BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
TRẦN THỊ THANH HƢƠNG
MỐI QUAN HỆ GIỮA SỞ HỮU NHÀ NƢỚC VÀ CHI PHÍ
SỬ DỤNG NỢ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
TRẦN THỊ THANH HƢƠNG
MỐI QUAN HỆ GIỮA SỞ HỮU NHÀ NƢỚC VÀ CHI PHÍ
SỬ DỤNG NỢ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 60340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. VŨ VIỆT QUẢNG
TP.Hồ Chí Minh – Năm 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế đề tài “Mối quan hệ giữa sở hữu nhà
nƣớc và chi phí sử dụng nợ của các doanh nghiệp niêm yết” chƣa từng đƣợc trình
nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một trƣờng đại học nào. Luận văn này là công
trình nghiên cứu riêng của tôi cùng với sự hƣớng dẫn của ngƣời hƣớng dẫn khoa
học TS. Vũ Việt Quảng, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các
nội dung đã đƣợc công bố trƣớc đây hoặc các nội dung do ngƣời khác thực hiện
ngoại trừ các trích dẫn đƣợc dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 10 năm 2016
Ngƣời thực hiện
Trần Thị Thanh Hƣơng
MỤC LỤC
BÌA PHỤ
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
TÓM TẮT
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU .........................................................................................1
1.1. Lí do chọn đề tài ...............................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .........................................................................................2
1.3. Phƣơng pháp và dữ liệu nghiên cứu .................................................................3
1.4. Ý nghĩa thực tiễn...............................................................................................3
1.5. Bố cục luận văn ................................................................................................4
CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC
ĐÂY ............................................................................................................................5
2.1. Cơ sở lý thuyết ..................................................................................................5
2.1.1. Kiệt quệ tài chính .......................................................................................5
2.1.2. Chi phí đại diện ..........................................................................................5
2.1.3. Lý thuyết thông tin bất cân xứng................................................................7
2.2. Tổng quan các nghiên cứu trƣớc đây................................................................7
2.2.1. Mối quan hệ giữa sở hữu nhà nƣớc và chi phí sử dụng nợ ........................7
2.2.2. Ảnh hƣởng của các nhân tố lên mối quan hệ giữa sở hữu nhà nƣớc và chi
phí sử dụng nợ ....................................................................................................10
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................15
3.1. Dữ liệu và mẫu ................................................................................................15
3.2. Giả thuyết nghiên cứu .....................................................................................17
3.3. Mô hình nghiên cứu ........................................................................................19
3.4. Các biến sử dụng trong mô hình .....................................................................19
3.4.1. Biến phụ thuộc..........................................................................................19
3.4.2. Biến độc lập ..............................................................................................20
3.4.3. Biến kiểm soát ..........................................................................................22
3.5. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................29
CHƢƠNG 4: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .....................................32
4.1. Thống kê mô tả ...............................................................................................32
4.2. Phân tích sự tƣơng quan .................................................................................40
4.3. Kiểm định giả thuyết mô hình ........................................................................44
4.3.1. Kiểm định hiện tƣợng tƣơng quan chuỗi..................................................44
4.3.2. Kiểm định hiện tƣợng phƣơng sai thay đổi ..............................................45
4.4. Kết quả hồi quy ...............................................................................................46
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN ........................................................................................54
5.1. Kết luận ...........................................................................................................54
5.2. Những hạn chế của luận văn ...........................................................................55
5.3. Hƣớng phát triển của đề tài.............................................................................56
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CEO
Giám đốc điều hành
HOSE
Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh
HNX
Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội
GMM
Generalized method of moments
GRDP
Tổng sản phẩm trên địa bàn
NPV
Giá trị hiện tại thuần
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Tổng kết các nghiên cứu trƣớc đây
Bảng 3.1. Thống kê số lƣợng công ty theo ngành
Bảng 3.2. Các biến sử dụng trong mô hình
Bảng 4.1. Thống kê mô tả toàn mẫu
Bảng 4.2. Giá trị trung bình các biến theo từng năm trong giai đoạn 2011-2015
Bảng 4.3. Thống kê mô tả mẫu các công ty nhà nƣớc
Bảng 4.4. Thống kê mô tả mẫu các công ty tƣ nhân
Bảng 4.5. Ma trận tƣơng quan
Bảng 4.6. Kết quả kiểm định hiện tƣợng tƣơng quan chuỗi
Bảng 4.7. Kết quả kiểm định hiện tƣợng phƣơng sai thay đổi
Bảng 4.8. Kết quả hồi quy
Bảng 4.9. Kết quả kiểm định Hansen
TÓM TẮT
Mục tiêu của bài nghiên cứu này là tìm ra mối quan hệ giữa sở hữu nhà nƣớc và
chi phí sử dụng nợ bằng cách sử dụng mẫu nghiên cứu bao gồm 188 công ty đƣợc
niêm yết trên sàn Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và Sở giao dịch chứng khoán
TP.Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2011-2015. Kết quả hồi quy bằng phƣơng pháp
Generalized method of moments (GMM) cho thấy chi phí sử dụng nợ của công ty
nhà nƣớc cao hơn so với công ty tƣ nhân. Tuy nhiên, khi công ty có quyền kiểm
soát vƣợt trội cao thì công ty nhà nƣớc sẽ có chi phí sử dụng nợ thấp hơn. Ngoài ra,
mối quan hệ giữa sở hữu nhà nƣớc và chi phí sử dụng nợ còn thay đổi bởi tình hình
tài chính và sự phát triển của tỉnh, thành phố công ty hoạt động. Kết quả bài nghiên
cứu giúp đánh giá vai trò của sở hữu nhà nƣớc trong hoạt động tài chính của các
công ty tại Việt Nam.
1
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. Lí do chọn đề tài
Nợ có vai trò quan trọng trong tài chính thị trƣờng mới nổi. Mặc dù cả thị
trƣờng phát triển và thị trƣờng mới nổi đều có sự gia tăng đòn bẩy trong những thập
kỷ qua, sự gia tăng này rõ rệt hơn ở các thị trƣờng mới nổi (Mitton, 2008). Tại Việt
Nam, đa số các công ty đều là công ty vừa và nhỏ, nguồn vốn kinh doanh bị hạn
chế. Do đó đòn bẩy tài chính có vai trò quan trọng trong nguồn tài trợ cho công ty.
