BÁO CÁO
KHẢO SÁT THỊ TRƯỜNG GỖ VÀ LÂM SẢN NGOÀI
GỖ TẠI HUYỆN CAO PHONG VÀ ĐÀ BẮC - TỈNH HÒA
BÌNH
HÒA BÌNH 3 - 2012
Mục lục:
1. CƠ SỞ VÀ MỤC ĐÍCH CỦA KHẢO SÁT THỊ TRƯỜNG LÂM SẢN ............. 3
1.1. Cơ sở của việc khảo sát thị trường lâm sản .................................................... 4
1.2. Các mục tiêu của khảo sát thị trường lâm nghiệp ......................................... 4
2. PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT .............................................................................. 5
3. KẾT QUẢ KHẢO SÁT THỊ TRƯỜNG LÂM SẢN GỖ ..................................... 5
3.1. Các sản phẩm khảo sát .................................................................................... 5
3.1.1. Các thị trường gỗ ......................................................................................... 5
3.1.2. Sản phẩm gỗ tiềm năng tại các xã điều tra ................................................... 6
3.2. Khảo sát thị trường sản phẩm lâm sản gỗ ...................................................... 7
3.2.1. Sơ đồ tiêu thụ kênh hàng. ............................................................................ 7
3.2.2. Phân tích mối quan hệ giữa các tác nhân trong kênh hàng. .......................... 8
3.2.2.1. Người trồng rừng................................................................................... 8
a) Các yếu tố đầu vào chính cho hoạt động trồng rừng .................................... 8
b) Những cản trở đối với người trồng rừng ................................................... 10
c) Hạch toán kinh tế đối với người trồng rừng .............................................. 11
3.2.2.2. Chủ xưởng mộc tại địa phương ........................................................... 13
a) Mối quan hệ giữa Hộ trồng rừng với các Chủ xưởng mộc tại địa phương . 13
b) Hạch toán kinh tế đối với các xưởng chế biến gỗ địa phương ................... 14
3.2.2.3. Các Nhà máy, Công ty chế biến........................................................... 15
a) Mối quan hệ giữa hộ trồng rừng với các Nhà máy, Công ty chế biến... ..... 15
b) Đặc điểm của tác nhân Công ty, Nông trường, Nhà máy .......................... 15
3.2.2.4. Hộ thu gom gỗ .................................................................................... 16
a) Mối quan hệ giữa hộ trồng rừng với hộ thu gom sản phẩm ....................... 16
b) Đặc điểm của tác nhân Thu gom sản phẩm gỗ .......................................... 16
c) Hạch toán hiệu quả kinh tế của tác nhân thu gom ..................................... 16
3.2.2.5. Mối quan hệ giữa Thu gom với các tác nhân chế biến gỗ..................... 19
3.3. Nguồn cung của sản phẩm............................................................................. 19
3.3.1. Các nguồn cung ứng gỗ Keo ...................................................................... 19
3.3.2. Các nguồn cung ứng gỗ khác (xoan, lát, mỡ, bồ đề...)................................ 20
4. KHẢO SÁT THỊ TRƯỜNG LÂM SẢN NGOÀI GỖ ........................................ 20
4.1. Các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ khảo sát ..................................................... 20
1
4.1.1. Các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ tham gia thị trường .................................. 20
4.1.2. Sản phẩm lâm sản ngoài gỗ tại các điểm khảo sát Cao Phong và Đà Bắc ... 21
4.2. Khảo sát thị trường sản phẩm lâm sản ngoài gỗ .......................................... 22
4.2.1. Khảo sát thị trường đối với sản phẩm măng. .............................................. 22
4.2.1.1. Kênh tiêu thụ măng ............................................................................. 22
4.2.1.2. Mối quan hệ giữa các tác nhân ngành hàng ......................................... 23
a) Bán sản phẩm của hộ sản xuất .................................................................. 23
b) Bán sản phẩm của hộ thu gom .................................................................. 23
c) Khối lượng thu mua và tiêu thụ sản phẩm ................................................. 23
d) Đối thủ cạnh tranh .................................................................................... 24
e) Nguồn cung sản phẩm măng ..................................................................... 24
4.2.2. Khảo sát thị trường đối với sản phẩm thân cây (luồng, bương, tre) ............ 25
4.2.2.1. Đặc điểm của sản phẩm luồng, bương, tre ........................................... 25
4.2.2.2. Mối quan hệ giữa các tác nhân ............................................................ 26
a) Tăm tre ..................................................................................................... 26
b) Sản phẩm thấn tre, luồng, bương .............................................................. 27
4.2.3. Khảo sát thị trường sản phẩm Dong riềng .................................................. 28
4.2.4. Các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ thu hái tự nhiên quy mô nhỏ .................... 29
4.2.4.1. Lá Bương ............................................................................................ 29
4.2.4.2. Sáp ong rừng, mật ong nuôi ................................................................. 29
4.2.4.3. Lá dong ............................................................................................... 29
4.2.4.4. Các lâm sản ngoài gỗ khác .................................................................. 30
5. PHÂN TÍCH SWOT cho các sản phẩm lâm nghiệp .......................................... 30
5.1. Sản phẩm gỗ Keo ........................................................................................... 30
5.2. Sản phẩm gỗ Xoan ......................................................................................... 30
5.3. Sản phẩm Măng ............................................................................................. 31
5.4. Sản phẩm Tăm ............................................................................................... 31
5.5. Sản phẩm mật ong ......................................................................................... 31
5.6. Sản phẩm dong riềng ..................................................................................... 32
6. KẾT LUẬN .......................................................................................................... 32
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 35
2
Danh mục các bảng biểu
Bảng 1. Sản phẩm gỗ gắn với thị trường .................................................................... 6
Bảng 2. Sản phẩm gỗ tiềm năng tại các huyện dự án .................................................. 6
Bảng 3. Hoạch toán kinh tế đối với người trồng keo (đồng/ha) ................................ 11
Bảng 4. Hoạch toán kinh tế đối với người trồng xoan (đồng/ha) .............................. 11
Bảng 5. Hoạch toán kinh tế đối với người trồng bồ đề (đồng/ha) ............................. 12
Bảng 6. Quan hệ giữa hộ có gỗ bán với các xưởng chế biến gỗ địa phương ............. 13
Bảng 7. Hạch toán đối với các Xưởng mộc chế biến gỗ Keo tại địa phương............. 14
Bảng 8. Hạch toán đối với các Xưởng mộc chế biến gỗ Xoan tại địa phương........... 14
Bảng 9. Giá thu mua gỗ nguyên liệu của các tác nhân .............................................. 17
Bảng 10. Hạch toán đối với tác nhân thu gom Keo tại địa phương ............................. 18
Bảng 11. Các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ gắn với thị trường ..................................... 20
Danh mục các sơ đồ
Sơ đồ 1. Kênh tiêu thụ lâm sản gỗ tại Cao Phong, Đà Bắc .......................................... 7
Sơ đồ 2. Các kênh tiêu thụ gỗ rừng trồng của hộ lâm nghiệp tại Cao Phong, Đà Bắc .. 8
Sơ đồ 3. Kênh tiêu thụ lâm sản gỗ tại Cao Phong, Đà Bắc ........................................ 21
Sơ đồ 4. Kênh tiêu thụ sản phẩm măng ..................................................................... 22
Sơ đồ 5. Kênh tiêu thụ bương, tre, luồng ................................................................... 25
3
1. CƠ SỞ VÀ MỤC ĐÍCH CỦA KHẢO SÁT THỊ TRƯỜNG LÂM SẢN
1.1. Cơ sở của việc khảo sát thị trường lâm sản
Là một tỉnh có đến 2/3 diện tích là đồi núi, tỉnh Hòa Bình có 2.275 km2 đất lâm
nghiệp, chiếm 50% tổng diện tích đất tự nhiên (4.595 km2). Trong đó, rừng tự nhiên là
1.368 km2, rừng trồng là 907 Km2 và mật độ che phủ đạt 45,5% (Niên gián thống kê
2010). Vì vậy, sản xuất lâm nghiệp được coi là một trong những lợi thế của tỉnh Hòa Bình.
