Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống văn hóa tinh thần ở huyện An Dương - Hải Phòng hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 111 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





PHẠM VĂN HÙNG


ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ
TINH THẦN Ở HUYỆN AN DƯƠNG - HẢI PHÒNG HIỆN NAY





LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC








Hà Nội - 2009
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



1
MỤC LỤC

Trang
Mở đầu
2
Nội dung
7
Chương 1. Tổng quan về Phật giáo và Phật giáo Việt Nam
7
1.1. Vài nét về thế giới quan và nhân sinh quan Phật giáo
7
1.2. Tổng quan về Phật giáo Việt Nam
19
Chương 2: Phật giáo và một số lĩnh vực đời sống văn hoá tinh
thần ở huyện An Dương hiện nay
25
2.1. Tổng quan về Phật giáo ở An Dương hiện nay
2.2. Phật giáo và đạo đức
25
38
2.3. Phật giáo và sự nhìn nhận về thế giới, con người
52
2.4. Phật giáo và đời sống tâm linh
56
Chương 3: Sinh hoạt tôn giáo của các Phật tử ở An Dương:
vấn đề và giải pháp
71
3.1. Những vấn đề đặt ra đối với sinh hoạt Phật giáo ở An Dương
71

3.2. Một số giải pháp phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh
hưởng tiêu cực của Phật giáo trong đời sống tinh thần ở huyện An
Dương hiện nay
82
Kết luận
97
Tài liệu tham khảo
100
Phụ lục
103


2
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Hải Phòng là một trong những nơi Phật giáo du nhập và phát triển khá
sớm. Qúa trình du nhập và phát triển Phật giáo ở Hải Phòng gắn liền với
những bước thăng trầm của lịch sử Phật giáo Việt Nam. Phật giáo Hải Phòng
đã để lại những dấu ấn đậm nét trong lối sống của người dân đất biển từ xưa
đến nay.
Cũng như thành phố Hải Phòng, huện An Dương là nơi hội tụ hầu hết
các tôn giáo lớn trong đó có Phật giáo. Trong một vài năm gần đây, Phật giáo
phát triển mạnh ở An Dương được thể hiện trên nhiều phương diện như: số
lượng người đi lễ chùa chiền ngày càng đông, lễ hội Phật giáo, sinh hoạt Phật
giáo ngày càng phong phú và có vai trò lớn trong đời sống xã hội. Số người đi
tu được đào tạo qua các trường Phật học ngày càng nhiều, các cơ sở thờ tự,
chùa chiền được thường xuyên được tu bổ và xây mới…
Phật giáo có chức năng xã hội cần thiết cho một bộ phận nhân dân
trong huyện An Dương nói riêng cũng như nhiều địa phương khác mà những

nhân tố và chức năng xã hội khác là không thể thay thế được. Đứng trên
phương diện quản lý xã hội, các cơ quan chức năng cần nhìn nhận đúng vị trí
và vai trò của Phật giáo trong đời sống xã hội, hạn chế mặt tiêu cực, phát huy
mặt tích cực của nó trong việc xây dựng một xã hội tiến bộ hài hoà, bao dung,
giàu có cả về đời sống vật chất và đời sống tinh thần.
Trước tình hình đó, việc đi sâu nghiên cứu ảnh hưởng của Phật giáo ở
huyện An Dương trên các lĩnh vực của đời sống xã hội để rút ra những bài
học bổ ích, thiết thực cho công tác tôn giáo, vạch ra phương hướng và giải
pháp nhằm phát huy những giá trị đạo đức nhân văn của Phật giáo và khắc

3
phục những ảnh hưởng tiêu cực của nó là một việc làm cần thiết, có ý nghĩa lý
luận và thực tiễn thiết thực.
Với lý do trên, người viết chọn vấn đề “Ảnh hưởng của Phật giáo đến
đời sống văn hoá tinh thần ở huyện An Dương - Hải Phòng hiện nay” làm
đề tài luận văn thạc sĩ triết học của mình.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Tín ngưỡng, tôn giáo trong đó có Phật giáo là vấn đề liên quan đến tư
tưởng, đạo đức, xã hội do đó, được dư luận và giới nghiên cứu quan tâm. Khó
có thể đưa ra một tổng quan chính xác về các kết quả nghiên cứu đối với vấn
đề này mà chỉ có thể khái quát một số loại hình nghiên cứu chủ yếu có liên
quan đến đề tài như sau:
Các công trình nghiên cứu khảo sát của Viện nghiên cứu tôn giáo (thuộc
Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia) tham gia chương trình KX-
04- 13 cấp nhà nước về tôn giáo. Trong đó có các công trình khảo sát tôn
giáo, tín ngưỡng ở Hải Phòng. Chương trình khoa học công nghệ cấp nhà
nước KX- 07. Đề tài: KX- 07- 03" do Nguyễn Tài Thư chủ biên: "Ảnh hưởng
của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối với con người Việt Nam hiện nay"
Võ Minh Tuấn: "Một vài hiện tượng tôn giáo mới ở Hải Phòng" (Báo

cáo kết quả nghiên cứu tôn giáo- Hà Nội năm 2005). Lê Trung Vũ trong báo
cáo về đợt điều tra tôn giáo "Sinh hoạt Phật giáo và các tín ngưỡng tôn giáo ở
Hải Phòng" cho rằng nhiều người dân đã tự nguyện đến với Phật giáo, lấy các
nguyên tắc từ bi, luân hồi quả báo của Phật để tu luyện mình và giúp đỡ
người.
Các công trình thống kê, khảo sát về tình hình tôn giáo của các ban,
ngành thành phố Hải Phòng và huyện An Dương với các tiêu chí khác nhau.
Đáng chú ý là công trình nghiên cứu của Phạm Thế Hùng và Nguyễn Huy

4
Hảo: "Tình hình Phật giáo Hải Phòng" (Báo cáo của Ban tôn giáo thành phố
Hải Phòng năm 2007). Hai tác giả đã có những nhận định và đánh giá ban đầu
về thực trạng sinh hoạt Phật giáo cũng như một số ảnh hưởng của Phật giáo
trong đời sống xã hội ở Hải Phòng.
Ngoài các công trình chủ yếu ở trên, còn một số luận án tiến sĩ, luận
văn thạc sĩ đề cập dưới nhiều góc độ khác nhau về tôn giáo, tín ngưỡng ở các
địa phương ở Hải Phòng đều là những công trình khoa học có liên quan đến
luận văn này với tư cách là những tài liệu tham khảo bổ ích.
Các công trình nghiên cứu trên đây đã đề cập đến một số khía cạnh ảnh
hưởng Phật giáo trong đời sống xã hội ở Hải Phòng. Tuy vậy, chưa một công
trình nào nghiên cứu chi tiết sự ảnh hưởng của một tôn giáo cụ thể như Phật
giáo đến đời sống văn hoá tinh thần ở một huyện trực thuộc thành phố trong
đó có huyện An Dương.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn tập trung làm rõ thực trạng ảnh hưởng của Phật giáo, trong đó
nhấn mạnh tác động của đạo đức Phật giáo và các sinh hoạt Phật giáo đến đời
sống văn hoá tinh thần của người dân huyện An Dương. Từ đó, đề xuất một
số giải pháp cụ thể làm cơ sở lý luận và thực tiễn cho công tác tôn giáo ở
huyện.

