Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

Nghiên cứu tính đa hình thái đơn của gen ALDH2 trên bệnh nhân ung thư gan nguyên phát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 43 trang )

Header Page 1 of 126.

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
----------------------------------

TRẦN ĐỨC TRANH

NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA HÌNH THÁI ĐƠN
CỦA GEN ALDH2 TRÊN BỆNH NHÂN UNG THƢ GAN
NGUYÊN PHÁT

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - 2016

Footer Page 1 of 126.


Header Page 2 of 126.

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
----------------------------------

TRẦN ĐỨC TRANH

NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA HÌNH THÁI ĐƠN
CỦA GEN ALDH2 TRÊN BỆNH NHÂN UNG THƢ GAN
NGUYÊN PHÁT


Chuyên ngành: Sinh học Thực nghiệm
Mã số: 60 42 01 14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. Trần Huy Thịnh
PGS.TS. Hoàng Thị Mỹ Nhung

Hà Nội - 2016

Footer Page 2 of 126.


Header Page 3 of 126.

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan kết quả trong khóa luận này được thực hiện tại Trung tâm
nghiên cứu Gen và Protein,Trường Đại học Y Hà Nội chưa được đăng tải trên bất
cứ một tạp chí hay một công trình khoa học nào khác. Các bài trích dẫn đều là
những tài liệu đã được công nhận.
Hà Nội, ngày 29 tháng 12năm 2016
Học viên

Trần Đức Tranh

i
Footer Page 3 of 126.



Header Page 4 of 126.

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến
PGS. TSHoàng Thị Mỹ Nhung và TS. Trần Huy Thịnh - người thầy đã tận tình
chỉ bảo, hướng dẫn và bổ sung các kiến thức cần thiết cho tôi trong suốt quá trình
thực hiện luận văn tốt nghiệp này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến GS.TS. Tạ Thành Văn - Giám đốc trung
tâm Gen và Protein, Trưởng bộ môn Hóa sinh Trường Đại học Y Hà Nội và
PGS.TS. Trần Vân Khánh - Phó giám đốc trung tâm Gen và Protein trường Đại
học Y Hà Nội, cùng toàn thể các thầy cô, các anh, các chị và các bạn học viên đã
tạo điều kiện và hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập kỹ thuật, hoàn thiện
quy trình kỹ thuật và phân tích kết quả tại Trung tâm.
Xin cám ơn các thầy cô trong bộ môn Sinh học Tế bào, các thầy cô trong
khoa Sinh học trường Đại học Khoa học Tự nhiên, tạo điều kiện và củng cố thêm
rất nhiều kiến thức cho tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn.
Đồng thời cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, người thân và bạn
bè đã ủng hộ và động viên tôi trong suốt quãng thời gian vừa qua.
Hà Nội, ngày29 tháng 12 năm 2016
Học viên cao học khóa

Trần Đức Tranh

ii
Footer Page 4 of 126.


Header Page 5 of 126.

MỤC LỤC


ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................ 3
1.1. Sơ lược về ung thư gan nguyên phát .......................................................... 3
1.1.1. Tỷ lệ mắc UTGNP trên thế giới và Việt Nam ................................ 3
1.1.2. Các yếu tố nguy cơ ......................................................................... 4
1.1.3. Lâm sàng và cận lâm sàng của UTGNP ......................................... 6
1.1.4. Điều trị và tiên lượng UTGNP........................................................ 7
1.2. Hệ thống enzym ADH và ALDH và chuyển hóa rượu tại gan .................. 7
1.2.1. Hệ thống enzym ADH và ALDH .................................................... 7
1.2.2. Chuyển hóa rượu tại gan ............................................................... 11
1.2.3. Chuyển hóa rượu và ung thư gan. ................................................. 12
1.3. Sơ lược về gen ALDH2............................................................................ 16
1.3.1. Vị trí và liên quan .......................................................................... 16
1.3.2. Chức năng của gen ALDH2 .......................................................... 16
1.3.3. Tính đa hình của gen ALDH ......................................................... 17
1.3.4. Gen ALDH2 và bệnh ung thư ....................................................... 19
1.4. Kỹ thuật xác định đa hình đơn gen ALDH2 ........................................... 20
1.4.1. Hiện tượng đa hình đơn nucleotide (SNP) ................................... 20
1.4.2. Các kỹ thuật sinh học phân tử xác định đa hình đơn ................... 22
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 27
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu............................................................ 28
2.3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 28
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu ....................................................................... 28
2.3.2. Cỡ mẫu .......................................................................................... 28
2.3.3. Cách thức tiến hành. ...................................................................... 29

iii
Footer Page 5 of 126.



Header Page 6 of 126.

2.3.4. Trang thiết bị và hóa chất .............................................................. 31
2.4. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................ 34
2.5. Đạo đức trong nghiên cứu của đề tài ....................................................... 34
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................... 35
3.1.

Đặc điểm của nhóm nghiên cứu ............................................................ 35
3.1.1. Đặc điểm về tuổi ........................................................................... 35
3.1.2. Đặc điểm về giới ........................................................................... 36

3.2.

Tỷ lệ kiểu gen và alen ALDH2 trong nhóm nghiên cứu ...................... 38
3.2.1. Kết quả tách chiết DNA ................................................................ 38
3.2.2. Kết quả khuếch đại vùng gen ALDH2 chứa SNP tại codon 487 . 40
3.2.3. Kết quả kiểu gen và alen ALDH2................................................. 41

3.3.

Mối liên quan gen ALDH2 với một số yếu tố nguy cơ khác ................ 47
3.3.1. Gen ALDH2 và độ tuổi phát hiện bệnh UTGNP của các kiểu gen .....47
3.3.2. Mối liên quan của gen ALDH2 với giới tính trong nhóm ung thư
gan nguyên phát ............................................................................ 48
3.3.3. Mối liên quan của gen ALDH2 với tình trạng sử dụng rượu. ...... 49
3.3.4. Mối liên quan của gen ALDH2 vớí nhiễm virut HBV ................. 50

KẾT LUẬN .................................................................................................... 52

KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

iv
Footer Page 6 of 126.


Header Page 7 of 126.

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1.

