Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

TIỂU LUẬN GIÁ TRỊ LỊCH sử của học THUYẾT về CHÍNH ĐẢNG TRONG TUYÊN NGÔN ĐẢNG CỘNG sản và NHỮNG SAI lầm TRONG mưu TOAN bác bỏ nó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.92 KB, 12 trang )

Giá trị lịch sử của học thuyết về chính đảng vô sản trong "Tuyên ngôn"
và những sai lầm trong mưu toan bác bỏ nó

Sau GẦN 160 năm tồn tại, "Tuyên ngôn của Đảng cộng sản" đã trải qua một
chặng đường, có thể nói, dường như phản ánh toàn bộ lịch sử của phong trào
công nhân hiện đại. Giờ đây, chúng ta hoàn toàn có quyền nhắc lại một đánh
giá của Ph. Ăngghen về "Tuyên ngôn" khi ông viết Lời tựa cho bản tiếng
Anh xuất bản năm 1888 (40 năm sau lần xuất bản đầu tiên của tác phẩm bất
hủ này): "Lịch sử của "Tuyên ngôn" đã phản ánh được đến một mức độ nào
đó lịch sử của phong trào công nhân hiện tại từ năm 1848 đến nay. Hiện nay,
hiển nhiên đó là tác phẩm phổ biến hơn cả, có tính chất quốc tế hơn cả trong
tất cả các văn phẩm xã hội chủ nghĩa, đó là cương lĩnh chung của hàng triệu
công nhân tất cả các nước từ Xibia đến Caliphoócnia".
Trong gần 160 năm tồn tại, "Tuyên ngôn" đã được giai cấp vô sản toàn thế
giới tiếp nhận với tư cách là cương lĩnh chính trị của mình. Song, cũng trong
150 năm đó, "Tuyên ngôn" đã phải hứng chịu một sự phê phán quyết liệt từ
phía kẻ thù tư tưởng của chủ nghĩa Mác. Tuy nhiên, giờ đây nhiều nhà tư
tưởng tư sản đã buộc phải thừa nhận sự khải hoàn của các tư tưởng trong
"Tuyên ngôn", thậm chí đã có người lên tiếng thừa nhận sự thất bại hoàn
toàn của ý đồ bác bỏ các nguyên lý bất diệt của "Tuyên ngôn".
Chúng ta đều biết rất rõ rằng C.Mác và Ph.Ăngghen đã trung thành
với các nguyên lý cách mạng của "Tuyên ngôn" cho tới tận cuối đời. Thế
nhưng, những kẻ theo chủ nghĩa xét lại, khi đòi xét lại chủ nghĩa Mác lại
muốn dùng chủ nghĩa lãng mạn cách mạng xã hội chủ nghĩa của Blăngki để
gán ghép đó là tư tưởng của "Tuyên ngôn". "Tuyên ngôn", trên thực tế, đã


được thông qua sau khi những ảnh hưởng của chủ nghĩa Blăngki đã được
khắc phục trong Liên đoàn những người cộng sản dưới sự lãnh đạo của
C.Mác và Ph. Ăngghen. Thái độ phê phán của C.Mác và Ph.Ăngghen đối
với các học thuyết về chủ nghĩa xã hội trước đó được thể hiện đầy đủ và