Để đạt được mục đích trên luận văn phải thực hiện những nhiệm vụ
sau:
- Khái quát về Phật giáo và Phật giáo Việt Nam.
- Phân tích ảnh hưởng của Phật giáo đến một số lĩnh vực trong đời sống văn
hoá tinh thần ở huyện An Duơng.

5
- Tìm hiểu diễn biến sinh hoạt Phật giáo của các Phật tử ở An Dương. Từ đó,
đề xuất một số giải pháp cho công tác tôn giáo đối với Phật giáo tại địa
phương.

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
+ Cơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của triết học Mác – Lênin;
tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng, Nhà nước về tôn giáo, văn
hoá, xã hội để phân tích những vấn đề đặt ra.
+ Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp được sử dụng trong luận văn chủ yếu là phương pháp của
chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Đồng thời còn sử
dụng các phương pháp như phân tích và tổng hợp, so sánh, lịch sử và logic,
thống kê xã hội học.

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn này chủ yếu đi sâu phân tích ảnh hưởng của Phật giáo đến đời
sống văn hoá tinh thần ở địa bàn huyện An Dương – Hải Phòng hiện nay. Do
điều kiện không cho phép nên luận văn chưa nghiên cứu cụ thể ảnh hưởng
của Phật giáo ở một làng, một xã mà chủ yếu nghiên cứu tác động của Phật
giáo tới đời sống văn hoá tinh thần trên phạm vi chung của huyện.

6. Đóng góp của luận văn

Luận văn góp phần làm rõ ảnh hưởng của Phật giáo bao gồm những
mặt tích cực có giá trị và phù hợp với công cuộc xây dựng đời sống mới, tiến
bộ ở huyện An Dương nói riêng và thành phố Hải Phòng nói chung, đồng thời
chỉ ra những mặt cần khắc phục. Trên cở sơ đó, luận văn nêu lên một số giải

6
pháp làm cơ sở khoa học, thực tiễn cho việc hoạch định và thực hiện công tác
tôn giáo tại địa phương. Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các công
trình nghiên cứu Phật giáo ở Hải Phòng nói riêng và Việt Nam nói chung.

7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn được kết cấu thành ba chương:
Chương 1: Tổng quan về Phật giáo và Phật giáo Việt Nam.
Chương 2: Phật giáo và một số lĩnh vực đời sống văn hoá tinh thần ở
huyện An Dương hiện nay.
Chương 3: Sinh hoạt tôn giáo của các Phật tử ở An Dương: vấn đề và
giải pháp.

















7





NỘI DUNG

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ PHẬT GIÁO VÀ PHẬT GIÁO VIỆT
NAM
1.1. Vài nét về thế giới quan và nhân sinh quan Phật giáo
Phật giáo hình thành ở Ấn Độ vào khoảng thế kỷ thứ V trước công
nguyên. Người sáng lập là Thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm (Siddhartha Gautama),
con vua Tịnh Phạn. Phật giáo ra đời trong xã hội Ấn Độ cổ đại đã có sự phân
biệt khắc nghiệt giữa các đẳng cấp, trình độ sản xuất kém phát triển, người lao
động sống trong sự cùng khổ, không lối thoát trước những khó khăn mà cuộc
sống xã hội đưa lại. Từ thực tế đó, đã nảy sinh những khát vọng vượt qua khổ
đau, bất hạnh và xuất hiện những quan niệm tiến bộ về con người cũng như tư
tưởng giải thoát con người.
Hiện nay, Phật giáo có khoảng 400 triệu tín đồ, tập trung chủ yếu ở các
nước châu Á. Phật giáo đã góp phần làm phong phú thêm cho nền văn hoá
dân tộc của các quốc gia mà nó hiện diện trên nhiều lĩnh vực như tâm lý dân
tộc, đạo đức, lối sống Phật giáo đã phát triển rộng khắp ở nhiều nơi trên thế
giới và khi du nhập vào quốc gia nào thì tự nó cũng có những biến đổi để phù
hợp, hài hoà với cộng đồng, phong tục tập quán cũng như trình độ nhận thức
của mỗi dân tộc, hình thành nên Phật giáo bản xứ.

Phật giáo không công nhận có thượng đế, không thừa nhận sự cách biệt
giữa các đẳng cấp trong xã hội và không tán thành đấu tranh giành quyền lực,

8
quyền lợi bằng vũ lực. Phật giáo chủ trương lấy tâm làm gốc "Nhất thiết duy
tâm tạo". Nó nhận xét mọi việc và sự vật bằng nhân duyên, vô thường. Tiếp
thu có chọn lọc thuyết "luân hồi nhân quả" của đạo Bàlamôn, Phật giáo chủ
trương đề cao từ, bi, hỉ, xả, vô ngã vị tha, mở rộng cõi Niết bàn cho mọi
người lương thiện chứ không chỉ dành riêng cho tầng lớp quý tộc. Các tầng
lớp xã hội bị áp bức bóc lột, nghèo đói nhận thấy Phật giáo đứng về phía
mình, an ủi, bảo vệ mình, gần gũi mình hơn đạo Bàlamôn và các đạo khác.
Là tôn giáo có nguồn gốc Á Đông, Phật giáo có nhiều điểm khác biệt
với các tôn giáo độc thần như Ki Tô giáo, Islam giáo "Trong khi Ấn Độ
giáo và nhiều tôn giáo khác cho rằng vũ trụ có tạo vật chủ, thì ngược lại, Phật
giáo chủ trương vô thần" [24, tr. 232]. Theo Phật giáo, vũ trụ tự nó, không do
ai sinh ra, không ai có thể tiêu diệt, không một thế lực nào có thể dùng ý
muốn của mình mà chi phối được sự vận hành của nó; vũ trụ là không sinh,
không diệt, vô thuỷ vô chung. Con người sống trong vũ trụ ấy nhưng ở con
người tồn tại ba cảnh giới là Dục giới, Sắc giới, Vô sẵc giới. Phật giáo cho
rằng thế giới luôn tồn tại “vạn pháp” hay “hằng hà sa số các pháp”. “Pháp”
(tiếng Phạn- Dharma) trong triết học Phật giáo có ý nghĩa quan trọng đến
mức, hệ thống Phật giáo với ý nghĩa đã biết, có thể gọi là thuyết dharma. Đây
chính là đặc trưng riêng biệt của triết học Phật giáo, khiến nó khác những
khuynh hướng khác của triết học Ấn Độ.
Người ta thường nói về Pháp theo nhiều ý nghĩa khác nhau. Trong tác
phẩm “Đạo Phật ngày nay”, tác giả Nikkyo Niwano định nghĩa Pháp như sau:
“Trước hết như đã được biểu thị bằng các từ thực tướng của tất cả các sự vật,
Pháp nghĩa là tất cả các sự vật hiện tượng trong vũ trụ và tất cả các sự kiện
xảy ra trên thế giới. Thứ hai, Pháp nghĩa là một chân lý duy nhất thâm nhập
vào tất cả các sự vật. Thứ ba, Pháp nghĩa là quy luật như một luật tắc được