Kinh nghiệm trong và ngoài nước đều khuyến cáo phải gắn kết việc phát triển
kinh tế xã hội và XĐGN với bảo vệ nguồn tài nguyên rừng. Sinh kế của người nghèo
(đặc biệt người nghèo tại các huyện như Đà Bắc, Cao Phong...) gắn chặt với các nguồn
lợi từ rừng (gỗ, lâm sản ngoài gỗ, bảo vệ rừng, trồng rừng...). Trong những năm qua,
diện tích rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, khu bảo tồn đã được đưa vào bảo vệ, cấm
khai thác. Điều này đã ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân nói chung và người
nghèo nói riêng.
Đầu năm 2010, tỉnh Hòa Bình đã thực hiện xong nghị định số 02 của Chính Phủ
ngày 15/01/1994 về giao đất, giao rừng cho hộ gia đình quản lý. Người dân đã thực
hiện trồng rừng theo các chương trình/dự án: PAM, 661 (5 triệu ha rừng), 327, Định
canh Định cư, Giảm nghèo, 135… Các biện pháp trồng rừng hoặc lâm sản ngoài gỗ
đang đi theo hướng cải thiện đời sống của người dân. Nhiều mô hình khuyến lâm như
keo, mỡ, xoan, tre, luồng, cây ăn quả … được chuyển giao cho các xã vùng cao tại 2
huyện Đà Bắc và Cao Phong. Các chính sách này giúp cho diện tích rừng trồng tăng
lên. Đến nay, một số diện tích rừng trồng đã và đang đến tuổi khai thác và góp một
phần không nhỏ vào thu nhập của các hộ trồng rừng.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là hiệu quả của việc trồng rừng (Trồng cây gì có hiệu
quả kinh tế cao? Tiêu thụ như thế nào? Nhu cầu của thị trường về chủng loại, chất
lượng, số lượng? Giá bán của sản phẩm? Những cản trở/khó khăn đối với người sản
xuất lâm nghiệp và sản phẩm nào phù hợp với điều kiện của họ? ...). Từ đó để xác định
được các kế hoạch phát triển lâm nghiệp trong các năm tới. Tất cả các vấn đề này có
thể giải quyết được thông qua việc khảo sát thị trường gỗ và lâm sản ngoài gỗ. Việc
khảo sát thị trường lâm sản tại 2 huyện Cao Phong và Đà Bắc có ý nghĩa quan trọng
đối với việc hoạch định chính sách của các cơ quan quản lý địa phương và lập kế
hoạch sản xuất của các hộ gia đình. Nắm rõ được thị trường sẽ cân đối được giữa cung
và cầu giúp tăng thu nhập cho các hộ sản xuất. Khảo sát thị trường lâm sản còn là cơ
sở để đưa ra các quyết định đầu tư vào lĩnh vực lâm nghiệp.
1.2. Các mục tiêu của khảo sát thị trường lâm nghiệp
4
- Xác định được các sản phẩm lâm nghiệp hiện có hoặc các sản phẩm lâm
nghiệp có giá trị thương mại cao trên địa bàn nghiên cứu.
- Mô tả thực trạng của hệ thống thị trường các sản phẩm lâm nghiệp trên địa
bàn hiện nay.
- Đưa ra các đề xuất gắn kết được sản xuất với thị trường nhằm nâng cao hiệu
quả sản xuất, tăng thu nhập cho hộ trồng rừng.
- Xây dựng cơ sở cho việc ra quyết định là trồng cây gì để tăng thu nhập cho hộ
gia đình.
2. PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT
- Sử dụng phương pháp đánh giá nhanh chuỗi giá trị. Thu thập các thông tin
liên quan đến nguồn cung của sản phẩm (sản lượng hiện có, sản lượng tiềm năng...).
Thu thập số liệu từ các cơ quan huyện, xã (phòng thống kê, tài nguyên môi trường,
kiểm lâm...).
- Phỏng vấn các tác nhân tham gia thị trường: sản xuất, thu mua và bán sản
phẩm… (các hộ lâm nghiệp, hộ thu gom sản phẩm, chế biến gỗ…). Phỏng vấn thực
hiện theo mẫu câu hỏi được thiết kế.
- Sử dụng công vụ SWOT để phân tích điểm mạnh, yếu của từng sản phẩm.
- Địa bàn khảo sát được tiến hành tại 3 xã của huyện Cao Phong, 3 xã của
huyện Đà Bắc đối với các tác nhân sản xuất, thu mua tại chỗ, xưởng mộc… Các tác
nhân khác trong chuỗi được tiến hành tại Tân Lạc, TP Hòa Bình, Kỳ Sơn, Kim Bôi
(Hòa Bình) và Chương Mỹ (Hà Nội).
3. KẾT QUẢ KHẢO SÁT THỊ TRƯỜNG LÂM SẢN GỖ
3.1. Các sản phẩm khảo sát
Không có các số liệu chính thống từ các cơ quan quản lý Nhà nước về các sản
phẩm gỗ và thị trường gỗ tại 2 huyện Cao Phong và Đà Bắc. Việc khảo sát thị trường
gỗ được tiến hành thông qua các cuộc gặp gỡ trao đổi thông tin với cấp huyện, xã và
điều tra một số hộ nông dân. Các sản phẩm gỗ thương mại tại 2 huyện Cao Phong và
Đà Bắc được tổng hợp và phân chia theo các loại thị trường sau:
3.1.1. Các thị trường gỗ
- Thị trường gỗ nguyên liệu sản xuất bột giấy và giấy
- Thị trường gỗ trụ nhỏ
5
- Thị trường gỗ sản xuất ván nhân tạo
- Thị trường gỗ nguyên liệu xây dựng dân dụng
- Thị trường chế biến hàng mộc dân dụng và xuất khẩu
Bảng 1. Sản phẩm gỗ gắn với thị trường
Loại gỗ
Nguồn cung
Gỗ nhỏ (keo
- Lâm trường
lai, bạch đàn,
bồ đề)
- Tư nhân (hộ
trồng rừng)
Gỗ lớn
- Lâm trường
lát)
biến
(xoan, keo
tai tượng,
- Công ty/Xí
nghiệp chế
Dạng sản
phẩm
Số lượng
- Cột, cọc chống
- Nguyên liệu
giấy
- Xây dựng dân
dụng
- Ðồ mộc
- Nội tỉnh
Lớn
- Ngoại tỉnh
- Nội tỉnh
- Ngoại tỉnh
Nhỏ
Phương thức
tiêu thụ
Thị trường
- Theo kế hoạch
- Có hợp đồng
- Thị trường tự do
- Theo kế hoạch
có hợp đồng,
- Qua công ty, xí
nghiệp trung gian
3.1.2. Sản phẩm gỗ tiềm năng tại các xã điều tra
Khảo sát về các sản phẩm gỗ tiềm năng trên địa bàn các xã điều tra thu được kết
quả trong bảng 2, như sau:
Bảng 2. Sản phẩm gỗ tiềm năng tại các huyện dự án
Stt
Sản phẩm gỗ
tiềm năng
Keo
1
Keo (1 – 3 tuổi)
Keo (4 - 6 tuổi)
Keo (7 - 8 tuổi)
2
4
6
7
Xoan
(2 - 3 tuổi)
Lát > 7 năm
Mỡ
Huyện Cao Phong (ha)
Bình
Thanh
1025.95
318
707.95
10
10
70
Thung
Nai
500
300
200
50
50
(1 - 3 tuổi)
Yên
Lập
400
Huyện Đà Bắc (ha)
Tân
Tu Lý
Minh
(7 - 8 tuổi)
335
200
122.8
120
112.6
50
85.7
46.5
77.2
20
5
150
25
25
15
164.2
168.5
7
20
7
156
5
162.3
21.4
56
23.7
6
345.8
42.3
11.9
Trẩu
Sơn
372.7
9.0
(4 - 6 tuổi)
Cao
47.3
59
(1 - 3 tuổi)
7.1
(4 - 6 tuổi)
10.7
(7 - 8 tuổi)
5.9
Bồ đề
8
21.5
(1 - 3 tuổi)
(4 - 6 tuổi)
81.7
4.8
22.6
6.0
25.9
10.7
(7 - 8 tuổi)
33.2
(Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra)
Nhận xét:
- Sản phẩm gỗ có tiềm năng tham gia thị trường của các xã điều tra hiện nay là
keo, xoan, bồ đề, lát, bồ đề, trẩu và mỡ.
