Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Pháp luật Việt Nam hiện hành về quảng cáo thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.77 KB, 16 trang )

Lời mở đầu
Sau 1 năm thực thi Luật Doanh nghiệp, Luật đầu tư mới, con số doanh nghiệp đăng
ký thành lập mới đã tăng đột biến. Cụ thể, trong năm 2016 cả nước có hơn
81.500 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 20% so với năm ngoái. Giúp cho Việt
Nam ngày một tiến bước lên một nền kinh tế vững mạnh. Nhưng bên cạnh đó, cũng
làm cho tính cạnh tranh của thị trường ngày một khốc liệt. Trong cuộc ganh đua đó,
các doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp để có thể thúc đẩy cơ hội bán hàng, cung
ứng dịch vụ: giới thiệu, quảng bá trên các phương tiên truyền thông đại trúng, giảm
giá, phát quà tặng, ưu đãi,…. đó là các hoạt động xúc tiến thương mại một hoạt
động tất yếu trong thị trường hiện nay. Trong các hoạt động xúc tiến thương mại thì
quảng cáo là một trong những phương pháp phổ biến, hiệu quả và đang phát triển
một cách chóng mặt từng ngày. Các hình thức quảng cáo thương mại từ đó trở nên
đa dạng hơn, phong phú hơn, có tác động mãnh mẽ đến hoạt động sản xuất của
doanh nghiệp và hoạt động tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ của người tiêu dùng… Nhận
thức được điều đó nhà nước ta đã và đang hoàn thiện hệ thống pháp luật về quảng
cáo thương mại.
Vậy Hệ thống pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về hoạt động Quảng cáo
Thương mại? các hoạt động quảng cáo thương mại, các chủ thể của quảng cáo
thương mại,…những câu hỏi đó sẽ được tìm hiểu trong bài tiểu luận: “Pháp luật
Việt Nam hiện hành về quảng cáo thương mại”
Bài viết còn nhiều thiếu sót, mong thầy cô chỉ dẫn, góp ý thêm để bài viết
của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!

1


Quảng cáo là hoạt động xúc tiến thương mại nhằm tuyên truyền giới thiệu hàng
hóa, dịch vụ, hay hoạt động của hãng kinh doanh về hàng hóa dịch vụ đó, nhằm tạo
sự hứng thú của khách hàng đối với sản phẩm. Có thể nói quảng cáo là sợi dây nối
sản xuất và tiêu dùng, giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng trong một thế giới tràn
ngập của thông tin và hàng hóa dịch vụ.


I. Lý luận chung về quảng cáo thương mại
1. Giới thiệu chung về quảng cáo thương mại
Theo điều 4 pháp lệnh Số: 39/2001/PL-UBTVQH10 thì:
Quảng cáo là giới thiệu đến người tiêu dùng về hoạt động kinh doanh, hàng hóa,
dịch vụ, bao gồm dịch vụ có mục đích sinh lời và dịch vụ không có mục đích sinh
lời.
-Dịch vụ có mục đích sinh lời là dịch vụ nhằm tạo ra lợi nhuận cho tổ chức, cá nhân
cung ứng dịch vụ.
-Dịch vụ không có mục đích sinh lời là dịch vụ không nhằm tạo ra lợi nhuận cho tổ
chức, cá nhân cung ứng dịch vụ.
Như vậy, có thể hiểu đối tượng của hoạt động quảng cáo có thể là hoạt động kinh
doanh mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ có khả năng mang lại lợi nhuận cho tổ
chức, cá nhân hoặc các dịch vụ, thông tin nhằm thực hiện một mục tiêu chính trị,
văn hóa, xã hội nào đó. Hoạt động quảng cáo về hoạt động kinh doanh, về hàng hoá
cung ứng dịch vụ có mục đích sinh lời của thương nhân, hoạt động quảng cáo cho
thương nhân khác để thu phí dịch vụ chính là dịch vụ quảng cáo thương mại. Theo
2


