Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾP cập tác PHẨM TUYÊN NGÔN của ĐẢNG CỘNG sản từ PHƯƠNG DIỆN văn học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.04 KB, 11 trang )

Tiếp cận "Tuyên ngôn của Đảng cộng sản" từ phương diện văn học

Tại Đại hội lần thứ hai của Liên đoàn những người cộng sản, Mác và
Ăngghen được Liên đoàn trao nhiệm vụ soạn thảo một bản cương lĩnh có
đầy đủ chi tiết, vừa có tính lý luận, vừa có tính thực tiễn. Hai ông đã hoàn
thành công việc này vào tháng 1-1848 và đến tháng 2, "Tuyên ngôn của
Đảng cộng sản" được công bố tại Luân Đôn.
Về phương diện văn học, "Tuyên ngôn" được coi là một tác phẩm
chính luận nổi tiếng của Mác và Ăngghen, một thể loại rất thịnh hành trong
văn học Đức. Bằng việc sử dụng các yếu tố của văn học nghệ thuật, bằng
một lối hành văn trong sáng, có nhiều hình ảnh, hùng biện và có sức biểu đạt
cao, tác phẩm đã khẳng định được điều tiên đoán của Phrăngxơ Mêring là nó
sẽ "có một vị trí lâu bền trong văn học thế giới". Trong "Tuyên ngôn" Mác
và Ăngghen đã sử dụng một bút pháp không chỉ mang tính khoa học, mà còn
mang tính thẩm mỹ cao, cộng với việc sử dụng các trích dẫn, các dẫn chứng
từ các tác phẩm, tác giả thuộc lĩnh vực văn học nghệ thuật hoặc dùng lại các
khái niệm, các thuật ngữ, từ ngữ của các nhà văn, nhà thơ để tăng cường nội
dung ngữ nghĩa, tăng thêm sức biểu đạt, sức tác động của sự diễn đạt của các
ông. Chẳng hạn Mác và Ăngghen đã dùng cụm từ "theo hình dạng" với một
chút ý vị riêng trong câu: "Nói tóm lại, nó (giai cấp tư sản) tạo ra cho nó một
thế giới theo hình dạng của nó", theo cách sử dụng của Gớt trong đoạn cuối
bài thơ Prômêtê nổi tiếng của ông. ở đoạn thơ đó, Prômêtê khẳng định vị trí
của mình trong thế giới trần thế, khẳng định vai trò sáng tạo của mình ngang
với thần Dớt, vị thần cao nhất trong thần thoại Hy Lạp.
Người ta cũng có thể tìm hiểu xem "Tuyên ngôn" đã góp phần xây
dựng những cơ sở lý luận và phương pháp luận nào cho việc nhận thức, phân


tích và đánh giá các tiến trình văn học trong xã hội tư bản, trong thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội, cho việc xây dựng một lý thuyết văn học mácxít,
một phương pháp luận nghiên cứu văn học mácxít.


Mọi người đều biết rằng Mác cũng như Ăngghen rất yêu thích văn
học, nghệ thuật. Thời trẻ hai ông đã từng làm thơ. Và không phải ngẫu nhiên
mà ông bà thân sinh ra Mác mơ ước con mình sẽ là nhà văn hay giáo sư.
Mác và Ăngghen yêu thích văn học, nghệ thuật là do thiên hướng, do sự yêu
thích của cá nhân, nhưng cũng do đã được đào tạo theo truyền thống của chủ
nghĩa nhân văn Đức. Văn học, nghệ thuật đã trở thành một phần cuộc sống
của các ông. Mác và Ăngghen đã đọc và tích luỹ cho mình những kiến thức
văn chương qua rất nhiều tác phẩm và tác giả thuộc nhiều thể loại văn học từ
Tây sang Đông, từ cổ chí kim. Qua hồi ký của những nhà hoạt động văn hoá
và chính trị từng có dịp tiếp xúc và quen thân với Mác, chúng ta được biết
Mác rất thích đọc tiểu thuyết, nhất là tiểu thuyết thế kỷ XVIII. Những tác giả
mà Mác thích là Phinđinh, Pôn đơ Cốc, Sáclơ, Levơ, Alêchxăng Đuyma và
Oantơ Xcốt. Mác coi cuốn tiểu thuyết "Những người Puritanh" (Old
Mortality) của Oantơ Xcốt là tác phẩm mẫu mực. Đối với Mác, Xécvăngtét
và Bandắc là những nhà tiểu thuyết ưu tú nhất. Mác cũng rất thích kịch và
thơ ca. Ông thường đọc đi đọc lại và nghiên cứu kỹ các tác phẩm của
Sếchpia. Ông xem étsilơ và Sếchpia là hai thiên tài vĩ đại nhất của nhân loại
về kịch. ở văn học Nga, Mác đặc biệt yêu thích Pútxkin, Gôgôn và Sêđơrin.
Ông thuộc lòng thơ của Hainơ và Gớt, và khi nói chuyện thường dẫn hai nhà
thơ này.
Thời gian còn ở trường đại học, Mác rất quan tâm đến những vấn đề
mỹ học và văn học. Vào thời điểm những năm 40, Mác đã cùng với Baoơ
đặt kế hoạch viết một số bài nghiên cứu về mỹ học, một kế hoạch mà Mác
rất quan tâm. Song kế hoạch này đã không thành và thay vì làm nhà mỹ học,