Mô hình của enzym ADH ............................................................. 8

Hình 1.2.

Chuyển hóa rượu ở gan và vai trò hình thành ung thư gan ........ 15

Hình 1.3.

Vị trí của gen ALDH2 ................................................................ 16

Hình 1.4.

Sơ đồ quá trình chuyển hóa ethanol tại gan ................................ 18

Hình 1.5.


Minh họa hiện tượng đa hình đơn gen (SNP) ............................ 22

Hình 1.6.

Nguyên lý kỹ thuật PCR ............................................................. 23

Hình 3.1.

Điện di DNA tổng số trên gel agarose 0,8% .............................. 39

Hình 3.2.

Hình ảnh minh hoạ điện di sản phẩm PCR khuếch đại vùng SNP
gen ALDH2 của nhóm bệnh trên agarose 1,5%. ........................... .40

Hình 3.3.

Hình ảnh minh hoạ điện di sản phẩm PCR khuếch đại vùng SNP
gen ALDH2 của nhóm chứng trên agarose 1,5%. ....................... 41

Hình 3.4.

Hình ảnh cắt đoạn gen SNP codon 487 gen ALDH2 bằng enzym
MboII trên mẫu đối chứng. ........................................................ 42

Hình 3.5.

Hình ảnh cắt đoạn gen SNP codon 487 gen ALDH2 bằng enzym
MboII trên mẫu của bệnh nhân UTGNP. ................................... 43


v
Footer Page 7 of 126.


Header Page 8 of 126.

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Các isoenzym ADH ở người .......................................................... 9
Bảng 1.2. Vị trí cắt của một số enzym giới hạn ............................................. 24
Bảng 3.1. Đặc điểm về tuổi của nhóm nghiên cứu ........................................ 35
Bảng 3.2. Đặc điểm giới của nhóm nghiên cứu ............................................. 36
Bảng 3.3. So sánh giới của bệnh nhân UTGNP với các nghiên cứu trên thế
giới và Việt Nam ........................................................................... 37
Bảng 3.4. Đặc điểm mắc viêm gan B và uống rượu của nhóm UTGNP ....... 37
Bảng 3.5. Một số kết quả đo nồng độ và độ tinh sạch của DNA ................... 39
Bảng 3.6. Tỷ lệ kiểu gen ALDH2 và alen của 2 nhóm .................................. 44
Bảng 3.7. Tỷ lệ kiểu gen, alen ALDH2 của 2 nhóm và nguy cơ mắc UTGNP 45
Bảng 3.8. Tỷ lệ kiểu gen ALDH2 kết hợp của 2 nhóm và nguy cơ mắc
UTGNP .......................................................................................... 46
Bảng 3.9. Trung vịtuổi phát hiện bệnh của các kiểu gen ALDH2................. 47
Bảng 3.10. Gen ALDH2 và giới trong nhóm bệnh ......................................... 48
Bảng 3.11. Gen ALDH2 với tình trạng sử dụng rượu .................................... 49
Bảng 3.12. Gen ALDH2 với tình trạng nhiễm virus viêm gan B ................... 50

vi
Footer Page 8 of 126.


Header Page 9 of 126.


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADH

: Alcohol Dehydrogenase

ADH1A, ADH1B, ADH1C: Alcohol Dehydrogenase 1A,1B, 1C.
ALDH

: Aldehyde Dehydrogenase

AA

: acetaldehyde

bp

: base pair (cặp ba-zơ)

CI

: Confidence Interval (Độ tin cậy)

Nu

: Nucleotide (hoặc Deoxyribonucleotide)

A

: Deoxyadenosine triphosphate


T

: Thymidine triphosphate

G

: Deoxyguanosine triphosphate

C

: Deoxycytidine triphosphate

OD

: Optical Density (Độ hấp thụ quang)

OR

: Odds ratio
(Tỷ suất chênh = tỷ số giữa nguy cơ mắc bệnh và không mắc bệnh)

PCR

: Polymerase Chain Reaction
(Phản ứng khuyếch đại gene)

RFLP

: Restriction Fragment Length Polymorphism

(Hiệntượng đa hình chiều dài của các đoạn DNA cắt bằng enzyme
giới hạn)

ROS

: Radioactive Oxygen Species (gốc tự doôxy hóa)

SNP

: Single Nucleotide Polymorphism
(Hiện tượng đa hình đơn Nucleotide)

UTBMTBG : Ung thư biểu mô tế bào gan
UTGNP

: Ung thư gan nguyên phát

vii
Footer Page 9 of 126.


Header Page 10 of 126.

Bảng viết tắt các acid amin:
Ala

Alanine

Gly


Glycine

Pro

Proline

Arg

Arginine

His

Histidine

Ser

Serine

Asn

Asparagine

Ile

Isoleucine

Thr

Threonine


Asp

Aspartic acid

Leu

Leucine

Trp

Tryptophan

Cys

Cysteine

Lys

Lysine

Tyr

Tyrosine

Gln

Glutamine

Met


Methionine

Val

Valine

Glu

Glutamic acid

Phe

Phenylalanine

viii
Footer Page 10 of 126.


Header Page 11 of 126.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Nghiện rượu là một trong những nguy cơ gây ung thư gan cao. Khi rượu vào
cơ thể, ethanol sẽ được chuyển hóa và tạo thành acetaldehyde, đây là chất gây độc
và làm hủy hoại tế bào gan. Acetaldehyde còn là chất gây ung thư do gắn với DNA
tạo sản phẩm DNA “adduct” làm cho khối u phát triển [61], [38], [65], [29], [16].
Sự chuyển hoá ethanol tại gan được xúc tác bởi enzym alcohol dehydrogenase
(ADH). Tiếp đó, acetaldehyde đi vào ty thể, được oxy hoá thành acetat bởi một
trong những enzym aldehyde dehydrogenase (ALDH). ALDH có tác dụng oxy hóa
hơn 90% acetaldehyde được tạo ra từ phản ứng chuyển hóa đầu tiên của ethanol
[25], [5], [71], [24], [22].