toàn diện trong chương ba của "Tuyên ngôn". Không phải ngẫu nhiên mà
"các nhà phê phán" hiện đại đối với chủ nghĩa Mác, khi lý giải nội dung của
"Tuyên ngôn", đã cố tình không đề cập tới chương ba của nó. Phải chăng sự
phê phán có trong Chương ba cũng đã chĩa thẳng vào những kẻ thù của chủ
nghĩa Mác trong thời đại ngày nay - những kẻ tự khoác lên mình chiếc áo
"môn đệ" của nó?
B. Đ. Vônphơ đã tỏ ra đặc biệt hăng hái trong việc xuyên tạc các quan
điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về chính đảng của giai cấp vô sản. Ông cho
rằng C. Mác và Ph.Ăngghen đã cố tình bỏ qua vai trò lịch sử của đảng vô
sản. Với sự vu khống một cách trắng trợn như vậy, ông ta đã không thừa
nhận một chân lý hiển nhiên là trong "Tuyên ngôn", C.Mác và Ph.Ăngghen
đã luận chứng một cách khoa học về vai trò tiên phong của đảng cộng sản.
Từ đó, ông đem đối lập quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen sau khi đã bị
ông xuyên tạc với quan điểm của V.I.Lênin về đảng cách mạng của giai cấp
vô sản.
Khi cố gắng chứng minh rằng C.Mác và Ph.Ăngghen không khi nào
coi trọng sự tồn tại của đảng cộng sản, Vônphơ đã khẳng định dường như
các ông còn có ý định giải tán nó khi nó trở nên mâu thuẫn với lợi ích riêng
của các ông! Cố gắng thu thập các trích dẫn riêng lẻ, không tìm hiểu văn
cảnh hiện thực của chúng, Vônphơ đã bỏ qua một vấn đề hết sức giản đơn
là: nếu C. Mác và Ph.Ăngghen không coi trọng vai trò của đảng cộng sản,
thì tại sao suốt nhiều thập niên các ông lại kêu gọi giai cấp công nhân phải
thành lập đảng vô sản cách mạng của mình?


Trung thành với các giáo điều tinh vi của khoa Mác học tư sản, Vônphơ cố
che đậy sự phê phán đó của mình bằng cách "bảo vệ" theo lối giả nhân giả
nghĩa đối với "Tuyên ngôn". Chẳng hạn, ông khẳng định dường như "Tuyên
ngôn" đã phủ định sự cần thiết phải hợp nhất những người cộng sản thành
một đảng độc lập và không hề lên tiếng bảo vệ tư tưởng về vai trò tiên

phong của họ. Và mặc dù "Tuyên ngôn" nói rất rõ và không hề úp mở về vai
trò tiên phong đó, song Vônphơ, cũng như tất cả các nhà Mác học tư sản
khác, đã nhất trí truyền bá một tư tưởng sai lầm cho rằng không phải C. Mác
và Ph.Ăngghen, mà chỉ có V.I.Lênin mới chính là người đưa ra luận điểm về
vai trò tiên phong của những người cộng sản.
Một khẳng định khác của những người theo đường lối xét lại là luận
điểm cho rằng dường như khác với Ph.Ăngghen và V.I.Lênin, C.Mác đã tin
tưởng vào sự giải phóng một cách tự phát của giai cấp vô sản, vào sự tự phát
triển một cách tự phát ý thức xã hội chủ nghĩa của nó, rằng sự phát triển ấy
không cần tới sự giúp đỡ của đảng, không cần tới vai trò lãnh đạo của một
đảng cách mạng.
Khi lý giải một cách hết sức không đúng tác phẩm "Góp phần phê
phán triết học pháp quyền của Hêghen. Lời nói đầu "của C.Mác, nhà Mác
học Phétsê đã khẳng định dường như trong quan niệm về tự ý thức của giai
cấp vô sản do C. Mác đưa ra, thì giai cấp công nhân đã trở thành khách - chủ
thể hiện thực, thể hiện ý thức xã hội chủ nghĩa, và do vậy, nó không còn cần
tới đảng - đội quân tiên phong, người khai hoá và tổ chức giai cấp công
nhân. Cách suy luận theo kiểu đó cũng là cách suy luận của Ruben và các
nhà Mác học tư sản khác. Mục đích của họ là thổi phồng sự phát triển tự
phát mà, theo V.I Lênin, sẽ đưa tới chỗ bắt giai cấp công nhân phải phục
tùng tư tưởng tư sản.