thiết lập khi chân lý xuất hiện, như là một hiện tượng mà chúng ta có thể nhìn

9
thấy được bằng mắt và nghe bằng tai. Thứ tư, Pháp nghĩa là giáo lý về chân
lý” [25, tr. 78]. Pháp mà đức Phật dạy là “quy luật khiến cho mọi sự vật hiện
hữu. Chúng ta không hiện hữu một cách ngẫu nhiên mà hiện hữu và sống nhờ
Pháp này" [Dẫn theo 25, tr. 429]. Pháp truyền sức sống cho tất cả sự vật hiện
hữu trong vũ trụ. Phật dạy: “Hãy đến với ta và thực hành Pháp như ta vậy.
Sau đó chắc hẳn các vị sẽ hiểu giá trị của Pháp” [Dẫn theo 25, tr. 451].
Trong vũ trụ, vạn sự, vạn vật được Phật giáo gọi là vạn pháp không
phải do một đấng thiêng nào sáng tạo ra bằng những phép màu huyền bí, mà
chúng được tạo nên bởi những phần vật chất nhỏ bé nhất, đó chính là cội gốc,
là “bản thể”, là thực tướng của thế giới vạn pháp. Các pháp thì có sinh có diệt,
còn bản thể thì bất biến, không sinh không diệt. Các sự vật, hiện tượng, các
pháp trong vũ trụ không đứng yên mà luôn vận động, biến đổi gọi là vô
thường. Vạn pháp vô thường tức là không gì tồn tại vĩnh cửu mà tất cả tuân
theo chu trình: thành - trụ - hoại - không (đối với các pháp vô tình), hay sinh -
trụ - dị - diệt (đối với các pháp hữu tình). Như vậy, con người và vạn vật
trong đời này luôn luôn thay đổi từng giờ, từng phút, từng satna. Mọi pháp là
vô thường nhưng không có gì là hoại diệt, không phải sự vật hiện tượng sinh
ra mới gọi là sinh, chết đi mới gọi là diệt, mà trong sự sống có sự chết, chết
không phải là hết mà chết là điều kiện của một sinh thành mới. Sinh, diệt là
hai quá trình xảy ra đồng thời trong một sự vật, hiện tượng cũng như trong
toàn bộ vũ trụ rộng lớn. Nói cách khác là sự thành - trụ của pháp này, thế giới
này là sự hoại - không của pháp khác, thế giới khác. Cứ như vậy mà vạn pháp
sinh, diệt tiếp diễn không ngừng, không dứt. Vô thường là một tiến trình tự
nhiên của mọi sự vật, vạn pháp trong thế giới. Nếu nhìn cách tác động của
mọi sự vật, vạn pháp, qua những tác động mãi mãi không cùng, trùng trùng
điệp điệp thì thấy tính cách trùng trùng duyên khởi của vạn pháp. Đó là thế


10
giới của mọi sự vật trong không gian và thời gian tương đối. Điều kỳ diệu của
cuộc đời là cái tuyệt đối không bao giờ tách lìa cái tương đối.
Vạn pháp trong vũ trụ không có tự tính (không có bản tính riêng của
mình) mà chỉ là sự hoà nhập của nhân duyên. "Nhân là nguyên do chính ,
những nhân tố phụ gọi là duyên" [1, tr. 470]. Các sự vật chuyển động, biến
đổi đều do nhân duyên chi phối. Nhân là mầm tạo quả, duyên là phương tiện,
điều kiện - vạn pháp do nhân duyên mà thành. Nhân duyên hoà hợp thì sự vật
sinh, nhân duyên tan rã thì sự vật diệt. Tuỳ theo nhân duyên kết hợp mà hình
thành nên các sự vật, hiện tượng khác nhau. Một sự vật hiện tượng không
phải do một nhân duyên mà do nhiều nhân duyên. Do đó, các sự vật hiện
tượng quan hệ mật thiết với nhau, tác động chi phối lẫn nhau.
Trong quan niệm của Phật giáo, thế giới đầy những nhân duyên. Mỗi sự
vật từ khi sinh ra đến khi diệt đều tạo ra những nhân, duyên mới bổ sung vào
thế giới. Trong quá trình vận động, nhân duyên liên tục kết hợp, liên tục tan rã
nên các sự vật, hiện tượng cũng liên tục sinh, liên tục diệt.
Vạn pháp trong vũ trụ là vô ngã. Vô ngã tức là không có cái ta, không
có cái gì vĩnh hằng vì vạn pháp do nhân duyên hoà hợp và trong trạng thái vô
thường, bất định. Mọi sự vật, hiện tượng đều liên hệ với nhau. Kinh Pháp Hoa
viết: “Các sự vật hiện hữu trong quan hệ lẫn nhau tuỳ thuộc lẫn nhau”.
Nguyên lý này được thể hiện là khi cái này có thì cái kia cũng có; khi cái này
hiện thì cái kia cũng hiện; khi cái này không có thì cái kia cũng không có; khi
cái này ngừng thì cái kia cũng ngừng. Phật giáo đưa ra thuyết sắc - không để
lý giải việc nhận thức thế giới. Sắc dùng để chỉ sự vật ở trạng thái có hình
tướng trong không gian mà con người nhận biết được, còn gọi là có. Không
dùng để chỉ sự vật hiện tượng ở trạng thái không có hình tướng mà con người
không nhận biết được. Theo thuyết sắc - không, thế giới luôn chuyển động,
biến đổi nên không phải chỉ khi sự vật tồn tại ở trạng thái có hình tướng (sắc)