Chi phí sử dụng đòn bẩy tài chính luôn đƣợc công ty quan tâm vì nó ảnh hƣởng trực
tiếp đến lợi nhuận cũng nhƣ rủi ro của công ty.
Sau khi thống nhất đất nƣớc năm 1975, Việt Nam thực hiện cơ chế kinh tế tập
trung bao cấp với sở hữu kinh tế hoàn toàn thuộc về nhà nƣớc. Cơ chế kinh tế này
tạo tâm lí ỷ lại cho ngƣời dân, phụ thuộc hoàn toàn vào nhà nƣớc, năng suất lao
động sụt giảm nghiêm trọng. Kết quả là Việt Nam rơi vào tình trạng khủng hoảng
tài chính với tỉ lệ lạm phát cao. Sau đổi mới đất nƣớc 1986, kinh tế Việt Nam có
phần khởi sắc hơn. Từ cơ chế kinh tế tập trung chuyển sang cơ chế kinh tế thị
trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa với nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế
nhà nƣớc là chủ đạo. Tuy nhiên hoạt động của công ty nhà nƣớc chƣa có hiệu quả,
gây thất thoát ngân sách quốc gia. Chính vì lí do đó, chính phủ đã quyết định tƣ
nhân hóa các công ty nhà nƣớc để có thể huy động đƣợc nguồn vốn tƣ nhân cũng
nhƣ quản lí có hiệu quả hơn. Tuy nhiên vẫn tồn tại một tỷ lệ sở hữu nhà nƣớc nhất
định trong cấu trúc sở hữu của các công ty cổ phần vì sự quan trọng của kinh tế nhà
nƣớc theo định hƣớng của quốc gia.
Tỷ lệ sở hữu nhà nƣớc trong công ty sẽ quyết định quyền kiểm soát công ty cổ
phần thuộc về nhà nƣớc hay tƣ nhân. Sở hữu nhà nƣớc hay sở hữu tƣ nhân đối với
công ty cổ phần sẽ gây những ảnh hƣởng khác nhau đến tài chính và hiệu quả hoạt
động của công ty. Bởi lẽ các công ty dƣới sự bảo hộ của nhà nƣớc luôn nhận đƣợc
những sự ƣu tiên về cơ chế, thủ tục, hỗ trợ tài chính… khiến cho việc kinh doanh dễ
dàng hơn các công ty khác. Nhƣng cũng có thể chính vì lí do này mà những công ty
2
đƣợc nhà nƣớc kiểm soát lại hoạt động kém hiệu quả hơn do tính ỷ lại vào sự trợ
giúp của nhà nƣớc.
Hiện nay, có một số nghiên cứu trên thế giới về mối quan hệ giữa sở hữu nhà
nƣớc và chi phí sử dụng nợ. Các kết quả nghiên cứu này trái ngƣợc nhau do những
ảnh hƣởng tích cực và tiêu cực mà sở hữu nhà nƣớc mang lại.
Nhận thấy vấn đề sở hữu nhà nƣớc tác động đến chi phí sử dụng nợ rất đáng
đƣợc quan tâm nhất là đối với kinh tế thị trƣờng đang phát triển nhƣ Việt Nam,
cũng nhƣ có ít nghiên cứu trƣớc đây về vấn đề này, tác giả đã chọn đề tài “Mối
quan hệ giữa sở hữu nhà nƣớc và chi phí sử dụng nợ của các doanh nghiệp niêm
yết”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Bài nghiên cứu xem xét mối quan hệ giữa sở hữu nhà nƣớc và chi phí sử dụng
nợ của các công ty niêm yết tại Việt Nam. Ngoài ra, bài nghiên cứu cũng xem xét
liệu mối quan hệ giữa sở hữu nhà nƣớc và chi phí sử dụng nợ có bị chi phối bởi tình
trạng tài chính, sự kiểm soát vƣợt trội của cổ đông và sự phát triển tỉnh, thành phố
mà công ty đang hoạt động. Với mục tiêu này, bài nghiên cứu có các câu hỏi nghiên
cứu nhƣ sau:
Liệu có tồn tại mối quan hệ giữa sở hữu nhà nƣớc và chi phí sử dụng nợ của
các công ty niêm yết tại Việt Nam hay không? Nếu có thì mối quan hệ này
nhƣ thế nào?
Mối quan hệ sở hữu nhà nƣớc và chi phí sử dụng nợ của các công ty niêm
yết tại Việt Nam có bị ảnh hƣởng bởi tình trạng tài chính của công ty hay
không?
Mối quan hệ sở hữu nhà nƣớc và chi phí sử dụng nợ của các công ty niêm
yết tại Việt Nam có bị ảnh hƣởng bởi quyền kiểm soát vƣợt trội của các cổ
đông trong công ty hay không?
Mối quan hệ sở hữu nhà nƣớc và chi phí sử dụng nợ của các công ty niêm
yết tại Việt Nam có bị ảnh hƣởng bởi sự phát triển của tỉnh, thành phố mà
công ty đang hoạt động hay không?
3
1.3. Phƣơng pháp và dữ liệu nghiên cứu
Dữ liệu nghiên cứu của các công ty đƣợc lấy từ cơ sở dữ liệu của Công ty cổ
phần Tài Việt (Vietstock) bao gồm các dữ liệu của báo cáo tài chính, báo cáo
thƣờng niên của 188 công ty niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ
Chí Minh (HOSE) và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX). Dữ liệu kinh tế vĩ
mô đƣợc lấy từ Niên giám thống kê của các tỉnh thành trong cả nƣớc. Khoảng thời
gian thu thập dữ liệu là 5 năm từ 2011 đến 2015.
Với mẫu dữ liệu trên, bài nghiên cứu thực hiện một số phân tích nhƣ sau: thống
kê mô tả, phân tích sự tƣơng quan và phân tích hồi quy theo phƣơng pháp
Generalized method of moments (GMM) đƣợc đề xuất bởi Arellano và Bond (1991)
để xem xét mối quan hệ sở hữu nhà nƣớc và chi phí sử dụng nợ của các công ty
niêm yết tại Việt Nam.
