Tải bản đầy đủ (.docx) (98 trang)

XÁC ĐỊNH ĐA HÌNH ĐƠN NUCLEOTIDE A17893G CỦA GEN XRCC3 TRÊN BỆNH NHÂN UNG THƯ BUỒNG TRỨNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.35 MB, 98 trang )

B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI

NGUYN HI PHNG

xác định đa hình đơn nucleotide
a17893g
của gen xrcc3 trên bệnh nhân
ung th buồng trứng

LUN VN THC S Y HC

Hà Nội - 2017


B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI

NGUYN HI PHNG

xác định đa hình đơn nucleotide
a17893g
của gen xrcc3 trên bệnh nhân
ung th buồng trứng
CHUYấN NGNH



: Húa sinh y hc

M S

: 60720106

LUN VN THC S Y HC

HNG DN KHOA HC
TS. TRN HUY THNH

Hà Nội - 2017


LỜI CẢM ƠN
Luận văn của tôi được hoàn thành không chỉ là kết quả sau một quá trình
cố gắng không ngừng của bản thân mà còn là nhờ sự giúp đỡ, động viên khích
lệ của các thầy cô, đồng nghiệp, bạn bè và người thân.
Trước hết, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến thầy
giáo hướng dẫn của tôi: TS. Trần Huy Thịnh. Trong suốt quá trình thực hiện
đề tài, thầy đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi để hoàn thiện các
kiến thức và kĩ năng khoa học.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS. Nguyễn Viết Tiến - Thứ
trưởng Bộ Y Tế, chủ nhiệm đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy trình xác định
đột biến và đa hình thái đơn nucleotide trên một số gen liên quan đến ung thư
vú và ung thư buồng trứng” đã cung cấp kinh phí và tạo điều kiện để giúp tôi
hoàn thành luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS. Tạ Thành Văn - Phó
Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu

Gen-Protein, PGS.TS. Trần Vân Khánh - Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên
cứu Gen-Protein, Trường Đại học Y Hà Nội, những người Thầy đã truyền đạt
những kiến thức và kinh nghiệm quý báu cũng như tạo mọi điều kiện thuận
lợi để giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các Thầy, Cô Bộ môn Hóa sinh,
Trường Đại học Y Hà Nội đã dạy dỗ và truyền đạt những kiến thức quý báu
trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới: Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo
Sau Đại học, Trường Đại học Y Hà Nội. Khoa Sinh Hóa, Khoa Huyết Học,
Khoa Phụ 3 - Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương đã giúp đỡ, động viên, khích lệ
tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn.


Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến CN. Nguyễn Quý Hoài, CN. Vũ Thị
Hoài Thu, CN. Tạ Thành Đạt và CN. Trần Quốc Đạt cùng toàn thể các
anh, các chị đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập kỹ thuật, hoàn thiện quy
trình kỹ thuật nghiên cứu tại Trung tâm.
Cuối cùng, tôi xin ghi nhớ công ơn sinh thành, nuôi dưỡng và tình yêu
thương của Cha mẹ tôi, cùng sự ủng hộ của gia đình, bạn bè, đồng nghiệp,
những người đã luôn ở bên cạnh động viên, ủng hộ, giúp đỡ và tạo điều kiện
cho tôi và giúp đỡ tôi hoàn thiện luận văn này.
Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2017
Học viên

Nguyễn Hải Phương


LỜI CAM ĐOAN

Kính gửi : - Phòng quản lý đào tạo Sau Đại học - Trường Đại học Y Hà Nội.

- Bộ môn Hóa sinh - Trường Đại học Y Hà Nội.
- Hội đồng bảo vệ Luận văn Thạc sỹ Y học năm 2017.
Tôi là Nguyễn Hải Phương, học viên cao học khóa 24 trường Đại học Y
Hà Nội, chuyên ngành Hóa Sinh, xin cam đoan:
1.

Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS.

2.

Trần Huy Thịnh.
Công trình này không trùng lặp với bất kì nghiên cứu nào khác đã được công

3.

bố tại Việt Nam.
Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực
và khách quan.
Tôi xin chịu hoàn toàn trước pháp luật về những cam kết này.
Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2017
Học viên

Nguyễn Hải Phương


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

FIGO

International Federation of Gynecology and Obstetrics


PCR

Polymerase Chain Reaction

RFLP

Fragment Length Polymorphism

SNP

Single Nucleotide Polymorphism

XRCC

X-ray Repair Cross-Complementing


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
DANH MỤC CÁC BẢNG
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ



DANH MỤC CÁC BẢNG


10

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư buồng trứng là một trong bảy loại ung thư thường gặp nhất ở
phụ nữ. Năm 2012 trên toàn thế giới ghi nhận 239000 ca mắc ung thư buồng
trứng, chiếm 4% trong tổng số các ca mắc ung thư mới. Căn bệnh này cũng là
một trong tám nguyên nhân gây tử vong do ung thư hàng đầu ở phụ nữ [1]. Ở
Việt Nam, vào năm 2000, tỷ lệ ung thư buồng trứng tại Hà Nội là 4,4/100000
dân và tại thành phố Hồ Chi Minh là 3,7/100000 dân [2].
Hiện nay, chẩn đoán xác định ung thư buồng trứng dựa vào thăm khám
lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh, định lượng các dấu ấn ung thư như CA-125,
HE4, αFP... và giải phẫu bệnh. Tuy nhiên do các đặc tính về vị trí giải phẫu
của buồng trứng và sinh bệnh học của u nên các triệu chứng thường xuất hiện
ở giai đoạn muộn, dẫn đến làm chậm trễ cho công tác điều trị và giảm thời
gian sống của bệnh nhân.
Việc phân tích mối liên quan giữa bệnh và các yếu tố nguy cơ giúp cho
các nhà khoa học có thể đưa ra các phương pháp theo dõi hoặc can thiệp sớm
với những người có nguy cơ cao mắc bệnh. Ngoài các yếu tố ngoại cảnh thì
yếu tố gen mang những vai trò vô cùng quan trọng. Bên cạnh việc phân tích
các đột biến gen, những nghiên cứu trên thế giới về đa hình đơn nucleotide
(SNP) cho thấy rằng tuy bản thân SNP không gây bệnh nhưng một số SNP lại
có liên quan đến một bệnh lý nhất định. Điều đó cho phép các nhà khoa học
đánh giá được khuynh hướng di truyền của một cá thể. Có nghĩa là đánh giá
được các loại bệnh lý mà cá thể đó dễ mắc phải [3].
XRCC3 là một trong những protein trong gia đình RAD51. Các tác nhân
gây ung thư khi tác động vào phân tử DNA có thể làm đứt gẫy ở cả 2 mạch
của phân tử. Lúc này họ gia đình protein RAD51 có vai trò bảo vệ và hàn gắn

lại phân tử DNA, đảm bảo sự ổn định của phân tử [4]. Một giả thuyết được
đặt ra rằng vai trò của các SNP khác nhau trong XRCC3 quy định về khả năng


11

sửa chữa DNA khác nhau của cá thể. Và như vậy, mối liên quan giữa SNP với
nguy cơ sinh ung thư ở các cá thể khác nhau là không giống nhau.
Gen quy định tổng hợp nên protein XRCC3 nằm ở vị trí 14q32.3, gen dài
17,8 kbp, gồm 10 exon. Trong đó, vai trò của SNP A17893G tại vị trí intron 5
với bệnh lý ung thư buồng trứng đã được một số tác giả trên thế giới tiến hành
nghiên cứu [5], [6], [7]. Khi phân tích sự tương quan giữa các kiểu gen của
SNP A17893G với bệnh và một số yếu tố nguy cơ của bệnh, kết quả cho thấy
sự liên quan giữa SNP này với bệnh lý ung thư buồng trứng là có ý nghĩa
thống kê [5], [7].
Hiện nay tại Việt Nam, đa hình đơn nucleotide của gen XRCC3 trên bệnh
lý ung thư buồng trứng vẫn còn là vấn đề bỏ ngỏ, do đó nhóm nghiên cứu
thực hiện đề tài: “Xác định đa hình đơn nucleotide A17893G của gen
XRCC3 ở bệnh nhân ung thư buồng trứng” với hai mục tiêu:
1. Xác định tỷ lệ đa hình đơn A17893G của gen XRCC3 trên bệnh nhân
2.

ung thư buồng trứng và nhóm người bình thường tại Việt Nam.
Mối liên quan giữa đa hình đơn A17893G của gen XRCC3 với một
số yếu tố nguy cơ đến bệnh lý ung thư buồng trứng: độ tuổi phát
hiện bệnh, typ mô bệnh học, giai đoạn phát hiện bệnh.


