Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Đời sống văn hóa tinh thần ở nông thôn hà nam hiện nay (tóm tắt trích đoạn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (393.67 KB, 9 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN Lí LUẬN CHÍNH TRỊ
...................................***....................................

LÊ THÀNH HƯNG

ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN Ở NÔNG
THÔN HÀ NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

HÀ NỘI - 2008

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN Lí LUẬN CHÍNH TRỊ
......................................***.......................................

LÊ THÀNH HƯNG

ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN Ở NÔNG
THÔN HÀ NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Chuyên ngành:
Mó số:

Triết học


60 22 80

Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN HÀM GIÁ

HÀ NỘI – 2008

2


MỤC LỤC
Mở đầu

1

Chương 1. Văn hoá tinh thần và vai trò của nó trong đời sống xã
hội Việt Nam hiện nay
1.1.

Quan niệm về văn hoá

6
6

1.1.1 Khái niệm văn hoá

6

1.1.2 Khái niệm đời sống văn hóa tinh thần

11


1.2.

Vai trò của văn hoá tinh thần trong đời sống xã hội hiện
nay....

1.3.

Biểu hiện của đời sống văn hóa tinh thần trong xã hội Việt
Nam hiện nay.

19

Chương 2. Thực trạng đời sống văn hóa tinh thần ở nông thôn Hà
Nam hiện nay

28

12

2.1.

Khái quát chung về truyền thống lịch sử văn hóa Hà Nam

28

2.2.

Thực trạng đời sống văn hoá tinh thần ở nông thôn Hà Nam.


31

2.2.1. Những giá trị tích cực trong đời sống văn hoá tinh thần ở Hà
Nam

32

2.2.2. Những biểu hiện tiêu cực trong đời sống văn hoá tinh thần ở
nông thôn Hà Nam

48

Chương 3. Những giải pháp chủ yếu đẩy mạnh xây dựng đời sống
văn hóa tinh thần ở nông thôn Hà Nam trong thời kỳ đổi
mới hiện nay

57

3.1.

Nhóm giải pháp về tổ chức chỉ đạo xây dựng môi trường văn
3.1.1. hóa. Nâng cao nhận thức về bảo vệ và xây dựng đời sống
văn hóa cho cán bộ, nhân dân

3

58
58



3.2.

3.1.2 Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và chính
3.1.3 quyền

60

Phát huy sức mạnh tổng hợp của các cơ quan, đoàn thể, tổ
3.1.4. chức xã hội và nhân dân

63

Tăng cường xây dựng nguồn lực và phương tiện cho các
hoạt động văn hóa.

65

Nhóm giải pháp về thực hiện chương trình, kế hoạch xây
dựng môi trường văn hóa
3.2.1. Phát huy vai trò của văn hóa trên mọi lĩnh vực của đời sống
xã hội nhằm xây dựng đời sống văn hoá trong sạch, lành
3.2.2. mạnh

68
68
70

Xây dựng, ban hành luật pháp và các chính sách văn hóa
Kết luận


78

Danh mục tài liệu tham khảo

80

Phụ lục

84

4


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Bước vào thời kỳ đổi mới, xây dựng kinh tế trở thành nhiệm vụ trung tâm,
xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt. Việc xác lập nhiệm vụ trung tâm và then
chốt trở thành yêu cầu khách quan của sự nghiệp xây dựng đất nước và bảo vệ
Tổ quốc. Tuy nhiên, hơn mười năm trở lại đây việc phát triển văn hóa, xây dựng
nền tảng tinh thần của xã hội đã trở thành mệnh lệnh cấp thiết của cuộc sống.
Trong những năm 90 của thế kỷ trước, UNESCO đề ra chương trình thập kỷ phát
triển văn hóa, kêu gọi các quốc gia ban hành chính sách văn hóa, làm động lực
phát triển. Đây là thời điểm nước ta từng bước hình thành cơ chế thị trường.
Bước vào thời kỳ đổi mới, xây dựng kinh tế trở thành nhiệm vụ trung tâm, dưới
sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, các thành phần kinh
tế dược phát huy, giao lưu và hội nhập quốc tế ngày càng mở rộng. Nền kinh tế
của nước ta khởi sắc từng bước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế tạo tích lũy, nâng
cao cơ sở vật chất. Tuy nhiên nền kinh tế thị trường cho dù được định hướng xã
hội chủ nghĩa vẫn là không đủ, thậm chí còn nguy hiểm mà còn phải hướng tới
một sự nghiệp văn hóa thực sự tiên tiến và dân tộc đủ sức hình thành một nền