1.4. Ý nghĩa thực tiễn
Ở các quốc gia đang phát triển thì sở hữu nhà nƣớc đối với các công ty là vấn đề
cần đƣợc chú trọng. Bởi vì kinh tế của các nƣớc đang phát triển còn rất non trẻ, luôn
cần sự hỗ trợ từ nhà nƣớc. Sự ảnh hƣởng của sở hữu nhà nƣớc lên chi phí sử dụng
nợ khá phức tạp, vì các chính phủ áp đặt mục tiêu phi lợi nhuận, tối đa hóa mục tiêu
xã hội và chính trị nhƣng cũng cung cấp một sự bảo đảm ngầm. Với những ảnh
hƣởng của các mục tiêu mâu thuẫn nhau và vai trò của nợ trong tài chính công ty,
tác giả mong rằng kết quả thực nghiệm từ bài nghiên cứu sẽ đƣa ra một cái nhìn
tổng quan về các ảnh hƣởng tích cực cũng nhƣ tiêu cực của sở hữu nhà nƣớc lên chi
phí sử dụng nợ.
Ngoài ra, có khá ít nghiên cứu về tác động của cấu trúc sở hữu đến chi phí sử
dụng nợ của công ty. Do đó, ở khía cạnh thực tiễn bài nghiên cứu sẽ đƣa ra các
bằng chứng về mối quan hệ sở hữu nhà nƣớc và chi phí sử dụng nợ của các công ty
niêm yết tại Việt Nam.
4
1.5. Bố cục luận văn
Nội dung chính của bài nghiên cứu gồm 5 chƣơng:
Chƣơng 1: Giới thiệu
Trong chƣơng 1, tác giả trình bày các vấn đề cơ bản của đề tài nghiên cứu gồm
lí do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phƣơng pháp và dữ liệu nghiên cứu, ý nghĩa
thực tiễn và bố cục luận văn.
Chƣơng 2: Tổng quan các nghiên cứu trƣớc đây
Trong chƣơng 2, tác giả trình bày tổng quan các lý thuyết và nghiên cứu trƣớc
đây có liên quan đến mối quan hệ giữa sở hữu nhà nƣớc và chi phí sử dụng nợ.
Chƣơng 3: Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong chƣơng 3, tác giả trình bày chi tiết đối tƣợng nghiên cứu, phạm vi nghiên
cứu và phƣơng pháp nghiên cứu.
Chƣơng 4: Nội dung và kết quả nghiên cứu
Trong chƣơng 4, tác giả thực hiện các phân tích nhằm xem xét mối quan hệ giữa
sở hữu nhà nƣớc và chi phí sử dụng nợ.
Chƣơng 5: Kết luận
Trong chƣơng 5, tác giả đúc kết lại các kết quả nghiên cứu và đƣa ra những hạn
chế của bài nghiên cứu, cũng nhƣ hƣớng phát triển cho các nghiên cứu sau.
5
CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC
ĐÂY
2.1. Cơ sở lý thuyết
2.1.1. Kiệt quệ tài chính
Berk và DeMarzo (2007, trang 509) định nghĩa kiệt quệ tài chính là "khi một
công ty có rắc rối về các nghĩa vụ nợ chúng tôi nói rằng công ty đang ở trong tình
trạng kiệt quệ tài chính". Khi một công ty tăng tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu để tài
trợ cho hoạt động của mình và đầu tƣ trong tƣơng lai, xác suất không trả các khoản
nợ sẽ tăng (Kraus và Litzenberger, 1973). Các chi phí phát sinh từ kiệt quệ tài chính
đóng vai trò rất quan trọng đối với các quyết định trong tƣơng lai của công ty, ví dụ
nhƣ: chính sách đầu tƣ, cắt giảm chi phí nghiên cứu và phát triển, chi phí quảng cáo
và chi phí đào tạo (Warner, 1977). Kiệt quệ tài chính sẽ ảnh hƣởng tiêu cực đến
công ty, gây ra các quyết định trên và dẫn đến sụt giảm giá trị công ty, do đó sự
giàu có của các cổ đông sẽ giảm (Arnold, 2008).
Có hai loại chi phí phát sinh từ kiệt quệ tài chính là chi phí trực tiếp và chi phí
gián tiếp. Chi phí trực tiếp là những khoản phí phá sản, phí hành chính và chi phí
pháp lý (Warner, 1977). Chi phí gián tiếp phát sinh từ các quyết định công ty thực
hiện do kiệt quệ tài chính xảy ra. Nhƣ đã đề cập ở trên, đó là những thay đổi trong
chính sách đầu tƣ nhƣ: hoãn đầu tƣ vào các dự án có giá trị hiện tại thuần (NPV)
dƣơng trong tƣơng lai hoặc hoàn toàn loại bỏ cơ hội đầu tƣ, giảm chi phí đào tạo
nhân viên, chi phí nghiên cứu và phát triển và chi phí tiếp thị (Arnold, 2008).
Các công ty do nhà nƣớc kiểm soát sẽ nhận đƣợc một sự bảo lãnh ngầm từ nhà
nƣớc. Đặc biệt là khi công ty lâm vào tình trạng kiệt quệ tài chính thì sự bảo lãnh
này càng thể hiện rõ ràng hơn. Vì vậy, tình trạng kiệt quệ tài chính sẽ ảnh hƣởng
đến công ty nhà nƣớc ít hơn công ty tƣ nhân. Do đó, chi phí sử dụng nợ tại các công
ty nhà nƣớc sẽ thấp hơn.