Như vậy, thử hỏi các tác phẩm của C.Mác và Ph.Ăngghen có đem lại
cơ sở nào cho các kết luận vô căn cứ như vậy của các nhà Mác học tư sản
không ? Không. Trong tác phẩm "Phê phán triết học pháp quyền của
Hêghen. Lời nói đầu", C.Mác đã nói một cách hết sức rõ ràng rằng: "Giống
như triết học thấy giai cấp vô sản là vũ khí vật chất của mình, giai cấp vô sản
cũng thấy triết học là vũ khí tinh thần của mình, và chỉ cần sấm sét của tư
tưởng đánh một cách triệt để vào cái mảnh đất nhân dân còn nguyên vẹn ấy

là việc giải phóng người Đức thành con người sẽ hoàn thành". Luận điểm
này hoàn toàn phù hợp với lập luận của V.I. Lênin về việc đưa ý thức xã hội
chủ nghĩa vào giai cấp công nhân. Lý luận này của các ông đã không làm hài
lòng các nhà tư tưởng tư sản.
Trong số các nhà tư tưởng tư sản đặc biệt hăng hái trong việc xuyên
tạc các luận điểm cách mạng của C.Mác trong các tác phẩm thời kỳ đầu của
ông, cần phải kể tới M. Ruben. Ngay từ cuối những năm 40, M.Ruben đã lên
tiếng chống lại học thuyết Mác - Lênin về vai trò tiên phong của đảng cộng
sản bằng cách khẳng định dường như học thuyết này mâu thuẫn với tư tưởng
của C. Mác về sự tự giải phóng của toàn thể giai cấp vô sản. Ruben đã tách
đảng cộng sản ra khỏi đội ngũ của giai cấp công nhân, đối lập đảng với giai
cấp công nhân với tư cách là một thế lực đứng ngoài và hoàn toàn xa lạ. Ông
cố xoá nhoà những khác biệt về trình độ phát triển của ý thức giai cấp tồn tại
một cách khách quan trong chủ nghĩa tư bản. Khi khảo cứu "Tuyên ngôn" và
các tác phẩm khác của C.Mác và Ph.Ăngghen, M.Ruben cố tìm ra trong đó
một thứ "nhị nguyên luận" độc đáo trong các quan niệm của các ông về đảng
của giai cấp vô sản và cố đem lại cái vẻ "có luận chứng" cho luận điểm đó
bằng việc lựa chọn một cách có thiên kiến những trích dẫn có trong các tác
phẩm và thư từ của C.Mác và Ph.Ăngghen. Ông cho rằng thực chất của "lập


trường nhị nguyên" đó là ở chỗ, các tác phẩm của C.Mác và Ph.Ăngghen
một mặt, trình bày theo quan đểm xã hội học về đảng của giai cấp vô sản;
mặt khác, trình bày theo quan điểm đạo đức học. Rõ ràng, bản thân sự phân
biệt đó của Ruben là không xác định và mang tính chủ quan.
Một số đại biểu khác của chủ nghĩa xét lại và chủ nghĩa cải lương hiện
đại đã lập tức nắm bắt luận điểm này của Ruben và bấu víu vào quan niệm
của ông ta về cái gọi là "mâu thuẫn trong lập trường nhị nguyên" ở C.Mác
và Ph. Ăngghen khi các ông nói về đảng của giai cấp vô sản. Minh hoạ cho
điều đó là tác phẩm được viết trên cơ sở của luận án tiến sĩ của

U.Hanphơsinđơ - "Giai cấp và đảng ở Mác và Ăngghen". Trong tác phẩm
đó, chiếm một vị trí đáng kể là việc phân tích quan điểm về đảng của C.Mác
và Ph.Ăngghen trong "Tuyên ngôn".
Như chúng ta đều biết, trong "Tuyên ngôn", khi phát triển quan điểm
của mình về việc tổ chức cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản, C.Mác
và Ph.Ăngghen đã đưa ra một sự phân tích triệt để duy vật về quá trình hình
thành giai cấp vô sản, về tổ chức giai cấp của nó và sự ra đời của chính đảng
của giai cấp vô sản. Khi nghiên cứu sự gia tăng số lượng của giai cấp vô sản,
sự tập trung của nó ở các trung tâm công nghiệp, việc công nhân tổ chức các
nghiệp đoàn, việc chuyển cuộc đấu tranh kinh tế thành cuộc đấu tranh chính
trị, việc hợp nhất "nhiều cuộc đấu tranh địa phương" của giai cấp vô sản
thành "một cuộc đấu tranh toàn quốc", "thành một cuộc đấu tranh giai cấp",
C.Mác và Ph.Ăngghen đã kết luận: "Bắt cứ cuộc đấu tranh giai cấp nào cũng
là một cuộc đấu tranh chính trị ... Sự tổ chức như vậy của những người vô
sản thành giai cấp và do đó thành chính đảng, luôn luôn bị sự cạnh tranh
giữa công nhân với nhau phá vỡ. Nhưng nó luôn luôn được tái lập và luôn
luôn mạnh mẽ hơn, vững chắc hơn, hùng mạnh hơn".


