Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

Lồng ghép ứng phó tác động biến đổi khí hậu trong lập quy hoạch thành phố Thanh Hóa (Tài liệu là bản tóm tắt )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 45 trang )

Header Page 1 of 126.

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

Phan Thị Hằng

LỒNG GHÉP ỨNG PHĨ TÁC ĐỘNG
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG LẬP QUY HOẠCH
THÀNH PHỐ THANH HĨA
Chun ngành: Khoa học Mơi trƣờng
Mã số: 60440301

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN:PGS.TSLƯU ĐỨC HẢI

Hà Nội – Năm 2016
Footer Page 1 of 126.


Header Page 2 of 126.

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tơi xin chân thành bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc
đến PGS.TS Lưu Đức Hải trường Đại học Khoa học Tự Nhiên-ĐHQGHN, người đã
tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện.
Tơi xin cảm ơn các thầy cô giáo trongkhoa Môi trường –Trường ĐHKHTNĐHQGHN đã nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ tơi trong q trình học tập tại trường.
Tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã
luôn giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn.


Mặc dù đã có nhiều cơ gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất.
Song do hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi những thiếu
sót nhất định mà bản thần chưa thấy được. Tơi rất mong được sự góp ý của thầy cơ
giáo và bạn bè đồng nghiệp để luận văn được hoàn chỉnh hơn.

Hà Nội, tháng 12 năm 2016
Học viên
Phan Thị Hằng

Footer Page 2 of 126.


Header Page 3 of 126.

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN .....................................................................................3
1.1. Tổng quan về Biến đổi khí hậu và vấn đề đơ thị hóa .......................................3
1.1.1. Tổng quan về BĐKH..................................................................................3
1.1.2. Đơ thị hóa ...................................................................................................7
1.1.3. Mối quan hệ giữa BĐKH và Đơ thị hóa.....................................................9
1.2. Kinh nghiệm quốc tế trong việc lồng ghép BĐKH vào quá trình quy hoạch 13
1.3. Kinh nghiệm Việt Nam trong việc lồng ghép BĐKH vào quá trình quy hoạch.
...............................................................................................................................19
1.4. Tổng quan về quy hoạch và quy hoạch thành phố Thanh Hóa.......................24
1.4.1. Tổng quan về quy hoạch ..........................................................................24
1.4.2. Hiện trạng tài nguyên và môi trường thành phố Thanh Hóa ...................27
1.4.3. Khái quát về quy hoạch thành phố Thanh Hóa đến năm 2025 tầm nhìn
đến năm 2035. ....................................................................................................30
CHƢƠNG 2..............................................................................................................37

ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................37
2.1. Đối tượng nghiên cứu: ....................................................................................37
2.2. Phạm vi và thời gian nghiên cứu. ...................................................................37
2.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................37
2.3.1. Phương pháp điều tra và khảo sát ............................................................37
2.3.2. Phương pháp phân tích .............................................................................38
2.3.3. Phương pháp viễn thám và GIS ...............................................................39
2.3.4. Phương pháp phân tích SWOT ................................................................39
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..............................40
3.1. Các vấn đề BĐKH trong quy hoạch phát triển thành phố Thanh Hóa đến năm
2025, tầm nhìn đến năm 2035................................................................................40
3.2. Các nội dung và giải pháp lồng ghép ứng phó BĐKH trong quy hoạch phát
triển thành phố Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035. ....................59
3.2.1. Nội dung và giải pháp quy hoạch không gian đô thi................................59
3.2.2. Nội dung và giải pháp quy hoạch hạ tầng kỹ thuật: cây xanh, cấp và thoát
nước ....................................................................................................................62
3.2.3. Nội dung và giải pháp quy hoạch ứng phó với rủi ro ..............................75

Footer Page 3 of 126.


Header Page 4 of 126.

3.3. Đề xuất các giải pháp hồn thiện quy hoạch thành phố Thanh Hóa đến năm
2025, tầm nhìn đến năm 2035 dưới ảnh hưởng của BĐKH. .................................76
KẾT LUẬN ..............................................................................................................80
KIẾN NGHỊ .............................................................................................................82
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................83
PHỤ LỤC .................................................................................................................85


Footer Page 4 of 126.


Header Page 5 of 126.

CHỮ VIẾT TẮT
ATNĐ

Áp thấp nhiệt đới

BĐKH

Biến đổi khí hậu

BOD

Nhu cầu oxy sinh hóa

BOD5

Nhu cầu oxy sinh hóa sau 5 ngày xử lý

BTCT

Bê tơng cốt thép

COD

Nhu cầu oxy hóa học


CSHT

Cơ sở hạ tầng

CTR

Chất thải rắn

DO

Oxy hịa tan

ĐTH

Đơ thị hóa

ĐTM

Đơ thị mới

HTCN

Hệ thống cấp nước

PTĐT

Phát triển đơ thị

QCCP


Quy chuẩn cho phép

QHCT

Quy hoạch chi tiết

QHĐT

Quy hoạch đô thị

QHXD

Quy hoạch xây dựng

TBNN

Trung bình nhiều năm

TSS

Tổng chất rắn lơ lửng

Footer Page 5 of 126.


Header Page 6 of 126.

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Các ví dụ điển hình về các tác động hiện tại và dự báo ........................................ 11
các tác động của BĐKH tới công nghiệp, khu định cư, xã hội và mối tương tác................ 11

với các q trình khác. ......................................................................................................... 11
Bảng 2: Tóm tắt quá trình lập QHĐT ................................................................................. 26
Bảng 3: Đánh giá mức độ ảnh hưởng tới đối tượng nghiên cứu khi xem xét BĐKH. ....... 38
Bảng 4: Thống kê về độ mặn lớn nhất trên các sông giai đoạn 2007 -2011 ....................... 44
Bảng 5: Mức tăng nhiệt độ trung bình năm(°C) và lượng mưa năm (%) ở khu vực Bắc
Trung Bộ theo kịch bản B2. ................................................................................................. 44
Bảng 6: Mực nước biển dâng (cm) so với thời kỳ 1980 – 1999 theo kịch bản B2. ............. 45
Bảng 7: Dự báo diễn biến nhiệt độ trung bình năm (°C) ở Thanh Hóa ............................... 45
giai đoạn 2020-2100. ........................................................................................................... 45
............................................................................................................................................. 45
Bảng 8 : Dự báo diễn biến lượng mưa năm (mm) ở Thanh Hóa giai đoạn 2020-2100 ....... 46
Bảng 9: Nhận dạng các xu hướng BĐKH đặc trưng tại T.p Thanh Hóa ............................ 46
giai đoạn 2030-2040. ........................................................................................................... 46
Bảng 10: Tác động của BĐKH tới không gian đô thị và các vấn đề cần quan tâm............ 47
Bảng 11: Tác động BĐKH đến hệ thống thoát nước và xử lý nước thải ............................. 52
Bảng 12: Các loại hồ chứa kiểm sốt lũ .............................................................................. 72
Bảng 13: Phân tích phương án lựa chọn phát triển không gian thành phố Thanh Hóa, sử
dụng mơ hình SWOT. .......................................................................................................... 77

Footer Page 6 of 126.


Header Page 7 of 126.