2.1.2. Chi phí đại diện
Jensen và Meckling (1976) định nghĩa chi phí đại diện là sự xung đột trong mối
quan hệ giữa các đại diện (nhà quản lý công ty) và chủ sở hữu (cổ đông). Các lợi
6
ích trái ngƣợc giữa chủ sở hữu và ngƣời đại diện, sự tách rời giữa việc quản lý và sở
hữu trong công ty là nguyên nhân gây ra những xung đột. Ví dụ, các nhà quản lý có
thể sử dụng thật nhiều tiền để tham gia các dự án có NPV âm hoặc mua các công ty
không cần thiết để làm tăng kích thƣớc và danh tiếng của công ty thay vì tối đa hóa
sự giàu có của các cổ đông. Có thể giải thích cho hành động này là các nhà quản lý
thích điều hành và kiểm soát các công ty lớn hơn là những công ty nhỏ. Vì các nhà
quản lý sẽ nhận đƣợc mức lƣơng cao hơn nhƣ là kết quả của việc tăng kích thƣớc
của công ty (Berk và DeMarzo, 2007). Tóm lại, các nhà quản lý có xu hƣớng điều
hành hoạt động của công ty phù hợp với lợi ích của họ chứ không xem xét đến việc
gia tăng giá trị công ty và sự giàu có của các cổ đông.
Harris và Raviv (1991) và Jensen (1986) cho rằng có hai loại chi phí đại diện là
các chi phí đại diện của cổ phiếu và chi phí đại diện của nợ. Chi phí đại diện của cổ
phiếu liên quan đến sự xung đột giữa các cổ đông và các nhà quản lý, các công ty
nhỏ thƣờng không chịu chi phí này vì chúng thƣờng đƣợc điều hành bởi các chủ sở
hữu (Easterbrook, 1984). Chi phí này xuất hiện do ban quản lý có lợi ích khác với
cổ đông và không tối đa hóa tài sản cổ đông. Chi phí đại diện của nợ liên quan đến
sự xung đột giữa cổ đông và chủ nợ, xung đột này phát sinh từ việc chuyển dịch rủi
ro, điều này có nghĩa là chuyển dịch rủi ro từ cổ đông sang chủ nợ thông qua việc
đầu tƣ vào các khoản đầu tƣ rủi ro bằng các khoản nợ (Jensen, 1986).
Các chi phí đại diện của nợ thƣờng đƣợc thể hiện trong các điều khoản về việc
thay thế tài sản hoặc vấn đề chuyển dịch rủi ro. Các xung đột tiềm tàng giữa chủ sở
hữu và chủ nợ có thể là cổ đông chiếm đoạt tài sản từ các chủ nợ bằng cách đầu tƣ
vào các dự án mới có rủi ro hơn so với danh mục đầu tƣ hiện tại của công ty. Theo
kịch bản này, các cổ đông nắm bắt hầu hết những lợi ích, trong khi chủ nợ chịu hầu
hết các chi phí.
Các chủ nợ thƣờng nhấn mạnh vào giao ƣớc bảo vệ và giám sát các tài sản hữu
hình để bảo vệ mình khỏi nguy cơ chuyển dịch rủi ro. Tuy nhiên, các chi phí cho
việc soạn thảo, thực thi cũng nhƣ ký kết hợp đồng cho mọi tình huống trong tƣơng
lai khá cao. Đồng thời, nỗ lực để hạn chế đầu tƣ vào các dự án NPV âm trong tƣơng
7
lai rất khó để thực hiện. Kết quả là chủ nợ phải tính phần bù rủi ro cao hơn trong
những trƣờng hợp các chi phí đại diện của nợ cao để bù đắp cho việc mình mang
thêm những rủi ro này. Nhƣ vậy, bất kỳ chi phí phát sinh từ những xung đột về lợi
ích giữa cổ đông và trái chủ sẽ dẫn đến chi phí sử dụng nợ cao hơn.
Sự giám sát và sự bảo lãnh ngầm của nhà nƣớc tại các công ty nhà nƣớc có thể
làm giảm chi phí đại diện của nợ. Điều này sẽ góp phần làm giảm chi phí sử dụng
nợ tại các công ty do nhà nƣớc kiểm soát.
2.1.3. Lý thuyết thông tin bất cân xứng
“Thông tin bất cân xứng là một cụm từ dùng để chỉ rằng các giám đốc biết nhiều
về các tiềm năng, rủi ro và các giá trị của công ty mình hơn là các nhà đầu tƣ từ bên
ngoài” (Trần Ngọc Thơ và cộng sự, 2007, trang 393).
Thông tin bất cân xứng là nguyên nhân gây ra sự lựa chọn bất lợi và rủi ro đạo
đức. Sự lựa chọn bất lợi là các chủ nợ không biết đƣợc đầy đủ các thông tin liên
quan đến công ty. Đây là rủi ro mà nhà quản trị công ty có những thông tin bí mật
mà những thông tin này có thể ảnh hƣởng đến rủi ro vỡ nợ. Cơ chế quản lý có thể
giúp giảm rủi ro thông tin bằng cách công bố thông tin một cách kịp thời. Rủi ro
đạo đức xảy ra khi công ty thực hiện các hành vi gây tổn hại đến chủ nợ nhƣ là
chuyển dịch rủi ro từ cổ đông sang chủ nợ. Để giảm rủi ro đạo đức, các chủ nợ có
thể giám sát công ty hoặc thêm vào hợp đồng vay một số điều khoản.
Với những rủi ro có thể xảy ra khi thông tin bất cân xứng, chủ nợ có thể đòi hỏi
chi phí sử dụng nợ cao hơn ở các công ty ít công bố thông tin. Các công ty do nhà
nƣớc kiểm soát có tình trạng thông tin bất cân xứng thấp hơn công ty tƣ nhân nếu
cơ chế giám sát của nhà nƣớc hoạt động tốt. Do đó, sẽ làm giảm chi phí sử dụng nợ
tại các công ty do nhà nƣớc kiểm soát.
2.2. Tổng quan các nghiên cứu trƣớc đây
2.2.1. Mối quan hệ giữa sở hữu nhà nƣớc và chi phí sử dụng nợ
Các nghiên cứu trƣớc đây cho thấy những ƣu điểm cũng nhƣ nhƣợc điểm của
việc sở hữu nhà nƣớc nhƣng hầu hết đều ủng hộ những ƣu điểm, đồng nghĩa với
8
việc các công ty mà nhà nƣớc kiểm soát sẽ có chi phí sử dụng nợ thấp hơn so với
các công ty tƣ nhân kiểm soát.