12


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN

1.1 ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ UNG THƯ BUỒNG TRỨNG
1.1.1 Dịch tễ học
Ung thư buồng trứng là khối u ác tính có nguồn gốc từ buồng trứng. Theo
số liệu của Quỹ nghiên cứu ung thư quốc tế ung thư buồng trứng xếp hàng thứ
7 trong số 18 loại ung thư hay gặp nhất trên thế giới ở phụ nữ. Năm 2012 có
239000 ca mắc mới được phát hiện. Tỉ lệ sống trên 5 năm của bệnh là 30% 50%. Trong 20 quốc gia có tỉ lệ mắc ung thư buồng trứng cao nhất thì Fiji
đứng đầu với tỉ lệ mắc là 14,9/100000 dân. Latvia và Bulgaria đứng tiếp sau
với tỉ lệ mắc lần lượt là 14,2 và 14,0/100000 dân. Hay gặp nhất là ở các nước
châu Âu và Nam Mỹ. Các nước châu Phi và châu Á có tỉ lệ mắc thấp nhất [8].
Tại Mỹ, ước tính vào năm 2016 sẽ có 22280 ca mắc ung thư buồng trứng
mới và 14240 ca tử vong. Từ năm 2003 đến năm 2012, tỉ lệ mắc ung thư
buồng trứng giảm đều đặn khoảng 0,9% một năm. Giai đoạn từ năm 1975 đến
năm 2002, tỉ lệ chết do ung thư buồng trứng giảm chậm nhưng trong những
thập kỉ gần đây có sự giảm rõ rệt: từ năm 2003 đến 2012, giảm 2,0% mỗi
năm. Số phụ nữ chết vì ung thư buồng trứng chiếm 5,0% trong tất cả những
phụ nữ chết vì nguyên nhân ung thư nói chung và khiến cho nhiều phụ nữ tử
vong hơn tất cả các ung thư sinh dục khác. Tỉ lệ sống trên 5 năm trong giai
đoạn 2005 đến 2011 là 46%, tỉ lệ này khác nhau giữa chủng tộc người da
trắng (46%) và người da đen (38%) [9].
Tại Nhật Bản, vào những năm 1970 đã phát hiện 2000 đến 3000 phụ nữ
mắc bệnh ung thư buồng trứng. Năm 1988, con số này vượt quá 5000 bệnh
nhân. Đến năm 2012, số phụ nữ mắc bệnh đã lên tới 9384 người. Trong nhóm
ung thư phụ khoa . Tỷ lệ tử vong của ung thư buồng trứng cao hơn ung thư cổ


13


tử cung và ung thư nội mạc tử cung. Vào cuối những năm 1990, tỷ lệ tử vong
do ung thư buồng trứng là 3,5/100000 phụ nữ. Nhưng đến năm 2012, tỷ lệ
này đã giảm xuống còn 3,2/100000 [10].
Tại Việt nam, vào năm 2000, tỷ lệ ung thư buồng trứng tại Hà Nội là
4,4/100000 dân và tại thành phố Hồ Chi Minh là 3,7/100000 dân [2]. Theo
Nguyễn Bá Đức, trong giai đoạn 2001 - 2004, tỉ lệ mắc ung thư buồng trứng
tại Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Thừa Thiên Huế và Cần Thơ lần lượt là
4,7; 2,5; 1,2; 2,1; 6,5 [11]. Đa số bệnh nhân đến khám đều ở giai đoạn muộn,
do vậy có hơn 60% các trường hợp đã tử vong sau 05 năm [12].
1.1.2 Các yếu tố liên quan
Nguy cơ mắc ung thư buồng trứng đã được chứng minh là có liên quan
đến nhiều yếu tố [13], [14], [15]. Các yếu tố nguy cơ về độ tuổi và di truyền
là quan trọng nhất [16]. Các yếu tố còn lại cũng góp phần làm tăng khả năng
mắc bệnh.
1.1.2.1 Độ tuổi
Tỉ lệ mắc ung thư buồng trứng tăng lên ở những phụ nữ cao tuổi [16],
[17]. Theo nghiên cứu của tác giả Yancik năm 1993, có hơn 48% các ca ung
thư buồng trứng xảy ra ở phụ nữ trong nhóm bệnh nhân trên 65 tuổi. Như
vậy, tỉ lệ mắc bệnh ở nhóm phụ nữ trên 65 tuổi cao hơn nhóm những phụ nữ
trẻ. Tỷ lệ mắc bệnh còn tăng theo độ tuổi và đạt mức cao nhất là 54/100000
trong nhóm tuổi 75 - 79 [18]. Tại Việt Nam, theo tác giả Võ Hoàng Nhân
(2010), nhóm tuổi 40 - 59 chiếm 55,3% tổng số bệnh nhân ung thư buồng
trứng [19]. Nghiên cứu của tác giả Vũ Hô và cộng sự (2010) cũng cho kết
quả tương tự: trong nhóm bệnh nhân ung thư buồng trứng, nhóm tuổi 40 - 59
chiếm đến 54,0%. Như vậy, độ tuổi thường gặp nhất của bệnh tại Việt Nam
là nhóm từ 40 - 59 tuổi [20].