- Trong các sản phẩm nói trên, keo là sản phẩm chủ lực, chiếm diện tích trồng
lớn nhất của tất cả các xã điều tra. Xét về cơ cấu tuổi, hiện nay chủ yếu keo đang ở 2
giai đoạn chính từ 1-3 tuổi và từ 4-6 tuổi. Diện tích keo đủ tuổi khai thác có giá trị cao
từ 7-8 tuổi chiếm tỷ trọng nhỏ.
- Xoan là cây có giá trị cao nhưng diện tích còn khá khiêm tốn và mới được đưa
vào trồng từ 2-3 năm trở lại đây.
- Lát là cây lâu năm (14 năm) cũng chưa đủ tuổi khai thác, được trồng tại 1 số
xã của huyện Cao Phong và diện tích cũng rất nhỏ.
- Mỡ, trẩu, bồ đề có tỷ trọng diện tích thấp và chủ yếu được trồng tại huyện
Đà Bắc.
3.2. Khảo sát thị trường sản phẩm lâm sản gỗ
3.2.1. Sơ đồ tiêu thụ kênh hàng.
Khảo sát, điều tra thông tin tại 2 huyện vùng dự án cho thấy các sản phẩm gỗ
trên thị trường chủ yếu gồm: gỗ keo lai, gỗ xoan, gỗ bồ đề và một ít các loại khác
như: gỗ trẩu, gỗ lát... Kênh tiêu thụ được thể hiện qua sơ đồ 1 sau:
Sơ đồ 1. Kênh tiêu thụ lâm sản gỗ tại Cao Phong, Đà Bắc
Nhà máy
Rừng
Sơ chế
Chế biến
7
Sử dụng ngoài tỉnh
dụng ngoại tỉnh
Sử dụng nội tỉnh
Kênh tiêu thụ gỗ của hộ gia đình được thể hiện qua sơ đồ sau:.
Sơ đồ 2. Các kênh tiêu thụ gỗ rừng trồng của hộ lâm nghiệp tại Cao Phong,
Đà Bắc
Hộ trồng rừng
Bán lẻ
Bán theo hợp đồng
Xưởng mộc tại địa phương
Bán buôn
Thu gom
Nhà máy, công ty
Xưởng chế biến ngoại tỉnh
Như vậy, việc tiêu thụ gỗ của hộ gia đình được tiến hành thong qua 3 kênh sau:
- Kênh 1: hộ nông dân trồng rừng bán cho các xưởng mộc tại địa phương (bán
lẻ) để sản xuất các đồ nội thất trong gia đình như: giường, tủ, cửa... Các sản phẩm
thường là gỗ xoan, gỗ mít.
- Kênh 2: hộ nông dân trồng rừng bán gỗ cho thu gom (bán buôn). Thu gom sẽ
vận chuyển và bán gỗ lại cho các lái buôn, nhà xưởng chế biến gỗ tại Hà Nội. Các sản
phẩm thường là gỗ keo, xoan, bồ đề.
- Kênh 3: hộ dân trồng rừng theo hợp đồng của các nhà máy, công ty và có cam
kết bán gỗ cho nhà máy, công ty (bán theo hợp đồng). Sản phẩm thường là keo lai.
Ngoài 3 kênh tiêu thụ nói trên, một số hộ trồng rừng đã tự tổ chức thuê xe ô tô
để bán gỗ trực tiếp cho các cơ sở thu mua ở Chương Mỹ (Hà Nội). Kênh tiêu thụ này
chưa phổ biến.
3.2.2. Phân tích mối quan hệ giữa các tác nhân trong kênh hàng.
3.2.2.1. Người trồng rừng
- Theo “Đánh giá tác động của các chính sách XĐGN tại tỉnh Hòa Bình, Casrad –
2009”, tại 4 huyện Lương Sơn, Đà Bắc, Lạc Sơn và Kim Bôi (Hòa Bình), thì chỉ có
20% số hộ nghèo có đất rừng và khoảng 1% số hộ nghèo tham gia trồng rừng (chủ yếu
là keo). Điều này cho thấy đa số người trồng rừng không thuộc đối tượng nghèo.
a) Các yếu tố đầu vào chính cho hoạt động trồng rừng
1) Giống: Có 2 nguồn cung giống chính: i) Tự sản xuất hoặc mua (người dân tự
ươm hoặc/và trồng và bán cho các hộ khác); ii) Được hỗ trợ từ các chương trình/dự án
(327, 661, 135, giảm nghèo, khuyến nông-khuyến lâm, tái định canh định cư...).
8
Những năm trước, Lâm trường Kim Bôi cung cấp giống cây lâm nghiệp cho
nhiều huyện của Hòa Bình (hiện nay đã giải thể).
Hiện nay, những nguồn cung cây giống lâm nghiệp lớn cho Cao Phong và Đà
Bắc như: Lâm trường Tu Lý (huyện Đà Bắc), Lâm trường Lạc Sơn (huyện Lạc Sơn),
Lâm trường Lương Sơn (huyện Lương Sơn), Xí nghiệp Lâm nghiệp Kỳ Sơn (huyện
Kỳ Sơn), Lâm trường Lạc Thuỷ (huyện Lạc Thủy), Lâm trường Tân Lạc (huyện Tân
Lạc)... Tuy nhiên, người trồng rừng không thích mua giống từ các cơ sở của Nhà nước
vì vấn đề chất lượng (tỷ lệ chết cao)
Bên cạnh đó, có khoảng 30 hộ (trước là công nhân của lâm trường) sản xuất và
bán giống (chủ yếu là keo) khá tập trung dọc đường Hồ Chí Minh giữa Kim Bôi và
Lương Sơn. Một số người trồng rừng của Đà Bắc lại mua giống cây từ tỉnh Phú Thọ...
2) Phân bón: Người trồng rừng không sử dụng phân hóa học cho cây lâm nghiệp,
mà chỉ có 1 số ít sử dụng phân chuồng. Có 2 nguyên nhân: i) Chi phí mua phân bón
cao; ii) Khó tiếp cận do thiếu dịch vụ (các xã vùng cao của Đà Bắc và Cao Phong).
Chính vì vậy, phân hóa học do các chương trình/dự án trồng rừng hỗ trợ được người
nghèo mang sử dụng cho cây trồng nông nghiệp.
3) Kỹ thuật trồng và chăm sóc: Việc chuyển giao kỹ thuật đến các hộ trồng rừng
được thực hiện thông qua các chương trình khuyến lâm, đặc biệt là các dự án 661 và hợp
phần hỗ trợ sản suất của các dự án XĐGN. Tuy nhiên, nhiều người chưa được tham gia
hoặc/và chưa nắm bắt được. Ví dụ: mật độ khuyến cáo trồng keo khuyến cáo 1.600
cây/ha, nhưng người dân thường trồng từ 1.700 - 2.500 cây/ha.
4)Vốn:Vốn đầu tư trồng rừng khá lớn (cây giống, phân bón…), đặc biệt đối với các
hộ nghèo. Yêu cầu vốn đối với keo từ 18 – 19 triệu/ha, đối với xoan từ 27 - 28 triệu
đồng/ha. Thời gian thu sản phẩm khá lâu, 6 - 8 năm đối keo và 8 - 10 năm đối với xoan.
Điều này lý giải việc người nghèo ít tham gia vào hoạt động trồng rừng.
Thiếu vốn khiến cho việc mua giống cây, phân bón bị hạn chế, ảnh hưởng diện
tích, năng suất và sản lượng rừng trồng. Kênh tín dụng mà người nghèo có thể tiếp cận
là Ngân hàng Chính sách Xã hội có lượng vốn cho vay hạn chế từ 3 - 4 triệu/hộ, quá ít
để đầu tư trồng rừng. Thời hạn vay lại ngắn (3 năm) so với chu kỳ khai thác lâu năm (6
– trên 10 năm). Chính vì vậy, đại đa số hộ nghèo thường ưu tiên nguồn tín dụng vay
cho các hoạt động trồng trọt và chăn nuôi mang lại nguồn thu trước mắt.
Tại huyện Đà Bắc đã có một số doanh nghiệp tư nhân trồng rừng theo phương
thức đầu tư (giống, phân bón), thuê nhân công và bao tiêu sản phẩm. Đây là một kênh
tín dụng quan trọng cho người nghèo để có thể tăng thu nhập từ trồng rừng. Tuy nhiên,
đã xuất hiện việc thế chấp sổ đỏ của người nghèo để vay vốn. Vì vậy, cần có sự giám
9
sát chặt chẽ của chính quyền đối với hoạt động trồng rừng của các doanh nghiệp tư
nhân.