ALDH gồm nhiều isoenzym trong đó có 2 lớp chính là ALDH1, enzyme tìm
thấy trong bào tương tế bào và được mã hoá bởi gen ALDH1A1, và ALDH2,
enzyme tìm thấy trong ty thể, được mã hoá bởi gen ALDH2. Gen ALDH2 là loại gen
đa hình được nghiên cứu nhiều và biết rõ hơn cả. Các nghiên cứu trên thế giới đã
chứng minh rằng hiện tượng đa hình đơn nucleotide gen mã hóa cho enzym
ALDH2 liên quan đến nhiều loại hình ung thư [66].
Ung thư gan nguyên phát (UTGNP) là khối u sinh ra từ tế bào biểu mô gan
và tổ chức liên kết, đại đa số xuất phát từ biểu mô gan ( >90%). Hiện nay, ung thư
gan là bệnh đứng hàng thứ 5 và là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 3 trong
các loại ung thưtrên thế giới, ước tính khoảng 500.000 đến 1.000.000 ca mắc mới
trong một năm [39]. Phẫu thuật khối u, tiêm cồn hoặc tiêm hóa chất là phương pháp
điều trị thông dụng hiện nay cho các bệnh nhân nhằm kéo dài thời gian sống cho
bệnh nhân, tuy nhiên chẩn đoán bệnh thường muộn, nên việc điểu trị ít hiệu quả. Do
vậy, xác định và kiểm soát yếu tố nguy cơ để có những biện pháp cảnh báo, chẩn
đoán sớm và phòng ngừa bệnh là yếu tố then chốt góp phần không nhỏ vào chiến
lược ngăn ngừa và phòng chống ung thư gan [5], [10]. Ngoài nguy cơhay gặp gây
UTGNP là nhiễm virut viêm gan B, C… thì yếu tố di truyền liên quan đến gen,
trong đó có ALDH2 và tình trạng sử dụng rượu kéo dài của bệnh nhân là nguy cơ
quan trọng rất cần được đi sâu tìm hiểu và nghiên cứu.

1
Footer Page 11 of 126.


Header Page 12 of 126.

Việt Nam là nước có tỷ lệ mắc ung thư gan nguyên phát thuộc nhóm cao nhất
thế giới, tình trạng lạm dụng rượu rất cao và khó kiểm soát [5], [4]. Hiện nay, các
nghiên cứu mối liên quan giữa đa hình thái gen mã hóa cho enzym ALDH2 với
UTGNP chưa được nghiên cứu tìm hiểu một cách đồng bộ và bài bản. Chính vì vậy,

đề tài “Nghiên cứu tính đa hình đơn của gen ALDH2 trên bệnh nhân ung thư
gan nguyên phát”được thực hiện với mục tiêu cụ thể như sau:
1.

Xác định tỷ lệ kiểu gen và alen của gen ALDH2 trên bệnh nhân ung thư gan
nguyên phát.

2.

Khảo sát mối liên quan giữa gen ALDH2 với một số yếu tố nguy cơ hay gặp
trênbệnh nhân ung gan nguyên phát.

2
Footer Page 12 of 126.


Header Page 13 of 126.

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Sơ lƣợc về ung thƣ gan nguyên phát
1.1.1. Tình hình mắc UTGNP trên thế giới và Việt Nam
Ung thư gan nguyên phát là loại ung thư phát sinh từ các tế bào trong gan và
thường là chính từ tế bào gan. UTGNP là một trong những bệnh lý ác tính phổ biến
nhất trên thế giới, bệnh thường phát hiện muộn, tiên lượng rất xấu, tỷ lệ tử vong
cao, thời gian sống của người bệnh kể từ thời điểm phát hiện bệnh ngắn. Theo công
bố Globocan năm 2012, trên toàn thế giới có tới 782.000 bệnh nhân mới được chẩn
đoán và 746.000 người tử vong do loại ung thư này. Khi xét riêng theo giới,
UTGNP là loại ung thư đứng hàng thứ 5 ở nam giới và đứng hàng thứ 9 ở nữ giới
vè tỷ lệ mắc, trong đó đại đa số là ung thư biểu mô tế bào gan [39].
Tuy nhiên tỷ lệ mắc UTGNP khác nhau tùy theo từng khu vực địa lý trên thế giới.

Vùng có tỷ lệ mắc bệnh cao tức là từ 30 trường hợp/100.000 dân/1 năm trở lên gồm
khu vực Đông Á đặc biệt là Trung Quốc, Đông Nam Á và châu Phi (trừ Bắc Phi).
Vùng có tỷ lệ mắc bệnh trung bình là từ 3-30 trường hợp/100000 dân/1 năm như
khu vực Nam Âu, Bắc Phi, Ấn Độ, Nhật Bản.Vùng có tỷ lệ mắc bệnh thấp là <3/
trường hợp/100000 dân/1 năm bao gồm khu vực Bắc Âu, Australia, Anh quốc [39].
UTGNP có tỷ lệ mắc ở các tuổi khác nhau thì rất khác nhau và thường được
phát hiện thấy ở lứa tuổi từ 50-60. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cũng cho thấy tuổi
trung bình ở các nước Đông Nam Á và Châu Phi thường thấp hơn các nước khác,
vàtuổi phát bệnh sớm có thể ởđộ tuổi 20 [39].
Nếu xét về sự tương quan với giới tính thì ở tất cả các thống kê, nam giới bị
ung thư gan nhiều hơn nữ giới và thường gấp từ 2 đến 6lần. Tỷ lệ này tăng cao hơn
ở các nước có tỷ lệ mắc bệnh cao. Ở Hoa Kỳ, tỷ lệ nam/nữ khoảng3/1,4 trong khi ở
các nước châu Á tỷ lệ này là 4/1,1 [62]. Nguyên nhân nam giới mắc bệnh nhiều hơn
nữ giới chưa được hiểu biết đầy đủ, nhưng cũng có thể giải thích nam giới tiếp xúc
nhiều yếutố nguy cơ hơn như nghiện rượu và viêm gan [39]. Tại Việt Nam tỷ lệ
mắc ung thư gan nguyên phát ở nam và nữ trong nghiên cứu của Trần Văn Huy năm
2003 là 4,56/1 [3].

3
Footer Page 13 of 126.


Header Page 14 of 126.