11

mới là có, ở trạng thái không (diệt) mới là không. Thực ra cái gọi là không đã
là và cũng là có, cái gọi là có đã là và cũng là không. Sắc sắc, không không,
có đấy mà không có đấy, không đấy mà có đấy. Sắc, không là hai dạng tồn tại
của thế giới vạn pháp.
Như vậy, thế giới trong quan niệm của Phật giáo là thế giới vật chất
luôn vận động, biến đổi, vô thuỷ và vô chung. Sự biến đổi của thế giới, sinh
diệt của vạn vật bắt nguồn từ nhũng nguyên nhân tự nó mà sách Phật gọi là tự
kỷ nhân quả. Sự vật, hiện tượng mà con người nhận thức qua thần sắc, hình
tướng chỉ là giả tạm, không có thực tướng. Nói cách khác, đối với con người
thì thế giới khách quan đang tồn tại chỉ là hư ảnh, không có thực.
Tư tưởng về tam giới, nhân duyên, vô thường, vô ngã là cốt lõi của thế
giới quan Phật giáo. Từ những tư tưởng này đã quyết định đến việc hình
thành quan điểm của Phật giáo về nhân sinh.
Giáo lý nền tảng của Phật giáo là Tứ diệu đế (Tứ thánh đế hay bốn chân
lý huyền diệu). Đây là quan điểm cốt lõi về nhân sinh và cũng là định hướng
cơ bản nhất của những tư tưởng triết học Phật giáo.
Tứ diệu đế bao gồm: Khổ đế, Tập đế, Diệt đế, Đạo đế
Thứ nhất, Khổ đế (Dukkha)
Dukkha - ariyasacca, nói chung được dịch là “Chân lý màu nhiệm về
đau khổ” và nó được lý giải là cuộc đời, theo Phật chỉ là đau khổ và khổ nạn.
Hạnh phúc, đau khổ là tương đối. Cuộc sống không chỉ là hạnh phúc hay đau
khổ. Trong quan điểm của Phật giáo thì hạnh phúc được đề cập ở nhiều hình
thức khác nhau như hạnh phúc của đời sống gia đình, đời sống cô độc, của
các khoái cảm, của sự từ bỏ và sự phân ly, hạnh phúc thể chất và hạnh phúc
tinh thần Mọi thứ đau khổ như sinh, lão, bệnh, tử, liên kết với những người
khó chịu hay lệ thuộc vào những điều khó chịu, chia ly với những người yêu
thương hay mất đi những điều kiện thích thú, không đạt được những cái mình

12
muốn, đau khổ than khóc, tuyệt vọng - tất cả những hình thức đau khổ tương

tự về thể chất và tinh thần được mọi người nhìn nhận là sự đau khổ đều nằm
trong dukkha hiểu theo nghĩa sự đau khổ thông thường .
Cuộc đời, chính bản thân nó là sự vận động. Cuộc đời và sự vận động
không bao giờ là sự tách rời. Dù cuộc đời chứa đựng sự đau khổ, nhưng con
người không được ủ ê, không được bực mình và sốt ruột. Một trong những tệ
xấu đầu tiên trong cuộc đời, theo tư tưởng Phật giáo là sự chán ghét hay căm
thù. Chán ghét (pratigha) được giải thích như là sự ác tâm đối với sinh linh
trước đau khổ và là cái có liên quan tới sự đau khổ: Chức năng của nó là tạo
ra cơ sở cho một trạng thái bất hạnh, một hành vi xấu xa. Vì thế, sốt ruột với
sự đau khổ là một sai lầm. Dù sốt ruột, bực bội cũng không làm nó biến mất
được. Trái lại, điều đó chỉ làm tăng mối sầu não của chúng ta, chỉ làm cho
một hoàn cảnh vốn đã nặng nề càng trầm trọng và càng cay đắng. Điều cần
phải làm là tránh không để mình rơi vào sự sốt ruột, bực bội, và trái lại phải
hiểu được sự đau khổ, hiểu được nó từ đâu đến, làm thế nào để có thể từ bỏ
nó đi và làm việc này một cách kiên nhẫn, thông minh, quyết tâm đầy nghị
lực.
Thứ hai, Tập đế (nguồn gốc Dukkha).
Quan niệm về nguồn gốc của dukkha thường thấy ở nhiều chỗ trong
các văn bản gốc, như sau:
Chính “dục vọng” (ham muốn mạnh mẽ) sản sinh ra sự tồn tại lại và sự
sinh thành lại, gắn với một lòng tham say mê và không ngừng tìm thấy một sự
hưởng thụ mới khi ở đây, khi ở kia, tức là dục vọng về các lạc thú giác quan;
dục vọng về tồn tại và sinh thành; dục vọng về sự không tồn tại (tự huỷ diệt).
Chính dục vọng, ham muốn, lòng tham và lòng ham của thể hiện bằng nhiều
cách, đẻ ra tất cả mọi hình thức đau khổ và tính liên tục của các thực thể.
Nhưng không nên coi đó là nguyên nhân đầu tiên vì theo Phật giáo, mọi cái

13
đều là tương đối và phụ thuộc lẫn nhau. Ngay cả dục vọng (tanha) được coi là
nguyên nhân, là nguồn gốc dukkha, thì sự xuất hiện của nó cũng phụ thuộc

vào một điều khác đó là cảm giác; và sự xuất hiện của cảm giác lại phụ thuộc
vào tiếp xúc; và cứ như thế mà làm quay cái vòng được gọi là thập nhị nhân
duyên, tức là sự sinh sản bị quy định.
Theo sự phân tích của Phật, tất cả những bất hạnh, tất cả những xung
đột trên thế giới này đều bắt nguồn từ dục vọng. Tất cả những bất hạnh đều do
ham muốn ích kỷ đẻ ra.
Thứ ba, Diệt đế (sự kết thúc của dukkha).
Chân lý mầu nhiệm thứ ba là có một sự giải phóng, giải thoát khỏi đau
khổ, khỏi tính liên tục của dukkha. Nó được gọi là chân lý mầu nhiệm về sự
kết thúc (tịch diệt) của dukkha. Đó là Nirvana, người ta phải trừ khử gốc rễ
chính của nó, “dục vọng” (tanha), như ta đã thấy trên đây. Chính vì thế mà
Nirvana cũng được biết tới với nghĩa là “trừ bỏ dục vọng” (diệt dục).
Nirvana là gì? Đó là sự đình chỉ hoàn toàn của dục vọng, từ bỏ nó, tự
giải thoát khỏi nó, tách khỏi nó. Nirvana, đó là làm dịu lắng tất cả những gì bị
quy định, từ bỏ mọi xú ố, trừ khử dục vọng, là cắt đứt, là sự kết thúc.
Thứ tư, Đạo đế (lối đi dẫn tới sự kết thúc của dukkha).
Chân lý màu nhiệm thứ tư là chân lý về lối đi dẫn tới sự kết thúc của
dukkha. Nó được biết tới với tên gọi “lối giữa” vì tránh được hai cực: một cực
là theo đuổi hạnh phúc trong sự lệ thuộc vào các lạc thú giác quan, đó là cách
thấp hèn, không có ích lợi và là cách của những kẻ bình thường; cực kia là
tìm kiếm hạnh phúc ngược lại, dựa vào hành xác theo những hình thức khổ
hạnh khác nhau, đó là cách đau đớn, không đáng và cũng không có ích lợi. Do
tự bản thân mình nếm thử cả hai cực ấy và do nhận ra được làm như thế
chẳng có ích lợi gì, Phật đã bằng thể nghiệm cá nhân khám phá ra lối giữa
đem lại thấy và hiểu, dẫn tới thanh tịnh, tới nhìn thấy sâu, tới Ngộ, tới

14
Nirvana. Nói chung, người ta gọi lối giữa ấy bằng tên gọi Bát chính đạo vì nó
bao gồm tám phạm trù hay tám bộ phận: 1. hiểu đúng, 2. nghĩ đúng, 3. nói
đúng, 4. hành động đúng, 5. phương tiện kiếm sống đúng, 6. nỗ lực đúng, 7.