5) Lao động: Trồng rừng chủ yếu sử dụng lao động gia đình, rất ít hộ thuê lao động
từ bên ngoài. Việc trồng mới đòi hỏi tốn nhiều công lao động. Quá trình trồng, chăm sóc
được các hộ tự tiến hành vào các thời điểm nhàn rỗi trong năm, điều này dẫn đến hiện
tượng trồng không đúng thời vụ và thời điểm chăm sóc.
b) Những cản trở đối với người trồng rừng
+Vốn đầu tư xây dựng cơ bản và chăm sóc: Các hộ nghèo thiếu vốn để mua
giống và các loại phân bón làm ảnh hưởng đến việc trồng mới diện tích rừng, năng
suất và chất lượng rừng đã được trồng.
+ Lao động: Bình quân nhân khẩu 4,5 người/hộ nhưng tỷ lệ phụ thuộc 0,52
(người già > 60 tuổi và trẻ em < 15 tuổi) nên chỉ thích hợp cho việc trồng và chăm sóc
rừng lúc nhàn rỗi. Những hộ có đông nhân khẩu (nhiều nhất 11 người/hộ) sẽ có lao
động để trồng rừng.
+ Kỹ thuật: Theo điều tra năm 2009 (Casrad), không có hộ nghèo nào được tham
gia vào các lớp tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây gỗ (chỉ tham gia vào mô hình
tre, luồng).
+ Hệ thống giao thông: Điều kiện giao thông khó khăn cản trở lớn trong việc
tiếp cận với cây giống, phân bón và bị ép giá bán gỗ.
Tổ hợp những cản trở trên làm cho hộ nghèo tham gia rất ít vào các hoạt động
từ nghề rừng (trồng, chăm sóc, đi rừng, bảo vệ rừng…), đồ thị sau:
Đồ thị . Các hoạt động sinh kế chính của hộ nghèo (% số hộ tham gia)
Nguồn: Casrad, 2009
10
c) Hạch toán kinh tế đối với người trồng rừng
Keo là cây trồng chính, xoan là cây trồng ưa thích của người trồng rừng. Vì vậy,
các hoạch toán kinh tế sẽ được tính cho 2 loại cây này. Mặc dù xoan cho chu kỳ khai
thác lâu hơn (từ 8 – 10 năm), nhưng để tiện cho việc so sánh, hạch toán kinh tế cho
xoan được tính cùng thời kỳ với keo
Bảng 3. Hoạch toán kinh tế đối với người trồng keo (đồng/ha)
TT
Loại chi phí
Đơn vị
tính
1
Làm đất, đào hố
Công
3
Giống (1.600 cây/ha)
Cây
2
Công trồng
Công
Số lượng
15
6
1 600
Đơn giá
150 000
150 000
3 000 000
Đồng
2 1 500 000
6
Công bảo vệ (từ năm thứ 3 8)
Năm
Năm
6
A
B
C
D
Tổng chi phí
Doanh thu (1200 cây/ha)
Lợi nhuận cả chu kỳ/ha
Cây
1 200
900 000
8 000 000
Phân bón
Làm cỏ (2 năm đầu)
2 250 000
5 000
4
5
Thành tiền
500 000
100 000
1 000 000
3 000 000
18 150 000
120 000 000
101 850 000
12 731 250
Lợi nhuận/ha/năm
Ghi chú :
i) Keo khai thác ở tuổi thứ 8, gỗ đạt tiêu chuẩn loại I (cây có vanh từ 70 - 80 cm,
cao 4-6 m, bán theo cây 100 000 đồng/cây). Trong 2 năm đầu, có thể xen sắn với keo
và thu 5 triệu đồng/ha sau khi trừ tất cả chi phí được lãi thêm 2 triệu/ha/vụ/năm.
ii) Mật độ khuyến cáo trồng keo là 1.600 cây/ha. Tuy nhiên, nhiều hộ không có
kỹ thuật đã trồng 2.000 cây/ha; Nếu trồng đứng kỹ thuật có thể giảm chi phí mua cây
giống khoảng 2 triệu đồng/ha;
iii) Phân bón: thường sử dụng phân chuồng và không dùng phân hóa học;
iv) Công làm cỏ: người trồng tự làm cỏ 10 công/ha/năm trong 2 năm đầu.
v) Trước đây, trồng keo theo dự án 661 thì người trồng được cấp miễn phí giống
cây và được hỗ trợ công chăm sóc. Tuy nhiên, theo quy định thì chỉ được khai thác khi
keo đạt từ 10 - 11 năm tuổi. Keo già (rỗng ruột) nên giá thấp và không hiệu quả).
Bảng 4. Hoạch toán kinh tế đối với người trồng xoan (đồng/ha)
Loại chi phí
Đơn vị
tính
1
Làm đất, đào hố
Công
3
Giống
Cây
2
Trồng
Công
11
Số lượng
15
6
1 500
Đơn giá
150 000
150 000
8 000
Thành tiền
2 250 000
900 000
12 000 000
4
Phân bón
6
Công bảo vệ (năm 4 - 8)
5
A
B
C
D
Công làm cỏ (3 năm)
Tổng chi phí
Doanh thu (1.100 cây/ha)
Lợi nhuận cả chu kỳ/ha
Đồng
3
5
Cây
1 100
3 000 000
500 000
250 000
1 000 000
9 000 000
2 500 000
27 650 000
275 000 000
247 350 000
30 918 750
Lợi nhuận/ha/năm
Ghi chú :
i) Hạch toán khi xoan được 8 tuổi. Không trồng xen cây nông nghiệp khác với
xoan được vì xoan tạo ra chất đắng, gây ngộ độc, đặc biệt là sắn.
ii) Xoan có hiệu quả kinh tế cao nên người dân tự phát khá nhiều mà không cần
chờ có sự hỗ trợ từ bên ngoài. Gỗ Xoan được sử dụng vào nhiều mục đích : đồ nội thất
(bàn ghế, giường, tủ...), xây dựng dân dụng…
Bảng 5. Hoạch toán kinh tế đối với người trồng bồ đề (đồng/ha)
Chi phí
1
Làm đất, đào hố
3
Giống
2
4
5
6
A
B
C
D
Công trồng
Đơn vị
tính
Số lượng
Công
6
Công
15
Cây
1 600
Năm
3
Phân bón (phân chuồng)
Đồng
Công bảo vệ (năm thứ 3 - 8)
Năm
6
Doanh thu (50m3/ ha)
M3
50
Làm cỏ
Tổng chi phí
Lợi nhuận/ha
Đơn giá
150 000
150 000
Thành tiền
2 250 000
900 000
5 000
8 000 000
1 500 000
4 500 000
500 000
1 600 000
Lợi nhuận/ha/năm
0
3 000 000
18 650 000
80 000 000
61 350 000
7 668 750
Ghi chú :
- Hạch toán khi cây khai thác ở độ tuổi 8 năm. Trong 2 năm đầu có thể trồng xen
sắn, lúa nương và lãi thêm 2 triệu/ha/vụ.
- Làm đất chỉ tiến hành ở chu kỳ đầu. Từ chu kỳ thứ 2, sau khi khai thác sẽ đốt
nương để hạt Bồ đề tự mọc.
- Công trồng chỉ có ở chù kỳ đầu. Những chu kỳ sau, công tỉa, dặm cũng tương
đương với công trồng mới.
- Mật độ trồng khuyến cáo 1.600 cây/ha. Thực tế, trồng 1.800 cây/ha. Không ai
bón bất cứ loại phân nào. Làm cỏ trong 3 năm đầu, khi cây chưa khép tán.
- Hộ trồng rừng thường khai thác trắng (1 lần) sau đó bán theo m3.
12
So sánh hiệu quả giữa các sản phẩm gỗ trồng: xoan, keo và bồ đề
- Về mặt hiệu quả kinh tế, nếu cùng chu kỳ khai thác như nhau, trồng xoan cho
lợi nhuận 2,4 lần so với trồng keo, thấp nhất là bồ đề
- Xoan ít sâu bệnh hơn Keo nhưng kỹ thuật chăm sóc cao hơn trồng keo.