14


1.1.2.2 Gen
Khoảng 5% - 15% ung thư buồng trứng là do di truyền . Trong đó, phần
lớn là vai trò của đột biến gen BRCA1/BRCA2 và ngoài ra là các gen sửa
chữa, TP53 trong dòng mầm, hội chứng Li-Fraumeni và hội chứng Lynch
[21], [22], [23], [24].
Trong đó BRCA1/BRCA2 là hai gen có vai trò quan trọng nhất góp phần
vào nguy cơ mắc bệnh. Phần lớn ung thư buồng trứng phát triển tự nhiên.
Khoảng 5% trường hợp ung thư buồng trứng do di truyền. Xấp xỉ 75% những
trường hợp này có liên quan đến hội chứng ung thư vú - buồng trứng di
truyền do đột biến gen áp chế ung thư BRCA1 và BRCA2, dẫn tới giảm khả
năng sửa chữa DNA. Những người phụ nữ mang đột biến gen có nguy cơ mắc
ung thư vú là 87% và ung thư buồng trứng là 44%. Ngoài ra, người mang đột
biến gen BRCA1 có nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng gấp 4 lần, trong khi
đó nam giới mang đột biến có nguy cơ mắc ung thư tiền liệt tuyến tăng 3 lần.
Tỷ lệ mắc ung thư buồng trứng trong cả cuộc đời là 1,3% nhưng tỷ lệ này
tăng lên tới 10 - 60% ở những bệnh nhân mang gen đột biến. Những phụ nữ
mà tiền sử gia đình có người mắc bệnh cần được tư vấn di truyền và nếu đột
biến di truyền được xác định, có thể phải tiến hành cắt vòi trứng và buồng
trứng để ngăn ngừa bệnh xuất hiện [16].
1.1.2.3 Tiền sử sản phụ khoa
Sự rụng trứng có liên quan đến quá trình hình thành bệnh ung thư buồng
trứng. Năm 1971, tác giả Fathalla đặt ra giả thuyết cho rằng ung thư biểu mô
buồng trứng xuất phát từ các tổn thương liên tục bề mặt biểu mô của buồng
trứng trong quá trình rụng trứng và sửa chữa, liền sẹo. Quá trình này làm tăng
khả năng phát sinh đột biến gen dẫn đến việc xuất hiện ung thư. Giả thuyết
dựa trên số liệu dịch tễ học về các yếu tố nguy cơ sinh sản trong ung thư


15


buồng trứng và dữ liệu từ kết quả nghiên cứu bệnh lý ung thư buồng trứng ở
động vật với các mô hình rụng trứng khác nhau. Ở người phụ nữ, chu kỳ
rụng trứng hầu như liên tục từ lúc dậy thì đến khi mãn kinh. Các điều kiện
xã hội của cuộc sống hiện đại không chỉ làm cho phần lớn việc rụng trứng
không có mục đích mà còn khiến cho giai đoạn thai kỳ và cho con bú tức là
khoảng thời gian nghỉ ngơi sinh lý không rụng trứng trở nên ngắn hơn. Ở
các loài động vật có vú khác, sự rụng trứng có thể được giới hạn trong mùa
sinh sản và khả năng sinh sản thường được thực hiện đầy đủ nên cho phép
thời kỳ nghỉ ngơi không rụng trứng diễn ra đầy đủ hơn. Do đó rất hiếm có
sự xuất hiện của các khối u biểu mô buồng trứng ở những động vật này
[25]. Như vậy càng làm giảm quá trình rụng trứng, nguy cơ mắc bệnh cũng
càng thấp. Một số yếu tố làm ngừng quá trình rụng trứng như: mang thai,
cho con bú, dùng thuốc tránh thai sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh. Còn các
yếu tố làm tăng quá trình rụng trứng như có kinh sớm, mãn kinh muộn sẽ
làm tăng nguy cơ mắc bệnh [26], [27], [28].
Theo các kết quả nghiên cứu, hầu hết các ca bệnh được phát hiện khi
bệnh nhân đã bước vào giai đoạn mãn kinh [16], [17]. Bản thân sự mãn kinh
không phải là nguyên nhân gây bệnh. Những lý do khiến cho phụ nữ thuộc
thời kì này gia tăng nguy cơ mắc bệnh là vì hai yếu tố chính: một là tăng phơi
nhiễm với hormon, như estrogen, làm tăng nguy cơ ung thư tử cung và ung
thư vú; hai là tăng số lượng trứng rụng, làm tăng nguy cơ ung thư buồng
trứng. Những người phụ nữ mãn kinh do phẫu thuật cắt tử cung và bảo tồn hai
buồng trứng đã làm giảm 30% nguy cơ phát triển ung thư buồng trứng sau đó.
Yếu tố độ tuổi ở những phụ nữ mãn kinh tự nhiên không liên quan liên quan
đến nguy cơ. Phụ nữ sử dụng estrogen mãn kinh cho thấy giảm 40 phần trăm
nguy cơ mắc bệnh.