chú tâm đúng, 8. tập trung đúng.
Để có một người hoàn thiện theo quan niệm của Phật giáo phải có hai
phẩm chất, người đó phải phát huy theo lối kết hợp và ngang nhau là đồng
cảm và trí năng. Ở đây, đồng cảm bao gồm yêu thương, từ thiện, hảo tâm,
khoan hoà, tất cả những phẩm chất cao cả của trái tim, đó là mặt tình cảm;
còn trí năng là mặt trí tuệ, là những phẩm chất của tinh thần. Nếu có mặt tình
cảm phát triển, mà mặt trí tuệ bị xem nhẹ thì người ta sẽ trở thành một kẻ khờ
dại tốt bụng. Trái lại, nếu chỉ phát triển về mặt trí tuệ mà xem thường mặt tình
cảm thì người ta sẽ trở thành một kẻ trí thức khô héo, không hề có tình cảm
với người khác. Sự hoàn thiện đòi hỏi cả hai mặt ấy đều được phát triển như
nhau.
Hành vi đạo đức dựa vào yêu thương và đồng cảm gồm ba nhân tố của
Bát chính đạo là nói đúng, hành động đúng, và những phương tiện kiếm sống
đúng.
Nói đúng nghĩa là không nói dối, nói xấu, vu khống và không nói mọi
lời nói có thể gây ra căm ghét, hiềm khích, chia rẽ, bất hoà giữa các cá nhân
hay các nhóm người; không nói lời nói khắc nghiệt, thô bạo, vô lễ, ác ý hay
lăng nhục và cuối cùng là không ba hoa nhàn rỗi vô ích và ngớ ngẩn. Khi
không phạm vào tất cả các hình thức nói sai lạc và có hại ấy, người ta phải nói
sự thật, phải dùng từ ngữ thân thiện và hảo ý, dễ chịu và hiền lành, những từ
ngữ có ý nghĩa và có ích. Không bao giờ được nói cẩu thả, mà phải nói vào
lúc và vào nơi thích hợp. Nếu chẳng có ích gì để nói ra cả, phải giữ một sự
“im lặng cao quý”.

15
Hành động đúng nhằm đề xướng một hành vi đạo đức, đáng trọng và
hoà bình. Chúng ta phải tự nhủ đừng phá huỷ sự sống, đừng ăn cắp, đừng
buôn bán bất lương, đừng có những quan hệ tính dục không chính đáng và
phải giúp người khác sống một cuộc sống yên lành và đáng trọng theo con
đường đúng đắn.

Những phương tiện kiếm sống đúng có nghĩa là phải giữ mình để đừng
kiếm sống theo một nghề nghiệp có hại cho người khác, như buôn bán vũ khí,
những dụng cụ giết chóc, buôn bán các thứ rượu và thuốc độc, giết chết các
thú vật, gian lận… phải sống bằng nghề nghiệp đáng trọng, không thể chê
trách và không thể làm hại người khác.
Kỷ luật tinh thần bao gồm sự nỗ lực đúng, chú tâm đúng và tập trung
đúng. Nỗ lực đúng là có ý chí kiên quyết để ngăn cản sự xuất hiện của những
trạng thái tính xấu xa và dơ bẩn; để từ bỏ những trạng thái tệ hại đã có ở con
người; để làm xuất hiện những trạng thái tinh thần tốt và lành mạnh chưa có;
để phát triển và hoàn thiện những trạng thái tinh thần tốt và lành mạnh đã có.
Sự chú tâm đúng là sự chú tâm tỉnh táo, có ý thức cẩn thận về những
hoạt động của thân thể; về các giác quan và các xúc cảm; về những hoạt động
của tinh thần và về những ý tưởng, ý nghĩ, quan niệm và về các sự vật.
Về thực hành tập trung vào hơi thở là một trong những tập luyện quen
thuộc có liên quan với thân thể nhằm để phát triển tinh thần. Còn có nhiều
cách khác để phát triển sự chú ý có liên hệ với thân thể, như những cách thức
thiền định. Về các cảm giác và các xúc cảm, phải có ý thức rõ ràng về tất cả
những hình thức gây thích thú, gây khó chịu hay trung tính của chúng, biết
chúng xuất hiện trong chúng ta như thế nào và biến đi như thế nào.
Về những hoạt động tinh thần, phải hiểu xem tinh thần có bị thèm
muốn quấy nhiễu không, xem nó có rơi vào sự căm ghét hay không, xem nó
có bị một ảo ảnh đánh lừa hay không, xem nó có đãng trí hay, trái lại, được

16
tập trung Như vậy, phải chú ý tất cả mọi vận động của tinh thần, hiểu được
cách xuất hiện và biến mất của những vận động ấy. Cuối cùng, về các ý
tưởng, ý nghĩ, quan niệm và sự vật, phải hiểu được bản tích của chúng, biết
chúng xuất hiện như thế nào, bị xoá bỏ hay bị huỷ diệt như thế nào…
Tập trung đúng, cái dẫn tới bốn giai đoạn của dhyana: trong giai đoạn
đầu, những ham muốn đam mê, một số ý nghĩ không lành mạnh như ác ý, bạc

nhược, phiền muộn, hoài nghi bị đẩy ra, nhưng những tình cảm vui mừng,
hạnh phúc cũng như những hoạt động tinh thần nào đó được giữ lại. Vào giai
đoạn hai, tất cả mọi hoạt động tinh thần đều biến mất, còn sự thanh thản và sự
“cố định thống nhất” của tinh thần thì phát triển lên; trong giai đoạn thứ ba,
tình cảm vui mừng, một cảm giác tích cực cũng biến đi, còn tư thế hạnh phúc
với một sự bình thản có ý thức thì vẫn được duy trì. Cuối cùng, vào giai đoạn
thứ tư, mọi cảm giác, ngay cả hạnh phúc hay đau khổ, vui hay buồn đều biến
đi, chỉ còn lại sự thanh thản và sự chú ý thuần tuý. Như vậy, tinh thần được
nỗ lực đúng, chủ tâm đúng, tập trung đúng, rèn luyện khép vào kỷ luật và phát
huy.
Tứ diệu đế là nội dung cốt lõi của Phật giáo. Phật Thích ca đã nói: “Ta
chỉ dạy một điều: Khổ và diệt khổ”. Cuộc đời là khổ, nguyên nhân của nỗi
khổ triền miên trong cảnh luân hồi được cụ thể hoá bằng thập nhị nhân duyên.
Luật mười hai nhân duyên.
Xét dưới góc độ phổ cập, luật mười hai nhân duyên mô tả cuộc sống
qua những thời kỳ kế tiếp nhau trong cuộc đời.
Cuộc sống quá khứ.
1. Vô minh (Avidya) - Việc một người nào đó không tìm được khát
muốn của mình, không hiểu cái gì cần phải làm, cái gì không, muốn sống
trong vòng xoáy của cuộc đời - được gọi là lầm lạc hay vô minh. Vì vô minh
mà các yếu tố kết hợp lại tạo ra con người và cái mà con người đó xúc cảm.