- Tuy nhiên, chi phí đầu tư cho xoan cao gấp 1,52 lần so với trồng keo và cao
hơn nhiều lần so với bồ đề. Chính vì vậy, chỉ những hộ có điều kiện về vốn và lao
động mới tham gia trồng xoan theo kiểu vườn rừng.
nào
- Trồng bồ đề không phải mua giống từ chu kỳ 2 và không bón bất cứ loại phân
3.2.2.2. Chủ xưởng mộc tại địa phương
a) Mối quan hệ giữa Hộ trồng rừng với các Chủ xưởng mộc tại địa phương
- Quan hệ mua-bán giữa chủ yếu dựa trên sự quen biết nhau tại địa phương.
- Khối lượng gỗ thu mua: nhỏ do chủ xưởng thiếu vốn và nhu cầu đồ gỗ nội thất
tại địa phương thấp.
- Địa điểm mua gỗ: Ngay tại xã có xưởng chế biến hoặc các xã lân cận để giảm
chi phí vận chuyển. Có thể mua tại nhà người bán hoặc thu mua tại xưởng.
- Cách thức thu mua: Cây đứng, gỗ đã đốn hạ hoặc gỗ đã xẻ tùy theo nguồn cung
của hộ dân. Chủ xưởng có thể đến tận nhà người bán để xem và định giá gỗ.
- Chủng loại gỗ thu mua: i) Hình thức chính là các loại cây gỗ lớn có màu (xoan,
mít...) để chế tác giường, tủ, cửa... ; ii) Gỗ nhỏ (keo loại I) để sản xuất bàn ghế…
Bảng 6. Quan hệ giữa hộ có gỗ bán với các xưởng chế biến gỗ địa phương
Hình thức
mua sản
phẩm
Cây đứng
Mô tả mối quan hệ
Định giá sản phẩm
Hộ dân liên hệ với chủ
Giá gỗ do Chủ xưởng
xưởng đến xem cây. Chủ
ước tính như sau:
xưởng ước tính khối
Giá bán = Vanh gốc x
lượng gỗ và trả giá. Nếu
vanh ngọn x dài cây x
được giá, hộ sẽ bán và
0,8 x 0,5 x đơn giá/m3
chủ xưởng sẽ chặt mang
(vanh là chu vi của cây)
về xưởng.
- Hộ dân có gỗ liên hệ Định giá theo loại gỗ và
Gỗ đã hạ với Chủ xưởng để xem mầu sắc:
- Xoan loại I: 7 triệu
hoặc đã xẻ và thỏa thuận giá.
- Hoặc hộ dân mang gỗ đồng/m3
13
Giá mua
Chủ xưởng sẽ đưa
ra giá mua để thỏa
thuận.
- Xoan có vanh 100
cm, cao 4 m giá 1
triệu đồng/cây.
- Không mua keo
đứng
Thể tích (m3) x đơn
giá.
Bình thường, gỗ
mầu (xoan, mít) tại
đến tận xưởng bán theo - Xoan loại III: 5 triệu có
giá
5
triệu
đơn giá do chủ xưởng đã đồng/m3.
đồng/m3 (chưa xẻ).
đặt ra.
- Keo loại I: 1,05
triệu/m3
Nhận xét:
Trong 3 hình thức mua sản phẩm trên (cây đứng, gỗ hạ, gỗ xẻ), mua cây đứng
chủ xưởng có lợi hơn, nhưng sẽ gặp nhiều rủi ro (có những cây sau khi mua và chặt
xuống thì bị thối ở bên trong).
b) Hạch toán kinh tế đối với các xưởng chế biến gỗ địa phương
Lợi nhuận của các xưởng mộc phụ thuộc vào chủng loại sản phẩm, loại gỗ, quy mô
sản xuất, máy móc thiết bị, tay nghề của nhân công…
Bảng 7. Hạch toán đối với các Xưởng mộc chế biến gỗ Keo tại địa phương
TT
Tiêu chí
I
Khối lượng gỗ chế biến trong năm
1)
Gỗ nguyên liệu
II
2)
3)
ĐVT
M3
5)
1000 đ
52.430
Chi phí vận chuyển
1000 đ
450
Điện
1000 đ
Vật liệu phụ
1000 đ
1000 đ
1000 đ
Công đóng
6)
1000 đ
III
Tổng số sản phẩm
V
Tổng thu
Giá 1 sản phẩm (tủ nhỏ, bàn ghế học sinh…)
IV
VI
Lợi nhuận
VII
30
Tổng chi phí
Công xẻ gỗ
4)
Số lượng
Bộ
1000đ/bộ
600
80
15.000
4.500
300
290
1000 đ
87000
1000 đ
1152
1000 đ
Lợi nhuận/m3 gỗ chế biến
31.500
34570
Bảng 8. Hạch toán đối với các Xưởng mộc chế biến gỗ Xoan tại địa phương
TT
Tiêu chí
I
Khối lượng gỗ chế biến của 1 cây xoan
1)
Gỗ nguyên liệu
II
2)
3)
4)
Tổng chi phí
ĐVT
M3
1000 đ
1000 đ/cây
Chặt hạ và vận chuyển gỗ
1000 đ/cây
Công xẻ gỗ và đóng giường
1000 đ/cây
Điện + Phun sơn
1000 đ/sản phẩm
14
Số lượng
0,3
2.300
1.000
200
800
200
5)
Công lắp giáp tại nhà khách hàng
IV
Lợi nhuận
III
V
1000 đ
100
Tổng thu (giường + sản phẩm phụ)
1000 đ
2.700
Lợi nhuận/m3 gỗ chế biến
1000 đ
1.333
Nhận xét:
1000 đ
400
- Nếu so sánh lợi nhuận về loại gỗ được chế biến tại các xưởng mộc thì chế biến
gỗ xoan cho lợi nhuận (1,333 triệu đồng/m3) cao hơn gỗ keo (1,152 triệu đồng/m3)
- Ngoài ra, các xưởng mộc địa phương còn có lợi nhuận từ dịch vụ xẻ gỗ thuê,
đóng đồ thuê (Người dân có gỗ mang đến xưởng thuê xẻ lấy gỗ mang về hoặc làm đồ
dùng phục vụ gia đình). Lãi xẻ gỗ là 2.000 đồng/m2, lãi đóng đồ 200.000
đồng/giường.
- Công xuất xẻ gỗ của các xưởng chế biến hiện nay khá cao, thường đạt 5 m3
gỗ/ngày. Tuy nhiên, do sức mua đồ nội thất tại địa phương thấp nên khối lượng gỗ tiêu
thụ qua các xưởng chỉ đạt trung bình khoảng 70 - 100 m3/năm. Nhu cầu nội thất chủ
yếu là của người dân trong xã, một phần nhỏ tiêu thụ ra bên ngoài xã. Việc mua sắm
đồ nội thất thường diễn ra vào các dịp ma chay, cưới xin, làm nhà hoặc các doanh trại
quân đội đóng quân trên địa bàn huyện, xã.
3.2.2.3. Các Nhà máy, Công ty chế biến...
a) Mối quan hệ giữa hộ trồng rừng với các Nhà máy, Công ty chế biến...
Ngoài việc tự đầu tư trồng rừng, trên địa bàn 2 huyện Cao Phong và Đà Bắc còn
những hộ trồng rừng thuê theo các hợp đồng với các Công ty, Nhà máy. Đây là hình
thức khá phổ biến, đặc biệt đối với các hộ thiếu vốn trồng rừng.
Hộ là người bỏ công lao động trồng và chăm sóc rừng và sau đó bán lại sản phẩm
cho công ty. Sau khi trừ các chi phí đầu tư mà công ty bỏ ra, phần còn lại là lợi nhuận
mà người trồng rừng thu được. Sản phẩm gỗ qua kênh này thường là gỗ keo có chu kỳ
sản xuất tương đối ngắn 7 - 8 năm.
Hình thức bán sản phẩm của hộ dân cho các công ty thường theo diện tích hoặc
theo số cây. Sau khi tính mật độ trung bình/ha, giá bán được tính bằng như sau: Giá
bán = Giá/cây x Mật độ cây/ha x Diện tích trồng. Giá bán khoảng 50.000 đồng/cây ở
độ tuổi khai thác (7 - 8 năm).