người ta thấy Mác xuất hiện với tư cách chủ bút "Báo sông Ranh" để đi vào
hoạt động trong thực tiễn chính trị. Mác đã bỏ rơi kế hoạch nghiên cứu mỹ
học để dành ưu tiên cho một hoạt động khoa học khác của ông. Từ đây trở
đi, trọng tâm không phải là nghiên cứu lý luận về cái đẹp, mà là nghiên cứu

học thuyết duy vật lịch sử về xã hội và ngay liền sau đó là học thuyết về chủ
nghĩa cộng sản khoa học mà với chúng mới có thể tạo ra được những cơ sở
để có một tư duy mới về mỹ học, văn học và nghệ thuật.
Tuy nhiên, việc Mác chuyển trọng tâm từ mỹ học và văn học sang
chính trị và xã hội, sang việc phân tích phương thức sản xuất tư bản chủ
nghĩa, việc xây dựng một học thuyết bao quát về kinh tế của chủ nghĩa cộng
sản khoa học và vạch ra chiến lược và sách lược hành động của giai cấp vô
sản lại không có nghĩa là Mác cắt đứt, là Mác từ bỏ văn học, nghệ thuật mà
ngược lại, người ta thấy Mác vẫn tiếp tục quan tâm, vẫn thường xuyên đề
cập đến văn học, nghệ thuật. Tại sao vậy? Câu trả lời cho câu hỏi này có lẽ
có thể tìm thấy trong nhận định của Lípsic, người vào đầu những năm 30 của
thế kỷ này thuộc vào những người đầu tiên có ý định dựng lại sự hình thành
và phát triển của tư duy thẩm mỹ của Mác. Ông cho rằng: "Quan điểm thẩm
mỹ của Mác... là một bộ phận trong thế giới quan cách mạng của ông" và nó
"phải được nghiên cứu trong mối quan hệ mật thiết với tiến trình hình thành
và phát triển chung của chủ nghĩa Mác". ở đây, chúng ta thử tìm trong
"Tuyên ngôn" những cách đặt vấn đề nào có tính chất lý luận và phương
pháp luận cho việc nghiên cứu và phê bình văn học, nghệ thuật.
Vấn đề đầu tiên là việc xây dựng một quan điểm duy vật cho việc
phân tích các tiến trình và các vấn đề văn học, nghệ thuật. Đối với Mác và
Ăngghen, vào thời điểm những năm 40 của thế kỷ trước, để làm được việc
đó, trước hết là phải thoát ra khỏi lĩnh vực phê bình trật tự xã hội chỉ thuần
tuý về mặt tư tưởng, thí dụ như đạo đức và thẩm mỹ, cũng như phải tước bỏ


những nền tảng của cái ảo tưởng thịnh hành trong văn học Đức trước đó,
vốn cho rằng mỹ học, văn học và nghệ thuật có vai trò quyết định trong việc
tạo ra những mối quan hệ xã hội mới. Người ta có thể nghĩ rằng những công
trình nghiên cứu về mỹ học mà Mác vào các năm 1841-1842 dự kiến tiến
hành cùng với Baoơ là cũng nhằm góp phần đảo ngược sự phê bình mang