Sự phân tích một cách khoa học của C.Mác và Ph.Ăngghen về các điều kiện
hình thành chính đảng của giai cấp vô sản trong "Tuyên ngôn" đã khiến cho
Hauphơsinđơ và các môn đệ của Ruben bị lúng túng khi lý giải vấn đề này.
Hauphơsinđơ đã tỏ ra lúng túng với cụm từ "do đó" ("damit"), không biết
phải hiểu nó theo nghĩa "đồng thời" hay là "hệ quả". Ông ta không rõ việc tổ
chức những người vô sản thành giai cấp có đồng nhất với việc tổ chức chính
đảng của giai cấp vô sản hay không, hay là C.Mác và Ph.Ăngghen đã coi
việc tổ chức chính đảng của giai cấp vô sản là "hệ quả" của việc tổ chức
những người vô sản thành giai cấp.
Thật ra, ở đây có sự thống nhất biện chứng giữa hai quá trình nêu trên.
Sự xuất hiện của chính đảng của giai cấp vô sản ở một chừng mực nào đó là

kết quả của sự phát triển tự phát, vốn có từ trước đó của cuộc đấu tranh giai
cấp giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản, của việc tổ chức thành giai cấp
của giai cấp vô sản. Song, bản thân việc tổ chức giai cấp vẫn chưa kết thúc
cho tới khi nó còn chưa tiến hành cuộc đấu tranh chính trị và chưa thành lập
nên chính đảng của mình vì mục đích đó. Do vậy, hai quá trình đó, theo
C.Mác và Ph.Ăngghen, là đồng thời và nằm trong một sự thống nhất biện
chứng khăng khít. C.Mác và Ph.Ăngghen đã rút ra kết luận này sau khi tổng
kết kinh nghiệm tổ chức giai cấp của giai cấp vô sản Anh, Pháp và Đức. Kết
luận đó được khẳng định qua toàn bộ tiến trình phát triển sau đó của phong
trào công nhân thế giới.
Hauphơsinđơ đã tiến hành đối chiếu luận điểm nêu trên về chính đảng của
giai cấp vô sản mà C.Mác và Ph.Ăngghen đề cập ở chương thứ nhất của
"Tuyên ngôn", - luận điểm cho phép dự đoán trước tính tự phát ở mức độ
nào đó trong quá trình hình thành chính đảng của giai cấp vô sản, - với luận
điểm khác có trong chương thứ hai, - luận điểm chỉ ra rằng, mục đích của


những người cộng sản cũng là mục đích trước mắt của tất cả các đảng vô sản
khác: tổ chức những người vô sản thành giai cấp để lật đổ sự thống trị của
giai cấp tư sản, giai cấp vô sản giành lấy chính quyền. Từ sự đối chiếu đó,
Hauphơsinđơ đã khẳng định rằng C.Mác và Ph.Ăngghen đồng thời bảo vệ
hai quan điểm về chính đảng của giai cấp vô sản: quyết định luận và duy ý
chí luận, mà dường như chúng mâu thuẫn với nhau.
Thật ra, trong các luận điểm đó của C.Mác và Ph.Ăngghen không hề có một
sự mâu thuẫn nào cả. Vào những năm 40 của thế kỷ XIX, khi mà phong trào
công nhân vẫn còn chưa phát triển, C.Mác và Ph.Ăngghen đã coi chính đảng
của giai cấp vô sản là hình thức hợp nhất giai cấp vô sản nhằm tiến hành đấu
tranh chính trị. Nhưng, cùng với cuộc đấu tranh đó đã xuất hiện chính đảng
của giai cấp vô sản, đảng này có sứ mệnh phải hoàn thành các nhiệm vụ của
một đội quân tiên phong - lãnh đạo mọi hình thức đấu tranh giai cấp của giai