đó ta thấy trong pháp luật hiện hành quảng cáo thương mại chỉ là một bộ phận của
hoạt động quảng cáo nói chung.
2. Đặc điểm 1
Theo điều 102 luật thương mại 2005 thì “Quảng cáo thương mại là một hoạt động
xúc tiến thương mại của thương nhân để giới thiệu với khách hàng về hoạt động
kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của mình”
Để phân biệt quảng cáo thương mại với các hoạt động xúc tiến thương mại và
quảng cáo nói chung khác thì quảng cáo thương mại có những đặc điểm nhất định
sau:
Thứ nhất, chủ thể hoạt động quảng cáo thương mại là thương nhân
Là người kinh doanh sinh lời các thương nhân kinh doanh làm mọi cách để sinh lời

trong đó quảng là một trong số đó. Quảng cáo giúp các thương nhân quảng bá sản
phân, thương hiệu hỗ trợ việc kinh doanh. Đồng thời cũng có những thương nhân
thực hiện các hoạt động quảng cáo cho các thương nhân khác để tìm kiếm lợi
nhuận. Đây là một trong những đặc điểm đặc trưng để phân biệt quảng cáo thương
mại với các hoạt động tuyên truyền khác như của nhà nước, các tổ chức xã hội
nhằm về chủ trương, đường lối,… mà không mang mục đích lợi nhuận
Với bản chất là một hoạt động thương mại do thương nhân thực hiện, quảng cáo
thương mại khác biệt với quảng cáo nói chung, mặc dù chúng đều có chung đặc
điểm là một quá trình thông tin.
Thứ hai, về tổ chức thực hiện. Thương nhân có thể tự mình thực hiện các công việc
cần thiết để quảng cáo hoặc thuê dịch vụ quảng cáo của thương nhân khác thông
qua hợp đồng dịch vụ.

1 Có tham khảo bài viết "Quảng cáo thương mại và hoạt động quảng cáo thương mại bị cấm thực hiện”
Tại địa chỉ : />
3


Thứ ba, cách thức xúc tiến thương mại. Các thương nhân sẽ sử dụng quảng cáo
thương mại để mang thông tin đến khách hàng và thu hút họ. Những thông tin này
sẽ được truyền đi bằng các hình thức khác nhau như: âm thanh, hình ảnh, …
Thứ tư, mục đích trực tiếp của quảng cáo thương mại. Nhằm xúc tiến thương mại
tăng doanh thu và lơi nhuận cho thương nhân. Qua đó các hình thức quảng cáo
thương nhân giới thiệu đến người tiêu dùng thông tin, giá cả, các tính năng ưu việt,

Như vậy, thông qua các quảng cáo thương mại thương nhân đã tạo ra sự nhận biết
cho khách hàng về dịch vụ, hàng hóa của mình. Có thể nói đây là một lĩnh vực cạnh
tranh gay gắt của các thương nhân, họ luôn muốn sản phẩm của mình được công
chúng biết tới và từ đó sẽ tạo ra lợi thế so với các thương nhân khác.
3. Đối tượng của quảng cáo thương mại

Đối tượng của quảng cáo thương mại là các loại hàng hóa, dịch vụ trong những lĩnh
vực kinh doanh của thương nhân. Các thương nhân có quyền tự do quảng cáo về
các mặt hàng sản phẩm hay cung ứng dịch vụ của mình. Tuy nhiên, vì lí do phục vụ
cho nền kinh tế quốc gia có một số mặt hàng bị cấm hoặc bị hạn chế quảng cáo
được quy đinh tại điều 7 của luật quảng cáo năm 2012:
Điều 7. Sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo
1. Hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật.
2. Thuốc lá.
3. Rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên.
4. Sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, sản phẩm dinh
dưỡng bổ sung dùng cho trẻ dưới 06 tháng tuổi; bình bú và vú ngậm nhân tạo.