17
Vì vô minh mà các yếu tố trên không thể an lạc được mà tiếp tục dao động,
tiếp tục liên kết tạo thành vật chất cho việc hình thành một cá thể ở thời điểm
hiện tại, sự dao động không ngừng các yếu tố của cuộc sống đã qua, như vậy
là do sự tồn tại tiếp theo.
2. Hành (Sanskara, Karma) - Đó là cái hình mẫu mà người đó đã sống
qua tức đã hoạt động, đã nói, đã suy nghĩ theo, hay nói cách khác tức là
những ''hành vi'' của người đó ở cuộc sống đã qua, sẽ ảnh hưởng đến các uẩn

của cuộc sống mới tiếp theo mà hình mẫu của cuộc sống này được tiền định
bởi các mẫu hình của cuộc sống đã qua.
Hai yếu tố vừa nói trên: Vô minh và Hành là những động lực, nhờ đó
mà sau khi cuộc sống chấm dứt bằng cái chết, các nguyên tố nằm trong thành
phần bản thể của người chết, sau những lưu tồn giao thời sẽ bắt đầu kết hợp
lại.
Cuộc sống hiện tại
3. Thức (Vijnana) - Thời điểm đầu tiên của cuộc sống mới - sự thức
tỉnh của thức. Cái tồn thể đó còn trong trạng thái thai nghén hài nhi, tuy còn ở
dạng liên kết nhưng đã có đủ các yếu tố. Vì thức có vai trò ưu thế, nên thời
điểm đầu tiên của cuộc sống mới được gọi là ''thức''.
4. Danh sắc (Nama - rupa) - Những yếu tố danh và sắc tuy đã có nhưng
còn ở dạng chưa liên kết một thời gian nữa. Vì vậy mà thai nhi không có một
xúc cảm nào. Đây là thời kỳ hiện diện giản đơn của tất cả các nguyên tố của
con người trong trạng thái thai nhi.
5. Lục nhập (Sadayantana) - Sáu quan năng bắt đầu được xác định.
Chúng phát triển nhưng còn chưa hoạt động.
6. Xúc (Sparsa) - Sự tác động qua lại của tất cả cấc yếu tố bắt đầu từ
tiếp xúc, thức nhập và liên kết với các ''quan năng'' với các yếu tố khách thể.
Giai đoạn này là thời kỳ thứ sáu trên con đường sống của sinh thể, bắt đầu từ

18
khi còn trong trạng thái bào thai. Trong bụng mẹ, cái sinh thể đó bắt đầu xúc
cảm cái gì đó của khách thể, tức nó có nhìn, nghe,… Nhưng không tổng hợp
được tính chất của các cảm xúc. Thời kỳ này là thời kỳ không cảm xúc và
theo lý thuyết Phật giáo, còn tiếp tục một thời gian nữa, sau khi sinh thể đó
được sinh ra.
7. Thọ (Vêdana) - Chỉ hai năm sau khi sinh, người ta bắt đầu có ý thức
trong những xúc cảm thích, không thích hoặc trung tính. Thời kỳ này là thời
kỳ của những cảm xúc giản đơn nhất và kéo dài khá lâu.

8. Ái ('Trisna) - Chỉ đến tuổi 16, 17 người ta bắt đầu được kích thích
bởi một yếu tố mới - dục cảm hay khát dục.
9. Thủ (Upadana) - Vào khoảng thời gian đó, ở con người bắt đầu có
những khát vọng nhất định đến những mục đích này khác. Con người đó trở
thành người lớn và đã bước vào cuộc sống với đầy đủ ý nghĩa của từ đó.
10. Hữu (Bhava) - Thời kỳ này là sự phát triển của cuộc đời: thực sự là
những yếu tố mới không xuất hiện, nhưng vào thời điểm này con người bắt
đầu sống tích cực hơn. Trong suốt cả cuộc đời, cho đến lúc chết, con người ta
càng chìm sâu vào dòng xoáy sinh tồn. Ngoài ra bằng những hành động của
mình, con người ta lại tạo ra trong mình một đặc điểm nhất định. Sự việc tồn
tại và hình thức của nó là hai yếu trùng hợp với sự phát triển của cuộc sống và
là bước chuyển tiếp sang cuộc sống tiếp theo.
Cuộc sống tương lai.
11. Sinh (Jati) - Sinh thể ''sinh ra''. Sự sinh này không phải là cái gì
khác mà như là thời điểm đầu tiên của sự thụ thai, tức là thời điểm đầu tiên
khi nhận thức được thức tỉnh. Thành phần thứ 11 này phù hợp với kỳ thứ ba
''Vijnana'' của cuộc sống trước.
12. Lão, tử (Jara - marana) - Sinh thể bắt đầu già từ thời điểm sinh.
Như vậy, lão tử bao trùm toàn bộ cuộc đời mà trong suốt nấc cuối cùng của

19
cuộc đời đó, năng lực lại tích tụ lại để hiện tồn; một lần nữa, tạo ra sự tổng
hợp các ''hành động'' ("Kama") để lại đến với cuộc sống mới. Cứ như thế sinh:
trụ, dị, diệt với mọi khổ đau cứ lặp lại trong vòng sinh hoá bất tận. Tìm được
lối thoát khỏi vòng sinh hoá bất tận là mục đích của Phật pháp.
Phật giáo chủ trương mỗi người phải tự giải thoát cho mình. Người
được giải thoát, theo Phật giáo, là người đã giác ngộ, tức là đã đạt đến trạng
thái Niết bàn. Từ Niết bàn (Nirvana) gồm hai phần: "Nir" là không, mang tính
phủ định. "Vana" là ái dục. “Gọi là niết bàn vì đây là sự dứt bỏ, sự tách rời
khỏi ái dục, tách rời khỏi sự thèm khát ái dục” [24, tr. 459]. Ngày nào con

người còn bị ái dục trói buộc thì còn tạo thêm nghiệp mới và cái nghiệp mới
này lại nảy sinh quả mới dưới một hình thức nào đó trong vòng sinh tử, khi
mọi hình thức ái dục chấm dứt thì năng lực của nghiệp tái tạo cũng chấm dứt,
con người sẽ thoát khỏi vòng sinh tử, chấm dứt luân hồi. "Trạng thái Niết bàn
chỉ có thể chứng ngộ bằng tuệ giác như một đối tượng tinh thần" [13, tr. 59].
Tất cả những tư tưởng chủ yếu về thế giới quan, nhân sinh quan Phật
giáo nói trên đã từng là triết lý sống của một bộ phận đông đảo người Ấn Độ
trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Những tư tưởng đó phần nào đã giải
thoát về mặt tinh thần khỏi những khổ đau của người Ấn Độ cổ đại khi phải
đối mặt với thiên nhiên vô cùng khắc nghiệt, với xã hội bất bình đẳng nghiệt
ngã.
Học thuyết Phật giáo, dựa trên tâm lý con người, hướng dẫn con người
hướng thiện, giúp con người thoát khỏi các cám dỗ của dục vọng thấp hèn
làm hại phẩm giá con người, giúp con người sử dụng toàn diện khả năng của
mình để được giác ngộ giải thoát. Với ý nghĩa tích cực của nó, học thuyết
Phật giáo đã ảnh hưởng lan rộng đến nghiều quốc gia dân tộc.