cấp vô sản. Vì thế mà C.Mác và Ph.Ăngghen khi đó đã phân biệt các đảng
vô sản và chính đảng của giai cấp vô sản, đồng thời cũng nhấn mạnh sự
thống nhất giữa những đội ngũ đó của giai cấp vô sản. Nét đặc trưng và các
nhiệm vụ của chính đảng của giai cấp vô sản mà C.Mác và Ph. Ăngghen đưa
ra ở chương thứ hai trong "Tuyên ngôn" là kết luận rút ra từ sự phân tích có
luận cứ khoa học về quá trình hình thành của giai cấp vô sản, về sự phát
triển của cuộc đấu tranh giai cấp do nó tiến hành.
Để gán ép quan điểm xuyên tạc của mình cho quan niệm của C.Mác và Ph.
Ăngghen về chính đảng của giai cấp vô sản, Ruben đã sử dụng cả quan hệ
của các ông với Liên đoàn những người cộng sản. Nói về tổ chức này,
Ruben viết: "Liên đoàn (những người cộng sản) không phải là đảng theo
nghĩa đen của từ đó. Mác đã chỉ rõ tiền đề này trong "Tuyên ngôn của Đảng


cộng sản" sau khi tuyên bố: "Những người cộng sản không phải là một đảng
riêng biệt đối lập với các đảng công nhân khác". Liên đoàn, về thực chất là
một đoàn thể để tuyên truyền và giáo dục nhằm đem lại cho công nhân các
yếu tố của văn minh, và đối lập với các đảng bị lôi kéo vào cuộc đấu tranh
giai cấp toàn dân tộc, nó thể hiện "lợi ích của toàn bộ phong trào".
Với quan niệm đó, Ruben khẳng định rằng C.Mác thường nhấn mạnh vai trò
giáo dục của tầng lớp trí thức, hoạt động tự giáo dục của phong trào công
nhân và mô tả C.Mác như một người luôn đứng ngoài đời sống chính trị
thường ngày, chỉ tập trung vào việc tiến hành sự phê phán lý luận và nghiên
cứu các vấn đề chung của phong trào công nhân và chủ nghĩa xã hội. Điều
đó cho thấy ông ta chỉ biết C.Mác với tư cách là nhà lý luận, mà không thấy
C.Mác còn là nhà hoạt động cách mạng thực tiễn. Ngay từ đầu, C. Mác đã
tham gia tích cực vào phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản, vào việc
thành lập chính đảng của giai cấp vô sản và tổ chức quốc tế của họ - Liên
đoàn những người cộng sản.
S. Avinơri, một môn đệ của Ruben, đã phát triển cách mô tả xuyên tạc đó về

C.Mác cũng như về Liên đoàn những người cộng sản. S.Avinơri xem Liên
đoàn những người cộng sản không phải là một đảng cách mạng, mà là một
tổ chức giáo dục hoà bình. Trong tác phẩm "Tư tưởng xã hội và chính trị của
Các Mác", ông ta đã bảo vệ quan điểm duy tâm về sự đồng nhất giữa khách
thể và chủ thể, giữa giai cấp vô sản và ý thức xã hội chủ nghĩa, về các nhiệm
vụ thuần tuý giáo dục của những người cộng sản, về tính chất thuần tuý giáo
dục của Liên đoàn những người cộng sản. Avinơri còn cố chứng minh rằng
Liên đoàn những người cộng sản không phải là hình thức đầu tiên của đảng
cộng sản - tổ chức đồng thời tiến hành công tác giáo dục cách mạng cho