4


5. Thuốc kê đơn; thuốc không kê đơn nhưng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
khuyến cáo hạn chế sử dụng hoặc sử dụng có sự giám sát của thầy thuốc.
6. Các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích dục.
7. Súng săn và đạn súng săn, vũ khí thể thao và các loại sản phẩm, hàng hóa có tính
chất kích động bạo lực.
8. Các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo khác do Chính phủ quy định
khi có phát sinh trên thực tế.
Ngoài ra, đối với hàng hoá chưa nhập khẩu, dịch vụ thương mại chưa thực hiện tại
Việt Nam, thương nhân được quyền quảng cáo để tiếp cận, gia nhập thị trường nếu
hàng hoá đó không thuộc diện bị cấm lưu thông hoặc chưa được phép lưu thông,
dịch vụ thương mại đó không thuộc diện bị cấm thực hiện hoặc chưa được phép
thực hiện ở thời điểm quảng cáo.
4. Sản phẩm và phương tiện của quảng cáo thương mại
Sản phẩm thương mại được quy định tại điều 105 bộ luật thương mại năm 2005
Điều 105. Sản phẩm quảng cáo thương mại

Sản phẩm quảng cáo thương mại gồm những thông tin bằng hình ảnh, hành động,
âm thanh, tiếng nói, chữ viết, biểu tượng, màu sắc, ánh sáng chứa đựng nội dung
quảng cáo thương mại.
a)

Hình thức và nội dung của quảng cáo thương mại

Nội dung của quảng cáo chứa các thông tin mà thương nhân muốn cung cấp cho
khách hàng về sản phẩm, dịch vụ của mình. Ví dụ như sản phẩm quảng cáo sữa thì
chúng ta ai cũng biết về sữa “cô gái hà lan” với hình ảnh đặc trưng là 1 cô gái đội
mũ cầm xô sữa, từ đó ta thấy được sản phẩm quảng cáo tạo cho chúng ta những ấn

5


tượng về không chỉ các thông tin về sản phẩm mà còn thấy được thương hiệu hình
ảnh đặc trưng của sản phẩm.
Bên cạnh đó, pháp luật nước ta cũng quy định về nội dung của quảng cáo
phải lành mạnh trong sáng không gây hiểu nhầm, nhầm lẫn cho khách hàng. Thông
tin quảng cáo về hoạt động kinh doanh, hàng hóa, dịch vụ phải bảo đảm trung thực,
chính xác, rõ ràng, không gây thiệt hại cho người sản xuất, kinh doanh và người
tiêu dùng. Nghiêm cấm các hành vi quảng cáo so sánh với các sản phẩm, dịch vụ
cuả các doanh nghiệp khác (trừ các trường hợp so sánh với các loại hàng giả, hàng
nhái) hay hành vi tự khẳng định vị trí cao nhất của mình mà không có bằng chứng
hợp lệ bằng văn bản…
Ngoài nội dung thì về hình thức quảng cáo cũng được pháp luật quy đinh
chặt chẽ tại điều 8 pháp lệnh Số: 39/2001/PL-UBTVQH10
Điều 8. Tiếng nói, chữ viết trong quảng cáo
1. Tiếng nói, chữ viết dùng trong quảng cáo là tiếng Việt, trừ những trường hợpsau:
a) Từ ngữ đã được quốc tế hóa, thương hiệu hoặc từ ngữ không thay thế được

bằngtiếng Việt;
b) Quảng cáo thông qua sách, báo, ấn phẩm được phép xuất bản bằng tiếng dân tộc
thiểu số ở Việt Nam, tiếng nước ngoài; chương trình phát thanh, truyền hình bằng
tiếng dân tộc thiểu số ở Việt Nam, tiếng nước ngoài.
2. Trong trường hợp sử dụng cả tiếng Việt, tiếng dân tộc thiểu số ở Việt Nam, tiếng
nước ngoài trên cùng một sản phẩm quảng cáo thì viết tiếng Việt trước, tiếp đến
tiếng dân tộc thiểu số, tiếng nước ngoài và khổ chữ tiếng dân tộcthiểu số, khổ chữ
tiếng nước ngoài không được lớn hơn khổ chữ tiếng Việt.
Việc quy định rõ ràng về nội dung và hình thức quảng cáo không chỉ giúp bảo vệ
lợi ích của người tiêu dùng mà còn giúp các doanh nghiệp tuân thủ quy định hạn
6


chế vì tranh dành thị phần mà quảng cáo sai sự thực, thúc đẩy việc giao thoa buôn
bán giữa các vùng, miền hay thậm chí tạo bước đà để đưa các sản phẩm của Việt
Nam ra thế giới.
b)