Tại Việt nam, theo một số nghiên cứu thì UTGNP đứng hàng thứ 3 ở nam
giới và đứng hàng thứ 6 ở nữ giới trong các loại ung thư. Ở bệnh viện Trung ương
Huế, tác giả Trần Văn Huy (2003) đã nghiên cứu thấy UTGNP là loại ung thư phổ
biến trong các loại ung thư tiêu hóa và chỉ đứng sau ung thư dạ dàyvớisố lượng
bệnh nhân tăng nhanh trong vòng 10 năm tại thời điểm tác giả nghiên cứu[3]. Ở các
tỉnh miền Nam, UTGNP chiếm hàng đầu trong các loại ung thư ở nam giới. Như

vậy, Việt Nam là nước nằm trong khu vực có tỷ lệ mắc bệnh cao, UTGNP là một
trong những loại ung thư phổ biến nhất ở Việt Nam cho cả hai giới nam và nữ [39].
1.1.2. Các yếu tố nguy cơ của UTGNP
- Viêm gan virus B
Đây là yếu tố được công nhận là yếu tố nguy cơ hàng đầu của UTGNP, trên thế
giới ước tính có khoảng 360 triệu người bị nhiễm viêm gan B và khoảng 1/4 trong số
đó bị UTGNP. Tại Việt Nam tỷ lệ mắc viêm gan B cao, theo tác giả Nguyễn Cường
Thịnh công bố năm 2009, tỷ lệ viêm gan B trong nhóm UTGNP chiếm tới 70% [6].
- Viêm gan virus C
Viêm gan C là yếu tố thứ 2 sau viêm gan B. Trên thế giới khoảng 170 triệu
người HCV, mỗi năm tăng 3-4 triệu người mắc mới. Người ta ước tính khoảng2-4%
của những người nhiễm HCV mạn tính sẽ phát sinh ung thư gan. Tại Việt Nam hiện
tỷ lệ mắc HCV mạn tính không cao chỉ khoảng 1-1.8%. Sự đồng nhiễm HBV và
HCV có thể làm tăng tỷ lệ mắc ung thư gan [5].
- Rượu
Rượu là yếu tố nguy cơ quan trọng trong UTGNP. Tuy rượu không có tác
dụng gây ung thư trực tiếp nhưng vai trò độc hại của việc sử dụng rượu kéo dài nhiều
năm đã được chứng minh là có liên quan chặt chẽ đến nhiều loại hình ung thư [35].
Uống rượu kéo dài nhiều năm sẽ gây nguy cơ xơ gan và là cơ sở chắc chắn gây
UTGNP, thực tế phần lớn UTGNP phát triển trên nền gan xơ. Ở California, một
nghiên cứu trên những người nghiện rượu cho thấy nguy cơ UTGNP tăng lên gấp 4
lần ở người uống rượu nhiều >80g/ngày [17]. Ở nghiên cứu khác trên bệnh xơ gan
cho thấy nguy cơ UTGNP cao gấp 13 lần ở những người uống rượu nhiều so với

4
Footer Page 14 of 126.


Header Page 15 of 126.


những người không uống rượu [53]. Ngoài số lượng rượu uống, thì thói quen
uống rượu cũng gây tăng tỷ lệ bệnh gan do rượu. Người ta nhận thấy cùng lượng
rượu nếu tỷ lệ sử dụng rượu vang cao thì nguy cơ mắc bệnh gan thấp hơn uống
rượu bia bình thường.
Mặc dù ung thư gan nguyên phát gặp ở nam giới nhiều hơn nữ giới nhưng
những trường hợp phụ nữ cùng uống lượng rượu như nam giới có nguy cơ mắc
bệnh về gan lại cao hơn nam giới. Một số tác giả cho rằng enzym ADH ở dạ dày ở
nữ thấp hơn nam giới, nhưng điều này còn chưa có bằng chứng thuyết phục và còn
được các nhà nghiên cứu đang tìm hiểu thêm. Hiện nay, các giả thuyết nghiêng về
estrogen làm tăng nhạy cảm với nội độc tố từ ruột và gây bệnh gan. Bởi vậy ngưỡng
nguy hiểm ở nam giới thường được xem là khoàng 40g/ngày còn ở phụ nữ chỉ là
20g/ngày [5], [4]. Ngoài ra, nghiên cứu ở Mỹ cho thấy những người nguồn gốc Tây
Ban Nha có nguy cơ mắc bệnh gan do rượu cao hơn người Mỹ da đen và da trắng.
Các bệnh lý phối hợp: viêm gan B, C,tình trạng rối loạn chuyển hóa, béo phì, đái
tháo đường… làm tăng cảm thụ với tổn thương gan do rượu do đó làm hạ ngưỡng nguy
cơ của rượu [34], [49].
- Aflatoxin (AF)
Là một mycotoxin được tiết ra từ chủng nấm mốc Aspergillus flavus,
thường được mọc trên lạc và các hạt ngũ cốc ẩm ướt. Độc tố từ loại nấm này làm
thương tổn và thay đổi cấu trúc DNA của nhiều gen khác nhau trong đó có gen
p53 làm mất kiểm soát chu kỳ phân chia tế bào dẫn đến sự hình thành và phát
triển UTGNP [60], [33].
- Xơ gan
Khoảng 95% UTGNP đều phát triển trên một gan đã bị xơ, nhất là xơ gan do
viêm gan, xơ gan do bệnh tự miễn, do ứ mật, và xơ gan do rượu…
- Các nguy cơ khác
Gan nhiễm mỡ, hóa chất gây độc cho gan, bệnh ký sinh trùng, thuốc lá, yếu tố
nội tiết, yếu tố dinh dưỡng cũng là các yếu tố nguy cơ gây tổn thương gan và ung
thư gan [5], [4].


5
Footer Page 15 of 126.


Header Page 16 of 126.