Borisova và Megginson (2011) sử dụng mẫu dữ liệu trong giai đoạn 2001-2009
gồm 1651 quan sát của các công ty tƣ nhân hoàn toàn và tƣ nhân một phần để
nghiên cứu tác động của sở hữu nhà nƣớc lên chi phí sử dụng nợ. Kết quả cho thấy,
sở hữu nhà nƣớc giảm 1% sẽ khiến mức chênh lệch tín dụng (đại diện cho chi phí
sử dụng nợ) tăng ¾ điểm. Tuy nhiên, các công ty tƣ nhân hoàn toàn có mức chênh
lệch tín dụng thấp hơn so với công ty tƣ nhân một phần, điều này cho thấy trong
quá trình tƣ nhân hóa mức chênh lệch tín dụng sẽ gia tăng và khi quá trình tƣ nhân
hóa hoàn thành thì mức chênh lệch tín dụng sẽ giảm. Tóm lại, có 4 yếu tố ảnh
hƣởng đến nhận thức của chủ nợ:
-
Sự bảo lãnh ngầm của nhà nƣớc: Các công ty vẫn còn sở hữu nhà nƣớc cao
sẽ có chi phí sử dụng nợ thấp do có sự bảo lãnh ngầm từ nhà nƣớc
-
Hiệu suất hoạt động đƣợc cải thiện do tƣ nhân hóa: Bằng chứng thực nghiệm
cho thấy việc tƣ nhân hóa đem lại một số lợi ích về khả năng sinh lợi và hiệu
quả hoạt động, do đó tăng khả năng cạnh tranh của công ty. Kết quả là mức
chênh lệch tín dụng của các công ty tƣ nhân hóa hoàn toàn thấp hơn.
-
Sự không chắc chắn về việc thay đổi sở hữu: Mức độ biến động của tổ chức
có liên quan đến việc chuyển đổi quyền sở hữu trong quá trình tƣ nhân hóa,
và điều này dẫn đến giá nợ cao hơn do các trái chủ e ngại rủi ro.
-
Mâu thuẫn giữa cổ đông và trái chủ: Ƣu đãi dành cho cổ đông mới – những
ngƣời có mục tiêu là tƣ nhân hóa, sẽ tạo ra mức chênh lệch tín dụng cao hơn
trong quá trình tƣ nhân hóa.
Lin và cộng sự (2011) đã nghiên cứu về mối quan hệ giữa các công ty nhà nƣớc
và chi phí sử dụng nợ của 3468 công ty tại 22 quốc gia trong giai đoạn 1996-2008.
Kết quả nghiên cứu cho thấy chi phí sử dụng nợ là thấp hơn trong các công ty do
nhà nƣớc kiểm soát do các công ty này nhận đƣợc các ƣu đãi ngầm từ nhà nƣớc.
Đây là nguyên nhân khiến rủi ro vỡ nợ giảm nên chi phí sử dụng nợ giảm.
9
Bliss và cộng sự (2012) nghiên cứu mối quan hệ giữa các công ty nhà nƣớc và
chi phí sử dụng nợ với mẫu gồm 500 công ty phi tài chính trong giai đoạn 20012004. Bài nghiên cứu tìm thấy mối quan hệ cùng chiều giữa sở hữu nhà nƣớc và chi
phí sử dụng nợ. Điều này có nghĩa là chủ nợ cảm thấy việc cho các công ty nhà
nƣớc vay nợ sẽ rủi ro hơn so với việc cho các công ty tƣ nhân vay. Kết quả nghiên
cứu đƣợc chứng thực bởi bằng chứng về việc các công ty nhà nƣớc có mức đòn bẩy
cao hơn, có khả năng lỗ cao hơn, có khả năng vốn chủ sở hữu bị âm nhiều hơn và
khả năng bị kiểm toán bởi các công ty kiểm toán lớn cao hơn. Bên cạnh đó, bài
nghiên cứu cũng tìm ra rằng việc giám đốc điều hành (CEO) kiêm nhiệm trong các
công ty nhà nƣớc làm gia tăng rủi ro và gia tăng chi phí sử dụng nợ. Trong khi đó,
một công ty có tỷ lệ số lƣợng giám đốc độc lập trên số lƣợng thành viên ban kiểm
soát cao sẽ khiến nhận thức về rủi ro của chủ nợ giảm, do đó chi phí sử dụng nợ
cũng sẽ giảm.
Borisova và các cộng sự (2015) sử dụng mẫu dữ liệu gồm 226 công ty thuộc 43
quốc gia trong giai đoạn từ 1991 đến 2010 để nghiên cứu sở hữu nhà nƣớc ảnh
hƣởng lên chi phí sử dụng nợ nhƣ thế nào. Kết quả cho thấy sở hữu nhà nƣớc có
liên quan đến việc chi phí sử dụng nợ cao. Nguyên nhân là do sở hữu nhà nƣớc làm
gia tăng vấn đề rủi ro đạo đức và vấn đề đại diện, làm cho sự điều hành kèm hiệu
quả hoặc vì mục tiêu xã hội hoặc chính trị nào đó của nhà nƣớc, do đó làm giảm lợi
nhuận của công ty. Ngoài ra, việc nhà nƣớc thiếu kỹ năng giám sát các nhà quản lý
cũng làm gia tăng rủi ro kiệt quệ tài chính. Tuy nhiên trong giai đoạn khủng hoảng
tài chính hoặc khi các công ty bị kiệt quệ tài chính thì sở hữu nhà nƣớc làm giảm
chi phí sử dụng nợ do có sự bảo lãnh ngầm từ nhà nƣớc. Bài nghiên cứu cũng cho
thấy rằng tác động của sở hữu nhà nƣớc còn thay đổi theo tỷ lệ sở hữu của nhà nƣớc
trong công ty.