Phương tiện quảng cáo thương mại

Được quy định tại điều 106, 107 luật thương mại 2005
Điều 106. Phương tiện quảng cáo thương mại
1. Phương tiện quảng cáo thương mại là công cụ được sử dụng để giới thiệu các sản
phẩm quảng cáo thương mại.
2. Phương tiện quảng cáo thương mại bao gồm:
a) Các phương tiện thông tin đại chúng;
b) Các phương tiện truyền tin;
c) Các loại xuất bản phẩm;
d) Các loại bảng, biển, băng, pa-nô, áp-phích, vật thể cố định, các phương tiện giao
thông hoặc các vật thể di động khác;

đ) Các phương tiện quảng cáo thương mại khác.
Điều 107. Sử dụng phương tiện quảng cáo thương mại
1. Việc sử dụng phương tiện quảng cáo thương mại quy định tại Điều 106 của Luật
này phải tuân thủ các quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
2. Việc sử dụng phương tiện quảng cáo thương mại phải bảo đảm các yêu cầu sau
đây:
a) Tuân thủ các quy định của pháp luật về báo chí, xuất bản, thông tin, chương trình
hoạt động văn hoá, thể thao, hội chợ, triển lãm;

7


b) Tuân thủ quy định về địa điểm quảng cáo, không gây ảnh hưởng xấu đến cảnh
quan, môi trường, trật tự an toàn giao thông, an toàn xã hội;
c) Đúng mức độ, thời lượng, thời điểm quy định đối với từng loại phương tiện
thông tin đại chúng.
Nhằm đảm bảo trật tự quản lý nhà nước trong hoạt động quảng cáo, đảm bảo hài
hoà lợi ích kinh tế, chính trị, văn hoá của các tổ chức, cá nhân kinh doanh, của Nhà
nước, của công chúng, pháp luật quy định một số giới hạn về diện tích quảng cáo,
thời lượng chương trình quảng cáo, số lần quảng cáo…đòi hỏi chủ thể hoạt động
quảng cáo phải thực hiện. 2
Ngoài ra, thì hình thức quảng cáo con được quy đĩnh rõ tại điều 10 đến điều 14
pháp lệnh về quảng cáo Số: 39/2001/PL-UBTVQH10
5. Các chủ thể hoạt động quảng cáo thương mại
Đối với quảng cáo thương mại có rất nhiều chủ thể tham gia tùy thuộc vào mục
đích, cách thức và mức độ khác nhau. Có thể kể ra như: những thương nhân làm
trong lĩnh vực quảng cáo, người thiết kế quảng cáo, người phát hành quảng cáo,
người cho thuê địa điểm quảng cáo,…
Tựu chung lại thì theo quy định của pháp luật, trong quá trình quảng cáo có sự
tham gia của các chủ thể sau:

a)

Người thuê quảng cáo thương mại

Hiểu một cách đơn giản thì đây chính là các thương nhân có nhu cầu quảng bá các sản
phẩm, dịch vụ của mình đến công chúng. Đáp ứng quyền tự do kinh doanh của các cá
nhân, tổ chức thì pháp luật quy định các thương nhân trong lĩnh vực quảng cáo
thương mại có quyền tự do lựa chọn người phát hành quảng cáo thương mại, hình
2 Bài viết “Hoàn thiện pháp luật về quảng cáo thương mại”
tại />
8