DANH MỤC HÌNH
Hình1:Diễnbiếnchuẩnsainhiệtđộtrungbìnhtồncầu ................................................................. 3
Hình2:Diễnbiếnlượng mưanămở cácvùngkhácnhautrênthếgiới ............................................. 4
Hình3:Xuthếbiếnđộngmựcnướcbiểntạicác trạmtrêntồncầu................................................... 5
Hình 4: Hệ thống điều tiết nước trên sơng Theme - Anh .................................................... 17
Hình 5: Đê biển tại Navotas – Philipines ............................................................................ 17

Hình 6: Sơ đồ định hướng hệ thống cấp nước ..................................................................... 35
Hình 7: Bản đồ giới hạn nghiên cứu và dự kiến mở rộng địa giới hành chính. ................... 37
Hình 8: Biểu đồ theo dõi nhiệt độ trung bình năm qua các năm(1980-2010) tại Trạm khí
tượng TP.Thanh Hóa. .......................................................................................................... 40
Hình 9: Biểu đồ theo dõi lượng mưa trung bình năm qua các năm (1980-2010) tại trạm khí
tượng TP.Thanh Hóa. .......................................................................................................... 41
Hình 10: Mạng lưới trạm điều tra hệ thống sơng Mã .......................................................... 43
Hình 11 : Diễn biến nhiệt độ ở tỉnh Thanh Hoá theo kịch bản B2 ...................................... 45
Hình 12: Diễn biến lượng mưa ở Thanh Hố theo kịch bản B2 .......................................... 46
Hình 13: Bản đồ hiện trạng cao độ địa hình thành phố Thanh Hóa .................................... 49
Hình 14 : Biểu đồ lịch sử số ngày nhiễm mặn tại vị trí Cơng trình thu –trạm bơm cấp 1. .. 54
Hình 15 : Biểu đồ quan trắc độ mặn trạm thủy văn Giàng trên sông Mã ............................ 55
Hình 16: Biểu đồ khoảng cách xâm nhập mặn 4‰ trên sơng Mã ....................................... 56
Hình 17 : Biểu đồ dự báo về tăng độ mặn tại hệ thống sơng Mã theo kịch bản BDKH năm
2012. .................................................................................................................................... 56
Hình 18 : Bản đồ biên mặn dự kiến đến năm 2030 trên hệ thống sông Mã, sông Chu theo
kịch bản biến đổi khí hậu năm 2012. ................................................................................... 57
Hình 19: Giải pháp ứng phó lũ lụt ....................................................................................... 61
Hình 20: Giải pháp ứng phó với nhiệt độ tăng .................................................................... 62
Hình 21: Minh họa bố cục cây xanh trên tịa nhà ................................................................ 64
Hình 22: Kiểm sốt nước mưa chảy tràn phân tán .............................................................. 68
Hình 23: Giải pháp thoát nước dựa trên tự nhiên nhằm tăng năng lực thẩm thấu, làm sạch
và trữ nước ........................................................................................................................... 69
Hình 24 : Thiết lập lưu vực lưu chứa nước nội bộ và sử dụng bề mặt tăng cường năng lực
thẩm thấu.............................................................................................................................. 70
Hình 25: Hờ kiể m soát lũ đa chức năng ............................................................................... 71

Footer Page 7 of 126.



Header Page 8 of 126.

MỞ ĐẦU
Việt Nam là một trong những Quốc gia bị ảnh hưởng mạnh mẽ nhất bởi
BĐKH và nước biển dâng. Với đặc điểm bờ biển dài hơn 3.200km từ Bắc tới Nam,
Việt Nam có trên 300 đô thị ven biển và hơn 50% dân số sống tại khu vực thấp ven
biển (cao đơ địa hình từ 0-10m so với mực nước biển). Mặc dù Việt Nam đã áp
dụng nhiều biện pháp như xây dựng đê biển, cải thiện hệ thống quản lý sông, phát
triển các hệ thống dự báo và cảnh báo sớm để kiểm soát lũ, nhưng hiện tại Việt
Nam vẫn chịu ảnh hưởng lớn bởi thiên tai và các hiện tượng thời tiết cực đoan. Q
trình đơ thị hóa, phát triển đơ thị thiếu kiểm soát dẫn tới dân số sống ở các vùng
trũng thấp ngày càng gia tăng; Trên thực tế, thiếu hỗ trợ tài chính cho thiết kế và
bảo trì hệ thống đê bao, sắp xếp giải quyết không thỏa đáng cho nhóm người nghèo
tại đơ thị và quy hoạch sử dụng đất chưa hợp lý là một số trong nhiều lý do làm gia
tăng tính dễ bị tổn thương của các khu vực ven biển và các đô thị.
Các quy hoạch đô thị Việt Nam chưa lấy yếu tố BĐKH của trái đất làm một
điều kiện để tính tốn trong đồ án; Luật và các văn bản dưới luật về QHĐT chưa quy
định bắt buộc cũng như hướng dẫn thực hiện cơng tác ứng phó với BĐKH. Phần lớn
các quy hoạch của đơ thị chỉ quan tâm đến lợi ích kinh tế mà ít quan tâm đến lợi ích
của người dân, cộng đồng. Điều này thấy rõ khi hiện nay diện tích cây xanh và các hồ
chứa nước bị sụt giảm nghiêm trọng. Trong khi, đô thị chưa dành một diện tích nào
để xây thêm các cơng viên, khu vui chơi giải trí cho người dân thì các văn phịng, nhà
cao tầng mọc lên san sát. Vì vậy lồng ghép ứng phó BĐKH trong lập quy hoạch đơ
thị là yếu tố cần thiết để phát triển bền vững các đô thị trong tương lai.
Thành phố Thanh Hố là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ
thuật của tỉnh Thanh Hoá, đồng thời là cầu nối giữa Bắc Bộ và Trung Bộ. Thành
phố Thanh Hóa đã có quyết định Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng
thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2035 (Số:
84/QĐ-TTg, ngày 16/01/2009). Tuy nhiên, trong đồ án điều chỉnh quy hoạch chưa
đề cập đến lồng ghép ứng phó BĐKH, trong mấy năm qua thành phố chịu tác động

nhiều bởi BĐKH (Mưa bão, lũ lụt, hạn hán và xâm nhập mặn xu hướng gia tăng) đã

Footer Page 8 of 126.

1


Header Page 9 of 126.

gây ra nhiều thiệt hại lớn cho thành phố. Vì vậy, Lồng ghép ứng phó tác động biến
đổi khí hậu trong lập quy hoạch thành phố Thanh Hóa là hết sức quan trọng để
thành phố phát triển bền vững hơn trong tương lai. Q uy hoạch T.P Thanh Hóa
đến năm 2035 đã được điều chỉnh và phê duyệt từ năm 2009, đề tài mong muốn có
thể điều chỉnh quy hoạch T.P Thanh Hóa thêm một lần nữa để có thể lồng ghép ứng
phó BĐKH trong đồ án quy hoạch.
Mục tiêu:
-

Nghiên cứu được tác động của BĐKH đến đơ thị T.P Thanh Hóa;

-

Đánh giá được tác động của BĐKH đến quy hoạch đơ thị T.P Thanh Hóa;

-

Đề xuất được các giải pháp ứng phó BĐKH trong quy hoạch T.P Thanh
Hóa nhằm phát triển bền vững trong tương lai.