quần chúng vô sản và lãnh đạo cuộc đấu tranh cách mạng thực tiễn của họ.
Đối với ông, Liên đoàn chỉ là một tổ chức giáo dục hoà bình, tiến hành hợp
nhất các liên hiệp công nhân và thành lập các thư viện.
S. Avinơri dẫn ra câu mà C.Mác nói về chủ trương của giai cấp vô sản là
chống lại mọi hình thức khủng bố để quy về khái niệm đó mọi thứ bạo lực,
thậm chí cả bạo lực mà giai cấp vô sản buộc phải sử dụng như một phương
tiện tự vệ. Chủ nghĩa cơ hội đó của Avinơri còn thể hiện ở chỗ, khi lý giải
khủng bố và bạo lực, ông ta cho rằng không cần phải quan tâm tới luận điểm
nổi tiếng của C.Mác và Ph.Ăngghen trong "Tuyên ngôn" - Luận điểm cho
rằng: "Những người cộng sản coi là điều đáng khinh bỉ nếu giấu giếm những
quan điểm và ý định của mình. Họ công khai tuyên bố rằng mục đích của họ
chỉ có thể đạt được bằng cách dùng bạo lực lật đổ toàn bộ trật tự xã hội hiện
hành".
Nếu Liên đoàn là một đoàn thể chỉ có nhiệm vụ tuyên truyền, thì chúng ta sẽ
phải giải thích thế nào việc Đại hội II của Liên đoàn những người cộng sản,
sau khi tán thành các nguyên lý cơ bản của "Tuyên ngôn", đã nhất quyết phê
chuẩn Điều lệ chuyển Liên đoàn thành Hội liên hiệp công nhân quốc tế, một
Hội liên hiệp không những có nhiệm vụ tuyên truyền, mà còn có nhiệm vụ
đấu tranh trực tiếp.

Nói về Điều lệ được thông qua tại Đại hội II của Liên đoàn những người
cộng sản, Ph.Ăngghen viết: "Liên đoàn... - ít nhất là trong những thời bình
thông thường" - đó là "một hội tuyên truyền thuần tuý". Khi cuộc cách mạng
nổ ra, Liên đoàn những người cộng sản do C.Mác và Ph.Ăngghen lãnh đạo
đã không dừng lại chỉ ở hoạt động tuyên truyền. Ngay trong hoạt động


truyên truyền thì tính chất tuyên truyền của Liên đoàn những người cộng
sản, theo Ph. Ăngghen, cũng đối lập với những hoạt động âm mưu theo lối
phe phái của tổ chức tiền thân của nó là "Liên đoàn những người chính
nghĩa".
Trong các bài viết về cuộc đời và sự nghiệp của C.Mác, Ph.Ăngghen đã
khẳng định C.Mác "là một trong những người sáng lập Hội liên hiệp công
nhân quốc tế, một tổ chức mà trong thời gian gần đây đã khiến người ta phải
nói rất nhiều về nó và đã tỏ rõ sức mạnh của mình ở nhiều nơi trên châu
Âu". Việc thành lập Hội liên hiệp công nhân quốc tế đó, theo Ph. Ăngghen,
đã "đánh dấu một kỷ nguyên trong phong trào công nhân". Hội liên hiệp
công nhân quốc tế - Liên đoàn những người cộng sản, Ph.Ăngghen khẳng
định, "là tổ chức đầu tiên đã nêu bật tính chất quốc tế của toàn bộ phong trào
công nhân và trên thực tế, nó đã chứng tỏ tính chất đó".
Nhà Mác học người Pháp - Piettơ còn khẳng định rằng vấn đề về chính đảng
vô sản đối với C.Mác và Ph.Ăngghen không phải là một đối tượng đáng
quan tâm. Ông khẳng định dường như C.Mác và Ph.Ăngghen đặt trọng tâm
vào phong trào của giai cấp vô sản - phong trào biểu thị sự vận động của lịch
sử. Trong tác phẩm "Giai cấp công nhân và cách mạng", khi xuyên tạc quan
niệm của C.Mác về chính đảng của giai cấp vô sản, Ph.Bon và Burniơ đã cố
tình đồng nhất quan niệm của C.Mác với quan niệm của các lãnh tụ của
Quốc tế II. Họ cho rằng C.Mác không coi trọng ý nghĩa của chính đảng vô
sản với tư cách là một nhân tố quyết định của cách mạng, rằng chính đảng
vô sản và giai cấp vô sản ở C.Mác chỉ có những mối quan hệ nhất định nào

đó.