tảng vững chắc với cốt lõi là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Kinh tế thị
trường không ngừng đẻ ra của cải vật chất, nhưng mặt trái của nó là không
ngừng tác động xấu vào đời sống văn hóa tinh thần, lối sống của con người và có
thể làm băng hoại đảo lộn xã hội.
Chính vì vậy, phát triển văn hóa tinh thần là nhiệm vụ chiến lược nhằm
thúc đẩy kinh tế thị trường, phát triển nhanh hơn và bền vững hơn, đồng thời
điều tiết ngăn chặn những biến thái bất lợi do mặt trái kinh tế thị trường gây
ra bảo vệ con người đem lại trật tự và hài hòa cho xã hội. Phát triển văn hóa
tạo ra sức mạnh nội sinh của dân tộc chính là bước chuẩn bị hết sức cần thiết
cho hội nhập và giao lưu quốc tế, nếu không muốn bị đè bẹp dưới sức mạnh
vật chất và văn hóa của dân tộc khác.

5


Trong điều kiện mới khẳng định vị trí của đời sống văn hóa tinh thần bên
cạnh nhiệm vụ chính trị và kinh tế là một quyết tâm chính trị của Đảng nhằm
tăng cường củng cố nền tảng tinh thần của xã hội ta trước những thách thức khó
lường của thế giới hiện đại mở ra một tương quan hợp lý giữa các nhân tố chính
trị văn hóa, bảo đảm tính đồng bộ trong phát triển. Nhận thức rõ điều này Đảng
ta đã bắt đầu nhấn mạnh tầm vóc của văn hóa trong sự nghiệp đổi mới đất nước,
trước những thách thức và thời cơ mà dân tộc ta đương đầu. Đặc biệt mười năm
trở lại đây, với nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) quyết tâm xây dựng nền
tảng văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc làm nền tảng tinh thần
của xã hội, trở thành mục tiêu và động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội đã
thúc đẩy đất nước và con người Việt Nam không ngừng vươn lên mạnh mẽ. Tuy
nhiên, bên cạnh sự biến đổi tích cực đã xuất hiện không ít những biểu hiện trong
đời sống văn hóa tinh thần mang tính tiêu cực trì trệ phản ánh sai lệch hiện thực
và chệch khỏi bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội. Điều này được thể hiện rõ nhất
trong các yếu tố đạo đức lối sống và trong một số hoạt động tinh thần mang tính

truyền thống như cưới xin, ma chay, lễ hội hay trong các lĩnh vực văn học nghệ
thuật, giáo dục, khoa học công nghệ, tâm linh, tín ngưỡng, tôn giáo... đó còn là
sự suy thoái đạo đức lối sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên là một
trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới sự suy giảm và xói mòn niềm tin
trong ý thức cá nhân và trong đời sống dư luận xã hội về chế độ xã hội. Vì những
lý do ấy tôi chọn đề tài “Đời sống văn hóa tinh thần ở nông thôn Hà Nam hiện
nay” để nghiên cứu nhằm góp phần vào sự thành công của quá trình đổi mới ở
Hà Nam nói riêng và đất nước ta hiện nay.

6


2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Văn hóa không phải là vấn đề hoàn toàn mới. Chủ nghĩa Mác- Lênin khi
bàn về văn hóa đã khẳng định đó là một trong những động lực để phát triển xã
hội. Trong quá trình đổi mới của đất nước, sự biến đổi đời sống tinh thần đã
được các nhà khoa học xem xét trên những bỡnh diện khỏc nhau, đến nay chỳng
ta cú thể chỉ ra những cụng trỡnh tiờu biểu theo cỏc nhúm sau đây:
- Nhóm thứ nhất, các bài viết in trên các báo và tạp chí như: Xây dựng môi
trường văn hóa ở nước ta từ góc nhìn giá trị học, Văn hóa nghệ thuật, 4/2001
của Đỗ Huy; “Một số vấn đề về thực trạng và định hướng phát triển đời sống
tinh thần của nước ta” của Phùng Đông; "Sự biến đổi của làng xã Việt Nam
ngày nay ở đồng bằng sông Hồng" của Tô Duy Hợp; "Tín ngưỡng làng xã" của
PGS. Vũ Ngọc Khánh; "Nếp cũ - Làng xóm Việt Nam"; "Hương ước hồn quê"
của Toan Ánh; "Mô hình làng văn hóa ở nông thôn hiện nay" của Thu Linh...
Các bài viết này đó khai thỏc ở một vài khía cạnh của đời sống văn hóa tinh
thần, khẳng định vai trũ của văn hóa và đời sống văn hóa tinh thần là động lực
quan trọng cho sự phỏt triển kinh tế - xó hội của đất nước.
- Nhóm thứ hai, các đề tài nghiên cứu khoa học và các cuốn sách viết về
vấn đề này như; “Văn hóa và đổi mới” của Phạm Văn Đồng, “Xây dựng đời sống