Nếu so sánh hình thức này với hình thức tự trồng rừng thì lợi nhuận của người
trồng rừng thấp hơn. Hình thức này phù hợp với những hộ có đất rừng sản xuất nhưng
thiếu vốn.
b) Đặc điểm của tác nhân Công ty, Nông trường, Nhà máy
15
- Là các doanh nghiệp (Nhà nước hoặc tư nhân), có vốn, nhưng không có đất
(trừ nông trường) và lao động sản xuất.
- Hình thức thu mua gỗ nguyên liệu thông qua các hợp đồng với người trồng
rừng. Đầu tư trồng rừng bằng cây giống, phân bón cho người dân... và thu mua sản
phẩm của hộ nông dân.
- Việc khai thác gỗ do công ty thực hiện thông qua hợp đồng với các đội khai
thác rừng. Sau đó sản phẩm được chuyển đến các nhà máy chế biến (đối với gỗ keo
thường được dùng để sản xuất giấy, một phần nhỏ được dùng đóng các thùng chứa
hang/bao bì...).
3.2.2.4. Hộ thu gom gỗ
a) Mối quan hệ giữa hộ trồng rừng với hộ thu gom sản phẩm
Đối với những người tự đầu tư trồng rừng, họ thường bán sản phẩm cho các Thu
gom địa phương. Sản phẩm thu mua chủ yếu của nhóm tác nhân này là gỗ keo và
xoan. Hình thức mua-bán sản phẩm của nhóm thu gom khác nhau.
Ví dụ tại huyện Cao Phong: có nhiều thu gom lớn (ông Phúc, ông Định - thị trấn Cao
Phong) hoặc thu gom nhỏ (ông Bùi Văn Điền - xóm tiện xã Thung Nai, Cao Phong).
1) Thu gom lớn chỉ mua sản phẩm keo (dạng cây đứng) và bán lại theo m3 cho các
nhà máy chế biến giấy (nhà máy giấy Bãi Bằng...).
2) Thu gom nhỏ mua các sản phẩm là keo, xoan (dưới dạng gỗ xẻ theo m3) và bán lại
cho các xưởng chế biến đồ nội thất tại huyện Ba Vì – Hà Nội...
- Hộ trồng rừng thường bán sản phẩm gỗ keo theo cây, không phân loại và tính
trung bình khoảng 50.000 đồng/cây. Các sản phẩm gỗ xoan và lát được bán theo m 3.
- Khi có sản phẩm, hộ có rừng sẽ báo cho thu gom đến xem và mua. Để mua
được sản phẩm, Thu gom phải xin giấy phép khai thác và vận chuyển gỗ của UBND
xã.
b) Đặc điểm của tác nhân Thu gom sản phẩm gỗ
- Là những tư thương, mua sản phẩm của người trồng rừng và bán lại cho các
cơ sở chế biến để kiếm lời.
- Hình thức mua-bán của Thu gom: i) Gỗ keo mua theo cây và bán theo m3; ii)
Gỗ xoan, lát, bồ đề mua theo m3 và bán lại m3.
c) Hạch toán hiệu quả kinh tế của tác nhân thu gom
+ Trường hợp mua theo cây đứng và bán theo m 3:
16
Chi phí: Mua cây (50.000 đ/cây) + Chi phí khai thác (500 ngàn đồng/m3 gỗ
đường kính lớn – vanh > 60 cm và 300.000 đồng/m3 gỗ nhỏ) + Chi phí vận chuyển từ
nơi khai thác đến điểm tập kết hoặc nhà máy chế biến.
Lợi nhuận: Là tiền lãi sau khi lấy doanh thu trừ đi toàn bộ chi phí. Giá bán sản
phẩm cho các nhà máy chế biến theo giá thị trường, phụ thuộc vào chất lượng gỗ
(vanh). Gỗ nguyên liệu giấy (vanh < 40 cm) có giá bán khoảng 500.000 đồng/m3.
Vanh càng lớn bán giá càng cao. Vanh > 70 cm có thể làm cột trống, đồ nội thất....
+ Trường hợp mua theo m3 và bán theo m3:
Chi phí: tiền mua sản phẩm gỗ (theo loại gỗ và vanh sản phẩm) + chi phí vận
chuyển (từ nơi mua đến điểm tập kết + vận chuyển đến nơi bán sản phẩm).
- Giá thu mua của các tác nhân thu gom: Thực tế, việc bán sản phẩm keo dưới
dạng m3 rất ít sảy ra do người trồng rừng không phân loại (keo chưa đủ độ tuổi khai
thác hoặc không có lao động). Nếu sản phẩm được phân loại, bảng 8 dưới đây có tính
chất tham khảo do các tác nhân thu gom đưa ra.
Loại sản
phẩm
Gỗ keo
Bảng 9. Giá thu mua gỗ nguyên liệu của các tác nhân
Chất lượng sản phẩm
Giá mua (đồng/m3)
Gỗ loại I (vanh > 70 cm)
1.200.000
Gỗ loại II (vanh 60 -70 cm)
800.000
Gỗ loại III (vanh < 60 cm)
500.000 – 600.000
Gỗ loại I (vanh > 70 cm)
Gỗ xoan
2.200.000
Gỗ loại II (vanh 50 - 60
Ghi chú
Nếu địa điểm mua
khó vận chuyển,
giá thu mua chỉ
được tính bằng 2/3
1.600.000 giá tại những nơi
dễ vận chuyển.
800.000
cm)
Gỗ loại III (vanh < 50 cm)
Chú thích: Bảng giá này chỉ có tính chất tham khảo vì đây là giá mang tính chất lý
thuyết mà các tác nhân thu gom đưa ra.
Lợi nhuận thu được: Là tiền lãi sau khi trừ đi mọi chi phí, dao động từ 150.000 –
200.000 đồng/m3.
- Khối lượng thu mua gỗ của các Thu gom: i) Thu gom nhỏ (ông Điền) khoảng
700 m3 gỗ/năm; ii) Thu gom lớn (ông Phúc, Định) khoảng 6.000 m3 gỗ/năm/thu gom.
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm: gỗ được thu mua sau đó chuyển đến các nhà máy
chế biến hoặc bán lại cho các xưởng chế biến gỗ ngoài tỉnh.
+ Đối với gỗ keo: Thị trường tiêu thụ sẽ phụ thuộc vào chất lượng gỗ. Keo loại I
thường được tiêu thụ tại Hải Dương, Nam Định, Hà Nội để làm đồ nội thất. Loại II
17
thường được làm trụ cột, cột chống (xây dựng dân dụng). Loại III làm nguyên liệu chế
biến giấy.
+ Đối với gỗ xoan, lát, bồ đề: thường được vận chuyển về Chương Mỹ (Hà Nội)
cho các xưởng chế biến, xẻ gỗ và chế tác nội thất gia đình.
Bảng 10. Hạch toán đối với tác nhân thu gom Keo tại địa phương
(tính trung bình qua 3 năm gần đây)
STT
I
Chỉ tiêu
ĐVT
Khối lượng thu mua trong năm
Loại I
M3
Loại II
II
M
Giá thu mua loại I
Giá thu mua loại II
2
Chi phí đi thu mua (công bốc dỡ, vận chuyển,
lộ phí)
IV
Chi phí khai thác
850.000
đ/M3
30.000
đ/M3
290.000
105.000
Chi phí khác
đ/M3
10.000
Loại I
đ/M3
1.050.000
Giá bán
Loại II
V
3100
3
đ/M3
Chi phí phát sinh
3
150
3
đ/M
III
1
Số lượng
đ/M
Lợi nhuận
3
1000 đ
450.000
54.750
Nguồn: Tổng hợp thông tin điều tra tại Đà Bắc, Kim Bôi, Lạc Sơn
Nhận xét:
- Đối với keo, trong quá trình mua các thu gom địa phương tiến hành phân loại
sản phẩm: Loại I bán cho các xưởng chế biến và Loại II, bán cho các tác nhân khác.
- Sự chênh lệch giá thu mua giữa keo loại I và II rất lớn (560.000 đ/m3). Tuy
nhiên, tỷ lệ gỗ keo đạt tiêu chuẩn loại I rất ít (5%) do khai thác non (6-7 năm),
thiếu kỹ thuật và vốn để đầu tư trong thời gian (7 - 8 năm) để đạt tiêu chuẩn loại I.