Shailer và Wang (2015) sử dụng mẫu dữ liệu gồm 7056 quan sát của các công ty
Trung Quốc trong giai đoạn 2002-2008 để nghiên cứu mối quan hệ giữa sở hữu nhà
nƣớc và chi phí sử dụng nợ. Kết quả nghiên cứu cho thấy chi phí sử dụng nợ tại các
công ty nhà nƣớc là thấp hơn so với công ty tƣ nhân do các ƣu đãi thƣơng mại và sự
10
cứu trợ ngầm từ nhà nƣớc. Bên cạnh đó, bài nghiên cứu chia mẫu dữ liệu thành
nhiều mẫu nhỏ để xem xét mối quan hệ giữa chi phí sử dụng nợ và sở hữu nhà nƣớc
bị chi phối bởi tình hình tài chính của công ty, mức độ kiểm soát cổ đông vƣợt trội
và mức độ phát triển của tỉnh, thành phố. Chi phí sử dụng nợ của công ty sở hữu
nhà nƣớc là thấp hơn khi các công ty bị kiệt quệ tài chính, có quyền kiểm soát cổ
đông vƣợt trội cao, hoặc hoạt động trong tỉnh, thành phố kém phát triển.
2.2.2. Ảnh hƣởng của các nhân tố lên mối quan hệ giữa sở hữu nhà nƣớc và chi
phí sử dụng nợ
Bên cạnh việc xem xét mối quan hệ giữa sở hữu nhà nƣớc và chi phí sử dụng
nợ, các nghiên cứu trƣớc đây còn xem xét ảnh hƣởng của các nhân tố khác lên xét
mối quan hệ giữa sở hữu nhà nƣớc và chi phí sử dụng nợ.
2.2.2.1. Ảnh hƣởng của tình hình tài chính
Jian và Wong (2010) tìm thấy rằng các công ty niêm yết của Trung Quốc do nhà
nƣớc kiểm soát có nhiều khả năng đƣợc vực dậy thông qua giao dịch với bên liên
quan khi các công ty đang phải đối mặt với nguy cơ hủy bỏ niêm yết phát sinh từ
liên tục thua lỗ. Trong một vài trƣờng hợp, các công ty niêm yết có thể đƣợc giải
cứu bởi các nhà nƣớc thông qua nguồn lực tài chính hoặc quỹ từ các công ty nhà
nƣớc khác (Brandt và Li, 2003).
Với sự bảo lãnh ngầm từ nhà nƣớc, mối quan hệ giữa sở hữu nhà nƣớc và chi
phí sử dụng nợ có thể thay đổi khi công ty lâm vào tình trạng kiệt quệ tài chính. Để
kiểm định vấn đề này, Borisova và Megginson (2011) sử dụng biến giả đại diện cho
giai đoạn khủng hoảng tài chính (2008 - 2009) để xem xét việc bảo lãnh ngầm của
nhà nƣớc sẽ nhƣ thế nào trong giai đoạn khủng hoảng tài chính. Kết quả cho thấy,
trong giai đoạn khủng hoảng tài chính, sự bảo lãnh của nhà nƣớc có tác dụng lớn
hơn giai đoạn không có khủng hoảng tài chính.
Shailer và Wang (2015) chia mẫu dữ liệu thành hai mẫu nhỏ gồm mẫu các công
ty lâm vào tình trạng kiệt quệ tài chính và các công ty không bị kiệt quệ tài chính.
Kết quả của bài nghiên cứu cho thấy chi phí sử dụng nợ của công ty nhà nƣớc thấp
hơn công ty tƣ nhân và mức chênh lệch của chi phí phí sử dụng nợ của các công ty
11
lâm vào tình trạng kiệt quệ tài chính thấp hơn các công ty không bị kiệt quệ tài
chính.
2.2.2.2. Ảnh hƣởng của quyền kiểm soát vƣợt trội
Guedhami và Mishra (2009) thực hiện nghiên cứu với mẫu dữ liệu gồm 1335
công ty thuộc 8 nƣớc ở Châu Á và 13 nƣớc ở Tây Âu. Kết quả cho thấy quyền kiểm
soát vƣợt trội của cổ đông cao sẽ khiến chi phí sử dụng vốn cổ phần tăng. Điều
tƣơng tự cũng có thể xảy ra với chi phí sử dụng nợ. Quyền kiểm soát vƣợt trội cho
phép cổ đông đa số đe dọa lợi ích của những cổ đông thiểu số và trái chủ thông qua
việc lựa chọn những dự án đầu tƣ không hiệu quả (Bebchuk và cộng sự, 2000).
Lin và cộng sự (2011) đã nghiên cứu về quyền sở hữu và kiểm soát của 3.468
công ty tại 22 quốc gia trong giai đoạn 1996-2008. Kết quả nghiên cứu cho thấy chi
phí sử dụng nợ là cao hơn trong các công ty có quyền kiểm soát vƣợt trội của cổ
đông cao. Nguyên nhân đến từ rủi ro đạo đức của các cổ đông lớn đƣợc tạo ra bởi
quyền kiểm soát vƣợt trội của họ. Điều này làm tăng chi phí giám sát và rủi ro tín
dụng do đó làm tăng chi phí sử dụng nợ. Tuy nhiên, trong các công ty nhà nƣớc
quyền kiểm soát vƣợt trội càng tăng chi phí sử dụng nợ càng giảm.
Shailer và Wang (2015) muốn xem xét tác động của quyền kiểm soát vƣợt trội
lên mối quan hệ giữa sở hữu nhà nƣớc và chi phí sử dụng nợ nên đã chia mẫu dữ
liệu thành hai mẫu nhỏ theo mức quyền kiểm soát vƣợt trội của cổ đông. Bài nghiên
cứu cung cấp bằng chứng cho thấy chi phí sử dụng nợ của công ty nhà nƣớc thấp
hơn công ty tƣ nhân và mức chênh lệch của chi phí phí sử dụng nợ của các công ty
có quyền kiểm soát vƣợt trội của cổ đông cao sẽ cao hơn hơn các công ty có quyền
kiểm soát vƣợt trội thấp.
2.2.2.3. Ảnh hƣởng của sự phát triển tỉnh, thành phố
Hail và Leuz (2006) cho rằng sự phát triển của tỉnh thành mà công ty hoạt động
có thể làm giảm chi phí sử dụng vốn của các công ty. Ở các nƣớc có nền kinh tế
mới nổi thƣờng có các tổ chức pháp lý kém phát triển, sự can thiệp của nhà nƣớc có
thể ảnh hƣởng đến cơ cấu vốn của các công ty (La Porta và cộng sự, 1997, 2002).