thức, nội dung, phương tiện, phạm vi và thời gian quảng cáo thương mại; đồng thời
thực hiện quyền kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương
mại. (điều 111 luật thương mại 2005)
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác thì bên cạnh quyền thì người thuê quảng cáo
thương mại cũng có những nghĩa vụ như sau: cung cấp cho bên cung ứng dịch vụ
quảng cáo thương mại thông tin trung thực, chính xác về hoạt động kinh doanh hàng
hoá, dịch vụ thương mại và chịu trách nhiệm về các thông tin này; trả thù lao dịch vụ
quảng cáo thương mại và các chi phí hợp lý khác. (điều 112 luật thương mại 2005)
Ngoài ra thì quyền và nghĩa vụ của người thuê quảng cáo thương mại cũng được quy
định tại: Điều 15 Pháp lệnh quảng cáo năm 2001 và Điều 12 Luật quảng cáo 2012.
b)

Thương nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo.

Dịch vụ quảng cáo là một loại dịch vụ thương mại mà thương nhân được khai thác
để kinh doanh. Trong đó thì thương nhân làm dịch vụ quảng cáo sẽ làm một số
hoặc tất cả các công đoạn quảng cáo tùy theo nhu cầu của khách hàng để nhằm mục

đích sinh lời kiếm lợi nhuận từ các quảng cáo đó.
Các thương nhân làm trong lĩnh vực này phải thực hiện đúng các quy định của giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh, hoạt động theo đúng phạm vi, lĩnh vực đã được
quy định trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và tuân thủ quy định của pháp
luật về quảng cáo.
Thương nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo có các quyền được quy định
điều 13 luật quảng cáo 2012, điều 24 pháp lệnh quảng cáo năm 2001 và điều 113
luật thương mại năm 2005 như: Quyết định hình thức và phương thức kinh doanh
dịch vụ quảng cáo, yêu cầu bên thuê quảng cáo thương mại cung cấp thông tin
quảng cáo trung thực, chính xác và theo đúng thoả thuận trong hợp đồng, đăng ký
bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm quảng cáo của mình, tham gia ý kiến
trong quá trình xây dựng quy hoạch quảng cáo của địa phương và được cơ quan có
9


thẩm quyền về quảng cáo của địa phương thông tin về quy hoạch quảng cáo ngoài
trời, nhận thù lao dịch vụ quảng cáo thương mại và các chi phí hợp lý khác và một
số quyền khác theo quy định pháp luật. Bên cạnh đó, thương nhân kinh doanh dịch
vụ quảng cáo có nghĩa vụ thực hiện đúng quy định của pháp luật về quảng cáo,
thực hiện sự lựa chọn của bên thuê quảng cáo về người phát hành quảng cáo
thương mại, hình thức, nội dung, phương tiện, phạm vi và thời gian quảng cáo
thương mại,… và các điều luật khác quy định tại điều 114 luật thương mại 2005,
khoản 2 điều 13 luật quảng cáo 2012, khoản 2 điều 24 pháp lệnh quảng cáo năm
2001.
c)

Người phát hành quảng cáo

Người phát hành quảng cáo là người phát hành quảng cáo thương mại là người trực
tiếp phát hành sản phẩm quảng cáo thương mại trên các phương tiện quảng cáo, họ

là các cá nhân, tổ chức thông qua các phương tiện quảng cáo thuộc trách nhiệm
quảng cáo của mình giới thiệu sản phẩm quảng cáo đến công chúng bao gồm cơ
quan báo chí, nhà xuất bản, tổ chức quản lý mạng thông tin máy tính , người tổ
chức chương trình văn hóa, thể thao và tổ chức, cá nhân sử dụng phương tiện
quảng cáo khác.
Quan hệ quảng cáo có thể hình thành trên cơ sở hợp đồng phát hành quảng cáo
giữa người quảng cáo hoặc thương nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo với người
phát hành quảng cáo3. Tuy nhiên, trong một số trương hợp thì thương nhân kinh
doanh dịch vụ quảng cáo có thể kiêm luôn người phát hành quảng cáo.
Theo quy định của pháp luật thì người phát hành quảng cáo có các quyền và nghĩa
vụ như sau: được quảng cáo trên phương tiện của mình và thu phí dịch vụ theo quy
định của pháp luật, kiểm tra các tài liệu liên quan đến điều kiện quảng cáo của tổ
chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cần quảng cáo, cung cấp tài liệu liên
3 Bài viết “ Các chủ thể của quảng cáo thương mại” tai địa chỉ : />
10