tính chất triết học - mỹ học đối với trật tự xã hội lúc bấy giờ. Điều quan
trọng ở đây là Mác, với bước chuyển từ lập trường dân chủ cách mạng sang
lập trường cộng sản và với việc nghiên cứu học thuyết duy vật về xã hội và
lịch sử đã có thể đặt lại mối quan hệ giữa hoạt động thẩm mỹ và thực tiễn
cách mạng trên một cơ sở hoàn toàn mới. Nhận thức mà Mác thu được vào
năm 1843 trong khi tiến hành phê phán triết học pháp quyền của Hêghen là
"các mối quan hệ pháp quyền như các hình thái nhà nước chẳng những
không thể nào nắm bắt được từ chính bản thân nó mà cũng không thể nào
hiểu được từ sự phát triển được gọi là chung của trí tuệ con người, mà chủ
yếu có gốc rễ trong các mối quan hệ vật chất của đời sống". Đó là cái cơ sở
chủ yếu cho một quan niệm duy vật về các vấn đề và các mối quan hệ thẩm
mỹ và văn học.
Một quan niệm duy vật như vậy về các mối quan hệ và các hình thái
tư tưởng như văn học, nghệ thuật và thẩm mỹ... không hoàn toàn được nêu
ra một cách trực tiếp, mà là một cách gián tiếp trong "Tuyên ngôn". ở
chương II, khi bàn về những người vô sản và những người cộng sản, Mác và
Ăngghen đã dành một đoạn khá dài để nói về mối quan hệ giữa tồn tại và ý
thức, để bảo vệ cho quan điểm duy vật và chống lại "những lời buộc tội chủ
nghĩa cộng sản xuất phát từ những quan điểm tư tưởng...". Khi đặt câu hỏi:
"Liệu có cần phải sáng suốt lắm mới hiểu được rằng những tư tưởng, những
quan điểm và những khái niệm của con người, tóm lại là ý thức của con
người, đều thay đổi cùng với mọi sự thay đổi xảy ra trong điều kiện sinh


hoạt, trong quan hệ xã hội, trong đời sống xã hội của con người không", Các
ông đã trả lời một cách khẳng định rằng: "Lịch sử tư tưởng chứng minh cái
gì, nếu không phải là chứng minh rằng sản xuất tinh thần cũng biến đổi theo
sản xuất vật chất? Những tư tưởng thống trị của một thời đại bao giờ cũng
chỉ là những tư tưởng của giai cấp thống trị.
Khi người ta nói đến những tư tưởng đang cách mạng hoá cả một xã

hội thì như thế là người ta chỉ nêu ra sự thật này là trong lòng xã hội cũ,
những yếu tố của một xã hội mới đã hình thành và sự tan rã của những tư
tưởng cũ đi đôi với sự tan rã của những điều kiện sinh hoạt cũ".
ở chương I, khi bàn về giai cấp tư sản, do mở rộng thị trường thế giới,
đã làm cho sản xuất và tiêu dùng của tất cả các nước mang tính chất thế giới,
Mác và Ăngghen nhận định: "Mà sản xuất vật chất đã như thế, thì sản xuất
tinh thần cũng không kém như thế".
Quan niệm duy vật như trên về mối quan hệ tinh thần nói chung, hay
văn học, nghệ thuật nói riêng, cũng thể hiện ở chương III, khi Mác và
Ăngghen bàn về "Văn học xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa".
Tóm lại, cả ở "Tuyên ngôn" cơ sở để xem xét các mối quan hệ tinh
thần, các hình thái ý thức xã hội cũng là cái nguyên lý cho rằng ý thức không
bao giờ có thể là cái gì khác hơn là tồn tại được ý thức và tất cả các hình thái
của nó-chẳng hạn như nghệ thuật và văn học-xét đến cùng, đều bị quy định
bởi quá trình sống hiện thực, bởi sự sản xuất vật chất của xã hội. Có điều là
trong "Tuyên ngôn", Mác và Ăngghen chưa có điều kiện để nói rõ sự tác
động trở lại của ý thức đối với tồn tại cũng như sự tác động qua lại của các
hình thái ý thức với nhau, điều mà sau này để tránh sự hiểu nhầm và chống
lại sự xuyên tạc, Ăngghen đã nói lại kỹ hơn.
Trong "Tuyên ngôn", Mác và Ăngghen cũng phân tích tính chất giai
cấp của văn học, nghệ thuật, của hệ tư tưởng. Đặc biệt ở chương III, Mác và