1.2. Tổng quan về Phật giáo Việt Nam

20
Phật giáo có hai phái lớn là Tiểu thừa (Theravada) và Đại thừa
(Mahayana). Tiểu thừa là từ Ấn Độ sang các nước Đông Nam Á rồi vào miền
Nam nước ta. Đại thừa từ Ấn Độ sang Trung Quốc rồi vào miền Bắc nước ta.
Ngoài ra còn phải kể đến phái Mật Tông (Lạt Ma) phát triển mạnh ở Tây
Tạng, Mông Cổ và một số nước Trung Á cũng du nhập vào Việt Nam. Phật
giáo Ấn Độ vào nước ta qua đường giao lưu kinh tế giữa Việt Nam và Ấn Độ
vào những thế kỷ đầu Công nguyên. Các thiền sư Ấn Độ biết tôn trọng phong
tục, tập quán và tín ngưỡng dân gian nên truyền đạo được mọi người đồng
tình, gây dựng được ít nhiều cơ sở ban đầu, nhất là vùng Luy Lâu (Bắc Ninh).
Từ cuối thế kỷ III, Phật giáo bắt đầu được truyền bá sâu rộng trong nhân dân,

hướng Phật giáo vào Việt Nam chủ yếu từ phía Bắc. Tuy nhiên về sau, các
nhà sư Ấn Độ sang Việt Nam truyền đạo không nhiều và vai trò của các nhà
truyền giáo Ấn Độ cũng giảm dần. Bởi vậy, Phật giáo truyền vào nước ta chủ
yếu là Phật giáo Đại thừa với cả ba tông phái là Tịnh Độ Tông, Mật Tông và
Thiền Tông.
Mật Tông (Chân Ngôn Tông) do một số nhà sư Ấn Độ khai lập khoảng
thế kỷ II sau Công nguyên. Mật Tông được hình thành trên nền tảng tư tưởng
của Phật giáo Đại thừa, nhưng cách tổ chức, tu tập lại mang màu sắc của Ấn
Độ giáo có tính chất huyền bí, nặng về ẩn chú phù phép, lễ thức thờ phụng
tương đối phức tạp. Mật Tông đề cao vai trò của người xuất gia tu hành. Dù
được truyền vào Việt Nam rất sớm, nhưng Mật Tông vẫn không tồn tại với tư
cách một giáo phái độc lập. Tuy vậy, Mật Tông đã ảnh hưởng lớn đến Phật
giáo Việt Nam, nhất là thời nhà Lý (thế kỷ XI). Phật giáo Mật Tông đáp ứng
được nhu cầu tâm linh luôn đặt niềm tin vào sự che chở của thánh thần, cầu
mong có những bùa phép để chế ngự ma quỷ, đem lại yên bình cho cuộc sống
của người dân Việt Nam lúc đó.

21
Tịnh Độ Tông do nhà sư Tuệ Viễn sáng lập ở Trung Quốc vào cuối thế
kỷ IV. Tịnh Độ Tông chủ trương thờ Tam bảo (A Di Đà, Quan Thế Âm, Đại
Thế Chí) và niệm Phật, dựa vào Phật lực để giải thoát là chủ yếu. Đây là tông
phái mang tính phổ quát, dân giã nên thu hút đông đảo tín đồ. Cũng như Mật
Tông, Tịnh Độ Tông có những nét rất gần gũi với người dân lao động. Với
trình độ tư duy có hạn, người dân không thấu hiểu được sự cao siêu của giáo
lý Phật giáo, bằng tấm lòng thành kính, họ mong được Phật chứng giám để
phù hộ che chở, giúp họ có được sức mạnh, niềm tin để có thể chiến thắng
được trở ngại trong cuộc sống trần thế, dắt họ vào cõi cực lạc.
Thiền Tông vào nước ta từ những thế kỷ đầu công nguyên, nhưng mãi
đến thế kỷ VI vai trò của nó mới thể hiện rõ và phát triển thành các hệ phái:
Tỳ-ni-đa-lưu-chi do thiền sư Tỳ-ny-đa-lưu-chi đến Việt Nam lập ra năm 580.

Dòng Thiền Tông Tỳ-ny-đa-lưu-chi đã ảnh hưởng lớn và tồn tại ở Việt Nam
đến năm 1216; Phái Thiền Tông Vô Ngôn Thông do Thiền sư Trung Quốc là
Vô Ngôn Thông truyền vào Việt Nam năm 820, đây là dòng Thiền thứ hai ở
Việt Nam. Phái thiền thứ ba được truyền vào Việt Nam là Thảo Đường do
Thiền sư Thảo Đường người Trung Quốc lập ra vào thời Lý (thế kỷ XI), Lý
Thánh Tông là sư tổ thứ hai của phái thiền này. Đây là dòng thiền riêng của
thời Lý, dòng thiền thuần Việt Nam này đã tồn tại và ảnh hưởng lớn ở Việt
Nam cho tới đầu thế kỷ XIII. Ngoài ra còn có các phái thiền Trúc Lâm Yên
Tử, Lâm Tế, Tào Động.
Thiền Tông lấy thiền định làm pháp tu (tu thiền: yên lặng mà suy nghĩ).
Chủ trương của Thiền Tông là không câu nệ vào sách vở (bất lập văn tự) mà
chủ yếu dựa vào thiền định để giác ngộ Phật tính cho mình. Thiền Tông quan
niệm Phật tại tâm (trực chỉ nhân tâm), Phật có ở mọi nơi, ai cũng có thể thành
Phật Giáo lý của Thiền Tông gần gũi với chúng sinh, làm cho con người tin
vào mình, tin vào công lao tu dưỡng để thành công trong việc tiếp cận chân