16


1.1.3 Chẩn đoán
1.1.3.1 Chẩn đoán xác định
Chẩn đoán xác định ung thư buồng trứng dựa vào các triệu chứng lâm
sàng và cận lâm sàng. Tuy nhiên các triệu chứng của bệnh lý này thường
nghèo nàn và dễ nhầm lẫn với một số bệnh khác nên bệnh nhân khi được phát
hiện thường đã mắc bệnh ở giai đoạn tiến triển [15], [24]. Khối u có thể được
tìm thấy ở buồng trứng trái hoặc buồng trứng phải hoặc cả hai buồng trứng.
Triệu chứng lâm sàng
Bao gồm triệu chứng cơ năng và triệu chứng thực thể.
Giai đoạn đầu: các triệu chứng thường mơ hồ và không đặc hiệu như đầy
tức bụng, đau bụng, ăn không tiêu, buồn nôn, nôn…ở các mức độ khác nhau.
Giai đoạn muộn: các triệu chứng thường rầm rộ, tiến triển nhanh như
gầy sút, kém ăn, bụng chướng, bệnh nhân tự sờ thấy khối u, các triệu chứng
chèn ép hoặc xâm lấn các cơ quan lân cận như chèn ép bàng quang gây các
triệu chứng kích thích, tắc nghẽn bàng quang hoặc trực tràng gây tắc ruột, rối
loạn tiêu hóa.
Giai đoạn cuối: ung thư buồng trứng tế bào mầm thường có biểu hiện
căng xoắn, gây đau vì vậy thường được phát hiện ở những giai đoạn đầu do
bệnh nhân đến sớm. Các u thuộc nhóm mô đệm - sinh dục thường đi kèm với
rối loạn nội tiết như dậy thì sớm hoặc chảy máu âm đạo kéo dài sau mãn kinh.
Khi thăm khám vùng tiểu khung, âm đạo trực tràng có thể đánh giá: vị
trí, thể tích, mật độ cũng nhưng mức độ xâm lấn của khối u. Giai đoạn cuối:
bệnh nhân thường có cổ chướng. Khám toàn thân có thể phát hiện: hạch bẹn,
hạch thượng đòn, dịch màng phổi, gan to.
Cận lâm sàng
* Chẩn đoán hình ảnh
-

Siêu âm: Siêu âm ổ bụng và/hoặc siêu âm đầu dò âm đạo kết hợp với định
lượng nồng độ CA-125 huyết thanh có ý nghĩa trong việc sàng lọc và phát


-

hiện sớm ung thư buồng trứng đối với các phụ nữ có nguy cơ cao.
Chụp X-quang ngực thẳng, nghiêng để phát hiện di căn phổi.


17

-

Chụp khung đại tràng: đánh giá xâm lấn của các khối ung thư buồng trứng

-

vào lòng đại tràng.
Chụp bụng không chuẩn bị được chỉ định trong các trường hợp ung thư

-

buồng trứng nghi ngờ có biến chứng tắc ruột.
Chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ cho phép đánh giá tổn thương
tốt hơn các phương pháp thông thường đặc biệt là những tổn thương
vượt quá tiểu khung, những trường hợp có tổn thương nghi ngờ mà
khôngxác định được một cách chính xác bằng siêu âm hoặc chụp X-

-

quang thường quy.
PET (Positron Emission Tomography) cho các trường hợp chưa có bằng

chứng rõ ràng trong chẩn đoán hoặc theo dõi sau điều trị, tái phát ung thư
buồng trứng nhưng nhược điểm là giá thành đắt.

* Dấu ấn sinh học: xét nghiệm CA-125 và HE4 huyết thanh
-

CA-125 bản chất là một loại glycoprotein, nồng độ trong máu người bình
thường là < 35U/ml. Nồng độ CA-125 huyết thanh tăng cao ở khoảng
80% - 85% bệnh nhân ung thư biểu mô buồng trứng. Tuy nhiên xấp xỉ
50% trường hợp ung thư biểu mô buồng trứng giai đoạn sớm nồng độ
CA-125 huyết thanh không tăng, điều này làm hạn chế giá trị của nó trong

-

sàng lọc ung thư biểu mô buồng trứng.
Hiện nay, đối với ung thư buồng trứng loại xuất phát từ biểu mô, ngoài
dấu ấn sinh học CA-125 thì dấu ấn sinh học HE4 cũng đang được sử dụng
để chẩn đoán sớm loại ung thư này. Sự kết hợp giữa HE4 và CA-125 được
dùng để tính chỉ số nguy cơ ác tính của u buồng trứng ROMA (Risk of
Ovarian Malignancy Algorithm) để lựa chọn phương pháp điều trị thích

-

hợp với u buồng trứng.
Đối với ung thư buồng trứng xuất phát từ tế bào mầm, dấu ấn sinh học
thường được sử dụng là αFP, βhCG.

* Các xét nghiệm hoặc thăm dò khác
Bao gồm các xét nghiệm tế bào học, nội soi ổ bụng thăm dò.



18

1.1.3.2. Chẩn đoán mô bệnh học
Chẩn đoán mô bệnh học là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán quyết định và
là cơ sở đến các nhà lâm sàng tiến hành lựa chọn phương pháp điều trị cho
người bệnh. Nguyên tắc khi sinh thiết để có thể lấy được chính xác mô u là
tránh lấy vào vùng hoại tử, lấy nhiều vùng khác nhau và sử dụng dung dịch
formol trung tính 10% để cố định bệnh phẩm ngay sau khi lấy ra khỏi cơ thể
trước khi gửi đến khoa Giải phẫu bệnh. Ung thư buồng trứng tiên phát có ba
loại chính:
-

Ung thư biểu mô buồng trứng (Epithelial ovarian cancer) chiếm 95% các ca
mắc bệnh [29]. Ung thư biểu mô buồng trứng được chia thành các type và
dưới type khác nhau dựa vào sự xuất hiện loại tế bào biểu mô có mặt trong