12
Shailer và Wang (2015) chia mẫu dữ liệu thành hai mẫu nhỏ theo mức độ phát
triển tỉnh, thành phố mà công ty hoạt động để kiểm tra ảnh hƣởng của sự phát triển
tại tỉnh, thành phố mà công ty hoạt động lên mối quan hệ giữa sở hữu nhà nƣớc và
chi phí sử dụng nợ. Bài nghiên cứu cung cấp bằng chứng cho thấy chi phí sử dụng
nợ của công ty nhà nƣớc thấp hơn công ty tƣ nhân khi tỉnh, thành phố công ty hoạt
động kém phát triển. Tuy nhiên, bài nghiên cứu không tìm thấy mối quan hệ giữa sở
hữu nhà nƣớc và chi phí sử dụng nợ khi tỉnh, thành phố công ty hoạt động phát
triển. Kết quả này ủng hộ cho ý kiến tại các tỉnh, thành phố phát triển, các ƣu đãi từ
nhà nƣớc thƣờng không có tác dụng.
Bảng 2.1. Tổng kết các nghiên cứu trƣớc đây
Tác giả nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu
Sở hữu nhà nƣớc làm giảm chi phí sử dụng nợ
Tỷ lệ sở hữu nhà nƣớc giảm sẽ dẫn đến sự gia tăng
trong chi phí sử dụng vốn. Tuy nhiên, công ty tƣ
nhân hoàn toàn có mức chênh lệch tín dụng thấp hơn
Borisova và Megginson công ty tƣ nhân một phần. Có 4 yếu tố ảnh hƣởng
(2011)
đến nhận thức của chủ nợ: sự bảo lãnh ngầm của nhà
nƣớc, hiệu suất hoạt động đƣợc cải thiện do tƣ nhân
hóa, sự không chắc chắn về việc thay đổi sở hữu và
mâu thuẫn giữa cổ đông và trái chủ.
Các công ty do nhà nƣớc kiểm soát có chi phí sử
Lin và cộng sự (2011)
dụng nợ thấp hơn do các công ty này nhận đƣợc các
ƣu đãi ngầm từ nhà nƣớc. Điều này làm giảm rủi ro
vỡ nợ, từ đó làm giảm chi phí sử dụng nợ.
Chi phí sử dụng vốn tại các công ty nhà nƣớc là thấp
Shailer và Wang (2015)
hơn so với công ty tƣ nhân do các ƣu đãi thƣơng mại
và sự cứu trợ ngầm từ nhà nƣớc. Chi phi sử dụng nợ
của công ty sở hữu nhà nƣớc là thấp hơn khi các
13
công ty bị kiệt quệ tài chính, có quyền kiểm soát cổ
đông vƣợt trội cao, hoặc hoạt động trong tỉnh kém
phát triển.
Sở hữu nhà nƣớc làm tăng chi phí sử dụng nợ
Chủ nợ cảm thấy việc cho các công ty nhà nƣớc vay
nợ sẽ rủi ro hơn so với việc cho các công ty tƣ nhân
vay. Kết quả này đƣợc chứng thực bởi bằng chứng về
Bliss và cộng sự (2012)
việc các công ty nhà nƣớc có mức đòn bẩy tài chính
cao hơn, có khả năng lỗ cao hơn, có khả năng vốn
chủ sở hữu bị âm nhiều hơn và khả năng bị kiểm
toán bởi các công ty kiểm toán lớn cao hơn. Do đó
chi phí sử dụng nợ của các công ty nhà nƣớc cao hơn
Sở hữu nhà nƣớc khiến chi phí sử dụng nợ cao hơn.
Nguyên nhân là do sở hữu nhà nƣớc làm gia tăng vấn
Borisova và các cộng sự đề rủi ro đạo đức và vấn đề đại diện, làm cho sự điều
(2015)
hành kém hiệu quả hoặc vì áp đặt các mục tiêu xã hội
hoặc chính trị nào đó của nhà nƣớc, do đó làm giảm
lợi nhuận của công ty.
Ảnh hƣởng của tình hình tài chính
Borisova và Megginson Trong giai đoạn khủng hoảng tài chính, sự bảo lãnh
(2011)
của nhà nƣớc có tác dụng lớn hơn bình thƣờng.
Mức chênh lệch của chi phí phí sử dụng nợ của mẫu
Shailer và Wang (2015)
các công ty lâm vào tình trạng kiệt quệ tài chính thấp
hơn các công ty không bị kiệt quệ tài chính.
14
Ảnh hƣởng của quyền kiểm soát vƣợt trội
Chi phí sử dụng nợ của các công ty có quyền kiểm
soát vƣợt trội của cổ đông cao do rủi ro đạo đức của
Lin và cộng sự (2011)
các cổ đông lớn. Tuy nhiên, trong công ty nhà nƣớc
kiểm soát, quyền kiểm soát vƣợt trội càng cao chi phí
sử dụng nợ càng thấp.
Mức chênh lệch của chi phí phí sử dụng nợ của các
Shailer và Wang (2015)
công ty có quyền kiểm soát vƣợt trội của cổ đông cao
sẽ cao hơn hơn các công ty có quyền kiểm soát vƣợt
trội thấp.
Ảnh hƣởng của sự phát triển tỉnh, thành phố
Tại các tỉnh, thành phố kém phát triển, chi phí sử
dụng nợ của công ty nhà nƣớc thấp hơn ở công ty tƣ
Shailer và Wang (2015)
nhân. Tuy nhiên, tại các tỉnh thành phát triển, không
tìm thấy mối quan hệ giữa sở hữu nhà nƣớc và chi
phí sử dụng nợ.