Một số hộ có điều kiện đầu tư, đất đai tốt hơn, tỷ lệ sản phẩm đạt loại I cao.
- Do điều kiện đi lại khá phức tạp, chi phí phát sinh tăng nên thực tế các thu gom
tại địa phương có được mức lợi nhuận khoảng 54 triệu đồng/năm với khối lượng thu
mua đạt trên 3.000 m3.
18
- Việc tiêu thụ sản phẩm của các tác nhân hầu hết không gặp khó khăn. Hộ trồng
rừng muốn bán sản phẩm là có người mua ngay. Tác nhân thu gom cũng dễ dàng bán
được sản phẩm của mình.
- Tuy nhiên, việc bán sản phẩm gỗ của người trồng rừng bị ảnh hưởng nhiều bởi
điều kiện giao thông. Rừng xa đường giao thông bị ép giá chỉ bằng 2/3 so với rừng gần
đường giao thông. Đây là một trong những trở ngại lớn nhất và ảnh hưởng nhiều đến
thu nhập của hộ trồng rừng.
3.2.2.5. Mối quan hệ giữa Thu gom với các tác nhân chế biến gỗ
Sau khi thu mua sản phẩm từ hộ trồng rừng và mang đến các điểm tập kết, các
Thu gom tùy theo thỏa thuận với các đối tác thương mại mà sẽ quyết định bán sản
phẩm.
Giá bán được tính theo giá của thị trường chung. Sản phẩm gỗ được các Thu gom
bán lại cho các tác nhân chế biến. Các công ty, nhà máy chế biến giấy, bao bì/thùng gỗ
(Công ty giấy Bãi Bằng). Các xưởng mộc ngoại tỉnh sản xuất bàn ghế, tủ… (Hà Nội
xuất khẩu sang Đài Loan...)…
3.3. Nguồn cung của sản phẩm
Khảo sát tại 6 xã thuộc Cao Phong và Đà Bắc cũng như các huyện khác cho
thấy, keo là cây trồng lâm nghiệp chính được người dân đưa vào sản xuất. Về mặt sinh
thái, keo thích nghi với khí hậu và đất đai tỉnh Hòa Bình. Hiện tại, keo là loại cây
trồng phổ biến, có diện tích lớn nằm ở hầu hết các huyện của tỉnh Hòa Bình. Thông
qua các chương trình/dự án, diện tích trồng keo có xu hướng gia tăng trong những năm
qua. Nhiều dự án/chương trình cùng phát triển cây Keo nhưng không có 1 cơ quan/tổ
chức nào làm nhiệm vụ quản lý chung nên các số liệu về nguồn cung của sản phẩm
khá khác biệt.
3.3.1. Các nguồn cung ứng gỗ Keo
- Dự án 661 (từ năm 1998-2010): tại huyện Cao Phong đã trồng được 800 ha Keo
và đến nay đã được khai thác. Năm 2011, diện tích keo của dự án này đã khai thác
khoảng 200 ha tại 2 xã Yên Lập và Tây Phong...
- Dự án PAM (qua nhiều thời kỳ)
- Các dự án của nước ngoài: Gần đây nhất, có dự án “trồng rừng sạch” với 308,5
ha keo được trồng tại 2 xã Xuân Phong và Bắc Phong thuộc chương trình hỗ trợ của
Honda Việt Nam.
- Ngoài ra, diện tích keo do hộ gia đình tự trồng nhưng không có số liệu thống kế
chính thống của cả 2 huyện Cao Phong và Đà Bắc.
19
3.3.2. Các nguồn cung ứng gỗ khác (xoan, lát, mỡ, bồ đề...)
Hầu hết các loại cây gỗ lâm nghiệp khác (xoan, lát, mỡ, bồ đề...) đều do các hộ
dân tự trồng mà không theo các chương trình/dự án nào cả. Điều này càng không thể
có các số liệu chính thống.
Cây xoan đang được người trồng rừng ưa thích do có hiệu quả kinh tế cao hơn gỗ
keo và có chu kỳ sinh trưởng trung bình so với các cây khác (8 – 10 năm). Tuy nhiên,
diện tích trồng xoan còn nhỏ, chủ yếu tận dụng đất thổ canh mà chưa thành rừng trồng.
Chính vì vậy, trồng xoan chưa thực sự trở thành cây hàng hóa. Hiện nay, tại huyện Đà
Bắc đã xuất hiện 1 vài hộ có điều kiện kinh tế đang mở rộng diện tích trồng xoan theo
mô hình vườn rừng.
Các cây khác như lát, mỡ, bồ đề thường được trồng xen với keo, xoan... do đây là
các cây trồng có chu kỳ sản xuất dài nên không được trồng phổ biến.
4. KHẢO SÁT THỊ TRƯỜNG LÂM SẢN NGOÀI GỖ
4.1. Các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ khảo sát
4.1.1. Các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ tham gia thị trường
Loại sản
phẩm
Măng
Bảng 11. Các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ gắn với thị trường
Vùng cung ứng
Hầu hết các xã
có rừng. Nhưng
tập trung chủ
yếu tại các xã
Dạng sản
Số
phẩm
lượng
Măng tươi
Lớn
vùng cao
Sắn
Dong riềng
80% được bán
về Hà Đông rồi
chuyển đến các
tỉnh khác.
Phương thức
tiêu thụ
Theo cơ chế
thị trường
Các tỉnh đồng
Hầu hết các xã
có rừng, nhưng
Luồng, tre,
tập trung chủ
lứa, bương
yếu tại các xã
vùng cao
Thị trường
Cây
Lớn
Tập trung tại
các xã còn
Củ tươi, khô
nhiều diện tích
Hầu hết các xã
có rừng trong
đất rừng
Củ tươi
20
bằng Bắc Bộ
(Hải Dương,
Bắc
Ninh,
Hưng Yên, Hà
Nội…)
Theo cơ chế
thị trường
Nhỏ
Chủ yếu là
Chương Mỹ Hà Nội
Theo cơ chế
thị trường
Lớn
Dương Liễu –
Hoài Đức – Hà
Theo cơ chế
thị trường
huyện
Chủ yếu tại
các xã vùng
Lá bương
cao
Mật ong và
Chủ
yếu
tại
Nội (trên 95%)
Lá
Nhỏ
Sáp ong
Trên 1
Sơn Tây – Hà
Nội (trên 90%)
Khách
qua
các xã vùng
cao
(trên 95%)
và mật ong
tấn/năm
Hạt trẩu
Các xã có rừng
Hạt
Nhỏ
Trung Quốc
Bobo
Các xã có rừng
Hạt
Nhỏ
Trung Quốc
Quả dọc
Các xã có rừng
Quả
Nhỏ
Trung Quốc
Nhỏ
Trong nước
sáp ong
Dây máu
người
Các xã có rừng
Thân (dây
leo)
đường (trong
và ngoài tỉnh)
Nhớt nháo
Các xã có rừng
Thân cây
Nhỏ
Trung Quốc
Chít
Các xã có rừng
Hoa
Nhỏ
Các tỉnh đồng
bằng Bắc Bộ
Theo cơ chế
thị trường
Theo cơ chế
thị trường
Theo đường
tiểu ngạch
Theo
đường
Theo
đường
tiểu ngạch
tiểu ngạch
Theo cơ chế
thị trường
Theo
tiểu ngạch
Theo cơ chế
thị trường
Sơ đồ 3. Kênh tiêu thụ lâm sản gỗ tại Cao Phong, Đà Bắc
Xuất khẩu
LSNG
Chế biến
Tiêu thụ nội địa
4.1.2. Sản phẩm lâm sản ngoài gỗ tại các điểm khảo sát Cao Phong và Đà Bắc
Stt
Bảng 11. Các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ gắn với địa bàn điều tra
Sản phẩm
ĐVT
Huyện Cao Phong
21
đường
Huyện Đà Bắc
Bình
Thung
Yên
>300
Ha
Ha
LSNG
1
2
3
4
Măng (luồng, tre)
Tre,
bương
luồng,
Rong riềng
Nuôi ong
Tấn
Đàn
Thanh
Tu Lý
Cao
>300
Lập
150
Minh
250
245
41
324.7
387.3
192.6
-
-
-
100
115
130
70
Nai
Tân
90
152
>300
140
>300
120
Sơn
200
400
(Nguồn: tổng hợp từ thông tin, số liệu điều tra khảo sát)
Như vậy, qua khảo sát cho thấy đượccác sản phẩm lâm sản ngoài gỗ có tiềm
năng kinh tế đối với hộ sản xuất trên địa bàn 2 huyện dự án là: măng (thực phẩm), tre,
luồng, bương (làm tăm, cọc chống) dong riềng (chế biến) và mật ong (thực phẩm).