22
lý. Ngoài ra, Thiền Tông còn có một số yếu tố khác dễ dàng thu hút nhiều
tăng chúng theo như lấy việc phục vụ xã hội làm điều kiện tu hành, chấp nhận
sự bần khổ và xem lao động cũng là cách tu chân chính. Quan niệm này đã
làm cho Thiền Tông dễ dàng đi sâu vào tầng lớp quần chúng lao động.
Trong thời gian đất nước ta bị đô hộ, giai cấp phong kiến Việt Nam
hình thành và đến thế kỷ X họ đã lãnh đạo nhân dân đánh đuổi quân xâm
lược, giải phóng đất nước. Các nhà sư Việt Nam đã gắn bó với giai cấp phong
kiến dân tộc, cho nên từ buổi đầu của nền độc lập dân tộc, Phật giáo Việt
Nam đã giữ vai trò quan trọng trong lĩnh vực tư tưởng văn hoá. Thời Lý
(1010- 1225), Trần (1225- 1400), Phật giáo trở thành quốc giáo. Nó ảnh
hưởng lớn đến các công việc triều chính cũng như các hoạt động của cộng
đồng. Đến thế kỷ XV, giai cấp phong kiến Việt Nam đã sử dụng Phật giáo để
gây ảnh hưởng, uy tín và lấy Nho giáo làm chỗ dựa tư tưởng chính trị cho

mình.
Phật giáo Việt Nam luôn gắn bó với dân tộc, với nhân dân. Nhân dân
thực sự là nguồn lực, là sức sống của Phật giáo Việt Nam. Nếu tăng ni, phật
tử thoát khỏi truyền thống tu hành gắn liền với tấm lòng yêu nước thì chuốc
lấy sự thờ ơ, lạnh nhạt của nhân dân, uy tín của Phật giáo sẽ giảm sút. Trong
thời kỳ chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ xây dựng đất nước, Phật giáo
Việt Nam luôn giữ được phương châm "tốt đời đẹp đạo" và thực hiện "đạo
pháp, dân tộc và chủ nghĩa xã hội". Đặc trưng này đã làm cho Phật giáo Việt
Nam khác với Phật giáo Ấn Độ và Trung Hoa, tuy rằng nó có chịu ảnh hưởng
lớn về nhiều mặt, cả về giáo lý cũng như cách tu hành.
Phật giáo Việt Nam không rập khuôn theo con đường Phật giáo của các
nước, kể cả các nước láng giềng đang coi đạo Phật là quốc giáo. Phật giáo
Việt Nam không ham chuộng sự bay bổng hoặc thực tiễn thái quá như Phật
giáo Ấn Độ và cũng không duy lý, nặng tính thần bí, mê tín như Phật giáo

23
Trung Quốc, Mông Cổ. Phật giáo Việt Nam gắn liền với dân tộc, với làng quê
và thôn xóm. Đó là tâm linh, tín ngưỡng của số đông các tầng lớp trong xã hội
không có phân biệt giàu nghèo, giai cấp thống trị hay bị trị. Phật giáo Việt
Nam chung sống hoà đồng với các đạo khác như đạo Nho, đạo Lão và các
hình thức tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam.
Trước khi Phật giáo du nhập, ở Việt Nam đã có tín ngưỡng dân gian
như thờ cúng tổ tiên, thần linh Cùng với quá trình tiếp thu và phát triển Phật
giáo, nhân dân ta đã kết hợp để cùng phát triển với tín ngưỡng dân gian và
phù hợp với đời sống tâm linh của dân tộc mình. Phật giáo và tín ngưỡng dân
gian nương tựa vào nhau cùng phát triển. Tục thờ mẫu gắn liền với chùa làng,
nhiều chùa có ban thờ mẫu để tiện cho các tín đồ và đông đảo người ngưỡng
mộ vừa có thể đi chùa, vừa đi lễ phủ. Các nhân thần Việt Nam cũng được thờ
trong một số chùa. Không ít người quy y Phật khi qua đời cũng được để ảnh
hoặc bài vị ở một khu thờ riêng trong chùa.

Phật giáo là triết lý cuộc sống, điểm tựa tinh thần và là nơi gửi gắm
niềm tin, sự cứp giúp trong gần 2000 năm lịch sử Việt Nam. Các vua thời Lý-
Trần là những người khai dòng thiền học Việt Nam. Lý Thánh Tông với phái
Thiền Thảo Đường, Trần Nhân Tông với phái Thiền Trúc Lâm. Thiền học
Việt Nam không chỉ ngồi tụng kinh, niệm Phật xa đời, lánh tục mà đi theo con
đường "nhập thế", tích cực hoạt động phụng sự chúng sinh và đất nước, dùng
đạo để hướng dẫn đời, dùng đời để hành đạo. Phật giáo Việt Nam là Phật giáo
hành động, tôn chỉ này được thể hiện rất rõ trong cuộc đời và sự nghiệp của
các thiền sư thời đó. Nhà sư Vạn Hạnh đã có công đào tạo Lý Công Uẩn "một
người phi thường có thể cứu đời, yêu dân" trở thành một ông vua tài đức song
toàn. Thiền sư Cửu Chi chủ trương "vô nhị pháp" được vua Lý Thánh Tông
coi trọng. Tư tuởng của Trần Nhân Tông là đỉnh cao của triết học Phật giáo
Việt Nam thể hiện tinh thần thực tiễn, táo bạo, gắn đạo với đời. Theo Trần

24
Nhân Tông, đạo Phật là có ích, nó khởi động và củng cố chân tính đạo đức
nhân ái của con người. Đối với xã hội, nó góp phần tích cực làm hưng thịnh
quốc gia, giữ gìn đạo đức, nếp sống truyền thống của dân tộc.
Có thể xem xét Phật giáo ở hai phương diện cốt yếu là phần nghi lễ tôn
giáo và phần tư tưởng lý luận. Phần nghi lễ dành cho việc cúng bái sao cho
thể hiện được đúng cách tu hành, ngưỡng mộ và bày tỏ lòng thành kính với
Phật tổ, Bồ Tát. Phần tư tưởng lý luận là phần quan trọng nhất với nội dung
phong phú và mang tính triết học sâu sắc.
Qua thực tiễn phát triển Phật giáo Việt Nam có thể khẳng định rằng
Phật giáo ở Việt Nam có những nét riêng mà nhiều nước khác không có. Đây
là sự sáng tạo của nhân dân ta, trước hết phải kể đến công lao của giới tăng ni,
phật tử. Phật giáo Ấn Độ và nhiều nước khác không chủ trương nhập thế, mà
là một tôn giáo xuất thế. Trong lịch sử phát triển Phật giáo Việt Nam cũng có
thời kỳ như vậy nhưng nhìn chung, Phật giáo Việt Nam là Phật giáo nhập thế.
Phật giáo xuất thế nhấn mạnh "đời là bể khổ" và con đường thoát khỏi bể khổ

là tu tập kiên trì để đạt tới cõi Niết bàn không còn đau khổ và bất công. Phật
giáo Việt Nam nhấn mạnh nguyên nhân của nỗi khổ là do chính con người và
xã hội nên Phật giáo Việt Nam thường coi việc đạo chính là cuộc đời. Con
đường thoát khổ là con đường đấu tranh diệt ác, tu nhân tích đức thành người
lương thiện và khuyến khích con người làm việc thiện dưới nhiều hình thức
phù hợp với hoàn cảnh của mỗi người. Những việc ích nước lợi dân, những
vấn đề quan hệ tới quốc gia, dân tộc thì Phật giáo Việt Nam không bao giờ
đứng ngoài cuộc. Phật giáo Việt Nam coi trọng tâm, đức phù hợp với giá trị
đạo đức truyền thống của văn hoá dân tộc Việt Nam.



×