Quan niệm về chính đảng vô sản của C.Mác và của V.I.Lênin là thống nhất
về thực chất. Các ông đều xem chính đảng vô sản là nhân tố quan trọng của
cách mạng trong cuộc đấu tranh để giành lấy và thực hiện chuyên chính vô
sản. Tại Đại hội I của Quốc tế cộng sản ở La Hay, C.Mác và Ph.Ăngghen đã
ra sức đấu tranh để đưa vào Điều lệ luận điểm: "Trong cuộc đấu tranh của
mình chống quyền lực liên hợp của các giai cấp hữu sản, giai cấp công nhân,
chỉ khi được tổ chức thành một chính đảng độc lập đối lập với tất cả các
chính đảng cũ do giai cấp hữu sản lập nên, thì mới có thể hành động với tư
cách là một giai cấp. Việc tổ chức như vậy giai cấp công nhân thành một
chính đảng là cần thiết để bảo đảm thắng lợi của cách mạng xã hội và giành
được mục đích cuối cùng của nó là thủ tiêu các giai cấp". Trong thư gửi
G.Trier ngày 18 tháng 12 năm 1889, Ph.Ăngghen viết: "Giai cấp vô sản
không thể giành được quyền thống trị chính trị, cái cửa duy nhất dẫn vào xã
hội mới, nếu không có một cuộc cách mạng bạo lực. Để cho giai cấp vô sản
đủ vững mạnh để chiến thắng trong giờ phút quyết định, cần phải - và điều
này Mác và tôi chủ trương từ năm 1847 - thành lập một đảng riêng biệt, khác
hẳn các đảng khác và đối lập hẳn với các đảng này, một đảng giai cấp tự
giác".
Qua đó, có thể khẳng định rằng, không chỉ trong "Tuyên ngôn của Đảng
cộng sản" mà suốt cuộc đời hoạt động lý luận và thực tiễn của mình, C.Mác
và Ph. Ăngghen luôn khẳng định chính đảng của giai cấp vô sản là động lực
của cách mạng, là phương tiện để giai cấp vô sản giành lấy và thực hiện
chuyên chính vô sản. Và các ông cũng luôn nhấn mạnh rằng giai cấp công
nhân chỉ có thể hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình khi nó có một chính
đảng vững mạnh. Trong "Tuyên ngôn của Đảng cộng sản" - văn kiện đầu
tiên mang tính cương lĩnh của giai cấp vô sản toàn thế giới - C.Mác và



Ph.Ăngghen đã khẳng định: "Về mặt thực tiễn, những người cộng sản là bộ
phận kiên quyết nhất trong các đảng công nhân ở tất cả các nước, là bộ phận
luôn luôn thúc đẩy phong trào tiến lên. Về mặt lý luận, họ hơn bộ phận còn
lại của giai cấp vô sản ở chỗ là họ hiểu rõ những điều kiện, tiến trình và kết
quả chung của phong trào vô sản".
Toàn bộ kinh nghiệm thực tiễn của phong trào công nhân quốc tế 150 năm
qua đã chứng tỏ tính đúng đắn lịch sử trong quan niệm của các nhà sáng lập
chủ nghĩa Mác về chính đảng của giai cấp vô sản và những sai lầm trong
mọi âm mưu nhằm bác bỏ nó từ phía các nhà tư tưởng cơ hội và xét lại chủ
nghĩa. Ngay cả trong bối cảnh quốc tế hiện thời, khi phong trào vô sản thế
giới đang lâm vào giai đoạn thoái trào, một số đảng cộng sản không còn nắm
bá quyền lãnh đạo cách mạng, song những người cộng sản trên toàn thế giới
vẫn đang và sẽ còn tiến lên theo tinh thần của "Tuyên ngôn" và học thuyết
của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác về chính đảng của giai cấp vô sản vẫn là
một giá trị bất diệt trong toàn bộ hoạt động lý luận và thực tiễn của họ.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------



×