4.2. Khảo sát thị trường sản phẩm lâm sản ngoài gỗ
Các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ có tiềm năng kinh tế đối với hộ sản xuất lâm
nghiệp tại các địa bàn điều tra gồm: măng, rong riềng, và tăm (tre, bương, luồng).
4.2.1. Khảo sát thị trường đối với sản phẩm măng.
4.2.1.1. Kênh tiêu thụ măng
Măng là sản phẩm khá phổ biến tại hầu hết các xã, huyện của tỉnh Hòa Bình. Đối
với các xã điều tra, thu hái măng là một trong những hoạt động đem lại thu nhập lớn
cho các hộ gia đình (vào thời điểm chính vụ).
- Đặc điểm của sản phẩm: Măng là một loại thực phẩm, được thu hái từ các loại
cây bương, luồng, nứa. Thời vụ của sản phẩm măng là khoảng 3 tháng (vào các tháng
7, 8, 9 hàng năm).
- Kênh tiêu thụ được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 4. Kênh tiêu thụ sản phẩm măng
Hộ lâm nghiệp sản xuất
Chợ địa phương
Người tiêu dùng
cuối cùng
Thu gom
Các đại lý bán buôn, bán lẻ
(trong và ngoài tỉnh)
+ Kênh 1: Hộ sản xuất -> chợ địa phương -> người tiêu dùng cuối cùng. Kênh
này hoạt động vào thời điểm không chính vụ, ít sản phẩm.
22
+ Kênh 2: Hộ sản xuất -> thu gom -> Đại lý bán buôn, bán lẻ (trong và ngoài
tỉnh) -> người tiêu dùng. Kênh tiêu thụ này hoạt động mạnh khi chính vụ, nhiều sản
phẩm nhiều.
4.2.1.2. Mối quan hệ giữa các tác nhân ngành hàng
a) Bán sản phẩm của hộ sản xuất
Tên
sản
phẩm
Mô tả sản phẩm
- Măng được thu
hái và luộc sơ chế,
Thị
trường
tiêu thụ
Chợ địa
phương
sau đó đem bán.
Măng - Măng được thu
tươi
hái từ các cây
bương, luồng, nứa
Thu gom
- Thời điểm vụ là
tháng 7, 8, 9
Hình thức thu
mua
Định giá sản phẩm
Hộ dân bán tại - Phụ thuộc vào thời vụ,
chợ
chất lượng sản phẩm, địa
- Thu gom đến điểm bán hàng. Giá đầu
mua tại hộ, đóng vụ 6.000 đ/kg, giữa vụ
bao, đủ chuyến 5.000 đ/kg, cuối vụ 4.000
đ/kg và cao điểm 10.000
thì mang về.
đ/kg.
- Hộ mang đến
tận nhà thu gom - Bán tại nhà và mang đi
địa phương để bán chênh nhau khoảng
0,2 giá (tức 200 đồng/kg).
bán
- Người dân bán măng khá thuận lợi, tại chợ hoặc trực tiếp cho các thu gom. Thu
nhập hái măng có thể đạt 100.000 – 150.000 đ/người/ngày.
- Giá măng tươi biến động theo thời điểm khai thác, sản lượng (thời tiết không
thuận lợi, khai thác ít giá cao) và loại măng (măng giang giá cao nhất). Sự khác biệt về
giá thu mua của các tác nhân thu gom rất nhỏ (chi phí đóng gói và vận chuyển).
- Việc định giá sản phẩm thường do các tư thương quyết định, họ nắm rất rõ
thông tin về thị trường và dự tính được sản lượng măng.
b) Bán sản phẩm của hộ thu gom
Các tác nhân thu gom măng thường có đặt hàng (đại lý thu mua tại Hà Nội). Họ
thu mua, vận chuyển sản phẩm về các chợ đầu mối tại Hà Nội để tiêu thụ (chợ Mai
Lĩnh – Hà Nội). Chênh lệch giá bán tại các chợ đầu mối so với giá mua gốc từ 4.000 –
5.000 đ/kg. Mỗi xe hàng chở khoảng 2-3 tấn/xe, trừ đi chi phí thu gom lãi khoảng
1000 đ/kg (2 -3 triệu đồng/xe hàng). Trong trường hợp bán tại nhà cho các thu gom từ
Hà Nội, lãi còn 500 đồng/kg.
c) Khối lượng thu mua và tiêu thụ sản phẩm
23
Quy mô thu mua măng của các tác nhân thu gom khác nhau và phụ thuộc vào
vùng nguyên liệu (các xã Bình Thanh, Thung Nai có khối lượng măng lớn của huyện
Cao Phong; hoặc các xã Mường Tuổng, Đoàn Kết, Tu Lý, Tân Minh có khối lượng
măng lớn của huyện Đà Bắc).
Ví dụ: khảo sát tại một số hộ thu gom măng trong năm 2011:
1) Ông Chiến (Thị trấn Cao Phong), thu mua và tiêu thụ khoảng 30 tấn măng/năm. Đi
đến tận hộ thu gom và vận chuyển xuống chợ Mai Lĩnh - Hà Nội bán. Lãi thu được
chênh 1 giá (tức 1000 đồng/kg).
2) Ông Điền (xóm Tiện, Thung Nai, Cao Phong), thu mua khoảng 200 – 300 tấn/năm.
Dân mang đến tận nhờ bán và cũng bán tại nhà cho thu gom từ Hà Nội. Lãi 0,5 giá
(tức 500 đồng/kg).
3) Ông Bạo (xóm cáp, Bình Thanh, Cao Phong), thu mua khoảng 300 tấn/năm. Dân tự
mang đến nhà và cũng chờ Thu gom từ Hà Nội và Hà Tây (cũ) lên mua theo đặt hàng
trước. Lãi 0,5 giá (tức 500 đồng/kg).
d) Đối thủ cạnh tranh
- Đa số sản lượng măng thu hái đều được tiêu thụ ra ngoài địa bàn tỉnh Hòa Bình
và cầu rất lớn. Vì vậy, ít khi có hiện tượng người bán cạnh tranh để tư thương ép giá.
- Giữa các thu gom cũng có sự thỏa thuận ngầm về khu vực thu mua, cách thức
thu mua… nên rất khó để thấy được sự cạnh tranh của họ. Sự cạnh tranh thu gom chỉ
sảy ra khi nguồn cung quá khan hiếm (không phải vụ măng chính). Sự cạnh tranh này
lại có lợi cho người dân vì sẽ tăng giá của sản phẩm.
e) Nguồn cung sản phẩm măng
Măng gần như được thu lượm từ rừng (tự nhiên và rừng trồng tre nứa). Hiện
chưa có việc chuyên trồng cây họ tre luồng để khai thác măng (trừ măng bát độ).
Những xã duy trì được rừng tự nhiên thì còn nguồn cung măng. Tuy nhiên, nhiều
xã do khai thác kiệt quyệt rừng thì nguồn măng gần như cạn kiệt ngay cả đối với nhu
cầu tiêu dùng tại chỗ (các xã thuộc khu bảo tồn Ngọc Sơn – Ngổ Luông).
Đối với 2 huyện Cao Phong và Đà Bắc, các xã nằm ven hồ Sông Đà và trồng
luồng theo chương trình 747 thì nguồn cung cấp sản phẩm măng khá lớn. Đây là
nguồn cung tiềm năng và ổn định đem lại thu nhập cho nhiều hộ gia đình.
Sản lượng măng khai thác của huyện Đà Bắc có thể đạt trên 600 tấn tươi/năm.
Nếu tận thu có thể trên 800 tấn/năm, nhưng sau 3 – 5 năm sẽ cạn kiệt dần. Các xã có
sản lượng khai thác lớn, trung bình trên 100 tấn/năm/xã: Mường Tuổng, Đông Nghê,
Đoàn Kết, Tân Minh, Cao Sơn... Đây là một nguồn thu nhập đáng kể đối với người
dân (trung bình 5.000 đồng/kg).
24