1.1.3. Lâm sàng và cận lâm sàng của UTGNP
- Triệu chứng lâm sàng:
Triệu chứng cơ năng: Cảm giác đau tức hạ sườn phải, gầy sút cân, chán ăn.
Ngoài ra có thể gặp các triệu chứng như sốt kéo dài, vàng da, xuất huyết tiêu hóa,
dấu hiệu di căn xương và các tạng xung quanh [13], [48], [52].
Triệu chứng thực thể: Gan to, tràn dịch màng bụng, có thể gặp tràn máu màng
bụng, lách to, tuần hoàn bàng hệ (do tăng áp lực tĩnh mạch cửa) [13], [48], [52].
- Triệu chứng cận lâm sàng
 Xét nghiệm huyết học: Thiếu máu, tăng hoặc giảm bạch cầu.
 Xét nghiệm hóa sinh:
Albumin giảm, bilirubin tăng, GOT, GPT, LDH, ALP tăng.
Alpha-Fetoprotein huyết thanh:
AFP huyết thanh là một dấu ấn ung thư hữu ích giúp chẩn đoán UTGNP. Hàm
lượng AFP huyết thanh có liên quan chặt chẽ đến độ biệt hóa của tế bào ung thư và
kích thước khối u. Đối với bệnh nhân UTGNP có khối u <2 cm có biệt hóa tế bào
cao thì có hàm lượng AFP huyết thanh thấp hoặc trung bình. Như vậy, vẫn còn tỷ lệ
ung thư gan (khối u nhỏ) thì hàm lượng AFP huyết thanh thấp hoặc không tăng, làm
hạn chế khả năng chẩn đoán sớm ung thư gan [13], [48], [52].
 Siêu âm
Siêu âm 2D: Hình ảnh một khối u giai đoạn sớm <3 cm, giai đoạn muộn có thể
10 cm, cấu trúc âm khối đặc tăng âm hoặc giảm âm (thể 1ổ), hoặc thấy nhiều khối
đặc nằm rải rác phân thùy gan phải, trái (thể nhiều ổ). Trong thể lan tỏa không có
hình khốithấy vùng tăng âm và giảm âm xen kẽ, giới hạn không rõ [48], [52], [26].
Siêu âm Doppler: giúp nghiên cứu sự phân bố mạch trong u, khoảng 75%

UTGNP thấy hình tăng mạch máu trong khối u [48], [26].
Ngoài ra, sử dụng các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh khác như chụp cắt lớp vi
tính (CTscanner), chụp cộng hưởng từ (MRI)… được sử dụng để giúp xác định kích
thước và vị trí khối u, và tình trạng di căn của tổ chức ung thư.

6
Footer Page 16 of 126.


Header Page 17 of 126.

 Mô bệnh học của UTGNP: Các khối u nguyên phát gan phát sinh từ thành
biểu mô (90%) hoặc từ thành phần không phải biểu mô [48], [26], [1].
 Tế bào học của UTGNP: Trên tiêu bản các tế bào u tập trung thành từng
đám, giải bè, có tế bào nhân trần, nhân thoái hóa, màng nhân méo mó, nhân quái,
nhiều nhân [48], [26].
1.1.4. Điều trị và tiên lượng UTGNP
1.1.4.1.Điều trị
Tùy theo giai đoạn của ung thư lựa chọn các phương pháp điều trị [26], [52].
- Giai đoạn rất sớm: Phẫu thuật khối u, cắt thùy gan.
- Giai đoạn sớm: Phá hủy khối u bằng tiêm ethanol qua da dưới hướng dẫn
siêu âm hoặc sóng cao tần.
- Giai đoạn phát triển: Nút mạch bằng hóa chất
- Giai đoạn muộn: Liệu pháp điều trị đích.
- Giai đoạn cuối: Chống đau và điều trị triệu chứng
Các phương pháp điều trị [5], [26], [52].
1.1.4.2.Tiên lượng
Bệnh nhân UTGNP tiên lượng rất xấu, thường chẩn đoán giai đoạn muộn khi
khối u đã xâm lấn di căn nhiều nơi. Thời gian sống trung bình bệnh nhân từ khi
chẩn đoán thường là 6 tháng đến 12 tháng. Tỷ lệ sống thêm 5 năm chỉ là < 5% ở các

bệnh nhân UTGNP [4], [52].
1.2. Hệ thống enzym ADH và ALDH trong mối liên quan đến chuyển hóa rƣợu
tại gan
1.2.1. Hệ thống enzym ADH và ALDH
Enzym ADH (alcohol dehydrogenase)có chức năngtham gia xúc tác cho phản
ứng oxy hóa ethanol thành acetaldehyde với sự thamgia của coenzym NADH.
Enzym ADH có cấu tạo dạng protein dimer có trọng lượng 40.000 dalton, cấu tạo
trung tâm hoạt động gồm nguyên tử Zn gắn với acid amin Cystein và Histidin và vị
trí gắn cofactorNAD+ và alcohol (hình 1.1).

7
Footer Page 17 of 126.


Header Page 18 of 126.

Hình 1.1. Mô hình cấu trúc không gian của enzym Alcohol dehydrogenase
ADH là enzym có nhiều biến thể khác nhau (gọi là isozyme). Dựa vào trình tự
của acid amin và hoạt độ của enzym mà ADH được chia thành 5 nhóm (bảng 1.1),
ADH nhóm I chuyển hóa phần lớn rượu trong cơ thể. Các isozyme này là phân tử
dimeric được tạo bởi các tiểu đơn vị α, β, γ(αα, αβ, γγ…). Các gen mã hóa cho các
enzym ADH này nằm trên nhiễm sắc thể số 4, trong đó có ba gen ADH1A, ADH1B,
ADH1C mã hóa cho enzym nhóm I, trong đó ADH1B và ADH1C là gen đa hình
thái, và đặc trưng cho từng chủng tộc [41].
Hầu hết các mô trong cơ thể đều có enzym ADH. ADH lớp I chủ yếu có ở
gan. ADH1A xuất hiện trong những ngày đầu của bào thai, và hoạt tính enzym này
kém trong thời kỳ thai nghén và thời kỳ trưởng thành, trong khi đó ADH1B và
ADH1C có tổng hoạt enzym tính mạnh nhất trong nhóm. ADH4 liên quan ít đến
oxy hóa ethanol, có nhiều ở gan, nhưng nồng độ thấp ở dạ dày, tụy và ruột non.
ADH5 có mặt mọi mô trong cơ thể, nhưng oxy hóa ethanol kém. ADH6có ở gan, dạ

dày, chức năng chuyển hóa ethanol hiện nay vẫn chưa biết rõ. ADH7 có nhiều ở dạ
dày và đường tiêu hóa trên, tham gia chuyển hóa ethanol [25], [24], [71].