Ăngghen đã chỉ rõ các quan điểm giai cấp thể hiện trong các loại tư tưởng,
các loại văn học khác nhau như thế nào. Về "chủ nghĩa xã hội phong kiến",
các ông viết: "Do địa vị lịch sử của họ, quí tộc Pháp và Anh đã có sứ mệnh
viết những bài văn châm biếm đả kích xã hội tư sản hiện đại. Trong cuộc
cách mạng Pháp hồi tháng Bảy 1830, trong phong trào cải cách ở Anh, các
giai cấp quí tộc ấy, một lần nữa lại ngã gục dưới những đòn đả kích của
những kẻ bạo phát đáng ghét. Đối với quí tộc thì không thể còn có vấn đề

đấu tranh chính trị thật sự được nữa, họ chỉ còn có cách đấu tranh bằng văn
học mà thôi "."... Họ rất ít che đậy tính chất phản động của những lời chỉ
trích của họ, cho nên lời lẽ chủ yếu mà họ dùng để buộc tội giai cấp tư sản
thì chính là cho rằng dưới sự thống trị của nó, giai cấp tư sản đảm bảo sự
phát triển cho một giai cấp sẽ làm nổ tung toàn bộ trật tự xã hội cũ".
Cũng như vậy, trong phần viết về "chủ nghĩa xã hội tiểu tư sản", Mác
và Ăngghen nhận xét: "Trong những nước như nước Pháp, ở đó nông dân
chiếm quá nửa dân số thì tự nhiên là đã xuất hiện những nhà văn đứng về
phía giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản, nhưng đã dùng cái thước đo
tiểu tư sản và tiểu nông trong việc phê phán chế độ tư sản, và đã xuất phát từ
những quan điểm tiểu tư sản mà bênh vực sự nghiệp của giai cấp công
nhân". "Nhưng xét về nội dung chân thực của nó, thì hoặc là chủ nghĩa xã
hội này muốn khôi phục lại những tư liệu sản xuất và phương tiện trao đổi
cũ, và cùng với những cái đó, cũng khôi phục lại cả những quan hệ sở hữu
cũ và toàn bộ xã hội cũ, hoặc là nó muốn buộc những tư liệu sản xuất và
phương tiện trao đổi hiện đại phải tuân theo cái khuôn khổ chật hẹp của
những quan hệ sở hữu cũ (...). Trong cả hai trường hợp, chủ nghĩa xã hội này
vừa là phản động vừa là không tưởng". Về "chủ nghĩa xã hội "chân chính""
hai ông cho rằng nó "... trực tiếp đại biểu cho một lợi ích phản động, lợi ích
của giai cấp tiểu tư sản Đức".


Với tính chất là cương lĩnh của giai cấp vô sản cách mạng, nên tất
nhiên khi nghiên cứu, phân tích các loại "văn học xã hội chủ nghĩa và cộng
sản chủ nghĩa", Mác và Ăngghen đã đặc biệt chú ý đến tính chất giai cấp của
chúng. Các vấn đề về tính dân tộc, quan hệ với truyền thống có đề cập tới,
nhưng các ông không bàn luận nhiều.
Điều lý thú và đáng quan tâm là trong "Tuyên ngôn", Mác và
Ăngghen đã nêu ra và luận giải về xu hướng quốc tế hoá và thị trường hoá
các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có cả văn học, nghệ thuật, những

vấn đề mà ngày nay chúng ta đang đối diện. Đây là những vấn đề phát sinh
ra trong xã hội tư bản và xã hội có sản xuất hàng hoá. Mác và Ăngghen đã
trình bày một cách rõ ràng, thuyết phục và chính xác một cách tài tình quá
trình quốc tế hoá lực lượng sản xuất và tiếp theo đó là quá trình quốc tế hoá
văn hoá, khoa học và nghệ thuật: "Do bóp nặn thị trường thế giới, giai cấp tư
sản đã làm cho sản xuất và tiêu dùng tất cả các nước mang tính chất thế giới
(...). Những ngành công nghiệp dân tộc bị thay thế bởi những ngành công
nghiệp mới, tức là những ngành công nghiệp mà việc du nhập chúng trở
thành một vấn đề sống còn đối với các dân tộc văn minh, những ngành công
nghiệp không dùng những nguyên liệu bản xứ mà dùng những nguyên liệu
đưa từ những miền xa xôi nhất trên trái đất đến và sản phẩm làm ra không
những được tiêu thụ ngay trong xứ mà còn được tiêu thụ ở tất cả các nơi trên
trái đất nữa. Thay cho những nhu cầu cũ được thoả mãn bằng những sản
phẩm trong nước, thì nảy sinh ra những nhu cầu mới, đòi hỏi được thoả mãn
bằng những sản phẩm đưa từ những miền và xứ xa xôi nhất về. Thay cho
tình trạng cô lập trước kia của các địa phương và dân tộc vẫn tự cung tự cấp,
ta thấy phát triển những quan hệ phổ biến, sự phụ thuộc phổ biến giữa các
dân tộc. Mà sản xuất vật chất đã như thế thì sản xuất tinh thần cũng không
kém như thế. Những thành quả của hoạt động tinh thần của một dân tộc trở