quan đến sản phẩm quảng cáo khi người tiếp nhận quảng cáo hoặc cơ quan nhà
nước có thẩm quyền yêu cầu, thực hiện hợp đồng phát hành quảng cáo đã ký kết và
chịu trách nhiệm trực tiếp về sản phẩm quảng cáo thực hiện trên phương tiện quảng
cáo thuộc trách nhiệm quản lý của mình, yêu cầu thẩm định sản phẩm quảng cáo và
thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
d)

Người cho thuê phương tiện quảng cáo

Người cho thuê phương tiện quảng cáo là tổ chức, cá nhân sở hữu phương tiện
quảng cáo. Người cho thuê phương tiện quảng cáo có thể là thương nhân hoặc
không phải là thương nhân nhưng đều có quyền lựa chọn khách hàng (người quảng
cáo, người kinh doanh dịch vụ quảng cáo) cho mình và thu phí từ việc cho thuê

phương tiện để quảng cáo theo thỏa thuận trong hợp đồng4.
6. Hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại
Hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại phải được lập thành văn bản hoặc bằng
hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương. Trong đó, việc thuê dịch vụ quảng
cáo phải được xác lập bằng hợp đồng. Hợp đồng dịch vụ quảng cáo phải được lập
thành văn bản có những nội dung sau đây:
1. Tên, địa chỉ các bên ký kết hợp đồng;
2. Hình thức, nội dung, phương tiện, sản phẩm quảng cáo;
3. Thời gian, địa điểm, phạm vi quảng cáo;
4. Phí dịch vụ, các chi phí khác có liên quan và phương thức thanh toán;
5. Quyền, nghĩa vụ của các bên;
6. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;

4 Bài viết :”hoàn thiện về quảng cáo thương mại” tại />
11


7. Các nội dung khác do các bên thỏa thuận.
Trong trường hợp mà thương nhân tự làm quảng cáo mà không thuê dịch vụ quảng
cáo của các thương nhân khác, thì hoạt động quảng cáo có thể được tiến hành thông
qua hợp đồng phát hành quảng cáo.
7. Các hoạt động quảng cáo thương mại bị cấm
Quảng cáo thương mại cũng như một con dao hai lưỡi, quảng cáo thương mai mở
ra nhiều cơ hội cho thương nhân thu hút khách hàng cho các thương nhân xúc tiến
thương mại mang lại một khoảng lợi nhuận khổng lồ cho doanh nghiệp, nhưng bên
cạnh đó nhằm đáp ứng nhu cầu cạnh tranh thương nhân có thể sử dụng nó vào mục
đích xấu như: hạ thấp đối thủ cùng lĩnh vực, quảng cáo không đúng sự thật, tạo ra
những khó khăn cho các doanh nghiệp mới,… Do đó, để các hành vi trên không
xảy ra, phát huy hết các lợi ích của việc quảng cáo thương mại, bảo vệ lợi ích nhà
nước, người tiêu dùng và các thương nhân thì pháp luật nghiêm cấm một số hoạt

động quảng cáo thương mại sau đây:
1. Quảng cáo làm tiết lộ bí mật nhà nước, phương hại đến độc lập, chủ quyền, an
ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội.
2. Quảng cáo có sử dụng sản phẩm quảng cáo, phương tiện quảng cáo trái với
truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam và trái với
quy định của pháp luật.
3. Quảng cáo hàng hoá, dịch vụ mà Nhà nước cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh
hoặc cấm quảng cáo.
4. Quảng cáo thuốc lá, rượu có độ cồn từ 30 độ trở lên và các sản phẩm, hàng hoá
chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được phép cung ứng trên thị trường Việt
Nam tại thời điểm quảng cáo.