8
Footer Page 18 of 126.


Header Page 19 of 126.

Bảng 1.1. Các isoenzym ADH ở người [41].
Sai khác acid

Danh pháp gen
Nhóm

I

Mới

Cổ điển

ADH1A

ADH1

Protein

alen
Α


Gan

ADH1B*1 ADH2*1

β1

Arg48, Arg370

ADH1B*2 ADH2*2

β2

His48, Arg370

ADH1B*3 ADH2*3

β3

Arg48, Cys370

ADH1C*1 ADH3*1

γ1

Arg272, Ile350

γ2

Gln272,Val350


ADH1C*2 ADH3*2



amin giữa các

Gan, Phổi

Gan, Dạ dày

II

ADH4

ADH4

Π

Gan

III

ADH5

ADH5

Χ

Mọi mô


IV

ADH7

ADH7

σ(µ)

Dạ dày

V

ADH6

ADH6

Gan, Dạ dày

1.2.1.1. Đặc điểm của hệ enzyme Aldehyde Dehydrogenase (ALDH)
Ở người, có ít nhất 4 lớp ALDH isozyme đã được phát hiện là có tác dụng xúc
tác phản ứng chuyển acetaldehyde thành acetate, làm loại bỏ chất độc aldehyde ảnh
hưởng đến cơ thể. ALDH có tác dụng oxy hóa hơn 90% acetaldehyde được tạo ra từ
phản ứng chuyển hóa đầu tiên của ethanol [25], [24], [71].
Các isoenzym của ALDH có 2 lớp chính là ALDH1, enzyme tìm thấy trong
bào tương tế bào và được mã hoá bởi gen ALDH1A1, và ALDH2, enzyme tìm thấy
trong ty thể, được mã hoá bởi gen ALDH2. Gen ALDH1A1có kích thước khoảng
52kb nằm trên nhiễm sắc thể số 9 còn gen ALDH2 có kích thước khoảng 43 kb nằm
trên nhiễm sắc thể số 12. Cả hai gen đều có cấu trúc tương tự nhau bao gồm 13
exon. Thêm vào đó, các protein tương ứng của 2 gen này có trình tự giống nhau tới
70% và cấu trúc không gian cũng tương tự nhau [64]. Có lẽ, gen ALDH2 được mã


9
Footer Page 19 of 126.


Header Page 20 of 126.

hóa bởi gen đa hình thái được nghiên cứu nhiều và biết rõ hơn cả. Các nghiên cứu
trên thế giới đã chứng minh rằng hiện tượng đa hình đơn mã hóa cho enzym
ALDH2 liên quan đến nhiều loại hình ung thư [70], [69], [14], [19].
ALDH2*2 là do sự thay thế glutamate bằng lysine ở vị trí acid amin 504. Hậu
quả dẫn đến sự tạo thành enzyme ALDH2 gần như mất hoạt tính oxy hoá
acetaldehyde thành acetate. Các nghiên cứu dịch chiết gan cho thấy alen ALDH2*2
trội so với alen ALDH2*1 (những người mang một alen ALDH2*2và một alen
ALDH2*1, dạng dị hợp tử) cũng không phát hiện thấy hoạt tính của enzyme ALDH
[23]. Các nghiên cứu tạo dòng các alen này trên tế bào nuôi cấy cũng thu được kết
quả tương tự [55].
Tỷ lệ alen ALDH2*2 bất hoạt phổ biến ở người Trung Quốc, Nhật Bản và Triều
Tiên. Tuy nhiên tỷ lệ này rất thấp ở người Châu Âu hoặc Châu Phi [32], [64], [67].
Những người mang alen ALDH2*2 lượng acetaldehyde trong máu tăng từ mức
gần như không phát hiện được tới mức cao và gây nên các phản ứng bao gồm nôn
nặng, buồn nôn, nhịp tim nhanh và các phản ứng như khi dùng các thuốc điều trị
nghiện rượu. Một số nghiên cứu đã cho thấy tác dụng bảo vệ chống tình trạng phụ
thuộc rượu khi có mặt alen ALDH2*2[15], [64].
Nghiên cứu tiến hành so sánh 2 nhóm nam giới Trung Quốc, một nhóm mang
2 alen hoạt động ALDH2*1 và 2 bản sao bình thường của alen ADH1B*1 , một
nhóm mang 1 alen bất hoạt ALDH2*2 và 2 bản sao bình thường của alen ADH1B*1.
Kết quả cho thấy OR của người nghiện rượu giữa 2 nhóm là 0,33. Nếu có thêm alen
ALDH2*2, người đó mang ít nhất 1 alen tăng hoạt động ADH1B*2, thì OR còn
giảm xuống 0,05.

Ở người đồng hợp tử ALDH2*2, tác động của lượng nhỏ rượu cũng rất nặng nề.
Điều này càng chứng tỏ enzyme ALDH2 ty thể đóng vai trò quan trọng trong quá trình
đào thải acetaldehyde ra khỏi cơ thể và giữ nồng độ acetaldehyde cực thấp.
Tương tự như bất kỳ tác động của gen nào đối với nguy cơ bệnh tật của con
người thì tác dụng bảo vệ của alen ALDH2*2còn chịu sự chi phối của môi trường.
Điều này được minh chứng bởi nghiên cứu của Higuchi và cộng sự (1994). Nghiên

10
Footer Page 20 of 126.


Header Page 21 of 126.