-

khối u.
Ung thư tế bào mầm (Ovarian germ cell cancer) có nguồn gốc từ những tế bào
mầm. Loại này thường hay gặp ở những phụ nữ độ tuổi thanh thiếu niên,

-

chiếm 2,6% các ca mắc ung thư buồng trứng nói chung [30].
Ung thư mô đệm - dây sinh dục (Ovarian sex cord - stromal cancer) chiếm 7%
tổng số ung thư buồng trứng [31], phát sinh từ mô đệm của buồng trứng, từ
nguồn gốc của dây sinh dục hoặc cả hai.
Hiện nay theo Bộ Y Tế [32], Việt Nam áp dụng phân loại mô bệnh học

của Tổ chức Y tế Thế giới năm 2003 để chẩn đoán định typ cho bệnh lý ung
thư buồng trứng. Các typ mô bệnh học như sau:
Những u thanh dịch ác tính

-

Ung thư biểu mô tuyến
Ung thư biểu mô tuyến nhú bề mặt
Ung thư biểu mô tuyến xơ
Những u dạng nội mạc ác tính

-

Ung thư biểu mô tuyến không kể tên
Ung thư biểu mô tuyến xơ
U hỗn hợp Muller ác tính


19

-

Saccôm tuyến
Saccôm mô đệm dạng nội mạc tử cung (độ thấp)
Saccôm buồng trứng không biệt hoá
Những u chế nhầy ác tính

-

Ung thư biểu mô tuyến

Ung thư biểu mô tuyến xơ
Những ung thư tế bào sáng

-

Ung thư biểu mô tuyến
- Ung thư biểu mô tuyến xơ
Những ung thư tế bào chuyển tiếp

-

Ung thư biểu mô tế bào chuyển tiếp (không phải loại Brenner)
U Brenner ác tính
Ung thư biểu mô tế bào vảy
Ung thư biểu mô không biệt hóa
U tế bào steroid (Biệt hóa cao và ác tính)
U tế bào mầm ác tính: Bao gồm ung thư tế bào mầm nguyên thủy và u
quái không thành thục [27].
1.1.3.3. Chẩn đoán giai đoạn
Theo tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh
sản phụ khoa” của Bộ Y tế ban hành theo quyết định số 315/QĐ-BYT ngày
29/01/2015 [32], Việt Nam phân loại các giai đoạn lâm sàng của bệnh ung thư
buồng trứng theo FIGO 2013 như sau:


20

Bảng 1.1 Phân loại ung thư buồng trứng theo FIGO 2013
Giai đoạn
Mô tả

I
U giới hạn ở buồng trứng hoặc vòi tử cung
IA
U giới hạn ở một buồng trứng (vỏ bọc còn nguyên vẹn) hoặc vòi tử
cung; không có khối u trên bề mặt buồng trứng hoặc vòi tử cung;
không có tế bào ác tính ở dịch ổ bụng hoặc dịch rửa màng bụng.
IB
U còn giới hạn ở cả hai buồng trứng (vỏ bọc còn nguyên vẹn) hoặc vòi
tử cung; không có u ở bề mặt buồng trứng hoặc vòi tử cung; không có
tế bào ác tính ở dịch ổ bụng hoặc dịch rửa màng bụng.
IC
U giới hạn ở một hoặc cả hai buồng trứng hoặc vòi tử cung không có
kèm theo bất kỳ dấu hiệu nào dưới đây:
IC 1
Vỡ khối u trong phẫu thuật.
IC 2
Vỡ vỏ khối u trước phẫu thuật hoặc có khối u trên bề mặt buồng trứng
hoặc vòi tử cung.
IC 3
Có tế bào ác tính ở dịch ổ bụng hoặc dịch rửa màng bụng.
II
U ở một hoặc hai buồng trứng hoặc vòi tử cung có lan tràn vào khung
chậu (dưới giới hạn của tiểu khung) hoặc khối u bắt đầu di căn phúc mạc.
IIA
Lan đến và/hoặc xâm lấn vào tử cung và/hoặc ống dẫn trứng và/ hoặc
buồng trứng.
IIB
Xâm lấn những tổ chức trong phúc mạc tiểu khung.
III
U ở một hoặc hai buồng trứng hoặc vòi tử cung hoặc khối u bắt đầu di

căn phúc mạc với tế bào học hoặc giải phẫu bệnh khẳng định có lan
tràn đến phúc mạc ngoài tiểu khung và/hoặc di căn hạch lympho sau
phúc mạc.
IIIA1
Chỉ có hạch lympho sau phúc mạc dương tính (tế bào học hoặc giải
phẫu bệnh minh chứng).
IIIA1 (i) Đường kính lớn của hạch di căn ≤ 10mm.
IIIA1 (ii) Đường kính lớn của hạch di căn > 10mm.
IIIA2
Di căn vi thể phúc mạc ngoài tiểu khung (trên giới hạn của TK) cùng
với hoặc không có hạch sau phúc mạc dương tính.
IIIB
Di căn đại thể ở phúc mạc ngoài tiểu khung có đường kính lớn ≤ 2cm
cùng với hoặc không có hạch sau phúc mạc dương tính.
IIIC
Di căn phúc mạc ngoài tiểu khung, có đường kính lớn > 2cm cùng với
hoặc không có hạch sau phúc mạc dương tính (bao gồm khối u lan tới
vỏ của gan và lách, chưa lan đến nhu mô các cơ quan này).
IV
Di căn xa ngoại trừ di căn phúc mạc.
IVA
Tràn dịch màng phổi với tế bào học dương tính.
IVB
Di căn tới nhu mô và di căn cơ quan ngoài ổ bụng (bao gồm hạch bẹn
và hạch ngoài ổ bụng).