văn hóa ở cơ sở” của Viện văn hóa (Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) “Xây dựng
môi trường Văn hóa cơ sở” của TS Văn Đức Thanh”, "Cộng đồng làng xã Việt
Nam hiện nay" của tập thể tác giả Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh;
“Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam” của Trần Văn Giàu; "Bản
sắc văn hóa làng trong xây dựng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ" của TS. Lê Quý
Đức Nhận diện mấy vấn đề văn hóa, của Viện Văn hóa và Nxb Văn hóa - Thông
tin... Cỏc cụng trỡnh này cũng đó đề cập đến đặc điểm, vai trũ của văn hóa và
văn hóa tinh thần cũng như đề cập đến các giải pháp bảo tồn và phát huy các giá
trị văn hóa của dân tộc Việt Nam. Tuy nhiờn cỏc cụng trỡnh khoa học đó nghiên
cứu trên một phạm vi rộng, đề xuất những giải pháp ở tầm vĩ mô.

7


- Ngoài cỏc cụng trỡnh kể trờn, cũn cú một số luận văn, luận án, khóa
luận,... viết về văn hóa, văn hóa tinh thần ở một số tỉnh và địa phương. Tuy nhiên
việc nghiên cứu một cách tổng hợp về đời sống văn hóa tinh thần ở Hà Nam thì
chưa có công trình nào. Chính vì vậy tác giả chọn vấn đề trên làm đề tài nghiên
cứu của mỡnh.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích
Trên cơ sở làm sáng tỏ vai trò và thực trạng đời sống văn hóa tinh thần ở
nông thôn Hà Nam hiện nay tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn và
pháp triển văn hóa tinh thần ở nông thôn Hà Nam trong thời gian tới.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên luận văn phải thực hiện những nhiệm vụ sau:
Một là, làm rõ khái niệm văn hóa và đời sống văn hóa tinh thần.
Hai là, phân tích thực trạng đời sống văn hóa tinh thần ở nông thôn Hà Nam.
Ba là, đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển văn hóa tinh
thần ở nông thôn Hà Nam trong thời kỳ tới.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu của luạn văn là thực trạng đời sống văn hóa tinh
thần của nông thôn Hà Nam giai đoạn hiện nay.
* Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ giới hạn trong việc xem xét ảnh hưởng của đời sống văn hoá
tinh thần ở nông thôn Hà Nam, với tư cách là một trong những động lực thúc đẩy
sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương trong giai đoạn hiện nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận
Chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, hệ thống các quan điểm
đường lối của Đảng và Nhà nước là cơ sở lý luận để nghiên cứu đề tài. Luận văn
cũng có kế thừa những giá trị của các công trỡnh cú liờn quan đó cụng bố.

8


* Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận được tác giả sử dụng là chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đồng thời với các phương pháp cụ thể sau: Phương
pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa, logic và lịch sử các
phương pháp trên được sử dụng phù hợp với từng nội dung của đề tài.
6. Đóng góp của luận văn
Đề tài này nhằm giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về thực trạng đời sống
văn hóa tinh thần của nông thôn giai đoạn hiện nay ở Hà Nam. Trên cơ sở đó
luận văn bước đầu đưa ra một hệ giải pháp có tính đồng bộ nhằm phát triển đời
sống văn hóa tinh thần ở nông thôn Hà Nam.
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo để nghiên cứu các vấn đề có
liên quan.
7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận cùng danh mục tài liệu tham khảo luận văn
gồm 3 chương, 7 tiết.
Chương 1. Văn hoá tinh thần và vai trò của nó trong đời sống xã hội
Việt Nam hiện nay.
Chương 2. Thực trạng đời sống văn hóa tinh thần ở nông thôn Hà Nam
hiện nay.
Chương 3. Những giải pháp chủ yếu đẩy mạnh xây dựng đời sống văn hóa
tinh thần ở nông thôn Hà Nam trong thời kỳ đổi mới hiện nay

9



×