cứu này được tiến hành từ năm 1979 đến năm 1992. Trong nhóm những người
nghiện rượu Nhật Bản, tỷ lệ người mang alen ALDH2*2 tăng từ 2,5% lên 13%. Qua
đó cho thấy, tác dụng bảo vệ chống nghiện rượu của alen ALDH2*2 giảm dần qua thời
gian. Trong trường hợp này, nguyên nhân là do sự gia tăng sử dụng rượu ở Nhật.
Enzym ALDH1 cũng tham gia đào thải acetaldehyde, giúp kiểm soát nồng độ
acetaldehyde ở những người mang alen ALDH2*2. Trong một số nghiên cứu, người
ta đã nhận thấy một số tính đa hình của vùng điều hoà gen ALDH1A1ảnh hưởng tới
sự biểu hiện của gen này [42].
Mặc dù vậy, tỷ lệ của các alen này thấp và tác động tới nguy cơ nghiện rượu
còn chưa sáng tỏ. Một nghiên cứu cho thấy người Tây Nam California mang alen
ALDH1A1*2 có tỷ lệ phụ thuộc rượu thấp và làm giảm lượng rượu uống trong 24
giờ [17].
Ngược lại, trong cộng đồng người Úc, enzyme ALDH1 có hoạt tính không
có mối liên quan với tình trạng nghiện rượu hay phản ứng với rượu [51].
Sự khác biệt trong kết quả nghiên cứu này có thể là do thực tế là các gen điều
hoà hoạt động không giống nhau trong các loại tế bào. Và có thể lượng enzym có
hoạt tính trong máu không phản ảnh được lượng enzym trong tế bào gan.

1.2.2. Chuyển hóa rượu tại gan
Khi rượu vào cơ thể, 2-8% đào thải qua mồ hôi, nước tiểu và hơi thở, 92-98%
được chuyển hóa trong cơ thể. Trong số đó, một lượng nhỏ rượu sẽ được chuyển
hóa tại dạ dày và 92-95% từ đường tiêu hóa vào máu tới gan và được chuyển hóa tại
gan. Quá trình chuyển hóa tại gan có 2 con đường là oxy hóa và không oxy hóa.
Quá trình oxy hóa ethanol tại gan gồm 2 giai đoạn:

- Giai đoạn chuyển từ ethanol thành acetaladehyde:
Có 3 loại enzym tham gia giai đoạn này
 Enzym ADH có tác dụng oxy hóa ethanol thành acetaldehyde, vận chuyển
proton H+gắn với coenzym NAD+ thành NADH. ADH hoạt động trong bào tương tế
bào gan.

11
Footer Page 21 of 126.


Header Page 22 of 126.

 Enzym Cytochrome P450 2E1 của gan, tham gia chuyển hóa ethanol thành
aldehyd và NADPH thành NADP+
 Enzym Catalase có mọi nơi trong cơ thể tham gia chuyển hóa ethanol thành
aldehyde và giải phóng O2 từ H2O2 tạo thành H2O. Enzym tham gia chuyển hóa
rượu ở não liên quan đến dẫn truyền thần kinh.

- Giai đoạn chuyển hóa từ acetaldehyde thành acetate
Tham gia phản ứng này là enzymacetaldehyde dehydrogenase với vai trò
chuyển aldehyde thành acetate và H+sẽ được gắn với NAD+tạo thành NADH.
Enzym này hoạt động trong ty thể và được tìm thấy trong tế bào ở nhiều cơ quan
khác nhau trong đó nhiều nhất là ở tế bào gan [25], [24], [71]. Khi acetate được tạo

thành thì thường thoát khỏi tế bào gan vào máu và đi vào chu trình Krebs ở các cơ
quan

khác



tạo

nên

CO2



các

chất

chuyển

hóa

gây

tăng

lượngAcetaldehyde“adducts”, ROS (các loại chất oxy hóa) và tăng tỷ lệ
NADH/NAD+. Quá trình chuyển hóa acetate cũng làm tăng lượng Acetyl coA và
tăng tổng hợp lipid, cholesterol[71].

1.2.3. Chuyển hóa rượu và ung thư gan.
Các con đường chuyển hóa ethanol đã gây ra hậu quả bất lợi, làm tổn thương
mô và tế bào, gây bệnh ở những bệnh nhân nghiện rượu. Hậu quả bao gồm thiếu
oxy tại gan, hình thành các chất độc, các gốc tự do oxy hóa (ROS), thay đổi tỷ lệ
NADH/ NAD+ (thay đổi oxy hóa khử của tế bào).
- Thiếu máu tại gan.
Con đường chủ yến chuyển hóa ethanol dưới xúc tác của ADH và ALDH tạo
ra NADH sẽ tiếp tục tham gia vào vận chuyển electron trong ty thể hoặc chuỗi hô
hấp tế bào. Để đáp ứng quá trình vận chuyển electrons, tế bào gan cần lượng oxy
nhiều hơn mức bình thường. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng chuyển hóa rượu có xu
hướng làm tăng hấp thụ oxy từ máu của tế bào gan. Tiêu thụ rượu mãn tính gây
thiếu oxy đến gan làm tổn thương tế bào gan. Ngoài ra, ethanol gián tiếp gây tăng
sử dụng oxy do hoạt hóatế bào Kuffer ở gan, làm tình trạng thiếu oxy tại tế bào gan
trở nên trầm trọng hơn. Khi các tế bào này bị hoạt hóa, chúng giải phóng phân

12
Footer Page 22 of 126.


Header Page 23 of 126.

tửnhư prostaglandin E2… gây kích thích một loạt các phản ứng khác đòi hỏi tiêu
thụ nhiều oxy hơn tại gan [71].
- Hình thành chất độc.
Chuyển hóa ethanol với sự xúc tác ADH và CYP2E1 hình thành acetaldehyde
và ROS tương tác protein và các phân tử khác hình thành chất độc bền vững và
không bền vững. Acetaldehyde là chất độc gây đột biến gen và ung thư,
Acetaldehyde gắn với DNA hình thành “DNA adduct”. Vai trò của Acetaldehyde
gây ung thư do rượu có liên quan đến di truyền. Hiện tượng đa hình thái hoặc biến
đổi gen mã hóa có liên quan đến tăng hay giảm nồng độ AA [61].