Footer Page 9 of 126.


2


Header Page 10 of 126.

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về Biến đổi khí hậu và vấn đề đơ thị hóa
1.1.1. Tổng quan về BĐKH
 Biểu hiện của biến đổi khí hậu trên Thế giới
Sự nóng lên của hệ thống khí hậu tồn cầu rất rõ ràng với biểu hiện là sự
tăng nhiệt độ khơng khí và đại dương, sự tan băng diện rộng, dẫn đến sự tăng mực
nước biển trung bình tồn cầu.
Các quan trắc cho thấy rằng nhiệt độ tăng trên toàn cầu và tăng nhiều hơn ở
các vĩ độ cực Bắc. Trong 100 năm qua (1906 – 2005), nhiệt độ trung bình tồn cầu
đã tăng khoảng 0,74°C, tốc độ tăng của nhiệt độ trong 50 năm gần đây gần gấp đơi
so với 50 năm trước đó. Diễn biến chuẩn sai của nhiệt độ trung bình tồn cầu được
thểhiện trong hình sau:

Hình1:Diễnbiếnchuẩnsainhiệtđộtrungbìnhtồncầu
Nguồn:IPCC/2007
(Ghi chú: FAR-Báo cáo đánh giá thứ 1 của IPCC; SAR- Báo cáo đánh giá thứ 2

của IPCC; TAR-Báo cáo đánh giá thứ 3 của IPCC).
Trên phạm vi toàn cầu lượng mưa tăng lên ở các đới phía Bắc vĩ độ 30° thời
kỳ1901–2005 và giảm đi ở các vĩ độ nhiệt đới, kể từ giữa những năm 1970. Ở khu vực
nhiệt đới, mưa giảm đi ở Nam Á và Tây Phi với trị số xu thế là 7,5% cho cả thời kỳ
1901–2005. Ở đới vĩ độ trung bình và vĩ độ cao, lượng mưa tăng lên rõ rệt ở miền

Footer Page 10 of 126.


3


Header Page 11 of 126.

Trung Bắc Mỹ, Đông Bắc Mỹ, Bắc Âu, Bắc Á và Trung Á (Hình 3). Tần số mưa lớn
tăng lên trên nhiều khu vực, kể cả những nơi lượng mưa có xu thế giảm đi (IPCC,
2007).
Sự nóng lên của hệ thống khí hậu được minh chứng bởi số liệu quan trắc ghi
nhận sự tăng lên của nhiệt độ khơng khí và nhiệt độ nước biển trung bình tồn cầu,
sự tan chảy nhanh của lớp tuyết phủ và băng, làm tăng mực nước biển trung bình
tồn cầu (IPCC,2007).
Theo các nhà khoa học về biến đổi khí hậu tồn cầu và nước biển dâng, đại
dương đã nóng lên đáng kể từ cuối thập kỷ 1950. Các nghiên cứu từ số liệu quan
trắc toàn cầu cho thấy, mực nước biển trung bình tồn cầu trong thời kỳ 1961 - 2003
đã dâng với tốc độ 1,8 † 0,5 mm/năm, trong đó, đóng góp do giãn nở nhiệt khoảng
0,42 † 0,12 mm/năm và tan băng khoảng 0,70 † 0,50 (IPCC, 2007). Nghiên cứu cập
nhật năm 2009 cho rằng tốc độ dâng của mực nước biển trung bình tồn cầu khoảng
1,8 mm/năm hình sau:

Hình2:Diễnbiếnlượng mưanămở cácvùngkhácnhautrênthếgiới
Nguồn:IPCC/2007

Footer Page 11 of 126.

4


Header Page 12 of 126.


Hình3:Xuthếbiếnđộngmựcnướcbiểntạicác trạmtrêntồncầu
Nguồn:IPCC/2007

 Biểu hiện của biến đổi khí hậu ở Việt Nam:
Ở Việt Nam, xu thế biến đổi của nhiệt độ và lượng mưa rất khác nhau trên
các vùng trong 50 năm qua. Nhiệt độ trung bình năm tăng khoảng 0,5°C trên phạm
vi cả nước và lượng mưa năm có xu hướng giảm ở nửa phần phía Bắc, tăng ở phía
Nam lãnh thổ.
Nhiệt độ tháng I (tháng đặc trưng cho mùa đông), nhiệt độ tháng VII (tháng
đặc trưng cho mùa hè) và nhiệt độ trung bình năm tăng trên phạm vi cả nước trong
50 năm qua. Nhiệt độ vào mùa đông tăng nhanh hơn so với vào mùa hè và nhiệt độ
vùng sâu trong đất liền tăng nhanh hơn nhiệt độ vùng ven biển và hải đảo. Vào mùa
đông, nhiệt độ tăng nhanh hơn cả là Tây Bắc Bộ, Đông Bắc Bộ, đồng bằng
Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ (khoảng 1,3 – 1,5°C/50 năm). Nam Trung Bộ, Tây
Nguyên và Nam Bộ có nhiệt độ tháng I tăng chậm hơn so với các vùng khí
hậu phía Bắc (khoảng 0,6-0,9°C/50 năm). Tính trung bình cho cả nước, nhiệt độ
mùa đông ở nước ta đã tăng lên 1,2°C trong 50 năm qua.
Nhiệt độ tháng VII tăng khoảng 0,3-0,5°C/50 năm trên tất cả các vùng khí hậu
của nước ta. Nhiệt độ trung bình năm tăng 0,5 – 0,6°C/50 năm ở Tây Bắc, Đông
Bắc Bộ, đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ, mức tăng nhiệt
độ trung bình năm ở Nam Trung Bộ thấp hơn, chỉ vào khoảng 0,3°C/50 năm.

Footer Page 12 of 126.

5


Header Page 13 of 126.


