cho phương sai kiểu hình với tỷ lệ rất thấp (7,5%).
Trong lúc đó, thành phần phương sai còn lại ở một số nghiên cứu trên thế giới về

SLS tuy cũng không lớn, song hầu hết đều cao hơn kết quả nghiên cứu của Phạm
Văn Giới và cs. (2013) trên đàn bò HF nuôi tại Mộc Châu và Tuyên Quang, đó là 3235% được xác định bởi Schutz và cs. (1992) và 24-25% được xác định bởi
Albuquerque và cs. (1998) trên các đàn bò sữa HF nuôi tại Hoa Kỳ.
Từ các thành phần phương sai được xác định trong mỗi đàn hay mỗi quần
thể này, chúng ta có thể xác định được giá trị các tham số thống kê cơ bản để đánh

12
Footer Page 23 of 126.


Header Page 24 of 126.

giá bản chất di truyền của mỗi tính trạng trên mỗi đàn bò như hệ số di truyền, hệ số
môi trường thường trực và hệ số môi trường dư thừa để làm căn cứ khoa học cho
việc xác định phương pháp chọn lọc thích hợp nhằm mang lại hiệu quả chọn lọc cao
nhất cho mỗi đàn bò.
Mục đích của việc xác định các thành phần phương sai là để sử dụng chúng
vào việc ước tính các tham số thống kê mà hệ số di truyền của mỗi tính trạng là
thành phần quan trọng nhất. Từ hệ số di truyền, tiếp tục xác định GTG của tính
trạng này để từ đó sử dụng GTG vào công tác chọn lọc giống.
1.2.2. Hệ số di truyền về tính trạng sản lượng sữa chu kỳ 305 ngày
1.2.2.1. Khái niệm về hệ số di truyền
Hệ số di truyền (h2) được Wright đề cập đến từ năm 1921. Lush (1949) đã sử
dụng khái niệm "hệ số di truyền theo nghĩa rộng". Về bản chất, hệ số di truyền theo
nghĩa rộng là hồi quy tuyến tính của giá trị di truyền theo giá trị kiểu hình (b GP).
Trên thực tế, việc ước tính phương sai di truyền chỉ có thể đuợc thực hiện thông qua
việc phân tích các cặp anh chị em sinh đôi cùng trứng, do vậy khái niệm "hệ số di
truyền theo nghĩa rộng" ít được sử dụng. Lusch (1949) cũng đã sử dụng khái niệm
"hệ số di truyền theo nghĩa hẹp". Về bản chất, hệ số di truyền theo nghĩa hẹp là hồi
quy tuyến tính của giá trị di truyền cộng gộp (giá trị giống) theo giá trị kiểu hình

(bAP). Trên thực tế, hệ số di truyền theo nghĩa hẹp được sử dụng rộng rãi hơn và
được ký hiệu là h2A. Như vậy, có thể định nghĩa hệ số di truyền theo các cách sau:
- Hệ số di truyền là tỷ số giữa phương sai di truyền và phương sai kiểu hình
(định nghĩa hệ số di truyền theo nghĩa rộng), hoặc là tỷ số giữa phuơng sai di truyền
cộng gộp và phuơng sai kiểu hình (định nghĩa hệ số di truyền theo nghĩa hẹp);
- Ngoài ra, còn có thể xem hệ số di truyền nhu là bình phuơng của hệ số tuơng quan
giữa giá trị di truyền và giá trị kiểu hình (định nghĩa hệ số di truyền theo nghĩa rộng), hoặc
bình phuơng của hệ số tuơng quan giữa giá trị di truyền cộng gộp (giá trị giống) và giá trị
kiểu hình (định nghĩa hệ số di truyền theo nghĩa hẹp).

Theo di truyền học số lượng, hệ số di truyền của một tính trạng là bình
phương tương quan kiểu hình và giá trị giống đối với tính trạng đó. Hệ số di truyền

13
Footer Page 24 of 126.


Header Page 25 of 126.

của các tính trạng biến động trong phạm vi 0-1 (Falconer và Mackay, 1996; Nguyễn
Văn Đức và cs., 2006).
Giá trị đo lường của tính trạng số lượng trên một cá thể được gọi là giá trị
kiểu hình (P) đó là kết quả đóng góp của kiểu gen và môi trường. Giá trị có liên hệ
với kiểu gen là giá trị kiểu gen (G) và giá trị có liên hệ với môi trường là sai lệch
môi trường (E). Quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình theo biểu thức:
P=G+E
Nhưng, khi phân tích chi tiết trong thành phần của kiểu gen cho thấy giá trị
kiểu gen gồm có các tác động cộng gộp (A), tác động của ảnh hưởng trội (D) và tác
động của tương tác và át chế (I). Như vậy, thành phần kiểu gen được thể hiện một
cách chi tiết là G = A + D + I.

Hệ số di truyền là tỷ lệ của phần do gen quy định trong việc tạo nên giá trị
kiểu hình. Có thể hiểu hệ số di truyền theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp.
a. Hệ số di truyền theo nghĩa rộng
Hệ số di truyền theo nghĩa rộng (heritability in broad sense) (h2G) được biểu
thị bằng tỷ số giữa phương sai di truyền ( G2 ) và phương sai kiểu hình (  2P ), hoặc
được biểu thị bằng hồi quy tuyến tính của giá trị di truyền theo giá trị kiểu hình,
hoặc được biểu thị bằng bình phương của hệ số tương quan giữa giá trị di truyền và
giá trị kiểu hình. Hệ số di truyền theo nghĩa rộng được biểu diễn bằng công thức:

h G2

G2
 2
P

Hệ số di truyền theo nghĩa rộng ít được sử dụng trong công tác giống vật
nuôi vì việc ước tính phương sai di truyền chỉ có thể thực hiện được thông qua việc
phân tích các cặp anh chị em sinh đôi cùng trứng và thường ở mức cao nên không
phản ánh đúng khả năng di truyền của tính trạng được xác định qua đời sau.
Hơn nữa, cả hai thành phần phương sai về giá trị kiểu gen VG và phương sai
của sai lệch môi trường VE đều không thể trực tiếp xác định được từ các quan sát
của một quần thể bình thường, mà chúng chỉ xác định được trong các quần thể thực
nghiệm nhất định. Như vậy, nếu một trong hai thành phần trên có thể loại bỏ hoàn

14
Footer Page 25 of 126.


×