thành tài sản chung của tất cả các dân tộc. Tính chất đơn phương và phiến
diện dân tộc ngày càng không thể tồn tại được nữa; và từ những nền văn học
dân tộc và địa phương, muôn hình muôn vẻ, đang nảy nở một nền văn học
toàn thế giới". ở đây, Mác và Ăngghen có nói đến dân tộc, nhưng không
phải nói đến tính dân tộc hay bản sắc dân tộc, mà chỉ nói đến tính chất đơn
phương và phiến diện dân tộc (Trong nguyên văn tiếng Đức là tính chất
phiến diện và hạn chế của dân tộc: Dienationale Einseitigkeit und
Beschránktheit) trong xu hướng quốc tế hoá cả đời sống vật chất lẫn đời
sống tinh thần của xã hội, theo tinh thần "những thành quả của hoạt động

tinh thần của một dân tộc trở thành tài sản chung của tất cả các dân tộc".
Điều đó có nghĩa là các dân tộc tiếp xúc với nhau, giao lưu với nhau, trao
đổi, tiếp thu lẫn nhau và hội nhập với nhau. Đương nhiên, tiếp thu và hội
nhập như thế nào vẫn còn là vấn đề đối với mỗi một dân tộc. Nhưng, để phát
triển không thể nào tách mình ra khỏi tiến trình và xu hướng này mà quay
trở về hay vẫn giữ mình trong tính chất phiến diện và hạn hẹp nói trên. Tinh
thần của sự giao lưu, hội nhập này thể hiện khá rõ trong thuật ngữ "văn học
thế giới" (Weltliteratur) mà Mác và Ăngghen sử dụng trong "Tuyên ngôn"
xuất phát từ lập trường của chủ nghĩa xã hội khoa học. Tất nhiên, thuật ngữ
"văn học thế giới" không phải do Mác và Ăngghen tạo ra mà là do Gớt, căn
cứ vào chất lượng mới của sự giao tiếp văn học trên thế giới, đưa ra vào
những năm 20 của thế kỷ XIX. Nhưng các ông sử dụng nó không khác với ý
nghĩa mà Gớt sử dụng: với tư cách là một khái niệm giao tiếp. Nói thế có
nghĩa là thuật ngữ này còn có những nghĩa khác, chí ít là ngày nay. Chẳng
hạn nó còn được sử dụng như là một khái niệm chọn lọc hay như là một khái
niệm tổng hợp, do từng cách xem xét khác nhau.


Một điều cũng cần nói rõ là khái niệm văn học trong thuật ngữ, văn học thế
giới này được Mác và Ăngghen hiểu không giống với Gớt. Gớt dùng khái
niệm này chỉ thuần tuý cho lĩnh vực mà thông thường chúng ta vẫn dùng từ
văn học để chỉ, tức lĩnh vực văn chương nghệ thuật, bao gồm các sáng tác
thuộc các thể loại tự sự, trữ tình, kịch. Còn Mác và Ăngghen dùng khái niệm
này trong "Tuyên ngôn" rõ ràng với một phạm vi nghĩa rộng hơn. Nó không
chỉ có nghĩa là văn chương nghệ thuật mà còn bao gồm cả văn khoa học, văn
lý luận, báo chí v.v... Chúng ta có thể nhận thấy rõ điều này khi đọc kỹ
chương III của "Tuyên ngôn", ở đó, Mác và Ăngghen đề cập tới các loại
"văn học xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa" đương thời. Các nội dung
được đưa ra phân tích, phê phán ở đây chủ yếu thuộc khu vực lý luận, chính
trị, báo chí... Nếu cố tìm đến bộ phận văn chương nghệ thuật trong phần này