Lượng mưa mùa khô (tháng XI-IV) tăng lên chút ít hoặc khơng thay đổi
đáng kể ởcác vùng khí hậu phía Bắc và tăng mạnh mẽ ở các vùng khí hậu phía Nam
trong 50 năm qua. Lượng mưa mùa mưa (tháng V-X) giảm từ 5 đến trên 10% trên
đa phần diện tích phía Bắc nước ta và tăng khoảng 5 đến 20% ở các vùng khí hậu
phía Nam trong 50 năm qua. Xu thế diễn biến của lượng mưa năm hoàn toàn tương
tự như lượng mưa mùa mưa, tăng ở các vùng khí hậu phía Nam và giảm ở các vùng
khí hậu phía Bắc. Khu vực Nam Trung Bộ có lượng mưa mùa khơ, mùa mưa và
lượng mưa năm tăng mạnh nhất so với các vùng khác ở nước ta, nhiều nơi đến 20%
trong 50 năm qua.
Số liệu mực nước quan trắc cho thấy xu thế biến đổi mực nước biển trung
bình năm khơng giống nhau tại các trạm hải văn ven biển Việt Nam. Trên dải ven
biển Việt Nam, mặc dù ở hầu hết các trạm mực nước trung bình năm có xu hướng
tăng, tuy nhiên, ở một số trạm lại có xu hướng mực nước giảm. Mức biến đổi trung
bình của mực nước biển dọc bờ biển Việt Nam khoảng 2.8 mm/năm.
Số liệu mực nước đo đạc từ vệ tinh từ năm 1993 đến 2010 cho thấy, xu thế
tăng mực nước biển trên toàn biển Đơng là 4,7mm/năm, phía Đơng của biển Đơng
có xu thếtăng nhanh hơn phía Tây. Chỉ tính cho dải ven bờ Việt Nam, khu vực ven
biển Trung Trung Bộ và Tây Nam Bộ có xu hướng tăng mạnh hơn, trung bình cho
toàn dải ven biển Việt Nam tăng khoảng 2,9mm/năm.
 Kịch bản biến đổi khí hậu cho Viêt Nam.
Kịch bản BĐKH tại Việt Nam được xây dựng dựa trên cơ sở các kịch bản
phát thải khí nhà kính của Ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC), bao gồm
kịch bản phát thải cao (A2), kịch bản phát thải thấp (B1) và kịch bản phát thải trung
bình (B2). Sự biến đổi của nhiệt độ và lượng mưa được tính tốn cho bảy vùng khí
hậu của Việt Nam là Tây Bắc, Đông Bắc, đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam
Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ. Thời kỳ cơ sở để so sánh là 1980 - 1999.
Theo các kịch bản, đến cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm có thể
tăng từ 1,2°C đến lớn hơn 3,7°C trên phần lớn diện tích nước ta. Lượng mưa có
thể tăng từ 1-10%.


Footer Page 13 of 126.

6


Header Page 14 of 126.

1.1.2. Đơ thị hóa
Q trình đơ thị hóa bao gồm sự mở rộng tự nhiên của dân cư hiện có hoặc/và
sự chuyển dịch dân cư giữa nơng thơn và thành thị. Đơ thị hóa làm ảnh hưởng sâu
sắc tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đến số lượng, chất lượng dân số đô thị.
Quá trình đơ thị hóa cịn làm thay đổi nhu cầu sử dụng đất đô thị và ảnh hưởng đến
sự phát triển kinh tế xã hội của vùng và quốc gia. Một mặt đơ thị hóa góp phần đẩy
nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động,
thay đổi sự phân bố dân cư. Các đô thị không chỉ là nơi tạo ra nhiều việc làm và thu
nhập cho người lao động mà cịn là nơi tiêu thụ sản phẩm hàng hóa lớn và đa dạng,
là nơi sử dụng lực lượng lao động có chất lượng cao, cơ sở kĩ thuật hạ tầng hiện đại
có sức hút đầu tư mạnh trong nước và nước ngồi. Mặt khác đơ thị hóa làm ảnh
hưởng đến sản xuất ở nông thôn do lao động chuyển đến thành phố. Thành thị phải
chịu áp lực thất nghiệp, quá tải cho CSHT, ô nhiễm môi trường sống, an ninh xã hội
không đảm bảo, các tệ nạn xã hội…
Ở Việt Nam hiện nay, đơ thị hóa và phát triển đơ thị đã và đang tạo nên những
động lực phát triển chính trong cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
thực hiện mục tiêu phát triển đất nước cơ bản thành nước cơng nghiệp vào năm
2020. Đơ thị hóa đã và đang thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng công nghiệp - thương mại - dịch vụ. GDP khu vực đơ thị đóng góp ngày
càng cao trong tổng GDP quốc gia. Việc đầu tư CSHT từ cấp quốc gia đến vùng và
đô thị, nhất là tại các vùng kinh tế trọng điểm, các khu vực cửa khẩu, hải cảng lớn là
nhiệm vụ đã được ưu tiên. Ðầu tư khu vực đô thị, nhất là các dự án xây dựng khu
công nghiệp, đô thị mới, CSHT đơ thị thường có những tác động tích cực đến q

trình đơ thị hóa. Q trình đơ thị hóa nước ta đã tạo nên hệ thống đô thị không
ngừng phát triển, mở rộng cả về diện tích đất, số lượng cơng trình và chất lượng xây
dựng. Nhiều đơ thị cũ được cải tạo, nâng cấp, được đầu tư xây dựng mới kết cấu hạ
tầng kỹ thuật về cấp điện, cấp nước, thoát nước, làm đường sá, cầu cống, xây mới
nhiều cơng trình cơng ích, nhà ở, chỉnh trang phố xá, tạo dáng vẻ mới về vệ sinh
môi trường, cảnh quan xanh, sạch, đẹp. Nhiều đô thị mới, quy mô lớn ra đời, với

Footer Page 14 of 126.

7


Header Page 15 of 126.

những cơng trình kiến trúc hiện đại. Các hoạt động quản lý phát triển đô thị ngày
càng được tăng cường. Nhiều văn bản đã được ban hành nhằm hướng dẫn cụ thể các
hoạt động quản lý và phát triển đô thị (khung 1).
Khung 1: Các văn bản liên quan đến quản lý và phát triển đô thị
Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ về
việc phân loại đơ thị.
Nghị định số 38/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về
quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị.
Nghị định số 02/2006/NĐ-CP ngày 05/01/2006 của Chính phủ về việc ban
hành Quy chế Khu đô thị mới.
Thông tƣ số 34/2009/TT-BXD ngày 30 tháng 9 năm 2009 của Bộ Xây dựng
quy định chi tiết một số nội dung của nghị định 42/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 9
năm 2009 của Chính phủ về việc phân loại đô thị
Thông tƣ số 19/2010/TT-BXD ngày 22 tháng 10 năm 2010 của Bộ Xây
dựng hướng dẫn lập Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị.
Thông tƣ số 15/2008/TT-BXD ngày 17 tháng 6 năm 2008 của Bộ Xây dựng

Hướng dẫn đánh giá, công nhận Khu đô thị mới kiểu mẫu
Định hƣớng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến
năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại
Quyết định số 445/QÐ-TTg ngày 7-4-2009.
Chƣơng trình nâng cấp đô thị quốc gia giai đoạn từ năm 2009 đến năm
2020 (Quyết định số 758/QÐ-TTg ngày 8-6-2009).
Tuy nhiên, quá trình ÐTH đã làm cho dân số đơ thị tăng nhanh, trong khi
CSHT đơ thị mặc dù đã có những bước phát triển đột phá, vẫn không đáp ứng đầy
đủ, tạo nên sức ép quá tải ngày càng lớn. Các dịng dịch cư từ nơng thơn vào đơ thị
ngày càng tăng và rất khó kiểm sốt. Sức ép dân số đô thị vốn đã quá tải lại càng
quá tải hơn (về đất đai, CSHT, công tác quy hoạch và quản lý đô thị...). Nhiều khu
nhà ổ chuột, nhà trên kênh rạch, nhà tạm bị hình thành, nhất là các đơ thị lớn như

Footer Page 15 of 126.

8


Header Page 16 of 126.

TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Cần Thơ... Khoảng cách mức sống giữa khu
vực đô thị với khu vực nông thôn vốn đã chênh lệch lại càng chênh lệch hơn; tệ nạn
xã hội khu vực đô thị vốn đã phức tạp lại càng phức tạp hơn.
Ngồi ra, cơng tác quy hoạch, xây dựng và quản lý phát triển đơ thị trong q
trình ÐTH thường chạy theo bề nổi: xây dựng nhiều KCN, nhiều ÐTM..., mà ít chú
ý đến cơng tác quy hoạch cải tạo và xây dựng lại các khu chung cư cũ, phố cũ, khu
vực ngoại thành... vừa là một không gian vật thể chức năng đô thị, vừa mang ý
nghĩa kinh tế xã hội sâu sắc. Cùng đó, xây dựng CSHT đơ thị, nhất là hạ tầng xã hội
(nhà trẻ, nhà mẫu giáo, trường học, nhà văn hóa, trạm y tế... khơng đáp ứng yêu cầu
phục vụ của cộng đồng dân cư sống trong các khu ÐTM. Nguyên nhân chủ yếu là

các doanh nghiệp ít mặn mà trong việc đầu tư vào khu vực này vì ít mang lại lợi
nhuận cho họ; công tác lồng ghép các nội dung quy hoạch và bảo vệ môi trường
trong quy hoạch vùng, quy hoạch chung đơ thị cịn rất yếu kém vì chưa có các văn
bản pháp quy để thực hiện yêu cầu này; công tác quản lý đơ thị cịn một khoảng
cách khá xa so với yêu cầu phát triển của quá trình ÐTH và phát triển đơ thị. Mặt
khác, tính chun nghiệp trong công tác quản lý đô thị hầu như chưa được quan tâm
đúng mức, nhất là việc đào tạo cán bộ quản lý đô thị. Việc phối hợp điều hành và
quản lý hệ thống đô thị trong vùng ÐTH, vùng phát triển kinh tế - xã hội còn yếu
kém, nhất là việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên vào công cuộc phát
triển đô thị như sông, bờ biển, hồ, rừng, núi... Do đó, gây ra khơng những lãng phí
tài nguyên thiên nhiên, mất cân bằng các hệ sinh thái mà cịn ảnh hưởng xấu đến
hiệu quả của cơng cuộc phát triển kinh tế đơ thị và vùng. Ðó là những hiện tượng đã
và đang tạo nên sự phát triển chưa bền vững nói chung và khu vực đơ thị nói
riêng[3].
1.1.3. Mối quan hệ giữa BĐKH và Đơ thị hóa
BĐKH tồn cầu có ảnh hưởng mạnh mẽ đến đơ thị hóa và phát triển đơ thị ở
Việt Nam. BĐKH và dâng cao mực nước biển sẽ ảnh hưởng lớn đến các thành phần
tạo dựng nên cấu trúc không gian đô thị, đặc biệt là các đô thị ven biển như ảnh
hưởng đến đặc điểm cấu trúc khung thiên nhiên đô thị (như thay đổi đặc điểm địa

Footer Page 16 of 126.

9


Header Page 17 of 126.

hình, địa mạo đơ thị, làm suy giảm tài nguyên đất, nước ngọt, thay đổi hệ sinh thái
đô thị…), ảnh hưởng đến cấu trúc không gian đô thị (khu công nghiệp, khu nhà ở,
hệ thống các trung tâm…), ảnh hưởng đến mạng lưới cơng trình hạ tầng kỹ thuật và

hạ tầng xã hội đô thị (ngập úng, lũ lụt, gây quá tải đối với hệ thống thốt và xử lý
nước thải, thay đổi khơng gian mặt nước, công viên cây xanh, quảng trường, phá
hỏng hệ thống CSHT kỹ thuật, ảnh hưởng tới không gian ngầm đô thị…). BĐKH và
nước biển dâng còn gây áp lực lên vấn đề di cư, đặc biệt là dòng người từ nông thôn
lên thành thị, làm trầm trọng thêm những vấn đề mà các đô thị đang phải đối mặt từ
việc cung cấp nhà ở, CSHT, giao thông đô thị, đến giảm thiểu đói nghèo, dịch bệnh,
hạn chế ơ nhiễm mơi trường và bảo đảm an ninh lương thực.
Các đô thị ở Việt Nam tập trung chủ yếu dọc theo vùng duyên hải và đồng
bằng và giữ một vai trò quan trọng trong hệ thống mạng lưới đô thị quốc gia. Trong
khi các ven biển và đồng bằng có thể chịu các tác động do BĐKH như nước biển
dâng, bão và áp thấp, lũ lụt, xâm nhập mặn… thì các đơ thị vùng núi và trung du
thường chịu ảnh hưởng của lũ, lũ quét, sạt lở đất, hạn hán cũng như các hiện tượng
thời tiết cực đoan…Hầu hết các lĩnh vực kinh tế xã hội ở đơ thị đều có thể chịu tác
động của BĐKH. Do đô thị thường là trung tâm kinh tế văn hóa chính trị nên khả
năng dễ bị tổn thương và thiệt hại về kinh tế, xã hội, mơi trường, CSHT... sẽ lớn
hơn. Các cộng đồng có khả năng dễ bị tổn thương cũng đa dạng hơn do các vấn đề
xã hội ở đô thị phức tạp hơn. Tuy vậy, khả năng ứng phó ở các khu vực đô thị luôn
cao hơn các khu vực nông thôn do có mặt bằng chung về nhận thức cao hơn, trình
độ và năng lực quản lý, hệ thống hạ tầng tốt hơn. Bảng sau đưa ra các ví dụ điển
hình về các tác động hiện tại và dự báo các tác động của BĐKH tới công nghiệp,
khu định cư, xã hội và mối tương tác với các quá trình khác.

Footer Page 17 of 126.

10


Header Page 18 of 126.

Bảng 1: Các ví dụ điển hình về các tác động hiện tại và dự báo

các tác động của BĐKH tới công nghiệp, khu định cƣ, xã hội và mối tƣơng tác
với các quá trình khác.
Các hiện
tƣơng của
BĐKH

Các tác động hiện
nay/tính dễ bị tổn
thƣơng

a) Những biến đổi lớn
Bão nhiệt đới, Thương vong và
thiệt hại do bão lũ
bão
gây ra; thiệt hại về
kinh tế; hệ thống
giao thông, du lịch,
CSHT kỹ thuật
(như năng lượng,
giao thơng), bảo
hiểm
Mưa lớn, ngập Xói mòn/lở đất; lũ;
lụt khu vực ven khu định cư, hệ
thống giao thơng,
sơng
CSHT
Nóng/lạnh

Hạn hán


Footer Page 18 of 126.

Tác động tới sức
khỏe con người; ổn
định xã hội; nhu
cầu về năng lượng,
nước và các dịch vụ
khác (như, nguồn
dự trữ nước và
lương thực), CSHT
kỹ thuật (như: năng
lượng, giao thơng)
Nguồn nước sẵn có,
sinh kế, phát điện,
di cư, hệ thống giao
thơng đường thủy

Các q trình
khác/ áp lực

Dự báo các tác
động trong tƣơng
lai/ Mức độ tổn
thƣơng

Khu vực, đối
tƣợng bị ảnh
hƣởng

Sử dụng đất/

mật độ dân số
trong
vùng
ngập lũ, và
vùng phòng lũ;
năng lực thể
chế

Mức độ tổn thương
tăng tại các vùng
ven biển có bão; có
thể ảnh hưởng đến
đời sống, sức khỏe
người dân, du lịch,
kinh tế và hệ thống
giao thông, nhà cửa
và các CSHT kỹ
thuật khác
Tương tự như các
cơn bão của vùng
ven biển cộng với
CSHT thoát nước.