12


5. Lợi dụng quảng cáo thương mại gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, tổ chức,
cá nhân.
6. Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp hoạt động sản xuất,
kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của mình với hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng
hoá, dịch vụ cùng loại của thương nhân khác.
7. Quảng cáo sai sự thật về một trong các nội dung số lượng, chất lượng, giá, công
dụng, kiểu dáng, xuất xứ hàng hóa, chủng loại, bao bì, phương thức phục vụ, thời
hạn bảo hành của hàng hoá, dịch vụ.
8. Quảng cáo cho hoạt động kinh doanh của mình bằng cách sử dụng sản phẩm
quảng cáo vi phạm quyền sở hữu trí tuệ; sử dụng hình ảnh của tổ chức, cá nhân
khác để quảng cáo khi chưa được tổ chức, cá nhân đó đồng ý.
9. Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật.
(điều 109 luật thương mại 2005)
Ngoài ra còn có thể thảm khảo thêm tại điều 5 pháp lệnh quảng cáo 2001 và điều 8
luật quảng cáo 2012.


II. Kết luận
Hiện nay, các quy đinh về quảng cáo thương mại nhìn tổng quan thì đã thể chế hoá
chủ trương đường lối phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của Đảng và Nhà nước, cụ
thể hoá các quy định của Hiến pháp, thống nhất với hệ thống pháp luật nước ta
đồng thời cũng đáp ứng những yêu cầu mà các tổ chức thương mại mà Việt Nam
tham gia và các điều ước quốc tế, thực hiện chủ trương cải cách thủ tục hành chính
trong quản lý nhà nước về họat động quảng cáo, tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân
tham gia hoạt động quảng cáo trong khuôn khổ của pháp luật. Bên cạnh đó, các quy
định quảng cáo vẫn còn những hạn chế, vẫn còn những lỗ hổng để các doanh
13


nghiệp có thể lách qua, các thủ tục về phát hành giấy phép quảng cáo còn giờm già,
việc kiểm duyệt quảng cáo vẫn còn nhiều khó khăn khi hiện nay các công nghệ
truyền thông hay đặc biệt là sự bùng nổ của mạng xã hội. Thậm chí, những quảng
cáo trên mạng xã hội cũng ít khi các cơ quan kiểm duyệt có thể kiểm soát được, các
thông tịn, hình ảnh sai sự thật tràn nan trên mạng. Vì vậy, cần phải có những quy
định với về những vấn đề trên, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong quản lý nhà
nước đối với hoạt động này, thông nhất việc quản lý giữa các cơ quan chức năng có
thẩm quyền. Từ đó góp phần tạo ra một thị trương vững mạnh, các cơ hội sẽ được
mở ra cho các doanh nghiệp, người tiêu dùng được hưởng nhiều lợi ích hơn và
được bảo vệ.

14


Danh mục tài liệu tham khảo:
Luật thương mại năm 2005
Luật quảng cáo năm 2012

Pháp lệnh quảng cáo 39/2001/PL-UBTVQH10 năm 2001
Bài viết “Những điểm mới cơ bản của Luật Quảng cáo” tai địa chỉ
/>
Bài viết “Các chủ thể tham gia vào quá trình quảng cáo thương mại” tại địa chỉ
/>Bài viết “Hoàn thiện pháp luật về quảng cáo thương mại” tại
/>
15


Mục lục
Trang
Lời mở đầu
I. Lý luận chung về quảng cáo thương mại……………………………………2
1. Giới thiệu chung về quảng cáo thương mại…………………………………2
2. Đặc điểm…………………………………………………………………….....3
3. Đối tượng của quảng cáo thương mại………………………………………..4
4. Sản phẩm và phương tiện của quảng cáo thương mại………………………5
5. Các chủ thể hoạt động quảng cáo thương mại…………………………...….8
6. Hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại……………………………….......11
7. Các hoạt động quảng cáo thương mại bị cấm………………………………12
II. Kết luận……………………………………………………………………….13
Tài liệu tham khảo ………………………………………………………………..15

16



×