thì duy nhất chỉ có một tác phẩm được gián tiếp nói đến. Đó là cuốn tiểu
thuyết xã hội chủ nghĩa không tưởng của Cabê. Ngoài ra, Mác và Ăngghen
còn dùng thuật ngữ nhà văn cũng trong nghĩa rộng, mà trong "Tuyên ngôn"
từ tiếng Đức được dùng để chỉ khái niệm này là từ Literarat chứ không phải
từ Schriftsteller, mặc dù từ sau đôi khi vẫn được Mác dùng trong nghĩa rộng.
Nhận thức này về nội hàm của khái niệm văn học trong "Tuyên ngôn" là phổ
biến đối với các nhà nghiên cứu văn học mácxít của Cộng hoà Dân chủ Đức
trước đây. Nhưng ở ta, cho đến tận ngày nay, vẫn chưa có sự giải thích nào
như vậy. ở đây, tuy vậy, vẫn còn một vấn đề chưa rõ là tại sao Mác và
Ăngghen, những người đã từng làm thơ, rất thông thạo về các loại văn
chương nghệ thuật và hiểu rõ sự phân biệt giữa văn chương nghệ thuật và
văn lý luận, khoa học, mà ở tác phẩm này lại dùng khái niệm văn học với
nghĩa rộng như vậy. Phải chăng đó là do ảnh hưởng của quá trình chính trị
hoá văn học khá mạnh trong văn học Đức thời kỳ đó, hay là do các ông
muốn hướng tới một quan niệm mở rộng hơn, mang đầy đủ cả tính khoa học


và tính nghệ thuật cho văn học xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa? Và
điều này có quan hệ gì với cái nhìn của Mác và Ăngghen đối với mối quan
hệ giữa bản chất xã hội và văn học, nghệ thuật trong chủ nghĩa tư bản?
Trong "Các học thuyết về giá trị thặng dư", trong số các luận điểm về mỹ
học và lý luận văn học, ta thấy nổi lên một luận điểm quan trọng cho rằng
"nền sản xuất tư bản chủ nghĩa thù địch với một số ngành nhất định trong
nền sản xuất tinh thần, như nghệ thuật và thơ ca chẳng hạn". Luận điểm này
được Mác đề ra trong khi tiến hành phê phán quan điểm phi lịch sử của
Hăngri Stoócxơ về sự sản xuất vật chất. Theo Mác, phải xem xét sự sản xuất
của xã hội trên quan điểm lịch sử, và nền sản xuất của xã hội tư sản là nền
sản xuất hàng hoá dựa trên cơ sở của qui luật thị trường với mục đích thu lợi
nhuận tối đa. Chính vì vậy mà nền sản xuất này mâu thuẫn, thù địch với một
số ngành sản xuất tinh thần. Bởi vì nền sản xuất tư bản chủ nghĩa biến tất cả

thành hàng hoá, thành quan hệ mua bán lạnh lùng, thành quan hệ chủ tớ,
quan hệ làm thuê. Trong "Tuyên ngôn" Mác và Ăngghen đã nói đến điều
này khi các ông nhận định: "Tất cả những mối quan hệ phức tạp và muôn
màu muôn vẻ ràng buộc con người phong kiến với "những bề trên tự nhiên"
của mình, đều bị giai cấp tư sản thẳng tay phá vỡ, không để lại giữa người
một quan hệ nào khác, ngoài lợi ích trần trụi và lối "tiền trao cháo múc"
không tình không nghĩa (...). Nó đã biến phẩm giá của con người thành giá
trị trao đổi; nó đã đem tự do buôn bán duy nhất và vô sỉ thay cho biết bao
quyền tự do đã giành được một cách chính đáng... Bác sĩ, luật gia, tu sĩ, thi
sĩ, bác học đều bị giai cấp tư sản biến thành người làm thuê được trả lương
của nó".
Thực chất, đó là quá trình gây nên sự tha hoá xã hội, tha hoá con người, tha
hoá các hoạt động tinh thần của xã hội tư bản. Quá trình đó, trong cái nhìn


của chủ nghĩa cộng sản khoa học, chỉ có thể chấm dứt được bằng việc xoá
bỏ quan hệ buôn bán, quan hệ người bóc lột người, quan hệ sở hữu tư nhân
tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, tức là dẫn tới một quan hệ xã hội mới
dựa trên sự công hữu, khi đó thì "thay cho xã hội tư sản cũ, với những giai
cấp và đối kháng giai cấp của nó, sẽ xuất hiện một liên hợp, trong đó sự phát
triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi
người", và khi đó, con người mới trở lại với chính mình và văn học, nghệ
thuật cũng trở lại với chính nó.



×