Khu định cư và
hoạt động của
vùng ven biển;
khu vực và nhóm
người hạn chế về
năng lực và
nguồn lực; các

cơng trình hạ
tầng kiên cố,
ngành bảo hiểm
Tương tự như
các cơn bão ở
vùng ven biển

Tổn thương tại một
số khu vực và dân
cư tăng lên, ảnh
hưởng tới sức khỏe,
thay đổi nhu cầu
năng lượng

Khu vực ôn đới;
người già, trẻ
em, và/hoặc rất
nghèo

Gây ảnh hưởng tới
nguồn nước trong
khu vực bị tác động;
làm xáo động chỗ ở
và hoạt động kinh
tế; đầu tư hơn cho
cấp nước.

Những vùng khơ
hạn và bán khơ
hạn; những khu

vực và nhóm
người
nghèo;
những khu vực
có tình trạng
khan hiếm nước
bởi chính các
hoạt động của
con người

Tương tự như
bão vùng ven
biển cộng với
CSHT
thoát
nước.
Thiết kế xây
dựng và kiểm
soát nhiệt độ
bên trong; Bối
cảnh xã hội;
năng lực thể
chế

Hệ thống cung
cấp nước; cạnh
tranh về sử
dụng nước; nhu
cầu về năng
lượng; những

khó khăn về
nhu cầu nước

11


Header Page 19 of 126.

b) Thay đổi các giá trị trung bình
Nhiệt độ

Chi phí và nhu cầu
năng lượng; Chất
lượng khơng khí đơ
thị; tan băng vĩnh
cửu trong lịng đất;
hoạt động du lịch
và vui chơi giải trí;
tiêu dùng; sinh kế;
băng tan

Những thay đổi
về dân số và
kinh tế; thay
đổi về sử dụng
đất; đổi mới
cơng nghệ; ơ
nhiễm khơng
khí; năng lực
thể chế


Thay đổi nhu cầu
năng lượng; chất
lượng khơng khí
ngày càng giảm;
các tác động tới đời
sống và sinh hoạt
của người dân phụ
thuộc vào hiện
tượng băng tan; đe
dọa tới khu định
cư/CSHT từ hiện
tượng băng tan
trong lòng đất ở một
số khu vực

Lượng mưa

Sinh kế từ sản xuất
nông nghiệp, xâm
nhập mặn, du lịch,
CSHT cấp, thoát
nước, cung cấp
năng lượng

Cạnh tranh về
nguồn
nước
giữa
các

vùng/khu vực
(ngành); phân
bổ nguồn nước

Phụ thuộc vào từng Khu vực/nhóm
vùng, mức độ thiệt dân cư nghèo
hại do ảnh hưởng
của lượng mưa tăng
(lũ lụt, nhưng có thể
là tác động tích
cực), và tại một số
khu vực mưa có thể
dẫn tới giảm thiệt
hại (xem phần hạn
hán ở trên)

Xâm nhập mặn

Tác động tới CSHT Xu
hướng Gia tăng mức thiệt Những vùng đất
cấp, thoát nước
mạch
nước hại ở các khu vực thấp ven biển,
ngầm cạn dần
duyên hải.
đặc biệt là những
khu vực có hạn
chế về năng lực
và nguồn lực


Nước
dâng

biển Sử dụng đất
ven biển: Rủi
lũ lụt, ngập
CSHT cấp,
nước

Xu hướng phát
triển, khu định
cư và sử dụng
đất của vùng
ven biển

Trong dài hạn, mức
độ tổn thương tới Tương tự như
vùng thấp ven biển trên
ngày càng tăng

c) Thay đổi Phân tích các tác Dân số, kinh tế,
và thay đổi
khí hậu đột động tiềm tàng
cơng
nghệ,
ngột
phát triển thể
chế

Có thể gây tác động Hầu hết các khu

đáng kể tới tồn bộ vực và các nhóm
các khu vực,cũng
như dân số trên thế
giới, ít nhất là trong
1 khoảng thời gian
nhất định,

Footer Page 19 of 126.

vùng
ro về
úng,
thoát

Rất đa dạng,
nhưng mức thiệt
hại lớn hơn ở
những khu vực
và nhóm bị hạn
chế về khả năng
và nguồn lực
trong cơng tác
thích ứng.

12


Header Page 20 of 126.

1.2. Kinh nghiệm quốc tế trong việc lồng ghép BĐKH vào quá trình quy hoạch

BĐKH là một nội dung mới trong quy hoạchvà các cơ chế để lồng ghép
BĐKH trong QHĐT dường như vẫn còn khá mới mẻ với các nhà chuyên môn, hoặc
chưa từng được mô tả trong các thông tin phổ biến cho cộng đồng và các lĩnh vực
chun mơn.
Cho dù xem xét thích ứng và lập quy hoạch từ quan điểm phát triển bền vững
hay quản lý rủi ro, thì đều có bốn nội dung chính như sau:
1. Xây dựng danh mục hành động. Có thể cần nhiều hành động để giải quyết
một vấn đề có liên quan tới BĐKH trọng tâm. Ví dụ, để đối phó với vấn đề ngập lụt
tại các khu vực đất đơ thị có giá trị cao, các tòa nhà và CSHT, cần phải giải quyết
bằng các khoản đầu tư vào quản lý hệ thống thoát nước lưu vực sơng, tăng diện tích
đất đơ thị có khả năng thấm nước cao, và làm chậm hoặc hấp thụ dòng chảy, và các
hệ thống cảnh báo sớm cho mực nước lũ ở sông. Tất cả các biện pháp này bao hàm
các giải pháp và các quy định quy hoạch khác nhau. Tuy nhiên, khơng thể khái qt
hóa các giải pháp về quy hoạch: các giải pháp không giống nhau tại các thành phố
khác nhau. Và thậm chí nếu cùng một giải pháp được áp dụng ở nhiều thành phố, nó
sẽ được thực hiện khác nhau.
2. Sự cần thiết có sự hợp tác giữa quy hoạch không gian và các quy hoạch
ngành khác. Vai trò của QHĐT trong việc kết nối giữa sử dụng đất và CSHT đô thị,
cũng như các dịch vụ khác như giao thông, cung cấp năng lượng, nhà ở và y tế cộng
đồng là quan trọng đối với thích ứng với BĐKH bởi vì quy hoạch khơng gian của
môi trường xây dựng là không đủ để giải quyết các rủi ro khí hậu trong tương lai, và
bởi vì các quyết định trong quy hoạch khơng gian ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh
khác nhau của các dịch vụ đô thị và chất lượng cuộc sống đô thị.
3. Các giải pháp QHĐT nhằm cung cấp các mục tiêu chung về phát triển đô
thị cho sự lựa chọn của các dịch vụ và nơi ở, cơ hội kinh tế, giải trí, đi lại và giao
thơng vận tải - tất cả đều cải thiện chất lượng cuộc sống và làm cho thành phố trở
thành một địa điểm hấp dẫn để sống và đầu tư. Vì vậy, mục đích của quy hoạch
khơng phải là để thích ứng với BĐKH. Cần thiết phải thích ứng với BĐKH để đạt

Footer Page 20 of 126.