21

1.1.4 Điều trị

Lựa chọn phương pháp điều trị cho bệnh nhân ung thư buồng trứng phụ
thuộc vào giai đoạn mô bệnh học và độ biệt hóa. Các biện pháp điều trị bao
gồm: phẫu thuật, hóa trị, xạ trị hoặc kết hợp các biện pháp này, trong đó phẫu
thuật là ưu tiên hàng đầu và phương pháp thường được tiến hành là cắt tử
cung toàn bộ, cắt buồng trứng, vòi trứng 2 bên và mạc nối lớn. Tuy nhiên,
hiện nay, các thử nghiệm lâm sàng vẫn đang được tiến hành nhằm tìm ra biện
pháp hiệu quả nhất cho từng giai đoạn [24], [32].
1.2 Gen XRCC3
1.2.1 Cấu trúc
Từ những năm 1970, các dòng tế bào của nhóm động vật có vú đã được
chứng minh là có sự nhạy cảm với tia phóng xạ hơn so với các nhóm sinh vật
khác. Tiếp theo đó, các thử nghiệm về sự hợp nhất và bổ sung của tế bào dưới
tác dụng của tia X đã dẫn đường cho các nhà khoa học tìm ra một nhóm gen
mới liên quan tới đáp ứng của tế bào khi DNA bị phá hủy. Nhóm gen này
được ký hiệu là XRCC (viết tắt của cụm từ X-Ray Cross Complementing)
[33]. Tuy nhiên cần lưu ý rằng tuy cùng được ký hiệu là XRCC nhưng các gen
trong nhóm gen này có vai trò sinh học không giống nhau. Tia bức xạ ion hóa
có thể gây ra nhiều loại tổn thương DNA. Mỗi gen thuộc nhóm gen XRCC là
thành phần của một con đường phục hồi thiệt hại khác nhau để phù hợp với
những thương tổn khác nhau đó. Có một quan niệm sai lầm phổ biến là ký
hiệu XRCC hàm ý sự quá mẫn cảm của gen với tia X. Tuy nhiên trên thực tế,
các đột biến phát sinh do tia X lại kém nhạy cảm hơn so với các đột biến phát
sinh do các tác nhân gây tổn hại DNA khác.
Gen X-Ray Repair Cross-Complementing 3 (XRCC3) được tìm thấy ở
người và chuột. Để phát hiện ra gen, năm 1988, Lloyd và cộng sự đã sử dụng
dòng tế bào irs1SF [34]. Đặc điểm của dòng tế bào irs1SF là nhạy cảm với


22


các tác nhân phá hủy DNA và đặc biệt là rất nhạy cảm với các tác nhân phá
hủy liên kết ngang của DNA, ví dụ như mitomycin C [35], [36]. Các nhà khoa
học cũng chỉ ra sự bất ổn định mang tính chất tự phát, đặc biệt là các khác biệt
ở nhiễm sắc thể xuất hiện với tần số cao,[34], [35], [36], [37].

Hình 1.1 Vị trí của gen XRCC3 trên nhiễm sắc thể số 14
(Nguồn: Genetic Home Reference [39]).
Năm 1995, Robert và cộng sự đã xác định được vị trí của gen XRCC3
trên bản đồ gen người bằng phương pháp lai tại chỗ huỳnh quang và Southern
Blot với phân tử DNA từ hai tấm bản sao lai độc lập [38]. Gen XRCC3 của
người nằm trên cánh dài nhiễm sắc thể số 14 tại vị trí 14q32.3 (tương ứng với
cặp nucleotide số 103697611 đến cặp nucleotide 103715486).

Hình 1.2 Vị trí của các exon trên gen XRCC3
(Nguồn: Genatlas [40]).
Gen có độ dài 17,8kbp, gồm 10 exon. Gen quy định tổng hợp nên phân
tử mRNA 2574 bp. Phân tử mRNA sau quá trình dịch mã sẽ tạo ra phân tử
protein XRCC3 cấu tạo bởi 346 acid amin với trọng lượng phân tử 37850Da.
1.2.2 Vai trò
Gen XRCC3 quy định tổng hợp nên protein XRCC3. Protein này là một
trong năm thành viên thuộc hệ gia đình protein liên quan đến RAD51. Bốn
protein còn lại trong hệ là RAD51B (RAD51L1), RAD51C (RAD51L2),


23

RAD51D (RAD51L3) và XRCC2. Mỗi protein có 25% trình tự amino acid
giống với RAD51 và với những thành viên còn lại [41]. Các protein này chia
thành hai phức hợp nhóm: nhóm BCDX2 gồm RAD51B, RAD51C, RAD51D
và XRCC2; nhóm CX3 gồm RAD51C và XRCC3.