Nguồn: Tổng hợp từ các nghiên cứu trước đây
Tóm lại, qua các nghiên cứu trƣớc đây, mối quan hệ giữa sở hữu nhà nƣớc và
chi phí sử dụng nợ của các công ty thể hiện chƣa rõ ràng. Một số nghiên cứu cho
rằng công ty nhà nƣớc sẽ có chi phí sử dụng nợ cao hơn do các ảnh hƣởng tiêu cực
phát sinh từ sở hữu nhà nƣớc nhƣ là rủi ro đạo đức, sự giám sát kém hiệu quả…
Một số nghiên cứu khác cho rằng công ty nhà nƣớc sẽ có chi phí sử dụng nợ thấp
hơn do nhận đƣợc các ƣu đãi từ nhà nƣớc nhƣ ƣu đãi thƣơng mại, sự bảo lãnh
ngầm… Ngoài ra, một số yếu tố cũng có thể làm thay đổi mối quan hệ này. Do đó,
bài nghiên cứu này sẽ làm rõ mối quan hệ giữa sở hữu nhà nƣớc và chi phí sử dụng
nợ bằng việc nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam.
15
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Dữ liệu và mẫu
Dữ liệu nghiên cứu đƣợc lấy từ cơ sở dữ liệu của công ty cổ phần Tài Việt
(Vietstock) và Niên giám thống kê của các tỉnh, thành phố. Nguồn dữ liệu bao gồm
dữ liệu báo cáo tài chính đã đƣợc kiểm toán, báo cáo thƣờng niên, giá chứng khoán
và số lƣợng cổ phiếu đang lƣu hành của các công ty niêm yết trên 2 sàn chứng
khoán HOSE và HNX. Ngoài ra, còn có tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình
quân đầu ngƣời của các tỉnh, thành phố. Khoảng thời gian thu thập dữ liệu là 5 năm,
từ năm 2011 đến năm 2015. Sau khi thu thập dữ liệu, tác giả loại bỏ dữ liệu của các
công ty không phù hợp cho mục tiêu nghiên cứu theo các tiêu chí sau:
-
Các công ty thuộc ngành tài chính nhƣ ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán,
các quỹ do đặc thù của những ngành này không phù hợp cho mục tiêu nghiên
cứu.
-
Các công ty không đủ dữ liệu trong thời kỳ nghiên cứu và các công ty có số
liệu bất thƣờng.
-
Các công ty không sử dụng nợ.
Cuối cùng, bài nghiên cứu sử dụng bảng dữ liệu cân bằng gồm 188 công ty,
trong vòng 5 năm từ 2011 đến 2015, tạo thành bảng gồm 940 quan sát. Các công ty
này thuộc nhiều ngành khác nhau và số lƣợng công ty trong từng ngành đƣợc trình
bày trong bảng 3.1.
16
Bảng 3.1. Thống kê số lƣợng công ty theo ngành
Mã
Số lƣợng
Ngành
ngành
công ty
A
Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản
3
B
Khai khoáng
8
C
Công nghiệp chế biến, chế tạo
D
F
G
84
Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nƣớc nóng,
hơi nƣớc và điều hòa không khí
Xây dựng
6
29
Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy
và xe có động cơ khác
30
H
Vận tải, kho bãi
I
Dịch vụ lƣu trú và ăn uống
1
J
Thông tin và truyền thông
4
L
Hoạt động kinh doanh bất động sản
9
M
Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ
1
R
Nghệ thuật, vui chơi và giải trí
1
Tổng
12
188
Nguồn:Tổng hợp từ mẫu dữ liệu
17
3.2. Giả thuyết nghiên cứu
Bài nghiên cứu đƣa ra 4 giả thuyết để tìm hiểu tác động của sở hữu nhà nƣớc với
chi phí sử dụng nợ. Đồng thời, bài nghiên cứu cũng nhƣ xem xét tác động của sở
hữu nhà nƣớc với chi phí sử dụng nợ có khác biệt trong từng trƣờng hợp khác nhau:
tình hình tài chính của công ty, tình trạng kiểm soát vƣợt trội và sự phát triển ở các
tỉnh, thành phố mà công ty hoạt động,
Giả thuyết 1: Các công ty nhà nước kiểm soát có chi phí sử dụng nợ thấp hơn
so với các công ty tư nhân kiểm soát.
Các nghiên cứu trƣớc đây đã tìm ra nhiều ƣu điểm cũng nhƣ nhƣợc điểm của
việc sở hữu nhà nƣớc nhƣng hầu hết đều ủng hộ những ƣu điểm, điều này đồng
nghĩa với việc chi phí sử dụng nợ của các công ty mà nhà nƣớc kiểm soát sẽ thấp
hơn.
Quyền sở hữu nhà nƣớc có thể làm giảm chi phí sử dụng nợ bằng cách đƣa ra
một số lợi thế nhƣ là ƣu đãi thƣơng mại và lợi thế quản trị (Blanchard và Shleifer,
2000), vốn và chuyển giao công nghệ (Labra, 1980; Sacristan, 1980) và cứu trợ
ngầm của nhà nƣớc cho các công ty thua lỗ (Borisova và Megginson, 2011). Do đó,
bài nghiên cứu dự đoán rằng quyền sở hữu nhà nƣớc sẽ làm giảm chi phí sử dụng
nợ. Để kiểm tra giả thuyết 1, bài nghiên cứu sử dụng toàn bộ mẫu nghiên cứu hồi
quy theo phƣơng trình 3.1.
Giả thuyết 2: Mối quan hệ giữa chi phí sử dụng nợ và sở hữu nhà nước bị chi
phối bởi tình hình tài chính.
Trong một vài trƣờng hợp, các công ty niêm yết có thể đƣợc giải cứu bởi các
nhà nƣớc thông qua nguồn lực tài chính hoặc quỹ từ các công ty nhà nƣớc khác
(Brandt và Li, 2003). Jian và Wong (2010) tìm ra rằng các công ty niêm yết của
Trung Quốc do nhà nƣớc kiểm soát có khả năng đƣợc vực dậy thông qua giao dịch
với bên liên quan khi họ đang phải đối mặt với nguy cơ bị hủy bỏ niêm yết do liên
tục thua lỗ. Do đó, bài nghiên cứu dự đoán rằng chi phí sử dụng nợ của các công ty
bị kiệt quệ tài chính là thấp hơn khi họ đƣợc kiểm soát bởi nhà nƣớc, điều này đƣợc