13


Header Page 21 of 126.

được các mục đích tiêu về quy hoạch. Vì vậy, quy hoạch thích ứng cũng cần đạt
được các mục tiêu khác và nhiều cơ chế và phương pháp tiếp cận được sử dụng
trong quy hoạch thích ứng với BĐKH cũng đảm bảo các cơ hội về giải trí, đi lại,
sản xuất và cải thiện chất lượng cuộc sống theo những cách khác.
4. Kiểm tra, giám sát một cách có hệ thống nhằm đánh giá q trình thực
hiện và rút ra những bài học kinh nghiệm để thực hiện tốt hơn trong tương lai. Có ít
kinh nghiệm về QHĐT thích ứng với BĐKH, rủi ro khí hậu trong tương lai chưa
được hiểu rõ và còn nhiều điều không chắc chắn. Ngay cả nghiên cứu chi tiết cũng
không dễ đưa ra các giải pháp trong dài hạn. Các biện pháp thích ứng cần phải được
sửa đổi dựa trên kinh nghiệm, và dựa trên sự thay đổi về điều kiện khí hậu, CSHT
đơ thị và cơng nghệ. Các giải pháp thích ứng trong QHĐT địi hỏi phải có tính linh
hoạt, mềm dẻo, đổi mới và sáng tạo.
Phương pháp kỹ thuật và phương pháp “mềm” (phi kỹ thuật).
• Phương pháp kỹ thuật:
Định hướng phát triển không gian đô thị trên cơ sở thân thiện với môi trường
là rất cần thiết nhằm hạn chế đến mức tối đa việc san lấp sơng, kênh rạch hoặc bê
tơng hố các vùng đất trũng vốn là vùng thoát nước tự nhiên. Bằng cách thường
xuyên kiểm tra và nạo vét các kênh, mương, tăng diện tích hồ chứa nước ở các đơ
thị. Ở Singapore có được thành cơng lớn đó là đa dạng hóa nguồn cung cấp nước,
do đó nó có thể cung cấp đủ nước để đáp ứng nhu cầu trong tương lai của
Singapore, bằng cách xây dựng một hệ thống 14 hồ chứa và một hệ thống thoát
nước rộng lớn gồm kênh nước mưa kết nối với hồ chứa.
Các mục tiêu và chương trình nghiên cứu và cơng tác quy hoạch hệ thống hạ
tầng kỹ thuật: Bảo đảm ổn định, an toàn dân cư cho các đơ thị, các vùng, miền, giữ

an tồn hệ thống đê điều, các cơng trình dân sinh, hạ tầng kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu
phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai. Ở Australia và New Zealand đã tiến hành công tác
đánh giá tác động của BĐKH tới hệ thống hạ kỹ thuật, bao gồm CSHT giao thơng,
hệ thống thốt nước, đê điều, được đánh giá trên các phương diện giá trị vật chất,
các dịch vụ hạ tầng, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa và nâng cấp.

Footer Page 21 of 126.

14


Header Page 22 of 126.

Thích ứng với nhiệt độ tăng: Ảnh hưởng của BĐKH làm cho nhiệt độ mùa
hè tăng trong những ngày nắng nóng, sóng nhiệt làm cho nhựa đường của hệ thống
đường sá bị lún, tan chảy, bức xạ nhiệt lớn gây ảnh hưởng đến CSHT. Vì thế phải
bảo trì thường xuyên hơn; phát triển vật liệu chịu và cách nhiệt mới; phát triển các
đường phố chịu nhiệt và cảnh quan của con đường (quy hoạch trồng cây xanh ở
trong đô thị, ven đường giao thông; thiết kế trục cảnh quan nâng cao khả năng
thơng gió trong đơ thị); thực hiện đúng thiết kế xây dựng. Ở Tokyo đã có phương
pháp rất hữu hiệu là trồng cây xanh tạo vườn trên mái nhà nhằm giảm tác động của
hiệu ứng nhiệt.
Thích ứng với lụt, bão: Nghiên cứu và quy hoạch tổng thể thủy lợi đồng
bằng có nguy cơ ngập lụt trong điều kiện nước biển dâng; quy hoạch chống lũ cho
các hệ thống sông, kênh rạch ở các đô thị... Cơng tác thủy lợi có thêm nhiệm vụ
chống úng ngập cho các vùng đồng bằng trũng, thấp bảo vệ đất canh tác, bảo vệ nhà
cửa dân cư trong khu vực này, đồng thời chống úng, ngập cho các đô thị, khu công
nghiệp ở những vùng đất thấp ven biển,... Navotas, Philippines là thành phố tương
đối thấp, có đến 165 ngày trong một năm thành phố nằm dưới mực nước biển do
thủy triều. Do đó vấn đề được quan tâm hàng đầu tại đây là xây dựng đê biển và các

trạm bơm dọc theo các khu vực ngập lụt dễ bị tổn thương nhất. Hệ thống tường biển
được hình thành để giảm thiểu các tác động của sóng biển, gió bão và lũ lụt.
Phát triển CSHT khác như du lịch, dịch vụ, giao thông khai thác tiềm năng
sông nước, từ đó đề xuất quy mơ đầu tư xây dựng cơng trình chỉnh trị sơng theo quy
hoạch, có như vậy thì hạn chế lượng giao thông ngày càng đông ở đường bộ, và từ
đó người dân cũng nhận thức được rằng cần phải bảo vệ cảnh quan ở các dịng sơng
chính bảo vệ phương tiện giao thông mà họ đi lại hàng ngày. Và cần phải ngăn chặn
tình trạng xây dựng, lấn chiếm bờ sơng, lịng sơng, xả rác thải ra lịng sơng như ở
sơng Nile, Cairo, Ai Cập.
Lượng mưa tăng, lũ lụt gây ngập lụt các đô thị, CSHT, đường sá có nguy cơ
sụt lún. Do đó phải cải thiện hệ thống thốt nước đơ thị, tăng lượng chứa nước mưa
trong những đợt ngập lụt, thường xuyên bảo trì, bảo dưỡng các hệ thống đường, cầu

Footer Page 22 of 126.

15


Header Page 23 of 126.

cống thoát nước thải, gia tăng khả năng bơm nước cho các đường hầm, tăng độ cao
CSHT và đường sá. Ở Jakarta mới đây đã khởi xướng một chương trình để xây
dựng một kênh thốt nước lớn nhằm thoát nước tối đa trong những đợt lũ lụt.
Tương tự như vậy, đô thị ven biển Navotas – Philipines hiện nay cũng đang bị chịu
ảnh hưởng rõ rệt của triều cường, bão và nước biển dâng gây úng lụt.Chính quyền
đơ thị đã xây dựng hệ thống đê bao cho các khu vực chịu rủi ro ngập lụt cao hiện
nay và trầm trọng hơn trong tương lai.Cùng với hệ thống đê này, là một loạt các
trạm bơm tiêu nước hỗ trợ giải quyết trong trường hợp có mưa lớn và bão nhằm
đảm bảo thoát nước cho khu vực trong đê.
Bão lũ, lốc xoáy ảnh hưởng rất lớn tới CSHT, nhà cửa, đường sá, mùa màng.