+Acetaldehyde“adducts”
Acetaldehyde “adducts” (AA) là cấu trúc màu acetaldehyde gắn với các
protein như protein ở màng hồng cầu, lipoprotein, hemoglobin, albumin, collagen
và tubulin. AA có thể kết hợp tubulin làm ngăn cản quá trình hình thành vi ống và
ảnh hưởng tới sự phân chia tế bào cũng như vận chuyển nội bào hay protein qua
màng tế bào [71]. AA kết hợp với collagen, một protein có vai trò quan trọng trong
kết nối các mô và kích thích quá trình sinh tổng hợp collagen trong các tế bào hình
sao của gan, đây là bước quan trọng trong quá trình hình thành sẹo trong gan, và xơ
gan [38].
Acetaldehyde tương tác với các acid amin (cystein, lysine, acid amin nhân
thơm…) của các protein hình thành “adducts” [21]. “Acetaldehyde-lysin adducts”
được tìm thấy ở màng tế bào gan của chuột được uống rượu [57]. Những chất độc
này gián tiếp gây tổn thương tế bào gan do cơ thể nhận chúng là những kháng
nguyên lạ, và sinhkháng thể chống lại, ví dụ kháng thể gây độc tế bào
ADCC(antibody dependent cell mediated cytotoxicity) gây phá hủy tế bào gan [71].
AA có khả năng làm thay đổi tính toàn vẹn của DNA bằng nhiều con đường.
Bản chất phản ứng của AA để tạo thành “DNA adduct” là N2-ethyl-2'deoxyguanosine, N²-propano-dG (PdG). PdG được xem là chất gây đột biến DNA
trênđộng vật có vú trong các nghiên cứu in vivo[54], [40].

13
Footer Page 23 of 126.


Header Page 24 of 126.

Chuyển hóa ethanol dưới sự xúc tác của CYP2E1 và oxy hóa NADH bởi
chuỗi vận chuyển electron hình thành ROS, ROS tham gia vào quá trình lipid
peroxidation hình thành các chất MDA, HNE. AA–MDA–protein "adduct” gây tăng
đáp ứng miễn dịch và phản ứng viêm tại gan gây ra bệnh lý tại gan [21].
- Hình thành ROS và sự giảm chất chống oxy hóa.

ROS bao gồm các gốc tự do O•, H2O2, OH•, OCL• được tạo ra bởi nhiều phản
ứng khác nhau trong cơ thể. ROS hoạt động bằng cách lấy đi ion H + từ các phân tử
khác để chuyển các phân tử thành các gốc tự do có hoạt tính cao. Ngoài ra, ROS kết
hợp các phân tử có tính ổn định hình thành gốc tự do khác nhau. Thông qua 2 cơ
chế trên, ROS có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành ung thư. Trong điều
kiện bình thường, có sự cân bằng giữa ROS và các chất chống oxy hóa tồn tại trong
các tế bào. Khi cân bằng này bị xáo trộn, ROS sẽ bị dư thừa được gọi tình trạng
stress oxy hóa. Trong hầu hết các tế bào, ROS được gắn với chuỗi vận chuyển điện
tử ở ty thể. Ngoài ra, ROS còn được tạo ra từ phản ứng do enzym CYP2E1 xúc tác
và tế bào Kuffer hoạt hóa tại gan [12]. Tiêu thụ rượu mạn tính và cấp tính đều gây
tăng ROS dẫn tới tình trạng stress oxy hóa [56], [20], [59].
Tăng mức ROS gây nên những ảnh hưởng có hại như ROS kích thích tế bào
Kuffer giải phóng TNFα, cytokinelàm hoạt hóa quá trình viêm gây tổn thương mô
và hình thành tổ chức xơ tại gan. Ngoài ra, ROS còn tương tác với lipid, protein,
DNA được gọi peroxidation. Peroxidation tại màng ty thể sẽ gây biến đổi màng ty
thể, các phân tử ở ty thể được giải phóng ra bào tương, kích hoạt các chuỗi phản
ứng hóa học gây hiện tượng chết tế bào (apoptosis). Hơn nữa, peroxidation các phân
tử màng tế bào và ty thể làm thay đổi điện tích qua màng, kết quảgiảm ATP trong tế
bào gây hoại tử tế bào gan. Như vậy, ROS không những làm tăng stress oxy hóa mà
còn gây tổn thương DNA, đây là yếu tố quan trọng làm phát triển ung thư gan do
rượu [12], [18], [71].
- Thay đổi tỷ lệ NADH/NAD+, hoạt hóa gen
Quá trình chuyển hóa ethanol làm tăng tỷ lệ NADH/ NAD+trong bào tương và
ty thể của tế bào gan. Trong bào tương NADH được tạo ra từ phản ứng ethanol

14
Footer Page 24 of 126.


Header Page 25 of 126.


thành acetaldehyde bởi enzym ADH, sau đó được vận chuyển vào ty thể. Tại ty thể
NADH được hình thành nhờ enzym ALDH. Tỷ lệ này ảnh hưởng đến biểu hiện của
gen, kích hoạt các gen [45].
Tóm lại: Quá trình chuyển hóa rượu gây nhiều yếu tố có hại cho tế bào, mô,
các cơ quan, và các chuyển hóa khác trong cơ thể. Tại gan, người ta thấy ảnh hưởng
của rượu làm tổn thương tế bào gan là thường gặp nhất. Nghiện rượu, giai đoạn đầu
là gan nhiễm mỡ, sau đó là hiện tượng viêm, xơ hóa vàxơ gan do rượu. Stickel
(2002) đã chứng minh rằng nghiện rượu có vai trò rất quan trọng phát triển UTGNP
(hình 1.2) [28].

Hình thành
ung thƣ gan?

Chu trình Krebs

Hình 1.2. Chuyển hóa rƣợu ở gan và vai trò hình thành ung thƣ gan
Alcohol được chuyển hóa thành acetaldehyde dưới tác dụng của enzym ADH
và cytochrom P4502E1, acetaldehyde gắn với DNA tạo thành “DNA adduct” và
gắn protein tạo thành sản phẩm gây độc cho cơ thể, có thể hình thành ung thư.
Enzym ALDH chuyển acetaldehyde thành sản phẩm không độc là acetate, chất này
đi vào chu trình Krebs. Quá trình chuyển hóa ethanol hình thành ROS tạo ra chất
MDA-4HNE có thể gắn DNA tạo “DNA adduct”, chất này tạo ra có thể hình thành ung
thư gan.

15
Footer Page 25 of 126.



×