Hình 1.3 Phức hệ gia đình protein họ RAD51 phân lập từ tế bào người
(Nguồn: Natsuko và cộng sự - 2011 [42].)
Hình A là sơ đồ biểu thị cấu trúc các phức hệ BCDX2 và CX3 theo dự
đoán của các nghiên cứu về đột biến hệ thống. Hình B là cấu trúc của một
protein trong phức hệ bao gồm: đầu tận C, đầu tận N và vùng nối linker.
Riêng phân tử XRCC2 không có đầu tận N và vùng nối.
Năm 1998, Nan và cộng sự chỉ ra rằng XRCC3 tương tác trực tiếp với
RAD51 và có thể hợp tác với RAD51 trong quá trình sửa chữa tái tổ hợp
tương đồng [43].
Sau khi RAD51 tác động vào các vùng DNA bị tổn thương, phức hợp
CX3 sẽ hoạt động bổ trợ cho RAD51. Phức hợp CX3 liên kết với cấu trúc
Holliday để tham gia vào quá trình cấu trúc lại các vùng gen tương đồng, làm
ổn định các chuyển đổi gen tại đây [44].


24

Hình 1.4 Sửa chữa sự đứt gẫy sợi đôi DNA thông qua con đường tái tổ
hợp tương đồng
(Nguồn: Natsuko và cộng sự - 2011 [42])
Trong khi đó, phức hợp BCDX2 chịu trách nhiệm cho sự liên kết của
RAD51 với các vùng DNA tổn thương. Phức hợp BCDX2 có thể đã hoạt
động bằng cách tạo điều kiện cho sự gắn kết hoặc ổn định của sợi
nucleoprotein RAD51 [44].
Ngay từ năm 2002, Mark và cộng sự đã nhận thấy rằng tế bào đột biến
gen XRCC3 hiển thị sản phẩm quang phổ tương đồng tái tổ hợp hoàn toàn
khác với sự gia tăng độ dài vùng gen chuyển đổi, tăng tần số của những



25

vùng không liên tục và sắp xếp lại thường xuyên vùng gen trong khu vực
liên quan đến tái tổ hợp tương đồng. Những kết quả này chỉ ra rằng chức
năng XRCC3 không chỉ giới hạn để bắt đầu quá trình tái tổ hợp tương đồng,
mà còn kéo dài đến giai đoạn sau trong quá trình hình thành và giải quyết của
các khâu trung gian trong quá trình này, có thể bằng cách ổn định chuỗi kép
DNA. Các nghiên cứu sau này chứng minh rằng các khiếm khuyết trong quá
trình tái tổ hợp tương đồng có thể thúc đẩy sự bất ổn định của bộ gen không
chỉ thông qua thất bại để khởi động quá trình tái tổ hợp tương đồng (dẫn đến
sửa chữa không tương đồng), mà còn thông qua sự vận hành bất thường của
các khâu trung gian trong quá trình đó. Các tác giả cho rằng cả hai cơ chế này
đều có thể góp phần gây ung thư cho các tế bào [45].
Năm 2001, Jean và cộng sự tìm ra kháng thể trực tiếp kháng lại
RAD51C đồng kết tủa miễn dịch với XRCC2 trong một phức hợp nội sinh
với RAD51C trong dung dịch ly giải tế bào HeLa [46]. Gel lọc của phức gợi ý
rằng một cấu trúc dị dimer được hình thành giữa các protein. Bằng việc sử
dụng đồng kết tủa và nhiều xét nghiệm khác, Nan (2002) đã xác nhận sự
tương tác giữa các protein này. Họ cũng tìm thấy rằng RAD51 đồng kết tủa
với XRCC3, điều này cho thấy RAD51 có thể có mặt trong một phức hợp
trimeric của XRCC3, RAD51C, và RAD51 [47].
Năm 2008, Wilson đã chứng minh XRCC3, BRCA2, FANCD2 và FANCG
đã hình thành một phức hệ thông qua sự tương tác nhiều cặp với nhau sau khi
phosphoryl hóa FANCG. Họ đề xuất rằng một phức hợp được tạo bởi ít nhất 4
protein có vai trò trong việc thúc đẩy sửa chữa tái tổ hợp tương đồng của
DNA bị hư hỏng [48].
Sử dụng kỹ thuật phân tích Western blot, năm 2010, Sage nhận thấy mức
độ biểu hiện của RAD51, RAD51C và XRCC3 trong ty thể các dòng tế bào
của con người đã tăng lên để đáp ứng với stress oxy hóa và bức xạ ion hóa



×