Nhà cửa, đường sá có nguy cơ bị sụt lún, CSHT, mùa màng bị tàn phá. Vì vậy cần
phải tăng khả năng giám sát các hệ thống chắn gió, hệ thống thốt nước, bổ sung các
cấu trúc nhằm duy trì độ dốc và các cơ sở nhằm chống lại quá trình lở đất, sụt lún, xói
mịn của các đơ thị. Xây dựng hệ thống các tuyến đê, hệ thống bơm thốt nước.
Thích ứng với nước biển dâng và triều cường: Mực nước biển dâng ảnh
hưởng đến các vùng, đơ thị ven biển có nguy cơ bị nước biển lấn chiếm nhất là các
vùng có cao độ nền thấp so với mức nước biển, gây xói mịn các bãi biển, tăng độ
mặn của các con sơng, hồ và nước ngầm. Gây thiệt hại rất lớn đến CSHT, đường sá
cầu cống, mùa màng của người dân, đặc biệt là các nước Đơng Á, trong đó dẫn đầu
là Trung Quốc. Do đó phải tăng cường độ cao CSHT, phải tìm và nghiên cứu vật
liệu xây dựng mới nhằm chống chịu được với ảnh hưởng do nước biển, tăng cường
và nâng cao khả năng chống chịu của đê biển, xây dựng các trạm bơm nhằm hạn
chế sự úng ngập. Như ở Singapore đã quyết định tăng cao độ nền xây dựng ở tất cả
các chương trình cải tạo. Ở Thượng Hải, Trung Quốc đã hình thành nhiều dự án
nhằm điều tiết lưu lượng nước trong khu vực để giảm lũ lụt và có thể theo dõi chất
lượng nước.
Anh, chính phủ cũng thiết lập hệ thống điều tiết nước trên sông Theme nhằm
giảm thiểu rủi ro của lũ lụt, triều cường, bão. Hệ thống này có thể đóng mở một

Footer Page 23 of 126.

16


Header Page 24 of 126.

cách linh hoạt. Vị dụ nổi bật nhất là đất nước Hà Lan. Họ đã xây dựng các tuyến đê
biển kết hợp với hệ thống đê thơng minh có thể điều khiển đóng mở.

Hình 4: Hệ thống điều tiết nước trên


Hình 5: Đê biển tại Navotas –

sông Theme - Anh

Philipines

Tuy nhiên, để thực hiện các chương trình và giải pháp này cần đầu tư nhiều
cơng sức, tiền của và phải có kế hoạch cụ thể cho từng năm, từng thập kỷ sao cho
các cơng trình hạ tầng kỹ thuật được xây dựng vừa phù hợp với yêu cầu trước mắt,
vừa đáp ứng được yêu cầu nâng cấp, kiên cố và hiện đại khi mức nước biển ngày
một dâng cao trong tương lai. Tập trung cao độ cho việc nghiên cứu các giải pháp
kỹ thuật và triển khai sớm các cơng trình thủy lợi, cơng trình thốt nước để đối phó
và thích ứng với BĐKH là cơ sở quan trọng để phát triển kinh tế-xã hội ở khu vực
đô thị một cách ổn định, vững chắc trước những bất lợi do biến đổi thời tiết gây ra.
• Phương pháp “mềm”.
Phương pháp phi kỹ thuật áp dụng một số cách tiếp cận “mềm” giúp giảm
thiểu tác động và tác hại của BĐKH đến hạ tầng kỹ thuật của đô thị. Khái niệm tiếp
cận phi kỹ thuật được sử dụng ở đây để chỉ phương pháp phòng chống và giảm
thiểu nguy cơ lũ lụt, hạn hán ở đô thị nhằm hỗ trợ cho các phương pháp kỹ thuật
như xây dựng như đập nước, đê hay tôn nền như đã nói ở trên. Các phương pháp
trong nhóm giải pháp phi kỹ thuật bao gồm:

Footer Page 24 of 126.

17


Header Page 25 of 126.


+ Nâng cao nhận thức cho người dân về BĐKH, chúng gây nên những ảnh
hưởng, mối nguy hại tới đời sống, cơ sở vật chất của họ như thế nào; xây dựng
chương trình hành động cụ thể; kế hoạch thực thi và triển khai chi tiết từ Trung
ương đến địa phương.
+ Công cụ quy hoạch sử dụng đất: phát triển ở nơi ít rủi ro cục bộ và khu vực
xu hướng rủi ro không gia tăng
+ Công cụ thị trường: thông tin nguy cơ lũ lụt kết hợp việc sử dụng công cụ
thuế nhằm điều chỉnh thị trường bất động sản sao cho phù hợp với các rủi ro như
ngập lụt, sạt lở, cũng như ảnh hưởng của các hiện tượng thiên tai khác. Thực chất,
tại nhiều nơi, nhiều quốc gia đã hình thành những quỹ tài chính để xây dựng và duy
trì đê điều, tuy nhiên hiện nay các quỹ này đang được củng cố thêm thông qua công
cụ thuế.
+ Công cụ thiết kế đô thị: gia tăng không gian mặt nước, mặt đất tự nhiên và
cây xanh để hạn chế lũ lụt và tạo cảnh quan đô thị. Singapoređã thiết lập quy hoạch
sử dụng đất cho khơng gian cây xanh nhằm giảm thiểu khí nhà kính phát sinh cũng
như hiện tượng tăng nhiệt độ đơ thị. Đồng thời, quy hoạch cũng hình thành một loạt
các hồ chứa nước tạo cảnh quan, giảm ngập lụt và là nguồn cấp nước.
Phát triển chiến lược về BĐKH sẽ làm rõ lộ trình ưu tiên cho đơ thị để giảm
tác động thơng qua sự thích ứng, giảm nhẹ thiên tai và chính sách quản lý kiến thức
và các hoạt động.
Hầu hết các nước trên thế giới đang bắt đầu triển khai chiến lược phát triển
hạ tầng kỹ thuật nhằm ứng phó với BĐKH. Các quốc gia này đều muốn tận dụng
những nguồn lực, cách tiếp cận, chính sách, kiến thức về khoa học kỹ thuật cũng
như kinh nghiệm khác nhằm ứng phó với BĐKH từ các nước phát triển cụ thể như:
+ Các quốc gia, vùng lãnh thổ bị ảnh hưởng bởi BĐKH phải tăng cường hợp
tác nhằm củng cố nâng cao năng lực thích ứng trước các tác động tiềm tàng của
BĐKH; Tăng cường hợp tác thông qua các hội thảo quốc tế về chia sẻ thông tin, kinh
nghiệm ứng phó, sử dụng cơ sở dữ liệu chung về quy hoạch vùng đô thị, các dự án
xây dựng trong khu vực; Thực hiện những nghiên cứu mới về tiêu chuẩn thiết kế


Footer Page 25 of 126.

18


×